Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
VẤN ĐỀ ĂN UỐNG KHI BỊ U
28-08-2014, 10:52 AM
Bài viết: #1
VẤN ĐỀ ĂN UỐNG KHI BỊ U
DQ THẤY BÀ CON TA THƯỜNG CÓ QUA NIỆM BỊ U TRÁNH ĐỘNG DAO THỚT, TRÁNH ĂN ĐỒ BỔ SỢ NUÔI U TỐT > QUAN NIỆM KHÁ SAI ĐỐI VỚI KIẾN THỨC KHOA HỌC . vÌ THẾ MẠN PHÉP COPY TRÍCH VÀI TÀI LIÊU BÀ CON TA CÓ THỂ THAM KHẢO HY VỌNG SẼ GIÚP ÍCH PHẦN NÀO TRONG CÁI NGHĨ , CÁM ƠN.

VẤN ĐỀ ĂN UỐNG KHI ĐÃ BỊ UNG THƯ

Một nghiên cứu vừa được công bố tại hội thảo chuyên đề về “dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư” do Hội Dinh dưỡng Việt Nam tổ chức tại Hà Nội gần đây, cho thấy đến 20-30% bệnh nhân ung thư chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì chính căn bệnh.

KIÊNG ĐỦ THỨ

"Chính việc kiêng khem quá mức khiến bệnh nhân ung thư luôn nghĩ mình là người mang bệnh, trong khi đó kết quả cuộc điều trị đến đâu lại phụ thuộc rất lớn vào tâm lý của người bệnh. Lạc quan, tin tưởng mình sẽ khỏi bệnh chính là liều thuốc đặc biệt hữu ích giúp bệnh nhân có thể chiến thắng bệnh tật."
ThS.BS NGUYỄN THỊ MINH HƯƠNG
Một người tham dự buổi hội thảo kể từ khi biết vợ ung thư, ông đã loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm nhiều muối như dưa cà, đồ nướng, đồ uống có gas... đặc biệt thịt bò, mỡ động vật, trứng vịt lộn, giá đỗ... ra khỏi thực đơn dành cho vợ. Thực đơn hằng ngày của vợ ông hầu như chỉ xoay quanh rau xanh, ngũ cốc, trái cây, sữa, thịt gà hoặc thịt heo (rất ít)...
Ngoài ra, để động viên tinh thần vợ, ông áp luôn thực đơn đó cho cả gia đình. Theo người đàn ông này, những thực phẩm nhiều đạm hay những thực phẩm ở dạng phôi, mầm như giá đỗ, trứng vịt lộn là những thực phẩm đặc biệt tốt cho tế bào ung thư, kích thích tế bào ung thư phát triển mạnh.
Ông cũng chia sẻ thêm là rất cầu kỳ trong việc chăm sóc vợ như đặt mua hoa quả từ vườn ở tận trong Nam ra Hà Nội, trồng rau sạch quanh nhà hoặc đặt hàng từ cơ sở sản xuất... với mục đích tránh tuyệt đối thực phẩm trôi nổi, nhiều hóa chất, thực phẩm trái mùa không tốt cho người bệnh.
Tương tự, nhiều bệnh nhân ung thư khác do truyền tai nhau đã bỏ luôn những thực phẩm như giá đỗ, trứng, trứng vịt lộn, thậm chí rau muống, rau mầm... khỏi thực đơn hằng ngày. Để chắc ăn, nhiều bệnh nhân còn chọn cho mình phương pháp ăn kiêng khắc nghiệt hơn như ăn thực dưỡng, ăn chay trường.

KHÔNG CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC

ThS.BS Nguyễn Thị Minh Hương, trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, cho rằng chế độ ăn dành cho người ung thư như trên là không khoa học. Theo bác sĩ Hương, hiện chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào cho rằng giá đỗ, rau mầm, rau muống hay thịt bò, trứng vịt lộn... thúc đẩy tế bào ung thư phát triển. Do vậy, bệnh nhân ung thư có thể thoải mái ăn uống mà không cần kiêng khem bất cứ thực phẩm gì.
Trừ những người mang nhiều loại bệnh cùng lúc như vừa bị ung thư vừa huyết áp cao, hay vừa bị ung thư vừa bị tiểu đường... mới cần phải kiêng khem theo những căn bệnh này. Riêng những thực phẩm nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn, phủ tạng động vật, đồ nướng..., theo bác sĩ Hương, tất cả mọi người (không riêng bệnh nhân ung thư) nên hạn chế ăn, tác hại do ăn quá nhiều loại thực phẩm này lên sức khỏe con người (đã được khoa học chứng minh) là không nhỏ.
Tăng cường dinh dưỡng
Phân tích cơ chế hoạt động của tế bào ung thư, GS.BS Phạm Duy Hiển, Bệnh viện K, cho biết nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cơ bản của tế bào ung thư cao hơn tế bào bình thường. Do vậy, ngay cả khi bệnh nhân ung thư không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tế bào ung thư vẫn tự lấy năng lượng để phục vụ nhu cầu hoạt động của chúng.
Bên cạnh đó khi không được nhập thức ăn, bản thân cơ thể cũng lấy protein để tạo năng lượng. Hậu quả là khối nạc cơ thể bị suy giảm nhanh chóng. Điều này tạo nên quá trình “tự thực” - tự lấy đi dưỡng chất của cơ thể, bên cạnh quá trình “xâm thực” cơ thể của các tế bào ung thư. Các cuộc chiến không ngừng trong cơ thể này làm sự chuyển hóa cơ bản của bệnh nhân ung thư tăng rất cao và bệnh nhân sẽ nhanh chóng rơi vào suy mòn nếu không được can thiệp dinh dưỡng hợp lý.
Bác sĩ Minh Hương cũng cho rằng trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư cần có một thể lực thật tốt vừa để chiến đấu với căn bệnh vừa có thể đáp ứng được các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị... Bên cạnh đó, đặc điểm của tế bào ung thư là “ngốn” năng lượng rất lớn, nếu bệnh nhân không tăng cường ăn uống sẽ dẫn đến tình trạng suy kiệt cơ thể và không đủ sức khỏe để đáp ứng điều trị. Điều đáng lo nhất là bệnh nhân có thể chết vì suy kiệt trước khi chết vì khối u phát tác. Theo bà Hương, bệnh nhân ung thư cần một chế độ ăn đảm bảo đủ các yêu cầu: đầy đủ thành phần dinh dưỡng, giàu năng lượng, tăng cường chất đạm, tăng cường axit béo omega-3, dễ chế biến và hợp khẩu vị.
Ngoài những câu hỏi như chữa trị ra sao, liệu trình thế nào… bệnh nhân còn đặt ra những câu hỏi cụ thể như “Tôi phải ăn gì để giữ gìn sức khỏe mà không nuôi khối u?”, “Làm gì để đủ sức trải qua phẫu thuật, hóa - xạ trị?”… Không chỉ được tư vấn ngay tại buổi họp mặt, một số câu hỏi của người bệnh còn được gửi đến Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Văn Vũ, Trưởng Khoa Nội I, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM để được giải đáp. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất được bác sĩ Vũ Văn Vũ trả lời:
- Tôi vừa nhận được chẩn đoán u ác tính trong tử cung. Tôi cần ăn uống thế nào để bảo đảm sức khỏe mà không nuôi khối u lớn lên?
- Nếu vẫn ăn được ngon miệng, chị nên cố gắng giữ được khẩu phần ăn như trước đây. Những kiêng cữ truyền miệng, không có căn cứ khoa học như không được ăn rau muống, thịt bò, thịt heo là không đúng. Các vi chất dinh dưỡng nếu vẫn ăn như bình thường, chế biến đúng cách (không cháy đen, không quá nhiều dầu mỡ) vẫn an toàn cho bệnh nhân ung thư.
- Tôi nhận được tin dữ - ung thư dạ dày giai đoạn sớm vào đầu tháng 7, mới 2 tháng tôi đã sụt gần 5 kg do mệt mỏi và chán ăn. Tôi phải làm sao để chống lại giảm cân, giữ được sức khỏe?
- Anh đừng quá lo lắng! Để giữ được sức khỏe, trước tiên anh cần giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ, bởi nhiều người bị sụt cân do quá bi quan, chán nản, dẫn đến chán ăn. Thứ hai, anh xem lại lượng ăn uống của mình có được như trước không. Lượng dinh dưỡng cần thiết cho người ung thư khoảng 30 - 40 kCal cho 1 kg cân nặng, tức là anh sẽ cần khoảng 1.500 - 2.000 kCal nếu nặng khoảng 50 kg. Trong đó lượng đạm là khoảng 1,1 – 1,5 g cho 1 kg cân nặng. Bạn nên ăn thực phẩm chứa nhiều omega 3 - EPA có nhiều trong tảo biển, dầu cá biển để giúp chống lại tình trạng viêm gây tiêu hao năng lượng, giúp ngưng giảm cân.
- Khi biết tôi bị ung thư, gia đình, con cháu lập tức cho tôi một chế độ ăn riêng theo hướng dẫn của bác sĩ. Song nhìn mâm cơm riêng nhiều thịt cá, ít cơm, rau chỉ luộc không xào, tôi không chỉ khó ăn mà còn buồn vì thấy mình có bệnh khác người. Bác sĩ cho tôi lời khuyên gì?
- Tâm sự của bác là tâm sự của nhiều người bị ung thư. Trong điều trị dinh dưỡng, không gian để thưởng thức bữa ăn sẽ góp phần làm ta thêm ngon miệng. Việc chế biến món ăn cầu kỳ không quan trọng bằng sự quan tâm, chăm sóc trong bữa ăn. Bác nên tâm sự với người thân, ăn cùng gia đình, tạo không khí ăn vui vẻ sẽ giúp bác cảm thấy ngon miệng hơn.
- Mẹ tôi từ ngày biết bị bệnh ung thư ăn rất ít, mỗi lần ăn chỉ ăn được khoảng vài muỗng cơm, lưng chén cháo là no. Chúng tôi rất lo nhưng không ép cụ được, vì ép thì bữa ăn kéo dài và đến bữa sau cụ bỏ luôn bữa. Xin bác sĩ tư vấn?
- No sớm cũng là một dấu hiệu của chứng chán ăn ở bệnh nhân ung thư. Nếu người bệnh chỉ ăn được ít, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn, thay vì ăn ngày 3 bữa, có thể chia nhỏ thành 4 - 6 bữa, trong đó có các bữa chiều. Bữa chiều có thể dùng sữa giành cho người ung thư để nạp đủ năng lượng. Bên cạnh đó bạn hãy tăng năng lượng của mỗi bữa ăn (nhiều đạm hơn), hạn chế mỡ (vì gây đầy bụng), tránh món ăn mùi, vị quá nhiều, bổ sung acid béo EPA.
DINH DƯỠNG

Ung thư là tình trạng mà các tế bào bất thường được hình thành tại một bộ phận nào đó trên cơ thể và nhân nên một cách không kiểm soát gây nên các khối u ác tính. Các tế bào không bình thường đó được gọi là tế bào ung thư, nó có thể di chuyển sang các cơ quan khác trong cơ thể và tiếp tục nhân nên (khi đó gọi là di căn). Mức độ nguy hiểm hiểm của một bệnh ung thư sẽ phụ thuộc rất nhiều vào 2 yếu tố: Cơ quan bị ung thư và giai đoạn tiến triển của ung thư (di căn chưa hay vẫn còn khu trú trong một bộ phận nào đó). Và vì thế phương pháp điều trị được các bác sỹ chuyên khoa chỉ định cũng sẽ dựa chính vào các yếu đố đó.
Hiện nay việc điều trị ung thư bao gồm các phương pháp nhằm hạn chế và loại trừ tế bào ung thư khỏi cơ thể (Phẫu thuật; Xạ trị liệu; Hóa trị liệu; Hormon và dùng các kỹ thuật sinh học) và chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân. Trong bài này chúng tôi xin không không bàn về phương pháp, chỉ định liên quan đến điều trị mà chỉ đề cập các lời khuyên về dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cần lưu ý gì? Có một số quan điểm cho rằng bệnh nhân ung thư không nên ăn nhiều vì chất dinh dưỡng đưa vào sẽ nuôi tế bào ung thư và làm nó nhân lên. Quan điểm này hoàn toàn sai và không có một bằng chứng khoa học nào ủng hộ. Thực tế tế bào ung thư hình thành và nhân lên là do sự mất kiểm soát của chính cơ thể chứ không phải do dinh dưỡng ta đưa vào để nuôi bệnh nhân. Hơn nữa bệnh nhân cần phải ăn uống tốt hơn để có sức khỏe chống chọi với bệnh tật. Vì vậy, dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cần lưu ý những điều sau:

1. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHĂM SÓC DINH DƯỠNG: Việc chăm sóc cho bệnh nhân ung thư nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng để bệnh nhân có sức khỏe chống lại bệnh tật; Dinh dưỡng cho bênh nhân ung thư cần xem xét đến rất nhiều tác dụng phụ liên quan đến thuốc uống hay phương pháp điều trị khác; hơn nữa chế độ dinh dưỡng phải phù hợp với từng giai đoạn đáp ứng của cơ thể người bệnh (không phải một chế độ ăn áp dụng cho tất cả các bệnh nhân).

2. CÁC CHĂM SÓC CHO NGƯỜI BỆNH: Các bệnh nhân khi được điều trị bằng bất cứ liệu pháp nào đều có thể gặp phải các tác dụng phụ và vì thế ảnh hưởng tới việc ăn uống. Vậy các lưu ý khi nuôi dưỡng bệnh nhân:
- Bệnh nhân bị chán ăn và giảm cân: Cho bệnh nhân ăn thành bữa nhỏ cách nhau khoảng 2 tiếng một lần; tránh uống các nước ngọt, có ga gây cảm giác no giả; dùng các thực phẩm có đậm độ năng lượng và protein cao (ví dụ milo, sữa ensure plus, chứng gà, bơ); tránh những thức ăn có mùi mà bệnh nhân không thích; không nên uống nước trước khi ăn vì gây cảm giác no cho bệnh nhân.
- Bệnh nhân thay đổi mùi vị với thức ăn: thức ăn phục vụ bằng đồ nhựa thay cho đồ kim loại; cố gắng cho bệnh nhân dùng các ống hút với các thức ăn lỏng; thử nhiều loại mùi vị để xem bệnh nhân thích mùi vị nào; nên cho ăn các thức ăn không cần nhai nhiều; ăn đồ ăn lạnh sẽ ít mùi hơi đồ nóng; ăn cá, trứng, thịt gà sẽ ít mùi hơn thịt bò.
- Khi bệnh nhân bị khô miệng: Ăn đồ mền và lỏng, thường xuyên uống một hớp nước nhỏ; thức ăn có vị chua một chút có thể kích thích tiết nước bọt (lưu ý với các bệnh nhân bị loét thức ăn chua có thể gây đau); có thể dùng nước bọt nhân tạo cho bệnh nhân; tránh cà phê, rượu và thuốc lá; xúc miệng ít nhất 4 lần/ngày; đánh răng sau khi ăn.
- Bệnh nhân bị nôn, buồn nôn: ăn ít một; thường xuyên cho bệnh nhân uống một hớp nhỏ đồ uống lạnh như nước gừng, nước chanh; không để bệnh nhân đói bụng; tránh các đồ ăn có nhiều chất béo, đồ ăn cay, đồ ăn ngọt; cho bệnh nhân ăn đồ ăn khô và mặn như (phô mai hay bánh quy mặn); khi nấu nướng lưu ý tránh để bệnh nhân ngửi nhiều.
- Bệnh nhân bị tiêu chảy: Đảm bảo bệnh nhân uống đủ nước nhưng tránh các đồ uống như rượu, cà phê, nước ngọt, nước hoa quả. Tránh đồ ăn cay hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ; tránh đồ ăn nhiều chất xơ như rau quả có lớp vỏ, hạt có vỏ; tránh đồ ăn gây đầy hơi (cải bắp, đậu đỗ, súp lơ, không nhai kẹo cao su). Lưu ý tránh các đồ ăn khác có thể gây tiêu chảy như sữa bò, bột mỳ. Oresol có thể được sử dụng cho bệnh nhân để bù nước và điện giải.
- Khi bệnh nhâ bị táo bón: Cho bệnh nhân uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, vận động nhẹ nhàng và có thể dùng thuốc nhuận tràng nếu cần thiết.
- Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng bạch cầu của bệnh nhân giảm: Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải đặt lên hàng đầu, thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn đồ hộp.
- Bệnh nhân bị khó nuốt: Nếu quá nặng bác sỹ có thể xem xét dùng ống xông; nếu nhẹ hơn thì cần chế biến thực phẩm sao cho dễ nuốt trước khi cho bệnh nhân ăn; không cho ăn khi quá nóng hoặc quá lạnh; tăng cường cho ăn các loại thực phẩm bán đặc như sữa chua; trứng omelette; tăng cường thực phẩm năng lượng cao như sữa năng lượng; các sản phẩm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng.
3. NUÔI DƯỠNG KHI BỆNH NHÂN UNG THƯ BỊ SUY KIỆT: đây là hội chứng liên quan đến việc cơ thể giảm cân, giảm dự trữ chất béo, mất cơ rất nhanh liên quan đếu rối loạn chức năng của nhiều cơ quan nội tạng. Vì vậy hỗ trợ dinh dưỡng cần hết sức lưu ý đảm bảo năng lượng ăn vào 120KJ/kg cân nặng/ngày; tăng lượng protein ăn vào lên 1.4g/kg/ngày. Bổ sung acid béo omega 3 nhất là EPA cho bệnh nhân.

4. SỬ DỤNG THỰC PHẨM BỔ SUNG VÀ THAY THẾ: hiện nay việc sử dụng các thực phẩm chức năng nhằm phòng và điều trị bệnh ung thư là rất phổ biến. Tại Úc, ước tính có từ 17-52% bệnh nhân ung thư có sử dụng các sản phẩm này. Hiện nay các nhà khoa học đang tìm hiểu vai trò của rất nhiều chất dinh dưỡng có trong các thức phẩm đối với bệnh ung thư. Tuy nhiên, tới thời điểm này chưa có một loại thực phẩm nào được chứng minh là có khả năng chữa được bệnh ung thư. Một số sản phẩm đã được sử dụng như sụn cá mập, hạt quả mơ đã từng được một số người dùng với hy vọng chữa bệnh ung thư nhưng các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng liên quan đến các sản phẩm trên sau khi được tiến hành đều khẳng định là không có hiệu quả. Một số khác khuyến cáo bệnh nhân dùng một liều lớn các vitamins và chất khoáng để điều trị bệnh ung thư, điều này rất nguy hiểm và không có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho sự an toàn và hiệu quả của phương pháp đó.
5. CÁC NGUY CƠ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM BỔ SUNG, THAY THẾ KHÔNG ĐÚNG CÁCH:
- Các tác dụng về điều trị ung thư của các sản phẩm hiện nay đều chưa được khoa học thừa nhận nên có thể nói đều là khuyến cáo sai.
- Đã có có nhiều nghiên cứu chỉ ra các sản phẩm hiện trên thị trường nếu không sử dụng đúng cách có thể mang lại nhiều tác dụng phụ.
- Nếu chỉ sử dụng một vài sản phẩm được xem là “tốt” nào đó mà không để ý tới chế độ dinh dưỡng tổng thế có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác.
- Có thể dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc làm trầm trọng thêm nếu bệnh nhân đã suy dinh dưỡng.
- Các chất có trong các sản phẩm bổ sung có thể tương tác với thuốc điều trị làm giảm tác dụng hoặc có thể gây độc.
- Bệnh nhân phải chi phí những khoản tiền không cần thiết trong khi điều trị ung thư cần lâu dài và tốn kém.
- Có nhiều bệnh nhân vì quá tin vào các quảng cáo về một sản phẩm bổ sung nào đó mà sao nhãng việc tuân thủ điều trị.
Trên đây chỉ là những lưu ý chung khi chăm sóc, nuôi dưỡng bệnh nhân bị ung thư. Một chế độ ăn chi tiết hơn phù hợp cho từng bệnh nhân cần dựa trên những nguyên tắc trên và nên tư vấn thêm từ các chuyên gia dinh dưỡng tiết chế, bác sỹ điều trị nhằm đảm bảo dinh dưỡng của bệnh nhân được đảm bảo từ đó có sức khỏe tốt chống chọi bệnh tật và khỏe mạnh hơn.
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (30-08-2014 04:27 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS