Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
TẢN MẠN NGÀY TẾT GIÁP NGỌ 2014
07-01-2014, 07:32 AM (Được chỉnh sửa: 07-01-2014 08:32 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #1
TẢN MẠN NGÀY TẾT GIÁP NGỌ 2014
GẦN TẾT RỒI DQ XIN ĐƯỢC ĐỔI KHÔNG KHÍ MỘT CHÚT CHO CÓ HƯƠNG VỊ TẾT

[Hình: attachment.php?aid=7697]

Mời xem chùm chuyện Đỗ ngọc Thạch
1. Hướng xuất hành

Ngày Xuân, đi đâu người ta đều phải cân nhắc mọi chuyện, nhất là phương hướng: Đông, Tây, Nam hay Bắc. Nói thì dài dòng văn tự, chung quy là đi hướng nào thì gặp may hoặc ngược lại?
Ông Quan Huyện nọ, tuân thủ rất nghiêm chuyện đi đứng ngày Tết cho nên ngày nào, đi đâu ông đều hỏi ông Thầy Địa Lý, chính là một người thân tín trong nhóm “Quân sư quạt mo” của Quan Huyện. Sáng Mùng Bốn Tết, Quan Huyện nghe được “tin mật” rằng có một vị Thượng Quan cấp tỉnh đã “vi hành” về Huyện mình, nên muốn đến Nhà khách “hạn chế” để dò la xem vị Thượng Quan cấp Tỉnh đó là ai? Song, trước khi đi phải hỏi Thầy Địa Lý xem hướng xuất hành thế nào? Thầy Địa Lý “bấm độn” một lúc rồi nói Hướng Nam. Quan Huyện nghĩ, hướng Bắc mới là Nhà khách “Hạn chế” của Huyện, còn hướng Nam là “khu Ổ chuột” của Huyện lỵ cho nên do dự. Song vẫn phải đi theo lời thầy Địa Lý. Đến khu ổ chuột, Quan Huyện thấy một đệ tử Cái Bang đang ngồi hành nghề ở một ngã tư thì liền lại gần bố thí. Song, Quan Huyện chợt nhìn thấy đệ tử Cái Bang này có cái tai rất quen: vành tai to như tai Phật và ngay sát lỗ tai có nhú lên một miếng thịt bằng đầu đũa, chỉ dài hai ly. Sau một phút định thần, Quan Huyện xác định ngay: dù cải trang rất khéo nhưng đệ tử Cái Bang này đích thị là Ngài Chủ tịch Tỉnh! Quan Huyện liền bố thí cho đệ tử Cái Bang kia cái Bao Lì xì có 500 đô!...

Khi về đến nhà, Quan Huyện cho gọi Thầy Địa Lý tới hỏi: “Sao cậu chọn hướng đi tài thế? Gặp đúng “Chủ nhân”, đưa hối lộ tuyệt đẹp!”.Thầy Địa Lý thú thật: “Tài thánh gì đâu, con gái lớn của tôi nó đang là người yêu của viên Tổ trưởng tổ Bảo vệ “Chủ nhân”! “Chủ nhân” đi đâu, làm gì con gái tôi nó đều biết trước!”…

2. Đi tìm con

Có một ông Quan cấp Tỉnh nọ có số “Đào hoa” cực kỳ: Khi còn là cán bộ Xã, các cô Thôn Nữ bám theo như đỉa, khi làm cán bộ Huyện, cả Hội Phụ Nữ Huyện đều biết “sở trường” và khi làm cán bộ cấp Tỉnh thì tất cả các mỹ nhân từ người mẫu chân dài, đến Hoa khôi, Hoa hậu đều là “anh em kết nghĩa” sống chết có nhau, có lộc cùng hưởng, có họa cùng chịu!...
Khi đã tới hàng ngũ Người cao tuổi, vị Quan kia muốn đi tìm xem các con rơi của mình sống chết thế nào, có được bao nhiêu…, liền đi hỏi một vị thầy Tướng Số vào loại cao tay. Vị thầy Tướng hỏi: “Khi ân ái với người đàn bà nào đó, ông có nói gì không?”. Trả lời: “Có chứ!”. Lại hỏi: “Ông nói gì?”. Trả lời: “Tôi nói: Ôi, Tình yêu kỳ diệu của tôi!”. Thầy tướng liền nói: “Vậy ông hãy tổ chức cho bọn trẻ một cuộc thi bình luận câu hỏi “Tình yêu là gì?”, đứa nào nói lung tung, loạn xạ thì đó đích thị là con ông!”. Vị Quan kia nghe nói vậy thì nghĩ: Nếu có ai bảo mình viết Bình luận “Tình yêu là gì?” thì chắc là mình sẽ viết lung tung, loạn xạ mà thôi! Vậy thì đứa nào viết lung tung, loạn xạ không là con mình thì là con ai? Hổ tử là con Hổ phụ chứ còn gì!

3. Hối lộ ngày Tết

Ngày 28 Tết, phu nhân của Chủ tịch Tỉnh nọ cùng Thiếu gia và Cách cách đi chơi chợ Hoa Tết trên một chiếc TOYOTA đã cũ thì bị va quệt, chiếc ô tô bị một vệt xước dài bên sườn! Phu nhân chưa kịp nổi giận thì người va quệt đã xin bồi thường và trong chớp mắt, một chiếc “Mẹc” láng coóng đã đỗ xịch, mời Phu nhân và Thiếu gia, Cách cách lên xe! Phu nhân bị bất ngờ không biết làm gì hơn ngoài… phụng mệnh!
Khi Phu nhân về tới nhà, vị Chủ tịch Tỉnh nhìn thấy vậy thì giậm chân, ngửa mặt lên trời mà than: “Lại là thằng Sở Mặt Sẹo đây mà! Nó đang dính vào một vụ động trời, làm sao mà cứu nó bây giờ?”. Còn Phu nhân thì không để ý đến Phu quân đang thế nào mà cứ đi vòng quanh chiếc ô tô và luôn mồm khen xe quá đẹp!

4. Đi lễ chùa

Mấy ngày Tết, chùa là nơi nhiều người đến cầu cúng, lễ bái. Tất nhiên, chỗ nào tập trung đông người thì cũng có bọn trộm cướp. Một buổi tối, có người vào báo với sư trụ trì ngôi chùa Pháp Vân: “Trong đám người đến lễ chùa chiều nay, có hai kẻ khét tiếng đang bị truy nã về tội trộm cướp, nhà chùa phải cảnh giác lắm!”. Sư trụ trì nói: “Nam mô A di đà Phật…Nếu là vật quý của nhà chùa thì không thể mất, còn nếu là đồ vật của tín đồ nhà Phật đưa tới thì không thể giữ!”, rồi không đả động gì tới chuyện kẻ trộm nữa. Hôm sau, các chú tiểu mới báo toàn bộ đồ cúng trong ngày đều bị mất. Sau đó, cảnh sát điều tra ra, có một ngôi làng ở gần chùa, chuyên sống bằng nghề ăn trộm, bỗng nhiên cả làng bị ngộ độc thực phẩm, thì ra đều ăn đồ cúng đã lấy trộm ở chùa Pháp Vân!
Dân quanh vùng biết chuyện, từ đó không bao giờ đụng đến gói xôi, quả chuối trên bàn đồ cúng của nhà chùa!

5. Tướng sát thê

Đàn bà có người có tướng sát phu (hại chồng, giết chồng) thật đáng sợ thì đàn ông cũng có người có tướng sát thê (hại vợ, giết vợ). Có người đàn ông kia, tên gọi Sa Thu, mới tới 40 tuổi mà đã nổi tiếng sát thê: đã lấy vợ năm lần và cả năm người vợ đều chết thảm: bà thứ nhất thì bị xe máy tông chết, bà thứ hai thì bị ô tô du lịch hạng trung lăn qua người, bà thứ ba thì bị xe tải hạng nặng nghiến nát, bà thứ tư và năm (cưới liền nhau) không bao giờ dám đi ra đường thì lại bị một máy bay vận tải loại C130 rơi trúng nhà, chết không kịp ngáp!... Từ đó, không ai dám làm vợ Sa Thu nữa mặc dù người đàn ông này ngày càng giàu và thăng quan tiến chức như diều gặp gió!...Ngày kia, có một người phụ nữ đến gặp Sa Thu tình nguyện làm vợ. Sa Thu bèn hỏi: “Em có biết chuyện “Tướng sát thê” của ta chứ?”. Người đàn bà đáp: “Biết!”. Lại hỏi: “Vậy sao vẫn muốn làm vợ ta, không sợ chết à?”. Trả lời: “Tôi không sợ chết bởi tôi có Tướng Sát phu rất mạnh!” – nói rồi lấy ra một cái hộp chỉ to như hộp đựng xì gà và đưa cho người đàn ông tên Sa Thu xem. Sa Thu vừa mở cái hộp ra thì ngất xỉu, phải mười phút sau mới hồi tỉnh. Khi đã tỉnh táo, người nhà mới hỏi Sa Thu đã thấy gì trong cái hộp, Sa Thu lại hốt hoảng, mặt mũi tím tái… hồi lâu mới nói lí nhí: “Trong hộp là năm cái dương vật đã sấy khô và được cuốn một lớp băng keo nhìn như năm điếu xì gà!”…Người nhà Sa Thu nghe nói vậy thì cũng đồng loạt ngất xỉu!.../.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (08-01-2014 12:10 AM), langtrang (08-01-2014 05:46 PM)
07-01-2014, 08:04 AM (Được chỉnh sửa: 10-01-2014 06:18 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #2
RE: TẢN MẠN NGÀY TẾT TA
NHƯ ĐÃ VIẾT XIN MỜI XEM TIẾP : > PHONG TỤC NHỎ THÔI.( trích tư liệu trên net có những phong tục không còn tồn tại )

[Hình: attachment.php?aid=7696]

TỐNG CỰU NGHINH TÂN

Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, cùng hàng xóm vệ sinh nhà thờ, đường xóm, tắm giặt, mua sắm quần áo mới và mọi thứ thức ăn, vận dụng trong ngày tết…
Có nhiều gia đình còn sơn mới nhà, cửa. Các đồ dùng như bàn, ghế để tiếp khách, tủ thờ, tủ trong phòng khách đều được lau chùi cho sạch bụi.
Các chân đèn, lư hương trên bàn thờ đều được chùi cho thật bóng. Trên tường được treo, dán những loại tranh tết. Trong nhà hoặc ở sân trước được chưng các loại hoa có màu sắc rực rỡ tươi sang như cúc vàng, vạn thọ, thược dược, hoặc cây quất (tắc) với những chum trái vàng tươi. Đặc biệt có hai loài hoa chỉ tết mới nở đó là mai vàng ở miền Nam và đào hồng, đỏ ở miền Bắc.
Ngoài hoa, còn có chưng trái cây, xếp thành một dĩa lớn. Bên cạnh những trái cây thường có như chuối, cam, bưởi, quít, người ta còn chưng một dĩa gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, hay sung, và hai trái dưa hấu thật đều.
Không chỉ trang hoàng làm đẹp nhà cửa mà con người cũng được làm đẹp. Ngày tết ai cũng ăn mặc quần áo mới, đẹp để tiếp khách hay đi ra đường.
Nhiều gia đình nhắc nhở, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi, không cãi cọ nhau, không vứt rác bừa bãi, không nghịch ngợm, trách phạt nhau…. Đối với hàng xóm láng giềng, trong năm cũ có điều gì không hay không phải đều xuý xoá hết, tất cả mọi người dù lạ dù quen, sau phút giao thừa đều niềm nở, vui vẻ và chúc nhau những điều tốt lành.

PHONG TỤC CÚNG ÔNG TÁO

Ông Táo là thần bếp, được Trời (hay Thượng đế) giao trách nhiệm theo dõi tất cả những việc xảy ra trong nhà. Hằng năm, ngày 23 tháng chạp ông Táo phải lên trời để trình cho Thượng Ðế các việc ghi nhận để Thượng Ðế xét thưởng hay phạt gia chủ. Vào ngày 23 tháng chạp, nhà nào cũng quét dọn bếp sạch sẽ và làm lễ cúng tiễn ông Táo về trời, nhờ ông báo cáo điều tốt để Trời cho gia đình được bình an, may mắn trong năm tới. Theo lệ, lễ cúng ông Táo được đặt trong bếp, và phải có một con cá chép vì tục truyền rằng ông Táo cỡi cá chép để về trời. Ngày nay, tuy không còn lò bếp như xưa, nhưng người Việt vẫn giữ tục lệ này.

HÁI LỘC CHÚC TẾT MỪNG TUỔI

Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, mạnh khoẻ tiến bộ, thành đặt hơn năm cũ. Lộc tự nhiên đến càng sớm càng tốt, nhưng nhiều nhà chủ tự đi hai lộc (chỉ là một cành non ở đình chùa, ở chốn nghiêm trang về nhà), tự mình xông nhà hoặc dặn trước người “nhẹ vía” mà mình thích đến xông nhà.
Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. ông bà, cha mẹ cũng chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm làng giềng, bạn bè thân thích, đồng thời chúc nhau những lời chúc tốt đẹp. Người nào thích điều gì thì chúc điều đó, chúc sức khoẻ là phổ biến nhất, luôn hướng tới sự tốt lành và kiêng nói tới những điều rủi ro hoặc xấu xa.
Quanh năm làm ăn vất vả, ít có điều kiện qua lại hỏi thăm nhau, nhân ngày lễ tết đến chúc mừng nhau, gắn bó tình cảm. Nhiều nhà, hễ đến chúc tết nhau nhất thiết phải nâng ly rượu, nếm vài món thức ăn gì đó chủ mới vui lòng, năm mới từ chối sợ bị “ giông” cả năm.
Trong ba ngày đầu năm, hay còn gọi là ba ngày tết, người ta đi đến nhà bà con, bạn bè, để chúc những điều tốt lành cho năm mới. Ngay cả với những người mới gặp cũng vẫn vui vẻ và chân thành chúc nhau. Khi có người quen đến nhà chúc tết thì chủ nhà phải tiếp đãi vui vẻ, thân mật và đãi ăn uống. Tục lệ này nói lên sự quan tâm và tình thân giữa con người với nhau, dù là thân hay sơ. Ngày nay, tuy sống ở nước ngoài, người Việt vẫn giữ tục lệ đáng yêu này.

PHONG TỤC CÚNG TẾT

Tết là một thời gian thiêng liêng trong đời sống người Việt. Ðó là dịp đoàn tụ gia đình, cả người sống lẫn người đã chết. Những người đi làm, đi học xa quê hương, xa gia đình đều tìm đủ mọi cách để về ăn tết với cha mẹ, với gia đình.
Chiều ba mươi tết (hoặc ngày 29, nếu tháng chạp thiếu), người ta cúng để mời linh hồn tổ tiên và những người thân đã mất về ăn tết cùng con cháu. Ðúng giữa đêm trừ tịch, lúc chuyển từ năm cũ sang năm mới thì cúng giao thừa để tiễn năm cũ và đón năm mới. Lễ cúng này được bày ngoài trời hay trước cửa ra vào để cúng trời đất, cầu xin bình an may mắn. Thông thường, đúng giờ giao thừa thì các chùa đều gióng chuông báo hiệu, và rồi mọi nhà đều đốt pháo. Ðến ngày mồng ba thì cúng đưa tức tiễn đưa linh hồn những người mà ta đã mời về ăn tết chung. Về mặt nghi lễ, ngày tết đến đây là chấm dứt.

QUÀ TẾT LỄ TẾT

Ðây là dịp để nhớ ơn những người đã từng giúp mình, để tỏ lòng yêu kính đối với người trên, tỏ lòng quan tâm thương mến với họ hàng, bạn bè. Thông thường thì:
bà con thân thiết biếu tết lẫn nhau
con rể, con dâu biếu tết cha mẹ vợ/chồng
học trò biếu tết thầy cô
bạn bè biếu tết lẫn nhau
con nợ biếu tết chủ nợ
bệnh nhân biếu tết thầy thuốc
Việc biếu tết thể hiện tấm lòng biết ơn, hoặc yêu thương chân thành, hoặc quan tâm thương mến, nên rất đáng quý. Ngày nay, chúng ta vẫn còn giữ tục này. Tuy nhiên, đừng lợi dụng việc biếu tết này để hối lộ, mua chuộc.
Quà biếu, quà tết đó không đánh giá theo giá trị thị trường, nhưng cũng đừng nên gò bó, câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: không có quà ngại không dám đến.

PHONG TỤC XUẤT HÀNH

Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm mới. Người ta tin rằng hướng đi này sẽ có ảnh hưởng tới tương lai của mỗi người trong năm sắp tới. Cho nên, theo tuổi tác của mình, mỗi người xem sách lịch do những nhà bói toán viết ra để chọn hướng đi và giờ bắt đầu cho thích hợp. Tục lệ này có vẻ hoang đường, ngày nay nhiều người không còn tin theo. Hơn nữa, cửa nhà và đường sá ngày nay được xây dựng theo phương hướng cố định, chúng ta khó mà chọn được hướng đi như trong sách lịch nói.

TỤC XÔNG ĐẤT

Xông đất là người đầu tiên bước chân vào nhà của người nào đó. Người ta tin rằng tuổi tác của người khách đầu tiên có ảnh hưởng đến tương lai của chủ nhà.Đáng lẽ sáng mồng một đông vui lại hoá ra ít khách, không ai dám đi đến nhà khác sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay lại đổ tại mình “nặng vía”, vì tục xông nhà chỉ tính người đầu tiên đến nhà, từ người thứ hai trở đi không tính. Vì thế, từ trước tết, chủ nhà thường chọn người quen biết nào mà có tuổi hợp với mình theo sách tử vi để mời họ đến xông đất cho mình. Tục lệ này cũng có vẻ hoang đường, ngày nay nhiều người cũng không tin theo nữa.

TỤC HÁI LỘC

Trong đêm giao thừa, người ta đi lễ chùa để cầu xin đức Phật ban cho điều tốt lành trong năm mới. Sau đó, trong đêm tối trên đường về sẽ bẻ đại một cành lá cây nào đó. Nếu bẻ được một cành lá tươi tốt, đầy đủ thì đó là điềm may mắn cho suốt năm tới. Tục này ngày nay ít còn người làm vì bẻ cây của người khác là việc phá hoại, vừa không tốt vừa có thể gây phiền toái về mặt pháp luật. Chỉ còn giữ nếp xin lộc chùa là hoa trái cúng.

KIÊN CỬ TRONG NGÀY ĐẦU NĂM

Tục không hốt rác: nguyên từ bên Tàu, trong “ Sưu thần kỳ” có chuyện người lái buôn tên là Ân Minh được thuỷ thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì giàu lên. Một hôm nhân ngày mồng Một tết, Ân Minh đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà Ân Minh lại nghèo đi. Kể từ đó kiêng không hốt rác ngày tết, ta bắt chước và đến nay vẫn nhiều người theo tục này.
Trong những ngày tết, những điều gì xấu đều phải kiêng. Thêm một số điều thường được kiêng:
Nói những điều tục tĩu
Mặc quần áo trắng (sợ có tang)
Nói tới những chuyện chết chóc, nói những điều xui xẻo
Những điều kiêng cử này đều có vẻ hoang đường, ngày nay tuy nhiều người không tin nữa, nhưng một số đông khác vẫn còn giữ.

CHỢ TẾT

Chợ Tết có không khí khác hẳn với những phiên chợ thường ngày trong năm. Mua sắm chuẩn bị cho ba ngày Tết thường không phải để “có cái ăn” mà đó là thói quen, là dậy lên không khí ngày lễ hội. Chợ Tết được bố trí ở những bãi đất rộng, có thể chợ được thành lập ngay nơi chợ thường ngày vẫn diễn ra chuyện bán mua. Nhưng trong chợ Tết, gần như tất cả “món ngon vật lạ” đều được bày bán. Không khí Tết thấm đượm thật sự vào những ngày này bởi cảnh người mua hàng nặng trĩu giỏ. ( ngày nay chợ đã có sẵn và siêu thị luôn đầy ấp thực phẩm cho ngày tết cổ truyền)
Trong chợ Tết, người ta mới bày bán những thứ mà quanh năm không thấy bán. Ví dụ như lá dong, lá chuối để gói bánh chưng, củ kiệu, đu đủ làm dưa. Người ta bán những chiếc tháp làm bằng bánh in bao giấy màu, những chiếc bánh ly bằng bột nếp hoặc bánh ngũ sắc dùng để chưng lên bàn thờ. Chợ còn bán những thứ không ăn được, nhưng vô cùng cần thiết cho ngày Tết như phong bao lì xì, giấy dán và bây giờ phong trào viết chữ ngày Tết đang phục hồi trở lại. Nhưng cái thú mua sắm trong ngày Tết vẫn là chuyện đương nhiên, gần như không một nhà nào lại không “đi sắm Tết”.
Dẫu rằng cách ăn, cách chơi Tết trải qua bao năm đã thay đổi cho phù hợp với cuộc sống. Điều độc đáo ở chỗ là dù nhà giàu hay nghèo, nhu cầu mua sắm ngày Tết là điều không thế thiếu.

CÂY NÊU TẾT ( tục lệ này đã dần biến mất )

Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng địa phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai… Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu…
Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không mạy. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống.

CÂU ĐỐI TẾT

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân “tồn cổ” vẫn còn trọng tục treo “câu đối đỏ” nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên thường được gọi chung là câu đối đỏ.

HOA TẾT

Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.
Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hoặc cây mai vàng hơn, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống.
Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ…; hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng, hoa thủy tiên, hoa lan, hoa thược dược, hoa violet…Còn cây quất thường được trang trí tại phòng khách, cây quất với lộc xanh mơn mởn, hoa trắng lốm đốm, quả chín vàng ươm, tròn trịa, sum suê tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng, tràn đầy, viên mãn kết quả.

CÚNG GIAO THỪA NGOÀI TRỜI ( thường là cúng trước cửa nhà )

Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên Đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom thiên hạ dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có vị trí như quan toàn quyền. Và các cụ hình dung phút giao thừa là lúc bàn giao các quan quân quản hạ giới hết hạn kéo về trời và quan quân mới được cử thì ào ạt kéo xuống hạ giới tiếp quản thiên hạ.
Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả… ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới để mong các quan phù hộ cho một năm mới mọi sự tốt lành.

MÀU CỦA NGÀY TẾT

Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, màu chủ lực trong ngày Tết vẫn là màu đỏ theo quan niệm màu đỏ là màu phát tài và may mắn. Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ: câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ, hạt dưa nhuộm màu đỏ, quyển lịch đỏ. Người Việt Nam cũng thích chưng những loại hoa ánh đỏ như hồng, mãn đình hồng, hoa đào v.v… Trước đây khi pháo còn được cho phép đốt, đường xá ngập tràn trong màu đỏ của xác pháo nổ rân không ngớt kể từ giao thừa đến rạng sáng tết, rồi nổ lẻ tẻ mãi cho đến khi nào hết “mồng” mới thôi!
Trang phục có tông màu đỏ hay tông sặc sởcũng được ưa chuộng để mặc Tết.

LỄ TỔ TIÊN

Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến lại trở về sum họp dưới mái ấm gia đình. Nhiều người muốn được khấn vái trước bàn thờ, thăm lại ngôi mộ hay nhà thờ tổ tiên. Nhiều người cũng muốn thăm lại nơi họ đã từng sinh sống với gia đình trong thời niên thiếu. Đối với nhiều người xuất thân từ nông thôn Việt Nam, kỷ niệm thời niên thiếu có thể gắn liền với giếng nước, mảnh sân nhà. “Về quê ăn Tết” đã trở thành thành ngữ chỉ cuộc hành hương về nơi cội nguồn.
Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Bà, ông Vải).

Tùy theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú, Bát hương , cũng có nhà cắm “cành vàng lá ngọc” (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5, gấp 10 lần năm trước. Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương.
Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tùy mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để ba chén nước trong, coi như nước thiêng.
Trước bàn thờ nghi lễ truyền thống, ăn mặc lễ phục chỉnh tề, cử chỉ nghiêm trang, dọn lòng trong sạch hướng tâm linh cúng lạy, nguyện sống xứng đáng với ”bề trên”. Sự tín ngưỡng ấy đã góp phần tạo thêm giá trị nhân văn, đạo đức truyền thống, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc. Sự thờ cúng tổ tiên mách bảo con cháu giữ gìn đạo lý, nề nếp gia phong, sống tình nghĩa thủy chung, tu thân, hướng thiện. Thực tâm cầu thị, yêu đồng loại, sâu nặng cội nguồn…
Dọn cúng mâm cao cỗ đầy. Tề tựu đông đủ. Với các món nấu nướng gia truyền, dâng cúng là những sản phẩm nông nghiệp. Hoa tươi, rượu nếp gạo nấu tinh khiết. Bánh trái, ngũ cốc, thịt gà, heo… Nấu nướng thơm ngon đặt lên cúng trên bàn thờ. Để ông bà yên lòng nhìn thấy các cháu con biết giữ gìn truyền thống ”dĩ nông vi bản” và đem sức lao động cần cù làm ra thành quả từ lòng đất quê hương của ông cha để lại. Đây chính là nét văn hóa truyền thống góp phần bảo tồn di sản tinh thần và đạo đức trong đời sống con người lưu truyền tự ngàn xưa.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
MyHang (07-01-2014 12:52 PM), baothai (08-01-2014 12:10 AM)
07-01-2014, 09:13 AM (Được chỉnh sửa: 10-01-2014 06:20 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #3
RE: TẢN MẠN NGÀY TẾT GIÁP NGỌ 2014
Trong các dược liệu cổ truyền, hai khái niệm ngựa và mã thường được sử dụng để chỉ tên nhiều vị thuốc có giá trị, Xin giới thiệu một số thảo dược chính có liên quan đến hai khái niệm này.( cập nhật từ nhiều tài liệu cây thuốc y dược trên net )

Mã tiên thảo hay còn gọi là cỏ roi ngựa (Verbena officinalis L.),
[Hình: attachment.php?aid=7701]
họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae), trông hình dáng giống như cái roi ngựa. Vị thuốc là bộ phận trên mặt đất, thu hái lúc cây sắp ra hoa, phơi khô hoặc sấy khô, với liều 6 - 12g dùng trị các bệnh sốt rét, lỵ, ngứa lở hạ bộ, sưng đau tuyến vú, mụn nhọt, bế kinh, khí hư bạch đới.

Mã kế còn gọi là đại kế (Circus japonicus (DC.) Maxim),ô rô
[Hình: attachment.php?aid=7702]
họ Cúc (Asteraceae), dùng toàn cây. Vị thuốc có vị ngọt, đắng, tính mát. Trị thổ huyết, máu cam, trĩ ra máu, tiểu tiện ra máu, băng huyết, chấn thương chảy máu. Khi dùng để cầm máu thường được sao đen. Trị băng huyết và kinh nguyệt quá nhiều: mã kế 20g, bồ hoàng 8g, cả hai vị này đều sao đen, táo 10 quả. Dùng dưới dạng nước sắc, ngày 1 thang. Uống liền 5 - 7 thang.

Mã xỉ hiện còn gọi là rau sam (Portulaca oleracea L.),
[Hình: attachment.php?aid=7703]
họ Rau sam (Portulacaceae), mọc hoang hoặc được trồng để làm thuốc hoặc làm rau ăn. Có thể dùng tươi hoặc khô để trị lỵ trực khuẩn, giun kim, dưới dạng nước sắc 15 - 20g ngày. Dùng ngoài, trị ngứa lở, nước ăn chân, lấy cây tươi rửa sạch, giã nát, chấm vào chỗ bị bệnh, ngày 1 - 2 lần sau khi đã rửa sạch chỗ bị bệnh và lau khô.
Cây mã đề.

Mã đề còn gọi là Xa tiền thảo (Plantago major L.), họ Mã đề (Plantaginaceae). Hai chữ mã đề là ám chỉ “móng chân của con ngựa”.
[Hình: attachment.php?aid=7704]
Mã đề cho nhiều vị thuốc hay, toàn cây có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, chống viêm loét, trừ đờm, chống ho, chống lỵ... Dùng trị bí tiểu, tiểu vàng, đỏ, tiểu ra máu, sỏi đường tiết niệu, viêm gan, mật... Từ mã đề có thể thu được các vị thuốc: bông mã đề, cụm hoa, hạt mã đề (xa tiền tử) có cùng tác dụng: lợi tiểu, lợi mật...

Mặt khác, xa tiền tử còn chứa nhiều chất nhầy, có khả năng bao phủ các vết loét, nhất là ở dạ dày, tá tràng. Do vậy, vị thuốc này cũng như tịch chiết của lá tươi của nó được dùng để trị viêm loét dạ dày, tá tràng rất tốt. Các vị thuốc của mã đề có thể dùng dưới dạng nước sắc, ngày 10 - 16g. Trị sỏi tiết niệu, viêm nhiễm đường tiết niệu: mã đề, tỳ giải mỗi vị 20g, kim tiền thảo 40g, trạch tả uất kim, ngưu tất mỗi vị 12g, kê nội kim 8g. Sắc uống ngày 1 thang trước bữa ăn 1,5 - 2 giờ.

Mã đề nước còn gọi là Trạch tả (Plantago plantago- aquatica L. tên đồng danh Alisma orientalis Sam. Juzep.), họ Trạch tả (Alismataceae). Gọi là mã đề nước vì lá của cây trạch tả trông rất giống với lá của cây mã đề, song cây này lại mọc ở dưới ruộng nước.

Y học cổ truyền dùng thân rễ của trạch tả được thu hái vào khoảng tháng 4 - 5 hàng năm để làm thuốc chữa các bệnh phù thũng, viêm thận, viêm bể thận, tiểu tiện khó khăn, đái ra máu với liều 6 - 9g/ngày, dạng thuốc sắc hoặc thuốc tán. Trị âm hư hỏa vượng, nóng bốc từng cơn, đau đầu hoa mắt, chóng mặt: trạch tả, mẫu đơn bì, bạch phục linh, hoài sơn mỗi vị 6g, sơn thù du 8g, thục địa 16g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày 1 thang hoặc thuốc hoàn, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 12 - 16g.

Ké đầu ngựa: Còn mang các tên khác là thương nhĩ, xương nhĩ.
[Hình: attachment.php?aid=7703]
Cây cao chừng 1 đến 2 mét, thân có khía rãnh, lá mọc so le, phiến lá dạng tam giác cong, mép răng cưa, có chỗ khía hơi sâu thành 3-5 thùy, phủ lông ngắn cứng. Quả già hình thoi, có móc, trẻ em đùa nghịch tung bỏ vào tóc nhau rất khó gỡ ra. Thuốc từ cành, lá, quả mang vị ngọt, hơi đắng, ấm, tính bình, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, chữa bướu cổ, trị tê bại, phong hàn, mẩn ngứa, mụn nhọt, viêm mủ...

Mã liễu: Còn có tên khác là nghể răm.
[Hình: attachment.php?aid=7709]
Cây thân ngắn, mềm, lá hình thoi dài, mọc hoang ở những vùng trũng hoặc ẩm. Đem chế thành thuốc mang vị hơi đắng, cay, ấm, có tác dụng giải độc thức ăn, chữa sưng, lở mụn nhọt, kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi, đau bụng...

Mã liên an: Còn mang các tên khác là hà thủ ô trắng, dây sữa bò.
[Hình: attachment.php?aid=7708]
Cây thân dây có củ, lá to mỏng, mọc leo hoặc lan trên đất, phổ biến ở miền trung du. Tương truyền, ngày xưa một ông tướng đang cưỡi ngựa đi đường thì bị trúng cảm, ngã bất tỉnh, nhưng may được thầy thuốc gần đó dùng một loại cây cứu chữa khỏi. Ông tướng đã biếu thầy thuốc cả ngựa lẫn yên để tạ ơn, từ đấy loài cây này mang mã liên an (nghĩa là "ngựa liền yên"). Được dùng tươi hoặc sấy khô, (toàn bộ lá dây, củ của nó đều có thể làm thuốc). Thuốc mang vị đắng, mát, trị chứng đau dạ dày, đau bụng, viêm ruột, rắn độc cắn, lở loét.

Mã thầy: Còn có các tên khác là củ năn, bột tề.
[Hình: attachment.php?aid=7707]
Cây mọc dưới nước, củ khá to, thân cây không lá, tròn dài và chia đốt. Củ Mã Thầy giàu chất dinh dưỡng, là thức ăn rất mát, bổ và là vị thuốc tiêu khát, chữa bệnh về gan, tả, thương hàn...

Mã tiền: Còn mang tên khác là củ chi.
[Hình: attachment.php?aid=7706]
Có hai loài: thân gỗ và thân dây leo. Cây thân gỗ mọc ở các tỉnh miền Nam, cao 5 - 12m, vỏ xám, khi non có gai, lá mọc đôi, cuống ngắn, phiến lá bầu dục với hai đầu hơi nhọn. Còn cây thân dây leo lại chỉ thấy ở các tỉnh phía Bắc, thân leo ngoằn ngoèo với đường kính 10 - 15cm, chiều dài 30 - 40m. Cả hai đều cho quả có nhiều công dụng y dược nhưng lại chứa chất strychnin rất độc. Vì vậy, khi quả chín, người ta thu nhặt, lấy hạt và phải chế biến theo cách đặc biệt rồi mới chế thành thuốc. Thuốc có vị hơi đắng, tính lạnh, làm khỏe gân cốt, thông kinh lạc, trị phong thấp, tê bại. Y học hiện đại dùng hạt mã tiền điều chế được nhiều loại thuốc kích thích thần kinh, tuần hoàn, tiêu hóa...

Rượu hải mã

[Hình: attachment.php?aid=7705]
Từ trước đến nay, cá ngựa vẫn được coi là vị thuốc cứu tinh cho các đấng mày râu có trục trặc về sinh lý. Y học cổ truyền đã dùng cá ngựa phối hợp với các vị thuốc khác trong nhiều bài thuốc ngâm rượu để bổ dương.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, cá ngựa cũng rất tốt cho cả phụ nữ. Sau đây, xin giới thiệu một số cách sử dụng cá ngựa hiệu quả cho cả hai giới.
Ngâm theo cách sau sẽ có công dụng bổ thận tráng dương (mạnh sinh lý, kích thích sự giao hợp, kéo dài thời gian giao hợp), điều khí hoạt huyết:

Dùng 50 gr hải mã, mổ bỏ nội tạng, sao vàng, giã nát, 20 gr nhân sâm, 20 gr lộc nhung, 20 gr dâm dương hoắc, cùng với 50 gr ba kích, 20 gr đỗ trọng, 20 gr câu kỷ tử, 30 gr long nhãn, 20 gr ngưu tất, 10 gr phá cố chỉ và 5 lít rượu gạo 40 độ.
Tất cả đem ngâm chung trong 15 ngày. Cứ 5 ngày thì lắc bình rượu một lần để hoạt chất tan đều.
Chiết lấy rượu thuốc, ép bã thuốc cho ra hết rượu, để 2 ngày cho lắng cặn, lọc lấy rượu cho vào bình thủy tinh, hoặc bình sành, sứ đậy kín để dùng từ từ (ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (30 ml), trước bữa ăn), để chủ trị liệt dương, di tinh, thần kinh yếu... Nhưng, không dùng cho phụ nữ có thai.


File đính kèm Thumbnail(s)
                                   
THANK YOU
[-] dieuquang được 3 thành viên cám ơn cho post này:
MyHang (07-01-2014 12:51 PM), baothai (08-01-2014 12:10 AM), langtrang (08-01-2014 05:48 PM)
07-01-2014, 10:30 AM (Được chỉnh sửa: 09-01-2014 08:04 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #4
RE: TẢN MẠN NGÀY TẾT GIÁP NGỌ 2014
MỜI XEM TIẾP THUỐC TỪ NGỰA: CAO NGỰA

Theo y học cổ truyền từ xa xưa đã nói về tác dụng và công dụng của cao xương ngựa bạch như sau:

Cao xương ngựa bạch là vị thuốc quý công dụng đại bổ chỉ xếp sau cao xương hổ. Ngoài tác dụng với sức khỏe nói chung, cao xương ngựa bạch còn có tác dụng điều trị tốt cho các bệnh như với 1 số bệnh lý cụ thể như viêm khớp, bệnh cột sống, thắt lưng, bệnh hen phế quản, bổ dưỡng cho trẻ còi xương…v.v

Ngựa thường đẻ 1 con sau khi mang thai từ 335 – 340 ngày tức là khoảng 1 năm (riêng ngựa vằn từ 370 – 375 ngày)
Được 2,5 – 4,5 tuổi ngựa con mới hoàn toàn trưởng thành, có khả năng rời đàn, lập ra nhóm mới và đạt tầm vóc tối đa.
Lớn nhất là loài Shire ở Anh, trung bình cao 170 – 190 cm, nặng 700 – 1.100 kg, còn nhỏ nhất là loài Falabella ở Acghentina chỉ cao 45 – 80 cm
Tuổi thọ loài ngựa rất khác nhau, nói chung khoảng từ 18 – 40 năm, con sống lâu nhất được 60 năm

Số lượng và phân bố:

- Trên thế giới hiện nay có hơn 100 loài ngựa, tổng số khoảng 74 triệu con
- Phân bố: Nhiều nhất ở Châu Mỹ - 38,4 triệu con, tiếp theo là Châu Á – 19,2 triệu con, Châu Âu – 10,3 triệu con, Châu Phi – 6,9 triệu con, Châu Đại Dương – 0,8 triệu con
- Riêng Việt Nam: 138 ngàn con

Ngựa bạch và ngựa trắng:
- Ngựa bạch không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới Ngựa Bạch được quý trọng thứ 2 sau Hổ vì vậy có nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao.
[Hình: attachment.php?aid=7710]

Theo Viện Chăn nuôi quốc gia, Ngựa trắng được gọi là Ngựa bạch khi thỏa mãn những đặc điểm sau:
1. Mắt Ngựa bạch có màu trắng mây
2. Xung quanh con ngươi có 1 vành màu đồng lửa nhìn như mắt hổ rất giữ
3. Khi mắt trời đứng bóng khi đó mắt ngựa bạch sẽ bị lòa
4. Trời tối mắt ngựa bắt bóng đèn đỏ như cục lửa
5. Các lỗ tự nhiên (bộ phận sinh dục, mũi, mõm) có màu hồng đỏ, 4 chân có móng sừng trắng ngà
6. Và giờ chính Tuất (20h) dùng đèn chuyên dụng soi vào mắt đồng tử Ngựa bạch phải chuyển từ hình tròn sang dạng hình chữ nhật nằm ngang

=> Ngựa trắng nếu thiếu 1 trong những điều kiện trên thì được gọi là Ngựa kim vì nó là sản phẩm lai F1 giữa Ngựa bạch và Ngựa màu.

Dưới đây là một số công dụng tác dụng của cao xương ngựa bạch với các bệnh cụ thể sau:
1. Tác dụng cao Ngựa bạch với bệnh lien quan tới xương:
- Trẻ em xương tăng trưởng nhiều, xương tiêu hủy ít; thanh niên tiêu xương và tăng sinh xương cân bằng; người cao tuổi tăng ít hủy nhiều nên loãng xương, xương yếu, dễ gãy
- Cao Ngựa bạch có tác dụng tăng sinh xương, làm bền xương cho người loãng xương sau mãn kinh, người già
- Rất tốt cho việc Chống trẻ còi xương, suy dinh dưỡng
2. Cao Ngựa bạch rất tốt với các bệnh lý về khớp:
- Sụn khớp cấu tạo chủ yếu bởi acid condroietin sunfuaric bị thoái hóa, bị bào mòn, mất trơn nhẵn.
- Cao xương Ngựa bạch là nguồn cung cấp tối ưu chất này để phục hồi tình trạng thoái hóa khớp
=> Chú ý cao không có tác dụng chống viêm khớp
3. Cao Ngựa bạch tôt với người bị suy nhược cơ thể, người sau ốm dậy:
- Người ốm, suy nhược cơ thể giảm quá trình đồng hóa và dị hóa vật thể
- Trong cao xương Ngựa bạch có nhiều acid amin không thể thay thế và những men xúc tác mạnh cho quá trình đồng hóa. Do vậy, cao Ngựa bạch rất tốt cho người già suy nhược, và người mới ốm dậy.
4. Cao Ngựa bạch nhạn với trẻ chậm phát triển:
- Chứng ngũ trì là xỉ trì, phát trì, lập trì, hành trì, ngôn trì.
- Ngũ trì chủ yếu do tạng thận tiên thiên suy nhược
- Cao Ngựa bạch nhạn tư âm, trợ dương bổ lưỡng thận nên chữa được chứng chậm phát triển trẻ em.
5. Cao ngựa bạch cũng rất tốt Với bệnh hen và bệnh phổi
6. Bệnh co thắt và viêm các tiểu phần cấu trúc đường thở mạn tính gây suy thở, suyễn.
7. Theo kinh nghiệm y học dân gian , cao, phổi Ngựa bạch, có tác dụng tốt nhất với chứng hen và viêm phế quản mạn tính, chứng suyễn của người già.

Cách sử dụng, liều dùng cao ngựa bạch – cao sương ngựa bạch
- Cách thông dụng: Cao Ngựa bạch xắt nhỏ đặt vào bát, cho vào đó 1 thìa café mật ong đưa và hấp cơm, khi cơm chín cao và mật ong tan hoàn toàn thì đánh đều đem ăn
- Có thể ngâm rượu hầm gà, hầm chim câu, hoặc nhai nuốt…
- Liều dùng tùy theo trọng lượng cơ thể, trẻ em 1-2g/24h, người lớn dùng 5-10g/24h
- Mỗi đợt nên dùng tối thiểu 100g, dùng 3 đợt, cách nhau 15 ngày có hiệu quả lâu dài.
- Dùng cao ngựa bạch kéo dài không có tác dụng không mong muốn xảy ra.
(YDƯỢC Theo : Bác sỹ Hoàng Sầm Nghiên cứu viên cao cấp)

Cách đơn giản nhất là mỗi ngày 2 lần, thái cao thành miếng, ngâm vào cháo nóng hoặc với nước nóng thêm một thìa cà phê mật ong. Hoặc khi nấu cơm, đưa vào hấp cách thủy 10 -15 phút rồi lấy ăn trước bữa cơm 10 phút.
Cũng có thể xắt lát mỏng 100g cao, ngâm trong 1 lít rượu 40o khoảng 100 ngày cho tan đều, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ 20 ml.
LƯU Ý : Phụ nữ và trẻ em không dùng cao dưới dạng này.

Liều lượng :
Cao ngựa có lượng đạm cô đặc lên tới 80% trọng lượng. Chỉ với 10g cao ngựa mỗi ngày đã đã đáp ứng được 83% nhu cầu protein cho trẻ em 6 tháng tuổi, 57% cho trẻ lên 2 tuổi, 22% đối với 10 tuổi trở lên nên chúng tôi gợi ý nên dùng cao xương ngựa theo liều lượng như sau cho các nhóm đối tượng.
Mỗi lần phải dùng đủ 300gr cao cho một đợt tẩm bổ mới có tác dụng.

Chống chỉ định :
Theo Đông Y khi dùng cao ngựa thì nên kiêng ăn các thức ăn tanh như tôm, cua, cá, các gia vị cay như ớt, tỏi, hạt tiêu, nước chè đặc, đậu xanh, rau muống, măng
Không dùng bất cứ thuốc Tây Y nào cùng một lúc với cao xương ngựa
Theo Tây Y, thường có chống chỉ định dùng thuốc bổ giàu đạm trong các bệnh cấp tính ngoài da và đau xương khớp như bệnh dời leo, bệnh Gút khi đang lên cơn đau cấp tính. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng lên > 7 -8 mg/dl, không dùng được cao xương ngựa khi có dấu hiệu suy thận với nồng độ Creatine trong máu trong giới hạn từ 1,5 – 6 mg/L
Không dùng cao ngựa cho trẻ nhi dưới 6 tháng tuổi.
( Theo Bác sĩ Nguyễn Lân Đính - Chuyên viên Dinh Dưỡng )


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 3 thành viên cám ơn cho post này:
MyHang (07-01-2014 12:52 PM), baothai (08-01-2014 12:10 AM), langtrang (08-01-2014 05:49 PM)
07-01-2014, 10:41 AM
Bài viết: #5
RE: TẢN MẠN NGÀY TẾT GIÁP NGỌ 2014
LẠI MỜI ĐỌC TIẾP THUỐC CÓ LIÊN QUAN CHỬ NGỰA: MẬT GẤU NGỰA

Mật gấu còn gọi là hùng đởm, tên khoa học: Fel ursi, thuộc họ gấu (Ursidae).
[Hình: attachment.php?aid=7711]
Thành phần hóa học: Mật gấu có muối kim loại và các acid cholic, cholesterol, sắc tố mật như bilirubin.

Tác dụng: Tính vị, qui kinh, vị đắng. Tính hàn, vào 3 kinh: Tâm, can và vị; thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, đinh nhĩ, ác thương, chữa đau răng, viêm mắt, hoàng đản, lỵ, hồi hộp, chân tay co quắp, đau dạ dày, giúp tiêu hóa, sỏi mật, gãy xương. Đặc biệt mật gấu ngựa có tác dụng chữa bệnh xơ gan, do có chứa axit ursodeoxycholic (UDC) (20% trọng lượng), khác với mật gấu chó gần như không có UDC mà chỉ có axit chenodeoxycholic (CDC).

Theo các kết quả nghiên cứu gần đây nhất, mật gấu ngựa còn có tác dụng trong việc điều trị bệnh ung thư, do tác dụng vào các tế bào ung thư làm cho các loại thuốc chữa ung thư dễ ngấm vào khối u hơn. Các nòi gấu ngựa:

Ursus thibetanus formosanus - ở Đài Loan
Ursus thibetanus gedrosianus - ở Iran và Pakistan
Urus thibetanus japonica - ở Nhật Bản
Ursus thibetanus laniger - ở Afghanistan và nam Trung Quốc
Ursus thibetanus mupinensis - ở tây nam Trung Quốc
Ursus thibetanus thibetanus - ở Himalaya và Đông Dương
Ursus thibetanus ussuricu - ở đông bắc Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên

TÀI LIỆU CỦA VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN DÂN TỘC QUÂN ĐỘI
BS. BÙI QUỐC TRỊ

I. Tính vị: - Mật gấu tươi có vị đắng sau thấy ngọt the, màu xanh hoặc nâu, tính ấm, nhuận, tỷ trọng hơn nước và rượu nhưng thấy thấp hơn mật ong. Thả vào rượu thì chìm thõng xuống, lắc tan đều trong rượu, có màu xanh lá mạ rất đẹp, màu xanh này sẽ mất đi nếu để ngoài ánh sáng, nên để trong chai màu hoặc tối. Để lâu chai có lắng đọng một tý cholestorol có trong mật của con gấu nhưng ko đáng kể. - Mật gấu có tính sát trùng đặc biệt, tính giảm đâu rất tốt, tính tăng sinh mạng và tính phá ử tiểu viêm làm tan huyết đông và mỡ. II. Công dụng 1. Mật gấu chữa đau dạ dày Tây y hiện đại đã kết luận: Viêm loét dạ dày là do vi khuẩn nên đã chuyển hướng điều trị với loại kháng sinh đặc biệt …Những người sử dụng đều thống nhất là uống vào rất mệt. Vậy mật gấu có tính sát khuẩn đặc biệt nên pha với mật ong uống với liều đậm đặc vào lúc đói sẽ rất có hiệu quả, lại ko hại người. 2. Mật gấu chữa đau bụng giun Nhiều người lớn và trẻ em bị giun chui ống mật thì đau bụng dữ dội, la hét quằn quại. Cấp cứu bệnh viện cũng ko có thuốc gì đặc biệt ngoài mũi tiêm giảm đau chính là…Nhưng uống mật gấu pha với mật ong thì giun bị thúc thủ và nhanh chóng hết cơn đau ( đừng hiểu tôi nói là không cần dưa đi cấp cứu bệnh viện và sau đó phải tẩy giun). 3. Mật gấu chữa chấn thương Từ lâu nhiều người đã quen thuộc với tác dụng này. Vị mật gấu có tính giảm đau và tăng sinh mạnh nên giúp các mô cơ bị dập nát nhanh chóng phục hồi. Còn phải kể đến tác dụng làm tan máu tụ để khôi phục sự tuần hoàn máu đến vết thương để vết thương chóng lành. Có bệnh nhân bị tông xe dập lồng ngực, gãy xương sườn, xương sườn còn chọc vào phổi, đưa đến bệnh viện điều trị, bệnh nhân bí mật dùng thêm mật gấu thấy đau đớn giảm hẳn, bác sĩ khen sắc diện hồng hào, thời gian điều trị giảm còn một nửa so với dự kiến. tuy nhiên không bôi mật gấu trực tiếp vào miệng vết thương khi vết thương chưa cầm máu, còn khi máu đã cầm rùi bôi ngay vào càng tốt. Tính chất làm tan máu tụ là vô cùng quý gía cho người cao tuổi, vì người cao tuổi trong hệ tuần hoàn thường có huyết khối ( gọi nôm là cục máu đông ). Lượng huyết khối này nhiều hay ít, to hay nhỏ phụ thuộc vào điều kiện sống của từng người: thiếu thốn, lại thường xuyên căng thẳng thần kinh – stress thì huyết khối nhiều. Chính là cục máu đông này cùng với các mảnh vỡ rụng ra từ các ổ sơ vữa động mạch ( mảnh embôliem). Trôi nổi trong hệ tuần hoàn đã gây nên các hiện tượng tắc mạch máu, tuỳ mức độ tắc và vị trí tắc mà gây nên các căn bệnh về nhồi máu cơ tim và thiểu năng tuần hoàn não: hai căn bệnh thường gây cái chết bất ngờ rất thương cảm cho người còn sống. Có những người bị cưa chân vì tắc động mạch chi dưới. Uống mật gấu còn làm giảm chỉ số Cholesteron và lipid máu. Những người bị Lipid máu thường mạch máu rất luôn độ giãn nở - đàn hồi, vì thành mạch bị tráng một lớp mỡ, khi đó khả năng lao động bị giảm sút dần và huyết áp tăng lên. Như vậy uống mật gấu với liều lượng thích hợp , mật gấu sẽ phá huỷ tận gốc căn nguyên gây tắc mạch máu, đó là: các cục máu đông, các mảnh embôliem, cholesteron và các hạt mỡ. Làm máu linh hoạt và mạch máu giãn nở trở lại như thời còn trẻ; kết quả là lục phủ ngũ tạng, xương khớp đều được máu đến nuôi dưỡng đầy đủ khi cơ thể khoẻ mạnh mãi, bệnh tật phải thoái lui. Đông y đã nói rất có lý rằng: Thông bất thống, thống bất thông. Nghĩa là: Thông là không đau mà đau là do không thông. Tôi được con cháu cho biết: xe máy có vị trí để lọc cặn bã dầu nhờn. Nếu dầu nhờn bẩn, việc bôi trơn không đủ xe phát sinh tiếng ồn, tiếng gõ và xe chóng tàn. Cho nên định kỳ phải thay dầu mỡ . Nhưng máu trong người không thể thay như thay dầu xe máy được, vậy có thể ví việc uống mật gấu để nó lọc máu cho người được không? 4. Mật gấu chữa được nhiều bệnh về gan Xin dẫn ý kiến của bác sĩ Vũ Trạch: Người bị bệnh gan thường bứt rứt khó chịu, kém ăn, mệt mỏi, gầy yếu, bực bội, cáu gắt, sắc mặt xanh, có vết nhám ở mặt, dễ say rượu…Tây y chỉ phát hiện được triệu chứng khi 80% gan đã bị tổn thương…Các thuốc về gan thường dùng như: Acidglucanonic, Methionon, Acidasparaginic…thường không có mấy hiệu quả. Tuy nhiên y học cổ truyền phương Đông bằng thực tiễn sử dụng đã xác định mật gấu có tác dụng bình can, làm cho gan yên ổn. Tài liệu nước ngoài – The Economist, TK viết. . mật gấu có thể chữa được rất nhiều bệnh như: Ung thư, trĩ, viêm màng kết, viêm xoang, còn túi mật có thể dùng để chữa các bệnh về gan kể cả ung thư gan và xơ gan… Tài liệu còn cho biết: Trung Quốc có 481 trại nuôi gấu, đang nuôi khoảng 7.500 con., hàng năm thu khoảng 7 tấn mật, dùng trong nước khoảng 4.000kg còn lại thì xuất khẩu. Một số bệnh nhân bị bệnh gan mãn tính đã tự mua mật gấu tươi để dùng, thấy rõ khoẻ ra, tăng cân, làm ko ngại việc, cỗ bàn ăn uống thoải mái….và rất phấn khởi. Chưa ai có điều kiện thử nghiệm, để khẳng định chữa được 1 phần hay tất cả các chứng bệnh của gan nhưng rõ ràng mật gấu là thứ dược liệu quý để chữa gan có hiệu quả lại là chất có sẵn trong tự nhiện không sợ tác dụng phụ có thể làm teo gan như thuốc Tây, đang được các bác sĩ và bệnh nhân quan tâm. 5. Mật gấu giải độc Một số bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu và ung thư di căn cũng đã dùng thử mật gấu tươi để uống, có người nói khối u bị chững lại, kiểm tra thấy dấu hiệu biến mất, u biến thành tổ chức sẹo. Có người di căn nhưng vẫn dài cuộc sống..do đó kinh nghiệm dân gian nói mật gấu giải độc với ý nghĩa như thế. Mọi người thống nhất rằng: Việc giải được độc phụ thuộc rất nhiều vào việc sớm phát hiện khối u và điều kiện tài chính. Tốt hơn cả là uống phòng từ trước, cụ thể là những phụ nữ sắp mãn kinh, cơ thể sắp có nhiều biến đổi quan trọng, nhiều biến đổi tiêu cực xảy ra ở giai đoạn này, việc uống phòng hơn chữa. Vả lại không trúng bệnh này thì trúng bệnh khác, chẳng sợ lãng phí. Những người nuôi gấu đều có nhận xét: trừ lúc ngủ còn khi thức dậy thì gấu ưa hoạt động và rất nghịch ngợm., vật nhau suốt ngày không biết mệt. Vậy cơ thể đào thải chất độc trong cơ thể gấu phải rất tốt nhờ có thêm mật của nó chăng? 6. Mật gấu chữa cơ thể đau nhức Còn gọi là chứng phong thấp, nguyên nhân đa dạng, phức tạp kể cả nguyên nhân thời tiết thay đổi…các căn nguyên đều dẫn đến hậu quả là bộ phận nào đó của cơ thể khí huyết kém lưu thông do đó phát sinh ra đau nhức. Đau nhức chính là tiếng kêu cứu của bộ phận đó đang thiếu máu nuôi dưỡng kể cả lúc nhức đầu như búa bổ. Đông y loại trừ chứng phong thấp qua các loại thuốc bổ máu làm tăng cường hoạt động của tuần hoàn máu. Trị phong tiên trị huyết. Huyết lành phong tự diệt Nghĩa là cắt các bài thuốc làm tăng cường khí huyết thì phong thấp tự hết. Các bình rượu thuốc tam xà, ngũ xà hoặc các bình rượu cao uống vào buổi tối trước khi đi ngủ đều nhằm mục đích trên đây nhưng so với rượu pha mật gấu thì rượu mật gấu mạnh hơn nhiều. 7. Nhiều người dùng mật gấu chữa bệnh Còn thấy trĩ cũng co lên, đau răng ngậm miếng bông tẩm mật gấu pha đặc mấy lần cũng thấy khỏi hẳn, khỏi luôn cả bệnh hôi mồm. Đau mắt đỏ thì tra nguyên chất hoặc pha thêm một ít thuốc tra mắt Cloramphenicon hoặc nhắm mắt bôi ngoài mi đều thấy có hiệu quả. Có bệnh nhân còn kể bị ho mãi ko thôi, mất ngủ ho vãi cả quần, bạn cho một ít rượu mật gấu uống thử cũng liều vì sợ thuốc, ngay đêm đầu tiên đã thấy ngủ yên, mật gấu pha mật ong là một trong 9 bài thuốc đông y của Trung Quốc trị thanh phế nhiệt tiêu đờm trị ho đặc đặc, ho do thanh phế nhiệt . Có thể sử dụng cả cho người do ho bị lao phổi, ho gà… 8. Một số bác sĩ trực tiếp nuôi gấu còn cho biết Bệnh gan nhiễm mỡ sỏi túi mật , mật gấu cũng rất có hiệu quả. Chủ nhà có điều kiện uống thường xuyên (nồng độ thấp) còn thấy giảm béo, người khoẻ ham làm việc. Nhân đây, tôi cũng xin nói rõ quan niệm “ nóng của mật gấu: Vì mật gấu làm tan được huyết ứ, huyết đông nên bảo rằng mật gấu nóng chứ không có sách nào nói uống mật gấu sẽ nóng nảy, phát điên. Tất nhiên nếu dùng quá liều thì bất cứ thứ gì cũng có hại. thực tế mật gấu quý như vàng lại khó mua hơn thì lấy đâu có nhiều để phát điên. III. Liều dùng Liều dùng ghi trong sách 0.5 đến 2 gr/ ngày mà không nói rõ là mật gấu khô hay mật gấu tươi. Sau đây là liều dùng với mật gấu tươi: Giai đoạn đầu: Giai đoạn tấn công diệt mầm bệnh, dùng liều cao: 5cc mật gấu tươi pha với 250cc rượu quê hoặc mật ong uống từ 5 đến 7 ngày là hết, ngày 2 lần ( mỗi lần chừng 1 chén hạt mít). Pha tiếp vài lần như trên cho đến khi bệnh thuyên giảm thì chuyển sang giai đoạn 2 loãng hơn. Giai đoạn 2: Bệnh đã thuyên giảm uống đến tiếp tục ức chế tiêu diệt mầm bệnh. 5cc pha với 500cc rượu quê hay mật ong uống kéo dài trong 10 đến 15 ngày thì hết, ngày 2 lần( mỗi lần chừng khoảng 1 chén hạt mít). Nghĩa là loãng bằng nửa giai đoạn 1. Giai đoạn này kéo dài chừng 1 đến 2 tháng. Giai đoạn 3: 5cc pha với 500cc rượu quê hay mật ong uống trong vòng 1 tháng thì hết. Giai đoạn này để ngăn ngừa tái phát. Độ dài từng giai đoạn mỗi khác nhưng giai đoạn đầu phải uống liều cao cho đến khi thấy bệnh đã chuyển thì sang giai đoạn 2 uống loãng hơn. Với người kị rượu thì chỉ pha với mật ong: Với các bệnh gan, mật, trĩ cũng chỉ pha với mật ong, nếu có rượu cũng rất ít chỉ để làm tan lượng mật gấu lúc đầu. Xoa bóp sưng đau thì chỉ pha với rượu theo tỷ lệ 1/20 đến 1/00. Uống cách xa bữa ăn, vào lúc mát người không ra mồ hôi ( có thể trước lúc đi ngủ 1 lần và sáng sớm 1 lần ). Ý kiến cuối cùng Mật gấu là dược liệu quý của y học cổ truyền phương đông. Trung Quốc xếp hạng mật gấu ngang với cao hổ và sừng tê giác. Mật gấu chữa được nhiều bệnh cùng 1 lúc, nhu cầu ngày một tăng nhất là người giàu có. Mong được Nhà nước và nhân dân / Nghề nuôi mật gấu.
TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA MẬT GẤU
1- Theo y học cổ truyền dân tộc: mật gấu có tên là Hùng Đởm, vị đắng, tính hàn, không độc, là phủ trung thanh có liên quan biểu lý ( anh, em ) với tạng can. Vì vậy một trong hai tạng phủ bị tổn thương thì đều có liên quan đến nhau. Chức năng của can có liên quan đến hoạt động tinh chí, chủ về tăng huyết, chủ về cân (gân ), tính ưu sơ tiết diều đạt, cương thường khai khiển ra mật đởm, là nơi chứa dịch tiết của can. Vì thế chức năng của đởm cũng còn có tác dụng kích thích gan làm việc, bài trừ các bệnh lý về gan. 2- Theo y học hiện đại gan mật có nhiều chức năng: Chức năng chuyển hoá ( chuyển hoá đường, đạm, mỡ, chức năng miễn dịch đặc biệt khả năng giải độc của gan ) , điều này rất quan trọng đối với khả năng giải độc những thực phẩm không đảm bảo, bị ô nhiễm từ rau quả nhiễm độc thuốc trừ sâu. Thực tế và kinh nghiệm thì điều trị các chứng sau:
_ Điều trị viêm gan mãn tính, sơ gan ( do hậu quả nhiễm độc hoá chất, rượu, viêm gan vi rút).
_ Điều trị về đường gan mật ( sỏi đường mật, nhiễm trùng gan mật sau phẫu thuật ).
_ Điều trị cao huyết áp vô căn ( 80% cao huyết áp là chưa rõ nguyên nhân )
. _ Điều trị tai biến mạch máu não ( do tắc mạch, nghẽn mạch)
_ Điều trj bệnh viêm khớp dạng thấp ( có sưng nóng, đỏ, đau ở thể nhiệt ), thoái hoá và gai đốt cột sống. _ Điều trị đau mắt đỏ mãn tính, rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh, viêm đại tràng mãn ( thể táo ).
_ Làm nhanh liền xương, khớp do chấn thương, sau mổ ( viêm khớp không phải lao, chống lão suy và rụng tóc ).
_ Nâng cao thể trạng và khả năng tình dục, bệnh suy kiệt sau đau ốm kéo dài.
_ Có tác dụng ngừa ung thư ( đồng thời kéo dài khả năng sống do fải chiếu tia X hoặc điều trị hoá chất chống ung thư ).
_ Kích thích cơ chế sinh yếu tố tự miễn dịch để ngừa bệnh do siêu vi trùng, viêm nhiễm không thấy rõ nguyên nhân, điều trị chứng sốt cao co giật, cuồng sản, tâm thần thể trạng kích động , suy nhược thần kinh thể cường, hoặc phế quản ( thể nhiệt).
_ Điều trị về viêm tiền liệt tuyến, bệnh phụ khoa, u lành tử cung và buồng trứng, u vú…
3- Cách dùng: Hãm trong rượu uống là tốt nhất và phải uống vào ban đêm (theo dân gian uống vào ban ngày là tính nóng ). Học viện quân y đã nghiên cứu để điều trị sơ gan, viêm gan mãn tính thể nặng dùng uống 0.2g/ngày. Các bệnh nhẹ hơn có thể dùng liều thấp.

CHÚ Ý:
Rượu mật gấu bôi ngoài da có tác dụng giảm đau, tan vết bầm rất tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng đường uống cần hết sức thận trọng vì có thể gây nhiều tai biến cho người sử dụng. Các chuyên gia nghiên cứu về mật gấu cho biết, mật gấu ngựa có chứa nhiều axit ursodeoxycholic là một chất có tác dụng điều trị xơ gan. Trong khi đó, mật gấu chó chứa chủ yếu là chất axit chenodeoxycholic. Chất này ngược lại với axit ursodeoxycholic, có thể gây ra viêm gan và xơ gan nếu uống kéo dài. Như vậy, việc uống mật gấu chó cho dù là loại đảm bảo chất lượng cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm gan và xơ gan, lợi bất cập hại. Ngoài ra, giống như các loại mật động vật khác, mật gấu cũng có chứa các loại độc tố và nhiều thành phần xa lạ với cơ thể con người, từ đó có thể gây các phản ứng dị ứng hoặc nhiễm độc cho người sử dụng. Không những thế, các loại mật gấu nuôi có bán trên thị trường hiện nay thường không đảm bảo chất lượng điều trị, không tinh khiết do bị nhiễm khuẩn và nhiễm bẩn.
Bên cạnh đó, gần đây vì lợi nhuận, nhiều gian thương đã sử dụng mật gấu không đảm bảo chất lượng do nuôi trong điều kiện nhân tạo hoặc sử dụng mật của các động vật khác để thay thế: mật lợn, mật bò, mật trâu... Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn, hiện nay vị thuốc quý mật gấu này đã bị quảng cáo thái quá, sử dụng bừa bãi không đúng chỉ định sai lầm về liều lượng nên đã đưa lại hậu quả xấu cho sức khỏe người tiêu dùng. Không biết từ đâu mà "dân nhậu" rỉ tai nhau cách sử dụng mật gấu của các nhà hàng với mục đích phòng tránh say rượu. Việc sử dụng mật gấu kiểu này hoàn toàn sai và có thể dẫn đến những tai biến. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị các biến chứng mẩn ngứa, viêm gan, suy thận, thậm chí có thể tử vong do sử dụng mật gấu bừa bãi, không đúng chỉ định.

Thực tế điều trị trên lâm sàng còn cho thấy, các trường hợp dị ứng và nhiễm độc do uống mật gấu thường có diễn biến khá nặng và hay tái phát, chi phí điều trị tốn kém do thường có kèm theo tổn thương gan thận và phải điều trị kéo dài. Trước thực tế này, những người lớn tuổi và người có cơ địa dị ứng hoặc mắc bệnh gan thận cần hết sức thận trọng khi sử dụng mật gấu đường uống, tránh "tiền mất tật mang".


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
MyHang (07-01-2014 12:53 PM), baothai (08-01-2014 12:10 AM)
07-01-2014, 12:55 PM
Bài viết: #6
RE: TẢN MẠN NGÀY TẾT GIÁP NGỌ 2014
Cám ơn Anh Hai . xem bài nầy em nhớ môn Dược liệu khi xưa hoc quá , bi chừ quên mất tiêu , lâu lâu ôn bài lại hi hi
THANK YOU
[-] MyHang được 3 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (07-01-2014 02:57 PM), baothai (08-01-2014 12:10 AM), langtrang (08-01-2014 05:50 PM)
07-01-2014, 02:59 PM (Được chỉnh sửa: 10-01-2014 06:23 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #7
RE: TẢN MẠN NGÀY TẾT GIÁP NGỌ 2014
BÂY GIỜ MỜI XEM THÀNH NGỮ VỀ NGỰA ( theo thành ngữ trên net )

Một lời nói ra bốn ngựa khó tìm (Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy): Câu này có nghĩa là một lời nói vô ý khi ra khỏi miệng rất khó có thể lấy lại được.
Tái ông mất ngựa: Chỉ trong cái rủi có cái may.
Bóng ngựa qua cửa sổ: Bóng ngựa hay bóng câu (Bạch câu có nghĩa là con ngựa non sắc trắng) lướt qua khe cửa là nhằm để chỉ sự trôi nhanh của thời gian.
Có mặt nào dài hơn ngựa
Đường dài mới hay sức ngựa: Câu này ý nói, cùng với thời gian, người ta có thể được những phẩm chất ta một người nào, nhất là khi ở với nhau thường xuyên.
Mặt dài như ngựa
Thay ngựa đổi chủ: Câu ngày dùng để chỉ một người rời bỏ một phe phái để đi theo một phe phái khác.
Thay ngựa giữa dòng: Liên hệ với sự kiện đảo chính truất Ngô Đình Diệm theo chỉ đạo của Mỹ
Ngựa về ngược
Voi dày ngựa xé
Tứ mã phân thây
Làm thân trâu ngựa
Kiếp trâu ngựa
Ra sức khuyển mã
Công lao hãn mã
Ngựa nào gác được hai yên: Chỉ việc người ta không thể đồng thời phụng sự hai sự nghiệp lớn. Câu này tương đương với “ Một gáo, hai chĩnh”.
Chạy như ngựa vía: ý nói chạy rất nhanh.
Lên xe, xuống ngựa
Được đầu voi đòi đầu ngựa: Nói về người có lòng tham không đáy
Hồ Mã tê Bắc phong (Ngựa Hồ hí gió bấc)
Bạch Mã phi Mã (Chữ Hán: 白馬非馬; Ngựa trắng không phải là ngựa), một câu đầy tính triết học của Công Tôn Long
Mồm chó vó ngựa
Khuyển mã chí tình
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (08-01-2014 12:10 AM), langtrang (08-01-2014 05:50 PM)
07-01-2014, 05:15 PM
Bài viết: #8
RE: TẢN MẠN NGÀY TẾT GIÁP NGỌ 2014
NGỰA TRONG VĂN HÓA

Ngay từ thời xa xưa, ngựa đã là loài vật gắn bó với con người, bởi đó là phương tiện di chuyển chủ yếu thời đó, đồng thời nó cũng loài vật duy nhất được đưa ra chiến trận và có vai trò quan trọng trên sa trường. Ở các nước Phương Tây thì ngựa thuộc cung “Nhân Mã”.
Người ta quan niệm rằng, những chiến binh huyền thoại xưa kia sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình thì sẽ bay lên trời, hóa thân thành những chòm sao. Nhân Mã là một trong số những chòm sao được Zeus hóa từ con ngựa mang tên Pegasus khi nó hoàn thành sứ mệnh giúp người anh hùng Hy Lạp Bellerophon đánh bại Chimera.
Với người Phương Đông, con ngựa gắn với những hình ảnh thực tế hơn và xuất phát từ những truyền thuyết có thật trong lịch sử. Nơi đây người ta coi ngựa là biểu tượng của lòng trung thành, sự phóng khoáng, vượt ra khỏi những giới hạn để vươn tới thành công. Dù ở đâu, thì hình ảnh con ngựa cũng là chủ đề đặc sắc trong nghệ thuật và thơ ca. Tuy nhiên, biểu trưng và cách thể hiện về ngựa trong nền văn hóa giữa Phương Đông và Phương Tây luôn chứa đựng nhiều khác biệt.
[Hình: attachment.php?aid=7717]
Nổi tiếng nhất ở các nước phương Tây, chính là điển tích “Con ngựa gỗ thành Troia” của Hy Lạp. Đây chính là con ngựa đã làm nên chiến thắng lịch sử của quân Hy Lạp trong cuộc chiến ròng rã hơn một thập kỷ với quân Troi
.Một sự tích khác của Hy Lạp cổ đại chính là có con ngựa nổi tiếng mang tên Pegasus, được các vị thần phái xuống trần gian để giúp người anh hùng Bellerophon đánh bại Chimera. Sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình, thần Zeus đã biến ngựa Pegasus thành chòm sao sáng trên bầu trời. Chòm sao đó được đặt tên là “Nhân Mã”.Đây cũng chính là cung thứ 9 trong 12 cung Hoàng Đạo ở phương Tây. Vì thế với người Hy Lạp thì hình ảnh con ngựa rất thiêng liêng, nó tượng trưng cho cái thiện và những việc nghĩa trong đời sống hàng ngày. Nên người ta cho rằng những người sinh ra trong cung Nhân Mã là những người có khả năng làm việc độc lập, giàu tính sáng tạo, tinh thần, trí lực dồi dào và dễ chạm đến đỉnh cao của sự nghiệp.
Một số cư dân Hồi giáo ở Đông Nam Á cũng có những quan niệm tốt đẹp về những chú ngựa. Họ coi đó là biểu tượng của tinh thần tự do, vượt ra mọi ranh giới để hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nên tại một số nơi, người dân Hồi giáo coi ngựa là con vật linh thiêng của mỗi gia đình và họ có tục thờ ngựa.
Thần thoại của các nước Bắc Âu lại lưu truyền câu chuyện về một con quái vật được coi là ngựa nước, có hình thù giống với hà mã, tên là Kelpie. Kelpie có màu trắng toát, có lông mao, thoạt nhìn giống với bạch mã nên bị nhiều người nhầm tưởng, do đó nó đã đánh lừa được nhiều người, khi cưỡi lên nó sẽ đưa đến vùng nước sâu để ăn thịt.
Trong khi đó, truyện dân gian người Philippines lại kể cho nhau nghe con quái vật người ngựa, tên là Tikbalang, có đầu, chân giống ngựa thường ẩn nấp trong rừng sâu, đêm tối thì ra các bản làng cướp bóc, rình bắt phụ nữ, trẻ em
Với đặc tính ngựa là loài có sức khỏe bền bỉ, có thể chuyên chở hàng hóa và đi một chặng đường dài không ngừng nghỉ nên theo quan niệm từ cổ xưa, ngựa tượng trưng cho nguyên lý dương trong trời đất. Cùng với bản năng nhạy bén, sung mãn nên ngựa đại diện cho hành Hỏa trong hệ Ngũ hành của tự nhiên. Vì vậy, tại một số quốc gia, ngựa tượng trưng cho hình ảnh của mặt trời đang tỏa sáng và người dân dùng ngựa để hiến tế trong các lễ hội, trong các buổi lễ tạ ơn trời đất khi được vụ mùa bội thu, khi dân chúng vượt qua thiên tai, hỏa hoạn…
Khác với Phương Tây, người Á Đông dùng vòng tròn 12 con giáp để theo bộ lịch. Năm con Ngựa chính là năm Ngọ, đứng sau năm con Rắn, trước năm con Khỉ và đứng thứ 7 trong vị trí 12 con Giáp. Vào đầu năm Ngọ, người dân thường chúc nhau một năm “Mã đáo thành công”, hy vọng mọi công việc trong năm đều diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ.
Trung Quốc vẫn kể cho nhau nghe về con ngựa Xích Thố của Quan Vân Trường. Khi Quan Công mất, con Xích Thố bỏ ăn, nhất định không cho ai cưỡi, cuối cùng nó chọn cái chết để tỏ lòng trung thành với chủ.
Ở Việt Nam, câu chuyện nổi tiếng và đặc sắc nhất về con ngựa được lưu truyền trong dân gian chính là con ngựa thần của Thánh Gióng. Bởi trong đời sống tâm linh, Phù Đổng Thiên Vương chính là một trong tứ bất tử. Hình ảnh của con ngựa thần gắn liền với hình ảnh của Thánh tướng được người dân tôn thờ và tưởng nhớ công lao.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (08-01-2014 12:11 AM)
08-01-2014, 04:11 PM (Được chỉnh sửa: 10-01-2014 06:24 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #9
RE: TẢN MẠN NGÀY TẾT GIÁP NGỌ 2014
NGỰA TRONG PHONG THỦY ( dựa theo các trang phong thủy )

Theo phong thủy, ngựa tượng trưng cho sức mạnh bền bỉ, lòng kiên trì, sự đảm đang, tháo vát. Ngoài ra, nó cũng được xem là con vật mang lại nhiều may mắn, tài lộc.
Trong Phong Thủy, khi một hình tượng phổ biến mang nội dung tích cực sẽ tạo một “trường khí tích cực”, ngược lại một hình ảnh tiêu cực sẽ làm phát sinh “trường khí tiêu cực”. Theo đó, sự vận dụng hình tượng ngựa cũng không ngoài ý nghĩa này.
Ít ai mê phong thủy ngựa như doanh nhân, họ thường chọn hình tượng con ngựa để trang trí trong nhà mình hay chính nơi làm việc. Bởi theo phong thủy, con ngựa là không những là con vật trung thành nhất, ngựa còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài, là con vật mang lại sự may mắn, tài lộc.
Trong các chuyến đi xa, các doanh nhân thường đặt biểu tượng con ngựa tung vó trong xe với mong muốn chuyến đi thành công tốt đẹp.
Trong đầu tư kinh doanh, hình ảnh ngựa luôn mang lại những khoản lợi nhuận lớn cho chủ nhân.
Trong nhà riêng hay phòng làm việc, doanh nhân cũng thường treo những bức tranh con ngựa để trang trí và kích hoạt vận may.
Hình ảnh ngựa phi nước đại còn được gọi là “Lộc Mã”. Nó đem lại nguồn tài lộc, phát đạt và thăng tiến trong công việc, sự nghiệp.

Một số biểu tượng ngựa được ưa chuộng là:

Song mã

[Hình: attachment.php?aid=7719]

Hình ảnh mã đáo song hành_ngựa đạp nước không những mang ý nghĩa tài lộc, công danh mà còn có tác dụng hóa giải sát khí của sao Nhị Hắc. Xét theo ngũ hành, sao Nhị Hắc thuộc Thổ, vốn đem lại họa về bệnh tật, sa sút. Nếu bạn là người hiểu về phong thủy Phi tinh, thì nên biết rằng trong vận 8, Nhị Hắc là sao rất hung. Vì thế, đôi ngựa mã đáo song hành được xem là bức tranh bổ trợ cho phong thủy nhà ở, văn phòng, cửa hàng rất hiệu quả.

Tam mã

Tam mã đang chạy tượng trưng cho sự thành công, thuận lợi trong mọi công việc. Tam mã bằng thủy tinh cát mang nguyên khí của Thổ. Nó không những đem lại tài lộc, công danh mà còn có tác dụng phát huy Thổ khí.
Bức tranh có hình 3 con ngựa nên treo ở gần bàn làm việc và chỗ tài vị trong nhà. Mặt nên hướng ra cổng lớn hoặc cửa sổ sẽ đại cát.

Bát mã

[Hình: attachment.php?aid=7718]

- thời xưa đánh giặc hay đi làm ăn, phương tiện duy nhứt để đi và đến nhanh từ điểm A đến điểm B là con ngựa. Thời đó mổi lần đi xa là một chuyện rất gian nan, đi nhiều tháng (chuyển hàng chẳng hạn) hoặc đi đánh giặc thường rất nhiều năm mới trở về, vì vậy nên coi như đi 10 người về được chỉ 1 người, mã đáo là ý nghĩa: may mắn quay về.
- Ngựa phi trong gió có ý là con ngựa đó khỏe mạnh.
- 8 con bởi vì số 8 "Bát" 八 đọc theo hán cùng một âm với chử Phát là phát đạt.
- Bình thường 8 con chạy về (chạy về phía người đứng ngắm tranh) ý là 8 con đều cùng một chí hướng, đó là ý nghĩa nguyên thủy của các tranh thời xưa. Đây cũng là một bức tranh tâm lý cho chủ nhân của nó "mạnh dạng dồn hết nhiệt huyết, tiến về một hướng để đạt mục đích".
Ngày nay người vẽ phăng ra con quay đầu lại để làm cho bức tranh thêm sống động, khác bình thường. Con quay đầu thường ở vị trí giữa thứ 4 thứ 5 hay con đầu của 8 con (không khi nào con cuối đàn), ý khuyến khích hay cổ vũ đồng đội tiến lên để đạt mục đích.
Trong phong thủy, "Mã đáo thành công" thường chỉ dành tặng những người mới bắt đầu làm ăn buôn bán, mới khai trương hoặc những người đang trên đường lập công danh (đặc biệt thuận lợi cho người lập công danh trên quân trường). Theo dị đoan, những người này một khi đã được thành công thì không bao giờ được đem tặng, làm mất, làm hư hủy bức 8 con ngựa đó.

Người đã có quan chức hoặc đại gia rồi thì không nên nhận tranh 8 ngựa vì nó sẽ có nghĩa ngược lại, (mã truy phong) đem phong ba tới. Những người này phải dùng những vật khác trong phong thủy để bảo vệ và làm vững, bền những gì họ đang có.

Mã thượng phong hầu (Tượng một con khỉ trên lưng con ngựa)

Để mong ước cho việc thăng quan tiến chức, thường được đặt ở bàn làm việc. Lý do của việc dùng hình tượng này là chữ “hầu” nghĩa là khỉ cũng trùng âm với chữ “hầu” trong “vương hầu”. Cặp từ “ Phong hầu” có nghĩa là lên chức, tiến chức, còn chữ “Mã thượng” mang ý nghĩa là ngay lập tức. Do vậy hình tượng con khỉ ngồi trên lưng con ngựa là hình ảnh hàm ý cho câu “ Mã thượng phong hầu” thể hiện chủ ý cầu mong sự thăng quan tiến chức nhanh chóng.

Ngựa cụt đuôi:

Hình ảnh ngựa cụt đuôi hay ngựa cột đuôi (ngựa đuôi bím hoặc là ngựa đuôi tó) là hình ảnh phú quý xa hoa bắt nguồn từ lối sống vương giả của các bậc vua tôi, thời nhà Đường, Trung Hoa cổ: tết đuôi ngựa của các cung phi thành các bím, sau đó búi gọn (búi tó) lên thành có bó ngắn trông như bị cụt. Tượng ngựa cụt đuôi mang tính biểu trưng cho sự cầu mong giầu sang, phát phú phát quý của gia chủ.

Ngựa phi nước đại:

Là bức tranh mã đáo phi trên biển. Đây làm một bức tranh với nhiều màu sắc và những chú ngựa đẹp và khỏe mạnh, cơ bắp. Ấn tượng đầu tiền là một bức tranh sống động. Tuy nhiên ý nghĩa của bức tranh này khác so với một số bức tranh mã đáo khác. Ngựa – là hành hỏa trong ngũ hành, vì vậy khi chạy trên nước – là hành thủy là tương khắc. Ý nghĩa của bức tranh này là mong có một ý chí vươn lên một cách phi thường.

Ngựa phi trên đồng cỏ:

Đây là bức tranh mã đáo đẹp, thuận với phong thủy. Ngựa là mệnh hỏa, đồng cỏ gồm cả mộc và thổ. Bức tranh là vòng kín tương sinh Mộc – hỏa – thổ. Treo bức tranh này chắc chắn sẽ mang lại tài lộc, danh vọng cho thân chủ.

[Hình: attachment.php?aid=7720]

DQ XIN CÁM ƠN ĐÃ THEO DÕI ĐỀ TÀI NÀY VỚI CÂU CHÚC SAU:

NĂM HẾT TẾT ĐẾN, ĐÓN NGỰA TIỂN RẮN, CHÚC CHO MỌI NGƯỜI, DỒI DÀO SỨC KHỎE, TIỀN VÔ NHƯ NƯỚC, TÌNH VÀO ĐẦY TIM, CHĂN ẤM NỆM ÊM, LUÔN LUÔN GẶP MAY, SUỐT NĂM CON NGỌ


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (08-01-2014 05:51 PM), baothai (09-01-2014 12:37 AM)
08-01-2014, 06:06 PM
Bài viết: #10
RE: TẢN MẠN NGÀY TẾT GIÁP NGỌ 2014
TẢN MẠN NGÀY TẾT GIÁP NGỌ 2014 út Lăng kính chúc bà con Gốc Quê 1 năm mới luôn luôn
" MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG "

Batting EyelashesHãy sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường.Batting Eyelashes
THANK YOU
[-] langtrang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (09-01-2014 12:37 AM), dieuquang (09-01-2014 08:05 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS