Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
NEW TOPIC'S DQ
18-05-2016, 06:58 PM
Bài viết: #161
RE: NEW TOPIC'S DQ
BÀI KINH BÀHIYA
NĂM PHÚT NHIỆM MẦU


Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bàhiya Dàruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

- Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.

Năm phút nhiệm mầu

Trong nhà thiền, thường được nhắc nhở rằng mình phải biết sống trong giờ phút hiện tại. Nhưng nếu giả sử như trong giờ phút hiện tại của ta chỉ toàn là khó khăn và những việc không như ý thì sao bạn hở? Nếu như chung quanh ta không có trời xanh, mây trắng hay trúc biếc hoa vàng, mà chỉ là một bầu trời âm u và những ngày mưa đông, thì ta có muốn sống trong giờ phút hiện tại này chăng?

Có lần trong một khóa tu, một thiền sinh hỏi: "Thưa Thầy có những lúc mà giờ phút hiện tại này quá khó khăn, con không thấy chút gì là dễ chịu hay tươi đẹp như Thầy nói hết."This present moment is not pleasant at all! Vị Thầy im lặng rồi nhìn anh ta đáp, "Giây phút hiện tại này tuy có lúc không dễ chịu hay tươi đẹp, nhưng nó vẫn rất nhiệm mầu." It’s not necessarily pleasant but it is still wonderful.

Hiện tại nhiệm mầu có lẽ một phần là vì đó là những gì ta đang thật sự có. Nếu như ta có một khổ đau, thì khổ đau ấy cũng chỉ có thể được chuyển hóa trong giờ phút hiện tại này mà thôi, mà không thể là trong một phút giây nào khác hơn. Và nếu ta có một hạnh phúc, thì hạnh phúc ấy cũng chỉ có thể được tiếp xúc trong bây giờ và ở đây.

Nhưng lý thuyết thì bao giờ cũng dễ phải không ! Tôi nghĩ điều khó khăn là trong những ngày mưa, làm sao ta vẫn có thể ý thức được rằng phía sau bầu trời mây đen giăng kín ấy, ngàn tia nắng ấm kia vẫn muôn đời hiện hữu?

Bài kinh Bàhiya

Trong kinh có kể lại câu truyện về một trưởng lão tên là Bàhiya, một hôm tâm tư ông cảm thấy xao động, bất an và ông quyết định lên đường tìm Phật để xin Ngài chỉ dạy cho con đường nào mang đến sự giải thoát và an lạc. Nghe nói đức Phật đang có mặt tại thành Xá-vệ, ông lên đường và đi suốt đêm. Nhưng khi Bàhiya đến nơi thì Phật đã vào thành khất thực. Biết ông đi đến từ rất xa, các thầy khuyên ông nên ngồi lại nghỉ ngơi, chờ khi Phật trở về ông sẽ gặp Ngài. Nhưng Bàhiya không thể chờ đợi, ông bảo:
- Thưa các thầy! Tôi không biết khi nào Thế Tôn có thể qua đời, hay tôi sẽ qua đời. Tôi vừa vượt qua một đoạn đường dài một trăm hai mươi dặm chỉ trong một đêm, không dừng lại cũng không dám ngồi xuống nghỉ bất kỳ ở đâu. Khi nào gặp Phật và nghe lời chỉ dạy rồi thì tôi sẽ nghỉ ngơi

Và rồi Bàhiya nhất quyết tiếp tục đi tìm Phật. Ông vào thành Xá-vệ gặp Phật đang đi khất thực, ông cung kính cúi mình tiến đến gần Phật và đảnh lễ Ngài ở giữa đường, và thưa:
- Xin đức Thế Tôn thuyết pháp cho con, để con được lợi lạc lâu dài và được giải thoát an lạc.
Phật bảo:
- Đây không phải đúng lúc, Bàhiya! Ta đang đi khất thực.
Tuy Phật từ chối hai lần nhưng Bàhiya vẫn thưa tiếp:
- Bạch Thế Tôn, con không biết khi nào Thế Tôn hay con sẽ qua đời, xin Ngài hãy thuyết pháp cho con, để con được lợi lạc lâu dài và được giải thoát an lạc.
Đến lần thứ ba, thấy vậy tuy vẫn đang đứng ở giữa đường, Phật cũng chỉ dạy cho ông:
- Vậy thì, Bàhiya, ông phải thực tập thế này: Trong cái thấy chỉ có cái bị thấy, trong cái nghe chỉ có cái bị nghe, trong cái thọ tưởng chỉ có cái bị thọ tưởng, trong cái hiểu chỉ có cái bị hiểu; Này Bàhiya, vì ông không ở đây, do đó ông không ở đời này, cũng chẳng ở đời sau, không ở cả chặng giữa. Như vậy mới chấm dứt khổ đau.

Bài tập chuyển hóa

Và trong bài kinh Bàhiya có thể tìm thấy một phương cách Phật chuyển hóa những phiền não đang có mặt trong giờ phút hiện tại. Nó có thể mang lại một sự tĩnh lặng và buông thư giữa một cuộc sống đầy những căng thẳng và bất ngờ, tuy sống giữa những bận rộn nhưng không để bị lôi cuốn theo.

Có thể thực tập bài tập này những khi ta có dịp dừng lại, hay khi mình cảm thấy bất an. Có thể thực tập mỗi phần trong khoảng 15 hơi thở, hoặc vài phút. Trọn bốn bài thực tập chỉ chừng khoảng 5 phút là đủ, và đó sẽ là 5 phút rất nhiệm mầu. Có thể thực tập ở bất cứ một nơi nào: trong lúc đang ngồi trên xe buýt, trong quán cà phê, khi đứng chờ người bạn, ngồi đợi trong phòng bác sĩ, hay đang nằm trên giường. cũng có thể thực tập ngay trong khi đang đi thiền hành nữa, miễn là có một không gian thích hợp.

Bài tập đơn giản này có thể giúp ta có mặt với những gì đang xảy ra, cho dù đó là một khó khăn, một cái đau hay một căng thẳng nào đó. Nó giúp ta buông bỏ hết những ý nghĩ phiền não của mình về quá khứ và tương lai, và tiếp xúc được với những gì đang thật sự có mặt mà không bị dính mắc. Trong kinh Phật có dạy rằng, cuộc sống này "có khổ đau, nhưng không có người khổ đau.” Vì sự tiếp xúc tuy có mặt nhưng không có người ở đây để bị dính mắc, tất cả chỉ là cái thấy, cái nghe và cái thọ tưởng mà thôi. Và nhờ vậy mà những khó khăn cũng được chuyển hóa nhiệm mầu…“Này Bàhiya, vì ông không ở đây, do đó ông không ở đời này, cũng chẳng ở đời sau, không ở cả chặng giữa. Như vậy mới chấm dứt khổ đau.”

Trong một cuộc sống căng thẳng với những biến đổi bất ngờ, năm phút dừng lại ấy sẽ là một dòng suối trong mát giúp ta làm tươi mới lại hạnh phúc mình, là những tia nắng ấm làm tan đi một góc nhỏ mù sương. Và từ một góc nhỏ bình yên ấy, ta sẽ nhìn thấy được lại một bầu trời phía bên sau vẫn muôn đời trong sáng...

Bà Toni Bernhard là một tác giả và cũng đã thực hành thiền rất nhiều năm. Bà mang phải một chứng bệnh đau kinh niên, khiến bà không thể đi ra ngoài xa được. Mỗi ngày bà phải đối diện và sống với cơn bệnh của mình, nhiều khi đó là những cơn đau dài. Bà Toni có chia sẻ một phương cách thực tập đã giúp bà buông thư và an vui tiếp xúc với hiện tại, dầu phải đối diện với những khó khăn.

Bà chia sẻ phương pháp thực tập căn bản của mình gồm bốn phần như sau:

1. Trước hết, bạn thở bình thường, nhẹ và sâu. Rồi bạn bắt đầu chú ý đến những gì mình đang thấy. Bạn có thể giữ ánh mắt nhìn về một nơi, hay quay nhìn chung quanh một cách chậm rãi. Tiếp nhận hết những gì trong cái thấy của mình. Lúc đầu có thể ta chỉ thấy những cảnh vật bình thường, như là hàng cây, con đường nhỏ, chiếc ghế ngồi… nhưng sau vài hơi thở và chú ý, bạn sẽ nhận thấy chúng là những hình dáng, màu sắc, chuyển động… với những chi tiết rõ rệt. Ví dụ như tôi thấy một áng mây thật trắng trên nền trời xanh, những mảng nắng loang lỗ trên đường, một tờ lá nhỏ rơi… Và nếu như có một sự suy nghĩ nào khởi lên, ta chỉ cần trở lại với cái thấy của mình, chỉ đơn giản ghi nhận hình dáng, màu sắc, sự chuyển động. Ta tiếp nhận hết những gì trong cái thấy của mình. Phật dạy, “Trong cái thấy chỉ có cái bị thấy,” in seeing, only seeing.

2. Sau đó, bạn có thể nhắm mắt lại nếu được. Rồi lắng nghe và tiếp nhận những âm thanh nào đang có mặt chung quanh ta. Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận thấy có biết bao nhiêu là thứ âm thanh đang có mặt mà mình đã không để ý. Nhưng bạn không cần làm gì hết, âm thanh khởi lên tự nhiên và rồi cũng sẽ tự động qua đi, chúng không cần đến sự tham gia của ta. Tiếp nhận mọi âm thanh nào đang có mặt, và thở nhẹ. “Trong cái nghe chỉ có cái bị nghe,” in hearing, only hearing.

3. Tiếp đến, bạn có thể nhắm hay mở mắt ra, và bắt đầu chú ý đến những cảm giác nào đang có mặt trong thân mình. Hai vai ta có thể đang bị căng thẳng, hãy buông thư chúng. Gương mặt, miệng bạn có đang mím chặt không? Hãy nhẹ nhàng buông thả ra. Bạn cũng có thể chú ý đến những điểm xúc chạm trên cơ thể, ví dụ như hai bàn tay đang để trên đùi, hay hai bàn chân đang tiếp xúc với mặt đất, lưng đang chạm vào ghế ngồi. Bạn có thấy hơi gió mát lạnh trên da mặt chăng? Tiếp nhận hết những cảm thọ nào đang có mặt, theo hơi thở nhẹ và sâu. Nếu có cái đau nào trong thân bạn hãy mở rộng ra với nó, không cần phải tránh né hay xua đuổi. “Trong cái thọ tưởng chỉ có cái bị thọ tưởng,” in feeling, only feeling.

4. Và bây giờ bạn có thể mở mắt ra, nếu đang nhắm, và tiếp nhận hết tất cả những gì qua các giác quan mình: hình sắc, âm thanh, cảm thọ, hay mùi vị nào đang có mặt, hoặc tư tưởng nào khởi lên trong tâm. Tiếp nhận và có mặt trọn vẹn với hết tất cả những kinh nghiệm nào đang có mặt. Ba bài tập trên sẽ giúp cho bài tập này, bạn sẽ có khả năng tiếp nhận hết những gì đang có mặt chung quanh mình.
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (19-05-2016 11:52 PM)
06-06-2016, 12:42 PM
Bài viết: #162
RE: NEW TOPIC'S DQ
CHÚ ĐẠI BI THƯ PHÁP

[Hình: attachment.php?aid=12499]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
13-06-2016, 06:15 AM
Bài viết: #163
RE: NEW TOPIC'S DQ
TỪ BI CHÚ: OM MANI PADMI HUM

Câu thần chú nầy được viết bằng tiếng Phạn (Devanāgarῑ) là: ॐमणिपद्मेहूँ hay: ओंमणिपद्मेहूं. Phiên âm quốc tế ra La tinh (IAS: International Alphabet of Sanskrit Transliteration) thành: “Om Mani Padme Hūm”.

[Hình: attachment.php?aid=12508]

Các cao tăng nhiều nơi trên thế giới đã phiên âm câu thần chú trực tiếp từ tiếng Phạn ra nhiều thứ tiếng khác như Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan… Phiên âm ra tiếng Trung Quốc thành: 唵嘛呢叭咪吽 (pinyin: Ǎn Mání Bāmī Hōng ). Trong kinh 佛 說 大 乘 莊 嚴 寶 王 : Phật Thuyết Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh (Karaṇḍavyūha Sūtra) thì viết là: 唵麼抳缽訥銘吽 (Ǎn Mání Bōnàmíng hōng). Người Việt chúng ta đã không phiên âm trực tiếp từ tiếng Phạn ra tiếng Việt mà đọc câu phiên âm của Trung Quốc theo âm Hán Việt thành: “Úm ma ni bát mị hồng” hay: “Ảm ma ni bát mễ hồng”. Trong Kinh Karaṇḍavyūha thì đọc thành: “Úm Ma Ní Bát Nột Minh Hồng.”

Bây giờ, nếu chúng ta phiên âm trực tiếp từ tiếng Phạn ra tiếng Việt thì câu thần chú nầy thành: “Ôm Ma Ni Pa (đơ) Mê Huum”. (chữ đơ đọc nhỏ liền với chữ Pa thành một âm, uu đọc dài gấp đôi u). Phiên âm ra tiếng Tây Tạng đọc: “Om Mani Peme Hum” hay “Om Mani Beh Meh Hung.” Phiên âm ra tiếng của một số mước khác :

- Bengali: ওঁমণিপদ্মেহুঁ

- Tamil: ஓம்மணிபத்மேஹூம்

- Hàn Quốc ( Hangul): 옴마니파드메

Om Mani Padeume Hum hay: 옴마니반메훔 Om Mani Banme Hum

- Nhật Bản (Katakana) :オンマニハンドメイウン On Mani Handomei Un

- Mông Cổ: Ум маани бадми хум hay Um maani badmi khum

- Thai Lan: โอมมานีปัทเมหุม
Thần chú OM MANI PADME HUM đôi lúc được giải thích với những ý nghĩa cầu kỳ và thần bí. Tuy nhiên, như chúng ta đã nói, đây đơn giản chỉ là tên của Bố Tát Quan Âm ( tiếng Tây Tạng là Chenrezig,Bồ-tát Quán Tự Tại: Avalokiteśvara) tiếng Trung Quốc là Guanyin: Quan Âm được đặt giữa hai âm thanh truyền thống và thiêng liêng, OM và HUNG.

* Theo Phật giáo Tây Tạng, thần chú nầy là thần chú ứng với dạng Ṣaḍakṣarῑ sáu tay của ngài Bồ-tát Quán Thế Âm (Quán Tự Tại, Avalokiteśvara, Chenrezig). Đức Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama) được cho là vị tái sinh của Bồ-tát Quán Thế Âm, cho nên câu thần chú nầy được tôn kính một cách đặc biệt bởi những người sùng kính ngài.
Mặc dầu câu thần chú nầy luôn được vô cùng coi trọng, và luôn ở trên môi của nhiều người trong tất cả những giờ thức dậy, nó được người Tây Tạng đọc thành: “Om mani peme hung” hay “Om Mani Beh Meh Hung”, thay vì: “Om Mani Padme Hūm” (nguyên âm tiếng Phạn).
- Người Phật tử Tây Tạng tin rằng trì chú (niệm chú) “Om Mani Padme Hūm” hoặc bằng cách phát âm to lên, hoặc thầm lặng cho riêng mình nghe, hoặc niệm trong tâm trí, hoặc nhìn câu chữ của thần chú, thì cũng có tác dụng như nhau: Thỉnh được lòng yêu thương và cứu độ của Bồ-tát Quán Thế Âm, ngài là hiện thân của lòng Từ Bi của đức Phật.*


Bắt nguồn từ khái niệm về chân lý tuyệt đối và trạng thái rỗng không, câu chú không hiện hữu. Không có âm thanh hay câu chú. Âm thanh và câu chú, như tất cả những dạng biểu thị khác nhau đều xuất hiện từ cái rỗng không, ở vị trí cõi tương đối. Trong cõi tương đối, mặc dù âm thanh chính nó không có thực thể, nó vẫn có năng lực để chỉ định, đặt tên, và có sự hoạt động ở tâm thức.

Thí dụ, khi có ai đó nói với chúng ta « Anh là một người tốt » hoặc « Anh là một người khó ưa », những chữ « tốt » hoặc « khó ưa » không phải là « vật gì ». Đó chỉ là những âm thanh mà tự nó không « tốt » hay « khó ưa », nhưng đơn giản gợi lên ý nghĩ về « tốt » hoặc « khó ưa », và gây ra một tác dụng nơi tâm thức. Cũng như vậy, trong phạm vi tương đối nơi hành động, thần chú được phú cho một năng lực không thể sai lạc.

Các câu chú thường là tên các vị Phật, Bố Tát, hoặc thần thánh.

Thí dụ, OM MANI PADME HUM (ÁN MA-NI BÁT DI HỒNG) là cách gọi ngài Chenrezig (Quán Âm). Từ quan điểm tuyệt đối, Chenrezig không có tên, nhưng trong phạm vi ý nghĩa tương đối hoặc nghĩa đen, Ngài có tên gọi riêng.

Những tên nầy là trung gian của lòng từ bi, vẻ thanh nhã, và sức mạnh cùng các nguyện ước của Ngài làm lợi ích cho chúng sinh. Bằng cách niệm danh hiệu của Ngài để những phẩm chất tâm thức nầy được truyền đến ta.

Ở đây, việc giải nghĩa về năng lực lợi ích của thần chú, danh hiệu của Ngài. Như chúng ta đồng hóa chúng ta với tên họ và những gì liên hệ đến nó, cũng bằng cách nầy, trên bình diện tương đối, thần chú đồng nhất với vị thần. Cả hai trở thành một thực tại duy nhất.

Khi một người niệm chú, người ấy nhận được vẻ thanh nhã của vị thần ; bằng cách hình dung về vị thần, vị thánh ấy, người niệm chú nhận được vẻ thanh nhã không khác biệt của các vị thánh.

Thần chú OM MANI PADME HUM đôi lúc được giải thích với những ý nghĩa cầu kỳ và thần bí. Tuy nhiên, như chúng ta đã nói, đây đơn giản chỉ là tên của Bố Tát Quan Âm (Chenrezig) được đặt giữa hai âm thanh truyền thống và thiêng liêng, OM và HUM.

- OM tượng trưng cho thân các vị Phật, các thần chú đều bắt đầu từ âm nầy.

- MANI nghĩa « châu báo » trong Sanksrit ;

- PADME, phát âm theo Sankrit, or PEME trong tiếng Tây Tạng, có nghĩa « hoa sen »;

- HUMtượng trưng cho tâm thức tất cả các vị Phật và thường là câu cuối trong các thần chú.

- MANI nói về châu báu mà Bố Tát Quan Âm (Chenrezig) cầm giữa lòng hai bàn tay, và PADME là hoa sen cầm ở tay trái.

Khi gọi MANI PADME là gọi tên Ngài Chenrezig xuyên qua những phẩm hạnh của ngài : « Người đang cầm châu báu và hoa sen. »

« Chenrezig » hoặc « Hoa sen báu » là hai tên gọi của ngài Chenrezig (Quán Âm).

Khi chúng ta niệm chú, thật ra chúng ta đang tiếp tục lặp lại tên ngài Chenrezig.

Có lẽ thực tập nầy trông lạ lùng. Tỷ như có một người mang tên Sonam Tsering và chúng ta lặp đi lặp lại tên người đó không ngừng nghỉ theo kiểu đọc thần chú. Sonam Tsering, Soanm Tsering, Sonam Tsering, v…v.. Điều nầy thật là kỳ quái và có thể là vô dụng.

Mặt khác, nếu như niệm câu chú OM MANI PADME HUM thì có ý nghĩa hơn, vì câu chú nầy được « đầu tư » bởi sự thanh nhã và năng lực tâm thức của Ngài Quan âm (Chenrezig), Ngài Chenrezig đã gom sự thanh nhã và từ bi của tất cả các vị Phật và Bố Tát. Trong cách nhìn nầy, câu chú được phú cho khả năng vén màn tăm tối, và thanh tịnh hóa tâm thức chúng ta. Thần chú mở mang tâm thức thương yêu và từ bi, đưa đến sự tỉnh thức giác ngộ.

Các vị bồ tát và thần chú là một nguyên thể, nghĩa là một người có thể niệm chú mà không cần thiết phải hình dung, tưởng tượng. Niệm chú vẫn có hiệu quả.

Phẩm chất xác thực của mỗi âm trong sáu âm của câu chú được giải thích rất phù hợp.

Trước tiên, hãy để chúng ta xem mỗi âm giúp chúng ta đóng cánh cửa tái sinh đau khổ, một trong sáu cõi hiện hữu của vòng luân hồi :

- OM đóng cánh cửa luân hồi trong cõi trời ;

- MA, cánh cửa cõi thần, A-tu-la

- NI, cánh cửa cõi người

- PAD, cánh cửa cõi súc sanh

- ME, cánh cửa cõi ngạ quỷ ;

- HUM, cánh cửa cõi địa ngục.

Mỗi âm tiết được xem như mang lại ảnh hưởng của sự thanh tịnh hóa :

- OM thanh tịnh hóa bản thân ;

- MA thanh tịnh hóa lời nói ;

- NI thanh tịnh hóa tâm thức ;

- PAD thanh tịnh hóa những cảm xúc mâu thuẫn ;

- ME thanh tịnh hóa điều kiện ẩn tàng ;

- HUM thanh tịnh hóa tấm màn che phủ trí tuệ.

Mỗi âm tiết là một bài cầu nguyện :

- OM lời cầu nguyện hướng về thân thể của các vị Phật ;

- MA lời cầu nguyện hướng về lời nói của các vị Phật ;

- NI lời cầu nguyện hướng về tâm thức các vị Phật ;

- PAD lời cầu nguyện hướng về những phẩm chất của các vị Phật ;

- ME lời cầu nguyện hướng về hoạt động của các vị Phật ;

- HUM gom góp sự thanh nhã của thân, khẩu, ý, phẩm chất, và hoạt động của các vị Phật.

Sáu âm tiết liên hệ đến sáu ba-la-mật, sáu sự hoàn hảo được chuyển hóa :

- OM liên hệ đến sự rộng lượng ;

- MA, đạo đức ;

- NI, kiên trì, nhẫn nhịn,

- PAD, chuyên cần,

- ME, chú tâm,

- HUM, trí tuệ.

Sáu âm tiết cũng liên quan đến sáu vị Phật, ngự trị trên sáu gia đình Phật :

- OM liên hệ đến Ratnasambhava (Bảo-Sanh Phật) ;

- MA, Amaghasiddi (Bất-Không-Thành-Tựu Phật) ;

- NI, Vajradhara (Kim Cương Trì / Phổ-Hiền Bồ Tát) ;

- PAD, Vairocana (Lô-Xá-Na Phật) ;

- ME, Amitabha (A-Di-Đà Phật) ;

- HUM, Akshobya (A-Súc-Bệ Phật).

Cuối cùng, sáu âm tiết liên hệ đến sáu trí tuệ :

- OM = Trí tuệ thanh thản, an bình ;

- MA = trí tuệ hoạt động ;

- NI = trí tuệ tự tái sanh ;

- PAD = trí tuệ pháp giới ;

- ME = trí tuệ phân biệt ;

- HUM = trí tuệ như gương.

Không cần có sự hiểu biết về lý luận, y học, chiêm tinh học, và những môn khoa học rất khó khăn khác, bởi vì một người có thể bỏ nhiều năng lực, cố gắng và chấp nhận nhiều mệt mỏi để học hỏi những môn học nầy. Tuy nhiên, trong vài giây ngắn ngủi đã đủ cho họ học thuộc thần chú của Ngài Chenrezig. Không cần phải đối diện với đau khổ từ si mê cho đến hiểu biết. Bởi vì vậy, « Ở đoạn đầu không có đau khổ dù không biết. »

Câu chú có thể được tóm tắt như sau : "Tôi cầu xin hiện thân của năm dạng và năm ý thức chuyển hóa, Vị bồ tát sỡ hữu viên ngọc và hoa sen hãy bảo hộ tôi thoát khỏi những nỗi đau khổ của chúng sinh trong sáu cõi."


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
03-07-2016, 11:13 PM
Bài viết: #164
RE: NEW TOPIC'S DQ
KÍNH MỜI XEM BÀI KINH GỐC CỦA VÔ NGÃ VÔ TƯỚNG.

KINH VÔ NGÃ TƯỚNG
Anattalakkhana sutta
________________________________________
Ðây là bài Pháp thứ hai mà Ðức Phật giảng cho các vị đệ tử đầu tiên, 5 anh em Kiều Trần Như.(bài Pháp đầu tiên là bài Chuyển Pháp Luân). Sau khi nghe xong bài Pháp nầy, anh em Kiều Trần Như giác ngộ và đắc quả A la hán. Bài dịch nầy trích từ quyển "Ðức Phật và Phật Pháp" (The Buddha and His Teachings)của Hòa Thượng Narada.

--oOo--

Một thời nọ, lúc Ðức Thế Tôn ngự tại vường Lộc Uyển, xứ Chư Thiên Ðọa Xứ (Isipatana), gần Ba La Nại (Benares), Ngài dạy nhóm năm vị tỳ khưu như sau:
-- Này hỡi các Tỳ Khưu!
-- Bạch hóa Ðức Thế Tôn, năm vị trả lời.

Rồi Ðức Phật truyền dạy:
-- Này hỡi các Tỳ Khưu, sắc (rũpa, thể chất, xác thân nầy) là vô ngã (anattã, không có một linh hồn ). Nầy hỡi các Tỳ Khưu, nếu trong sắc có ngã, như vậy sắc không phải chịu đau khổ. Sắc này phải như vầy hay phải như thế kia, tường hợp tương tự có thể xảy ra. Nhưng vì sắc không có ngã nên sắc này còn phải chịu khổ đau và không thể có trường hợp (ra lịnh): Sắc này phải như vầy, hay phải như thế kia .

Cùng một cách ấy, thọ (vedana), tưởng (sanna), hành (samkhara) và thức (vinnana) đều vô ngã .

Vậy như Tỳ Khưu nghĩ thế nào, thân này thường còn hay vô thường?
-- Bạch Thế tôn, là vô thường (anicca).
-- Cái gì vô thường là khổ não hay hạnh phúc?
-- Bạch Thế tôn là khổ não.

-- Vậy, có hợp lý chăng nếu nghĩ đến cái gì vô thường, khổ não và tạm bợ với ý tưởng: Cái này của tôi, đây là tôi, đây là tự ngã của tôi?
-- Bạch Ðức Thế Tôn, chắc chắn là không hợp lý.

-- Cùng một thể ấy, nầy hỡi các Tỳ Khưu, thọ, tưởng, hành, thức, đều là vô thường và khổ não. Vậy, có hợp lý chăng nếu nghĩ đến cái gì vô thường, khổ não và tạm bợ với ý tưởng: Cái này của tôi, đây là tôi, đây là tự ngã của tôi ?
-- Bạch đức Thế tôn, chắc chắn là không hợp lý.

-- Như vậy, này hỡi các Tỳ Khưu:
Tất cả các sắc, dầu ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, ở bên trong hay ở ngoại cảnh, thô kịch hay vi tế, thấp hèn hay cao thượng, xa hay gần, phải được nhận thức theo thực tướng của nó ---- Cái này không phải của tôi, đây không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi.

Tất cả các thọ, tưởng, hành, thức, dầu ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, ở bên trong hay ở ngoại cảnh, thô kịch hay vi tế, thấp hèn hay cao thượng, xa hay gần, phải được nhận thức theo thực tướng của nó ---- Cái này không phải của tôi, đây không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi.
Bậc Thánh đệ tử đã thông suốt pháp học thấy vậy thì nhàm chán sắc, thọ, tưởng, hành, thức, dứt bỏ, không luyến ái những gì không đáng ưa thích và do sự dứt bỏ ấy, được giải thoát. Rồi tri kiến trở nên sáng tỏ ---- "Ta đã được giải thoát". Vị ấy thấu hiểu rằng dòng sanh tử đã chấm dứt, đời sống phạm hạnh đã được thành tựu, những điều phải làm đã được hoàn tất viên mãn, không còn trở lại trạng thái này nữa.

Ðức Thế Tôn giảng giải như vậy và các Tỳ Khưu lấy làm hoan hỉ, tán dương lời dạy của Ngài.
Khi Ðức Phật thuyết xong thời Pháp, tâm của năm vị tỳ khưu đều trở nên hoàn toàn trong sạch, không còn chút ô nhiễm ( tức đắc A la Hán).
THANK YOU
03-07-2016, 11:19 PM
Bài viết: #165
RE: NEW TOPIC'S DQ
BÀ CON NÀO TÌM HIỂU RÕ HƠN VÔ NGÃ TƯỚNG XIN MỜI XEM TIẾP BÀI DỊCH CHI TIẾT CỦA HT THÍCH MINH CHÂU ( Ht chuyên dịch kinh tạng Pali sang tiếng Việt)

Bản dịch Việt của HT Thích Minh Châu:
Vô ngã tướng

1) Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển.
2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"
4) Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"
5) Thọ, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu thọ là ngã, thời thọ không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được thọ như sau: "Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!"
6) Và này các Tỷ-kheo, vì thọ là vô ngã. Do vậy, thọ đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các thọ: "Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!"
7) Tưởng, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu tưởng là ngã, thời tưởng không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được tưởng như sau: "Mong rằng tưởng của tôi như thế này! Mong rằng ưởng của tôi chẳng phải như thế này!"
Và này các Tỷ-kheo, vì tưởng là vô ngã. Do vậy, tưởng đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các tưởng: "Mong rằng tưởng của tôi như thế này! Mong rằng tưởng của tôi chẳng phải như thế này!"
8) Các hành là vô ngã, này các Tỷ-kheo, nếu các hành là ngã, thời các hành không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các hành như sau: "Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi chẳng phải như thế này!"
9) Và này các Tỷ-kheo, vì các hành là vô ngã. Do vậy, các hành đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các hành: "Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi không phải như thế này!"
10) Thức là vô ngã, này các Tỷ-kheo, nếu thức là ngã, thời thức không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể có được thức như sau: "Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!"
11) Và này các Tỷ-kheo, vì thức là vô ngã. Do vậy, thức đi đến bệnh hoạn, và không có thể có được thức: "Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!"
12) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn!
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
13) -- Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Thọ là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn!
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
14) -- Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Tưởng là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn!
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
15) -- Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? các Hành là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn!
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
16) -- Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
17) -- Do vậy, này các Tỷ-kheo, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
18) Phàm thọ gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
19) Phàm tưởng gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
20) Phàm các hành gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
21) Phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
22) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm y đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
23) Thế Tôn thuyết như vậy. Nhóm năm vị Tỷ-kheo hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi lời dạy này được nói lên, tâm của nhóm năm vị Tỷ-kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

VÀ VỚI TIẾNG ANH

Samyutta Nikaya, III-66
The Characteristic of Non-self
translated by Bhikkhu Bodhi
________________________________________

Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Benares in the Deer Park at Isipatana. There the Blessed One addressed the bhikkhus of the group of five thus: "Bhikkhus!"
"Venerable sir!" those bhikkhus replied. The Blessed One said this:
"Bhikkhus, form is non-self. For if, bhikkhus, form were self, this form would not lead to affliction, and it would be possible to decree to form: 'Let my form be thus; let my form not be thus.' But because form is non-self, form leads to affliction, and it is not possible to decree to form: 'Let my form be thus; let my form not be thus.'
"Feeling is non-self. For if, bhikkhus, feeling were self, this feeling would not lead to affliction, and it would be possible to decree to feeling: 'Let my feeling be thus; let my feeling not be thus.' But because feeling is non-self, feeling leads to affliction, and it is not possible to decree to feeling: 'Let my feeling be thus; let my feeling not be thus.'
"Perception is non-self. For if, bhikkhus, perception were self, this perception would not lead to affliction, and it would be possible to decree to perception: 'Let my perception be thus; let my perception not be thus.' But because perception is non-self, perception leads to affliction, and it is not possible to decree to perception: 'Let my perception be thus; let my perception not be thus.'
"Volitional constructions are non-self. For if, bhikkhus,volitional constructions were self, these volitional constructions would not lead to affliction, and it would be possible to decree to volitional constructions: 'Let my volitional constructions be thus; let my volitional constructions not be thus.' But because volitional constructions are non-self, volitional constructions lead to affliction, and it is not possible to decree to volitional constructions: 'Let my volitional constructions be thus; let my volitional constructions not be thus.'
"Consciousness is non-self. For if, bhikkhus, consciousness were self, this consciousness would not lead to affliction, and it would be possible to decree to consciousness: 'Let my consciousness be thus; let my consciousness not be thus.' But because consciousness is non-self, consciousness leads to affliction, and it is not possible to decree to consciousness: 'Let my consciousness be thus; let my consciousness not be thus.'
"What do you think, bhikkhus, is form permanent or impermanent? "Impermanent, venerable sir." "Is what is impermanent suffering or happiness?" "Suffering, venerable sir." "Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: 'This is mine, this I am, this is my self'?" "No, venerable sir."
"Is feeling permanent or impermanent? "Impermanent, venerable sir." "Is what is impermanent suffering or happiness?" "Suffering, venerable sir." "Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: 'This is mine, this I am, this is my self'?" "No, venerable sir."
Is perception permanent or impermanent? "Impermanent, venerable sir." "Is what is impermanent suffering or happiness?" "Suffering, venerable sir." "Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: 'This is mine, this I am, this is my self'?" "No, venerable sir."
Are volitional constructions permanent or impermanent? "Impermanent, venerable sir." "Is what is impermanent suffering or happiness?" "Suffering, venerable sir." "Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: 'This is mine, this I am, this is my self'?" "No, venerable sir."
"Is consciousness permanent or impermanent?" "Impermanent, venerable sir." "Is what is impermanent suffering or happiness?" "Suffering, venerable sir." "Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: 'This is mine, this I am, this is my self'?" "No, venerable sir."
"Therefore, bhikkhus, any kind of form whatsoever, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near, all form should be seen as it really is with correct wisdom thus: 'This is not mine, this I am not, this is not my self.'
"Any kind of feeling whatsoever, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near, all feeling should be seen as it really is with correct wisdom thus: 'This is not mine, this I am not, this is not my self.'
"Any kind of perception whatsoever, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near, all perception should be seen as it really is with correct wisdom thus: 'This is not mine, this I am not, this is not my self.'
"Any kind of volitional constructions whatsoever, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near, all volitional constructions should be seen as it really is with correct wisdom thus: 'This is not mine, this I am not, this is not my self.'
"Any kind of consciousness whatsoever, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near, all consciousness should be seen as it really is with correct wisdom thus: 'This is not mine, this I am not, this is not my self.'
"Seeing thus, bhikkhus, the instructed noble disciple becomes disenchanted with form, disenchanted with feeling, disenchanted with perception, disenchanted with volitional constructions, disenchanted with consciousness. Being disenchanted, he becomes dispassionate. Through dispassion (his mind) is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: 'It is liberated.' He understands: 'Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this world.' "
That is what the Blessed One said. Being pleased, those bhikkhus delighted in the Blessed One's statement. And while this discourse was being spoken, the minds of the bhikkhus of the group of five were liberated from the taints by non-clinging.
THANK YOU
23-07-2016, 05:46 PM
Bài viết: #166
RE: NEW TOPIC'S DQ
THẬP CHÚ

THẬP CHÚ
(Phạn - Hán)
Các thần chú đều được chư tổ phiên âm từ Phạn sang Hán, rồi từ Hán sang Việt. Trải qua hai lần phiên âm như vậy nên cũng cùng một chữ Phạn mà khi sang tiếng Việt thì biến thành nhiều dạng như chữ Svaha, biến thành: xóa ha, tóa ha, tát bà ha, ta phạ ha, tá hắt. Chữ Om biến thành Án, Úm, v.v...
Các bài chú tiếng Phạn được ghi ở đây với tính cách tham khảo, chưa chắc đúng hẳn 100%, nhưng ít ra cũng cho một chút nguyên bản và nguồn gốc.

1/ NHƯ Ý BẢO LUÂN VƯƠNG ĐÀ LA NI

Namo Buddhaya, namo Dharmaya, namo Sanghaya. Namo Avalokitesvaraya bodhisattvaya mahasattvaya, maha karunikaya. Tadyatha: OM CHAKRA, VARTTI, CINTAMANI, MAHA PADMA, RURU, TISTA, JVALA AKARSAYA, HUM, PHAT, SVAHA. OM PADMA, CINTAMANI, JVALA HUM. OM VARADA, PADME HUM.

Âm Hán:
Nam mô Phật đà gia, nam mô đạt ma da, nam mô tăng già da. Nam mô Quán tự tại bồ tát ma ha tát, cụ đại bi tâm giả. Đát điệt tha: Án chước yết ra, phạt để, chấn đa mạt ni, ma ha bát đằng mế, rô rô (rô rô), để sắt tra, thước la, a yết rị sa dạ, hồng, phấn, toá ha. Án bát đạp ma, chấn đa mạt ni, thước ra hồng. Án bát lặc bà, bát đẳng mế hồng.

Âm Việt:
Nam mô Bút đa gia, nam mô đạc ma gia, nam mô xăng ga gia. Nam mô Avalôkitê sờ va ra gia, bô đi sát toa gia, ma ha sát toa gia, ma ha ka ru ni ka gia. Tát gia tha: Ôm cha kờ ra, vạc ti, chin ta ma ni, ma ha pát ma, ru ru, ti shờ ta, gioa la, a các sa gia, hum, phat, xóa ha. Om pát ma, chin ta ma ni, gioa la hum. Ôm va ra đa, pát mê hum.

Nghĩa:
Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng. Con xin quy mệnh với Đức Chuyển luân vương như ý bảo châu đại liên hoa là Bậc đã xa lìa Nội Trần và Ngoại Trần. Con xin an trụ theo ánh lửa rực rỡ của Ngài để thỉnh triệu Chư Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh Chúng, Tám Bộ Trời Rồng, Chư Vị Hộ Pháp nhắm giúp cho con phá bại Tâm vị ngã, phát khởi Tâm bồ đề, thành tựu cát tường.

Xuất Xứ: Như Ý Tâm Đà La Ni Kinh.
Nội dung kinh này nói về Bồ tát Quán Tự Tại được sự chấp thuận của Đức Phật liền tuyên thuyết Vô Chướng Ngại Quán Tự Tại Liên Hoa Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni . Đức Phật lại bảo: Nếu người nào tụng chú này 1 biến thì trừ được tội, qua được tai nạn, thành tựu sự nghiệp. Còn nếu ngày nào cũng tụng 108 biến thì sẽ có cảm ứng khiến thấy được thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà và núi Bổ Tát La nơi Bồ tát Quán Thế Âm cư ngụ, khỏi đọa vào đường ác.

2/ TIÊU TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ

Namah samanta, Buddhanam, apratihatasa, sananam, tadyatha:
OM KHA KHA, KHAHI, KHAHI, HUM HUM, JVALA JVALA, PRAJVALA PRAJVALA, TISTA TISTA, SITIRI SITIRI, SPHATI SPHATI, SHANTIKA, SRIYE SVAHA.

Âm Hán:
Nam mô tam mãn đà, mẫu đà nẫm, a bát ra để hạ đa xá, ta nẳng nẫm, đát điệt tha:
Án khư khư, khư hứ, khư hứ, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát nhập phạ ra, để sắt sá để sắt sá, sắt trí rị sắt trí rị, ta phấn tra ta phấn tra, phiến để ca, thất rị duệ, ta phạ ha.

Âm Việt
Na ma xa măng ta, bút đa nam, a pờ ra ti ha ta xa, xa na nam, tát gia tha:
Ôm kha kha, kha hi, kha hi, hum hum, gioa la gioa la, pờ ra gioa la, pờ ra gioa la, ti shờ ta, ti shờ ta, sít ti ri, sít ti ri, sờ pha ti, sờ pha ti, shăng ti ka, shi ri giê, xóa ha.

Nghĩa:
Hỡi ánh lửa rực rỡ của Như Lai Vô Kiến Đỉnh Tướng đã thiêu cháy mọi năng chấp, sở chấp, hãy tỏa sáng rực rỡ khiến cho con được an trú trong sự gia trì này nhằm phá tan sự trì độn chậm chạp của Nội Chướng và Ngoại Chướng. Đồng thời khiến cho con dứt trừ được mọi tai nạn, thành tựu sự an vui tốt lành.

Xuất Xứ: Kinh Xí Thạnh Quang Đại Oai Đức Tiêu Tai Cát Tường Đà La Ni.
Thần chú tiêu trừ các tai nạn, thành tựu việc cát tường. Một trong 4 Đà La Ni thông dụng trong Thiền lâm, cũng là pháp Tức Tai trong Mật giáo. Thần chú này xuất phát từ Kinh Xí Thạnh Quang Đại Oai Đức Tiêu Tai Cát Tường Đà La Ni và Kinh Đại Oai Đức Kim Luân Phật Xí Thạnh Quang Như Lai Tiêu Diệt Nhất Thiết Tai Nạn Đà La Ni.

3/ CÔNG ÐỨC BẢO SƠN ÐÀ LA NI

Namo Buddhaya, Namo Dharmaya, Namo Sanghaya.
OM SIDDHI, HOH DHURU, SUDHURU, GARJA, GARBHA, SADHARI, PURNI, SVAHA.

Âm Hán:
Nam mô Phật đà da, nam mô Đạt ma da, nam mô Tăng dà gia.
Án tất đế, hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà, tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha.

Âm Việt:
Nam mô Bút đa gia, nam mô đạc ma gia, nam mô xăng ga gia.
Ôm sít đi, hô đu ru, xu đu ru, gạc gia, gạc ba, xát đa ri, puộc ni, xóa ha.

Nghĩa:
Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng.
Vinh quang thay sự thành tựu ! Hãy vui vẻ ôm giữ, khéo ôm giữ kho tàng Chân Như! Hãy khéo giữ gìn tự tính an lạc của Đại Niết Bàn.

Xuất Xứ: Kinh Ðại Tập (Sutrasamuccaya)
Nếu người tụng chú này một biến, công đức cũng bằng như lễ Ðại Phật Danh kinh bốn vạn năm ngàn bốn trăm biến. Lại như chuyển Ðại Tạng 60 vạn 5 ngàn 4 trăm biến. Tạo tội quá mười cõi sát độ, đọa vào A Tỳ địa ngục chịu tội, kiếp hết lại sanh nơi khác để chịu tội. Niệm chú này một biến, tội kia đều được tiêu diệt, không còn đọa vào địa ngục, khi mạng chung quyết định vãng sanh Tây phương thế giới, được thấy Phật A Di Ðà, thượng phẩm thượng sanh.

4/ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ

NAMO SAPTÀNÀM, SAMYAKSAMBUDDHÀYA, KOTINÀM, TADYATHÀ: OM CALE CULE CUNDHE SVAHA.

Âm Hán:
Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà, câu chi nẫm, đát điệt tha: Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha.
Âm Việt:
Nam mô xáp ta nam, xam mi ác, xam bút đa gia, kô ti nam, tát gia tha: Ôm cha lê, cha lê, chun đê xóa ha.

Nghĩa:
Quy mệnh Bảy trăm triệu Chính Đẳng Chính Giác - Như vậy liền nói chú rằng: Khi Thân, Khẩu, Ý hợp nhất với sự Giác Ngộ Phật Tính sẽ đi thẳng vào tự tính thanh tịnh của Tâm Bồ Đề và thọ nhận mùi vị an lạc của Đại Niết Bàn.
XuấtXứ: PhậtMẫu Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh

Người trì tụng thần chú này đủ chín chục ngàn biến, có thể diệt được các tội thập ác, ngũ nghịch, tiêu trừ tai nạn, bịnh hoạn, tăng nhiều phước thọ.

5/ THÁNH VÔ LƯỢNG THỌ QUANG MINH VƯƠNG ĐÀ LA NI

OM NAMO BHAGAVATE, APARAMITA, AJURJNÀNA, SUVINE, SCITA TEJA RÀJAYA, TATHÀGATÀYA, ARHATE, SAMYAKSAMBUDDHÀYA,
OM SARVA SAMSKÀRA PARI’SUDDHA, DHARMATE, GAGANA, SAMUDGATE SVÀBHAVA, VISUDDHE, MAHÀ NAYA, PARIVERE, SVÀHÀ.

Âm Hán:
Án nại ma ba cát ngoả đế, a ba ra mật ra đạp, a ưu rị a nạp, tô tất nể, thiệt chấp đạp, điệp tả ra để dã, đát tháp cả đạt dã, a ra ha đế, tam dược tam bất đạt dã, đát nể dã tháp.
Án tát rị ba, tang tư cát rị, bốc rị thuật đạp, đạt ra mả đế, cả cả nại, tang mã ngột cả đế, ta ba ngoả, tỷ thuật đế, mã hắt nại dã, bát rị ngỏa rị tá hắt.

Âm Việt:
Ôm nam mô bà ga va tê, a pa ra mít ta, a duộc giờ nha na, xu vi nê, xít ta, tê gia ra gia gia, ta tha ga ta gia, a ra ha tê, xam mi ác xam bút đa gia.
Ôm xa oa, xăng xờ ka ra, pa ri sút đa, đạc ma tê, ga ga na, xa mút ga tê xoa ba va, vi sút đê, ma ha na gia, pa ri vê rê, xóa ha.

Nghĩa:
Quy mệnh kính lễ Đức Thế Tôn VÔ LƯỢNG THỌ TRÍ QUYẾT ĐỊNH QUANG MINH VƯƠNG Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác.
OM, tất cả hoạt động Tâm Ý đều là Pháp Tính cực thanh tịnh. Thanh tịnh như Tự Tính thắng thượng của Hư Không. Hãy phát khởi Thắng Nguyện rộng lớn để mau chóng đạt được sự an lạc thanh tịnh của Đại Niết Bàn.

Xuất xứ: Thánh vô lượng thọ quyết định quang minh vương Như Lai đà la ni kinh.

6/ DƯỢC SƯ QUÁN ĐỈNH CHÂN NGÔN

NAMO BHAGAVATE, BHAISAIJYA GURU, VAITURYA, PRABHA, RAJAYA TATHAGATAYA, ARHATE, SAMYAK SAMBUDDHAYA, TADYATHA. OM BHAISẠIJYE, BHAISAIJYE, BHAISAIJYA, SAMUDGATE SVÀHÀ.

Âm Hán:
Nam mô Bạc-già-phạt-đế, bệ sát xả lụ-rô, thích lưu-li, bát lạt bà, hắt ra xà giã, đát tha yết đa gia, a ra hát đế, tam miệu tam bột đà gia, đát điệt tha. Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.

Âm Việt:
Nam mô ba ga va tê, bai xa gia gu ru, vai tu ri gia, pờ ra ba, ra da gia, ta tha ga ta gia, a ra ha tê, xam mi ác xam bút đa gia, tát gia tha. Ôm bai xa giê, bai xa giê, bai xa gia, xa mút ga tê, xóa ha.

Nghĩa:
Quy mệnh Đức Thế Tôn DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác - Như vậy liền nói chú rằng: Xin Ngài hãy ban cho con thuốc diệt trừ bệnh quả báo, bệnh nghiệp ác, bệnh kiến tư, bệnh trần sa, bệnh vô minh để cho con mau chóng phát sinh được đạo quả Vô Thượng Bồ Đề.

Xuất Xứ: Kinh Dược Sư
Nếu ai có bịnh chi, chỉ chuyên nhứt tâm đọc thần chú này 108 biến để chú nguyện vào ly nước sạch rồi uống thì các bệnh đều tiêu trừ. Còn người nào chuyên tâm trì tụng trọn đời thì được không đau ốm, đến lúc mạng chung được vãng sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly bên Đông Phương của Phật Dược Sư.

7/ QUAN ÂM LINH CẢM CHÂN NGÔN

OM MANI PADME HÙM, MAHÀ JNÀNA, KETU SAVÀDA, KETU SÀNA, VIDHÀRIYA, SARVÀRTHA, PARISÀDHAYA, NÀPURNA, NÀPARI, UTTÀPANÀ, NAMAH LOKE’SVARÀYA, SVÀHÀ.

Âm Hán:
Án ma ni bát di hồng, ma hắt nghê nha nạp, tích đô đặt ba đạt, tích đặt ta nạp, vi đạt rị cát, tát nhi cáng nhi tháp, bốc rị tất tháp cát, nạp bổ ra nạp, nạp bốc rị, thưu thất ban nạp, nại ma lô kiết thuyết ra gia, tóa ha.

Âm Việt:
Ôm ma ni pát mê hum, ma ha giờ nha na, kê tu xa va đa, kê tu xa na, vi đa ri gia, xạc oa tha, pa ri sa đa gia, na puộc na, na pa ri, út ta pa na, na ma lô kết sờ va ra gia, xóa ha.

Nghĩa:
OM MA NI BÁT MÊ HÙM là tính chất mầu nhiệm của cây phướng Đại Trí. Hãy ngồi dưới cây phướng ấy, xa lìa mọi sự chấp giữ mà thành tựu trong khắp các cõi. Hãy luyện các căn cho thanh tịnh để thành tựu viên mãn các pháp và siêu việt tất cả. Con xin quy mệnh công đức nội chứng của Đức Thế Tự Tại. Nguyện cho con được thành tựu như Ngài.

Xuất Xứ: Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương

Phật bảo Trừ Cái Chướng Bồ Tát rằng: Sáu chữ Ðại Minh Ðà La Ni này khó được gặp gỡ, nếu có người nào được sáu chữ Ðại Minh Vương đây, thì người đó tham, sân, si, độc không thể nhiễm ô. Nếu đeo mang trì giữ nơi thân, người đó cũng không nhiễm trước bịnh ba độc. Chơn ngôn này vô lượng tương ưng, với các Như Lai mà còn khó biết, huống gì Bồ Tát làm thế nào biết được. Ðây là chỗ bổn tâm vi diệu của Quán Tự Tại Bồ Tát.

8/ THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHÂN NGÔN

REPA REPATE, KUHA KUHATE, TRANITE, NIGALA RITE, VIMARITE, MAHA GATE, SANTIM KRITE, SVAHA.

Âm Hán:
Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha dà đế, chơn lăng càng đế, ta bà ha.

Âm Việt:
Rê pa rê pa tê, ku ha ku ha tê, tờ ra ni tê, ni ga la ri tê, vi ma ri tê, ma ha ga tê, xăng tim kờ ri tê, xóa ha.

Nghĩa:
Mọi đường lối và tính chất của sự thấp hèn đều tuân theo sự hấp thụ điều cao quý và tính chất cao quý mà vận chuyển thành ánh sáng rực rỡ vinh quang. Đây là con đường rộng lớn hay chận đứng mọi tai họa để viên mãn Phước Trí.

Xuất xứ : Đại phương đẳng đà la ni kinh

Đây là bài chú của bảy đức Phật đã nói từ những đời quá khứ. Thần chú này hay diệt được các tội tứ trọng, ngũ nghịch và được vô lượng phước, nếu thành tâm trì tụng.

9/ VÃNG SINH TỊNH ĐỘ ĐỘ ĐÀ LA NI

NAMO AMITÀBHÀYA, TATHÀGATÀYA, TADYATHÀ: AMRITOD BHAVE AMRITA SIDDHAM BHAVE, AMRITA VIKRÀNTE, AMRITA VIKRÀNTA, GAMINI, GAGANA , KÌRTI KARE, SVAHA.

Âm Hán:
Nam mô a di đa bà dạ, đá tha dà đá dạ, đá địa dạ tha: A di rị đô bà tỳ, A di rị đá tất đam bà tỳ, A di rị đá tì ca lan đế, A di rị đá tì ca lan đá, dà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ ta bà ha.

Âm Việt:
Nam mô a mi ta ba gia, ta tha ga ta gia, tát gia tha: a mi ri tốt ba vê, a mi ri ta xít đam ba vê, a mi ri ta vi kờ răng tê, a mi ri ta vi kờ răng ta, ga mi ni, ga ga na, kiệc ti ka rê, xóa ha.

Nghĩa:
Quy mệnh A Di Đà Như Lai. Ngài liền nói chú rằng: Hiện lên Cam Lộ, phát sinh Cam Lộ, Cam Lộ dũng mãnh, đạt đến Cam Lộ dũng mãnh, rải đầy hư không, thành tựu cát tường.

Xuất xứ: Kinh niệm Phật ba la mật
Người chuyên tụng chú này được Phật A Di Đà thường ngự trên đỉnh đầu ủng hộ, hiện đời an ổn, khi mạng chung được tùy ý vãng sanh.

10/ THIỆN NỮ THIÊN CHÚ

NAMO BUDDHÀYA, NAMO DHARMÀYA, NAMO SANGHÀYA.
NAMO SRÌ MAHÀ DEVÀYA, TADYATHÀ,
PARIPÙRNA, CALE, SAMANTA DARSANI,
MAHÀ VIHARA GATE, SAMANTA, VIDHÀNA GATE,
MAHÀ KARYA PATI, SUPARIPÙRE,
SARVATHA, SAMANTA, SUPRATI, PÙRNA,
AYANA, DHARMATE, MAHÀ VIBHASITE, MAHÀ MAITRE
UPASAMHÌTE, HE ! TITHU, SAMGRHÌTE,
SAMANTA ARTHA ANUPALANI.

Âm Hán:
Nam mô Phật Đà gia, Nam mô Đạt Ma gia, Nam mô Tăng già gia.
Nam mô thất lị ma ha đề tỷ gia, đát nễ dã tha,
Ba lị phú lâu na, giá lị, tam mạn đà, đạt xá ni,
Ma ha tỳ ra ha đế, tam mạn đà, tỳ ni già đế,
Ma ha ca lị dã ba nễ, ba ra ba nễ,
Tát lị phạ lật tha, tam mạn đà, tu bát lê đế, phú lệ na,
A lị na, đạt ma đế, ma ha tỳ cổ tất đế, ma ha di lặc đế,
Lâu phả tăng kỳ đế, hê đế tỷ, tăng kỳ hê đế,
Tam mạn đà, a tha a nậu đà la ni.

Âm Việt:
Nam mô Bút đa gia, nam mô đạc ma gia, nam mô xăng ga gia.
Nam mô shi ri ma ha đê va gia, tát gia tha,
Pa ri puộc na, cha lê, xa măng ta, đạc xa ni,
Ma ha vi ha ra ga tê, xa măng ta, vi đa na ga tê,
Ma ha ka ri gia pa ti, xu pa ri pu rê,
Xác oa tha, xa măng ta, xu pờ ra ti, puộc na,
A gia na, đạc ma tê, ma ha vi ba si tê, ma ha mai tờ rê,
U pa xăng hi tê, hê ti thu, xăng gờ ri hi tê,
Xa măng ta ạc tha, a nu pa la ni.

Nghĩa:
Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng.
Quy y Cát Tường Đại Thiên. Chú nói như vậy:
Hỡi Đấng quyền năng hay ban bố sự viên mãn thù thắng !
Đấng chủ tể Đại Tác Nghiệp hay nhìn thấy khắp nẻo rộng lớn !
Hãy khéo léo làm cho tất cả đều được đầy đủ.
Hãy khiến cho khắp tất cả mọi nơi đều được sự viên mãn thù thắng tối thượng.
Hãy thể hiện lòng đại từ làm cho Lý pháp tính tỏa sáng màu nhiệm rộng lớn khiến cho con và chúng sinh được thích ứng với sự lợi ích chân chính.
Mừng thay Đấng biểu hiện của lòng yêu thương. Đấng chân chính gìn giữ sự lợi ích. Hãy giúp cho con và chúng sinh đều gìn giữ được khắp mọi tài sản lợi ích.

Xuất xứ : Kinh Kim Quang Minh
Trong kinh này nói những kẻ tụng chú này, phàm muốn cần dùng điều chi thì đều được đầy đủ.
THANK YOU
27-07-2016, 08:32 PM
Bài viết: #167
RE: NEW TOPIC'S DQ
TÀI LIỆU ( hơi cao đối với cư sỉ tại gia , dq ghi lại để tham khảo là chính) VỀ :
BA LA MẬT ĐA tức PARAMITA ( đáo bỉ ngạn) . BÀ CON THÍCH TÌM HIỂU THÊM XIN MỜI XEM ( mong sẽ tìm ra điều hay , sự hiểu thêm để tu tập tại gia )

BA LA MẬT ĐA (Paramita)

Ba La Mật Đa là dịch âm từ Pàramità, nếu dịch theo chữ, là Đáo Bỉ Ngạn, có nghĩa là qua bờ bên kia.
Người học Phật thường nghe nói đến Lục Độ Ba La Mật là sáu hạnh, mà nếu nương theo tu tập chính xác, miên mật thì có thể đạt tới những quả vị như Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán hoặc cao hơn. Đây là sự vi diệu và thù thắng cùa sáu hạnh này như thế nào.
Lục Độ Ba La Mật gồm: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí tuệ.
Cả hai phái, Phật Giáo Nguyên Thủy (PGNT) và Phật Giáo Đại Thừa (PGĐT) đều dựa trên căn bản này, bổ túc thêm bốn hạnh, tùy theo mục đích và quan điểm của phái tu mà sắp xếp thành một danh xưng chung là Thập Ba La Mật hay còn gọi đơn giản là Mười Pháp Ba La Mật.
PG NGUYÊN THỦY(PGNT): PG ĐẠI THỪA (PGĐT):
1- Bố thí (Dàna) 1-Thí ba la mật
2- Trì giới (Silà) 2- Giới ba la mật
3- Xuất gia (Nekkhamma) 3- Nhẫn ba la mật
4- Trí tuệ (Pãnnà) 4- Tinh tấn ba la mật
5- Tinh tấn (Viriya) 5- Thiền ba la mật
6- Nhẫn nại (Khanti) 6- Bát-nhã ba la mật
7- Chân thật (Sacca) 7- Phương tiện ba la mật
8- Quyết định (Adhithàna) 8- Nguyện ba la mật
9- Tâm Từ (Mettà) 9- Lực ba la mật
10- Tâm Xả (Upekkhà) 10- Trí ba la mật
Trước hết cả hai phái, Phật Giáo Nguyên Thủy (PGNT) và Phật Giáo Đại Thừa (PGĐT) đều sắp xếp hai hạnh, Bố-thí và Trì-giới lên trên, chứng tỏ tầm quan trọng của hai hạnh này.
1- BỐ THÍ (PGNT) – THÍ BA LA MẬT (PGĐT):
Gồm Tài-thí (Dravyadàna), Pháp-thí (Dharmadàna) và Vô-úy-thí (Abhayadàna) Khi nói tới “cho” là ta phải hình dung ra ba yếu tố: người cho, người nhận và vật cho.
Tài-thí gồm hai loại là Ngoại-thí và Nội-thí. Trong hai loại này, Ngoại-thí dễ cho hơn vì đó là những vật bên ngoài như tiền bạc, áo quần, đồ đạc, lương thực v…v… Còn Nội-thí là những bộ phận trong thân thể con người nên người muốn cho Nội-thí phải là người phát tâm đại bi dõng mãnh, như khi Đức Phật còn làm Bồ Tát, Ngài đã từng bố thí đầu, mắt, tay, chân cho kẻ cầu xin
Ngày nay, với kỹ thuật y học tân tiến, cũng có thể chia xẻ bộ phận cho nhau để cứu sống lẫn nhau, nhưng vẫn đòi hỏi người cho phải có lòng mẫn cảm phi thường.
Pháp-thí không chỉ là chia xẻ cho nhau những lời giảng dạy chánh pháp của Chư Phật, mà dùng lời chân thật đem lại hòa khí, an lạc cho nhau cũng có thể gọi là Pháp-thí vì Chư Phật há chẳng khuyên dạy rằng ái ngữ có thể mang đến niềm vui và hạnh phúc?
Theo kinh tạng Nguyên Thủy (Anguttara, Itivuttaka) thì chỉ có hai loại Bố-thí, là Tài-thí và Pháp-thí, nhưng theo tinh thần giáo lý Đại Thừa thì ngoài hai loại bố thí căn bản trên, còn một loại bố thí nữa không kém phần quan trọng. Đó là Vô-úy-thí, tức là giúp đem sự bình an tới cho người đang quay cuồng, sợ hãi.
Theo đúng nghĩa cao cả từ lời Phật dạy thì, bố là khắp, thí là cho. Bố thí là xả bỏ lòng tham lam vị kỷ, có thể cho tất cả những gì ta có, tới tất cả những ai thực sự đang cần. Khi cho, người cho phải hoan hỷ, đại lượng, cho đúng lúc, không so đo, không chần chừ. Chỉ biết, kia là kẻ đang cần, đây là vật ta đang có, lòng rộn rã lời nhắc nhở khôn nguôi của Chư Phật trong Kim Cương Chân Kinh: “Hãy cho. Hãy cho đi. Hãy cho mà không chờ nhận lại, dù là một lời cám ơn. Hãy cho và quên ngay những gì vừa cho và cho ai. Ấy là đã liễu nghĩa tam-không, đã làm nên hạnh bố thí vô tướng”. Đây cũng là thành quả của bậc Sơ-địa (Hoan-hỷ-địa)
2- TRÌ GIỚI (PGNT) – GIỚI BA LA MẬT (PGĐT):
Theo Phạn ngữ, giới có nghĩa là luật, là nội quy đặt ra những kỷ cương buộc những ai trong cùng môi trường phải tuân theo để giữ được sự tốt đẹp, an lạc và trật tự chung.
Trong đạo, giới là chuẩn mực của đạo đức được Đức Phật đặt ra làm thành trì bảo vệ, che chở chúng ta khỏi phạm điều trái ngang, bất thiện. Nhìn tổng quát, Đức Phật phân ra hai loại giới là Biệt-giải-thoát-giới và Bồ-tát-giới.
Biệt-giải-thoát-giới hay gọi cho dễ hiểu là Tùy-thuận-giải-thoát là chỉ dạy cho biết, không buộc người phải tuân theo; tức là, giữ giới nhiều thì giải thoát nhiều, giữ giới ít thì giải thoát ít.
Nghiêm túc hơn là Bồ-tát-giới, theo tinh thần Đại-thừa lại phân định ra ba loại là Nhiếp-luật-nghi-giới, Nhiếp-thiện-pháp-giới và Nhiêu-ích-hữu-tình-giới mà giới đầu là những giới điều rất căn bản cho cả hai hàng Phật tử tại gia và xuất gia.
Nhiếp-luật-nghi-giới, Phật tử tại gia đã quy y Phật, tùy sự phát nguyện mà phải tuân theo Ngũ-giới, Bát-quan-trai-giới, Thập-thiện v…v… Hàng xuất gia thì tùy theo giới đã thọ mà phải tuân trì mười giới, mười sáu giới, hai trăm năm mươi giới hay ba trăm bốn mươi tám giới.
Trong kho tàng kinh điển lưu truyền cho hậu học, Đức Phật luôn nhắc nhở về Giới, Định, Tuệ là pháp môn căn bản của người học đạo; trong đó, Giới đứng đầu vì giữ được Giới mới sanh Định, rồi an trú được trong Định mới phát triển Tuệ.
Hành trì giới luật giúp thường xuyên tự tỉnh giác, rốt ráo cũng là đạt tới thành quả của bậc Nhị-địa (Ly-cấu-địa)
Ngoài đời giới còn được hiểu là những trách nhiệm, bổn phận chung của những người liên hệ với nhau. Đó là trách nhiệm và bổn phận giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa chủ và tớ, giữa thầy và trò v…v… Nếu mọi người đều chu toàn được giới hạnh với nhau thì niềm vui và hạnh phúc không thể vắng mặt.
3- XUẤT GIA (PGNT) – NHẪN BA LA MẬT (PGĐT):
Tới đây, sự sắp xếp giữa PGNT và PGĐT đã bắt đầu có khác biệt. Tu theo PGNT, sau khi đã phát tâm từ bi, bố thí quảng đại, đã nương theo giới để trau giồi phẩm hạnh thì điều thứ ba có thể tiến tới là xuất gia, sống đời tu sỹ, thực sự cắt ái ly gia mới có nhiều hoàn cảnh thuận lợi cho sự tu tập hầu phát triển được phẩm giá và nhân cách của những người đang đi trên đường trung đạo, tự độ để đạt quả vị A La Hán.
Trong khi đó, bên PGĐT, hạnh thứ ba chưa phải là xuất gia, mà Nhẫn- ba-la-mật mới cần kế tiếp; vì với cái nhìn dõng mãnh hơn, khi bố thí (cho Nội-thí), và sâu sa hơn (Vô-úy-thí) thì hành giả đã phát bồ-đề-tâm, không chỉ tự độ mà còn độ tha. Khi ấy, hành giả đã hành Bồ-tát-hạnh, đã đi trên Bồ-tát-đạo nên sự nhẫn nhục cần theo sát để yểm trợ cho những nghịch duyên mà Bồ Tát sẽ gặp.
Như thí dụ về Bồ Tát Thường Bất Kinh, nhận biết bao lời mắng chửi của thế nhân, nhận sự ruồng rẫy như đuổi xua một kẻ mất trí, điên rồ, khi gặp ai Bồ Tát cũng chắp tay cung kính “Tôi không dám khinh ngài vì ngài là Phật sẽ thành.”
Giữ được hạnh Nhẫn-ba-la-mật này đạt tới thành quả của bậc Tam-địa (Phát-quang-địa)
4- TRÍ TUỆ (PGNT) - TINH TẤN BA LA MẬT (PGĐT):
Sự sắp xếp này tương đối dễ hiểu, vì với PGNT, sau khi xuất gia, vị tu sỹ cần nỗ lực phát triển trí tuệ, để khi học hỏi giáo pháp, hiểu được tận tường, hầu không sai lạc khi hành trì. Theo nghĩa đơn giản, trí tuệ là sự hiểu biết trong sáng từ những suy tư chính xác, miên mật, lột dần vỏ vô minh, mở con mắt tuệ nhìn ra thật tướng của vạn pháp.
Với PGĐT, sau hạnh Nhẫn, là Tinh-tấn-Ba-la-mật vì sự tinh cần tu tập cực kỳ quan trọng khi thường xuyên phải giữ tâm Nhẫn để không hủy nhục chúng sinh, phản kháng nghịch duyên, sinh lòng sân hận.
Duy trì được Tinh- tấn-ba-la-mật là đạt thành quả của bậc Tứ-địa (Diệm-huệ-địa)
5- TINH TẤN (PGNT) – THIỀN BA LA MẬT (PGĐT):
Với PGNT thì Tinh-tấn là phối hợp của Trí-tuệ và Quyết-tâm nên Tinh-tấn góp phần không nhỏ trong sự thăng tiến của hành giả. Đó là năng lượng tinh thần có thể giúp chuyển thất bại sang thành công.
Trong khi, với PGĐT, Thiền ở đây được hiểu là Thiền-định, nằm trong Tam-vô-lậu-học, là pháp môn căn bản dẫn hành giả tới cửa Bát-Nhã. Cho nên, tới giai đoạn này, PGĐT chú tâm vào thiền định, cẩn trọng không rời sự yểm trợ của Bát-chánh-đạo nên đã giữ được chánh niệm cho tâm an định mà đạt thành quả của bậc Ngũ-địa (Nan-thắng-địa)
6- NHẪN NẠI (PGNT) – BÁT NHÃ BA LA MẬT (PGĐT):
Hạnh Nhẫn-nại không chỉ là chịu đựng những thiệt thòi, oan trái, như tinh thần PGNT chỉ dạy, mà đối chiếu là Bát-nhã-ba-la-mật mang tinh thần Đại thừa, dùng trí tuệ quán chiếu nên thấy rõ mọi thực tướng của các pháp. Bất khả thuyết, bất khả nghị, bất khả ngôn mới là chân thực. Thấu suốt diệu lý bình đẳng nơi đây là đạt thành quả của bậc Lục-địa (Hiện-tiền-địa)
7- CHÂN THẬT (PGNT) – PHƯƠNG TIỆN BA LA MẬT (PGĐT):
Lời chỉ dạy trong tất cả các kinh điển không bao giờ thiếu sự nhắc nhở phải nói lời chân thật. Sự thật luôn đi đôi với tàm qúy. Tàm là biết hổ thẹn với mình. Quý là biết hổ thẹn với người. Tàm quý là lòng tự trọng giúp ta không nói lời dối trá hại người. Trái lại, nếu nói lên sự thật nào đem lợi ích cho người thì dẫu có bị thiệt thòi, hành giả vẫn sẵn sàng hiến tặng.
Đây là trí tuệ quyền biến của Phương-tiện-ba-la-mật, là tự-tánh-thiện, là bản chất của đạo đức đưa đến thành quả của bậc Thất-địa (Viễn-hành-địa)
8- QUYẾT ĐỊNH (PGNT) – NGUYỆN BA LA MẬT (PGĐT):
Như hồ nước càng trong, càng nhìn thấy sâu, thì người tu tập càng lắng tâm, càng thấy rõ hỷ lạc. Đã thấy rõ, biết rõ đường đi, hành giả sẽ loại bỏ mọi đắn đo, lưỡng lự, chỉ một lòng vững tin và quyết định cho mục tiêu tối hậu. Đó cũng là chặng đường Văn, Tư, Tu mà PGĐT trải qua, để kết thành Nguyện-ba-la-mật. Văn là huệ, do học mà biết. Tư, do chiêm nghiệm, quán sát mà rõ. Và Tu là phát triển sự nhận biết để tự độ rồi độ tha, đạt thành quả của bậc Bát-địa (Bất- động-địa)
9- TÂM TỪ (PGNT ) – LỰC BA LA MẬT (PGĐT):
Tâm từ đứng đầu Tứ vô lượng tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả) có năng lượng cực kỳ mạnh mẽ vì Tâm-Từ, theo tinh thần Đạo Phật là lòng thương yêu rộng lớn không giới hạn, không phân biệt, hướng tới muôn loài.
Khi ta có thể yêu người như yêu ta thì năng lượng của Tâm Từ sẽ tự động tỏa sáng, mang hạnh phúc đến cho người, để người lại trở thành hạnh phúc của ta.
Khi Đức Phật về thăm nhà lần đầu, La Hầu La mới bẩy tuổi mà đã đến bên Phật, chắp tay cung kính thưa rằng: “Bạch Đức Sa-Môn, chỉ cái bóng của Ngài cũng đủ làm thân tâm con mát mẻ lạ thường”.
Lời phát biểu chân thực này tuy rất thơ ngây nhưng đã vô tình chứng thực sức mạnh của người có Tâm-Từ có thể rực sáng và truyền đạt sự ấm áp tới người xung quanh.
Tâm-từ ở đây được PGĐT bổ túc Trí-huệ nhận rõ chân, ngụy, rồi theo tinh thần “như lý tác ý” nghĩa là dựa trên lý mà diễn đạt ý, tạo thành Lực-ba-la-mật, giúp chúng sanh dứt bỏ tà kiến (điên đảo kiến) mà hầu hết chúng sanh đều mắc phải.
Hoàn thành Lực-ba-la-mật là thành quả của bậc Cửu-địa (Thiện-tuệ-địa)
10- TÂM XẢ (PGNT) - TRÍ BA LA MẬT (PGĐT):
Tâm-xả đứng thứ tư trong Tứ- vô-lượng-tâm nhưng lại là điều khó thực hiện nhất vì những cái vô-thường đã huân tập từ khi con người lọt lòng mẹ, làm sao có thể dễ dàng coi chúng là thường, mà xả bỏ? Mọi thứ quanh ta, từ tinh thần đến vật chất đều vô hình chung cột ta thành sở hữu chủ. Bởi có Cái Ta, Cái Của Ta, mới không kham nhẫn nổi những thóa mạ, những oan trái nào đụng chạm đến. Làm sao mà xả? Làm sao mà bỏ?
Chỉ có Trí Tuệ Bát Nhã “Sắc tức thị không. Không tức thị sắc”, thấy rõ chân tướng vạn pháp để nhìn lại kiếp nhân sinh mới có thể không sợ sinh tử, cũng chẳng mong Niết Bàn, như thiền-sư thõng tay vào chợ mà chẳng lụy xôn xao phố chợ.
Bồ Tát giữa bao la trời đất, cho không chờ nhận, xả chẳng vương mang, mới đạt tới thành quả của bậc Thập-địa (Pháp-vân- địa).
THANK YOU
02-08-2016, 07:33 PM (Được chỉnh sửa: 02-08-2016 07:36 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #168
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=12688]

[Hình: attachment.php?aid=12689]

[Hình: attachment.php?aid=12690]

[Hình: attachment.php?aid=12691]


File đính kèm Thumbnail(s)
               
THANK YOU
24-08-2016, 09:24 PM
Bài viết: #169
RE: NEW TOPIC'S DQ
KÍNH MỜI XEM QUA PPSX *TỈNH TÂM TU PHẬT* thơ Ht Thiền sư Thích từ Quang viết năm 1942,pps: dq.


.ppsx  DQ- TĨNH TÂM TU PHẬT.ppsx (Kích cỡ: 3.95 MB / Tải về: 293)
THANK YOU
28-09-2016, 09:19 PM
Bài viết: #170
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=12789]

[Hình: attachment.php?aid=12790]


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 2 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS