Đánh giá chủ đề:
  • 2 Votes - 4.5 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chuyên mục chia sẻ hình ảnh... xưa
23-09-2012, 09:44 AM
Bài viết: #84
RE: Chuyên mục chia sẻ hình ảnh... xưa
Thư Trưởng tộc (tt)

Bảng phân công “tự động »


Tạm thời xin phân công theo tính tự động đã thấy như sau :


- Lê Phùng Xuân, Ba Minh và…phụ trách Gia phả, Gốc quê


- Song hiệp Minh Cúc mục hội nhập


- Tô Nữ sĩ Tiếng thơ xa gần như lâu nay


- Bảo Thái Nồi thơ vui Gốc quê


- Đại Đức T Ngộ Hương chuyên đề tu học, Sống Đạo


- Lê thị Xuân Lê Y học và đời sống


- Các thành viên tự do đề nghị thêm …





BỨC ẢNH BIẾT NÓI . I


Bức ảnh Một thời xa xưa do TLH lưu giữ và phổ biến, tập trung khá nhiều nguồn tư liệu liên quan đến ĐẠI gia đình ÔNG BÀ CHÍN ở Vàm Công. Người lớn tuổi hơn lão phu hiện còn nhớ, biết là ông Sáu Truyền, bà Tư Âú và ông bà Tư Hà cũng có thêm nhiều tư liệu.


Nay xin mời bức ảnh kể chuyện trước mắt . Chỗ làm khung cảnh cho bức ảnh là khu vực cố cựu của ĐGĐ ( Đại gia dình) Dãy phố cũ sau nhà dài chợ, là nền tảng xưa nhất của thị trấn . Ông Lê Văn Mẹo và bà Nguyễn Thị Gấm là công dân đầu tiên của chợ Vàm Công ,nền cũ thuộc khu vực nhà Chiêm Huy bây giờ. Nhà gỗ vách ván lợp lá, rộng đẹp tiện ở và kinh doanh bên cạnh chợ.Nhiều chi tiết, khó kể tỉ mỉ.Chỉ biết rằng Đ G Đ không bằng các thương gia mướn phố, nhưng cũng thuôc hạng đặc biệt, cất nhà có bên cạnh phải là chợ, cạnh trái là chành lúa của ông Bang Miên Thành, rất đắc địa. Mới đến thì sung, lâu dần phát triển, nhưng khi muốn phát tài nhờ buôn lúa thì thất bại, do kinh tế toàn cầu, khó phục hồi.


Các anh chị từ thứ hai đến thứ tư đều sung sướng .Nghe nói chị Hai Nhan ra đường vogf vàng như một tiểu thơ, đàn em bao quan rất đông


Lớp sinh sau như giáo Ứng mới thấm thía thế nào là nghèo. Lúc đang sung Ông Chín thường cưỡi ngựa , mặc áo dài thắt lưng điều , chạy reng reng với bè bạn khắp vùng, nhất là đến chợ Lấp Vò mua hàng hóa, kẹo bánh về bán tại quán nhà. Hồi 5, 6 tuổi lão còn thấy con ngựa đó. Đ G Đ khởi xướng nhiều nghề cho thiên hạ bắt chước như cầm đồ, tạp hóa, quán nước, hớt tóc, cho mướn xe đạp v.v…Ông giỏi chữ Nho, có máu nghệ sĩ, biết thổi sáo, đàn cò, đàn gáo, đã học được nghề Đông y và tự mua sắm nhiều sách quý, còn giữ lại một ít.


Nếu không nhờ Y tổ cứu nạn pháo kích của Pháp năm 1945-46 thì chắc chắn là không sao có được tấm ảnh thời xa xưa !...


Anh Sâu Phò không duyên học chữ, vì hay bịnh và tai nạn vào những dịp khai trường. Anh Tư Ấu thì trước tiên đi học thế cho con cậu Hai Triêm (sợ Pháp bắt đi lính ) sau làm thư ký cho ông Huyện ở Định yên, quyết định lo cho thằng Ứng đi học mới thoát khỏi nghèo khó. Chủ trương chung của ĐGĐ là thế. Năm 8 tuổi bé Ứng phải ôm quần áo lội bộ theo người quen vào nhà Anh Sâu Truyền ở Lấp vò để học lớp Ba vì ở Vàm Công chưa có. (du học từ 9 tuổi )





Kính thưa Cậu Mợ Tám và quý bà con,

Đả thiệt,nghe Trưởng lão kể chuyện đời xưa,rất đáng để con cháu lưu làm tư liệu,dẩu có trễ nhưng vẫn kịp thời.Trưởng lão mới hé có một chút mà con đã thấy có nhieu thông tin mà con muốn biết bấy lâu,ví dụ như "chành lúa" của Ông Bang Miên Thành...Không biết con có chính xac không,nhưng con có thể nhắc vài mẩu "ký ức",mong Trưởng lão xác minh.Những ký ức này có lẽ khoảng tui mới 5 hoặc 6 hay 7 tuổi thôi.(Từ 1953 đến 1956,vì 1957 thì Má Tui mất rồi)
1/Từ phía sau nhà Ngoại có thể nhìn thấy suốt qua đến con đường liên tỉnh 8 đi Sài gòn.
2/Hình như có lúc Bà Ngoại nuôi heo,tui nhớ có lần nhìn Bà Ngoại xắt cây chuối cho heo ăn,phía sau hè bên cạnh một cây cầu dừa (?)
3/Dì Út,trước khi lấy chồng có mở một tiệm may ở phía bờ sông,bây giờ là vị trí nhà tui hay nhà Túy Ngọc,bên cạnh còn có một buội mía cò cát.
4/Xéo bên kia sông,chỗ gần ụ ghe Ông 3 Kiều là một trại lính của Ông nào đó,tui nhớ có lần chú Tư tui về tạm trú ít ngày,nhằm dịp Tết,bị bắt vì đánh bài và bị tạm giử ở bên đó.Tui thật sự không nhớ mặt chú Tư,nhưng nhớ Ông ấy có dạy mấy câu như :"Lóc cóc ken,nấu chè đậu đen...".Tui nhớ Má tui hổng thích chú Tư lắm.Sau chú về quê ở Hộ Phòng ,lập gia đình dưới đó và chết vì bị pháo kích.
5/Tiệm chụp hình Ngọc Bá có lẽ là "thủy tổ" của ngành nhiếp ảnh xứ Vàm Cống,tọa lạc ngay chỗ nhà Anh Ba Na bây giờ.Tui còn nhớ trên lầu chỗ Studio có một "khung hình" chiếc máy bay,khoét 1 cửa sổ ở chỗ "tài xế"(tui không thể gọi là Phi công được vì nó giống như chỗ tài xế xe hơi)để quý vị phụ nữ như chị hai Vân...ngồi phía sau,lú đầu qua ô cửa,còn thò cả cánh tay ra vẫy vẫy ...giống như đương lái máy bay vậy.Ông Ngọc Bá cũng kiếm bộn tiền nhờ chiếc máy bay giả này!
6/Có lần Cậu Tư Ấu và gia đình về đậu ghe dưới bến sông,hình như giai đoạn này mợ Tư bán vải.
7/Nhắc đến Cậu Tư tui cũng nhớ đến nhà Cậu ở Sài Gòn,mà tui có đến chơi một lần.Đó là nhà sàn,nhìn sang bên kia kinh(có lẽ là Kinh Tàu hủ) là trại cưa,lúc đó hình như con bé Tư(Xuân Kha) vẫn chưa biết đi,nó chậm biết đi lắm!Nhà cậu Tư ở đây có một cái ghế nhỏ,xoay được,tui khoái ngồi lên xoay lăm.Sao này,xóm đó bị hỏa hoạn thiêu rụi!
.....để từ từ nhớ nửa
Mong Phước Minh.








Mở ngoặc « Thiện tai ! Lão phu hoan nghênh sự tham gia của Ba Minh cũng như các thành viên khác vào truyện dài nhiều tập này. Đặc biệt khen trí nhớ cháu tui rất tốt . Bên phải nhà xưa là một cái mương, phía trước có cầu ván bắc ngang đủ rộng cho xe 3 bánh qua được. Mé mương sát hè sau có cây ổi sẻ, mỗi sáng lão kiếm trái chín ăn khỏi tốn tiền bánh chợ. Ảnh viện Ngọc Bá mới du nhập nhưng biết làm ăn, khéo mua cảm tình. Bấy giờ Cậu Mợ Tư Ấu tỵ nạn giáo phái, bỏ sở và tiệm cầm đồ tại Định Yên về nương náu quê Vàm Cống . Cậu đã nhận thầu vẽ cho N.Bá cảnh chiếc xe tăng nữa…tạm đóng ngoặc «





BỨC ẢNH KỂ CHUYỆN II


Năm du học đầu tiên quả là…đơn giản. Gia đình lo thủ tục với trường xong, nhờ Cô Ba , Chị của ông Chín nhận nuoi ăn học một năm, khỏi trả phí tổn chi hết, có chi ăn nấy, như mọi người. Khỏi phải lao động bắt buộc như tưới cây, làm cỏ vườn v.v…Vệ sinh chén bát tự lo, quần áo tự quản lý, đi đâu phải xin phép, nếu câu cá quanh quẩn khu vực cũng phải cho biết. Nhà còn có cô Ba rất hiền, anh chị Sáu vui tánh , đặc biệt là có anh Bảy Di nhạc sĩ nỗi danh đàn lục huyền và đàn tranh . Nghe cũng đỡ nhớ nhà.


Học ngày hai buổi, nhà khá xa trường nhưng cũng vừa sức đi bộ. Học trò nghèo chỉ có vài xu bỏ túi, tự làm heo đất để dành. Với nửa xu có thể mua cái bánh bò ăn điểm tâm. Sang có cơm nguội, ăn với chút đường thẻ là xong.


Năm du học đầu tiên không kết quả , vì không trúng tuyển lớp Nhì trường tỉnh. Nhưng được một năm kỷ niệm sống êm ấm xa nhà…






Mở ngoặc « Thiện tai ! Lão phu hoan nghênh sự tham gia của Ba Minh cũng như các thành viên khác vào truyện dài nhiều tập này. Đặc biệt khen trí nhớ cháu tui rất tốt….



Hì hì hì…

Cái nầy con cũng định khen,

Anh Ba trí nhớ thuộc hèng súp-pơ (super) [1]

Dạo ấy anh hãy còn thơ,

Ký ức “not bad”, cũng nhờ thông minh

Được khen, đừng có khỉnh khinh

Hách xì vỗ ngực: “Ba Minh hơn người!”



[1] - Chữ “hàng” phải đổi thành “hèng”

Gieo vần cho hợp chữ “khen” câu đầu.

“Gốc Quê” xin chớ lầu bầu:-

“Thơ gì đọc nhức cái đầu vậy cha!”



TLH


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 2 thành viên cám ơn cho post này:
minhnhat (24-09-2012 06:05 PM), behai (25-09-2012 11:01 PM)
 


Các bài viết trong chủ đề này
RE: Chuyên mục chia sẻ hình ảnh... xưa - baothai - 23-09-2012 09:44 AM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 3 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS