Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
CHÙA VIỆT
04-11-2013, 02:56 PM (Được chỉnh sửa: 29-11-2013 04:14 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #1
CHÙA VIỆT
HÔM NAY DQ XIN GIỚI THIỆU CÁC NGÔI CHÙA VIỆT CÓ CÁI HAY: DI TÍCH , CỔ , PHÁP KHÍ , TƯỢNG CỔ , KINH CỔ ,TO ĐẶC BIỆT...TẠI MUC NÀY , VÌ THẾ BÀ CON NÀO CẢM THẤY NHU CẦU TÌM HIỂU XIN XEM QUA

1/ CHÙA VẠN ĐỨC TP HCM:

MỜI XEM > HAI KỶ LỤC VN LUÔN

[Hình: attachment.php?aid=7111]

Chùa Vạn Đức tọa lạc số 23/4 đường Tô Ngọc Vân, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, khởi dựng từ năm 1954, có nguồn gốc từ từ một ngôi nhà xưa do thí chủ Nguyễn Thị Hương hiến cúng.
Chùa nằm trên khu đất rộng, kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên. Kiến trúc chùa bao gồm cổng tam quan, chánh điện và đài Liên hoa. Tam quan xây ba tầng, mái lợp ngói lưu ly màu xanh, trên các đầu đao có gắn hoa văn hình hoa sen cách điệu, nóc gắn hình “lưỡng long chầu Pháp luân”.l
[Hình: attachment.php?aid=7112]

Qua khỏi tam quan là khoảng sân rộng trồng các loại cây kiểng, bonsai, tạo cảm giác mát mẻ và thanh tịnh. Bên trái sân chùa có cội bồ đề rợp mát. Đối diện cội bồ đề là một ao sen, giữa có đài Liên hoa vươn lên khỏi mặt nước, bên trong tôn trí tượng Quan Thế Âm Bồ tát. Phía sau sân chùa là những hàng cau cảnh và những bụi trúc xanh um, trông giống như một bức tranh thủy mặc sống động.
[Hình: attachment.php?aid=7113]

Chùa Vạn Đức xây bằng vật liệu vĩnh cửu với kỹ thuật hiện đại, toàn thể ngôi chùa được đúc bằng bê tông, tường gạch, móng cọc nhồi. Nền chùa và các bệ thờ đều dán đá granite màu xám, tất cả các cửa và cầu thang đều làm bằng thép trắng. Hoa văn trang trí được đúc bằng ximăng hoặc kết bằng các mảnh gạch men, vừa mang tính truyền thống nhưng cũng không kém phần hiện đại.
[Hình: attachment.php?aid=7114]

Tòa chánh điện chùa Vạn Đức cao 43,5m, được xem là NGÔI CHÙA CÓ CHÁNH ĐIỆN CAO NHẤT , nhìn từ xa trông giống như một ngọn tháp chín tầng và hai tháp nhỏ năm tầng nhưng bên trong chỉ có hai tầng chính.
[Hình: attachment.php?aid=7116]

Tầng trên là nội điện thờ Phật, có nhiều ô cửa sổ, bên ngoài có lan can, bên trong tôn trí tượng Phật Thích Ca và Tam thế Phật. Xung quanh có bốn lớp lan can giống như những tầng mây trắng và mỗi vì sao là những ô cửa gió có hình chữ “Phật”.
[Hình: attachment.php?aid=7115]

Nổi bật trên nền kiến trúc nội điện là bức phù điêu cội bồ đề và phong cảnh sông Ni Liên Thiền, bức phù điêu được đắp bằng ximăng trên vách sau chánh điện, xung quanh có tạc hình các vị thần Hộ pháp.
[Hình: attachment.php?aid=7117]

Tầng trệt là giảng đường, dùng làm nơi thuyết pháp cho Phật tử; sát vách giữa thờ Tổ sư Đạt Ma tạc bằng đá cẩm thạch màu trắng toát và linh vị Hòa thượng Thiện Quang (1895-1953), bổn sư của Hòa thượng viện chủ.
[Hình: attachment.php?aid=7118]

Thực hiện công trình độc đáo này, kiến trúc sư Đỗ Thành Phương phải mất thời gian khá dài để hoàn thành bản vẽ, đồng thời phải mất 2 năm với hơn 60 thợ xây mới thực hiện xong phần chánh điện.
[Hình: attachment.php?aid=7119]

MỜI XEM TIẾP SAU


File đính kèm Thumbnail(s)
                                   
THANK YOU
[-] dieuquang được 5 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (04-11-2013 03:46 PM), baothai (05-11-2013 10:04 AM), MyHang (07-11-2013 12:41 PM), Hoang Oanh (12-11-2013 10:22 AM), Tám Phước (16-02-2014 01:39 PM)
04-11-2013, 03:33 PM (Được chỉnh sửa: 29-11-2013 04:18 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #2
RE: CHÙA VẠN ĐỨC
TIẾP THEO

[Hình: attachment.php?aid=7120]

[Hình: attachment.php?aid=7121]

[Hình: attachment.php?aid=7122]

Chùa Vạn Đức ở phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP.HCM. Sau khi hoàn thành, chùa Vạn Đức được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập CÁC KỶ LỤC “Ngôi chùa có chánh điện cao nhất Việt Nam” ( cao 43,5m ) và “Bức phù điêu cây bồ đề đắp nổi lớn nhất Việt Nam”.

Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam là trụ trì chùa Vạn Đức năm nay đã bước sang tuổi 93 nhưng tinh thần ngài vẫn còn sáng suốt. ( lúc năm 2009) và mới đây là ngày mừng thọ năm 2013 : qua hình ảnh HT vẫn còn ngồi dự chúc thọ được
[Hình: attachment.php?aid=7124]

Sau khoảng thời gian dài hành đạo, tu học tại nhiều ngôi chùa trên khắp đất nước đồng thời giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo hội Phật Giáo VN, năm 1954 Hòa thượng được Phật tử cung thỉnh về ngôi nhà xưa cổ kính tọa lạc tại ấp Bình Đức, xã Tam Bình, quận Thủ Đức. Nơi đây Hòa thượng khai sơn tạo dựng ngôi chùa và lấy tên là Vạn Đức.
Đến năm 2004, ngài đã cho trùng tu sửa chữa và nơi đây biến thành một đạo tràng lớn.

Hòa thượng Thích Trí Tịnh cũng được trung tâm sách kỷ lục xác lập là “HÒA THƯỢNG DỊCH NHIỀU KINH SÁCH NHẤT ”.
( phổ biến nhất là bộ kinh PhápHoa đa số các chùa đang sử dụng)

[Hình: attachment.php?aid=7123]
Ngày 6.12. 2009 ( nhằm 20/10/AL ) Phái đoàn Phật giáo các vị Lạt Ma - Tây Tạng thuộc dòng truyền thừa Geluk đã đáp chuyến bay từ Ấn Độ đến TP.HCM do Ngài Lạt Ma Dhakpa Tulku Rinpoche làm trưởng đoàn do Ngài Lạt Ma Dhakpa Tulku Rinpoche làm trưởng đoàn, ngày 08.12 đoàn đã đến chùa Vạn Đức- quận Thủ Đức thăm và vấn an sức khỏe HT Thích Trí Tịnh chủ tịch HĐTS GHPGVN .

[Hình: attachment.php?aid=7125]

SƠ LƯỢC VỀ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH

Với hoài bão truyền đăng tục diệm, hoằng dương chánh pháp, kiến tạo Già Lam, Hòa Thượng được Phật tử cung thỉnh về ngôi chùa cổ kinh không người thừa kế trên một vùng đất hoang vu vắng vẻ ít người đi lại, tọa lạc tại ấp Bình Đức, xã Tâm Bình, quận Thủ Đức, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TPHCM. Nơi đây, Hòa Thượng khai sơn tạo dựng Già Lam, lấy tên là Vạn Đức. Lần lần, do uy tín và đạo đức của Hòa Thượng, Tăng Ni quy tụ về cất chùa am chung quanh, biến nơi này thành một đạo tràng lớn mà hiện nay, nói đến đạo tràng Vạn Đức ai ai cũng đều biết.

Năm 1955, với chí nguyện hoằng dương tịnh Độ, hướng dẫn chúng sanh đời mạt pháp, Hòa Thượng thành lập Cực Lạc Liên Hữu, khuyến tấn người niệm Phật, cầu vãng sanh Tịnh Độ. Cực Lạc Liên Hữu được Hòa Thượng khai hóa đã khơi dậy phong trào tu tập, khuyến tấn hành giả tín hướng chỉ quy Tịnh Độ. Hòa Thượng là vị Tổ Sư đương thời chấn hưng Tịnh Tông trong tòa nhà Phật Giáo Việt Nam. Hòa Thượng rất quán triệt Thánh điển, tinh tường y dược Đông Phương, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam thấm nhuần được kinh điển Đại Thừa phần lớn do công trình dịch thuật của Hòa Thượng.

Dịch phẩm của Hòa Thượng rất có giá trị, Hòa Thượng quý chuộng điều căn bản là dịch đúng nghĩa, chính xác, rõ ràng chơn chất, không bóng bẩy, âm vận êm xuôi, để người đọc tụng lưu thông, thầm nhận được nghĩa thú rất rõ ràng, dễ nắm bắt được ý chỉ của kinh.

Năm 1947, Hòa Thượng dịch kinh Pháp Hoa ở Liên Hải Phật Học Trường. Sau đó là kinh Tam Bảo, Địa Tạng, Phẩm Phổ Hiền.
Năm 1951, do yêu cầu của Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, Hòa Thượng dịch Bồ Tát giới để tụng trong ngày Bố Tát.
Năm 1952, trước tác bộ Đường Về Cực Lạc tại chùa Linh Sơn, Vũng Tàu.
Năm 1964, dịch kinh Hoa Nghiêm ở chùa Vạn Đức, rồi tiếp tục kinh Đại Bát Niết Bàn, Đại Bát Nhã.
Năm 1972, dịch Đại Bửu Tích, Hán Bộ 01-120.HT Thich Tri Tinh
Năm 1978, được phép in nên dịch thêm hai tập, Hán Bộ từ 121-150. Văn Thù Vấn Bát Nhã, Hán Bộ từ 151-155; Vô Tận Ý Bồ Tát, Hán Bộ từ 156-159; Thập Lục Quán Kinh, Hán Bộ 160. Tất cả ghép chung vào Đại Bảo Tích để tiện viện xin phép.
Năm 1962, Hòa Thượng được bổ nhiệm làm Phó Viẹn Trưởng Phật Học Viện Trung Phần.
Năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành lập, Hòa Thượng làm Trưởng đoàn Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Việt Nam, được suy cử làm Tổng Vụ Trường Tổng Vụ Tăng Sự.
Năm 1973, làm Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo.
Năm 1978, Hòa Thượng được Hòa Thượng Tăng Thống tấn phong giáo phẩm cùng ba vị là: Hòa Thượng Trí Nghiêm ở Nha Trang, Hòa Thượng Giác Tánh ở chùa Nguyên Thiều, Bình Định và Hòa Thượng Minh Tâm ở Phan Rang.
HT Thich Tri Tinh
Huy hiệu bánh xe Pháp Luân 12 căm của GHPGVNTN là ý kiến của Hòa Thượng (Tam chuyển Pháp Luân Tứ Đế).
Năm 1981, GNPGVN thành lập, Hòa Thượng được suy cử làm Phó Chủ Tịch Thường Trực.
Năm 1982, kiêm thêm Trưởng Ban Trị Sự Thành Hội.
Năm 1984, Hòa Thượng chính thức được suy cử làm Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.
Năm 1987, kiêm thêm Trưởng Ban Tăng Sự, giao Trưởng Ban Trị Sự Thành Hội cho Hòa Thượng Thiện Hào.
Năm 1992, kiêm thêm Đệ Nhất Phó Pháp Chủ kiêm Giám Luật đến bây giờ.

GHI CHÚ: KÍNH MỜI XEM VỀ LỜI NGUYỆN CỦA HT THÍCH TRÍ TỊNH > TÌM
THẤY BẬC CHÂN TU KHÔNG MÀNG CHÍNH TRỊ, GIÁO PHẨM

* Chư pháp hửu thân mến, cho phép tôi được dùng từ này để gọi tất cả các giới Phật tử xuất gia cũng như tại gia. Tôi có ý nguyện nhỏ: nhưng là từ đáy lòng thiết tha, muốn cùng các pháp hửu, những ai có đọc, co tụng,có nghe thấy những quyễn kinh sách do tôi dịch soạn, sẽ là người bạn quyến thuộc thân thiết với tôi đời này và mãi mãi những đời sau, cùng nhau kết pháp duyên cùng nhau dự pháp hội cùng dìu dắt nhau, dìu dắt tôi để được vững bước mãi trên con đường đạo dài xa con đường đạo nhiều trở ngại chông gai lồng giữa cỏi đời thế tục mà lớp võ cứng của nó là lợi danh ngũ dục, sức mạnh của nó là cơn lốc bát phong.Tôi chân thành nói lên câu cần dìu dắt nhau vì vào giây phút mà tôi đang nguệch ngoạc ghi lại vài dòng này. chính tôi, phải chính tôi,không dám ngửng mặt tự xưng là Tỳ Kheo chân chánh chỉ biết như thảo phú địa nhất tâm sám hối mười phương pháp giới.*

GHI CHÚ THÊM:

Chùa hiện tại do một Ht khác trụ trì , đại lão HT chỉ làm cố vấn . Luôn có khóa tu một ngày pháp môn niệm Phật từ 6h sáng đến 18h tối của ngày chủ nhật cuối tháng âm.
Ngoài chùa Vạn Đức tp HCM còn có chùa Huê Nghiêm ờ Q 2 do HT Thích quảng Đức trụ trì với đạotràng Pháp Hoa, chùa rất đồ sộ uy nghiêm, ( có dịp dq sẻ thu nhập hình ành vì chỉ chụp được bên ngoài thôi, ) cũng có tổ chức vào chiều chủ nhật hàng tuần .
Chùa Hoằng Pháp ở Hốc Môn thì bà con biết rồi có khoa 1tu một ngày vào chủ nhật đầu tháng pháp tu niệm Phật A Di Đà.


File đính kèm Thumbnail(s)
                       
THANK YOU
[-] dieuquang được 6 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (04-11-2013 03:46 PM), baothai (05-11-2013 10:05 AM), MyHang (07-11-2013 12:40 PM), Hoang Oanh (12-11-2013 10:23 AM), MinHo (29-11-2013 05:58 PM), Tám Phước (16-02-2014 01:39 PM)
05-11-2013, 08:08 PM (Được chỉnh sửa: 07-11-2013 07:55 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #3
RE: CHÙA VẠN ĐỨC
XIN TIẾP GIỚI THIỆU CHÙA HUÊ NGHIEM 2 (như đã nói trước)

2/ CHÙA HUÊ NGHIÊM 2

Tọa lạc ở số 299B đường Lương Định Của, phường Bình Khánh, quận 2, TP. HCM (ĐT: 08.8874257), chùa thuộc hệ phái Bắc tông Ngôi chùa Huê Nghiêm 2 phát xuất từ Tổ đình Huê Nghiêm ở Thủ Đức. Tổ đình Huê Nghiêm do bậc danh Tăng là Tổ Thiệt Thuỵ Tánh Tường khai sáng cách nay trên 300 năm. Trong những vị Tổ kế nghiệp, nơi đây đã từng một thời vang danh với công đức giáo hoá của Tổ Huệ Lưu. Hòa thượng Thích Trí Quảng là tôn sư xuất thân từ Tổ đình Huê Nghiêm.
[Hình: attachment.php?aid=7129]
Chùa Huê Nghiêm 2
Đất chùa ngày nay do Hòa thượng Thích Hồng Tín tạo mãi cho tổ đình Huê Nghiêm, Thủ Đức từ năm 1899. Trước đây, phần đất này dùng để sản xuất lúa gạo cho tổ đình. Sau năm 1975, Hòa thượng Thích Trí Quảng, trưởng tử của Hòa thượng Thích Trí Đức, cố viện chủ tổ đình Huê Nghiêm, đã cho dựng thảo am, rồi xây chùa Huê Nghiêm 2 để tăng chúng và Phật tử có chỗ nghỉ ngơi, tu học. Năm 1998, chùa Huê Nghiêm 2 được chính thức công nhận.
Trên một diện tích khoảng 2 ha, tiếp nối sự nghiệp của chư vị Tổ sư và để báo đáp công ơn muôn một của Thầy Tổ, Hòa thượng tôn sư đang cho xây dựng lại toàn bộ Ngôi chùa Huê Nghiêm 2 mang nét đẹp thanh nhã.
Ngôi chánh điện tôn trí chư Phật, Bồ tát bằng gỗ quý: Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Di Lặc.
Báo Giác Ngộ số 50 ngày 10 – 01 – 2001 cho biết, ở mỗi khoảng sân, góc vườn, hồ sen, ao cá... đều được Hòa thượng trụ trì đặt tên của từng vị Bồ tát, Thánh Tăng có danh hiệu trong kinh Pháp Hoa. Hàng tháng, nơi đây có hai ngày chủ nhật dành cho Phật tử Đạo tràng Pháp Hoa chuyên tu. Ngày 27 – 5 – 2000, Thượng tọa Thích Giác Hoằng đã phát tâm hỷ cúng cho chùa 3 viên Xá lợi của đức Bổn sư và hai vị Thánh Tăng Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất.
[Hình: attachment.php?aid=7130]
Tượng Bồ Tát Quan Âm tại Chùa Huê Nghiêm 2
Đặc biệt, ở sân trước chùa có tôn trí pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm cao 12m (tượng cao 8m, đài cao 4m) bằng đá hoa cương nguyên khối nặng 60 tấn do Hòa thượng Thích Tịnh Từ, viện chủ chùa Kim Sơn (Mỹ) cúng dường năm 2003.
Ngôi chùa Huê Nghiêm 2, một ngôi đại tự bậc nhất Việt Nam chính là bổn bộ của đạo tràng Pháp Hoa. Nơi đây, nhiều Tăng Ni và hàng ngàn Phật tử thường đến thọ trì, đọc tụng Kinh Pháp Hoa và tiếp nhận Pháp âm của Hòa thượng tôn sư.
Ngôi chùa ngày nay thường xuyên đón tiếp nhiều đoàn khách du lịch trong nước, ngoài nước đến chiêm bái.





[Hình: attachment.php?aid=7131]
[Hình: attachment.php?aid=7132]
[Hình: attachment.php?aid=7133]
[Hình: attachment.php?aid=7134]


File đính kèm Thumbnail(s)
                       
THANK YOU
[-] dieuquang được 4 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (07-11-2013 10:34 AM), MyHang (07-11-2013 12:42 PM), Hoang Oanh (12-11-2013 10:23 AM), Tám Phước (16-02-2014 01:39 PM)
05-11-2013, 08:46 PM (Được chỉnh sửa: 07-11-2013 07:55 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #4
RE: CHÙA VẠN ĐỨC
XIN GIỚI THIỆU TIẾP MỘT NGÔI CHÙA CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ ĐANG DẦN HÌNH THÀNH

3/ CHÙA MINH ĐĂNG QUANG Q2 TP HCM

[Hình: attachment.php?aid=7135]
Xa lộ Hà Nội là con đường đi vào trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh và cũng là hướng đi đến Đồng Nai, Phà Cát Lái. Nếu như để ý một chút thì bạn sẽ thấy có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát của Pháp Viện Minh Đăng Quang.

Cách đây hơn 1 năm, ngày 28 tháng 02 năm 2009 ( 04 / 02 Kỷ Sửu ) - tại Tổ Đình Pháp Viện Minh Đăng Quang - Hệ Phái Phật Giáo Khất Sĩ thành viên thống nhất trong lòng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, tọa lạc số 505 Xa Lộ Hà Nội, P. An Phú. Quận 2, TP. Hồ Chí Minh đã làm lễ khởi công xây dựng mới.

Pháp Viện Minh Đăng Quang dự kiến xây dựng trong 7 - 10 năm với số tiền 120 - 150.000.000.000 ( VND ).

Công trình được xây dựng trên tổng diện tích 37.490 m2, với một công trình lớn được đầu tư bài bản từ những công ty xây dựng uy tín, với sự tư vấn kĩ thuật, sự kiểm định về chất lượng khoa học .
[Hình: attachment.php?aid=7136]
Hàng ngày, trên 70 công nhân xây dựng miệt mài hăng say quên đi thời tiết hai mùa mưa nắng và cái gío bụi của con đường khi nhịp sống dòng đời vẫn ồn ào tấp nập xe cộ. Qúy Sư luôn di chuyển như con thoi khi sáng đến tối là phải đi kiểm tra công trình từ những vật liệu xây dựng cho đến những mặt an toàn cho lao công và ký những giấy tờ hóa đơn biên nhận thu chi cho công trình, thiết nghĩ một công trình Phật giáo có quy mô lớn cho hậu thế – trên 70 người xây dựng trong 10 năm, 150 tỷ vẫn chưa đủ khi giá cả ngày càng tăng cao và những phát sinh thực tiễn, vẫn cần nhiều sự đóng góp tài lực, sức lực và trí lực.

Pháp viện do Hòa thượng Thích Giác Nhiên, nguyên Trưởng Giáo đoàn 4 hệ phái Khất sĩ, cho xây dựng vào năm 1968, với sự đóng góp công đức to lớn của quý Hòa thượng Thích Giác Phúc (viện chủ) và Hòa thượng Thích Giác Lai (trụ trì đương nhiệm).

Pháp viện đã được trùng tu qua các đời trụ trì tiền nhiệm: Hòa thượng Thích Giác Phúc, Thượng tọa Thích Giác Khoa, Trưởng lão Thích Giác Huyền. Trước chánh điện có đặt tượng Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Di Lặc lộ thiên.

Pháp viện có tôn trí hai pho tượng bằng đá cẩm thạch là tượng đức Phật Thích Ca thiền định trên tòa sen cao 4,2m và tượng Tổ sư Minh Đăng Quang.

[Hình: attachment.php?aid=7137]
Tượng đài Tổ sư Minh Đăng Quang

Theo mô hình tổng thể, có 4 ngôi tháp án ngữ tại 4 góc của chánh điện. Hai tháp phía trước hình bát giác gồm 9 tầng, cao 37m, hai tháp phía sau hình tứ giác, 13 tầng, cao 49m. Hiện nay, hai ngôi tháp phía trước đã hoàn tất phần móng, và tầng 1 của 2 tháp này đã được đúc xong trước Tết Nhâm Thìn (2012).

TT. Thích Minh Hóa - phụ trách giám sát thi công cho biết, công trình sẽ hoàn thành phần cơ bản vào cuối năm 2013 để kịp tổ chức Đại lễ tưởng niệm 60 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng (mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ 1954 - 2014).

Cũng theo chư tôn giáo phẩm Ban Thường trực Hệ phái, sau khi hoàn thành đại trùng tu công trình, một trạm cấp cứu 24/24 giờ mang màu sắc Phật giáo có thể sẽ được thiết lập tại đây. Điều này sẽ là một lợi thế trong điều kiện vận dụng và phát triển tâm Từ của người con Phật, đồng thời tạo sự an tâm cho hành khách xuôi Nam ngược Bắc mỗi ngày xuyên qua trục lộ huyết mạch của đất nước.


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
[-] dieuquang được 5 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (07-11-2013 08:17 AM), baothai (07-11-2013 10:35 AM), MyHang (07-11-2013 12:43 PM), Hoang Oanh (12-11-2013 10:24 AM), Tám Phước (16-02-2014 01:39 PM)
07-11-2013, 08:00 AM (Được chỉnh sửa: 29-11-2013 04:18 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #5
RE: CHÙA VẠN ĐỨC
4/ CHÙA ỐC TP NHA TRANG

Bước vào chùa Từ Vân nằm ở trung tâm TP Cam Ranh, Khánh Hòa, bạn như bước vào thế giới đại dương bởi chùa được làm chủ yếu BẰNG VỎ ỐC VÀ SAN HÔ

Từ Vân là ngôi chùa được xây dựng năm 1968 trên đường 3/4, TP Cam Ranh, cách Nha Trang 60 km về hướng Nam. Do được xây dựng chủ yếu từ vỏ ốc và san hô nên ngôi chùa còn được biết đến với tên gọi chùa Ốc hay chùa San Hô. Nhờ nét kiến trúc độc đáo, chùa đã trở thành điểm tham quan hấp dẫn.
Ngay từ khi bước chân vào cổng chùa, du khách đã có thể cảm nhận không gian thanh tịnh chốn thiền tu khi trước mặt là con thuyền Bát Nhã bằng ốc cao 3 tầng dài 10 m, chở đầy tam bảo (kinh, luật, luận) của Phật. Bên phải chùa là cảnh Phật Đản sanh, Phật xuất gia, Phật thành đạo, Phật chuyển pháp luân và Phật nhập niết bàn, bên trái là điện Quan âm.
[Hình: attachment.php?aid=7138]

Ấn tượng nhất với du khách là tháp Bảo Tích cao 39 m được ghi nhận là cao nhất Việt Nam. Tháp có cấu trúc cầu kỳ với 49 tiểu tháp hình chóp ở bên ngoài, trong mỗi tiểu tháp có một tượng Phật nghìn tay, nghìn mắt; trên đỉnh mỗi tiểu tháp lại có một bảo tháp nhỏ. Cứ thế hàng trăm pho tượng Phật lớn nhỏ được sắp xếp tỉ mỉ trên tòa tháp này.

Tháp Bảo Tích có 8 cửa tượng trưng cho “Bát chánh đạo”. Bên trong có 2 tầng, trên thờ Phật, dưới để du khách dừng chân chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ đậm phong vị biển khơi của tòa tháp. Không chỉ bên ngoài, các đường nét, hoa văn uyển chuyển ở bên trong tháp cũng được kết bằng vỏ sò, ốc, trai, điệp đầy tinh tế và khéo léo. Mái vòm của tháp hình nón còn được khảm hoa văn bằng vỏ ốc nhiều màu. Với kiến trúc hai tầng hình chóp nhọn, vươn mình lên nền trời xanh biếc, tháp Bảo Tích như tòa lâu đài lộng lẫy giữa đại dương.
[Hình: attachment.php?aid=7139]

Đồ sộ, uy nghi là vậy nhưng bạn sẽ còn phải trầm trồ kinh ngạc khi biết rằng, tháp được thiết kế và xây dựng toàn từ óc sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của các nhà sư trong chùa. Để tạo nên kiệt tác độc nhất vô nhị ấy, các nhà sư đã phải mất 5 năm thực hiện, kể từ năm 1995. Trải qua thời gian và mưa nắng, những viên đá san hô và vỏ ốc ở đây đã nhuốm màu thời gian, tạo cho tháp một dáng vẻ xù xì nhưng cổ kính và rất đỗi yên bình.

Ngoài tháp, hành trình xuống “18 tầng địa ngục” là trải nghiệm rất thú vị ở chùa Ốc. Đường xuống “địa ngục” tuy chỉ dài khoảng 500 m, nhưng vẫn được xây dựng rất kỳ công từ đá san hô, vỏ ốc, bên ngoài bao bọc hình rồng bắt mắt. Do xuyên xuống lòng đất sâu, nên lối đi ở đây tối, nhỏ hẹp, khúc khuỷu quanh co.
Nhưng dường như điều này chẳng thể cản được bước chân của những người ưa khám phá. Với cây nến hoặc đèn pin trong tay, bạn có thể thử cảm giác “rơi xuống 18 tầng địa ngục”. Dọc lối đi là 12 tấm bảng ghi lại tội ác của trần gian và hình phạt nơi cửa ngục, giống như lời khuyên răn con người sống hướng thiện, nhân từ. Sẽ đôi lúc bạn bị giật mình vì cảnh “tra tấn rùng rợn” thoáng ẩn hiện ra trong ánh sáng lập lòe.

[Hình: attachment.php?aid=7140]
Trong chùa còn rất nhiều tháp, động, tượng được làm bằng san hô, vỏ ốc.
Vượt hết “18 tầng địa ngục” và đi qua chiếc cầu Nại Hà, theo thuyết nhà Phật là bạn đã kết thúc mọi đau khổ và trở lại trần gian, bằng cửa ra là miệng của một con rồng lớn. Tuy chỉ là quan niệm nhưng bạn sẽ cảm thấy lòng lắng lại, như đã giũ bỏ được mọi ưu phiền và đón nhận cuộc sống tươi đẹp xung quanh.

Theo con đường rộng thoáng sau miệng rồng, du khách đến với “thiên đường” đầy ánh sáng của “Bát Nhã hoa viên”. Ở đây, những hàng cây cổ thụ, những vườn hoa rực rỡ sắc màu, cùng các tượng sinh vật biển, thú rừng, núi ngũ hành làm bằng vỏ ốc… đã tạo nên một không gian yên bình khoáng đạt đến mê hồn.


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
[-] dieuquang được 5 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (07-11-2013 08:17 AM), baothai (07-11-2013 10:36 AM), MyHang (07-11-2013 12:43 PM), Hoang Oanh (12-11-2013 10:24 AM), Tám Phước (16-02-2014 01:39 PM)
07-11-2013, 08:21 AM (Được chỉnh sửa: 29-11-2013 04:23 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #6
RE: CHÙA VIỆT
5/ CHÙA HỘI KHÁNH TỈNH BÌNH DƯƠNG

Ngôi chùa Hội Khánh tọa lạc dưới chân đồi, cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một 500m về hướng Đông, số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, Thị xã Thủ Dầu Một, là một công trình kiến trúc tôn giáo, nghệ thuật lớn nhất tỉnh, được công nhận DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HÓA QUỐC GIA ngày 07/01/1993.
[Hình: attachment.php?aid=7145]
Chùa xây dựng từ thế kỷ XVIII (1741), 1861 chùa đã bị Pháp thiêu hủy. Đến năm 1868, chùa được xây dựng lại ở vị trí hiện nay với diện tích xây dựng 1.211m2. Năm 2007 chùa xây dựng thêm ngôi tháp 7 tầng cao 27 mét và tái tạo lại Phật tích “Tứ động tâm”, gồm có: Vườn Lâm Tì Ni (nơi Phật ra đời), Bồ Đề Đại Tràng (nơi Phật hành đạo), Vườn Lộc Uyển (nơi Phật thuyết đầu tiên), Ta La Song Thọ (đức Phật nhập niết bàn) có ý nghĩa sâu sắc về đạo pháp.
Năm 2008, Phật đài quy mô lớn, cao 22m được xây dựng ở khu đất phía trước chùa. Tầng trệt là dãy nhà chiều dài 64m, chiều ngang 23m dùng làm Trường Phật học, Thư viện … Tầng trên tôn trí đại tượng đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn cao 12m, dài 52m. Đây là một công trình mỹ thuật đáng tự hào của Phật giáo Bình Dương, được khánh thành trọng thể vào ngày Rằm tháng Hai năm Canh Dần (30-3-2010) mừng 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Tuy đã được sửa chữa, trùng tu nhiều lần nhưng về cơ bản đây là ngôi chùa hiếm hoi vẫn còn giữ được phần lớn kiến trúc ban đầu. Nét nỗi bật của ngôi cổ tự này là giá trị phong phú về mặt lịch sử văn hoá, nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt phần lớn những di tích, cổ vật hàng mấy trăm năm được bảo tồn lưu giữ cho đến nay. Hội Khánh còn được xem là ngôi chùa tiêu biểu cho đặc điểm chung của các ngôi chùa cổ Bình Dương

Về cấu trúc chùa gồm bốn phần chính: Tiền điện – chánh điện; giảng đường kiến trúc này có 92 cột gỗ quý; Đông lang và Tây lang chùa bố trí theo kiểu “sắp đôi” nối liền nhau với kiến trúc “trùng thềm, trùng lương”. Đây là biến tấu đặc biệt trong kiến trúc theo truyền thống chùa cổ xứ Nam Kỳ. Chánh điện với kèo cột, vách gỗ và ba bộ cửa bức màn, còn có gần 100 tượng gỗ, các vị La Hán và thập điện Minh Vương dáng vẻ khác nhau được tạo bằng gỗ mít sơn son thép vàng. Đặc biệt có hai bức phù điêu chạm hình 18 vị La Hán và các vị bồ tát, tạo nên một công trình điêu khắc tuyệt mỹ, có giá trị nghệ thuật cao mang đặc trưng của phong cách điêu khắc gỗ Bình Dương xưa. Đây là công trình mang dấu ấn những bàn tay tài nghệ độc đáo của lớp thợ xứ Thủ (TDM) ở cuối TK XIX (trong đó phải kể đến các thợ như thợ phèn, đường, Trương Văn Cang, Nguyện Văn Ba, Nguyễn Văn Xù, Sáu Nhồng, Chính Trí…)

Về phần liễn đối, thơ văn còn lưu giữ phong phú, giá trị khó có ngôi chùa nào sánh kịp. Nơi chánh điện có những câu liễn đối tiêu biểu cho đạo vị thiền học được nhiều người nhắc đến:

“Nhược thực nhược hư trúc ảnh tảo giai trần bất động

thị không thị sắc nguyệt xuyên hải để thuỷ vô ngân”

(Như thực như hư, bóng trúc quét thềm, bụi trần chẳng động.

Là không là sắc, ánh trăng xoáy biển, nước biển không nhồi)

Ngoài ra, nhiều người cũng nhắc đến câu đối của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc còn lưu ở chùa Hội Khánh, với ý nghĩa ngôn từ hàm súc của thiền học: “Đại đạo quảng khai thố giác khuê đàm để nguyệt. Thiền môn giáo dưỡng, qui mao thằn thụ đầu phong” (Tạm dịch: mở rộng đạo lớn như sừng thỏ như mò trăng đáy nước. Nuôi dưỡng mái chùa như lông rùa như cột gió đầu cây).

Về phần nghệ thuật trang trí nội thất, tranh tượng tự khí thờ phượng được điêu khắc, chạm trổ rất công phu, sắc sảo… đặc biệt phải kể đến bộ bao lam “thập bát La Hán” (tạo tác 1921), bức phù điêu “tứ thời” ốp vào hai cột trước chánh điện; các bàn thờ chạm trổ tinh vi hoàn thành vào năm Ất Sửu (1925). Nhà chùa còn giữ được BỘ MỘC BẢN KINH cách đây trên 120 năm
Đại hồng chung của chùa được đúc vào năm Quí Mùi (1883) do Bổn đạo Dương Văn Lúa hiến cúng. Điều đó cho thấy đạo phật đã phát triển khá sớm và khá vững mạnh tại địa phương này.

Trong suốt 250 năm kể từ ngày thành lập chùa đã có 10 vị trụ trì . Chín vị đã mất được hỏa thiêu và tro được giử lại tại chùa . Các vị trụ trì quá cố gồm có: Thích Đại Ngạn, Thích Chân Kính, Thích Chánh Đắc, Thích Trí Tập, Thích Thiện Quới, Thích Từ Văn, Thích Ấn Bửu - Thiện Quới, Thích Thiện Hương and Thích Quảng Viên. Đương nhiệm trụ trì là Hòa thượng Thích Huệ Thông. Ngài cũng là Phó Trưởng ban thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương.

Đã từ lâu, chùa Hội Khánh là một trung tâm tu học Phật giáo trong vùng. Nhiều thày đào tạo từ chùa đã ra mở chùa mới và trụ trí ở dó.
Một thày nổi bật từ chùa là Hòa thượng Thích Từ Văn được coi là thày dẩn đầu trong Phật giáo miền nam Việt Nam thời đó. Năm 1920 thày được mòi qua Marseille, Pháp để thuyết pháp. Thày là một người có công lớn trong việc thiết lập chùa Hội Khánh ở Marseille.

[Hình: attachment.php?aid=7146]
Phật đài mới xây và TƯỢNG PHẬT NHẬP NIẾT BÀN LỚN NHẤT VN
Tượng ở chùa Hội Khánh (Bình Dương) dài 52m, cao 12m, an vị trên độ cao của mái chùa cách mặt đất 24m, xung quanh là 840 cánh hoa sen và các chư tiên, đệ tử tề tựu.
Vừa qua, tổ chức Kỷ lục châu Á tại Ấn Độ đã công nhận tượng Đức bổn sư Thích ca nhập Niết ở chùa Hội Khánh (Thủ Dầu Một, Bình Dương) là tượng Phật nhập niết bàn trên mái chùa dài NHẤT CHÂU Á
Cầu thang chính đi lên tượng có 49 bậc tương đương cho 49 năm hành đạo của Đức Phật, dọc cầu thang và bao xung quanh là 52 ngọn đèn giả đá biểu tượng cho 52 phẩm vật dâng trong Hội Niết bàn.
Dưới chân bệ nằm của tượng có 20 bức phù điêu tái hiện hình ảnh Đức Phật từ khi đản sinh đến lúc nhập Niết bàn. Phía dưới bức tượng là hội trường, phòng học, thư viện.
Tượng được bố trí trên diện tích 3.200m2, nằm trong khuôn viên 13.000m2 giữa khu rừng dầu của chùa Hội Khánh, tỉnh Bình Dương.


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
[-] dieuquang được 4 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (07-11-2013 10:37 AM), MyHang (07-11-2013 12:43 PM), Hoang Oanh (12-11-2013 10:24 AM), Tám Phước (16-02-2014 01:40 PM)
07-11-2013, 12:51 PM
Bài viết: #7
RE: CHÙA VIỆT
Cám ơn Anh Hai ,hôm nay mới biết Sài Gòn có nhiều chùa đẹp và rộng lớn , hoành tráng ghê. em chỉ đi được các chùa TT Sài Gòn thôi , như chùa Vĩnh nghiêm , Phổ Quan và chùa chén kiểu An Phú thôi , nhánh Út có 1 cháu đã theo khóa tu mùa hè rồi , từ Long Xuyên lên đi tu đó ,hi hi vì ăn chay không quen nên trước khi về Long Xuyên , nó và nhóm bạn đi tu cùng nhau đi ăn gà nướng ở Bùi thị Xuân bị em bắt gặp , công nhận hi hữu thiệt
THANK YOU
[-] MyHang được 4 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (07-11-2013 10:12 PM), dieuquang (08-11-2013 07:17 AM), Hoang Oanh (12-11-2013 10:25 AM), Tám Phước (16-02-2014 01:40 PM)
08-11-2013, 11:46 AM (Được chỉnh sửa: 29-11-2013 04:26 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #8
RE: CHÙA VIỆT
6/ CHÙA THIÊN MỤ HUẾ


Đường Nguyễn Phúc Nguyên, nằm trên đồi Hà Khê, xã Hương Long, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Chùa Thiên Mụ, còn được gọi là chùa Linh Mụ, được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Chùa nằm bên bờ Bắc sông Hương cách trung tâm thành phố Huế 5km.Chùa là một trong những KIẾN TRÚC TÔN GIÁO CỔ NHẤT và đẹp nhất ở thành phố Huế.
[Hình: attachment.php?aid=7147]

Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên - Nguyễn Hoàng.
Dưới thời chúa Quốc -Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô hơn. Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn,nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó.
Đến năm 1714, chúa Quốc lại cho đại trùng tu chùa với hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng, nhà Thiền... mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Chúa Quốc còn đích thân viết bài văn,khắc vào bia lớn (cao 2m60,rộng 1m2) nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây,việc cho người sang Trung Quốc mua hơn 1000 bộ kinh Phật đưa về đặt tại lầu Tàng Kinh, ca tụng triết lý của đạo Phật, ghi rõ sự tích Hòa thượng Thạch Liêm - người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng Phật giáo ở Đàng Trong. Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn, trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp.

Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn.
Năm 1844, nhân dịp mừng lễ "bát thọ" của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội của vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại ngôi chùa một cách quy mô hơn: xây thêm một ngôi tháp bát giác gọi là Từ Nhân (sau đổi là Phước Duyên), đình Hương Nguyện và dựng 2 tấm bia ghi lại việc dựng tháp, đình và các bài thơ văn của nhà vua.
[Hình: attachment.php?aid=7148]
trống bằng gỗ mít nguyên khối( không ghep1 nhứ các trống khác)

Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng.
[Hình: attachment.php?aid=7150]
bia nói về tháp Phước Duyên
[Hình: attachment.php?aid=7151]

Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo.Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi).
Trận bão năm 1904 đã tàn phá chùa nặng nề. Nhiều công trình bị hư hỏng, trong đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn (nay vẫn còn dấu tích). Năm 1907, vua Thành Thái cho xây dựng lại, nhưng chùa không còn được to lớn như trước nữa. Hai bên tháp có hai nhà tứ giác, đặt hai tấm bia đời Thiệu Trị. Sâu vào bên trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và một nhà để quả chuông đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu.
[Hình: attachment.php?aid=7154]
Chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ Thiên Mụ chung thanh do đích thân vua Thiệu Trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa.

Thiên Mụ Chung Thanh
Cao cương cổ sát trấn điền xuyên
Nguyệt tướng thường viên tự tại thiên
Bách bát hồng thanh tiêu bách kết
Tam thiên thế giới tỉnh tam duyên
Tăng hoằng ngọ nhật u minh cảm
Liêu lượng dần tiêu đạo vị huyền
Phật tích Thánh công thùy hải vũ
Thiện nhân tăng quả phổ cai diên.

Dịch thơ: Tiếng Chuông Thiên Mụ
Trên bến gò xưa chùa lập ra
Bên trời tự tại mãi Gương Nga
Tiếng ngân trăm tám tan trăm oán
Thế giới ba ngàn giải nợ ba
Chuông động giữa trưa miền tối
Kinh gieo canh sớm đạo tăng gia
Truyền công Phật Thánh tràn non nước
Nhân quả ươm lành khắp chốn xa





Qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ, ngoài những công trình kiến trúc như tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng, điện Địa Tạng, điện Quan Âm... cùng bia đá, chuông đồng, chùa Thiên Mụ ngày nay còn là nơi có nhiều cổ vật quí giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả về nghệ thuật. Những bức tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương, tượng Phật Di Lặc, tượng Tam Thế Phật... hay những hoành phi, câu đối ở đây đều ghi dấu những thời kỳ lịch sử vàng son của chùa Thiên Mụ.
[Hình: attachment.php?aid=7153]
Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày. Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam là Đào Tấn được đặt gần chiếc xe Ô TÔ DI VẬT CỐ HT THÍCH QUẢNG ĐỨC để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.
[Hình: attachment.php?aid=7149]
Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.
[Hình: attachment.php?aid=7152]

Chuông chùa gột rửa bụi trần

Chùa Thiên Mụ hiện có 2 quả chuông. Một quả chuông được đúc vào năm Canh Dần (1710) đặt trong một ngôi nhà bát giác phía bên trái tháp Phước Duyên nhìn từ ngoài cổng vào. Chuông cao 2,50m, đường kính miệng 1,40m, cân nặng 3.285kg. Trên chuông có khắc bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu chú nguyện mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
Chuông này hiện nay chỉ được đặt như một pháp khí của chùa mà không đánh. Còn tiếng chuông Thiên Mụ từng được nhắc đến trong ca dao, là từ chiếc chuông được đúc vào năm Gia Long thứ 14 (1815), đặt trên lầu chuông bên trái cổng chùa dẫn vào điện Đại Hùng.
Chuông Thiên Mụ cấu thành từ một hàm lượng hợp kim đặc biệt, lại mang trong mình giá trị tâm linh nên tạo nên âm sắc vang xa, bay vút lên trời cao thấu đến lòng người, khiến tâm thanh thản, giũ sạch bụi trần.
Đã từ lâu, chùa Thiên Mụ nổi tiếng với 108 TIẾNG CHUÔNG NGÀY NGÀY giữ nhịp thời gian, mang theo tâm nguyện từ bi gửi gắm đến chúng sinh, giải tỏa mọi muộn phiền đau khổ.
Nhà vua cũng cho xây dựng hai tiểu đình trước Nghi môn để dựng bia đá khắc bài minh Thiên Mụ chung thanh. Bài minh có đoạn: "Bách bát hồng thanh tiêu bách kết. Tam thiên thế giới tỉnh tam duyên". Nghĩa là: "Một trăm lẻ tám tiếng chuông tiêu tan trăm nỗi oan kết muộn phiền. Ba ngàn thế giới tỉnh ba duyên".

Thượng tọa Thích Trí Tựu, trụ trì hiện nay của chùa cho biết: "Từ xưa đến nay, chuông chùa vẫn đánh mỗi ngày hai lần, lúc 19h30 và 3h30 sáng. Mỗi lần đánh trong thời gian 60 phút, bằng 108 tiếng chuông để xóa đi 108 nỗi phiền muộn trong thế gian. Khi được hỏi về con số 108, vị hòa thượng điềm đạm cho biết: Theo giáo lý nhà phật, chúng sinh trong tam giới (gồm dục giới, sắc giới và vô sắc giới) đều có chung bát khổ (sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ, oán tằn hội, ái biệt ly khổ và cầu bất đắc khổ).
Từ căn bản của 8 điều khổ sẽ dẫn đến 108 nỗi phiền não được chia nhỏ theo trạng thái tâm lý tình cảm. Và trong mỗi tiếng chuông đều mang theo tâm nguyện từ bi gửi gắm đến chúng sinh, giải tỏa những nỗi oan khiên, chán chường.


File đính kèm Thumbnail(s)
                               
THANK YOU
[-] dieuquang được 5 thành viên cám ơn cho post này:
MyHang (08-11-2013 12:36 PM), langtrang (08-11-2013 02:30 PM), baothai (09-11-2013 01:35 AM), Hoang Oanh (12-11-2013 10:25 AM), Tám Phước (16-02-2014 01:40 PM)
09-11-2013, 12:08 PM (Được chỉnh sửa: 09-11-2013 05:40 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #9
RE: CHÙA VIỆT
7/ CHÙA LONG SƠN : NHA TRANG > VỚI TƯỢNG PHẬT TRẮNG NỖI TIẾNG

Chùa Long Sơn, thường được gọi là chùa Phật Trắng, tọa lạc dưới chân núi Trại Thủy, số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
[Hình: attachment.php?aid=7171]
Toàn cảnh chùa Long Sơn

Chùa do Hòa thượng Thích Ngộ Chí dựng trên núi Trại Thủy (xưa còn có tên là núi con Dơi) vào năm 1886, tên là chùa Đăng Long. Hòa thượng tên Nguyễn Tâm Văn Nghi, sinh năm 1856, người làng Vinh Điềm, huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa. Ngài viên tịch năm 1935.
Năm 1900, sau một trận bão lớn, chùa bị hư hỏng và dời trên núi xuống địa điểm hiện nay.

[Hình: attachment.php?aid=7172]

Năm 1936, chùa được Hội Phật học Khánh Hòa chọn đặt trụ sở Hội Phật học. Năm 1940, chùa được Hội trưởng Tôn Thất Quyền và Cư sĩ Võ Đình Thụy vận động tổ chức trùng tu. Đến năm 1968, chùa lại bị hư hỏng. Từ năm 1971 đến năm 1975, Thượng tọa Thích Thiện Bình đứng ra lo việc trùng tu chùa. Việc trùng tu mới thực hiện được 60% theo bản vẽ của kiến trúc sư Võ Đình Diệp.

Ngôi chính điện rộng 1.670m2. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Án chính thờ tượng đức Phật Thích Ca thuyết pháp, tượng bằng đồng, cao 1,6m, nặng 700 kg; hai bên có phù điêu Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí.
[Hình: attachment.php?aid=7173]
[Hình: attachment.php?aid=7174]

Các bàn thờ phía trước tôn trí tượng đức Phật Thích Ca, Bồ tát Di Lặc và Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn.
[Hình: attachment.php?aid=7175]
Đặc biệt trong điện Phật có đặt cặp nến lớn, mỗi cây nặng 900 kg, cao 3,4 m do nghệ nhân Thượng tọa Thích Hiển Chơn (kỷ lục gia Việt Nam) thực hiện tại chùa An Phú (TP. Hồ Chí Minh), cư sĩ Phạm Nhật Vũ cúng dường năm 2008.

Bên hông trái của chùa có đường lên đỉnh đồi với 193 bậc cấp. Ở bậc thứ 44, chùa tôn trí pho tượng lộ thiên đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn được xây dựng vào năm 2003. Tượng có chiều dài 7m, cao 5m, phía sau là bức phù điêu mô tả chư vị tỳ kheo đang niệm Phật.
[Hình: attachment.php?aid=7176]

Lên vài bậc cấp nữa là tháp chuông với quả đại hồng chung cao 2,2m, nặng 1.500 kg.
[Hình: attachment.php?aid=7177]
Ở đỉnh đồi là pho tượng đức Phật Thích Ca (thường gọi là tượng Phật trắng) do Thượng tọa Thích Đức Minh, bấy giờ là Hội trưởng Hội Phật học tỉnh Khánh Hòa, và điêu khắc gia Phúc Điền – Bùi Văn Thêm tổ chức thực hiện vào hai năm 1964-1965.

Phật đài có chiều cao từ mặt bằng lên 24m, từ đế lên 21m, đường kính đài sen 10m, phần tượng Kim thân Phật tổ cao 14m, tư thế tọa thiền, uy nghi giữa bầu trời (Phần thân tượng được thực hiện tại chỗ, còn phần đầu tượng được điêu khắc gia Phúc Điền cho tạo tác tại Chợ Lớn).

Chung quanh đế Phật đài có hình 7 vị Thánh tử đạo. Trước Phật đài có cặp rồng dài 7,2m hai bên thành bậc cấp dẫn lên Phật đài. Từ đỉnh đồi, có đường đi qua viếng chùa Hải Đức, là một ngôi chùa danh tiếng ở Nha Trang.

Người dân Nha Trang có câu :

Ai về viếng cảnh Khánh Hòa
Long Sơn nên ghé, Tháp Bà đừng quên
Kim thân Phật tổ nhớ lên
Nhìn ông Phật trắng ngồi trên lưng trời.

Chùa đã qua các đời trụ trì như sau : Hòa thượng Thích Ngộ Chí (từ 1886 đến 1935), Thượng tọa Thích Chánh Hóa (từ 1936 đến 1957), Cố Hòa thượng Thích Chí Tín (từ 1957 đến nay).

Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Khánh Hòa và chùa đã tổ chức trọng thể Lễ khánh thành tượng đài Bồ tát Quảng Đức vào ngày 24 tháng 5 năm 2008 ở sân trước, gần cổng tam quan. Tượng bằng đá granite trắng nặng 12 tấn, cao 8m, trong đó phần thân tượng Bồ tát cao 6m. Đây là tượng Bồ tát Quảng Đức lớn nhất Việt Nam.
[Hình: attachment.php?aid=7178]

Chùa hiện đặt văn phòng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Trường TCPH tỉnh Khánh Hòa. Trường được thành lập từ năm 1982, đã đào tạo được 5 khóa Trung cấp.

Hằng ngày, chùa đón tiếp đông đảo phật tử, du khách trong nưóc, nước ngoài đến sinh hoạt, tham quan, chiêm bái. Chùa Long Sơn là một trong những thắng tích bậc nhất ở miền Trung.


File đính kèm Thumbnail(s)
                               
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
Hoang Oanh (12-11-2013 10:26 AM), Tám Phước (16-02-2014 01:40 PM)
09-11-2013, 05:54 PM (Được chỉnh sửa: 10-01-2014 06:11 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #10
RE: CHÙA VIỆT
8/ CHÙA NAM THIÊN NHẤT TRỤ SÀI GÒN

KHI NÓI CHÙA MỘT CỘT ĐA SỐ MỌI NGƯỜI NGHĨ NGAY CHÙA NGOÀI BẮC . ĐẤY LÀ CHÙA MỘT CỘT Ở SAIGON DỰA THEO PHIÊN BẢN MỘT CỘT NGOÀI BẮC NHƯNG BẰNG BÊ TÔNG CỐT THÉP

Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 15km về phía Đông, chùa Nam Thiên Nhất Trụ (đường Đặng Văn Bi, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức,TP.Hồ Chí Minh) được xem là một trong những ngôi chùa có nét kiến trúc đặc sắc ở Sài Gòn.
[Hình: attachment.php?aid=7180]

Nam Thiên Nhất Trụ – chùa Một Cột được khai sơn ngày 8 tháng 4 năm 1958 bởi Hòa thượng Thích Trí Dũng và một đệ tử tục danh Đỗ Thị Vinh (pháp danh Đức Hiển nay đã xuất gia đầu Phật) đã yểm trợ ngài tạo lập nên.

Chùa được xây dựng phỏng theo kiến trúc và kiểu dáng chùa Diên Hựu đời nhà Lý thế kỉ XI. Vua Lý lập lên ngôi chùa Nhất Trụ ở Thăng Long, Hà Nội để hằng năm xuân thu nhị kỳ, nhà vua ra đó cầu nguyện cho quốc thái dân an.

Chùa Nam Thiên Nhất Trụ được xây dựng mang đậm kiến trúc chùa cổ ở miền Bắc từ cách bố trí thờ phụng cho đến những đường nét hoa văn tinh xảo cũng như trính, xuyên, kèo, mái ngói. Trụ chùa Một Cột đúc vững chãi bằng xi măng cốt thép.

Do đó, chùa Nam Thiên Nhất Trụ được xây dựng với mục đích vừa là di tích lịch sử vừa là danh lam thắng cảnh để nhân dân miền Nam chiêm ngưỡng.

Nhìn từ cổng tam quan, chùa Nam Thiên Nhất Trụ tọa lạc ngay giữa lòng hồ Long Nhãn quanh năm nước xanh biếc. Dưới lòng hồ vừa có cá chép vừa có rùa sinh sống, tô điểm thêm cho mặt hồ là những nụ hoa sen hồng với diện tích mặt hồ khoảng hơn 600m2.

Chùa được đặt trên một cột cao khoảng 12m, bên trong chùa thờ Đức Bồ-tát Quán Thế Âm với khói nhang nghi ngút mang đến vẻ trầm mặc, thanh tịnh cho những ai đến đây lễ bái.
[Hình: attachment.php?aid=7184]
Một góc chùa Nam Thiên Nhất Trụ

Trên mặt hồ, Nam Thiên Nhất Trụ mang hình dáng như một búp sen lớn vươn lên với những đường nét hoa văn hết sức tinh tế khiến cho những ai đến đây đều phải cúi mình và dẹp bỏ bản ngã bởi không gian thanh tịnh mà chùa mang lại. Đặc biệt hơn, khi vừa bước vào chùa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp uy nghi của chùa vừa được hòa mình vào cảnh vật trong xanh ở đây mọi người như dứt đi mọi phiền não trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Phía sau Nam Thiên Nhất Trụ là chánh điện được bài trí tôn nghiêm với kết cấu ba gian, gian giữa thờ Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, hai gian bên thờ Đức Quán Thế Âm Bồ-tát và Đức Địa Tạng Bồ-tát.

Sau chánh điện là nhà lưu niệm Hòa thượng Thích Trí Dũng, bảo tháp Nam Thiên. Đặc biệt khi đến đây mọi người sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Đức Địa Tạng Bồ-tát đúc bằng 61kg kim loại quý, tượng Phật A Di Đà đồ sộ, tượng Phật Thích Ca ngồi thiền dưới cội bồ đề…
[Hình: attachment.php?aid=7182]

[Hình: attachment.php?aid=7183]
Cây Bồ-đề có nguồn gốc từ Ấn Độ, được trồng từ năm 1963

NAY QUAY LẠI CHÙA MỘT CỘT CHÁNH BẢN TẠI HÀ NỘI

Chùa Diên Hựu-Một Cột (quận Ba Đình, Hà Nội) đã có tuổi đời 963 năm lịch sử. Theo phong thủy nó gắn liền với sự duy trì mạch khí quốc gia. Một vinh dự làm nức lòng mọi người dân và Phật tử nước ta: Vừa qua tại Faridabad (Ấn Độ), Tổ chức KỶ LỤC CHÂU Á đã quyết định công nhận chùa Một Cột là “ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”. Ngày 12-11-2012 (29 tháng 9 năm Nhâm Thìn) tại Chùa Một Cột tiến hành trọng thể đón nhận Cúp và trao bằng công nhận kỷ lục châu Á.
Đây là ngôi Quốc tự độc đáo bậc nhất của nước ta nằm ở phía Tây của khu vực tử cấm thành Thăng Long. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, chùa Một Cột được xây dựng vào năm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1049) đời Lý Thái Tông. Vì vậy, trong việc quy hoạch xây dựng kinh đô, vương triều Lý và các triều đại kế tiếp đều đặc biệt coi trọng vị thế phong thủy của bông sen ngàn cánh này.
[Hình: attachment.php?aid=7185]

Sự tạo tác chùa Một Cột được khởi nguồn cảm hứng từ giấc mộng của vua Lý Thái Tông (1028-1054): Thấy Phật Bà Quan-Âm ngồi trên đài hoa sen, mời vua lên đài. Khi tỉnh dậy, vua nói với triều thần. Có người cho là điềm gở, nhưng nhà sư Thiện Tuệ thì khuyên vua nên xây chùa. Vua cho dựng cột đá giữa hồ, xây đài hoa sen có tượng Bồ-Tát Quan-Thế-Âm ở trên, đúng như hình ảnh vua đã thấy trong mộng. Các nhà sư chạy đàn chung quanh, tụng kinh cầu phúc lành sống lâu, nhân đó đặt tên chùa là Diên Hựu. Hàng tháng cứ Rằm, mồng Một vua đến đặt lễ cầu phúc. Có thể nói, từ hình ảnh ảo diệu trong giấc mộng vua Lý Thái Tông đã biến nó thành hình ảnh hiện hữu trong đời sống văn hóa tâm linh dân tộc.

Diện mạo chùa Một Cột thời Lý gồm Liên Hoa Đài (đài Hoa Sen), mỗi chiều 3m, mái cong dựng trên một cột hình trụ xây giữa hồ vuông. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên cột vươn cao lên khỏi mặt nước trồng toàn sen. Thông qua nhiều tài liệu cổ cho biết chiếc cột thần kỳ cao tới 20m, trong đó có bia “Sùng Diện Linh” ở chùa Long Đọi (Hà Nam) do Binh bộ Thượng thư Nguyễn Công Bật đã mô tả và ghi chép tỷ mỷ việc xây dựng quần thể di tích văn hóa tâm linh này: “Mở cửa chùa Diên Hựu tại vườn tây. Dấu vết theo quy mô thuả trước, lo toan Thánh ý ngày nay. Đảo hồ thơm Linh Chiểu, giữa hồ trồi lên cột đá. Trên cột đá có một cánh hoa sen ngàn cánh xòe ra. Trên hoa dựng ngôi đền đỏ sẫm. Trong đền đặt pho tượng sắc vàng, ngoài hồ có hành lang bao bọc. Ngoài hành lang lại có hồ Bích Trì, bắc cầu cong đi lại, ở sân trước hai bên tả hữu xây bảo tháp lưu ly…”.

Chùa Một Cột đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần. Đời Lý Nhân Tông (1072-1128), năm 1080, nhà vua cho đúc chuông treo ở chùa gọi là “Giác thế chung” (chuông thức tỉnh mọi người) và một tòa phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng. Nhưng vì chuông quá nặng nên phải để dướt đất, do vậy đánh không kêu. Chỗ ruộng để chuông thấp, có nhiều rùa đến ở gọi là Quy Điền. Năm 1426, giặc Minh bao vây thành Đông Quan, Vương Thông đã cho phá hủy quả chuông này để đúc vũ khí.

Chùa Một Cột hiện nay được xây dựng vào năm 1955, đài Liên Hoa có kết cấu hình vuông, lợp ngói ta, mỗi chiều dài 3m, bốn mái cong, bốn đầu đao được đắp hình đầu rồng. Trong đài tôn trí tượng Bồ tát Quan Thế Âm. Nhìn toàn bộ đài Liên Hoa như một đóa sen lớn vươn khỏi mặt nước. Toàn bộ đài đặt trên trụ đá có đường kính 1,2m, cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất). Trụ đá gồm 2 khối gắn rất khéo thoạt nhìn như một khối đá liền. Tầng trên đỡ một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, khác nào một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ nhỏ hình vuôn, có xây lan can bằng gạch xung quanh. Một chiếc thang xây dẫn lên chùa. Nét độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá.

Trải qua bao nhiêu triều đại được các bậc đế vương và quan lại nâng niu chăm sóc, trùng tu tôn tạo, ngày 28-4-1962 Bộ Văn hóa đã xếp hạng là “Di tích Lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia”. Ngày 4-5-2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập chùa là “Kỷ lục Việt Nam” và đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á. Sau thời gian thẩm định để xác lập, ngày 10-10-2012, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á: “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất” cho chùa Một Cột.
[Hình: attachment.php?aid=7186]


File đính kèm Thumbnail(s)
                           
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
Hoang Oanh (12-11-2013 10:27 AM), Tám Phước (16-02-2014 01:40 PM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS