Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
XỨ SỞ CỦA CÁC NHÀ SƯ ƯỚP XÁC
28-09-2013, 10:11 PM
Bài viết: #1
XỨ SỞ CỦA CÁC NHÀ SƯ ƯỚP XÁC
XỨ SỞ CỦA CÁC NHÀ SƯ TỰ ƯỚP XÁC

Ngôi chùa cổ ở tỉnh Yamagata, Nhật Bản là một thế giới biệt lập với xã hội siêu hiện đại bên ngoài. Đó là nơi các nhà sư “tự ướp xác”.


Không cần loại bỏ nội tạng
Nơi đây, cách Thủ đô Tokyo, Nhật Bản 320 km về phía bắc, thời gian như ngừng trôi. Các nhà sư ở chùa này cho biết để tự ướp xác, các bậc tu hành phải trải qua một quá trình khổ luyện đau đớn. Chìa khoá của thành công, đó là nhịn đói cho đến chết.
Vị sư ướp xác theo phương pháp này đầu tiên là Kuukai vào hơn 1.000 năm trước tại khu chùa của núi Koya, quận Wakayama. Sư Kuukai là người sáng lập ra giáo phái Shington, giáo phái đưa ra các thuyết về sự giác ngộ thông qua việc hành xác. Sư thầy Kukai đã tự mình thử nghiệm thuật này trước khi truyền lại phương thức tiến hành cho những đệ tử.

[Hình: attachment.php?aid=6706]
Xác ướp một nhà sư ngồi trong tư thế thiền “hoa sen”.

Yugaku Endo, phương trưởng thứ 95 của dòng tu này tại đền Dainichibo, cho biết: “Đó là kết quả của nguyên lý “Tôi chịu đau khổ để bạn có thể sống”. Đền này hiện còn lưu giữ 27 xác ướp của các vị đạo sư dòng tu Shingon. Ví dụ như xác của một người tên Daijuku Bosatsu Shinnyokai Shonin. Trong vòng 76 năm, vị tu sĩ này sống cuộc đời vô cùng thanh đạm. Ngày nay, Daijuku Bosatsu Shinnyokai Shonin an tọa trong một cái hộp bằng kính trong suốt tại đền Dainichibo, thi thể ông được quấn trong các bộ đồ màu đỏ và bằng vàng.

Hành xác 3.000 ngày, qua 3 giai đoạn
Quá trình tự ướp xác kéo dài trong khoảng hơn 3.000 ngày và được chia thành 3 giai đoạn chính. Theo đó, những nhà sư phải tuân thủ một chế độ ăn uống vô cùng thanh đạm và kham khổ. Mấu chốt được cho là mang lại thành công của những nhà sư trong quá trình khổ luyện chính là giảm tối đa nhu cầu ăn uống và dần dẫn đến nhịn ăn.
Giai đoạn đầu tiên trong hành trình tự ướp xác là làm giảm thiểu lượng mỡ và thịt trong cơ thể - nguyên nhân chính gây ra tình trạng thối rữa và phân hủy ở những xác ướp. Để làm được điều này, các nhà sư phải bắt đầu bằng việc thay đổi cách ăn uống. Họ chỉ được ăn lạc và những loại hạt khác tìm được trong khu rừng cạnh chùa. Quá trình này kéo dài trong khoảng 1.000 ngày.

Song song với việc ăn uống đạm bạc là việc thực hiện một loạt những hoạt động thể chất với cường độ mạnh nhằm làm tiêu hao toàn bộ nguồn năng lượng tích trữ và năng lượng mới sinh. Quanh năm suốt tháng, bất kể nắng hạn hay tuyết đông, những nhà sư này phải trèo núi. Nhờ đó, lượng mỡ và thịt dần dần bị đẩy ra ngoài thông qua quá trình đốt cháy năng lượng trong lúc vận động. Kết quả là ngày qua ngày, những nhà sư chỉ còn lớp da bọc xương và chỉ đủ sức duy trì sự sống một cách yếu ớt.
Khi cơ thể hầu như không còn chút thịt nào, những nhà sư sẽ bước vào giai đoạn kế tiếp, kéo dài thêm 1.000 ngày nữa, đó là giai đoạn làm mất nước, hay còn gọi là quá trình ǎn kiêng khắc nghiệt. Các nhà sư hàng ngày chỉ được ǎn một chút vỏ cây và rễ cây. Quá trình này cũng diễn ra trong khoảng 1.000 ngày nữa. Trong thời gian này, các nhà sư từ gầy gò, trơ xương đến trông hệt như những bộ xương biết đi. Lượng nước trong cơ thể của họ ngày càng xuống thấp, và họ càng ngày càng khô đét lại. Với cơ thể được “sấy khô” như vậy, quá trình phân hủy sau khi chết rất khó diễn ra.
Giai đoạn cuối cùng là “tẩm độc”. Hàng ngày những nhà sư sẽ uống một loại chè được chế từ nhựa cây dầu bóng, loại cây vẫn được dùng để sản xuất vécni dùng trong công nghiệp đồ gỗ. Nhựa của cây này ngày nay dùng để sản xuất ra vécni trong công nghiệp chế tạo đồ gỗ. Thứ chè mà các nhà sư uống là một chất rất độc, gây nôn mửa, đổ mồ hôi và tǎng cường bài tiết nước tiểu. Bằng cách này, một lần nữa các nhà sư tự làm khô cơ thể mình. Quan trọng hơn nữa là trong cơ thể họ tồn đọng lại một lượng chất độc đủ làm các loại côn trùng thường ǎn xác chết phải tránh xa.
Yếu tố quyết định là Arsen?
Cuối cùng là giai đoạn chôn cất, kết thúc quá trình ăn kiêng kéo dài suốt 3.000 ngày ròng. Những nhà sư sẽ tự giam mình trong một ngôi mộ được làm bằng đá nguyên khối. Thông thường trước khi vào mộ, họ được phép mang những vật dụng cá nhân của mình để chôn cùng.
Đó là một khoang chứa nhỏ, được khoét vào đá núi. Nó nhỏ đến nỗi chỉ có ngồi thiền kiểu “hoa sen” mới lọt người vào được. Các nhà sư sẽ phải sống trong đó 1.000 ngày tiếp theo nữa (nếu như họ còn có thể sống nổi). Không khí được đưa vào mộ qua một ống nhỏ xuyên qua tường. Mỗi ngày nhà sư sẽ rung chiếc chuông mà ông mang theo vào trong một 1 lần để báo với thế giới bên ngoài rằng mình vẫn còn sống. Nếu một ngày những vị sư khác trong chùa không còn nghe thấy tiếng chuông rung lên nữa thì lúc đó họ biết rằng nhà sư đã qua đời. Khi ấy họ sẽ đến bịt ống thông khí lại và tiếp tục chờ đợi thêm 1.000 ngày nữa. Mười năm sau, mộ mới được mở ra. Những nhà sư nào mà xác được ướp thành công sẽ được phong làm Phật. Tuy nhiên phần lớn những cái xác bị thối rữa và người ta chôn chúng xuống đất rồi bỏ mặc.
Theo lời kể lại nhiều nhà sư khi thực hiện thuật tự ướp xác thường uống nước tại một con suối nước nóng trên đỉnh núi Yudono ở tỉnh Yamagata. Nhiều nhà sư ở vùng đó nói rằng nước từ nguồn đó chứa nhiều loại khoáng chất có khả năng chữa bệnh. Tuy nhiên, một nhóm khoa học nghiên cứu về hiện tượng này đã phát hiện ra trong nguồn nước trên núi có chứa một loại chất có tên là arsen, một chất độc có khả năng ngăn cản quá trình phân hủy của cơ thể, bởi vậy những xác ướp của những nhà sư trên núi Yudono mới được bảo quản nguyên vẹn đến vậy.
Ngày nay du khách có thể chiêm ngưỡng xác ướp những nhà sư Nhật Bản. Họ ngồi trong tư thế “hoa sen” ở các chùa Chuenji và Dainichibo. Hàng năm, rất nhiều người hành hương đến hai ngôi chùa này.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (29-09-2013 01:27 AM)
28-09-2013, 10:14 PM
Bài viết: #2
RE: XỨ SỞ CỦA CÁC NHÀ SƯ ƯỚP XÁC
Chuyện lạ về “nhục thân bất hoại” của thiền sư NgaVào năm 1927,thiền sư Latma Itigelov triệu tập các môn đồ để loan báo cho họ rằng Ngài sắp viên tịch.

Thiền sư ra lệnh chỉ chôn cất sau khi hóa 6 ngày, và dặn rằng nhất định Ngài sẽ quay trở lại trần thế.

Tại thủ đô Matxcơva đã diễn ra cuộc triển lãm nhân kỷ niệm 160 năm ngày sinh của “Latma bất tử” Hambo Lama Itigelov, Trưởng lão Phật giáo Nga từ năm 1911 đến năm 1917. Sự tôn vinh Latma Itigelov trong các Phật tử trên toàn thế giới không chỉ gắn với cuộc đời của nhà tu hành, mà cả sau khi Trưởng lão từ giã cõi trần - di hài thanh khiết của Latma được thừa nhận là thánh tích Phật giáo thiêng liêng nhất.

Tại cuộc Triển lãm trưng bày những vật dụng cá nhân của Trưởng lão Itigelov, các tài liệu, ảnh chụp và đoạn phim tài liệu hồi đầu thế kỷ. Trên những bức tường triển lãm là hình ảnh và hiện vật minh họa cho câu chuyện kể về cậu bé mồ côi lạ thường, ngay từ thuở ấu thơ đã luôn nhắc đi nhắc lại là sau này nhất định sẽ trở thành đức Latma tối cao. Ở đây có thể tìm hiểu về những năm tháng học tập và bước đầu giảng dạy của Thiền sư ở chùa Phật Buryatia. Triển lãm cũng thuật lại thời gian nhà tu hành Phật giáo phục vụ đất nước. Năm 1911, trở thành Pandito Hambo Lama thứ XII, Thiền sư Itigelov đã nguyện thề trung thành với Sa hoàng Nga.

Bà Yanzhima Vasilyeva, giám đốc Viện Phật học Pandito Hambo Lama Itigelov, hậu duệ thuộc hàng cháu của Latma cho biết như sau: “Ngài đã trao lời tuyên thệ bằng văn bản cho Sa hoàng Nikolai II và phụng sự gia đình Hoàng đế Nga một cách trung thành. Khi diễn ra cuộc cách mạng 1917 gạt Sa hoàng khỏi hệ thống quyền lực, Thiền sư Itigelov cũng thấy cần bỏ mọi chức vị của mình. Nhân đây cũng nên nói rằng chuyến đi độc nhất của Thiền sư ra bên ngoài ranh giới Buryatia đã là dịp kỷ niệm 300 năm triều đại Romanov tại kinh thành Petersburg vào năm 1913”.[Hình: attachment.php?aid=6707]
Nhục thân bất hoại của Thiền sư Hambo Lama Itigelov được thế giới công nhận.

Trong thời gian Thế chiến I, Latma Itigelov chính là người đề xướng ý tưởng thành lập Quĩ xã hội toàn dân hỗ trợ mặt trận. Giám đốc Yanzhima Vasilyeva nói tiếp: “Trong Thế chiến I, nhiều người Buryat tham gia chiến đấu, Đức Latma Hambo Itigelov đã gửi các tu sĩ Phật giáo lên tuyến đầu cũng như về hậu phương, còn các y tăng thì đến làm việc tại bệnh viện. Thiền sư đích thân thăm viếng tất cả các chùa chiền trên đất Buryatya để vận động gây quỹ, và từ số tiền quyên góp được, đã lập nên mấy trạm xá. Chúng tôi đã tìm thấy lời hướng dẫn của Ngài, để Quĩ gửi tặng quà cho các binh sĩ Chính thống giáo và Hồi giáo nhân ngày lễ tôn giáo của họ. Đó là cách thể hiện lòng từ bi và khoan dung của đạo Phật. Xét tất cả những công lao này, Sa hoàng Nikolai II đã trao tặng Thiền sư Huân chương Thánh Anna hạng Nhì”.
Nhục thân bất hoại của Thiền sư Hambo Lama Itigelov được thế giới công nhận
Từ bỏ chức vụ lãnh đạo tinh thần Phật giáo sau cuộc cách mạng năm 1917, Thiền sư Latma Itigelov tĩnh tâm đi sâu nghiên cứu các tác phẩm triết học và y học. Vào năm 1927, ông triệu tập các môn đồ để loan báo cho họ rằng Ngài sắp viên tịch. Thiền sư ra lệnh chỉ chôn cất sau khi hóa 6 ngày, và dặn rằng nhất định Ngài sẽ quay trở lại trần thế.
Vào ngày thứ 7 của cuộc thiền tịnh, khi mái đầu Latma gục xuống ngực, các đệ tử đã thực hiện chính xác ước nguyện của Ngài. Thiền sư được mai táng trong cỗ quan tài bằng gỗ tuyết tùng, ở tư thế ngồi kiết già mà người Nga gọi là “thế hoa sen”.
Còn đến năm 2002, theo di huấn của Latma, trong sự hiện diện chứng kiến của các chuyên gia y tế và các nhà khoa học, đã khai mở quan tài và thấy thi thể Thiền sư vẫn nguyên vẹn, ngồi vững vàng trong thế kiết già.
Khi đó, tăng đoàn Phật giáo Nga đã quyết định di chuyển nhục thân bất hoại của Latma Itigelov vào cơ sở Phật giáo chính của nước Nga là Tu viện Ivolginsky để minh chứng sự thật chân lý và để mọi người có cơ may chiêm bái thờ phượng.
Trước cửa Tu viện này, vào mọi thời gian trong năm, luôn luôn có đông đảo khách hành hương từ thập phương tới đây xếp hàng dài chờ viếng thăm chiêm ngưỡng “nhục thân kim cương bất hoại” của Thiền sư Itigelov bảo quản trong quan tài kính trong suốt.
Các tín đồ Phật giáo truyền nhau về phép lạ chữa lành bệnh tật. Nhưng với xác minh sự thật chân lý mọi chuyện đều không đơn giản như vậy. Kết luận kiểm tra giám định pháp y cho thấy rằng tình trạng cơ thể Thiền sư giống như là người vừa qua đời hai ngày trước, tuyệt nhiên không có dấu vết ướp xác hay can thiệp ngoại lực.
Hơn thế nữa, việc nghiên cứu phân tích chi tiết hơn đã cho thấy rằng tiến trình sống trong cơ thể vẫn được bảo tồn, thí dụ, các tế bào vẫn phân chia như ở người sống, duy chỉ với tốc độ chậm hơn nhiều lần mà thôi. Vì lý do tôn giáo các Phật tử không cho phép bác sĩ pháp y mổ khám nghiệm tử thi, cho nên việc nghiên cứu kết thúc ở đó, và giới khoa học đành chấp nhận thuật ngữ “hiện tượng phi phàm Itigelov".
Giáo sư Aleksandr Khachaturov từ Đại học Công nghệ Hóa học mang tên Mendeleev nêu giả định rằng, về hiện tượng Thiền sư Itigelov cần xem xét không chỉ với tri thức khoa học tự nhiên, mà phải kết hợp cả những loại hình chuyên biệt như thời gian và không gian. Và có thể khi ấy hiện tượng nhục thân bất hoại của vị Thiền sư Phật giáo sẽ cấp động lực thúc đấy tiến bộ của tất cả các ngành khoa học, và thậm chí phát triển nền văn minh.
Giáo sư Khachaturov cho hay: “Di thể Latma biểu hiện sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm, da Ngài thậm chí còn đổ mồ hôi và nhiều du khách có thể thấy tận mắt rằng dường như Thiền sư có phản xạ với tất cả những gì xảy ra xung quanh: có sự biến đổi màu sắc trên khuôn mặt Thiền sư, thậm chí giống như là có biểu cảm. Có lẽ ở đây là chuyện nói về tính truyền tải thông tin từ nội hàm vật chất. Nhà khoa học Nikola Tesla từng nói rằng, năng lượng sản sinh ra từ thông tin. Có lẽ, sức mạnh tâm linh huyền diệu của Thiền sư có thể tác động đến thế giới vật chất, đến những gì xảy ra với di hài của Ngài.
"Có lẽ, Thiền sư khuyến khích chúng ta đi tới nhận thức rằng thế giới tâm linh và thế giới vật chất là nhất nguyên không phân chia”, giáo sư bình luận.
Tất cả những đề xuất và giả thuyết hiện thời đều chưa đủ khả năng giải mã sự bí ẩn mầu nhiệm với nhục thân kim cương bất hoại của nhà tu hành Phật giáo. Nhưng có sự thật hiển nhiên là “hiện tượng phi phàm Itigelov” hấp dẫn nhiều người, không chỉ riêng các Phật tử sùng kính.
Trong lúc chờ đợi "Ngày Tận thế", có ai đó tìm kiếm trong hiện tượng này một thông điệp vĩnh cửu: không phải là thảm họa tuyệt diệt toàn cầu mà như là sự khởi đầu mới mẻ tinh khôi. Và các Phật tử từ muôn nơi trên thế giới tiếp tục tìm về Tu viện Latma Itigelov ở chùa Ivolginsky trên địa bàn nước Cộng hòa Buryatia thuộc Liên bang Nga, để thành kính chiêm nghiệm những lời dạy mà Thiền sư nhục thân kim cương bất hoại thầm lặng truyền đến cho họ từ cõi vinh diệu thần bí.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (29-09-2013 01:28 AM)
28-09-2013, 10:18 PM
Bài viết: #3
RE: XỨ SỞ CỦA CÁC NHÀ SƯ ƯỚP XÁC
CÁI CHẾT SIÊU PHÀM...

"Ta sẽ chẳng quay lại cõi này nữa", thiền sư Y Sơn vừa dứt lời cây hoa trước sân bỗng rụng hết bông, chim chóc kêu thương bi thảm suốt mấy tuần...

Nhắc đến cái chết ai nấy không ưa, nhưng với thiền sư Giới Không có khác, trước khi mất, ngài gọi đệ tử đến dạy hai lẽ "sống" và "chết" không khác nhau nên đừng có sợ hãi: "Nếu cho sanh và tử khác đường thì lừa cả Thích Ca, Di Lặc", nói xong cười to một tiếng vang động thiền đường, rồi chắp tay qua đời...

Chết à? Vô sự! Vô sự!

Nghe thiền sư thị tịch theo cách đó, vua Lý Thần Tông (ở ngôi 1128 - 1138) và triều thần đều kinh ngạc. Sinh thời sư dùng nước chú rảy lên người bệnh để chữa trị trong nạn dịch lớn năm Đại Thuận thứ 8, mỗi ngày cả ngàn người được chữa lành, nên triều đình kính phục, dân chúng nhớ ơn, môn nhân cùng châu mục Lê Kiếm và phòng sát sứ Hán Đinh làm lễ hỏa táng thâu xá lợi và sai đắp tượng sư để thờ.

Thiền sư Trì Bát cũng vậy, gọi người trong chùa đến đọc kệ: "Có chết tất có sống. Có sống tất có chết (...) sống chết chẳng bận lòng", xong ngồi thẳng bình thản thị tịch (1117). Các thiền sư có cách chết tự tại như thế rất nhiều, có thể kể: Ngộ Ấn (1088), Thuần Chân (1101), Đạo Huệ (1172), Bảo Giám (1173), Bổn Tịnh (1176) , Đại Xả (1180), Tín Học (1190)... Có vị không nói kệ mà gọi đồ chúng đến nói vỏn vẹn bốn chữ: "Vô sự! Vô sự!" rồi tịch như ngài Bổn Tịch (1140). Ngài Huệ Sinh tắm gội thắp hương, nửa đêm lặng lẽ ra đi (1063). Ni sư Diệu Nhân cạo tóc, nấu nước tắm sạch sẽ, ngồi yên thị tịch (1113). Thiền sư Y Sơn trước lúc mất bảo môn đồ: "Ta sẽ chẳng quay lại cõi này nữa", vừa dứt lời cây hoa trước sân bỗng dưng rụng hết bông, chim chóc kêu thương bi thảm suốt mấy tuần chưa dứt (1213).

Chùa Keo (Thần Quang) nơi thờ thiền sư Không Lộ - viên tịch năm 1119
để lại bài kệ Ngôn Hoài nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam với câu cuối,
tạm dịch: "Có lúc thẳng lên đầu núi thẳm - cất tiếng cười vang lạnh đất trời".

Thiền sư Pháp Loa (Đồng Kiên Cương) nối pháp Phật Hoàng làm nhị tổ của phái Trúc Lâm nằm im không thấy nói gì, đệ tử của ngài đến thưa thỉnh, hỏi ngài: "Các thầy trước khi mất đều có bài kệ dạy đệ tử mà sao ngài không có?". Ngài quở trách họ quá "chấp", ngồi dậy bảo họ đem bút giấy lại cho mình để tự tay viết một bài kệ bốn câu, tạm dịch "Vạn duyên đều cắt, thân nhàn vậy/Hơn bốn mươi năm giấc mộng dài/Nhắn bảo người đời đừng hỏi nữa/Bên trời lồng lộng gió trăng đây!". Viết xong, ném bút xuống đất, an nhiên thị tịch như chẳng có chuyện gì xảy ra!

Thiền sư Đức Minh xác còn tươi sau 100 ngày

Thiền sư Đức Minh, người làng Bối Khê, huyện Thanh Oai, người đời gọi là Thánh Bối, đi vân du từ năm 15 tuổi, sau về chùa Tiên Lữ suốt 10 năm (tức chùa Trăm Gian lập từ đời Lý Cao Tông 1185 trên ngọn đồi 50m). Sư đắc đạo và nắm nhiều quyền năng siêu nhiên, rất giỏi phép thần thông, vua Trần nghe danh mời về chùa Trường An.

Những hành trạng ích nước lợi dân của sư ghi qua hai câu đối: "Bắc quốc chí kim kinh nộ vũ/Nam phương tự cổ vọng tường vân" (nghĩa là: Bắc quốc đến nay còn sợ trận mưa giận dữ/Phương Nam từ xưa vẫn ngóng đám mây lành) xuất phát từ câu chuyện lưu truyền và ghi lại qua tài liệu Những ngôi chùa nổi tiếng của GS Nguyễn Quảng Tuân: "Khi quân Minh xâm lược nước ta vào thế kỷ XV, có một toán giặc kéo tới phá tháp đốt chùa. Trước việc làm tàn ngược ấy, Đức Thánh Bối mới nổi giận hóa phép làm ra một trận mưa dài suốt ba ngày đêm, nước đỏ như máu, dâng cao tới ba thước dìm chết hết lũ giặc. Sau đó một đám mây năm sắc (tường vân) hiện trên nền trời, xóm làng lại khô ráo, mùa màng cây cỏ lại tốt tươi như cũ".

[Hình: attachment.php?aid=6708]
Tượng thiền sư Pháp Loa, người được cho rằng viết kệ xong ném bút rồi
an nhiên thị tịch.

Lúc đã hơn 90 tuổi, sư trở về chùa núi Tiên Lữ cho xây mới chùa ấy. Cuốn Thiền sư Việt Nam của Hòa thượng Thích Thanh Từ kể: "Lúc chùa đang xây dựng, sư đi guốc gỗ qua lại trên cây kèo xem thợ làm, đi lại bình thường như đi trên đất. Thợ thầy trông thấy đều bái phục thần thông của sư. Sư tuổi đã 95, một hôm vào ngồi trong am gỗ, gọi chư tăng đến bảo: "Nay ta đã hết trần duyên sẽ tịch. Các con đóng cửa am lại, sau ba tháng mở ra, nếu thấy mùi thơm thì để thờ, nếu thấy hôi thối thì đem táng ở ngoài đập". Nói xong, sư liền ngồi yên thị tịch. Sau 100 ngày, chư tăng mở cửa am, nghe mùi hương thơm phức, mọi người liền làm lễ phụng thờ". Dân chúng xã Bối Khê và quanh vùng lập đền thờ sư, hằng năm cứ ngày 12 tháng Giêng mở hội tế lễ linh đình trang trọng...


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (29-09-2013 01:28 AM)
28-09-2013, 10:26 PM
Bài viết: #4
RE: XỨ SỞ CỦA CÁC NHÀ SƯ ƯỚP XÁC
LY KỲ THIỀN SƯ VIỆT... phóng lửa từ thân mình... tự thiêu

Hai thiền sư Bảo Tánh và Minh Tâm tự phóng hỏa quang tam muội để lại thất bảo không chỉ là chuyện đồn đại ngoài xã hội đương thời mà còn ghi rõ trong Đại Việt sử ký toàn thư...

Lâu nay chúng ta thường nghe danh các thiền sư đắc đạo ở những nước xa xôi như Ấn Độ, Tây Tạng, hoặc gần hơn như Trung Quốc, Nhật Bản, mà dường như rất ít biết về các thiền sư đắc đạo ở nước ta...

Thiền sư đắc đạo tự nghìn xưa

Sử liệu về thiền sư nước ta vốn có gốc gác từ hàng nghìn năm trước đã được biên soạn và khắc in, song qua nhiều biến cố lịch sử và cơn binh lửa nên bị thất lạc hoặc thiêu hủy. Nhất là cuối đời Trần, khi nhà Minh sang xâm chiếm nước ta đã gom hết sách sử kể cả kinh sách Phật giáo trong nước để mang về Trung Quốc, số nào không mang đi được thì đốt bỏ. Mãi đến thời Pháp sang, Nhật đến, sách sử Việt Nam lại một lần nữa bị gom lại đem ra nước ngoài...

Dựa vào tài liệu mới công bố, cùng kết quả biên soạn của các vị cao tăng cũng như các nhà nghiên cứu Phật học hàng đầu của Việt Nam như cố hòa thượng Thích Mật Thể, hòa thượng Thích Thanh Từ, hòa thượng Thích Nhất Hạnh, GS Nguyễn Đăng Thục, GS Lê Xuân Khoa, học giả Lê Mạnh Thát tìm ra những câu chuyện độc đáo của các thiền sư Việt Nam đắc đạo

[Hình: attachment.php?aid=6709]
Quang cảnh chánh điện chùa Cảm Ứng

Phóng lửa từ người để tự đốt xác

Hai thiền sư đời Lý Thái Tông (Phật Mã) là Bảo Tánh và Minh Tâm là đôi bạn rất thân từ thuở nhỏ. Hai vị đều rủ nhau xuất gia lúc còn thiếu niên và cả hai đều nắm được tâm yếu của thiền gia (do trưởng lão Định Hương truyền pháp), suốt 15 năm dài chuyên trì tụng kinh Pháp Hoa đều đặn hằng ngày và là hai thiền sư nổi danh khắp chốn tùng lâm đất Bắc. Về sau, hai vị đồng trụ trì ở chùa Cảm Ứng tại Sơn Ấp, phủ Thiên Đức, thuộc vùng Bắc Ninh ngày nay. Đến năm 1034, tự thấy công việc hoằng pháp của mình đã hoàn mãn, hai vị cùng muốn thiêu thân mình một lúc. Nghe tin ấy, vua Lý Thái Tông sai sứ đến thỉnh về triều, mở hội giảng kinh thuyết pháp. Thuyết xong, hai vị đồng phóng lửa từ bên trong thân mình để tự đốt xác trước đông đảo đồ chúng. Xác cháy hết để lại nhiều xá lợi thuộc dạng thất bảo.

Gặp sa môn Huệ Thiện và được giải thích về "hỏa quang tam muội" như sau: Hỏa quang tức là sức nóng và sức sáng tỏa ra từ sức đại định của các thiền sư đắc đạo. Tam muội là chữ dùng để chỉ trạng thái của một hành giả trụ tâm mình vào một chỗ không lay động gọi là Samadhi theo tiếng Sankris, còn gọi là "tam ma địa", "tam ma đề" hoặc "chánh định" và "chánh tâm hành xứ"...

Dẫn giải thêm, sa môn Huệ Thiện giới thiệu tìm hiểu nội dung liên quan qua cuốn Từ điển Phật học Huệ Quang do hòa thượng Thích Minh Cảnh chủ biên. Theo đó, "hỏa quang tam muội" còn gọi Hỏa giới tam muội, Hỏa diệm tam muội hoặc Hỏa sinh tam muội, tức là ngọn lửa phát ra từ thân mình "biểu thị cho việc dùng lửa trí huệ của tâm Bồ đề thanh tịnh mà thiêu sạch phiền não và tam độc (tham - sân - si) cùng ngũ dục (tiền tài, sắc dục, danh vọng, ăn uống và mê ngủ)". Ngọn lửa ấy cũng có trường hợp "phát ra để tự thiêu thân mà nhập Niết bàn".

Khi đức Phật Thích ca Mâu ni nằm nghiêng hông bên phải an nhiên thị tịch trong rừng Tala song thọ, ngài Ca-diếp từ xa về thấy "Tam muội chân hỏa trong kim quan của Phật cháy đỏ rực với ánh sáng xá lợi chiếu khắp đất trời". Riêng trường hợp hai thiền sư Bảo Tánh và Minh Tâm tự phóng hỏa quang tam muội để lại thất bảo không chỉ là chuyện đồn đại ngoài xã hội đương thời mà còn ghi rõ trong Đại Việt sử ký toàn thư với thông tin: "Vua xuống chiếu đem thất bảo ấy về chùa Trường Thánh để hương đèn thờ cúng"...


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (29-09-2013 01:28 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS