Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
NEW TOPIC'S DQ
16-01-2022, 12:49 PM
Bài viết: #291
RE: NEW TOPIC'S DQ
ĐỂ NGHỈ là chính THỰC HÀNH tùy duyên. Vì bài copy thiều nguồn tác giả nên xin lượng thứ tùy nghi.

Sắc tức là không, không tức là sắc
I.- Lời nói đầu:

Nhân loại xem các pháp luôn luôn cố chấp thành kiến đối với “Sắc”, như trước đây nhận định có một thứ “Hữu” tồn tại, đó là điều khiến họ chấp thường cho “Hữu” trực tiếp tạo ra vũ trụ vạn tượng, sự chấp thường này của họ kể từ khi sanh ra cho đến khi tử vong chưa có một tý trải qua hoài nghi. Nhưng ở đây chỉ cần chứng minh cái “Hữu” này là “Hữu” không xác thực, liền có thể phát hiện tất cả “Pháp” sinh khởi, tồn tại cho đến diệt vong, đều do nơi các thứ điều kiện quan hệ hòa hợp hoặc phân tán mà khiến như thế, điều kiện chủ yếu căn bản gọi là nhân, và điều kiện thứ yếu phối hợp gọi là duyên. Nhân duyên hòa hợp thì các thứ pháp sanh khởi. Nhân duyên phân tán thì các thứ pháp tiêu diệt. Các thứ pháp (vạn sự vạn vật) đây sanh khởi cho đến tiêu diệt không phải tự thành đơn độc và cũng không phải tồn tại cô độc. Cần truy cứu vấn đề này, mỗi bộ phận đó đều không có thật tính, tức là không “Tự Tính” có thể đạt được, cho nên gọi là “Không Tính”.

II.- Không tự có tính

Sắc là chỗ chúng ta có thể thấy được, thinh là tiếng chúng ta có thể nghe được, hương là chất thơm chúng ta có thể ngửi được, vị là mùi vị chúng ta có thể thưởng thức được, xúc là nơi chúng ta có thể sờ mó được. Sắc, thinh, hương, vị, xúc trong Phật giáo gọi chung là sắc pháp và nó cũng chính là sự vật mà chúng ta thường ngày sinh hoạt đều xác nhận cho là thật “Có”. Nhưng chúng ta từ xưa đến nay chưa từng chú ý cho chúng nó là nhu yếu mà lại ủng hộ những sự việc hoặc những điều kiện (nhân duyên) khác ngoài chúng nó cho nên mới “Có” cái (quả). Những sự việc, những điều kiện đây trong Phật giáo gọi là “Nhân duyên sở sanh pháp” (Nhân duyên là chỗ sanh ra các pháp). Nguyên vì tất cả nhân loại trong thế gian đều không hiểu biết “Nhân duyên sở sanh pháp” cho nên một khi gặp phải một sự kiện khó khăn trong việc truy cứu nguồn gốc của nó, liền hoàn toàn khẳng định cho nó là “tự hữu”(tự riêng có)! Như thấy quang tuyến mặt trời, cho đến nguồn gốc và sơ khởi của trời đất, hành tinh, v.v... liền giải thích rằng ai cũng không có thứ năng lực nầy để suy cứu chúng nó và ai cũng khó khăn đoán ra manh mối của chúng nó.

Nhân đây có một số người lại bảo rằng chỉ công sở phi nhân của thế gian mới có thể sáng tạo sự vật, rồi từ đó họ không gia công suy xét đến nơi đến chốn tất cả chỗ của sự vật mà lại còn đem chúng nó quy kết cho là tự nhiên, là Trời sinh, là Thượng đế tạo và lại mặc nhiên từ chối đổ trách nhiệm thối thoát vào họ cho xong chuyện. Mà những thứ quy kết nói trên được cho là “Có” tự nhiên, “Có” trời sinh, “Có” Thượng đế tạo và rồi họ vẫn không thoát khỏi phạm vi mê chấp “tự có tính”. Hơn nữa lại có một số người chuyên suy cứu đầu mối khai mở của sự vật và tính toán tuổi tác của nó v.v... Thật ra tuổi tác của nó có thể tính toán ra được nhưng không xác thực. Nó là cái gì? Khi họ đem vật A tính toán tuổi tác thì rất đúng, nhưng vật A là do hai vật B và C hòa hợp mà thành. Hơn nữa hai vật B và C cũng có tuổi tác có thể tính toán được, nhưng tuổi tác của vật A cũng phải căn cứ nơi tuổi tác của hai vật B và C để tính toán mới hợp lý. Thế nhưng hai vật B và C cũng không phải là cá thể, đều do các vật khác diễn biến mà thành. Cho nên cứ như thế mà suy cứu về nguồn gốc của nó từ gần đến xa thì không có một pháp nào tìm được khởi điểm của nó để làm căn cứ cho việc tính toán. Như các nhà khoa học cận đại nghĩ rằng cần phải nghiên cứu cho ra tuổi tác của quả địa cầu; khởi điểm từ nơi trọng lượng muối trong biển cả, từ nơi sự biến hóa của nham thạch và từ nơi thiên thạch rớt xuống trong thái không, họ tưởng rằng tận dụng đến cùng những phương pháp đo đạc đó có thể tìm ra tuổi tác của quả địa cầu.


Kỳ thật tuổi tác của quả địa cầu thì vĩnh viễn không thể trắc nghiệm được. Tại sao biết? Nhà Vật Lý học Ngụy Trát Khắc Nhĩ nói rằng: “Hiện tại do hệ thống hành tinh chiếm lãnh toàn bộ khu vực, trước kia hạt vi trần vi tế giao tiếp tràn đầy khắp nơi, những hạt vi trần này nhất định đã trải qua tập hợp vài khối lớn để hình thành các hành tinh, thời gian trải qua ước tính là một ức năm”. Thử hỏi một ức năm đây có phải là tuổi tác của địa cầu không? Lại hỏi tiếp những hạt vi trần kia là thuộc về những nhân gì mà có thể kết thành? Những hạt vi trần kia là nhân tố để kết thành thì chúng nó cũng có lai lịch cũng có thời gian và cũng phải được kể vào trong phạm vi tính toán tuổi tác. Căn cứ nơi trạng huống nói trên, ai có thể tìm được tuổi tác của nó, ai có thể dự đoán được khởi điểm của nó? Đã không nói được khởi điểm thì nó lại không “Tự có tính” có thể đạt được. Cái “Có” như thế, xét về lý thì tuyệt đối đứng không vững. Cái “Có” đã đứng không vững thì làm sao có thể nói là “Có” được? Thế nhưng về mặt trái của cái “Có” vừa đề cập lại hiển bày ra cái “Không”! Nhưng khi bàn đến cái “Không” trên sự thật lại có một thứ quá trình tồn tại đang tiếp tục diễn biến không gián đoạn; đấy là cái “Có” lại xuất hiện. Như thế tức có tức không (Sắc tức thị không) lại được thể hội ngay lúc này vậy.

III.- Không tính chẳng biến

Có một số sự vật bình thường biến động rất chậm mà ngay lúc đó chúng ta không thể cảm giác chỗ phát khởi của nó để quan sát; nhân đây lại bị người ta chấp nhận cho nó là bất biến (không biến động). Như chúng ta nhìn thấy “một chén nước” và luôn luôn cho nó là bất biến. Như vậy một khi qua quá trình truy cứu thử hỏi: “Chén nước đây” ngày hôm qua thì nó như thế nào, ngày hôm nay thì nó như thế nào và ngày mai thì nó như thế nào? Có phải trước một giây đồng hồ là “Chén nước đây”, ngay một giây đồng hồ là “Chén nước đây” và sau một giây đồng là “Chén nước đây” đúng không? Quá trình như thế đặt câu hỏi ngược lại liền khiến chúng ta lãnh hội ngay dấu hiệu vật chất ba lần biến hóa trạng thái nơi Vật Lý học, chén nước đây hoặc biến thành băng, hoặc biến thành hơi!

Nơi trong Hóa học vận tốc hoạt động ly khai của phân tử nước, cho đến trong Điện học chỗ giải thích về điện tử xoay quanh hạt nhân nguyên tử với tốc độ nhanh bay lượn vận động sát na không dừng, điều đó chứng minh cho thấy “Chén nước đây” sớm chiều không còn là nước của ban đầu nữa! Nhưng mà ý thức của nhân loại từ đầu đến cuối vẫn dừng lại ở chỗ “Chén nước đây” bao gồm cả quan niệm không có biến động. Do nơi quan niệm “Tính chẳng biến”, lập trường của “Hữu” liền lấp kín tâm thức của chúng ta khiến cho cái “Không” chẳng xuất hiện. Để dẫn chứng điều đó đem nhân vật đã qua đời cách mười năm trước một khi hồi ức thì ngay lập tức ảnh tượng kia hiển hiện trình bày ra trước mắt rõ ràng rành mạch; mặc dù biết rõ nhân vật trong đó sớm đã tạ thế. Ý niệm “Tính chẳng biến” trên đây khiến tinh thần gánh vác trên lưng một trách nhiệm giao phó chồng chất; nhưng thực tế sự vật hiện tại luôn luôn thay đổi bên trong không bao giờ gián đoạn, không có khoảnh khắc thường trụ. Sở dĩ “Có”: chỉ là tạm thời, chỉ là sát na, chỉ là “Có” trong nháy mắt; nó không phải “Có” thường trụ “Bất biến”. Vì thế thật nghĩa của cái “Có” không thể thành lập, chỉ phải nhường cho cái “Không” đại diện thay thế nó mà thôi! Cho nên gọi là: “Sắc tức là không”.

IV.- Không tính độc lập

Cái gì là “Tánh độc lập”? Ý tưởng của nhân loại luôn luôn tin nhận sự tồn tại của vật chất, đều cho có cá thể đơn thuần hoặc có thể phân tích đến nguyên tố của cá thể. Đúng ra thế gian đều không có cá thể đơn thuần tồn tại. Cũng chính là nói: Bất kỳ sự vật gì trong thế gian đều không có “Tính độc lập” tồn tại. Tất cả tồn tại đây đều là tính tập hợp, nhưng không phải tập hợp trên Vật lý mà chính là tập hợp trên Hóa học và cũng chính chỗ các nhà Phật học gọi “Nhân duyên chỗ sanh ra các pháp”. Còn nguyên tố mà nơi Hóa học gọi chính là sự xấp xếp bày tỏ của chu kỳ, liền báo cho chúng ta rõ chúng nó đều không phải cá thể; các nhà Khoa học dùng “Vi vũ trụ” để mệnh danh chúng nó, do nơi những thứ danh xưng này có thể suy tưởng ra tình hình phức tạp của chúng nó. Ở trước đem phân tử nguyên tử cho là cá thể, nhưng trước mắt biết rõ điện tử, chất tử, trung tử đều hoàn toàn không phải cá thể. Khoa học nghiên cứu vi tế của vũ trụ sẽ có thể tiết lộ được sự cấu tạo của điện tử và của chất tử. Nhưng đến trung tử khi quán chiếu một vật nào đó đã gặp phải một thứ hợp thể phức tạp. Kinh Phật trải qua hơn hai ngàn năm trăm năm trước đã vạch ra thuyết minh mới: Trên thế giới tuyệt đối không thấy có cá thể tồn tại độc lập, đều là giả pháp do nhân duyên hòa hợp tạo thành. Đây mới là thuyết giáo, thật ra đã bảo ngầm rằng: các nhà khoa học hiện đại đi tìm kiếm sự tồn tại của cá thể chỉ là một việc mộng tưởng. Lời thuyết giáo này bao gồm đã cảnh tỉnh chúng ta chớ ảo tưởng cho rằng sự vật tồn tại “Độc lập”. Đây cũng chính là “Sắc tức là không”, chỗ gợi ý tốt nhất cho chúng ta.

V.- Kẻ năng biến và vật bị biến

Cái “Không” đã trình bày ở trên là thuộc về sự phân tích của khoa học, chính là chỉ cho cái “Sắc” thấy được trong cảnh giới, nơi Phật pháp gọi là “Ngoại sắc”, các học giả cận đại gọi là “Vật chất”. Nếu như chỉ căn cứ vào ý kiến ở trên, liền sẽ bị rơi vào Cơ Giới Luận của Khoa học. Như thế cái “Không” của “Sắc tức là không, không tức là sắc” nơi Phật Giáo cùng với cái “Không” của Khoa học phân tích có điểm nào khác không?

Nay xin giải thích sơ lược như sau: Nơi sắc pháp khi quán sát, Khoa học và Phật Pháp phân tích “Không” lý luận tợ hồ có chỗ tương tợ; chỉ cần hiểu rõ biến đổi của sự vật đều là bị biến, mà nó không phải là tự mình năng biến. Sự vật đã là vật bị biến, như thế nhất định có kẻ năng biến bao gồm trong nó. Các nhà khoa học đối với vật bị biến lại bận rộn tìm cầu, mà chưa biết có kẻ năng biến ở trong vận hành; chưa thoát khỏi thiển kiến! Như thế kẻ năng biến là ai? Theo Phật Pháp kẻ năng biến gọi là “Tâm Pháp”. Tâm Pháp đây có sự tụ họp của Tâm Thức hữu tình, bản thân của nó tuy nhiên cũng có thành phần bị biến, nhưng nó lại có một phần lực lượng nắm giữ chủ động năng biến. Phàm sự vật biến đổi quanh co đều hoàn toàn không thoát khỏi sự biến hóa của năng biến chi phối. Sức năng biến đây tức là năng lực của tâm thức chúng ta, cũng tức là “Duy Thức Hiện Lực” (năng lực thể hiện của Duy Thức). Cảnh giới của Duy Thức thể hiện chính là tướng của cái “Không”. Tại sao là tướng của cái “Không”? Nay xin giải thích sơ lược như sau:

1)- Dùng máy điện ảnh để ví dụ:

Thử hỏi “Sắc” là cái gì? Theo Duy Thức Học nói: “Là tướng phần của Tâm và Tâm Sở biến hiện nên gọi là Sắc”. Lại nói: “Sắc Pháp tức là hình ảnh của hai thứ Tâm và Tâm Sở hiện ra”. “Tâm” và “Tâm Sở” là cái gì? “Tướng Phần” lại là cái gì? “Tâm” thì không nêu danh được, chỉ có thể căn cứ nơi “Tướng và Dụng” của nó để gọi. Thí dụ như con mắt có thể thấy sắc liền biết có sắc tồn tại; cái thấy đây có thể hiểu biết chính là “Tâm”. “Tâm Sở” là pháp thuộc sở hữu của “Tâm”, cũng chính là sự tác dụng vận hành giúp đỡ của tâm. Như ngày nay sáng sớm ông ngồi dậy; sự “ngồi dậy” của ông là động tác nhất định đã trải qua sự quyết định của tâm sự “quyết định” đây tức là “Tâm Sở”. “Tâm” và “Tâm Sở” cũng chính là “kẻ Năng Biến”, tức là nguyên động lực khiến ông ngồi dậy. Còn “Tướng Phần” tức là “Sắc” thuộc về “vật bị biến”; như một đoạn cảnh tượng (quá trình) trong khi ông ngồi dậy, nhất định có sự thật tồn tại của hiện trường; sự thật tồn tại của hiện trường đây chính là “Sắc”. Thứ tâm tác dụng đây có thể dùng máy điện ảnh để thí dụ: “Máy điện ảnh” chia hai bộ phận “Máy nhiếp ảnh” và “Máy phóng ảnh”. Sự tác dụng của máy nhiếp ảnh có thể khiến nhạy sáng của phim thâu lấy ngoại cảnh. Máy phóng ảnh có thể tự phóng nhạy sáng của phim hiện ra ảnh tượng trên màn ảnh.

Quả tâm của chúng ta như một cuốn phim. Tâm có thể thâu nhiếp và giữ gìn tất cả pháp, dụ như máy nhiếp ảnh của điện ảnh nắm giữ tất cả cảnh vật. Lại nữa tâm có thể phát khởi hiện hành và sanh ra tất cả pháp, giống như máy phóng ảnh phóng chiếu đến màn ảnh chỗ hiện trường biểu diễn tác động ngồi dậy vào buổi sáng. Hiện tượng đó chính là “Tướng phần” và cũng gọi là “Sắc”. Như thế có thể biết: Tướng phần của Tâm và Tâm Sở biến hiện đều gọi là sắc. Hơn nữa quán chiếu biết sắc tướng trên màn ảnh là do máy phóng ảnh khống chế. Máy phóng ảnh một khi phóng ra thì cảnh tượng trên màn ảnh chồng chất sanh ra. Máy phóng ảnh một khi đình chỉ thì ảnh tượng trên màn ảnh lẽ đương nhiên tắt mất. Do đấy có thể biết rõ nguyên lý: “Tâm sanh thì các thứ pháp sanh, tâm diệt thì các thứ pháp diệt”.

“Tâm Sở” nơi Duy Thức Học nói gồm có 51 thứ, trong đó Pháp Thiện có 11 thứ và Pháp Bất Thiện có 26 thứ. Hai thứ Tâm Sở pháp thiện và pháp bất thiện đều là ống kính giúp cho chúng ta chọn lựa, cũng chính là chỗ ý niệm của chúng ta tuyển lựa; những điều tốt và những điều xấu trong tương lai đều ở nơi một niệm này. Trong thế giới hiện thật trước mắt của chúng ta: có thiện ác, chánh tà, đẹp xấu, khổ vui, đều do cuốn phim phóng ảnh của chúng ta đã được chụp lấy và ghi chép từ trước. Những cảnh ngộ khó khăn trước mắt là do ai xếp đặt?

Theo sự thật mà luận, những hình ảnh đã được ghi chép trong cuốn phim không phải là hành vi tư tưởng trước đây của chúng ta sao? Mọi người cũng không nên trách ai! Chỉ có im hơi lặng tiếng, vững vàng chắc chắn thận trọng trong sự kiểm điểm mỗi niệm tưởng, mỗi lời nói, mỗi hành vi, mỗi động tác trước mắt của chúng ta thì mới có những ảnh tượng trong cuốn phim được ghi chép sáng sủa của tương lai. Cho nên những triển vọng xa xôi của tương lai cộng lại cũng chỉ ở trong một niệm, một hành vi! Nhân đây: Nếu hôm nay chúng ta phát nguyện niệm Phật, lễ Phật cầu sanh về Cực lạc thì sẽ được Tâm Sở của chúng ta tiếp nhận. Thế là “Thế giới cực lạc” của tương lai đương nhiên sẽ hiển hiện ở nơi trước mắt của chúng ta! Đấy cũng chính là đạo lý hiện thật của pháp môn Tịnh độ!

2)- Từ “Hiện Lượng” Hiểu rõ thật nghĩa của “Sắc, Không”:

“Ba cõi duy tâm, muôn pháp duy thức”. Ngàn Kinh muôn Luận đều nói như thế. Như “Đại Thừa Khởi Tín Luận” từng nói: “Tâm niệm pháp dị”. Tâm tức là chỉ cho tám Thức Tâm Vương, Niệm tức là chỉ cho các Tâm Sở, Pháp tức là chỉ cho các cảnh thiện ác. Ngài Thiển Tiên lại nói: Ý niệm không đồng chính là tâm, liền đối với hoàn cảnh cảm giác không giống nhau. Sao lại thấy được? Hôm nay dùng cảnh “Hiện Lượng” để chứng minh. Trường hợp như Đại sư La Thập, lúc 7 tuổi Ngài theo mẹ vào chùa lễ Phật. Ngài thấy trong điện Phật có một cái bát thật quá đẹp; Ngài liền cầm lấy bát ấy đội trên đầu để chơi. Bỗng nhiên trong thời gian ấy Ngài liền khởi lên một niệm nghĩ rằng: tuổi tôi quá nhỏ làm sao có thể vói tới và đỡ lên cái bát rất năng? Ngài khi phát khởi một niệm nghĩ về vấn đề đó, liền dùng hai tay đỡ cái bát lên một lần nữa, nhưng cái bát ấy hoàn toàn không di động. Nhơn đây Ngài mới ngộ được đạo lý “Vạn pháp duy tâm”. Đúng ra tâm niệm của Ngài lúc bấy giờ cũng chưa ý thức được cái “bát” khi nào nặng khi nào nhẹ, cái bát không có vấn đề nặng nhẹ cho nên rất dễ dàng đỡ lên đầu để đội. Ngay lúc đó tâm niệm của Ngài để ý đến cái bát thì cái bát trở nên nặng và cái bát nặng có thể rớt xuống đất. Vì thế phải thấy được rằng: cái bát không có vấn đề nặng nhẹ, mà chính là tâm có sai biệt nặng nhẹ động tĩnh. Đạo lý “Tâm niệm pháp dị” ở trên thì cũng giống như thế. Thêm nữa có một sự việc như sau: trước kia nước Cao Lệ có một vị Pháp sư tên là Nguyên Hiểu. Pháp sư đến Trung Quốc tham học. Một đêm nọ, khi Pháp sư ngủ trên phần mộ, miệng của ngài lúc đó cảm giác rất khát nước; ánh sáng từ mặt trăng chiếu xuống khiến cho Pháp sư xem thấy nước trong khe hỡ chảy ra thanh khiết phi thường, liền dùng hai tay bưng nước lên uống, cảm giác được đạo vị đặc biệt thanh lương ngon miệng. Nhưng đến sáng ngày sau, cũng chính nơi đó Pháp sư mới thấy được nước thanh lương ngon ngọt của đêm hôm qua là phát nguồn từ trong phần mộ chảy ra, tâm của Pháp sư liền khởi lên buồn nôn và ói mửa. Nhân đây, Pháp sư liền ngộ được cảnh giới của “vạn pháp duy tâm”, nghĩa là tâm thanh tịnh thì nước thanh tịnh, tâm ô nhiễm thì nước ô nhiễm. Từ nguyên lý này chúng ta biết được: Ai có thể đem ra cái Không của tất cả ngoại cảnh (sắc) ngay lúc đó tâm cảnh của họ hoàn toàn thanh tịnh! Tâm Không của năng biến và vật bị biến của ngại cảnh khi cùng nhau hiện ra sắc tướng bình đẳng như một đấy chính là “Sắc tức là không, không tức là sắc”!

3) Từ “Tỷ lượng” Hiểu rõ thật nghĩa của “Sắc, Không”:

Theo Đại Thừa Khởi Tín Luận trình bày: “Tất cả các pháp vì nương nơi vọng niệm mà có sai biệt, nếu lìa tâm niệm thì không có tướng của tất cả cảnh giới”. Cũng chính là nói: Ngày thường tất cả hình sắc của sự vật như hình tướng dài ngắn, vuông tròn, đúng sai, lớn nhỏ v.v... của “Sắc” đều do nơi vọng niệm của chúng ta mà phát khởi. Giả sử đem những lời vọng niệm đây trừ khử đi tức thì năng lực của tâm năng biến liền xoay chuyển trở thành thanh tịnh và tất cả cảnh giới của tất cả thì cũng hoàn toàn không có. Đây chính là cảnh giới không của vật bị biến trở thành thanh tịnh. Như thế xin nói lại, chỉ cần đem vọng niệm loại bỏ đi thì tất cả thuộc về “Không”, gọi là cảnh giới Không.

Nhưng trên thực tế, chúng ta rất khó tin tưởng rút bỏ được vọng niệm để thế giới trở thành Không. Nguyên do trước mắt chúng ta hoàn toàn không có hiện lượng thực tế để chứng minh, cho nên chỉ có từ trong tỷ lượng đi tìm cầu sự giải đáp. Như bài thơ nói rằng: “Chẩm thượng phiến thời xuân mộng gian, hành tận Giang Nam số thiên lý”, (tạm dịch là: Thời gian mộng đẹp nằm trên gối, ngàn dặm vượt qua đến Giang Nam). Bài thơ này trình bày chúng ta đang ngủ trên giường bỗng nhiên mộng mơ phát khởi, liền xuất hiện các cảnh giới. Các cảnh giới đây hiện ra như thế nào? Chúng không phải là (vật bị biến) do tâm mộng (năng biến) vọng tưởng phát sanh sao? Tâm mộng đây nguyên là “Không”, phát khởi cảnh mộng liền hiện ra hình sắc! Sắc tướng trong mộng đây đương nhiên cũng đều là Không; chỉ cần đem cái vọng tưởng bỏ đi thì cảnh mộng liền lập tức tiêu mất.

Cảnh giới ban ngày cũng giống đạo lý này: Tất cả pháp ban ngày (bao gồm con người, sự vật, v.v...) cũng thuộc về vật bị biến, đều nương nơi vọng niệm mà hiện khởi sai biệt. Vọng niệm đây tức là chỉ cho Tâm (Không), là căn nguyên hiện khởi sơn hà đại địa (Sắc). Tâm vọng niệm đây đích thực là chỉ cho sức năng biến; nếu như có thể lìa khỏi tâm vọng niệm sai biệt thì không có tướng của tất cả cảnh giới. Những nguyên lý đã trình bày trên về “Sắc tức là không, không tức là sắc” cũng có thể rõ ràng hơn!

VI. Kết luận

“Sắc tức là không, không tức là sắc”, như vậy cái “Không” là gì?

Đáp rằng: “Chứng Đạo Ca” nói: “Mộng lý minh minh hữu lục thú, giác hậu không không vô đại thiên” (tạm dịch là: Trong mộng rõ ràng có sáu cõi, sau khi giác ngộ lý không thì không có đại Thiên). Đây chính là nói, ngay khi chúng ta chưa ngộ đạo rốt ráo, giống như mộng bị chi phối quả báo thiện ác trong sáu cõi (Trời, người, A Tu La, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Nhưng quả báo của sáu cõi đều do tâm (bổn không) của chúng ta tạo ra thiện ác khổ lạc (huyễn sắc).

Từ ngày chưa giác ngộ trở về trước, tức là khi chưa chứng được lý “Không”, chỗ thọ khổ và khoái lạc mỗi loại luôn luôn rõ ràng như thế. Nào ai có thể biết được một cảnh mộng đẹp là gì? Nhưng ngay sau khi tỉnh giác, tất cả của tất cả ngay lập tức tan ra mây khói không hình bóng không dấu tích, đấy tức là “Không”. Chúng ta vô tri vô giác ở trong sáu đường sanh sanh tử tử luân hồi thọ khổ không bao giờ chấm dứt; chúng ta chỉ cần một sớm được giác ngộ, biết rõ mộng giả hiện, đem tâm mộng trở lại không thì cùng “Sắc” của tâm mộng xen lẫn tiếp xúc, thì lập tức liền được chuyển hóa trở thành không. Sơn hà đại địa, nhân vật, v.v... (Sắc) của thế gian đây đều tiêu mất cũng giống nhau với mộng tỉnh và được một điểm là dấu vết cũng không có. Nên hỏi rằng cái “Không” là gì? Cái “Không” đây chính là không có tâm vọng tưởng phân biệt!
THANK YOU
21-01-2022, 12:34 PM
Bài viết: #292
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=14501]

4 QUY TẮC TÂM LINH CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ
THE FOUR PRINCIPLES OF INDIAN SPIRITUALITY

Quy tắc đầu tiên: “Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp”
Điều này có nghĩa rằng không ai xuất hiện trong cuộc đời chúng ta một cách tình cờ. Mỗi người xung quanh chúng ta, bất cứ ai chúng ta giao lưu, gặp gỡ đều đại diện cho một điều gì đó, có thể là để dạy chúng ta điều gì đó hoặc giúp chúng ta cải thiện tình hình hiện tại. Vì vậy, hãy tôn trọng và coi trọng những người mà chúng ta gặp gỡ!

Quy tắc thứ hai:
“Bất cứ điều gì xảy thì đó chính là điều nên xảy ra”
Không có điều gì tuyệt đối, không có điều gì chúng ta trải nghiệm lại nên khác đi cả. Thậm chí cả với những điều nhỏ nhặt ít quan trọng nhất.
Không có: “Nếu như tôi đã làm điều đó khác đi…, thì nó hẳn đã khác đi. ”
Những gì đã xảy ra chính là những gì nên xảy ra và phải xảy ra giúp chúng ta có thêm bài học để tiến về phía trước. Bất kỳ tình huống nào trong cuộc đời mà chúng ta đối mặt đều tuyệt đối hoàn hảo, thậm chí cả khi nó thách thức sự hiểu biết và bản ngã của chúng ta.

Quy tắc thứ ba:
“Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm”
Mọi thứ bắt đầu vào đúng thời điểm, không sớm hơn hay muộn hơn.
Khi chúng ta sẵn sàng cho nó, cho điều gì đó mới mẻ trong cuộc đời mình, thì nó sẽ có đó, sẵn sàng để bắt đầu.

Quy tắc thứ tư:
“Những gì đã qua, cho qua”
Quy tắc này rất đơn giản. Khi điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta kết thúc, thì có nghĩa là nó đã giúp ích xong cho sự tiến hoá của chúng ta. Đó là lý do tại sao, để làm phong phú thêm trải nghiệm của mình, tốt hơn hết là chúng ta hãy buông bỏ và tiếp tục cuộc hành trình


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
21-01-2022, 12:45 PM (Được chỉnh sửa: 21-01-2022 09:06 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #293
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=14502]

Tham khảo là chính vì tùy nhận thức tiếp nhận của của cá nhân ,chi phái.

OM MA NI PAD ME HUM

- OM đóng cánh cửa luân hồi trong cõi trời;
– MA, cánh cửa cõi thần, A-tu-la
– NI, cánh cửa cõi người
– PAD, cánh cửa cõi súc sanh
– ME, cánh cửa cõi ngạ quỷ;
– HM, cánh cửa cõi địa ngục.

Mỗi âm tiết được xem như có ảnh hưởng thanh tịnh hóa:

– OM thanh tịnh hóa bản thân;
– MA thanh tịnh hóa lời nói;
– NI thanh tịnh hóa tâm thức;
– PAD thanh tịnh hóa những cảm xúc mâu thuẫn;
– ME thanh tịnh hóa điều kiện ẩn tang
; – HUM thanh tịnh hóa tấm màn che phủ trí tuệ.

Mỗi âm tiết là một bài cầu nguyện

: – OM lời cầu nguyện hướng về thân thể của các vị Phật
; – MA lời cầu nguyện hướng về lời nói của các vị Phật;
– NI lời cầu nguyện hướng về tâm thức các vị Phật;
– PAD lời cầu nguyện hướng về những phẩm chất của các vị Phật;
– ME lời cầu nguyện hướng về hoạt động của các vị Phật;
– HUM gom góp sự thanh nhã của thân, khẩu, ý, phẩm chất, và hoạt động của các vị Phật.

Sáu âm tiết liên hệ đến sáu ba-la-mật, sáu sự hoàn hảo được chuyển hóa:

– OM liên hệ đến sự rộng lượng;
– MA, đạo đức;
– NI, kiên trì, nhẫn nhịn,
– PAD, chuyên cần,
– ME, chú tâm,
– HUM, trí tuệ.

Sáu âm tiết cũng liên quan đến sáu vị Phật, ngự trị trên sáu Phật gia

: -OM liên hệ đến Ratnasambhava (Bảo-Sanh Phật);
– MA, Amaghasiddi (Bất-Không-Thành-Tựu Phật);
– NI, Vajradhara (Kim Cương Trì / Phổ-Hiền Bồ Tát);
– PAD, Vairocana (Lô-Xá-Na Phật);
– ME, Amitabha (A-Di-Đà Phật);
– HUM, Akshobya (A-Súc-Bệ Phật).

Cuối cùng, sáu âm tiết liên hệ đến sáu trí tuệ:

– OM = Trí tuệ thanh thản, an bình;
– MA = trí tuệ hoạt động;
– NI = trí tuệ tự tái sanh;
– PAD = trí tuệ pháp giới;
– ME = trí tuệ phân biệt;
– HUM = trí tuệ như gương

Thật ra nghĩa chính của Om Mani Padme Hum là:

Om, ngọc quý trong hoa sen, Hūm hay chân linh trong hoa sen.
Thông thường người ta không giảng nghĩa Chân ngôn, nhưng ở đây cần nói thêm là: "ngọc quý" biểu hiện cho Bồ-đề tâm (bodhicitta), "hoa sen" chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâm Bồ-đề nở trong lòng người. Tuy nhiên Chân ngôn có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng bí ẩn theo cách trình bày của Kim cương thừa. Đối với Phật giáo Tây tạng thì Oṃ Maṇi Padme Hūṃ (ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་) chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết-bàn vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy sáu âm tiết của thần chú này cũng được xem là tương ưng với sáu cõi tái sinh của dục giới (Hữu luân, Tam giới).

Trong đó, mỗi tiếng lại có một ý nghĩa tượng trưng riêng:

“Om”: Có thể tượng trưng cho cơ thể, lời nói hay tâm trí của người Phật tử. Nhưng “Om” cũng có thể là tượng trưng của thân thể, lời nói hay trí tuệ của một vị Phật. Các nhà sư Tây Tạng cũng sử dụng từ “Om” với ý nghĩa là lời nói của Đức Phật. Sức mạnh của chính âm tiết này khi ngân vang lên cũng tượng trưng cho nhận thức về vũ trụ. Tiếng vang khi niệm “om” vang vọng qua những đỉnh núi cao Tây Tạng, bao trùm cả đất trời.
“Mani”: Được hiểu là “viên ngọc” hay ý muốn vị tha hướng tới sự giác ngộ, lòng từ bi và tình yêu thương. Mani cũng chính là biểu hiện của bồ đề tâm Bodhicitta.
“Padme”: Được hiểu là bên trong đóa hoa sen, tâm thức con người hay một điểm dừng để tâm trí hạn chế hình thành những suy nghĩ mê lầm, tạo cơ hội để phát triển một trí tuệ, một năng lực thuần khiết.
“Hum”: Được hiểu là tự ngã thành tựu. Khi niệm toàn bộ câu chú và kết thúc bằng từ “hum” cũng có nghĩa là sự giác ngộ đã được thắp sáng, mở đường cho trí tuệ, lòng từ bi và những điều tốt lành sẽ đến.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 3 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS