Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
CHÙA VIỆT
15-11-2013, 09:44 PM (Được chỉnh sửa: 29-11-2013 05:33 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #21
RE: CHÙA VIỆT
14/ CHÙA VẠN LINH : TỈNH AN GIANG

[Hình: attachment.php?aid=7266]

Chùa Vạn Linh thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang nằm ở độ cao 535m so với mặt biển, dưới chân Vồ Bồ Hông (đỉnh của núi Cấm, cao 705m).
Chùa thường được gọi là chùa Lá, tọa lạc ở ấp Vồ Đầu, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Chùa nằm trên núi Cấm vùng Thất Sơn, nơi có bảy ngọn núi nổi tiếng là núi Két (Anh Vũ sơn), núi Giài Năm Giếng (Ngũ Hồ sơn), núi Tượng (Liên Hoa sơn), núi Nước (Thủy Đài sơn), núi Dài (Ngọa Long sơn), núi Tô (Phụng Hoàng sơn) và núi Cấm (Thiên Cẩm sơn).

Chùa do Hòa thượng Thích Thiện Quang khai sơn năm 1927, bấy giờ chỉ là một am tranh. Hòa thượng khai sơn thuộc dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 40, đệ tử của Hòa thượng Viện chủ tổ đình Phi Lai Thích Chí Thiền.

Do đức độ và tài trị bệnh của Hòa thượng khai sơn, Phật tử và bệnh nhân đến chùa mỗi ngày một đông, Ngài đã cho xây dựng ngôi chùa quy mô to lớn vào năm 1941.

Năm 1937, Hòa thượng Vạn Đức( HT Thích trí Tịnh) đã đủ nhân duyên xuất gia tu học với Hòa Thượng Thượng Thiện Hạ Quang. Từ cái nôi đó, Ngài đã tinh cần tu học trở thành bậc Danh Tăng và đã đem trí huệ của mình làm cho giáo nghĩa kinh điển Đại Thừa được lưu thông, khiến cho đại chúng vô cùng lợi ích.

Năm 1943, Hòa thượng Vạn Đức khởi công trùng tu chánh điện khang trang, mái lợp ngói. Nhưng do thời gian và chiến tranh, chùa bị tàn phá. Sau chiến tranh, vào năm 1976, một ngôi chùa nhỏ được dựng lên, người dân quen gọi là chùa Lá. Năm 1995, chính quyền đã cấp giấy phép xây dựng một chùa mới quy mô trên diện tích khoảng 6ha gần bên nền chùa cũ. Vị trí của chùa nằm trên một sườn đồi thoai thoải, bốn bề lộng gió, thanh bình, trời quang thanh khiết.

Sau 10 năm xây dựng, chùa Vạn Linh đã hoàn thành, cùng với việc xây dựng chánh điện, nhà tổ, bảo tháp, trai đường, lầu chuông, tháp Tổ …, chùa xây dựng một công trình kiến trúc đặc biệt. Đó là, tòa tháp thờ Quan Âm – “Bảo cát Quan Âm” – cao 41,50m theo mẫu Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) gồm bảy tầng (không kể tầng trệt và tầng nóc) đặt thờ nhiều vị Phật, Bồ tát được tạc bằng đá quý ở Thanh Hóa.
[Hình: attachment.php?aid=7265]
[Hình: attachment.php?aid=7267]
Tầng 7 thờ Xá lợi đức Phật Thích Ca tượng trưng đại hùng, đại lực, đại từ bi; tầng 6 thờ Bồ tát Quán Thế Âm tượng trưng đại bi; tầng 5 thờ Bồ tát Đại Thế Chí tượng trưng đại lực; tầng 4 thờ Bồ tát Văn Thù tượng trưng đại trí; tầng 3 thờ Bồ tát Phổ Hiền tượng trưng đại hạnh; tầng 2 thờ Bồ tát Địa Tạng tượng trưng đại nguyện; tầng 1 thờ Bồ tát Di Lặc tượng trưng đại từ; tầng trệt thờ Bồ tát Quán Thế Âm.
[Hình: attachment.php?aid=7268]
Tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đá ở tầng trệt được tạc rất đẹp, thể hiện tính từ bi cứu độ của Ngài, là nơi tập trung lễ bái và lưu ảnh kỷ niệm của nhiều du khách, Phật tử. Tượng nặng nhất là Bồ tát Di Lặc 2,6 tấn, tượng nhẹ nhất là Bồ tát Văn Thù 1,6 tấn.
[Hình: attachment.php?aid=7269]
Tháp chuông
[Hình: attachment.php?aid=7270]
Phù điêu Tổ sư Đạt Ma

Công trình tạc tượng do nghệ nhân Mai Đình Hữu thực hiện. Bảo các được khởi công vào ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm 19 tháng 2 năm Canh Thìn (24-3- 2000) và An vị các bảo tượng vào ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm 19 tháng 2 năm Quý Mùi (năm 2003).

Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là KỶ LỤC VN


File đính kèm Thumbnail(s)
                       
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (15-11-2013 10:00 PM), MyHang (18-11-2013 12:52 PM)
18-11-2013, 10:36 AM (Được chỉnh sửa: 29-11-2013 05:35 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #22
RE: CHÙA VIỆT
15/ CHÙA VĨNH TRÀNG- MỸ THO

[Hình: attachment.php?aid=7287]

Chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi CHÙA CỔ MIỀN TÂY NAM BỘ. Chùa nằm về hướng Đông Bắc của thành phố Mỹ Tho, ven tỉnh lộ 22,ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được tọa lạc trên một mảnh vườn cây ăn trái rộng gần 2 ha,

Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông, là ngôi tổ đình của dòng Lâm Tế – Trí Huệ với số lượng Tăng chúng tu học hiện nay là chín vị dưới sự hướng dẫn của thượng tọa Thích Huệ Minh trưởng ban Trị sự tỉnh Tiền Giang và cũng là người đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Quản trị chùa.

Chùa được Nhà nước công nhận DI TÍCH VĂN HOA QUỐC GIA từ ngày 06 tháng 12 năm 1989. Hiện là nơi đặt văn phòng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo và chùa đã trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách khi đến tham quan thành phố Mỹ Tho.

Chính điện được bài trí trang nghiêm. Chùa còn bảo tồn nhiều tượng cổ, bao lam chạm trổ công phu. Bộ Thập bát La hán thượng kỳ thú là những tác phẩm tượng tròn độc đáo được các nghệ nhân Nam Bộ tạc vào những năm đầu thế kỷ 20.

Chùa được xây cất do công trình kiến trúc của nhiều người, trong nhiều năm, là một chùa lớn, được kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á - Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên, chùa vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam.
[Hình: attachment.php?aid=7288]

Chùa Vĩnh Trường được xây cất năm 1849, trước đó, chùa mới chỉ là một cái am nhỏ, mái lá vách đất, quang cảnh hoang vu, do ông Bùi Công Đạt kiến tạo. Năm 1849, Hòa thượng Huệ Đăng khởi tạo xây chùa, ngoài việc lo kinh kệ, Huệ Đăng còn gánh đất đắp nền cùng với nhiều đạo hữu đến giúp. Năm 1864, HT Huệ Đăng mất trong lúc công việc chưa hoàn tất. Do Sư không có đệ tử kế truyền nên bổn đạo thỉnh ông Minh Đề làm trụ trì.

Năm 1878, Hòa thượng Minh Đề tịch hòa thượng Quản Ân thay thế được một thời gian rồi đi du học ở Thái Lan. Bổn đạo thỉnh sư Minh Truyện về chủ trì được một thời gian rồi cũng chuyển đi nơi khác. Vì chùa không có người chủ trì nên phật tử trong bổn đạo họp nhau lại bàn bạc và nhất trí đến hội ý Hòa thượng Tổ Từ Trung, Hoà thượng Trung (chùa Bửu Lâm, Mỹ Tho) đến thỉnh Hòa thượng Trà Chánh Hậu (hiệu là Quảng Ân) về trụ trì, tiếp tục công việc của Hòa thượng Huệ Đăng.

Năm 1907, Hòa thượng Trà Chánh Hậu bắt đầu trùng tu lại ngôi chùa, tầng 1 của gian chánh điện được xây cất. Hòa thượng Lê Ngọc Xuyên, pháp danh Tục Thông, tự Tâm Liễu, pháp hiệu An Lạc là đệ tử kế thế của Hòa thượng Quảng Ân lên thay. Đến năm 1930, Sư lo chỉnh trang nóc chùa và mặt dựng bốn phía chùa. Cuối 1930, chùa được hoàn tất thêm 3 gian và tầng 2 của gian chánh điện. Năm 1933, Sư cho xây 2 cổng Tam quan và xây rào xung quanh. Ngày 22 tháng 6 năm 1939, Hòa thượng Quảng Ân qua đời, thọ 67 tuổi.

Thượng tọa Thích Trí Long là đệ tử được Hòa thượng Lê Ngọc Xuyên di chúc làm Trụ trì nhưng vì Thích Trí Long mới 19 tuổi nên thầy yết ma Tục Chơn tự Tâm Giác, là anh ruột của hòa thượng Tục Thông thay quyền trụ trì và làm vị sư bảo hộ. Ngày 25 tháng 3 năm 1954, thầy Yết ma Tục Chơn mất (thọ 94 tuổi), Thượng tọa Thích Trí Long chính thức trụ trì cho đến ngày nay.
Chùa Vĩnh Tràng được kiến trúc theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000 m², dài 70 m, rộng 20 m, xây bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao 1 m, xung quanh xây tường vững chắc.

Phía trong gian chính điện và nhà tổ làm theo kiểu Trung Quốc nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc Việt Nam, nối hai gian này là một khoảng nhỏ có hòn non bộ ở giữa, hòn non bộ này phác họa lại cảnh thiên nhiên sinh động mang bản sắc Việt Nam, điều đó chứng tỏ rằng tổ tiên ta nhễ muốn đưa thiên nhiên vào tận nhà. Đúng trên hòn non bộ nhìn về mặt sau gian chánh điện, hai bên nhà cầu, mặt trước nhà tổ, ta sẽ thấy lối kiến trúc Rôma với những hàng đá hoa màu sắc sặc sỡ của Pháp được trang trí trên thành nóc, trên những cột xây bằng xi măng kiểu cách.

Đi vào từng gian ta sẽ thấy một màu vàng óng ánh được thếp rên các hình chạm, trên các tượng phật. Đáng chú ý hơn cả là những đôi long trụ trong gian chính điện, đó là những cây cột tròn to, bằng gỗ quý kiến trúc theo kiểu "thượng thu hạ cách".

Trước chùa có 2 cổng Tam quan kiểu võ rất tinh xảo, xây theo kiểu cổ lầu để hình hòa thượng Lê Ngọc Xuyên đúng trên bậc đúc bằng xi măng, cửa ngõ này cẩn toàn bằng đồ sứ có giá trị (sứ Trung Hoa, Việt Nam) in hình long, lân, quy, phượng. Canh, mục, ngư tiều, mấy câu đối cũng cẩn bằng miếng chai nổi màu sắc óng ánh trông rất đẹp.
[Hình: attachment.php?aid=7285]

Tóm lại, bằng những vất liệu gỗ, những nhà kiến trúc, nhà điêu khắc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã chạm khắc những hình tượng mang màu sắc tôn giáo huyền ảo, thoáng đượm vẻ vương quyền, qua đó ta thấy được những công trình điêu khắc của người xưa - qua những hình tượng sống động ấy ta thấy rõ cuộc sống vui tươi và ý chí vươn lên của dân tộc Việt Nam - một dân tộc tự nhận mình là dòng dõi con rồng cháu tiên thể hiện qua chạm khắc hình tượng tứ linh.

Chùa Vĩnh Trường được trang bị trên 60 tượng phật đúc bằng gỗ, đồng, đất nung, xi măng, đa số tượng bằng gỗ, tất cả được thếp vàng óng ánh và được tạo vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Riêng 3 tượng đồng (Di đà, cao 98 cm, Quan Âm và Thế Chí cao 93 cm) được tạo tác giữa thế kỷ 19.

[Hình: attachment.php?aid=7283]

[Hình: attachment.php?aid=7284]

Bên cạnh những pho tượng, hiện vật còn lại trong chùa này phải kể dến là Đại Hồng Chung mang tên Pháp Bảo Chuông cao 12 cm, nặng khoảng 150 kg được đúc giữa tháng 5 năm 1854 trên đó khắc chữ "Vĩnh Trường Tự". Hiện nay Pháp Bảo Chuông không sử dụng được, bị hỏng do nằm lâu dưới nước sau thời gian thất lạc.

Ngoài ra trong chùa hiện nay còn hơn 20 bức tranh sơn thủy rất giá trị. Tuy ảnh hưởng tranh vẽ Trung Quốc nhưng những bức vẽ này mang đậm nét dân gian Việt Nam, in hình "Mai, lan, cúc, trúc" in hình phong cảnh Việt Nam rất nên thơ. Đó là công trình của Long Giang cư sĩ phác họa năm 1904. Điều đáng chú ý là những bức hoành, câu đối trong chùa được điêu khắc chữ nổi thếp vàng như những chữ "Hoàng kim bửu điện" được khắc từ 1851 đến nay vẫn còn khá đẹp.
[Hình: attachment.php?aid=7286]
Các tháp mộ trong khuôn viên chùa.

Từ trước tới nay, ngôi chùa vẫn được bảo quản tốt, bổn đạo khắp nơi vẫn thường đến viếng, góp tiền của cho việc tu sửa chùa, các tu sĩ trong chùa vẫn chú trọng công tác bảo vệ chùa. Gần đây, chùa đã xây dựng thêm một tượng Phật đừng rất vĩ đại. Tượng màu trắng, diễn tả Phật đang đứng trông nom chúng sinh các cõi. Tượng Phật được nhiều người địa phương cho là biểu tượng của ngôi chùa hiện nay.




File đính kèm Thumbnail(s)
                           
THANK YOU
[-] dieuquang được 3 thành viên cám ơn cho post này:
MyHang (18-11-2013 12:53 PM), baothai (20-11-2013 09:24 AM), langtrang (24-11-2013 08:32 PM)
18-11-2013, 02:23 PM (Được chỉnh sửa: 29-11-2013 05:38 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #23
RE: CHÙA VIỆT
16/ CHÙA PHẬT QUANG - PHAN THIẾT

Chùa tọa lạc ở đường Võ Thị Sáu, phường Hưng Long, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được dựng vào thời Hậu Lê. Chùa đã trải qua 18 đời truyền thừa, đã được trùng tu nhiều lần. Chùa còn giữ được nhiều PHO TƯỢNG VÀ PHÁP KHÍ CỔ.

[Hình: attachment.php?aid=7289]

Từ năm 2000 đến năm 2005, thầy trụ trì Thích Huệ Tánh, đời thứ 44 phái thiền Lâm Tế đã tổ chức đại trùng tu chùa, đặt 15 vườn tượng Phật tích và nhiều cây kiểng ở sân chùa.

Ngôi chính điện hai tầng và hai lầu chuông, trống nổi bật với các mảng ghép sành sứ về nhiều đề tài trên các phù điêu, hoa văn, hàng cột ..., đặc biệt là linh vật Rồng 5 móng được thể hiện trên các công trình ghép sành sứ từ nóc mái đến bao lam, cửa sổ, hàng cột ... với 22 loại.

Thầy trụ trì cho biết hơn 48 tấn mảnh sành được chở từ miền Bắc vào, miền Nam ra, đã được nhóm thợ người Huế chủ lực lựa chọn sử dụng khoảng 2 tấn. Chính mảng ghép sành sứ mang tính mỹ thuật và kỹ thuật cao đã tôn ngôi chùa vẻ đẹp vừa hiện đại vừa cổ kính theo phong cách kiến trúc Á Đông.

Chùa có hai điện Phật được bài trí trang nghiêm. Tầng trên là điện Phật thờ đức Phật Thích Ca, hai bên vách tường có bộ tượng phù điêu Thập Bát La Hán. Điện Phật tầng dưới thờ bộ tượng Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà, hai vị Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí) và tượng Bồ tát Địa Tạng.

Chùa đang lưu giữ bộ KINH PHÁP HOA KHẮC GỖ có ghi đời vua Lê Thuần Tông (1699-1735). Đây là bộ kinh khắc gỗ đầy đủ với 60.000 chữ Hán khắc ngược cả hai mặt trên 118 tấm ván bằng gỗ thị, mỗi tấm dài 0,68m, rộng 0,26m, dày 0,03m, được nhà sư Thiện Huệ thực hiện suốt 28 năm, từ năm 1704 đến năm 1732, dưới sự chủ trì của Thiền sư Minh Dung và sự hỗ trợ của nhà sư Thiện Pháp và 59 nam nữ Phật tử.
[Hình: attachment.php?aid=7290]

Bộ kinh này đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) xác lập KỶ LỤCVN vào ngày 02-01-2006 và đã phối hợp với Báo Giác Ngộ tổ chức trao giấy chứng nhận và cúp lưu niệm cho chùa Phật Quang - ngôi chùa có Bộ kinh Pháp Hoa khắc gỗ đầy đủ và xưa nhất Việt Nam.
[Hình: attachment.php?aid=7291]

Chùa còn có hai kỷ lục khác, đó là QUẢ CHUÔNG VÀ CẶP MÕ GIA TRÌ đặt trong chính điện.

[Hình: attachment.php?aid=7292]
Quả chuông gia trì có đường kính 1,2m, cao 1m, nặng khoảng 400kg. Chuông do nhóm thợ người Quảng Nam thực hiện. Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục vào ngày 07-11-2006, trao giấy chứng nhận và cúp lưu niệm cho chùa Phật Quang - ngôi chùa có Quả chuông gia trì lớn nhất Việt Nam trong Hội ngộ kỷ lục gia Việt Nam lần 6 chủ đề : Kỷ lục Phật giáo Việt Nam do Trung tâm phối hợp với Báo Giác Ngộ tổ chức.

[Hình: attachment.php?aid=7293]
Cặp mõ gia trì ở điện Phật, mỗi chiếc cao 0,8m, ngang 0,92m, làm bằng gỗ mít lấy từ huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, do 3 người thợ ở Quảng Nam thực hiện trong 7 năm (1997-2004).
Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục vào ngày 23-10-2007, trao giấy chứng nhận và cúp lưu niệm cho chùa Phật Quang - ngôi chùa có Mõ gia trì bằng gỗ lớn nhất Việt Nam trong Hội ngộ kỷ lục gia Việt Nam lần 10 chủ đề : Đêm hội tôn vinh kỷ lục Việt Nam tại Bình Thuân do Trung tâm phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức.
[Hình: attachment.php?aid=7294]
Chùa là ngôi cổ tự nổi tiếng ở Bình Thuận xưa nay.





Những điều chưa biết về bộ kinh pháp hoa cổ ở chùa Phật Quang

BT- Đã từ lâu bộ kinh Pháp Hoa cổ, khắc trên gỗ tại chùa Phật Quang ở thành phố Phan Thiết được nhiều người biết đến như một di sản văn hóa Phật giáo độc nhất vô nhị, còn nguyên vẹn ở nước ta và trên thế giới về loại hình này. Nhưng vẫn còn đó những thắc mắc bộ kinh do ai làm ra, trôi nổi, lưu lạc từ đâu đến, bặt tăm cả trăm năm lại được phát hiện trong một sự tình cờ khá đặc biệt.

[Hình: attachment.php?aid=7295]
Một bản khắc gỗ minh họa đức Phật thuyết pháp trước thanh cung

Nói về bộ kinh Pháp Hoa, niềm tự hào của chùa cũng như những bước thăng trầm của ngôi chùa, Hòa thượng Thích Huệ Tánh trụ trì chùa Phật Quang cho biết: Trước khi chùa dời về vị trí hiện nay và lấy tên Phật Quang, gốc tích của chùa ở đạo Ninh Thuận tên cũ là chùa Bồ Đề. Sau khi di chuyển về Phan Thiết mới đổi thành Phật Quang. Còn việc dời chùa về thời gian cụ thể nào thì không ai biết, vì tài liệu đã thất lạc hết. Từ khi di chuyển về Phan Thiết với tên Phật Quang, qua nhiều đời trụ trì mọi việc trong chùa vẫn bình thường.

Năm 1987 Hòa thượng Thích Huệ Tánh được chuyển về trụ trì chùa Phật Quang. Cơ may và nhân duyên đã xảy ra. Ấy là vào ngày 16 tháng 11 (âm lịch) trong lúc sư thầy cùng phật tử quét dọn chùa để chuẩn bị ngày vía Phật A Di Đà và chuẩn bị cho tất niên năm đó. Khi quét dọn nơi tẩm thờ Tam thế Phật, bỗng dưng một số tấm ván lót phía dưới tẩm thờ gập ghềnh. Mọi người kéo ra để sắp xếp lại, vô tình phát hiện một cái hầm, trong hầm lộ ra một cái cũi chắc chắn bằng gỗ căm xe. Khui nắp cũi ra, mọi người vừa sợ vừa mừng vì bên trong là một bộ kinh Pháp Hoa, khắc trên hơn 100 tấm gỗ còn nguyên vẹn.

Vì sao bộ kinh cổ quý hiếm có ở chùa Phật Quang và vì sao lại phải chôn dấu hàng trăm năm như vậy, ai là người chôn đến nay không ai biết ? Đó là những bí ẩn đến nay chưa có câu trả lời. Theo Hòa Thượng Thích Huệ Tánh, sở dĩ phải chôn dấu kỹ như vậy, vì dưới thời Tây Sơn có lệnh vận động chùa chiền trong nước hiến các vật dụng kể cả tượng Phật bằng đồng để đúc súng đạn. Nên nhà chùa phải chôn dấu, trải qua nhiều đời và bị quên lãng cho đến ngày nay. Lời giải thích đó là có lý. Nhưng bộ kinh được làm hoàn toàn bằng gỗ chứ không phải đồng. Vậy phải có một lý do nào đó quan trọng hơn. Câu trả lời rất khó khi chưa có bằng chứng cụ thể.

Giá trị của bộ kinh Pháp Hoa

Đây là bộ kinh thuộc dạng QUÝ HIẾM VÀ DUY NHẤT ở Việt Nam và trên thế giới, được khắc bằng chữ Hán trên 118 tấm mộc bản với 60 vạn lời. Do ba thiền sư người Hoa là Khất Sỹ Minh Dung, Thiệt Huệ hiệu là Khánh Tài, Thiệt Sát hiệu là Báo Hương và 18 phật tử khắc ròng rã trong 28 năm. Đây là bộ kinh được thực hiện từ năm 1706 đến năm 1734 mới hoàn thành. Một trong những tấm mộc bản phần cuối của bộ kinh cho biết điều đó. Cho đến nay, nét khắc trên những mộc bản (cây thị rừng đỏ) ấy trông vẫn còn sắc sảo và rõ nét. Ngoài những tấm mộc bản khắc ghi nội dung kinh Pháp Hoa, còn có những tấm mộc bản chạm khắc cảnh đức Phật Thích Ca thuyết pháp cho thánh chúng nghe. Đây không chỉ là những hình ảnh minh họa về đức Phật với chúng sinh, mà còn là những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật quý hiếm.

Một điều kỳ lạ là liên tục trong 28 năm ấy ba thiền sư và các phật tử đã miệt mài chạm trổ từng nét, mà lại là khắc chữ ngược. Nhưng không sai, không lặp hay thiếu một chữ nào. Khi in ra không mấy ai nghĩ những dòng chữ đẹp đẽ, sắc nét và những bức tranh khắc ngược, mô tả cảnh đức Phật đang thuyết pháp trước hàng trăm người ấy là do con người khắc vào gỗ, mà cứ tưởng là do máy móc làm ra bản in khắc ngược ấy. Người làm và nội dung cũng như thời gian làm thì đã rõ, còn bộ kinh được làm ở đâu trước khi đưa về chùa Phật Quang thì đến nay vẫn là ẩn số

Nói bộ kinh thuộc dạng quý hiếm và duy nhất ở Việt Nam và trên thế giới là chính xác. Bởi ở Trung Quốc cũng đã phát hiện hai bộ kinh Pháp Hoa có niên đại sớm hơn, một bộ khắc trên chất liệu đồng và một bộ khắc trên chất liệu đá, với nội dung như bộ kinh Pháp Hoa tại chùa Phật Quang. Nhưng cả hai bộ này đều bị thất lạc nhiều bản khắc, số còn lại do bị phong hóa và mục, nên nội dung không đầy đủ, do đó chúng không có giá trị bằng bộ kinh Pháp Hoa tại chùa Phật Quang.

Trở lại lịch sử của thời kỳ này để chúng ta biết thêm về giá trị của bộ kinh. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam, phát triển gần 2.000 năm, đã tạo tiền đề cho sự hình thành một nền văn hóa Phật giáo Việt Nam, mang những đặc trưng riêng biệt. Tuy nhiên mới chỉ là vùng đất từ Hà Tĩnh bên kia Đèo Ngang. Vào khoảng đầu thế kỷ XVII theo chân các đoàn di dân từ miền Thuận Quảng đạo Phật đã có mặt trên vùng đất mới phía Nam. Cùng đi theo lớp cư dân đông đảo đó, có không ít những nhà sư người Việt và tín đồ Phật giáo. Và đạo Phật từ đó cũng dần dần phát triển ở Bình Thuận cho đến ngày nay.

Chùa Phật Quang bên cạnh tư liệu thành văn đang lưu giữ và 118 tấm mộc bản được biết đến như là một di sản văn hóa quốc gia, nó có tinh chất cực kỳ quý đối với nước ta và hiếm đối với thế giới…còn một số cổ vật có niên đại khá xưa. Như đại hồng chung có niên đại từ đời vua Lê Chiêu Thống (1741) do hai vị thiền sư đúc tại Phú Yên mang vào, chuông Gia Trì lớn nhất Việt Nam, mõ Gia Trì lớn nhất Việt Nam và có tới 186 con rồng được chạm trổ, điêu khắc trang trí trong chùa cũng thuộc dạng nhiều ở Việt Nam. Bảo quản được nguyên dạng các hiện vật như hiện nay, có thể nói nhà chùa đã gìn giữ được những di sản văn hóa có giá trị vô cùng. Đó chính là bài học sinh động nhất để giáo dục cho thế hệ mai sau, là niềm tự hào của chúng ta với thế giới khi giới thiệu về chùa Phật Quang.


File đính kèm Thumbnail(s)
                           
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (20-11-2013 09:26 AM), MyHang (20-11-2013 09:28 AM)
20-11-2013, 04:50 AM (Được chỉnh sửa: 20-11-2013 04:52 AM bởi baothai.)
Bài viết: #24
RE: CHÙA VIỆT
Bao An Tu, Orlando, Fl

Chua Bao An 5788 Apopka Vineland Rd. Orlando, FL 32818

Phone: 407-295-7846 -


[Hình: attachment.php?aid=7300]

http://www.flickr.com/photos/77423741@N0...687558486/


File đính kèm Thumbnail(s)
   


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 2 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (20-11-2013 06:09 AM), MyHang (20-11-2013 09:28 AM)
20-11-2013, 04:59 AM
Bài viết: #25
RE: CHÙA VIỆT
Phap Vu Tu, Orlando, FL

http://chuaphapvu.org/


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 2 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (20-11-2013 06:09 AM), MyHang (20-11-2013 09:29 AM)
20-11-2013, 06:21 AM
Bài viết: #26
RE: CHÙA VIỆT
Theo dq biết thì ở nước ngoài cộng đồng người Việt ngày càng có được những ngôi chùa đẹp khang trang không kém trong nước. Nhất là những chùa Việt tại Ấn khá nguy nga , đồ sộ.
[Hình: attachment.php?aid=7301]
[Hình: attachment.php?aid=7302]
Việt Nam Phật Quốc tự (Vietnam Bouddha Bhumi Vihara) là một ngôi chùa Việt Nam ở Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) ở Ấn Độ và ngôi chùa của người Việt Nam lần đầu tiên có mặt trên đất nước Ấn Độ; tọa lạc trên một khu đất rộng hơn 20 ha, giữa những ruộng đất bao la, cách Bồ đề Đạo tràng và khu thị tứ 2 km về phía Tây Nam. Ngôi chùa được Thượng tọa Thích Huyền Diệu cho xây năm 1987, lễ đặt viên đá đầu tiên vào ngày 24 tháng 5 năm 1987, đó cũng chính là ngày đưa ngôi chùa Việt Nam đầu tiên đi vào hoạt động trên đất Phật; chùa có kiến trúc theo phong cách chùa Việt Nam với cổng tam quan, mái cong. Chùa do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thực hiện. Chùa được xây dựng trên một khu đất rộng, gần Bồ đề Đạo tràng, nơi Đức Từ Phụ Thích ca ngồi dưới cội Bồ đề thành đạo cách nay gần 3 thiên niên kỷ, và cũng chính là Thánh tích quan trọng và có ý nghĩa nhất trong bốn Thánh tích của Phật giáo, được khắp năm châu biết đến.

Hiện nay tại Bodh Gaya còn có các ngôi chùa Việt Nam khác là chùa Độ Sanh, chùa Viên Giác và tịnh xá Kỳ Hoàn.


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (20-11-2013 09:28 AM), MyHang (20-11-2013 09:29 AM)
24-11-2013, 06:37 PM (Được chỉnh sửa: 29-11-2013 05:40 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #27
RE: CHÙA VIỆT
HÔM NAY DQ TIẾP TUC GIỚI THIỆU NGÔI CHÙA DÌ HẰNG ĐÃ GHÉ QUA RỐI: CHÙA AN PHÚ MỜI BÀ CON XEM QUA ( có cái hay riêng vì dq chỉ giới thiệu những chùa có cái đặc biệt như cổ , di tích , trang trí , nổi tiếng thôi).

17/ CHÙA AN PHÚ ( CHÙA SÀNH SỨ ) SAIGON

Tọa lạc ở số 24 đường Chánh Hưng (phường 10, quận 8, TP HCM), chùa An Phú thuộc hệ phái Bắc tông; được xây dựng vào những năm đầu thời Vua Tự Đức (1848-1883). Chùa đã trải qua 6 đời trụ trì và hiện nay là Thượng tọa Thích Hiển Đức.
[Hình: attachment.php?aid=7385]

Chùa An Phú, còn gọi là chùa Miểng Sành, được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) công bố là “CHÙA TẠO TÁC BẰNG MIỂNG SÀNH NHIỀU NHẤT VN'
Cấu trúc chùa được thiết kế bằng các mảnh sành sứ từ chén đĩa ghép lại theo nghệ thuật khảm sành sứ, giống như họa tiết trang trí tại lăng Khải Định (Huế) hay chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang).

Tọa lạc ở số 24 đường Chánh Hưng (phường 10, quận 8, TP HCM), chùa An Phú thuộc hệ phái Bắc tông; được xây dựng vào những năm đầu thời Vua Tự Đức (1848-1883). Chùa đã trải qua 6 đời trụ trì và hiện nay là Thượng tọa Thích Hiển Đức.

Theo Phật tử và tăng ni nhà chùa, những tạo tác sành sứ được thực hiện rất công phu và độc đáo, từ cái cột, đầu rồng cho đến hồ nước… Trong đó, nổi tiếng nhất là tượng Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Quán Thế Âm, chữ vạn, hoa sen… Cụ thể, liên tục hơn 40 năm, từ năm 1961 đến năm 2004, thực hiện theo thiết kế của nhà thiết kế mỹ thuật Lê Văn Rớt, nhà chùa đã tìm cách vận động thu lượm các loại chén đĩa kiểu, lộc bình và đồ gia dụng đã bị nứt, sứt mẻ có màu sơn thủy, hoặc hồng hoa, vàng, đỏ, nâu, đen tại các chợ An Đông, Bình Tây, Phú Nhuận, Bà Chiểu… rồi đập bể, cắt theo các góc cạnh, sau đó gắn vào các cột, các chi tiết kiến trúc theo hình họa, đường nét mỹ thuật tạo hình.
[Hình: attachment.php?aid=7379]

[Hình: attachment.php?aid=7380]

[Hình: attachment.php?aid=7381]
Những người thợ đã dùng kìm cắt nhỏ khoảng 3.000 chén cùng một số các loại đĩa, tô, lọ hoa, bình và tách uống trà bằng sành, sứ bị sứt, mẻ rồi gắn lên tường.
[Hình: attachment.php?aid=7382]

Số liệu thông kê tại chùa cho biết, ngôi chùa đã sử dụng hơn 30 tấn sành sứ phế liệu các loại với khoảng 20.000 ngày công lao động thực hiện gắn miểng sành trên diện tích 3.886 m2. “Các cây cột cẩn miểng sành mang màu sắc xanh, đỏ, trắng, vàng, tiêu biểu trong cuộc sống của chúng ta có những lúc bị mặn, nhạt, chua, cay trong cuộc đời. Đó là một triết lý nhân sinh mà tôi muốn gửi gắm vào đó”, Hòa thượng Thích Hiển Đức nói.

Theo Vietgle, chùa An Phú chia thành hai khu vực: khu thờ phụng gồm Đại Giác điện và Tổ Sư đường nằm dọc theo đường Chánh Hưng; khu sinh hoạt bao gồm giảng đường Từ Bạch, tăng phòng, khách đường … nằm dọc sau chùa.

Tam quan chùa được xây dựng theo lối cổ lầu, bên trên thờ tượng Tam Thế Phật. Sân trước chùa có nhiều công trình kiến trúc như: đài Di Lặc; đài Quan Âm; lầu Linh Sơn Thánh Mẫu; tháp Hòa thượng Thích Từ Bạch; cột phướn có hình chiếc thuyền rồng ghép sành, trên có tượng thầy trò Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh; và hai hòn giả sơn lớn có đặt thờ nhiều vị Phật, Bồ tát, Hộ Pháp, Quan Thánh Đế Quân …
[Hình: attachment.php?aid=7383]
Chánh điện hình chữ nhật, tượng trưng núi Tu Di, các tầng mái có các chim thần nâng đỡ. Chánh điện có hai tầng: Tầng trên có bốn pho tượng đức Phật Thích Ca lớn đặt ở trung tâm quay về bốn mặt, sau lưng đức Phật có cây bồ đề tỏa bóng bốn bên; sau điện Phật Thích Ca là Tổ Sư đường thờ Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma; sau cùng là bàn thờ tượng đức Đa Bảo Như Lai bằng đồng.
[Hình: attachment.php?aid=7386]
Tầng dưới cũng đặt thờ bốn pho tượng đức Phật Thích Ca như tầng trên, hai bên có tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng, tiếp sau là sân lễ và tháp Dược Sư, sau cùng là bàn thờ Hòa thượng Thích Từ Bạch.

[Hình: attachment.php?aid=7384]
Phần chánh điện có HAI NẾN SÁP được công nhận KỶ LỤC lớn và nặng nhất Việt Nam năm 2005. Năm 2007, Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục Chùa An Phú là ngôi chùa được tạo tác bằng mảnh sành nhiều nhất Việt Nam.


File đính kèm Thumbnail(s)
                               
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (24-11-2013 08:33 PM)
24-11-2013, 06:50 PM (Được chỉnh sửa: 29-11-2013 05:42 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #28
RE: CHÙA VIỆT
ĐÃ NÓI VỀ CHÙA CẨN GỐM SỨ DQ XIN GIỚI THIỆU LUÔN MỘT CHÙA Ở ĐÀ LẠT BÀ CON NÀO CÓ THAM QUAN ĐÀ LẠT HẴN NGHE NÓI.

18/ CHÙA VE CHAI hay CHÙA LINH PHƯỚC : ĐÀ LẠT LÂM ĐỒNG

[Hình: attachment.php?aid=7387]

Còn gọi là chùa Ve Chai, chùa Linh Phước được xây dựng theo phong cách tranh khảm từ những mảnh kính, gốm và sứ từ năm1949 đến 1952 tại khu dân cư đông bắc Đà Lạt,tại thị trấn Trại Mát, phường 11, TP.Đà Lạt (cách trung tâm TP khoảng 8km),
Trong hoa viên chùa, nổi bật nhất là con rồng dài 49 m được làm từ 50.000 vỏ chai bia cực kỳ độc đáo. Ngoài ra, chùa còn có tượng Phật cao 4,8m ngự giữa 12 hàng cột khảm sành, sứ miêu tả lịch sử đạo Phật và đại hồng chung lớn nhất Việt Nam.
[Hình: attachment.php?aid=7389]
Đến với Linh Phước tự, Trước hết phải kể đến chánh điện và Tiền đàn bảo tháp, một công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo: chánh điện dài 33 m, rộng 22 m; Tiền đàn bảo tháp cao 27 m được chạm trổ hình rồng. Lầu 1 có gian thờ 108 tượng "Thiên thủ thiên nhãn".
Trong nội điện, tượng Phật Thích Ca cao 4,9 m kể cả tòa sen, phía trước được làm bằng bê-tông cốt thép, bên ngoài thiếp vàng, phía trước là bức Cửu long môn uốn mình chầu Phật.
[Hình: attachment.php?aid=7390]

Dọc hai bên chính điện là hai hàng cột rồng khảm mảnh sành tương tự như phong cách khảm tại các lăng mộ vua nhà Nguyễn. Bên trên hai hàng cột ấy là những bức phù điêu khảm sành mô tả lịch sử Đức Phật Thích Ca từ giáng sinh đến nhập niết bàn. Phía sau Tổ đường có bức phù điêu Thập bát La Hán và Thập mục Ngưu đồ, tất cả đều có vẻ đẹp hoành tráng làm du khách phải kinh ngạc.

[Hình: attachment.php?aid=7388]

Trước Long Hoa Viên là tòa Linh tháp 7 tầng, cao 36 m (được xem là bảo tháp cao nhất Đà Lạt hiện nay) đây là nơi thờ Phật, tôn trí xá lợi và cũng là bảo tàng viện.
Tháp chuông của ngôi chùa này được xây dựng vào tháng 10.1999 với kinh phí 10 tỷ đồng tháp có 7 tầng, với chiều cao 37,8m, tầng trệt có hình tứ giác, 6 lầu đều có hình lục giác, bên trong tháp đều được khảm sành và sứ, ở lầu 1 được treo một quả Đại Hồng Chung nặng 8,5 tấn với đường kính 3,32; cao 4,35m. 6 góc mái của mỗi tầng được thiết kế 6 con rồng đầu hướng ra ngoài, tầng trệt có 4 con rồng gắn 4 góc mái, 4 cột cũng là 4 con rồng quấn quanh, mỗi con dài 21m.
Lầu 1 còn có ĐẠI HỒNG CHUNG (đúc vào cuối năm Kỷ Mão 1999) được xem là LỚN NHẤT VN hiện nay. Chuông cao 4,3 m, đường kính 2,3 m và nặng tới 8,5 tấn. Việc đúc chuông có sự đóng góp vật lực, tài lực của Phật tử, du khách từ Bắc chí Nam. Một nhóm nghệ nhân Huế đã có 3 đời đúc chông được mời đến đã dành ra hơn một năm để tạo khuôn, đúc và chạm khắc những hình ảnh trên chuông, bao gồm các ngôi chùa nổi tiếng của nước ta, tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, các thắng cảnh…
[Hình: attachment.php?aid=7391]

Trước sân chùa còn có Bảo đài Quan Thế âm Bồ Tát tạo dáng rất hài hòa cân đối. Ở Linh Phước tự hình tượng con rồng gần như bao quát toàn bộ kiến trúc của ngôi chùa, được chạm khắc, bài trí rất công phu trên các hàng cột, trên mái chùa cong…

[Hình: attachment.php?aid=7421]

[Hình: attachment.php?aid=7422]

[Hình: attachment.php?aid=7423]


File đính kèm Thumbnail(s)
                               
THANK YOU
24-11-2013, 07:22 PM (Được chỉnh sửa: 29-11-2013 05:44 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #29
RE: CHÙA VIỆT
19/ CHÙA TAM THANH :LẠNG SƠN

KHI ĐẾN TỈNH LẠNG SƠN dq NGHE NGAY CÂU THƠ GIỚI THIỆU SAU:

ĐỒNG ĐĂNG CÓ PHỒ KỲ LỪA
CÓ NÀNG TÔ THỊ CÓ CHÙA TAM THANH
[Hình: attachment.php?aid=7400]
nay chỉ giới thiệu chùa TAM THANH thôi ( dq được ghé qua ờ chơi được vài ngày )

Tam Thanh là quần thể 3 động Nhất Thanh, Nhị Thanh
, Tam Thanh
[Hình: attachment.php?aid=7399]

Ngoài giá trị danh thắng, chùa Tam Thanh còn được biết đến bởi những giá trị văn hóa. Trong động chùa còn lưu lại hệ thống VĂN BIA khá phong phú của các văn nhân, thi sĩ qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó, tấm bia số 4 là tấm bia có NIÊN ĐẠI CỔ NHẤT VN (bia Ma Nhai), được tạc vào thời Lê Vĩnh Trị năm thứ 2 (1677), ghi lại chi tiết việc xây dựng tôn tạo chùa[1]. Bia khắc thơ quan đốc trấn Lạng Sơn Ngô Thì Sĩ vào năm Kỷ Hợi (1777) đã khắc lại bài thơ ngợi ca cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của động Tam Thanh[3]
. Ðộng Tam Thanh nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn.
Tam Thanh được mệnh danh là "Đệ nhất bát cảnh Xứ Lạng" (gồm 4 điểm là: động Nhị Thanh, động Tam Thanh, thành nhà Mạc và Nàng Tô Thị).

[Hình: attachment.php?aid=7392]

Chùa Tam Thanh nằm trong động núi đá (nên còn được gọi tên khác là Động Tam Thanh) thuộc địa phận phường Tam Thanh Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Theo sử sách Đại Nam Nhất Thống Chí thì chùa Tam Thanh có từ thời nhà Lê, thuộc địa phận xã Vĩnh Trại, Châu Thoát Lãng.
[Hình: attachment.php?aid=7393]

Chùa Tam Thanh có một tượng PHẬT A DI ĐÀ màu trắng với nét mềm mại, uyển chuyển được TẠC NỔIvào vách đá từ thế kỷ 15. Pho tượng này mang phong cách nghệ thuật thời Lê - Mạc (thế kỷ 16-17) tạc theo thế đứng trong hình một lá đề. Tượng cao 202 cm, rộng 65 cm, mặc áo cà sa buông chùm xuống tận gót, hai tay chỉ xuống đất trong thế ấn cam lộ

[Hình: attachment.php?aid=7401]
Ngoài ra, Chùa còn có hồ Âm Ti với làn nước trong xanh bốn mùa với muôn trùng nhũ đá thiên tạo từ ngàn năm rất đẹp
[Hình: attachment.php?aid=7396]


Ngoài giá trị danh thắng, chùa Tam Thanh còn được biết đến bởi những giá trị văn hóa. Trong động chùa còn lưu lại hệ thống văn bia khá phong phú của các văn nhân, thi sĩ qua các thời kỳ lịch sử.
[Hình: attachment.php?aid=7397]

[Hình: attachment.php?aid=7394]


Tấm bia có niên đại cổ nhất ở di tích là tấm bia được Binh Sứ Bắc Quân Đô Phủ, Đô Đốc Thiên Sự Vũ Quận Công Vi Đức Thắng tạc khắc vào thời Lê - Vĩnh Trị thứ 2 (1677) bia có tên là: "Trùng tu Thanh Thiền Động" nội dung bia ghi lại việc hưng công trùng tu di tích này của ông.
Tấm bia cổ tiếp theo là của tác giả Ngô Thì Sĩ tạc vào năm Kỷ Hợi (1779) là một bài thơ ca ngợi cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của di tích.
Ngoài ra là hai bài thơ của hai vị quan triều Nguyễn (Đoàn Đình Duyệt và Tôn Thất Tố) cho tạc khắc khi theo giá vua khải Định năm 1918 ra tuần thú miền Bắc, nội dung ca ngợi vẻ đẹp danh thắng này. Tại di tích hiện còn có tấm bia chữ Nôm do tuần phủ Thái Bình là Đào Trọng Vận viết năm 1924, bia có nội dung ca ngợi cảnh đep của di tích và được phiên âm với nội dung:



" Xanh xanh xanh ngắt trấn thành Tây

Cảnh động này xây lắm vẻ say

Non nước đi về quen bóng hạc

Gió mây đưa đón thoảng làn mây

Giá trong bể hoạn gương còn tỏ

Lửa ngất non tình đá cũng ngây

Trải mấy tang thương lầm bụi tục

Rượu bầu thơ túi vẫn là đây"


[Hình: attachment.php?aid=7398]


File đính kèm Thumbnail(s)
                                       
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (24-11-2013 08:35 PM)
24-11-2013, 08:18 PM (Được chỉnh sửa: 29-11-2013 05:47 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #30
RE: CHÙA VIỆT
20/ CHÙA HUỆ NGHIÊM Q BÌNH TÂN SAIGON

Nằm tọa lạc tại đường Đỗ Năng Tế, khu An dưỡng địa, khu phố 2 phường An Lạc A, quận Bình Tân, TP.HCM,Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa Huệ Nghiêm được nhiều người biết đến với những KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO
[Hình: attachment.php?aid=7406]

Chùa Huệ Nghiêm là nơi lưu giữ NHIỀU KỶ LỤC VN như bộ cửa bằng gỗ lim khắc nổi Bát Bộ Kim Cương và Thập Nhị Địa Chi Thần lớn nhất, pho tượng phật A Di Đà cao 8 mét, nặng 16 tấn được chế tác từ nguyên khối gỗ giáng hương bông lớn nhất.
[Hình: attachment.php?aid=7407]

Đặc biệt nhất là HAI BỘ KINH PHẬT GIỚI: Kinh Tỳ Kheo và kinh Phạm Võng được dát vàng lóng lánh, nguy nga.

Chùa là nơi tu học của chư tăng từ năm 1963 đến năm 1985 với các tên: Trường Trung đẳng Phật học chuyên khoa, Phật học viện Huệ Nghiêm gồm 400 Tăng sinh, Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm (1963 – 1985).

Trụ trì tiền nhiệm là HT Thích Bửu Huệ. Thượng tọa Thích Chơn Lạc trụ trì hiện nay.

Chùa đã được trùng tu vào năm 1965 và năm 1989. Trong khuôn chùa có nhiều công trình đẹp như tháp chuông, đài Quan Âm, tháp Phổ Đồng (cao 34m, xây năm 1972), đặc biệt là pho tượng đức Phật Thích Ca (cao 4,5m, ngang 4,5m) do điêu khắc gia Lê Thành Nhơn sáng tác vào năm 1974, an vị vào năm 1979.
[Hình: attachment.php?aid=7408]

Với tổng thể kiến trúc độc đáo, chùa Huệ Nghiêm đang xây dựng khu Giới Đài, đây là một quần thể kiến trúc hình chữ Sơn độc đáo, bao gồm nhiều hạng mục trang nhã. Ngự trên cổng tam quan là vị Hộ Pháp, hai bên cổng là hai câu đối ý nghĩa cao sâu, huyền bí được chạm khắc trực tiếp lên cột gỗ, các chữ được dát vàng lóng lánh.

[Hình: attachment.php?aid=7409]
Cổng tam quan Giới Đài Viện…
[Hình: attachment.php?aid=7410]
Tòa Giới Đài Viện trang nghiêm, thanh tịnh

[Hình: attachment.php?aid=7411]
Đức phật Tỳ Lô ngự giữa trung tâm của Giới Đài Viện

Tượng phật Tỳ Lô cao 2,3 mét, nặng 1,8 tấn ngự trên đài sen có 200 cánh, mỗi cánh sen có khắc nổi hình đức phật Thích Ca. Tam thân phật tựa lưng nhau hướng ba cõi, cao 2,1 mét nặng gần 7 tấn. Bốn tượng phật được nâng bởi đài sen cao 2,2 mét, nặng 2 tấn, trên đó có 1.000 cánh sen, trên mỗi cánh cũng khắc nổi hình phật Thích Ca. Các tượng phật và đài sen đều được tạo tác từ những khối gỗ nguyên (gõ đỏ) nhập từ Nam Phi.
Giới Kinh Tỳ Kheo được chạm khắc tinh tế trên đỉnh mái vòm của đức phật Tỳ Lô. Có 5.400 chữ của 250 Giới Kinh Tỳ Kheo được dát vàng 24k

[Hình: attachment.php?aid=7412]
kinh Phạm Võng đang được dát vàng và hoàn thành

Trên bốn mặt tường bao quanh Giới Đài có tổng cộng hơn 16.000 chữ của bộ kinh Phạm Võng được khắc vuông vắn, đều đặn, hàng lối ngay ngắn. Các chữ đều được dát vàng 24k tươi sáng, nét chữ hài hòa, trang nhã.

Sau Giới Đài là khu Tịnh Nghiệp đường. Theo Hòa thượng Thích Minh Thông, Tịnh Nghiệp đường là nơi chư tăng, chúng sanh sám hối về tội lỗi mình đã gây ra, từ đó giúp thân tâm thanh tịnh, rời bỏ bến mê quay về bờ giác... Bên trong Tịnh Nghiệp đường có Cửu thể Di Đà, tượng trưng cho chín phẩm của người tu Tịnh Độ được vãng sanh về thế giới Cực lạc của Đức phật A Di Đà. Cửu thể Di Đà có 8 pho tượng cao 3,6 mét, nặng 2 tấn được đặt dọc hai bên gian phòng Tịnh Nghiệp đường và 1 pho tượng phật A Di Đà cao 8 mét, nặng 16 tấn được chế tác từ nguyên khối gỗ đường kính 2,6 mét và tuổi thọ có thể lên đến ngàn năm. Đây là pho tượng được sách Kỷ lục Guinness Việt Nam công nhận là pho TƯỢNG PHẬT A DI ĐÀ BẰNG GỖ CAO LỚN NHẤT VN
[Hình: attachment.php?aid=7413]
4 vị Thiên Vương trấn giữ tứ phương Giới Đài Viện. Mỗi vị cao 4 mét, nặng 5 tấn, tạo tác từ chất liệu đồng. Mỗi vị mang pháp khí khác nhau, dáng vẻ oai nghi, thần sắc hùng hồn.


XEM TIẾP ( để có thể xem ảnh)


File đính kèm Thumbnail(s)
                               
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (24-11-2013 08:36 PM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS