Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
ĂN CHAY ...?
28-10-2013, 10:33 AM
Bài viết: #1
ĂN CHAY ...?
XEM THỬ ĐI

Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, vấn đề mọi người thường lưu tâm hàng đầu chính là việc ăn uống. Riêng trong đạo Phật, cũng việc ăn uống, có một vấn đề, nội dung phức tạp, thường gây thắc mắc, tranh luận đúng sai, nên hay không nên, cho khá nhiều người. Ðó là: Ăn Mặn và Ăn Chay.

Ăn mặn là từ ngữ chỉ việc ăn uống thông thường, bình thường, thường nhựt của bất cứ người nào trên thế gian, không quan hệ với bất cứ phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng nào. Nói một cách khác: Ăn mặn có nghĩa là ăn tất cả các loại thực phẩm có thể ăn được, trên trái đất này, bao gồm thịt động vật, trứng, sữa, và các loại thực vật, rau cải trái cây.

Ăn chay là từ ngữ có nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng. Có nhiều nơi, ăn chay có nghĩa là: không ăn thịt heo, hay cữ thịt bò. Có nhiều nơi, ăn chay có nghĩa là: không ăn các loại thịt động vật, sống trên mặt đất, nhưng có thể ăn các loại sinh vật, sống ở dưới nước. Ăn chay có hai lý do chính: Một là, vì lý do phong tục, tập quán, hay tín ngưỡng; hai là, vì lý do sức khỏe.
Trong phạm vi đạo Phật, nói một cách đơn giản, ăn chay có nghĩa là: ăn tất cả các thức ăn, thực phẩm không có liên quan đến mạng sống của chúng sinh. Bài viết này có mục đích tìm hiểu vấn đề ăn mặn và ăn chay, trong phạm vi đạo Phật, mà thôi.

Theo các nhà dinh dưỡng học, muốn có một cuộc sống đầy đủ sức khỏe, muốn có đủ năng lực hoạt động trong cuộc đời, chúng ta phải lưu tâm đến việc ăn uống điều độ, và đầy đủ chất dinh dưỡng. Sách có câu: “Tinh thần minh mẩn trong thân thể tráng kiện“. Chúng ta thường được chỉ dẫn, nên theo một chế độ ăn uống thích hợp, với bao nhiêu phân lượng chất đạm, chất xơ, chất bột, chất béo, chất ngọt, chất khoáng, chất vôi, chất sắt, chất nước, và các loại sinh tố, trong một ngày, để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động, một cách tốt đẹp, và sống lâu trăm tuổi, một cách khỏe mạnh. Theo các báo cáo khoa học, rau cải, ngũ cốc, hoa quả, thực vật, cũng đầy đủ chất dinh dưỡng cho sức khỏe, cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, trong đời sống của con người. Các người ăn chay vẫn sống khỏe sống thọ, không khác những người ăn mặn. Trên thế giới ngày nay, tây phương cũng như đông phương, số người ăn chay, vì lý do sức khỏe, ngày càng nhiều hơn, theo khuyến khích của giới y sĩ, và số người ăn chay, vì lý do tín ngưỡng, cũng gia tăng nhiều hơn.

Những người phát tâm ăn chay, vì lòng từ bi, không cứ phải là người theo đạo Phật, thường cảm thấy an vui lợi lạc, và nhẹ nhàng hơn, dễ cảm thông với các loài sinh vật khác, và yêu mến thiên nhiên hơn, cảm nhận được vũ trụ vạn vật đều đồng nhứt thể. Những người ăn chay, vì lý do sức khỏe, cũng như lý do tâm linh, thường hiền lành hơn, ít náo động hơn, tâm tánh dễ dãi hơn, nhưng vẫn sinh hoạt bình thường, như bao nhiêu người khác. Những người chung quanh thường cảm thấy an tâm hơn, khi sống gần gũi người ăn chay. Những con thú chỉ ăn thực vật thảo mộc, không bao giờ sát hại các sinh vật khác, không gây sợ hãi cho các loài vật sống gần bên. Tại sao chúng ta nên ăn chay? Như trên chúng ta đã biết, ngoài những ích lợi về phương diện sức khỏe thể chất, ăn chay trong đạo Phật có mục đích cốt yếu là: “Tránh nghiệp sát sinh và trưởng dưỡng tâm từ bi“. Chứ không phải ăn chay để được thành Phật, để đạt Niết bàn, rước lên thiên đàng, chết về tây phương! Càng không phải ăn chay để đem khoe khoang, khắp cả xóm làng, rằng mình từ bi không ai bằng, rủa xả dè bỉu, phỉ báng tàn mạt những người chưa biết tại sao nên ăn chay, hoặc những người chưa thể ăn chay vì nhiều lý do khác nhau. Con người có trí tuệ đến với đạo Phật vì Chánh Pháp vi diệu thậm thâm, có thể giúp đỡ con người giác ngộ, thoát ly sanh tử luân hồi, thanh tịnh hóa tâm trí, thân an tâm lạc, đạt được cuộc sống an lạc và hạnh phúc hiện đời, chứ không phải đạo Phật đơn thuần chỉ là đạo ăn chay.
Thực vậy, vì con người không có tâm từ bi thực sự, con người còn ám hại con người, con người còn ganh tỵ đố kị con người, con người còn muốn thấy người khác đọa địa ngục vì không theo tôn giáo mình, không cùng môn phái, không cùng pháp tu, không đồng quan điểm với mình về một vấn đề nào đó, làm sao có thể biết nghĩ đến việc ban vui cứu khổ muôn loài. Thói thường, kẻ mạnh hiếp đáp kẻ yếu, người có thế lực chèn ép người cô thế, kẻ giàu tiền lắm của đàn áp người nghèo khó khốn cùng, cá lớn nuốt cá bé, lấy thịt đè người, khinh người sơ cơ, nằm mơ cực lạc, xuyên tạc người hiền, làm tiền đồng đạo, làm sao thế gian này có hòa bình, an vui, lợi lạc cho được. Người tự nguyện phát tâm ăn chay là người có tâm từ bi vô lượng, coi muôn loài như bản thân mình, không thích giết hại một sinh vật nào, không muốn nhìn thấy một sinh vật nào đau khổ, để thỏa mãn dục vọng của con người. Ăn chay còn giúp cho các sinh vật, thoát khỏi cảnh cá chậu chim lồng, sống bị giam cầm khốn khổ, đầy đọa trong địa ngục trần gian, chờ ngày giờ chết đớn đau. Trong cuộc sống hằng ngày, người Phật Tử phải căn cứ trên hạnh từ bi, bình đẳng và lợi tha, trong mỗi hành động, lời nói và ý nghĩ. Cổ nhân có nói: “Nhứt thiết chúng sinh vô sát nghiệp, hà sầu thế giới động đao binh“. Nghĩa là: Nếu tất cả chúng sinh không sát hại lẫn nhau, thì lo gì thế giới có chiến tranh.

Lòng từ bi của những người ăn chay, biết thương yêu loài người, lan rộng đến các loài sinh vật. Họ hiểu biết rằng các loài sinh vật đều ham sống sợ chết, đều bình đẳng trước sự đau khổ, khi bị sát hại, cũng như loài người, không khác. Chứ không phải, người ăn chay chỉ vì lý do sức khỏe, không thể ăn thịt được, hoặc ăn chay với tâm mong cầu được sống lâu hơn, được lên thiên đàng, được về cực lạc. Tại sao vậy? Bởi vì, con trâu con bò, con lừa con ngựa, cũng là ăn chay, chỉ biết ăn cỏ, không ăn thịt được, nhưng, đời sống của chúng, khốn khổ khốn nạn, biết là bao nhiêu. Cũng không phải ăn chay để thỏa mãn mục đích cầu danh: muốn được mọi người, tán thưởng khen mình, như là một bậc, bồ tát tại thế, đã thọ bồ tát giới, hành bồ tát đạo, Người ăn chay trường khinh khi người ăn chay kỳ, người ăn chay kỳ khi dể người chưa biết ăn chay. Tâm của những người như vậy chưa thanh tịnh, còn quá loạn động, lăng xăng lộn xộn, còn thích hơn thua, làm sao người đó, có thể gặp Phật, có thể thành Phật?

Có những người đem tâm từ bi chan rải cho những loài vật nhỏ nhít, như côn trùng gián kiến ruồi muỗi, không dám sát hại chúng, hoặc những loài vật lớn hơn, như gà vịt heo bò, không dám ăn thịt chúng, cho nên họ ăn chay trường và sống chung với gián kiến ruồi muỗi, hoặc xua đuổi chúng sang nhà kế bên! Thế nhưng đối với, những người chung quanh, gần như vợ chồng, ông bà cha mẹ, anh em con cháu, xa hơn một chút, hàng xóm láng giềng, đồng nghiệp đồng môn, nói chung đồng loại, một câu lỡ lời, thì họ nhứt định, không chịu bỏ qua, thứ tha lỗi người. Họ rất sẵn sàng, thưa gửi kiện tụng, vu khống cáo gian, đặt điều thêm bớt vạch lá tìm sâu, làm cho người khác, te tua tơi tả họ mới thỏa mãn, mới thiệt vừa ý! Cũng có những người, không dám trừ khử, gián kiến bọ chuột, còn đem thêm đồ, để cho chúng ăn, sợ chúng đói chết, kẻo mà tội nghiệp, nhưng họ không hề, giúp bất cứ ai, dù rằng người đó, đang gặp khốn khó, ngay cảngười thân, hoặc kẻ sơ giao.

Ðiều quan trọng trong đạo Phật chính là: Tâm trí có dính mắc hay không dính mắc cảnh trần. Nếu tâm dính mắc, gọi là tâm loạn động. Nếu tâm không dính mắc, chính là tâm thanh tịnh vậy. Chư Tổ có dạy: “Ðối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền“. Nghĩa là: Con người sống trên đời, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, thường xuyên tiếp xúc với các hình ảnh, âm thinh, mùi hương, mùi vị, xúc chạm và ký ức. Khi con người tiếp xúc với các trần cảnh như vậy, dính mắc tức là: khởi tâm niệm thương hay ghét, khởi tâm niệm ưa thích hay tức giận, khởi tâm niệm khen hay chê, đều gọi là loạn tâm, là vọng tâm. Không khởi các tâm niệm phân biệt như vậy, gọi là định tâm, hay tâm thiền định.

Người nào phát tâm ăn chay trường được, thì thực là đáng quý, đáng trân trọng. Ðó là nhân duyên tốt để tiến tu trên đường đạo, rất đáng khuyến khích. Tuy nhiên, đối với những người, không ăn chay trường, lý do hoàn cảnh, vì lý do sức khỏe, cũng đừng cố chấp, gây thêm rắc rối, ở trong gia đạo, có thể ăn chay, vài ngày trong tháng, mục đích, nhắc nhở chính mình, phải luôn luôn nhớ, những lời Phật dạy, áp dụng hằng ngày, tu tâm dưỡng tánh, cũng thực rất tốt. Tự nhắc nhở mình: tu là phải hiền, phải có lòng từ bi, đối với tất cả mọi loài chúng sinh, bắt đầu từ loài người cho đến loài vật, bắt đầu từ người thân cận, cho đến người ở phương xa, mới là phải đạo vậy. Người nào chưa thể ăn chay được theo nghĩa đen, vì lý do sức khỏe, vì lý do hoàn cảnh, hay vì bất cứ lý do nào, có thể “ăn chay” qua ba nghiệp thân khẩu ý. Nghĩa là: thân không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, miệng không nói dối, không nói lời dua nịnh, không đâm bị thóc thọc bị gạo, không nói lời thô tục độc ác, ý không nghĩ cách vu oan giá họa, không lập mưu thưa gửi kiện tụng người, để kiếm tiền bồi thường, không tham tiền bất chánh bất nhân, không tức giận thù oán người, không chứa chấp lòng ganh tị đố kỵ người khác. Nói chung, không ăn chay được bằng phương tiện vật chất, người Phật Tử tại gia nên cố gắng, giữ gìn thân khẩu ý, cho được thanh tịnh, trong bất cứ thời điểm nào, tại bất cứ nơi đâu. Ðó chính là tu tâm dưỡng tánh vậy.

NÓI Ở ĐÂY
CẤN PHÂN BIỆT: hai trường hợp: “đồ chay giả mặn” và “đồ mặn giả chay”.

Với “đồ chay giả mặn” là những món chay mà nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật được bàn tay khéo léo của đầu bếp tạo nên với hình thức trông giống như đồ mặn. Thí dụ: thịt heo quay (với bột năng, tàu hủ ky hay bánh mì chiên, ngũ vị hương), trứng cút (với agar và đậu xanh) v.v…

Còn với các loại “đồ chay Đài Loan” hiện nay mà thực chất phần lớn là “đồ mặn giả chay”. Có khá nhiều món khi được đem xét nghiệm, người ta thấy có sự hiện diện của các ADN động vật!!! Người sản xuất phải làm như thế để có mùi và vị của món mặn hầu thu hút thực khách có nhu cầu “ăn kiêng” của phương Tây (giảm mỡ và protid động vật) chứ không phải là ăn chay theo quan niệm truyền thống của các tôn giáo phương Đông (tránh sát sanh). Các món như “hem”, “mực”, “thịt bò viên” v.v… là những thí dụ điển hình.

Người Âu Mỹ phân biệt hai mức độ ăn kiêng: những người ở cấp thứ nhứt được gọi là “Vegetarian” tuy ăn rau củ nhiều nhưng vẫn có thể dùng trứng hay dùng nước súp động vật đã loại bớt mỡ. Còn ở cấp thứ hai được gọi là “Vegan”, những người này ăn uống đúng theo chế độ ăn chay truyền thống của Á Đông.
Bởi thế khi vào một nhà hàng ở Âu Mỹ gọi món chay, người quản lý nhà hàng sẽ hỏi thực khách ăn chay theo Á Đông hay ăn kiêng để phục vụ đúng theo sở thích của khách hàng. Khi khách hàng nói ăn chay theo nhà Phật thì phải dọn thức ăn chỉ toàn rau củ nhưng nếu khách nói ăn kiêng thì tô nước súp chay phải cho thêm một giá nước súp xương heo hay xương bò tùy theo món mì hay phở để có vị và mùi như đồ mặn!

Vì thế tại những nhà máy sản xuất thực phẩm ăn kiêng thuộc khu chế xuất BÌNH DƯƠNG, người ta có thể thấy nguyên liệu là đầu tôm được mua lại từ nhà máy chế biến tôm xuất khẩu để xay lấy nước cốt rồi hoà vào khối bột nhão với một ít màu cam trước khi qua máy tạo hình để làm ra những con tôm. Tại đây cũng có những container nguyên liệu nhập khẩu với bao bì ghi rõ: “xác thịt bò ép khô”, “bột cá”, “bột thịt”!

Việc sản xuất các loại thực phẩm này đã đáp ứng được nhu cầu của một số đông người ăn kiêng ở nhiều nước. Tuy nhiên do cách dịch sang tiếng Việt của một số nhà nhập khẩu người Việt đã gây những hiểu lầm tai hại với những người ăn chay thật sự! THAY VÌ DỊCH là “thực phẩm ăn kiêng” người ta lại dịch thành “thực phẩm chay” cho nên đã gây sự lầm tưởng cho nhiều người!

Thấy thị trường đồ chay có cơ hội phát triển nên hiện nay đã có nhiều cơ sở sản xuất nhỏ cũng bung ra sản xuất chế biến. Để có thể tạo mòn chay có hình dáng và hương vị giống như món mặn, người ta phải sử dụng nhiều loại hóa chất tạo mùi, tạo màu v.v… Sau khi dùng các thực phẩm loại này, chúng ta rất dễ dàng cảm nhận được mùi hương vẫn còn tồn tại trong nước tiểu trong khi nếu cũng dùng món đó là thủy hải sản thật sự thì lại ít cảm nhận mùi trong nước tiểu. Đây là tín hiệu báo động cho biết người ta đã phải dùng một tỷ lệ khá cao hóa chất để tạo nên mùi vị!

Với ý nghĩa ăn chay để thanh lọc cơ thể thì trong trường hợp với những món chay Đài Loan, hực phẩm Âu Lạc, đã đáp ứng nhu cầu ăn kiêng nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu của người ăn chay. Trái lại nếu thường xuyên ăn các món này, với người còn ăn chay kỳ, trong một thời gian dài và ăn liên tục trong cả tháng như tháng giêng, tháng bảy hay tháng mười v.v… thì không những đã không thanh lọc được cơ thể mà trái lại đang tự cung cấp những tác nhân xấu, đầu độc chính mình và sẽ gây ra một số bệnh về sau!
Còn đối với người tu tịnh cao cấp, trong khi ăn chay trường đã phải cử “ngũ vị tân” mà lại “bị” đưa các protein động vật cũng như hóa chất độc hại vào cơ thể thì thật là đáng buồn!
Người nấu đồ chay mà lại dùng nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc từ động vật thì không những đã không trợ duyên cho người tu nên không được công đức mà trái lại đang vô tình làm giảm phần phước đức của mình!!! Vì thế đây là vấn đề rất nghiêm trọng cho các đầu bếp cũng như các quán tiệm chay giữa “phước” và “tội” !!!

Hiện nay, nắm bắt được nhu cầu của những người ăn chay chân chính theo quan niệm Đông phương, một số nhà hàng chay VEGAN quảng cáo công khai thực đơn chay thuần thực vật để phục vụ thực khách như thế cũng đáp ứng được nhu cầu “tu tiến” chánh đáng của một bộ phận khách hàng.
Những quán chay, nhà hàng có đề chữ Vegetarian,PHẢI ĐƯỢC HIỂU chính xác chỉ là nơi bán đồ ăn kiêng mà thôi.
THANK YOU
[-] dieuquang được 3 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (28-10-2013 11:16 AM), MyHang (28-10-2013 02:34 PM), Hoang Oanh (29-10-2013 04:10 PM)
29-10-2013, 04:15 PM
Bài viết: #2
RE: ĂN CHAY ...?
A! cảm ơn anh hai đã cho Em hiều về ăn chay, “đồ chay giả mặn” và “đồ mặn giả chay” và thực phẩm chay.
Bạn bè gặp nhau rủ vào các hàng quán ăn chay, nghĩ là ăn chay nhưng không phải thực phẩm chay rồi.hu hu

TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN
THANK YOU
[-] Hoang Oanh được 2 thành viên cám ơn cho post này:
MyHang (30-10-2013 11:43 AM), dieuquang (02-11-2013 10:43 AM)
30-10-2013, 11:46 AM
Bài viết: #3
RE: ĂN CHAY ...?
Ở Sài Gòn có những nhà hàng chay rất đắt tiền , lối đi vào có ao sen rất thanh tịnh , xen lẫn những câu thư pháp về Đạo rất hay , nhưng đắt tiền quá mà không biết có thực sự là đồ chay không nhỉ hu hu
THANK YOU
[-] MyHang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
Hoang Oanh (31-10-2013 02:38 PM), dieuquang (02-11-2013 10:43 AM)
31-10-2013, 02:44 PM
Bài viết: #4
RE: ĂN CHAY ...?
Mỹ Hằng ơi hãy nghĩ là đồ chay đi, ta ăn chay rồi đó.
Người chủ nhà hàng có cái TÂM chay lạc nên mới tạo ra khung cảnh chay tịnh bình an, thư thái cho khách đến ăn, tâm ta cứ nghĩ đồ chay đó, còn có thực sự là đồ chay không thì họ có tội với Trời Phật

TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN
THANK YOU
[-] Hoang Oanh được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (02-11-2013 10:43 AM)
31-10-2013, 09:19 PM
Bài viết: #5
RE: ĂN CHAY ...?
Con đồng ý với Cô Oanh. Nếu mình gọi đồ ăn chay mà chủ nhà hàng làm không chay thì chính chủ nhà hàng đó mới là người có lỗi. Họ có lỗi vì đã gạt khách hàng, có lỗi với Trời Phật vì tâm đã không chay. Cho nên, nếu tâm mình chay, ăn đồ ăn chay, thì đó sẽ là đồ chay.


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (02-11-2013 10:43 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS