Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Bạn có biết ngày 20 tháng 11 có từ khi nào...???
13-11-2013, 08:47 AM
Bài viết: #1
Bạn có biết ngày 20 tháng 11 có từ khi nào...???
Lịch Sử Ngày quốc tế hiến chương các Nhà giáo và Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11--------------------------------------------------------------------------------
Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên(Thủ đô nước áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22.7.1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những năm sau đó, ngày Lễ 20 tháng 11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng năm vào dịp Kỷ niệm 20- 11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến.

Sau ngày đất nước được thống nhất 30/4/1975, nền giáo dục cả nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ý nghĩa của ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20 -11 đã trở thành truyền thống với nội dung mới của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam.

Chính vì thế theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Nội dung Quyết định có những điều khoản như sau:

Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 - 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.

Điều 2: Để ngày Nhà giáo Việt Nam có ý nghĩa thiết thực hàng năm, từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình; kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ cao cả của mình.

Điều 3: Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Uỷ ban nhân dân và Hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp của ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.

Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.

Điều 4: Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các hoạt động của nhà trường và của
địa phương.

Ngày 20 tháng 11 năm 1982, là Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta, và từ đó dến nay, đây là ngày để học trò thể hiện tình cảm quý mến, kính trọng với thầy giáo, cô giáo - những người đã dày công vun đắp cho chúng ta - những cây đời mãi mãi xanh tươi./.

*** Từ internet ***
__________________
Suu tam

Batting EyelashesHãy sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường.Batting Eyelashes
THANK YOU
[-] langtrang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (14-11-2013 01:27 PM)
16-11-2013, 05:17 AM
Bài viết: #2
RE: Bạn có biết ngày 20 tháng 11 có từ khi nào...???
dq xin mượn chổ này đăng bài văn đầy tưởng tượng choNgày Nhà Giáo: mời xem

BÀI VĂN SÁNG TẠO “ngoài sức tưởng tượng” của giáo viên

Cộng đồng mạng đang lan truyền một bài văn độc nhất vô nhị với nhiều câu từ "bay bổng" khiến ai đọc cũng phải cười chảy nước mắt.

Bài văn đạt 7,5 điểm và lời phê “Bài viết của em nằm ngoài sức tưởng tượng của cô” đang được cư dân mạng share “điên đảo” trong hai ngày nay. Bài văn được đăng lại trên các trang giải trí và được bình luận là “giống một thứ thuốc giúp làm giảm stress”.
văn lạ, sáng tạo, hài hước

[Hình: attachment.php?aid=7272]
Bài văn lạ thu hút gần 60 nghìn lượt xem sau vài giờ chia sẻ.

Bài văn có nội dung như sau:

"Đề bài:

Tưởng tượng 20 năm sau, một ngày em về thăm trường, viết thư cho 1 người bạn cùng học ngày ấy kể lại buổi thăm trường này.

Bài làm:

Mặt trăng, 12 tháng 6 năm 2033

Khánh thân mến!

Tớ viết thư này trước hết là để hỏi thăm cậu, cậu dạo này có khỏe không?

Cuộc sống của cậu như thế nào? Có gì đặc biệt không? Nghe nói vẫn chưa có vợ à, phải cố gắng lên, sắp 40 rồi đấy. Tớ dạo này vẫn khỏe, cuộc sống của tớ rất tuyệt vời lắm. Cậu có biết thành phố thứ 3 trên mặt trăng không? Tớ có một biệt thự ở khu ngoại ô trên ấy, hàng năm cứ cuối hè tớ lại lên đấy chơi cùng với gia đình, nhắc mới nhớ, tớ cưới vợ được gần một năm rồi. Vợ tớ xinh lắm, mặt không tì vết. Gia đình tớ sống rất tốt. Hiện tại, tớ đang trên phi cơ riêng bay sang Anh để tiếp xúc cùng các đại biểu cấp cao của Liên Hợp Quốc.

Cách đây ba hôm, khi đang trên đường sang Mĩ để giải quyết một số việc quan trọng và nhận giải thưởng Nô-ben về hòa bình, tớ có dừng lại ở Hải Phòng - nơi mà hồi nhỏ anh em mình còn học ở đây. Tớ về chính ngôi trường Trần Phú từ thuở nào, ngày nay nó đã được tu sửa lại khang trang hơn và được dát toàn bộ bạch kim ở khắp trường. Không những thế, nó đã được đưa lên trên không, cao hơn 100m so với mặt đất để mở rộng chỗ ở cho người dân. Khi bước vào trường, tớ mới phát hiện ra hiệu trưởng ở đây chính là Hiền Thảo - một trong những người bạn đã học chung với anh em mình trong bốn năm cấp hai.

Cậu ấy giờ đã khác, với vị trí hiệu trưởng, cậu ấy chín chắn, cứng rắn hơn nhưng vẫn đầy tình cảm và tình yêu thương ấy. Cậu đón tiếp tôi với sự niềm nở, tự hào kể cho tôi về những việc cậu đã làm nào là các dãy nhà đã được tăng lên thành sáu tầng, được lắp cầu thang máy, được xây thêm khu liên hợp, khu thể thao có thêm bề bơi, sân bóng đá, bóng rổ, sân tenis, bãi giữ xe... Ngoài ra, tớ vẫn thấy được một vài điểm quen thuộc trong khuôn viên trường, đó là cây hoa sữa trước cửa lớp mình, nó đã cao hơn, to hơn. Tớ vẫn nhớ hồi anh em mình học thể dục, vì trời nắng nên lại chạy ào về gốc cây này tránh nắng, đứa này tranh nhau ngồi ở gốc cây với đứa kia, bàn tán rôm rả để rồi bị trực ban nhắc hay cái lần thằng Hùng, thằng Phát thi nhau trèo cây để xem ai giỏi hơn ai, cuộc thi chưa kết thúc, thì bảo vệ đuổi, chạy tóe khói khắp trường để rồi bị bắt lên phòng bảo vệ. Đang xao xuyến vì những kỉ niệm, đột nhiên có một giọng nói khàn khàn, nhưng đầy sự trìu mến, gọi : "Trường Ân đó hả em?" Tôi ngờ ngờ rồi quay lại. Hóa ra đó chính là thầy Nguyên, Khánh ạ. Thầy bây giờ trông đã già hơn hẳn. Đầu thầy đã không còn tóc, bóng loáng rồi đột nhiên, tôi xúc động đến tột cùng - thầy Nguyên đây ư? Người thầy đã dạy tôi "đây ư?" Trời, thầy giờ già quá, người đã dạy cho tôi cấp hai và cũng là người đã dành hơn bốn thập kỉ để cống hiến cho giáo dục nước, nhờ thầy, bao thế hệ đã lớn lên, trở thành những trụ cột, những người đi xây dựng đất nước, là người cống hiến thầm lặng... Ôi, chả có nhẽ mái tóc của thầy đã ra đi cùng với sự cống hiến ấy. Khi nghĩ về những điều đó, Khánh ạ, tớ chỉ chực bật khóc.

Thầy quá tận tâm với nghề, cống hiến hết mình. Thầy giờ là một ông lão ngoài bảy mươi cũng về thăm trường rồi tình cờ gặp tôi... Tôi dìu thầy ra ghế đá, nó đã được lắp đặt thêm một bộ tản nhiệt nên mặc cho trời hôm ấy nóng hơn 30 độ, tôi và thầy vẫn thoải mái ngồi nói chuyện... Tớ hỏi thầy rất nhiều, và cũng tự hào kể ra những thành tựu mình đã đạt được nhưng không quên cám ơn thầy vì những công lao như biển cả của thầy. Nhìn thầy, tôi lại nhớ về những kỉ niệm với thầy, như lần thầy cho tôi và lũ bạn kiểm tra 15' một bài cực dài nhưng rồi lại không thu khiến cả lũ lăn đùng ngã ngửa, nghĩ đến đó, tớ và thầy lại bật cười.

Mặc dù không muốn, nhưng cuối cùng cũng phải rời đi, tôi chào thầy, từ biệt Hiền Thảo, rồi hẹn một lần khác gặp sau. Buổi chia tay ấy đầy xúc động, rồi tớ lên phi cơ bay đi, ngó lại, tớ thấy được bóng dáng của thầy mờ dần, nhỏ dần rồi cuối cùng biến mất sau làn mây làm tôi lại suy nghĩ viển vông.

Tớ chỉ viết đến đây thôi. Cho tớ gửi lời chào đến gia đình của cậu và chúc cậu gặp thành công trong mọi mặt cuộc sống".

(Theo Kiến Thức)


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (16-11-2013 09:01 AM)
16-11-2013, 05:26 AM
Bài viết: #3
RE: Bạn có biết ngày 20 tháng 11 có từ khi nào...???
MỜI BÀ CON XEM TIẾP

Toshihide Maskawa, GS của Trường ĐH Nagoya (Nhật Bản) - giải thưởng Nobel năm 2008 - vừa có những chia sẻ thú vị với các sinh viên ĐHQG Hà Nội ngày 13/11, sau khi ông nhận bằng tiến sĩ danh dự của đại học này.

[Hình: attachment.php?aid=7273]
GS Toshihide Maskawa tại buổi nói chuyện.

Yêu với khoa học vì "ghét đường"

Điều đặc biệt của tôi là rất ghét đường. Lí do rất đơn giản, mẹ đã cho tôi ăn cơm trộn với đường suốt cả thời thơ bé. Và có lẽ, tuổi thơ tôi đã ăn đường đủ cho cả cuộc đời. Khi vào THPT, cha tôi khuyên không nên vào ĐH mà nên nối nghiệp gia đình trong việc kinh doanh, buôn bán đường.
Ít nhất là trong khoảng thời gian 4 năm THPT, tôi phải đấu tranh với cha để đến với đại học, nơi tôi có thể làm nghiên cứu khoa học chứ không phải là công việc kinh doanh. Chính vì thế mà tôi ghét đường, ghét việc kinh doanh buôn bán đường và đến với khoa học.

"Biết ơn kẻ trộm"

Một hôm, kẻ trộm đột nhập vào nhà tôi. Gia đình chúng tôi không mất nhiều đồ nhưng cảnh sát đến điều tra và thể hiện thái độ hách dịch, khiến chúng tôi rất khó chịu.
Nhưng sau khi nhìn thấy tấm bằng tiến sĩ về hạt cơ bản của tôi thì nhóm cảnh sát đã có thái độ khác hẳn. Họ tỏ ra rất kính trọng bố tôi, bởi vì nghĩ ông là chủ nhân của tấm bằng đó.
Trong suy nghĩ của người Nhật lúc bấy giờ, người ta luôn nghĩ rằng, người có bằng tiến sĩ phải của một cụ già có râu.
Và tôi thực sự thấy hài lòng, với tấm bằng tiến sĩ đó, tôi đã tạo ra sự kính trọng của người khác với cha mẹ mình. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, đây là lần duy nhất tôi báo hiếu được cha mẹ mình.

[Hình: attachment.php?aid=7274]
GS Toshihide Maskawa: "Đối với nhà khoa học thì điều quan trọng nhất là sự lãng mạn và lòng khao khát". Ảnh: Bùi Tuấn

"Tôn trọng cá tính"

Tôi không nghĩ có điều kiện vật chất và trang thiết bị hiện đại mới tạo ra những thành công trong nghiên cứu. Thời trẻ, chúng tôi đã từng thực hiện những nghiên cứu với những thiết bị thô sơ. Những thiết bị hiện đại ra đời và phát triển dựa trên ý tưởng để nghiên cứu của các nhà khoa học, phục vụ công tác nghiên cứu. Không phải cứ có một phòng thí nghiệm hiện đại là có thể xuất hiện những ý tưởng khoa học.
Tôi có một người bạn nghiên cứu về nguyên lý phá vỡ. Anh ấy đã làm thí nghiệm rất đơn giản. Anh ấy đã thả các tấm kính và xem nguyên tắc phá vỡ của chúng. Từ đó, anh ấy đưa ra những nguyên lý liên quan đến sự phá vỡ, một trong những nguyên lý quan trọng trong nghiên cứu của chúng tôi.
Tôi nghĩ rằng, cơ hội trong các lĩnh vực nghiên cứu rất đa dạng. Các bạn hãy tôn trọng cá tính, sở thích, hoài bão và cố gắng hết sức mình thì khả năng thành công rất cao.

Làm khoa học cần lãng mạn và khát khao

Tôi thường nói với các bạn sinh viên, đối với nhà khoa học thì điều quan trọng nhất là sự lãng mạn và lòng khao khát.
ALBERT EINSTEIN khi quan sát về đồng hồ hay sự di chuyển của nó đã nhận định rằng, sự di chuyển hay đứng im không phải là hoàn toàn mà là tương đối. Nhiều người đã phản đối nhưng lòng khao khát, sự quyết tâm của ông đã giành chiến thắng. Tôi cho rằng, sự lãng mạn ở đây là khả năng sáng tạo, sự hình dung đã giúp cho Einstien Khoa học là công cụ để tồn tại và phát triển

Tôi thấy rằng, có một nguyên tắc, trong những điều kiện cụ thể với những nỗ lực tối đa và khả năng sáng tạo của con người, chúng ta có thể khám phá thiên nhiên, thấy được những hình dáng mới mẻ của tạo hóa và có thể phát kiến ra những nguyên lý mới. Mọi khoa học đều như vậy.
Khoa học ngày càng trở nên vĩ đại và phát triển ở tầm cao mới dù chúng ta có yêu quí hay không. Điều này không chỉ riêng với khoa học tự nhiên mà về khoa học nói chung. Khoa học là một công cụ không thể thiếu để chúng ta tiếp tục tồn tại và phát triển.thuyết phục tất cả chúng ta, để giờ đây chúng ta đều tin vào thuyết tương đối.
Tôi nghĩ việc duy trì và phát huy tính lãng mạn, lòng khao trong nghiên cứu là bước đầu tiên để tiến gần đến thành công của khoa học. Hai điều này rất quan trọng nhưng chưa đủ, để có thành công còn cần có dũng khí và quyết tâm đeo đuổi.

( theo Ngọc Vũ )


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (16-11-2013 09:01 AM)
16-11-2013, 05:35 AM
Bài viết: #4
RE: Bạn có biết ngày 20 tháng 11 có từ khi nào...???
ĐỪNG NGẠI KHI GIÁO VIÊN BỊ HỌC TRÒ ĐÁNH GIÁ SAI

[Hình: attachment.php?aid=7275]

Nhiều giáo viên cho rằng không nên xem thường những nhận xét, góp ý của học sinh. Và nếu thầy cô có bị học sinh đánh giá thấp thì cũng là chuyện bình thường của một nền giáo dục tiên tiến.

Tâm lý sợ cái mới khiến giáo dục trì trệ

Cô giáo Hà Minh Phương thừa nhận “có những lĩnh vực các em giỏi hơn chúng ta. Những phẩm chất của tuổi trẻ, sự vô tư trung thực của các em dạy ta luôn phải hoàn thiện mình”. Ngay cả với những học sinh bị coi là "cá biệt", cô cũng cho rằng các em cũng có thể dạy cho ta những bài học giáo dục, biết lắng nghe, cảm thông. Cô Phương tỏ ra rất tâm đắc và đồng thuận với đề xuất này.
Theo anh Nguyễn Văn An, từ trước đến nay nhà trường, giáo viên ở ta “không hiểu hoặc cố tình không hiểu” học trò, mà “chỉ biết cài đặt những gì nhà trường có vào các em”. Đó cũng chính là sự khác biệt giữa giáo dục Việt Nam và các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến.
Là một nhà giáo lâu năm, đã về hưu, thầy Nguyễn Việt tâm sự rằng thông thường học sinh yêu quý thầy cô nào sẽ chăm học môn đó. “Tôi dạy học gần 40 năm, không bao giờ trù dập học sinh. Phụ đạo học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, không bao giờ lấy thù lao. Đến nay về hưu 20 năm, học sinh họp lớp hàng năm vẫn mời, có học sinh Tết nào cũng đến chúc Tết, chủ yếu vì tình thầy trò thật trong sáng”.
Theo thầy Việt, bây giờ do đồng lương eo hẹp, nhiều thầy cô phải dạy thêm, làm xấu đi hình ảnh người thầy trong mắt trò. Nên chỉ cần nâng lương, cải thiện thu nhập cho giáo viên thì đa số giáo viên sẽ tự giác không dạy thêm nữa.
Chị Mai Vân đồng tình với quan điểm “cho phép học sinh ‘cãi’ lại thầy”. Chị Vân cho rằng giáo viên cần phải tôn trọng học sinh, cho các em nói ra những băn khoăn, thắc mắc của mình và để các em được tranh luận. “Dạy học không phải là truyền đạt tri thức, là thầy đọc trò chép, mà phải truyền lửa cho học sinh. Nghề sư phạm cao quý ở chỗ đó, chứ không phải dùng uy quyền đe nẹt học sinh!”
Trước những ý kiến phản đối việc “chấm điểm giáo viên”, anh Nguyễn Huy Hoàng cho rằng đây là chuyện rất bình thường. Theo anh, chính những quan điểm này khiến cho công tác đổi mới giáo dục của chúng ta gặp khó khăn.
“Phải tự dũng cảm, nhìn thấy cái lạc hậu trong phương pháp dạy, tư duy cổ hủ, vã lỗi thời trong cách vận hành mối quan hệ thầy trò. Có như vậy chúng ta mới phát triển được. Trong nhà trường: mối quan hệ giữa thầy và trò cần phải đươc đối xử bình đẳng vì đó là hai chủ thể cơ bản nhất tạo nên môi trường giáo dục. Không có ai là khách thể ở đây” – anh Hoàng khẳng định.

Bị học sinh đánh giá thấp là bình thường

Cô Nguyễn Hiền – một giáo viên THPT tâm sự, đã có lần từng bị học trò nhận xét không đúng về mình. “Tôi không băn khoăn vì tôi luôn làm viêc bằng cả tấm lòng và đầy trách nhiệm, nhưng đôi khi học trò của tôi chưa hiểu tôi, nên có những ý kiến làm tôi cũng hơi buồn”. Chính vì thế, khi biết ý nghĩa của đề tài khoa học này, cô Hiền rất muốn tiếp cận hệ thống câu hỏi để có thể tham khảo, góp ý, mong rằng sẽ được học sinh nhận xét về mình đúng hơn, cũng như tiếp nhận những góp ý của học trò để hoàn thiện mình.
Anh Hoàng Hải cũng góp ý: “Việc đặt những câu hỏi trực tiếp quá như "Thầy cô có trù úm học sinh không?" sẽ khó lấy được thông tin chính xác từ người trả lời ngay cả khi người trả lời không ghi tên”.
Giáo viên tên Phương thì chia sẻ thực trạng: “Trường tôi cũng đã lấy phiếu ý kiến học sinh nhưng sau đó giáo viên đi vào ‘vuốt ve’ các em”.
Với những ý kiến nhận xét chưa chính xác và thực sự công tâm của học sinh, bạn đọc Hoàng Khánh Trang cho rằng việc tiếp nhận ý kiến cần sự chọn lọc của giáo viên, thấy góp ý nào hợp lý thì điều chỉnh cho phù hợp.
Trên cương vị một giáo viên, cô Nguyễn Minh Nguyệt bày tỏ băn khoăn rằng, mặc dù cách làm đi đúng hướng nhưng với thực trạng hiện nay, lớp học đông, sức thầy có hạn, dẫn tới thầy không thể làm hoàn thiện 2 chữ “hiệu quả”, chưa thể làm hài lòng tất cả các em.
Trong khi đó, một giáo viên khác cho rằng việc học sinh đánh giá thấp thầy cô hay có những nhận xét tiêu cực về thầy cô cũng là chuyện bình thường, bởi “chúng ta không phải siêu nhân. Chúng ta vẫn có thể sai lầm. Giáo viên không nên có tư duy xem thường học sinh hay sợ sệt các em nhận xét sai về mình”.
(nguồn VNN )


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (16-11-2013 09:02 AM)
16-11-2013, 05:42 AM (Được chỉnh sửa: 16-11-2013 05:43 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #5
RE: Bạn có biết ngày 20 tháng 11 có từ khi nào...???
MỜI XEM TIẾP

CON NGƯỜI TỰ DO LÀ ĐÍCH ĐẾN CỦA GIÁO DỤC

- Mở trường trên mạng, TS Giáp Văn Dương theo đuổi triết lý "trên một mệnh đề duy nhất: Con người tự do là đích đến của giáo dục".
Toàn bộ hệ thống giáo dục của GiapSchool, cũng như các hoạt động của nó, được xây dựng trên một mệnh đề duy nhất: Con người tự do là đích đến của giáo dục. Đây chính là triết lý giáo dục của tôi, và do đó của GiapSchool.

[Hình: attachment.php?aid=7276]
TS Giáp Văn Dương: "Tự do bao giờ cũng đi liền với trách nhiệm. Tự do càng lớn, trách nhiệm càng cao". Ảnh: Lê Anh Dũng

Vậy làm thế nào để có tự do? Tất nhiên phải có tri thức, có hiểu biết. Càng nhiều hiểu biết thì càng tự do. Phải có lựa chọn. Càng nhiều lựa chọn thì càng tự do. Phải biết buông bỏ. Càng biết buông bỏ thì càng tự do. Tất cả những điều này đều được tích hợp vào GiapSchool.

Đến đây chị có thể sẽ hỏi: Vậy vì sao con người tự do lại quan trọng? Vì chỉ khi là con người tự do người ta mới có thể hiển lộ được tất cả các khả năng của mình, và hoàn thiện mình ở mức tốt nhất có thể. Bằng cách đó, họ đã làm chủ được đời sống và tự chịu trách nhiệm với số phận của mình. Còn gì có ý nghĩa hơn khi mỗi người tự làm chủ được đời sống của mình, và tự tay xây đắp số phận của mình, để đến cuối đời, họ không thấy phải hối tiếc, không thấy mình đã phải sống đời sống do người khác áp đặt.

Con người tự do cũng là nguồn gốc của sáng tạo, khoa học và nhân văn. Nhưng tự do bao giờ cũng đi liền với trách nhiệm. Tự do càng lớn, trách nhiệm càng cao. Vì thế, giáo dục cũng nên hướng cho mỗi người trở thành một công dân có trách nhiệm.

Vì sao vậy? Vì trong xã hội hiện đại, sự phân công lao động đã dẫn đến việc mỗi người đều phải nương tựa vào người khác để tồn tại. Vì thế, công dân trách nhiệm là điều cần thiết để duy trì một xã hội phát triển bền vững và công bằng.

Hai điều này, tức con người tự do và công dân trách nhiệm, mới nghe qua thì có vẻ mâu thuẫn. Nhưng kỳ thực là không. Tự do bao giờ cũng đi cùng trách nhiệm. Vì khi có tự do rồi, anh sẽ có xu hướng hành xử có trách nhiệm để bảo vệ tự do của mình và không xâm phạm vào tự do của người khác. Vì thế, con người tự do là gốc gác của công dân trách nhiệm.

Như vậy hẳn nhiên, nếu bắt buộc phải lựa chọn một trong hai, thì tôi sẽ chọn con người tự do trước, sau đó mới đến công dân trách nhiệm.

Tuy nhiên, nhà trường hiện nay thường chỉ nhấn mạnh đến việc giáo dục học sinh phải trở người có ích cho xã hội, tức là công cụ cho một cái gì đó rất trừu tượng, mà lãng quên, hoặc không biết đến, con người tự do và đời sống cá nhân. Điều này rất nguy hiểm. Vì nếu chỉ hướng học sinh trở thành người có ích cho xã hội mà không giúp họ trở thành con người tự do thì họ rất dễ trở thành công cụ, thậm chí nô lệ một cách tinh vi, cho những khái niệm trừu tượng nhân danh trách nhiệm và sự hữu ích.

- Con người tự do là đích đến của giáo dục. Vì thế, tôi dạy những thứ tôi thích, có xét đến tính hữu ích của nó. Chỉ khi nào con người ta được tự do làm việc mình thích, thì việc làm đó mới tốt được.

Cũng do quan niệm con người tự do là đích đến của giáo dục, nên tôi hướng người học đến việc trở thành con người tự do thông qua việc tự học, tự khai sáng, tự chịu trách nhiệm với đời sống của mình.

Anh Nguyễn Quang Thạch – người đang thực hiện dự án “Sách hóa nông thôn” - đánh giá: “Tôi tin chắc rằng hành động của anh Dương sẽ tạo nên làn sóng dân sự hóa giáo dục trong dài hạn. Tác động dân sự như anh Dương đang làm sẽ tạo áp lực với hệ thống giáo dục chính thống để họ điều chỉnh theo hướng tích cực hơn”. Anh nghĩ sao về nhận định này?

- Đó là nhận định chủ quan của anh Thạch. Tôi hy vọng anh ấy đúng. Nhưng tốt nhất là hãy để thời gian trả lời.

Thời gian vừa qua có rất nhiều ý kiến, các cuộc thảo luận về giáo dục, với yêu cầu khẩn thiết phải cải cách. Tuy nhiên, có thể thấy rằng là thảo luận chưa biến thành sự cải thiện. Lãnh đạo ngành “hứa”, nhưng kêu gọi chờ đợi đổi mới theo lộ trình, và dần đưa ra những thay đổi vụn vặt. Có những nhà giáo và nhà trường đã chỉ ra rằng sự thay đổi là có thể - như việc viết và thí điểm bộ SGK mới của nhóm Cánh Buồm - nhưng thành công của họ thường rất khó áp dụng và nhân rộng dù nhiều tâm huyết và tiền bạc đã đổ ra.

Anh có cho rằng việc này dẫn đến sự hoài nghi liệu giáo dục có thể được cải thiện một cách hệ thống?

- Giáo dục hoàn toàn có thể cải thiện một cách hệ thống nếu những người làm giáo dục đủ muốn. Vì nếu đủ muốn, họ sẽ có kế hoạch tổ chức, sẽ tham vấn ý kiến các chuyên gia, và quan trọng hơn là có chương trình hành động cụ thể, có kế hoạch triển khai và giám sát các chương trình đó một cách hiệu quả. Nói tóm lại là nếu đủ muốn thì họ sẽ làm thực sự và bám đuổi đến cùng chứ không chỉ “hứa” hoặc “bức xúc”.
Rõ ràng hệ thống giáo dục này không phải từ trên trời rơi xuống, mà do con người tạo ra. Vậy thì chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi, hoặc ít nhất cũng là cải thiện nó, nếu chúng ta đủ muốn. Từ việc đủ muốn, chúng ta sẽ tìm ra cách thức.
Như vậy, vấn đề là phải đủ muốn, phải hành động, phải thấy đó là trách nhiệm và cơ hội của mình, chứ không phải chỉ hứa rồi bỏ đó cho hết nhiệm kỳ, hoặc triển khai nửa vời rồi tổng kết và báo cáo, hoặc đùn đẩy hết thế hệ này sang thế hệ khác.
Và nếu đủ muốn, thì các nhà quản lý giáo dục sẽ ủng hộ các hoạt động giáo dục dân sự phát triển, như nhóm Cánh Buồm chẳng hạn; sẽ hỗ trợ các nhà giáo, các nhóm có sáng kiến cải cách riêng; sẽ cho thí điểm các mô hình giáo dục mới để rút kinh nghiệm và triển khai đại trà nếu thấy ưu việt hơn mô hình hiện hành.
Ngoài ra, có một khả năng bỏ ngỏ: Có thể các nhà quản lý cũng thực sự muốn cải cách, nhưng chưa biết cải cách theo hướng nào. Các đề xuất mới, mô hình mới chưa thực sự thuyết phục họ và thuyết phục được đám đông, nên không được chấp nhận. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là hỗ trợ các mô hình mới này, hoặc ít nhất là không cản trở, để cho thực tế kiểm chứng, thay vì hoài nghi một cách chủ quan phủ nhận ngay từ ban đầu. Nếu mô hình này tỏ ra ưu việt hơn, thì khi đó sẽ tiến hành cải cách cho an toàn.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không loại trừ một trường hợp khác, là có những lợi ích đặc thù liên quan đến giáo dục đã cản trở việc cải cách giáo dục, nên mọi việc cứ giậm chân tại chỗ hàng chục năm nay, dù vấn đề ngày càng cấp bách và xã hội ngày càng đòi hỏi một cuộc cải cách giáo dục một cách toàn diện và hệ thống.

Tôi tự do trong việc dạy, còn anh tự do trong việc học. Mỗi người tự do và tự chịu trách nhiệm trong việc khai sáng bản thân mình.
Vì lẽ đó, tôi đã chọn khẩu hiệu (slogan) cho GiapSchool là: Tự thân khai sáng.

( nguồn VNN )


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (16-11-2013 09:02 AM)
16-11-2013, 04:47 PM
Bài viết: #6
RE: Bạn có biết ngày 20 tháng 11 có từ khi nào...???
VÌ SAO CHO NÊN CHOTRẺ HỌC TIẾNG ANH ĐỘ TUỔI 4-6

Cha mẹ không nên lãng phí “giai đoạn vàng” để con mình học một ngôn ngữ mới. Độ tuổi 4-6 tuổi, trẻ có khả năng ghi nhớ tự nhiên và “nhập tâm” một ngoại ngữ mới nhanh đến kỳ diệu và khác hoàn toàn với cách tư duy của người lớn.

Đó là nhận định của ông Marshall Presnick - Giám đốc Học vụ Language Link về những nghiên cứu mà ông tìm hiểu về phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em.

“Theo ý kiến của nhiều chuyên gia ngôn ngữ và tâm lý thì giai đoạn trẻ từ 4-7 tuổi là giai đoạn vàng để kích hoạt tiềm năng học ngôn ngữ cho trẻ. Thật là đặc biệt vì khi sinh ra đứa trẻ chỉ biết khóc nhưng đến 4 tuổi trẻ đã có thể nói một ngôn ngữ thành thạo mặc dù có những bé phát âm vẫn còn chưa được chuẩn. Điều đó chứng tỏ, khả năng học ngôn ngữ một cách tự nhiên đã hình thành trong trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận ngôn ngữ mới nếu được tiếp cận với môi trường học tiếng phong phú và nghe ngôn ngữ đó thật nhiều”.

Nhiều phụ huynh ở Việt Nam vẫn mang nặng tâm lý và lo ngại rằng: “Tiếng Việt con còn chưa sõi, chưa biết chữ, cho con đi học tiếng Anh làm gì?” Đáng buồn là, điều mặc định này đã cản trở và đánh mất “giai đoạn vàng” của con trẻ để học thêm một ngoại ngữ mới. Trẻ con thông minh hơn chúng ta nghĩ, các bé có thể nói và diễn đạt tốt ngôn ngữ mẹ đẻ chỉ trong 3 năm đầu đời. Điều quan trọng là môi trường và cách dạy phù hợp để trẻ yêu và thích học tiếng Anh ngay từ nhỏ. Phụ huynh không nên ép buộc hay bắt con học chỉ vì “bố mẹ muốn” mà hãy học cách “bước vào thế giới của trẻ”, để trẻ được học tiếng Anh một cách “tự nhiên”.

Nên dạy con học tiếng Anh như thế nào khi chưa vào lớp 1?

Tham khảo Khóa học Pre-starters - Tiếng Anh dành cho trẻ từ 4-7 tuổi cho thấy, lớp học này được thiết kế để các em hào hứng “khởi động tư duy tiếng Anh” ngay từ những trò chơi, đồ vật, thói quen hàng ngày.

Cách tiếp cận từ tâm lý đến ngôn ngữ thông qua các hoạt động giáo dục vui nhộn trên lớp làm gia tăng cảm giác muốn học và “thèm” được chiến thắng ở trẻ. Giáo viên có kỹ thuật sư phạm tốt tạo nên một “hành trình” thú vị để trẻ ghi nhớ tiếng Anh một cách tự nhiên và bền vững.

Khóa học thường được dẫn dắt bởi một giảng viên nước ngoài để chuẩn hóa cách phát âm cho trẻ ngay từ nhỏ. Cách trẻ ghi nhớ, bắt chước và phát âm theo người nước ngoài đóng một vai trò vô cùng quan trọng để phát triển tiếng Anh chuẩn xác, tạo nền tảng ngôn ngữ và cả sự tự tin cho trẻ. Trẻ rất ngộ nghĩnh, đáng yêu và nghịch ngợm nên những lớp học này cần đảm bảo về độ an toàn và khắc phục những thói quen tự do của trẻ để đảm bảo nề nếp của lớp học thông qua vai trò giáo viên Trợ giảng.
Điều quan trọng nhất của lớp học dành cho độ tuổi 4-6 tuổi là học Tiếng Anh căn bản. Tiếng Anh sẽ được các bé học qua những bài hát hay và có nhiều thời gian tương tác với giáo viên. Cuối khóa Pre-starter, các em sẽ khá tự tin với bản chữ cái, đếm tới 30, hỏi How are you, nói I'm fine/happy/sad/angry/scared, miêu tả thời tiết đơn giản hay nói về các ngày trong tuần.

[Hình: attachment.php?aid=7277]
Một buổi học của lớp Pre-Starters tại Language Link.

Bố mẹ nên làm gì để bé học tốt tiếng Anh từ nhỏ

Theo kinh nghiệm từ những phụ huynh đi trước, cách chọn lớp học tiếng Anh cho trẻ nhỏ nên chú ý một số điểm như: đội ngũ chuyên gia quốc tế có trình độ và kinh nghiệm, môi trường học với giảng viên quốc tế, đơn vị đào tạo uy tín. Bởi giảng viên quốc tế chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm sẽ biết cách dẫn dắt con bạn đạt được kết quả tốt nhất với thời gian hiệu quả nhất.

Khi bạn kiểm tra con về tiếng Anh, bạn đừng hỏi với giọng điệu có thể khiến trẻ cảm thấy sợ. Khi trẻ cảm thấy không học được điều gì mà bị hỏi có thể dẫn đến sự chán nản ở trẻ và khiến bé cảm giác không thích học nữa.

Khi bạn không chắc về cách học ở trường bạn có thể hỏi giáo viên ở trường cung cấp cho bạn bản chi tiết kế hoạch học tập, phương pháp học tập để bạn có thể hiểu rõ hơn con bạn đang được học gì.

Nếu phụ huynh biết và giỏi tiếng Anh, hãy là người hỗ trợ thật tốt cho trẻ.

Nếu phụ huynh không biết hoặc không giỏi tiếng Anh, việc cha/mẹ cùng học và tham gia hỗ trợ quá trình học của trẻ vẫn là quan trọng (cha mẹ có thể hỏi hôm nay con học gì, kiểm tra các từ mới, ngữ pháp con đã học trong buổi, đừng tiếc lời khen con,..) sự tham gia của cha/mẹ có thể khiến trẻ tập trung học và tạo sự hứng thú, động lực cho trẻ đồng thời nâng cao mối liên hệ tinh thần giữa cha mẹ và trẻ.

(dantri)


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
16-11-2013, 05:38 PM (Được chỉnh sửa: 18-11-2013 07:46 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #7
RE: Bạn có biết ngày 20 tháng 11 có từ khi nào...???
VÀ DQ XIN GỬI LẠI CÂU CHUYỆN LÁ THƠ GỬI THẦY GIÁO CỦA CON CỦA TỔNG THỐNG MỸ ABRAHAM LINCOLN ( có sự bàn cải vể tác giả thực sự của bức thư này , nhưng thôi cứ tạm nghĩ người cha nào có được ý nghĩ này là người cha thực sự cao quý )DQ XIN STOP, MỜI BÀ CON GÓP MẶT THÊM VỀ CHỦ ĐỀ NHÀ GIÁO , CÁM ƠN.

Xin thầy hãy dạy cho con tôi

(Trích thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi

trường nơi con trai ông theo học)

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người
đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật.

Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gập trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực

Cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm

Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho
cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình
bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố

Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng

Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.

Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng.

Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...

Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho
cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc
sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nỡ thơm ngát bên đồi xanh

Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người
xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm...

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và
cứng rắn với những kẻ thô bạo.

Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi
người đều chỉ biết chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người những cũng xin
thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm
lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp...

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin hãy dạy cháu biết
rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.

Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yểm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẩy

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá
cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình...

Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tải làm ngơ trước một đám đông đang gào
thét... và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng...

Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi
vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt
cứng rắn.

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt tối vào bản
thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhận loại.

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng
hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc
và may mắn
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (16-11-2013 08:54 PM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS