Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
CHÙA VIỆT
12-11-2013, 09:07 AM (Được chỉnh sửa: 29-11-2013 04:31 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #11
RE: CHÙA VIỆT
9/ CÙA BÚT THÁP : TỈNH BẮC NINH

(Ninh Phúc tự ) nằm ở bên đê hữu ngạn sông Đuống, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, nhân dân trong vùng còn gọi là chùa Nhạn Tháp. Trong chùa có TƯỢNG THIÊN THỦ THIÊN NHẢN BỒ TÁT LỚN NHẤT VN
[Hình: attachment.php?aid=7199]

Bước chân vào qua cánh cổng chùa ngỡ như vừa bước qua cánh cửa thời gian.
[Hình: attachment.php?aid=7202]

Cả không gian được bao phủ bởi nét cổ kính, hoang sơ với hai cây đa cổ thụ vẫn vững chãi trầm ngâm mặc bao sương gió đã đi qua, với những đám cỏ mọc rất hiền hòa dưới lối đi, thoang thoảng đâu đây là hương thơm dịu dàng của hoa nhài.
[Hình: attachment.php?aid=7195]

Để xác định chùa có từ bao giờ thì chưa có nhà nghiên cứu nào đưa ra một tài liệu chính xác. Theo sách Địa chí Hà Bắc (1982) thì chùa có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278). Thiền sư Huyền Quang (đỗ Trạng nguyên năm 1297) đã trụ trì ở đây. Ông cho dựng ngọn tháp đá cao 9 tầng có trang trí hình hoa sen.
[Hình: attachment.php?aid=7200]

Đến thế kỷ 17, chùa đã trở nên nổi tiếng với sư trụ trì là Hòa thượng Chuyết Chuyết (1590-1644), người tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa, sang Việt Nam năm 1633 và trụ trì ở chùa. Năm 1644, Hòa thượng viên tịch và được vua Lê phong là "Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Đại Đức Thiền Sư". Tiếp đó, người kế nghiệp trụ trì chùa Bút Tháp là Thiền sư Minh Hạnh, học trò xuất sắc của Hòa thượng Chuyết Chuyết. Vào thời gian này, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Diệu Viên) đã rời bỏ cung thất, về đây tu hành. Thấy chùa bị hư nát nhiều, bà cùng con gái là công chúa Lê Thị Ngọc Duyên (Diệu Tuệ), xin phép Chúa Trịnh Tráng, rồi bỏ tiền của, ruộng lộc ra công đức để trùng tu lại ngôi chùa. Đến năm 1647, chùa mới được làm xong. Chùa kiến trúc theo kiểu "Nội Công Ngoại Quốc". Về cơ bản, quy mô và cấu trúc của chùa Bút Tháp hiện nay chính là ngôi chùa được xây dựng trong thời kỳ đó.
Chùa rất rộng, có cấu trúc thành nhiều tòa, được ngăn cách nhau bởi những khoảng trống lộ thiên, khác với nhiều ngôi chùa thường xây dựng theo kiểu liền tòa.
Kiến trúc chùa được bố trí cân xứng, chặt chẽ ở khu vực trung tâm, nhưng lại tự nhiên ở khu vực xung quanh. Quanh các điện thờ là hai hàng cau thẳng tắp “mà hương cau ngan ngát quanh vườn trầu”.

[Hình: attachment.php?aid=7196]
Ngay trong chùa, bao quanh chiếc cầu đá nối giữa Thượng điện và Tích thiện cũng có một đầm sen nhỏ càng làm khung cảnh thêm hiền hòa, tĩnh tại. Trên đầu cầu là hai con sư tử đá và rất nhiều hoa văn, họa tiết được chạm trổ cầu kì ,tinh vi, thể hiện giá trị nghệ thuật tinh xảo thời bấy giờ. Ngồi ở vị trị này, ta có thể nhìn ngẵm được những nét đẹp rất riêng của chùa. Rất nhiều bạn trẻ đến với chùa đã chọn chiếc cầu đá làm nơi lưu lại những hình ảnh kỉ niệm.
[Hình: attachment.php?aid=7197]

Năm 1876, khi vua Tự Đức đi qua đây thấy có cây tháp khổng lồ nên đã gọi là Bút Tháp. Đó chính là Tháp Bảo Nghiêm, tọa lạc ngay giữa khu vườn yên tĩnh ngập tràn bóng cây với hương bưởi thơm ngát trên đỉnh có hình nậm rượu, 5 tầng, 8 mặt, cao 13m, thờ hòa thượng Chuyết Chuyết, vị sư tổ của chùa. Ngày nay, Bảo Nghiêm vẫn uy nghi in bóng nên nền trời xanh ngắt đầy uy nghiêm.

Ngoài Tháp Bảo Nghiêm, chùa còn có tháp Tôn Ðức 5 tầng, cao 10m là nơi thờ thiền sư Minh Hành, vị tổ thứ hai của chùa. Điều đặc biệt là trên đỉnh tháp vẫn có cây cỏ phát triển.

Nhắc đến chùa Bút Tháp người ta không thể không nhắc tới bức tượng Bồ tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam
[Hình: attachment.php?aid=7198]

Ngoài ra còn có bộ tượng tam thế, tượng Quan âm tọa sơn, tượng Văn Phù và Phổ Hiền Bồ Tát, các phong tượng hậu bằng gỗ như tượng Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, tượng Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên, tượng Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ và rất nhiều các pho tượng cổ khác, là những tác phẩm nghệ thuật vô giá.

[Hình: attachment.php?aid=7201]


File đính kèm Thumbnail(s)
                               
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
Hoang Oanh (12-11-2013 10:31 AM)
12-11-2013, 10:30 AM
Bài viết: #12
RE: CHÙA VIỆT
Cảm ơn anh hai cho em biết các CHÙA VIỆT
Rất mong thệip báo hỉ của anh chị, chúc anh chị vui, khoẻ, gia đình luôn an hảo

TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN
THANK YOU
[-] Hoang Oanh được 2 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (12-11-2013 10:42 AM), MyHang (12-11-2013 04:16 PM)
12-11-2013, 11:13 AM
Bài viết: #13
RE: CHÙA VIỆT
10/ CÙA SẮC TỨ QUAN ÂM CỔ TỰ_ (CHÙA PHẬT TỔ) : TỈNH CÀ MAU

Cách đây hơn 160 năm tại vùng đất Cà Mau, nay là Khóm 3, Phường 4, thành phố Cà Mau, một chốn để cho tâm linh những người mở đất nương náu được ra đời, đó là Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự, tên mà người dân địa phương thường gọi là chùa Phật Tổ.
[Hình: attachment.php?aid=7205]

[Hình: attachment.php?aid=7206]

Chùa Phật Tổ do thầy lang Tô Quang Xuân, pháp danh là Trí Tâm dựng lên để xem mạch hốt thuốc, trị bệnh cho dân cư trong vùng và tu hành truyền bá những điều tốt lành. Tương truyền ông có đạo hạnh hơn người, ông cảm hóa được cả thú dữ. Ông dùng phật pháp để cảm hóa người ác hướng thiện và dùng y đức làm thuốc trị bệnh cứu nhân. Nhân dân trong vùng xem ông là vị hòa thượng đầu tiên của chùa, là tổ Khai Sơn, sau khi viên tịch nhập tháp, dân trong vùng tôn kính ông nên gọi ngôi chùa ông trụ trì là chùa Phật Tổ và xem ông như Phật Tổ. Năm 1842 năm Thiệu Trị thứ II, Hiến Tổ Chương Hoàng Đế, triều Nguyễn đã xuống chiếu sắc phong cho ngôi chùa của ông sáng lập với tên gọi là “Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự”. Hiện nay nhiều hiện vật như tượng, hoành phi, câu đối và nhiều đồ thờ phụng khác như những di vật văn hóa Phật giáo của thời kỳ khẩn hoang. Đó là những hiện vật có giá trị về mặt lịch sử và mỹ thuật độc đáo còn được gìn giữ đến ngày nay. Ngày nay Sắc Tứ Quan âm cổ tự do Hòa thượng Thích Thiện Từ trụ trì.
[Hình: attachment.php?aid=7207]
Vườn Lâm Tỳ Ni
[Hình: attachment.php?aid=7208]
Chánh điện thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Chùa Phật Tổ “Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự” là ngôi chùa đầu tiên của tỉnh Cà Mau vinh dự được công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia… Một cõi tâm linh của những người theo đạo Phật ở Cà Mau. Tưởng cũng nên nhắc lại Chiếu vua ban thuở nào :

Chiếu rằng :
Trẫm nghĩ chốn kỳ duyên mậu thạnh trăm hoa đua nở đầy cành, cảnh sắc ta bà.
Hương thủy bao trùm hoa tạng muôn xưa không diệt không sanh,
Bờ bỉ vơi vơi từng nghe nương một cành lau mà đến trời Tây vời vợi sang qua nhờ chiếc thuyền Từ đã trưng việc cổ để nghiệm đời nay,
Vừa đọc tố chương bỡ ngỡ ve vang trước mắt,.
Duyệt xem văn sớ từng ngày đã cỡi hạc quy tiên.
Người linh địa cảnh nên linh, vương pháp tâm đồng Phật pháp.
Triều đình không có chi hơn kính phong hòa thượng và ân ban gấm vóc,
Lễ kỳ siêu cho người quan thân nơi cảnh lạc ban.
Giờ đây người đã viên tịch nơi chùa danh thắng Kim Chương.
Hỡi ơi !
Tiên cảnh không trần thiên đường có nẻo,
Vinh hạnh thay ! Kính tỏ tấm lòng.
Hoàng thượng ân ban một đạo và gấm vóc đôi cây gọi là ân huệ triều đình làm sáng tỏ công đức của ngài.
Khả kính thay !
Hoàng triệu Thiệu Trị đệ nhị niên
Nhâm Dần niên 1842 Tháng 6 mùng 3.


File đính kèm Thumbnail(s)
               
THANK YOU
12-11-2013, 11:42 AM (Được chỉnh sửa: 10-01-2014 06:12 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #14
RE: CHÙA VIỆT
11/ CHÙA BÁI ĐÍNH; TỈNH NINH BÌNH


[Hình: attachment.php?aid=7209]

[Hình: attachment.php?aid=7210]

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều KỶ LỤC CHÂU Á VÀ VIỆT NAM được xác lập như chùa có TƯỢNG PHẬT BẰNG ĐỒNG DÁT VÀNG LỚN NHẤT CHÂU Á, chùa có HÀNH LANG LA HÁN DÀI NHẤT CHÂU Á chùa có TƯỢNG DI LẶC BẰNG ĐỒNG LỚN NHẤT ĐÔNG NAM Á.nhiều cây bồ đề nhất .
Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam.

Các hạng mục xây dựng, mở rộng khu chùa mới được các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới 2008 làm lễ khánh thành giai đoạn 1, năm 2010 chùa Bái Đính là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam. Dự kiến, Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc - Vesak 2014 do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra tại chùa Bái Đính.Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn - Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km.

Gác chuông có trống đồng và chuông đồng. Kiến trúc của Tháp Chuông mang phong cách cổ, 3 tầng màu nâu sẫm, 3 mái cong vút lên như đuôi phượng, đúng với hình ảnh cong cong mái đình truyền thống trong kiến trúc Việt mà ta có thể bắt gặp ở cung đình Huế hay những ngôi chùa cổ kính
[Hình: attachment.php?aid=7216]
Chuông đồng nặng 36 tấn được đúc tại Huế.

Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539 Ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, các khu vực như: công viên văn hóa và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh. vẫn đang được tiếp tục xây dựng.
[Hình: attachment.php?aid=7213]
[Hình: attachment.php?aid=7214]
Giếng Ngọc

[Hình: attachment.php?aid=7215]
Trong điện Tam Thế có 3 pho tượng dát vàng đồ sộ, đẹp trang nghiêm, lộng lẫy. Mỗi pho tượng nặng 50 tấn, ngự trên 3 tòa sen.

Hành lang với 500 tượng la Hán Đường, được làm bằng đá xanh.
[Hình: attachment.php?aid=7217]
Sau mỗi điện có nơi dừng chân cho du khách nghỉ ngơi. Các dãy ghế bằng gỗ được sắp xếp thoáng, rộng, có cửa sổ lớn mở ra không gian ngoài trời.
[Hình: attachment.php?aid=7218]

[Hình: attachment.php?aid=7219]

ghi chú thêm:

Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư. Kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống phù hợp với tâm lý hiếu kỳ, tò mò của người Việt Nam thời nay. Chính vì vậy mà nơi đây sớm trở thành một điểm đến nổi tiếng. Khu chùa Bái Đính mới được các báo giới tôn vinh là một QUẦN THỂ CHÙA LỚN NHẤT ĐÔNG NAM Á.
Chùa Bái Đính cổ (Bái Đính cổ tự) nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mới khoảng 800 m về phía đông nam men theo sườn núi Đính. Khu chùa này nằm gần trên đỉnh của một vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa sau của hang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và tiên. Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Năm 1997 chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia. Mặc dù khu chùa có lịch sử hình thành từ thời Đinh với đền thờ Cao Sơn trấn tây Hoa Lư tứ trấn nhưng chùa Bái Đính cổ có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của thời Lý.

Chùa Bái Đính cổ tọa lạc trên một ngọn núi cao 187m, nơi có nhiều giai thoại và huyền thoại về Đức Thánh Nguyễn Minh Không. Chùa được Đức Thánh Nguyễn lập nên vào triều Lý khi Ngài về đây tìm cây thuốc quý chữa bệnh cho vua.

Về tên gọi của chùa, người đời truyền lại: Bái có nghĩa là lễ bái, cúng bái trời đất, Tiên Phật. Đính có nghĩa là đỉnh, là ở trên cao. Bái Đính có nghĩa là cúng bái trời đất, Tiên Phật ở trên cao. Điều này thuận theo địa thế của Bái Đính cổ tự, vì chùa nằm trên một đình rnuis cao. Gần 1000 năm đã trôi qua, ngôi chùa vẫn còn đó như một minh chứng cho sức sống bền bỉ của đạo Phật trong đời sống tâm linh của người Việt. Các hạng mục chính của chùa gồm: động thờ Phật, động thờ Mẫu, điện thờ Đức Thánh Nguyễn Minh Không và điện thờ Đức Thánh Cao Sơn.

Bái Đính cổ tự không có những mái chùa cong vút mái đao hay mũi hài, càng không có những trụ cột to lớn, đồ sộ hay thượng điện nguy nga lộng lẫy. Chùa được tạo dựng theo lối kiến trúc chùa động khá phổ biến ở Ninh Bình. Toàn bộ các ban thờ Phật, thờ Mẫu của chùa được đặt giữa lòng những sơn động u minh càng làm tăng thêm không khí linh thiêng và huyền bí nới cửa thiền. Trần hang động đã trở thành những mái chùa kiên cố, che chắn chốn thiêng ngự trị của Phật, của Mẫu đã hàng bao thế kỷ nay. Và Bái Đính không chỉ là nới để người đời tỏ lòng mộ đạo mà còn là một thắng cảnh đẹp. Để khi kinh lý qua đây, vua Lê Thánh Tông đã tự tay đề tặng bốn chữ Minh Đỉnh danh lam ca ngợi vẻ đẹp chốn này.


Ngay cả khi đang xây dựng, chùa Bái Đính đã thu hút rất đông du khách về tham quan, chiêm bái.


File đính kèm Thumbnail(s)
                           
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (13-11-2013 09:38 AM)
13-11-2013, 09:42 AM
Bài viết: #15
RE: CHÙA VIỆT
Những ngôi chùa Việt đẹp và cổ kính làm sao. Nhắc đến chùa, trong nước, hay nói đúng hơn là ngoài Bắc, các Phật tử đang phẩn nộ về việc sư trụ trì đã cho đúc tượng của bản thân mình thành phật để Phật tử cúng lạy. Phật tử đã bày tỏ sự phẩn nộ của mình bằng nhiều cách như cho đội nón, đeo kính, ..., và đã kéo bức tượng nầy ra giữa chợ. Riêng vị trụ trì nầy đã trốn biệt tâm khỏi chùa tự lúc nào.


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 2 thành viên cám ơn cho post này:
MyHang (13-11-2013 12:40 PM), dieuquang (15-11-2013 08:47 PM)
13-11-2013, 12:42 PM
Bài viết: #16
RE: CHÙA VIỆT
Phải công nhận Quốc Bảo Update tin tức trong nước quá đầy đủ và chính xác ,nói chung trong họ tộc và cả nước luôn
THANK YOU
[-] MyHang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (15-11-2013 12:36 AM), dieuquang (15-11-2013 08:47 PM)
13-11-2013, 08:49 PM (Được chỉnh sửa: 29-11-2013 04:38 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #17
RE: CHÙA VIỆT
12/ CHÙA PHỤNG SƠN;TP SAIGON : MỘT CHÙA CỔ THEO KIẾN TRÚC NAM BỘ VN

[Hình: attachment.php?aid=7229]

Nằm tọa lạc ở số 1408, đường 3 tháng 2, phường 2, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh chùa Phụng Sơn là một trong những NGÔI CỔ TỰ MIỀN NAM danh tiếng …Ngôi cổ tự này đã được xếp hạng là "DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA " vào ngày 16 tháng 11 năm 1988

Chùa Phụng Sơn còn được gọi là chùa Gò được xây dựng từ khoảng những năm đầu của thế kỷ XIX, dưới đời vua Gia Long triều Nguyễn (1802-1820) trên nền của một ngôi chùa Khmer cổ kính đã bị hoang phế.

[Hình: attachment.php?aid=7223]
Cổng Tam quan chùa Phụng Sơn

Tương truyền, trên đường vân du hành đạo từ Trung vào Nam, thiền sư Liễu Thông, pháp danh Chơn Giác, tục danh Huỳnh Đậu (1735-1840), người gốc Thanh Hóa, đã đến vùng đất Gia Định, dừng chân bên một gò đất cao, dưới chân gò là một bàu sen bao quanh trong xanh mát mẻ, trên mặt bàu điểm lấm tấm những đóa hoa sen hồng đang nở rộ. Thấy cảnh trí u nhàn thiền sư Liễu Thông đã quyết định dựng lên một thảo lư tại gò đất ấy. Mới đầu ngôi thảo lư rất nhỏ với mái lá đơn sơ, thờ Phật (tượng Phật của chùa Khmer cũ còn lại).

Vào những buổi chiều, tổ sư Liễu Thông vẫn thường lần chuỗi hạt, đi niệm Phật quanh bốn phía gò đất. Một ngày nọ, Tổ sư đang đứng trước thảo lư, bỗng thấy một con chim phụng từ đâu bay đến đậu trên cành cây ngô đồng và cất tiếng hót véo von. Nhận thấy việc chim phụng xuất hiện là điều hiếm có và là điềm lành, cho nên Tổ sư Liễu Thông liền đặt tên chùa là Phụng Sơn.

Từ ngày thành lập đến nay, chùa Phụng Sơn đã trải qua 9 đời trụ trì, khai sơn do Tổ sư Liễu Thông (Chơn Giác) và từ năm 1996 đến nay là thầy Thích Trí Định (Nguyên Tu) trụ trì.
Năm 1909, nhà sư Huệ Minh đã đem giống mai, có nguồn gốc từ chùa Cây Mai[4] về trồng ở chùa. Đây là giống mai quí hiếm, được nhiều nhà thơ thuộc nhóm Bạch Mai thi xã, như Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Thông, Tôn Thọ Tường... ca ngợi, và cho đến nay chỉ còn lại một cây mai già ở bên hông chùa.
[Hình: attachment.php?aid=7227]
Cây mai già được trồng vào năm 1909

Chùa Phụng Sơn đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Tuy nhiên, lần trùng tu vào năm 1904-1915 và năm 1960 là hai lần lớn nhất tạo diện mạo lưu tồn mãi đến ngày nay của ngôi chùa.

[Hình: attachment.php?aid=7224]
Nét cổ trong chánh điện chùa

[Hình: attachment.php?aid=7225]
Pho tượng Phật bằng đá trắng

Chùa Phụng Sơn được xây dựng theo hình chữ Tam (Hán Tự) với chiều dài trên 40m, chiều rộng khoảng 20m. Mái chùa lợp ngói âm dương và sà thấp xuống hai bên hàng hiên rộng làm cho không khí trong chùa thông thoáng, mát mẻ, phù hợp với khí hậu Á Đông. Bộ giàn trò của chùa cao ráo, toàn danh mộc, lâu năm lên nước đen bóng.

Khi vừa bước vào chùa Phụng Sơn du khách, Phật tử sẽ thấy một cổng tam quan đồ sồ được xây dựng từ năm 1969 theo bảng vẽ của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng. Cổng giữa của tam quan cao đến 5m, rộng 4,2m và hai trụ cột ở hai bên có cặp câu đối: “Phụng diên kim ngôn kinh giác chúng thức tam quy tiên nhập thiền môn/ Sơn đàm ngọc kệ độc thi nhân từ ngũ giới bảo tăng giác ngộ”.

Tạm dịch: Chim phụng hót lời vàng đã dạy chúng sinh biết tam quy tới đây vào cửa thiền/ Chư sơn lời ngọc khiến từng người giữ ngũ giới để sớm lên đường giác ngộ.

Còn hai cổng phụ ở hai bên cao 2,8m, rộng 1,5m. Trên hai cổng có 4 chữ SƠN MÔN và CHƠN TỊNH. Hai trụ ở hai bên có cặp câu đối:

“Cổ truyền đạo đức hằng chúc phương tiện
Cổ tại nhân gian quảng đại quần sinh”.

Tạm dịch: Đạo đức Phật giáo cổ truyền mở rộng bằng nhiều phương tiện/ Chùa chiền trong thế gian này độ rộng khắp mọi chúng sinh.

Từ bên trong cổng nhìn ra, ở trên là 3 chữ “A DI ĐÀ”, còn tất cả các cột phụ đều có những câu đối kể lại sự tích chùa và ca ngợi công đức của Phật.

Bên trong chùa được chia làm hai khu rõ rệt, là chánh điện và giảng đường. Ở giữa có một sân nhỏ thường gọi là thiên tỉnh.

[Hình: attachment.php?aid=7226]
Bàn thờ Tổ

Chánh điện chùa Phụng Sơn được bài trí tôn nghiêm theo quy cách của những ngôi chùa Nam bộ. Bộ tượng Tam Tôn gồm Phật A Di Đà, Bồ-tát Quan Âm và Thế Chí được đặt ở vị trí cao nhất. Tại bàn Tam bảo thờ 5 vị Phật và Bồ-tát đều có cầm bửu bối trong tay, còn tay kia trong tư thế bắt ấn, thể hiện công đức của Phật đang hoằng độ chúng sinh.

Đặc biệt là pho tượng Phật bằng đá trắng được dát bằng 200 miếng vàng lá được tìm thấy trong khi tiến hành đào kinh Cây Gõ gần đó vào năm 1911, tượng ông Tiêu (Tiêu Diện) bằng gốm sứ đặt ở chính diện chùa, đối diện với bàn thờ Phật, đã góp phần giới thiệu một phong cách nghệ thuật và kỹ nghệ chế tác tượng gốm Nam bộ vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Sau lưng bàn thờ Phật là bàn thờ Tổ. Ở đây có một tượng Phật Thích Ca do Nhật Bản tạc theo phong cách nhệ thuật ghép từng mảnh gỗ tạo thành tượng ruột bộng, với những đường nét chạm trổ rất tinh tế, bay bướm làm cho dáng tượng thoải mái, không chút gì gò bó. Ngoài ra, còn có pho tượng Tổ Đạt Ma được làm bằng gỗ do Hòa thượng Huệ Minh mang từ Hà Nội về và hai pho tượng Phật “Hàng Ma”, gồm một tượng do người Việt tạo ra và một tượng do người Thái Lan tạo, đây là pho tượng Phật cổ quý hiếm.

Đặc biệt, khuôn viên chùa không có hàng rào bao quanh và gắn liền với nhà người dân thể hiện rõ tín ngưỡng văn hóa dân gian của các ngôi nhà ở Nam bộ.

Đứng từ sân chùa Phụng Sơn, nhìn bàu sen bao quanh, khách tham quan có thể tưởng tượng rằng đó là biên giới giữa đạo và đời, giữa sự yên tĩnh với sự ồn ào, náo nhiệt của một khu đô thị đang trên đà phát triển.

Vào năm 1988, chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa, loại di tích kiến trúc nghệ thuật.

Có thể nói, chùa Phụng Sơn là một trong những ngôi chùa cổ còn lại của Nam bộ, mang đầy đủ sắc thái đặc thù, tín ngưỡng dân gian từ kiến trúc, ngoại cảnh cho đến lịch sử, nghệ thuật.


File đính kèm Thumbnail(s)
                       
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (15-11-2013 12:36 AM)
13-11-2013, 09:03 PM (Được chỉnh sửa: 29-11-2013 04:41 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #18
RE: CHÙA VIỆT
13/ CHÙA ĐỨC HẠNH

[Hình: attachment.php?aid=7236]

Chùa tọa lạc tại thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, sở hữu KỶ LỤC VN: Ngôi chùa có tượng thờ, bệ thờ, đồ thờ cúng tạo tác từ nhiều gốc cây và gỗ nguyên khối nhất.

Chùa Đức Hạnh hình thành từ năm 1969 do đồng bào từ miền Trung vào sinh sống, lập nghiệp và gây dựng lên. Từ tháng 4/2008, chùa trùng tu chính điện, cổng tam quan, hàng rào, sân chùa… tạo nơi quy ngưỡng thành kính của những người con Phật.

[Hình: attachment.php?aid=7237]

Ấn tượng đầu tiên khi tham quan ngôi chùa. Cổng vào được xếp bằng nhiều khối đá cao 5m, rộng 10m, nhìn rất lạ mắt, cổ kính. Ở hai khối đá nằm ngang trên cổng, mặt trước được khắc dòng chữ “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, mặt sau khắc chữ “Phật lịch 2552”. Khối đá nằm ngang ở phía trên cùng, có chiều dài 3m, rộng 0,6m, nặng gần 4 tấn. Khối đá nằm ngang phía dưới, mặt trước khắc dòng chữ “Chùa Đức Hạnh”, mặt sau khắc chữ “Phước Huệ song tự”. Khối đá này có chiều rộng bằng khối đá thứ nhất, nhưng trọng lượng lại nặng gấp đôi (khoảng 8 tấn). Tiếp đến là 2 khối đá làm trụ cổng, mỗi khối cao 4,7m, rộng 0,8m và nặng trên 7 tấn. Ở hai cổng phụ, mỗi cổng cao 2,3m, rộng 1,7m, gồm 4 khối đá trụ, mỗi khối cao 2,3m, rộng 0,7m, nặng trên 5 tấn.

Theo đại đức Thích Minh Hậu, loại đá được sửa dụng để xây cổng chùa là đá tự nhiên, được phát hiện và khai thác ở ngay gần chùa. Để đảm bảo các khối đá được đứng vững, an toàn. Những người thợ đã chôn sâu các tảng đá từ 1,5 đến 2m. Dưới chân, được cố định bằng bê tông và đá hộc rất chắc chắn. Khi cổng tam quan bằng đá đã hình thành mới cho khắc những câu đối, như: “Môn thạch thiên niên - Hậu nhân tri ngộ”, có nghĩa là “Cổng đá ngàn năm, đời sau biết đến”.

Ngoài cổng tam quan bằng đá tảng, ở bên trong đài Quan Thế Âm được làm hoàn toàn từ đá trắng, cao 3,2m, nặng gần 4 tấn. Đài Quan Thế Âm được đặt trên bệ đá cao khoảng 3m, nặng gần 3 tấn. Ngoài ra, bệ thờ còn được làm từ một khối đá cao 0,8m, đường kính 1m, nặng trên 2 tấn. Trên thân bệ có khắc bánh xe "Chuyển pháp luân"… Với các công trình độc đáo này, ngày 14.5.2011, Trung sách kỷ lục Việt Nam xác nhận KỶ LỤC: “Ngôi chùa có cổng tam quan, đài Quan Thế Âm dựng bằng nhiều thanh đá nguyên khối nặng nhất”.
Chùa Đức Hạnh có chánh điện nhỏ, bài trí tôn nghiêm, trầm mặc với những hoa văn chạm trổ rất tinh tế. Bên trái và phải cửa chính là hai bức tượng hộ pháp.Toàn bộ tượng thờ và hơn 20 món bệ thờ, lư hương, mõ, chân đèn… đều được tạo tác từ gỗ mít rừng. Đặc biệt, cặp chân đèn cao 1 mét được làm bằng gỗ mít chạm khắc rất công phu, tinh xảo mang giá trị nghệ thuật cao. Những sản phẩm này đều được làm từ gỗ và gốc cây. Ngày 7.7.2011, Trung tâm sách KỶ LỤC VN TIẾP TỤC XÁC NHẬN: “Ngôi chùa có tượng thờ, bệ thờ, đồ cúng tạo tác từ nhiều gốc cây và gỗ nguyên khối nhất”.


Trong chính điện thiết trí, tôn thờ tượng Phật Bổn Sư Thích Ca tạo tác bằng gỗ mít nài (mít rừng) nguyên khối cao 2,2m; ngang 1,4m; nặng 400kg ngồi trên đế sen cao 1m, ngang 2m, nặng 700kg. Bệ thờ Phật làm bằng nguyên gốc huỳnh đường cao 1,2m, ngang 2,5m, nặng 700kg. Bàn thờ bằng nguyên gốc gõ đỏ cao 1,5m, ngang 2,4m, nặng 500kg. Lư hương bằng nguyên gốc da đá cao 85cm, ngang 1m, nặng 200kg. Đế chuông, mõ làm bằng nguyên gốc gỗ gõ đỏ mỗi đế cao 65cm, ngang 1m, nặng gần 100kg.
[Hình: attachment.php?aid=7235]

Ba pho tượng Tam thánh (Di Đà, Quan Âm, Thế Chí) bằng gỗ hương không ghép, mỗi tượng cao 60cm, ngang 20cm. Tất cả được tôn trí trên 1 bộ ngựa gồm 4 miếng ván bằng gỗ gõ mật, mỗi miếng dài 6,2m, ngang 85cm, dày 10cm.
[Hình: attachment.php?aid=7239]

Tượng sư Tổ Đạt Ma bằng gỗ mít nài nguyên khối cao 2m, ngang 70cm, nặng gần 700kg, đặt trên bệ thờ bằng nguyên gốc gỗ hương cao 1,1m, ngang 2,4m, nặng gần 600kg.
[Hình: attachment.php?aid=7238]

Lư hương bằng nguyên gốc gỗ mít nhà cao 85cm, ngang 1,4m. Hai pho tượng Hộ Pháp, Tiêu Diện bằng gỗ mít nài, mỗi tượng cao 1,2m, ngang 50cm đặt trên bệ thờ bằng nguyên gốc gõ đỏ cao 80cm, ngang 1,2m. Lư hương bằng gỗ mít nài chạm trổ hoa sen cao 25cm, ngang 40cm.
[Hình: attachment.php?aid=7240]
[Hình: attachment.php?aid=7241]
Chú thích: Tư liệu được cung cấp bởi Kỷ lục Việt Nam


File đính kèm Thumbnail(s)
                           
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (15-11-2013 12:36 AM)
15-11-2013, 12:38 AM
Bài viết: #19
RE: CHÙA VIỆT
Dạ tại vì ở gần computer nhiều nên có thời gian lên mạng khắp nơi để đọc tin tức, nhờ vậy mà QB cập nhật được thông tin từ quê nhà. Hôm nào chắc ăn ké Dượng Hai giới thiệu đến bà con các chùa Việt tại Mỹ nói riêng hay tại hải ngoại nói chung để bà con thưởng lãm.


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (15-11-2013 08:47 PM)
15-11-2013, 08:53 PM
Bài viết: #20
RE: CHÙA VIỆT
BẢO ƠI , CÁI NÀY DQ HOAN HỈ 2 TAY. DQ CỐ Ý TÌM KIẾM NHỮNG NGÔI CHÙA CÓ GÌ ĐẶC BIỆT TẠI VN ĐỂ GIỚI THIỆU BÀ CON MÀ ( thú thật có chùa dq đã ghé qua nhiều lần: nhờ đi có dịp đi đây đó nhiều trong nước , nhưng hình ảnh thì nhờ cập nhật các trang web Phật giáo cùng các tài liệu về kỷ lục hoặc di tích nên có lẽ không sai sót nhiều).
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (15-11-2013 10:03 PM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS