Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
NEW TOPIC'S DQ
17-02-2021, 05:46 PM (Được chỉnh sửa: 17-02-2021 06:29 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #281
RE: NEW TOPIC'S DQ
TỨ CÚ KỆ

Thông thường có Kinh thì có Kệ, và Kệ phần nhiều là Tứ cú. Lý nghiã của những câu Kệ rất sâu mầu thâm diệu, mà người đọc có thể nghiệm xét ý của Tổ Thầy ẩn tàng trong đó.
Vậy chúng ta tìm hiểu ý nghiã của Tứ Cú Kệ qua Phật Học Từ Điển để thấy diệu năng căn bản của Kệ, mà nương theo sự chỉ giáo của quí Ngài, hầu tìm ra chân lý giải thoát.

TỨ CÚ nghĩa là bốn câu:

1)- Hữu (có). 2)- Vô (không). 3)- Diệc hữu diệc vô (cũng có cũng không). 4)- Phi hữu phi vô (chẳng phải có chẳng phải không).
Cũng viết là:
1)- Hữu nhi bất không.
2)- Không nhi bất hữu.
3)- Diệc hữu diệc không.
4)- Phi hữu phi không.

Đó là bốn pháp môn, bốn trình độ tu học. Đến khi thành Đạo, thì lìa khỏi bốn câu ấy.

TỨ CÚ KỆ. Âm theo Phạn: Kệ, Kệ đà Già đà, dịch nghiã Tứ cú Kệ.
Cũng còn gọi là: Nhứt Tứ cú Kệ. Ấy là một bài văn thi về Đạo lý, tóm lược trong bốn hàng (bốn câu) mà chứa đủ hết ý nghĩa.
Chư Phật, Chư Tổ thường dùng Tứ Cú Kệ truyền cho đệ tử, hoặc để khai ngộ, hoặc để phó chúc, hoặc để truyền Sấm. Người hữu duyên nghe một Tứ Cú Kệ, có thể giác ngộ mà tu cho tới thành Đạo.

TÂM ĐỊA QUÁN KINH có câu “Dĩ chơn thật Pháp nhứt Tứ Cú Kệ thí chúng sanh.” ( Đem một bài Kệ bốn câu về pháp chơn thật thí cho chúng sanh.)

KIM CANG KINH cũng có dạy: Như có ai dùng các món thất bảo trong cõi Tam thiên đại thiên thế giái mà bố thí, thì phước đức rất lớn. Nhưng lại như có ai đối với Kinh Kim Cang nầy mà thọ trì cho đến đắc Tứ Cú Kệ và thuyết pháp ra cho kẻ khác nghe, thì phước lại lớn hơn.

Vài thí dụ về Tứ Cú Kệ:
Chư ác mạc tác,
Chúng thiện phụng hành,
Tự tịnh kỳ ý,
Thị chư Phật giáo.
(Đừng tạo ra việc dữ,
Hãy làm hết điều lành,
Tâm ý giữ cho sạch,
Đó là giáo lý của Phật.)
Bốn câu Kệ ấy, tóm lược hết giáo lý của Phật, do Đức Phật Thích Ca ban truyền.
Chư pháp nhơn duyên sanh,
Diệc tùng nhơn duyên diệt,
Ngã Phật Đại Sa môn,
Thường tác như thị thuyết.
(Các pháp do nhơn duyên mà sanh ra,
Cũng tùng theo nhơn duyên mà tiêu diệt,
Đức Phật của ta ngài Đại Sa môn,
Thuờng hay chỉ dạy lý thuyết như vậy.)
Đó là Tứ Cú Kệ của Ngài Xá Lỵ Phất (Sariputra) thọ lãnh ở Ngài Ác Bệ (Asvajit); liền khi ấy, Ngài bỏ Ngoại mà vào Phật pháp.
Vô thượng thậm thâm di diệu pháp,
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ;
Ngã kim kiến, văn, đắc thọ trì,
Nguyện giải Như lai chơn thiệt nghiã.
(Pháp vô thượng rất sâu, mầu nhiệm,
Trăm ngàn vạn kiếp khó gặp được;
Tôi nay nghe, thấy, được thọ trì,
Nguyện hiểu nghĩa chơn thiệt Như lai.)
Đó là Tứ Cú Kệ mà mỗi nhà tu cần trì tụng trước khi đọc Kinh.

Trong “Thiền uyển tập anh ngữ lục” ghi chép nhiều câu chuyện về các nhà sư có thói quen trả lời câu hỏi chất vấn của người học Đạo hoặc dặn dò các đệ tử trước khi qua đời bằng một bài thơ ngắn gọn, thường là bốn câu. Trong những bài thơ được gọi chung là “Tứ cú kệ” đó, các tác giả thường gởi gắm một nhận xét triết lý về bản chất cuộc sống, về lẽ Thiền, thông qua các hình ảnh thiên nhiên cụ thể, sinh động.

Chẳng hạn như những hình ảnh trong bài thơ tương truyền là do nhà sư Vạn Hạnh làm ra để “tạo dư luận cho Lý Công Uẩn làm vua” sau đây:
“Thụ căn diểu diểu
Mộc biểu thanh thanh
Hoà đao mộc lạc
Thập bát tử thành”.
(Gốc cây thăm thẳm - Ngọn cây xanh xanh - Cây hòa đao rụng - Mười tám hạt thành).
Hay bài thơ của Quốc sư Pháp Thuận trả lời vua Lê Đại Hành khi được hỏi về vận nước:
“Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh”.
(Ngôi nước như mây cuốn - Trời Nam mở thái bình - Vô vi trên điện gác - Chốn chốn tắt đao binh).
*
* *
Tiếp theo là hai bài Kệ nổi tiếng của Đại Sư Thần Tú và của Đức Lục Tổ Huệ Năng. Đức Lục Tổ mặc dầu không biết chữ, nhưng đã đạt được lý nghiã sâu mầu của Phật Pháp.

Thần Tú:

Thân là cội Bồ đề,
Tâm như đài gương sáng.
Luôn luôn phải lau chùi,
Chớ để dính bụi bặm.

Lục Tổ:

Bồ đề vốn không cây,
Gương sáng cũng chẳng đài,
Xưa nay không một vật,
Chổ nào dính bụi bặm ?
Được biết, Lục Tổ Huệ Năng sanh ra ngày 8 tháng 2 năm Mậu Tuất đời Đường vua Thái tông (Tây lịch 638). Đến năm 24 tuổi, nghe Kinh ngộ Đạo và được Ngũ Tổ truyền Y Bát (năm 661). Mười sáu năm sau (năm 676), Sư hội kiến với Ấn Tông Pháp sư và được truyền Giới Cụ túc. Qua năm sau, Đại sư đến trụ trì tại chùa Bảo lâm, có hàng tứ chúng hộ vệ. Ở ngôi chùa ấy, tuyên dương Phật Giáo. Ngài tịch năm 713.

Sau đây là câu chuyện giữa Đức Lục Tổ và Sư Chí Thành:
Tổ hỏi:“Thầy dùng cái gì chỉ dạy chúng ?”.
Chí Thành thưa:“Thường dạy chúng trụ tâm quán tịnh, thường ngồi chẳng nằm”. Trụ tâm quán tịnh là trụ tâm lại và nhìn thấy chỗ lặng lẽ đó và thuờng ngồi thiền chớ không nằm.
Tổ bảo:“Trụ tâm quán tịnh là bịnh chớ không phại thiền, thường ngồi là câu chấp nơi thân, đối với lý có lợi ích gì”. Hãy lắng nghe bài Kệ của tôi:
“Sanh lai tọa bất ngọa,
Tử khứ ngọa bất tọa,
Nguyên thị xú cốt đầu
Hà vi lập công khóa.”
Khi sống ngồi thiền mãi không nằm, khi chết nằm luôn không ngồi, có ai chết rồi mà ngồi dậy không? Như vậy, vốn là cái đầu xương thúi, thì vì sao mà lập công khóa? Nằm và ngồi chẳng qua là sương sống dựng đứng lên hay nằm ngã xuống, dựng lên gọi là ngồi, ngã xuống gọi là nằm, như vậy nằm ngồi vốn là khúc xương thúi, là cái hình thức, đâu có gì quan trọng mà lấy đó làm công phu tu hành. (Trích trong PHÁP BẢO ĐÀN, HT.Thích Thanh Từ)
*
* *
Thiền sư Đạo Hạnh (mất năm 1112) thuộc thế hệ thứ 12 của Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi cũng có một bài Kệ rất sâu sắc về vấn đề siêu việt không hữu:

Tác hữu trần an hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu không như thuỷ nguyệt,
Vật trước hữu không không.
(Có thì có tự mảy may,
Không thì cả vũ trụ nầy cũng không.
Có, không: Bóng nguyệt lòng sông,
Cả hai tuy vậy chẳng không chút nào.)

Hai câu đầu “nói có thì từ hạt bụi hạt cát đều có, nói không thì cả vũ trụ đều không”. Phản chiếu trung thực tư tưởng Hoa Nghiêm. Câu thứ ba “Có và không đối nhau và nương nhau cũng như bóng nguyêt và dòng sông”. Câu thứ tư nhắm đến sự ngăn ngừa không để người ta mắc vướng vào sự chấp không:“Đừng bị mắc kẹt vào cái không, của có và không.”(Vật trước hữu không không). (Trích trong Phật Giáo Sử Luận)
*
* *
Người học Đạo khi nào tâm sạch được vọng tưởng điên đảo, lúc đó Đạo hiện tiền không phải đi kiếm ở đâu, ở nơi nào.

Sanh tùng hà xứ lai ?
Tử tùng hà xứ khứ ?
Tri đắc lai khứ xứ,
Phương danh học Đạo nhân.
Dịch:
Sanh từ chỗ nào đến?
Chết sẽ đi về đâu ?
Biết được chỗ đi đến,
Mới gọi người học Đạo.
Chúng ta tu bao nhiêu năm rồi có biết mình sanh từ đâu đến chưa ? Có biết chắc khi chết mình đi về đâu chưa ? Mù mù mịt mịt. Ở đây nói người học Đạo thì phải biết từ đâu đến, chết đi về đâu. Biết được hai cái nầy thì trong tâm mình ít nhất cũng chứng được Túc mạng minh. (Trích trong Hương Hải Thiền Sư Ngữ lục).
*
* *
Một vài bài Tứ Cú Kệ, kể ra đây để suy nghiệm thêm về những bài Sấm Thi của Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo, đặc biệt là những bài thơ khoán thủ với bốn chữ BỬU SƠN KỲ HƯƠNG và những bài TỨ CÚ KỆ mà Đức Huỳnh Giáo Chủ đã trước tác mà chúng ta có thể tìm thấy trong những tác phẩm của Ngài.
Kính cẩn giới thiệu một vài bài tiêu biểu sau đây:

BỬU châu công luyện chốn non thần,
SƠN thuỷ môn giang bảo giác dân.
KỲ quái chờ nơi Thiên nhứt định,
HƯƠNG nồng dành thưởng kẻ tròn ân.
BỬU ngọc vãng lai rõ Đạo mầu,
SƠN tầm hạnh Thích nẻo cao sâu.
KỲ giả thức tâm tìm Đạo lý,
HƯƠNG tuyệt đăng lui bãi phục cầu.
*
* *
Hào quang chư Phật rọi mười phương,
Đạo Pháp xem qua chớ gọi thường.
Chuyên chú nghĩ suy từ nét dấu,
Cố công gìn giữ tánh thuần lương.
VÔ thượng thậm thâm dĩ ý truyền,
DANH ngôn chép để rạch đàn Tiên.
CƯ gia Tịnh Độ tâm viên mãn,
SĨ xuất văn từ dốc dạy khuyên.
*
* *
Đạo pháp thường hay dung với hòa,
Xét người cho tột xét thân ta.
Nếu người rõ phận vui lòng thứ,
Ta thứ được người, người thứ ta.
*
* *
Mắt nhìn trần đỏ niệm Di Đà,
Nguyện vái thân nầy khỏi đọa sa.
Muôn đạo hồng quang oai Đức Phật,
Soi đường minh thiện đến Long Hoa.

Rõ ràng, Đức Thầy là vị hoạt Phật lâm phàm độ thế nên đã viết ra Sấm Giảng để truyền bá giáo lý siêu mầu của Phật giáo. Mặc dầu Giáo lý của PGHH dưới hình thức Sấm Giảng hay Thi Văn nhưng thật ra, đó cũng chính là những quyển Kinh bài Kệ nhưng vì tùy theo phong hóa nước nhà và nhân sanh phù hợp lúc bấy giờ (ngày 18/5 năm Kỷ Mão, 1939) nên gọi là Sấm Thi cho dễ ngâm, dễ đọc, dễ truyền tụng và nhất là dễ hiểu, dễ hành.
Do đó, khi đọc qua Sấm Thi của Đức Thầy, nếu những ai không có tâm Đạo hoặc chưa biết gì về giáo lý nhà Phật thì rất dễ ngộ nhận cho rằng những bài Sấm Thi nầy quá tầm thường, không có gì để học hỏi. Tuy nhiên, nếu đã là người hiểu biết Đạo lý thì chắc chắn sẽ nhận ra đây là một Giáo lý siêu mầu, đúng với chánh pháp Vô vi của Đức Thích Ca từ phụ và nhất là phù hợp với mọi căn cơ của chúng sanh trong thời Hạ nguơn mạt pháp này, nương theo đó mà tu hành sẽ đắc thành quả vị.
Đặc biệt, Đức Huỳnh Giáo Chủ không những mở Đạo cứu Đời trong vùng châu thổ sông Cửu Long nhỏ bé nầy mà Ngài còn có sứ mạng do Phật Trời giao phó là cứu vớt quần sanh khắp cả Ta bà thế giới.

Xin đọc lại bài thơ Tình Yêu nhân loại sau đây, sẽ thấy được tâm ý mà Đức Thầy muốn thố lộ điều nầy:

TÌNH YÊU
Ta có tình yêu rất đượm nồng,
Yêu đời yêu lẫn cả non sông.
Tình yêu chan chứa trên hoàn vũ,
Không thể yêu riêng khách má hồng.
*
* *
Nếu khách má hồng muốn yêu,
Thì trong tâm chí hãy xoay chiều.
Hướng về phụng sự cho nhơn loại,
Sẽ gặp tình ta trong khối yêu.
*
* *
Ta đã đa mang một khối tình,
Dường như thệ hải với sơn minh.
Tình yêu mà chẳng riêng ai cả,
Yêu khắp muôn loài lẫn chúng sinh.
Miền Đông, năm 1946
Ngoài ra, còn có rất nhiều câu Sấm Thi khác, cho ta biết rõ sứ mạng thiêng liêng của Ngài:
Ta thừa vưng Sắc lịnh Thế Tôn,
Khắp hạ giái truyền khai Đạo pháp.
Hay:
Điên tu cầu Quân thánh rải ân,
Cho bốn biển dân lành được hưởng.
(Diệu Pháp Quang Minh)
hoặc là:
Để cho Thầy đi dạo Ta bà,
Đặng dạy kẻ đàng xa chưa rõ.


Tóm lại, TỨ CÚ KỆ theo Phật học Tự điển của Đoàn Trung Còn, là “một bài kệ tóm lược trong bốn câu chứa đựng hết ý nghĩa đạo lý”. Chư Phật chư Tổ thường dùng Tứ Cú Kệ truyền cho đệ tử hoặc để khai ngộ hay để phó chúc. Người hữu duyên nghe một Tứ cú kệ, có thể giác ngộ mà tu cho tới thành Đạo.
"Tứ cú kệ" hoàn toàn khác với "Tứ cú" hay "Tứ cú pháp", bởi nó chỉ các thi kệ Phật giáo hình thành bằng bốn câu Kệ tụng do sách Phật ghi chép phần nhiều gồm bốn câu, nhưng số chữ mỗi câu thì không nhất định. Tứ cú kệ thường hàm chứa yếu nghĩa kinh luận Phật giáo, cho nên trong Kinh thường nói dùng Tứ cú kệ dạy người hoặc trì thọ tứ cú kệ, đều được công đức rất lớn, như ở quyển Hai kinh Đại Thừa Bổn Sanh Tâm địa quán viết: “Khuyên chư chúng sinh, cùng phát tâm này, lấy chân thật pháp ở Tứ cú kệ, pháp thí cho người khiến họ hướng về Vô thượng chính đẳng Bồ đề, nên gọi là Chân thật Ba la mật đa". Như vậy, Tứ cú kệ không chỉ nhất thiết một bài kệ nào mà chỉ chung kinh điển nào Phật giáo cũng được, hay sâu hơn là hàm ý chỉ yếu lý Phật pháp.

Ta cũng thường nghe đến bài kệ bất hủ của Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Bài kệ đã mở đường cho một lối nhìn rất đặc biệt về thiền:

Giáo ngoại biệt truyền
Bất lập văn tự
Trực chỉ nhơn tâm
Kiến tánh thành Phật

Nói rằng bất lập văn tự, truyền ngoài giáo điển, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật. Tổ Bồ Đề Đạt Ma chẳng những dóng lên một tiếng chuông cảnh tỉnh những người tu thiền thời bấy giờ, chỉ ngày ngày lo trau chuốc lý luận và khái niệm rồi đánh mất đi thời giờ quí báu cho công cuộc tu tập; mà còn là một hồi chuông dài cho muôn đời về sau nầy. Ngài muốn nhấn mạnh cho mọi người một lần nữa là: thiền nên nín, không nên nói. Thiền chỉ chú trọng đến hành vi thực tiển. Nóng lạnh tự ta biết. Muốn thưởng thức hương vị của trà thì hãy tự mình nâng tách trà lên mà uống, đừng nói, đừng rằng. Thiền không thể nắm bắt được bằng văn tự ngôn ngữ.

Còn nói về giáo ngoại biệt truyền là vì không thấy nói hoặc y cứ trong kinh điển. Kỳ thật thiền cũng là giáo pháp của Thế Tôn, chứ làm gì mà có chuyện giáo ngoại. Để ý một chút ta sẽ thấy chính Đức Thế Tôn đã vẽ lại một bức tranh vô cùng sống động về thiền. Hình ảnh Ngài ngồi liên tục bốn mươi chín ngày đêm dưới cội Bồ Đề cho đến khi Ngài vào đại định. Ngài đang làm gì nếu không phải là đang truyền lại cho đời sau bức tranh thiền. Ngài đã biết trước là đời sau nầy sẽ khua môi múa mỏ, lý luận; nên Ngài đã không nói, không rằng, mà chỉ ngồi. Ngụ ý thứ nhứt của Ngài là hãy nín mà thiền, chứ đừng nói, đừng rằng chi cho phí mất thì giờ. Chúng ta sẽ không còn nhiều thì giờ nữa đâu. Ngụ ý thứ hai của Ngài là thiền không và sẽ không bao giờ được truyền từ bên ngoài; đừng đi tìm nơi đâu khác ngoài ta ra; đừng lý luận; hãy ngồi như Ngài đi rồi sẽ tự chứng nghiệm. Thiền là chân Bát Nhã: không nói, không nghe. Chữ “giáo” mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã nói ôũ đây ta phải hiểu một cách đơn giản là tổ muốn ám chỉ văn tự trong kinh sách, chứ không phải là giáo pháp của Phật. Ngài nói như thế để cho tăng chúng đừng phí thêm thì giờ lặn hụp trong kinh điển mà tìm cho được thiền. Không tự thân trực tiếp tiếp xúc với thực cảnh thì không bao giờ thể nghiệm được thực tướng của nó đâu. Chính vì vậy mà các Tổ Thiền Tông đã liên tục khẳng định “thiền không có một pháp cho người, đừng vào cửa thiền mà cầu pháp chi cho vô ích.” Thiền không bắt mạch bên ngoài mà chẩn bệnh, thiền mổ xẻ và đi thẳng vào lục phủ ngũ tạng bên trong. Đối với thiền, văn tự như vô dụng, đừng đặt thiền vào ngôn từ nào cho thêm phí thì giờ.

Chính vì cái chỗ bất lập văn tự nầy mà có nhiều người tu thiền cố tâm lơ là với việc nghiên cứu kinh điển. Thậm chí còn có khuynh hướng chê bai những ai y cứ kinh điển, nương theo giáo pháp của Phật. Chẳng hạn như có người bảo tu thiền là phá chấp, giữ giới là còn chấp, nên tu thiền không giữ giới để thực hành mục đích phá chấp. Hoặc giả có người cho rằng giáo ngoại biệt truyền, cho nên ai tu theo giáo pháp của Phật cần bị đốn để thực hành mục đích giáo ngoại. Thật là một lý luận điên rồ và không tưôũng của những người không giữ được giới rồi ngụy biện, không tinh tấn trì kinh rồi đi đả kích người tinh tấn. Tổ Bồ Đề Đạt Ma dám nói một cách dõng dạc vì Ngài đã làu thông kinh Phật; những cái cần biết, Ngài đã biết; giờ chỉ còn chuyện thực nghiệm nơi tự thân mà tiến thẳng đến quả vị Phật Đà, chứ Ngài đâu cần phải nói năng chi nữa.

Tổ nói “Bất lập văn tự” chứ Tổ đâu có biểu “Bất dụng văn tự.” Không dụng văn tự thì làm gì có phương tiện để mà thực hiện chân lý? Dụng văn tự mà chẳng câu chấp vào văn tự, ấy là ý của Tổ Bồ Đề Đạt Ma vậy. Ngài dạy rằng một khi đã liễu ngộ thì không có một pháp để truyền. Phật kiến, pháp kiến, hữu tướng, vô tướng đều phải dứt trừ. Trong lòng không còn một vật. Tâm ta lúc ấy bao la như bầu trời xanh thăm thẳm cũng được, mà vi tế như một hạt bụi nhỏ của vũ trụ cũng được.

( tài liệu trên net)
THANK YOU
27-02-2021, 06:10 AM (Được chỉnh sửa: 13-03-2021 05:09 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #282
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=14419]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
07-04-2021, 05:37 AM
Bài viết: #283
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=14427]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
06-06-2021, 01:51 PM
Bài viết: #284
RE: NEW TOPIC'S DQ
(22-04-2021 06:10 AM)dieuquang Đã viết:  THƯ GIẢN

THƯ GIẢN
Ngày nay, nhân loại đã tiến bộ rất xa về mặt khoa học, kỹ thuật, đã làm thay đổi bộ mặt thế giới từng ngày, từng giờ và thậm chí từng phút, từng giây nên đời sống con người về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… đều được nâng cao một cách đáng kể.
Nhờ phương tiện giao thông vận tải, phương tiện truyền thanh, truyền hình, mạng internet, vô tuyến viễn thông… mà thế giới đã và đang hội nhập thành một cộng đồng quốc tế với quy mô toàn cầu hóa. Điều này đem đến không biết bao nhiêu phúc lợi xã hội, tiện nghi đời sống… đủ để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng đa diện và phong phú cho con người.
Tuy nhiên, để có được những thành quả ấy, cư dân trên trái đất này đã phải khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, lâm sản, hải sản, nhiên liệu… Đồng thời, khí thải từ các nhà máy, từ tàu thuyền xe cộ, từ các thiết bị dân dụng, các sóng điện từ, các chất hóa học độc hại, từ phóng xạ nguyên tử… đã làm ô nhiễm môi trường sống, phá vỡ tầng ozone, thay đổi khí hậu, thời tiết, phát sinh nhiều loại siêu vi nguy hiểm, những căn bệnh ngặt nghèo.
Hơn thế nữa, mọi người dường như đang tăng tốc đến chóng mặt trong mọi lãnh vực đời sống, đòi hỏi tận dụng mọi tiềm năng để phấn đấu, tranh thủ, giành giựt…; và thậm chí, còn sẵn sàng trừ khử lẫn nhau bằng nhiều mưu mô, thủ đoạn… trong những cuộc chạy đua đủ loại tầm cỡ giữa những cá nhân, tập thể xí nghiệp, công ty, quốc gia, xã hội, hay quy mô toàn thế giới.
Trong tình huống đó, dĩ nhiên mọi người bị lôi cuốn vào giữa cơn lốc của thành – bại, được – mất, hơn – thua, vui – khổ; để rồi một lúc nào đó – bạn chợt thấy mình và những người xung quanh trở nên quá hấp tấp, nôn nóng, vội vã, khẩn trương… kèm theo những nỗi lo âu, sợ hãi, căng thẳng, bức xúc, cay cú, giận dữ… và lắm khi đưa đến thác loạn; nghĩa là những rối loạn nội tại ít nhiều ảnh hưởng đến hệ thần kinh, đưa đến những di chứng nguy hiểm về mặt tâm thần.
Trong tình trạng bất an mà sự căng thẳng có nguy cơ đưa đến suy sụp cả thể chất lẫn tinh thần này, bạn cần phải bình tĩnh. Không nên lăng xăng, hối hả tìm biện pháp giải quyết; vì càng nôn nóng giải quyết, dù bằng cách nào, thì sự căng thẳng sẽ càng gia tăng và kiên cố hơn mà thôi.
Đơn giản là bạn chỉ cần cho phép thân tâm bạn được nghỉ ngơi vô sự – nghỉ ngơi hoàn toàn – dù chỉ một lát thôi; nghĩa là, đừng dụng công, đừng gắng gượng, đừng khống chế, đừng cố bắt ép nó đứng yên.
Yên tâm không phát xuất từ sự gượng ép làm cho tâm yên, mà phải để cho nó nghỉ ngơi thật thoải mái, tự nhiên, vì đó là nhu cầu thật sự của thân tâm bạn.
Hãy để cho thân tâm bạn thư giãn và buông lỏng, từ đầu tới chân, và tâm bạn buông xả trước mọi sự bận rộn, đa đoan trong những lo âu toan tính đời thường. Hãy nghĩ lại mà xem: Bạn đã bắt cái thân làm việc quá nhiều, sao lại không cho phép nó được nghỉ ngơi trong chốc lát? Cũng vậy, tâm bạn đã bận rộn với quá nhiều lo tính, sao thỉnh thoảng không cho nó được rỗng rang vô tư để tinh thần tự ổn định và tự phục hồi năng lực? Đó chính là nguyên lý: “Điềm đạm hư vô chân khí tùng chi” của Y đạo phương Đông vậy.
Sau đây là một vài gợi ý để bạn có thể nắm vững nguyên tắc vận dụng sự buông giãn cho từng tình huống riêng của bạn:
– Nếu trong khi đang làm việc ở bàn giấy, bạn cảm thấy căng thẳng, hãy dựa lưng vào thành ghế, ngả đầu ra đàng sau, hai tay buông xuôi, hai chân duỗi ra, nhắm mắt lại và để cho tâm bạn trống rỗng, nghỉ ngơi.
– Bạn cũng có thể đứng lên, dang hai chân ra ngang vai, gập người buông rũ xuống phía trước, chao thân mình qua lại để cho đầu và hai tay đu đưa như cành liễu rũ, bạn sẽ cảm thấy cả thân lẫn tâm nhẹ nhàng hẳn ra.
– Hoặc nếu bạn biết thái cực quyền, hãy đứng xoay eo trong trạng thái hoàn toàn buông lỏng, không cần xử dụng cơ bắp, giống như chiếc áo treo hờ, xoay qua xoay lại tự nhiên trong gió vậy.
– Nếu bạn làm việc quá tải, cảm thấy lao tâm, lao lực, hãy nằm ngửa xuống, hơi dang hai tay, hai chân ra một tí, nhắm mắt lại, thở thật tự nhiên, buông lỏng hoàn toàn. Bạn hãy làm như một diễn viên điện ảnh đang đóng vai giả chết. Đó là savasana (thế xác chết) trong hattha – yoga. Yoga nói rằng nếu bạn có thể buông bỏ tất cả như một xác chết trong vòng 20 phút thì bạn có thể phục hồi hoàn toàn những năng lực mà bạn đã mất đi trong 24 tiếng đồng hồ vừa qua.
– Trong tư thế ngồi thiền phổ thông nhất như bán già hay kiết già, bạn nên ngồi ngay thẳng nhưng không được gồng cứng mình! Yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất là phải buông lỏng cả thân lẫn tâm; và hãy lắng nghe trạng thái buông giãn ấy thật tự nhiên, không cần cố gắng để đạt được một mục đích nào cả.
– Nếu bạn cảm thấy khi ngồi khó thư giãn toàn thân thì nên thư giãn từng vùng, lần lượt từ đầu, mặt, xuống cổ, vai, hay tay, ngực, bụng, hai chân… cho đến khi cảm thấy toàn thân thư giãn, lắng dịu và nghỉ ngơi hoàn toàn.
– Thực ra không nhất thiết phải ngồi, bạn có thể thư giãn trong bất cứ tư thế nào mà bạn cảm thấy thoải mái, như đi, đứng, nằm…; và khi ngồi thì ngồi trong tư thế nào cũng được. Thậm chí, bạn cứ sinh hoạt bình thường không cần phải ngưng lại; ở trường hợp này, bạn có thể thư giãn, buông xả ngay trong chính công việc mà mình đang làm – thì thật là tuyệt vời biết bao!
– Đi tản bộ hay đi kinh hành một cách thong thả, ung dung, thoải mái, không cần gán thêm vào động tác đi bất kỳ ý nghĩa, mục đích lý tưởng nào, chỉ cần đi một cách thư thái tự nhiên là được.
Thư giãn, buông xả, nghỉ ngơi hoàn toàn là yếu tố cơ bản không thể bỏ qua trong bất kỳ tâm thái thiền nào.
Rất nhiều người xem thường yếu tố cơ bản này, họ quyết tâm đi thẳng vào thiền định, thiền tuệ hay thiền công án, hy vọng sẽ có kết quả nhanh! Nhưng hãy coi chừng: Càng mong kết quả nhanh chừng nào thì kết quả càng đến chậm chừng đó!
Thực ra, tự thân sự thư giãn, buông xả đã mang lại nhiều kết quả lớn lao như thân tâm được ổn định, đồng thời, nhiều vấn đề bức xúc, bế tắc ngay trong cuộc sống sẽ tự động hóa giải, mà không cần giải quyết hay mong chờ một giải pháp lý tưởng, một mục tiêu viển vông nào ở tương lai.
Một số hiệu quả tự nhiên của thư giản buông xả:
1 – Tình trạng thân căng thẳng thường kèm theo nhiều bệnh chứng như co cứng, đau nhức, hồi hộp, khó thở, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, suy nhược thần kinh… Vì vậy thân thư giãn là điều kiện tốt nhất để hóa giải căng thẳng, giúp tật bệnh được điều trị dễ dàng và sức khoẻ được phục hồi nhanh chóng. Mặt khác, căng thẳng tâm lý cũng sinh ra nhiều tâm bệnh như bứt rứt, bực bội, lo âu, mặc cảm, u uất, hoang tưởng… Do đó, tâm buông xả đưa đến tinh thần lắng dịu, hóa giải tình trạng dồn nén, bức xúc… Đó chính là nguyên lý : “Tinh thần nội thủ bệnh an tùng lai” trong Y đạo phương Đông.
2 – Khi quá nôn nóng, hấp tấp, căng thẳng, bạn thường hành động, nói năng, suy nghĩ thiếu chính xác và dễ bị tiêu hao năng lực. Nhưng thân tâm khinh an, thư thái sẽ là cơ sở nền tảng cho hành động, nói năng và suy nghĩ của bạn được đúng đắn, chính xác hơn.
3 – Một tâm trí bị sử dụng quá tải sẽ cảm thấy mệt mỏi, cạn kiệt, chán chường, bức bối, sợ hãi… Trong buông xả trọn vẹn, tinh thần được thoải mái nên những phiền não bức xúc tự động lắng dịu và tự nhiên được hóa giải. Ngược lại, bạn càng cố gắng diệt trừ phiền não thì chúng càng gia tăng cường độ.
4 – Khi thân tâm được nghỉ ngơi hoàn toàn thì nó có thể hướng đến bất kỳ một đối tượng thiền định tự nhiên nào… như một ngọn lá xanh, một ô cửa trống, một áng mây bay… để tâm được an trú; hay hướng đến bất kỳ một đối tượng thiền tuệ nào… nhưng những trạng thái diễn biến nơi thân, nơi cảm giác, nơi tâm hay nơi sự tương giao vận hành của thân tâm, để sáng suốt thấy rõ bản chất như thật của mọi hiện tượng trong đời sống.
Hỏi:
– Khi tôi thư giãn, buông xả một lát thì bị rơi vào giấc ngủ, như vậy là xấu hay tốt?
Đáp:
– Khi thân tâm căng thẳng, bạn thường xuyên ngáp dài, rồi uể oải, mệt mỏi, có vẻ như buồn ngủ lắm; nhưng nằm xuống ngủ lại không ngủ được. Đó là biểu hiện trạng thái suy nhược thần kinh. Nếu bạn đang bị căng thẳng mà sau khi thư giãn, buông xả một lát, bạn chìm vào một giấc ngủ ngon lành – thì đó quả là một liều thuốc an thần tự nhiên, giúp thân tâm bạn tự động điều chỉnh một cách tuyệt vời. Nhưng nếu trong tình trạng bình thường mà khi nào thư giãn bạn cũng bị rơi vào giấc ngủ – thì đó là hôn trầm, thụy miên – trạng thái này là một trở ngại, không tốt chút nào cho sức khoẻ thể chất và sự tỉnh táo, sáng suốt tinh thần! Trong trường hợp đó, bạn nên đi trong buông lỏng hơn là ngồi hay nằm. Nếu phải ngồi thì sau khi thư xả, để khỏi hôn trầm thụy miên, bạn nên chú tâm quan sát rõ hơi thở vào ra. Sự chú hướng đúng mức vào một đối tượng sẽ giúp tâm bạn tỉnh táo hơn. Nếu làm như thế cũng không hết dã dượi uể oải thì bạn nên đi tắm rửa hoặc ra ngoài trời đi đi lại lại cho tỉnh táo hơn. Nếu thích ngồi, bạn nên ngồi thiền nơi có ánh sáng, không khí mát mẻ và trước khi ngồi không nên ăn no.
Hỏi:
– Ngược lại, tôi hầu như không thể thư giãn, buông xả được. Thân tôi cứ như cứng đờ ra và tâm tôi thì gần như lúc nào cũng bận rộn, không thể rời khỏi những mối quan tâm của nó vậy. Làm sao để buông xả?
Đáp:
– Gặp trường hợp ấy, bạn nên làm quen với thư giãn về thân trước. Trong khi thư giãn, bạn nên để tâm theo dõi từng động tác một cách tự nhiên, không nên quá cố gắng tập chú, cũng không nên lơ là, chểnh mảng. Nếu bạn cảm thấy thân không được mềm dẻo, linh hoạt do thường làm một số động tác nào đó lâu ngày mà trở lên chai lì; hoặc thường xuyên đề kháng, cảnh giác mà trở thành đờ cứng thì bạn nên chơi thể thao, đi bộ thong thả… Cũng có thể tập Thái cực quyền hay thể dục dưỡng sinh đơn giản để thân bớt đờ cứng, dần dần sẽ mềm dẻo, nhẹ nhàng và linh hoạt hơn.
– Trong khi tập cho thân thư giãn như thế, bạn nên quan sát các động tác của thân một cách tự nhiên – không quá chuyên chú,cũng không lơ đễnh – thì tâm bạn sẽ tự động được khinh an, thư thái và buông xả ngay.
Hỏi:
– Có những công việc đòi hỏi phải quan tâm một cách khẩn trương, căng thẳng, không cho phép chúng ta được quyền thư giãn, buông xả, nghỉ ngơi thoải mái một giây phút nào; vì nếu làm như vậy thì chẳng khác nào chúng ta đang trốn tránh một trách nhiệm nào đó?
Đáp:
– Có lẽ bạn nên hiểu ngược lại! Chính vì để làm tròn trách nhiệm đối với những công việc đòi hỏi phải khẩn trương, căng thẳng mà chúng ta phải biết buông xả. Buông lỏng giúp giảm bớt căng thẳng, nhanh chóng phục hồi năng lực để tiếp tục công việc và nhờ vậy sẽ đạt được nhiều hiệu quả cao. Một người có khả năng buông xả khi phải đối đầu với những công việc khẩn trương thì chẳng bao lâu anh ta sẽ thản nhiên, nhẹ nhàng trong những công việc khó khăn nhất.
– Nếu sự khẩn trương, căng thẳng tích lũy lâu ngày không hóa giải được sẽ đưa đến suy nhược tâm thân, lúc đó không những không làm tròn trách nhiệm mà sự luống cuống của bạn còn phá hỏng công việc nữa là khác.
Hỏi:
– Nhưng như thế tôi phải mất một khoảng thời gian nhất định cho sự buông xả? Mà thời gian của tôi không cho phép thì sao?
Đáp:
– Thực ra, lúc đầu chúng ta nên tập quen với sự thư giãn, buông xả; khi đã nhuần nhuyễn rồi, bạn có thể thư xả ngay nơi công việc nên không cần phải mất một khoảng thời gian nào. Nếu bạn thường căng thẳng mà không biết thư xả thì hậu quả sẽ khó lường; lúc đó, có thể không phải chỉ mất một khoảng thời gian mà có khi mất cả quãng đời còn lại!
Hỏi:
– Xin hỏi thêm: Nói thư giãn tức là đã hàm ý phải cố gắng làm cho thân thư giãn. Nhưng đã cố gắng thì vô hình trung lại tạo thêm một sự căng thẳng khác. Buông xả cũng vậy, muốn loại bỏ cái gì ra khỏi tâm trí chúng ta thì vẫn phải dụng lực. Ví dụ, muốn buông bỏ một nỗi buồn đâu phải là dễ. Như vậy, dụng lực hay không dụng lực đều không buông bỏ được. Bây giờ phải làm sao đây?
Đáp:
– Dường như bạn nhầm lẫn giữa hai sự kiện: cố gắng thể lực và cố gắng tâm lý. Khi thân căng thẳng, mệt mỏi bạn có quyền thư giãn, đó là một đáp ứng hay phản xạ rất tự nhiên, giống như bạn siêng năng tập thể dục thể thao mỗi khi khí huyết bất thông, chân tay nhức mỏi v.v. thì có vấn đề gì đâu. Chẳng lẽ bạn cố gắng thư giãn vì một mục đích lý tưởng cao siêu nào đó? Nếu vậy thì không còn thuộc lãnh vực thể lý mà đã bước sang vấn đề tâm lý mất rồi. Bạn cần thấy rõ thân thư giãn và tâm buông xả là hai lãnh vực hoàn toàn khác nhau.
Cố gắng tâm lý để buông xả mới là trọng tâm câu hỏi của bạn, phải không? Tuy nhiên, ở đây bạn lại một lần nữa nhầm lẫn giữa buông xả và buông bỏ. Bạn đã đồng hóa buông xả với buông bỏ theo nghĩa “loại ra khỏi tâm trí” một nỗi buồn, chẳng hạn.
Về mặt tâm lý, những từ cố gắng, nỗ lực, dụng công đồng nghĩa với dụng tâm, dụng ý hay chủ ý… tức là nỗ lực của ý chỉ muốn đạt được một điều gì đó. Chính ý chí này là biểu hiện của cái “ta” hay “bản ngã”.
Mặt khác, khi bạn xem những mối lo âu, sợ hãi, chán nản, buồn phiền, thất vọng… là đối tượng cần phải buông bỏ vì đã làm bạn khổ đau, căng thẳng, nghĩa là bạn muốn trút bỏ gánh nặng đang gây áp lực cho bạn để được tự do giải thoát khỏi mọi ưu phiền, phải không? Như vậy, đúng là bạn phải dụng lực để rồi lại rơi vào vòng lẩn quẩn của cái ta muốn giải quyết vấn đề hay muốn lẩn tránh thực tại.
Thực ra, bạn không cần phải làm gì để giải quyết vấn đề cả, đó mới thực là buông xả. Cứ để yên tất cả mọi thứ ở chỗ của chúng, đừng cố gắng loại bỏ điều gì, vì không cách nào bạn bỏ chúng được cả. Khi bị dồn ép, những phiền não này chỉ ẩn vào vô thức chứ không bị hủy diệt. Lúc đó bạn còn đâu cơ hội để thấy ra mặt thực của chúng! Mà bao lâu chưa thấy ra thực tánh của phiền não thì dù bạn làm gì chúng vẫn là mối thách thức suốt đời của bạn.
Bởi vì, dụng tâm loại bỏ chỉ tạo ra một sự đối kháng mà hậu quả là tăng thêm bất an, căng thẳng, phiền não, khổ đau. Vậy, buông xả đơn giản chỉ là buông xuống cái “ta tác nhân” của mọi nỗ lực đối kháng, chứ không phải là nỗ lực loại bỏ những hậu quả mà cái “ta” đã gây ra.
Nói buông xuống nhưng thực ra chỉ cần bạn không làm gì cả để cho tâm được nghỉ ngơi vô sự khỏi mọi ý đồ của cái ngã lăng xăng tạo tác. Lúc đó, mặc dù bạn không cố gắng loại trừ nhưng phiền não lại tự trở thành vô hiệu.■
SƯ VIÊN MINH
THANK YOU
10-06-2021, 05:49 PM
Bài viết: #285
RE: NEW TOPIC'S DQ
THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ KHI CÚI LẠY PHẬT

( bài dạy của Ngài MAHASI SAYADAW )

Khi hành giả cúi xuống và chú niệm, hành giả không chỉ thấy chuyển động hướng xuống mà còn thấy được tính chất nặng đi kèm theo. Khi ngẩng lên, hành giả không chỉ thấy chuyển động hướng thẳng lên mà còn thấy tính chất nhẹ đi kèm theo. Những hành giả đã thực hành lâu ngày hẳn đã chứng nghiệm điều đó.

Những hành giả mới phải cố gắng. Quý vị cũng sẽ thể nghiệm điều đó ngay tại chỗ, nhưng điều này đòi hỏi mức độ chánh niệm cao. Các cử chỉ của thân không được quá nhanh, mà phải chậm rãi, nhẹ nhàng như cung cách người bệnh.
Một hành giả có chánh niệm cao khi lạy sẽ lạy thật thong thả, cúi xuống nhẹ nhàng từng tý một, quả thật rất đáng tán thán. Ngược lại những người chú niệm chưa tốt thì thường lạy xuống rất nhanh. Các thiền sư thích cách lạy nhanh hay lạy chậm? Các vị ấy thích cách lạy chậm rãi với nhiều chánh niệm.
Nhìn vào cách lạy của hành giả, người ta có thể đoán biết được hành giả có chánh niệm hay không. Với người lạy nhanh, thiền sư biết rằng sự chú niệm của hành giả chưa tốt và chưa liên tục. Dù không nói ra, nhưng thiền sư thích cách lạy chậm rãi của người có chánh niệm hơn.
Khi niệm “muốn lạy…, muốn lạy…”, “lạy…, lạy…”, chuyển động cúi xuống dần dần cũng như tính chất nặng đi kèm được hành giả cảm nhận trong khi lạy. Khi niệm “muốn thẳng lên…, muốn thẳng lên…”, hành giả chú ý đến chuyển động nâng lên dần dần cũng như tính chất nhẹ đi kèm theo.
Thấy được tính chất nặng là thấy được Ðịa đại và Thủy đại. Thấy được tính chất nhẹ là thấy được Hỏa đại và Phong đại. Xin hãy đọc 3 lần:
Yếu Pháp:
“Trong hai yếu tố
Ðịa đại, Thủy đại
Nổi bật là nặng”.
“Trong hai yếu tố
Hỏa đại, Phong đại
Nổi bật là nhẹ”.
Hỏa đại và Phong đại, cũng như địa đại và thủy đại, bốn yếu tố này là nổi bật nhất trong tâm thức của hành giả. Thấy được chúng, có thể nói rằng hành giả đã thấy pháp….
Mỗi lần lạy Phật, có bao nhiêu thiện pháp mà một người có nền tảng Tứ Niệm Xứ thu thập được? Bốn hay năm? Người nào muốn có nhiều thiện pháp sẽ bảo là “năm”. Vâng, bảo là có năm thiện pháp thì cũng đúng.
1. Niệm “muốn cúi lạy…, muốn cúi lạy…”, hành giả có được thiện pháp do thực hành Quán Tâm Niệm Xứ.
2. Niệm “cúi lạy…, cúi lạy…” hành giả có được thiện pháp do thực hành Quán Thân Niệm Xứ.
3. Niệm “an tịnh” hay “thư thái” hành giả có được thiện pháp do thực hành Quán Thọ Niệm Xứ. Nếu trong khi lạy mà bị đau ở ngực hay ở lưng, hành giả niệm “đau…, đau…”, thì hành giả cũng có được thiện pháp do thực hành Quán Thọ Niệm Xứ.
4. Khi lạy Phật, nghe nhiều người khác đang lạy gây tiếng động lớn, hành giả chỉ nhận kịp thời với pháp hiện tại bằng cách niệm “nghe…, nghe…” nên hành giả có được thiện pháp do thực hành Quán Pháp Niệm Xứ.
5. Do hướng tâm về Ðức Phật, nên khi lạy hành giả còn có thiện pháp do đảnh lễ Phật.
Như vậy cả thảy có năm loại thiện pháp: bốn thiện pháp do Tứ Niệm Xứ và một thiện pháp do niệm Phật. Một người có nền tảng Niệm Xứ sẽ tạo được rất nhiều thiện pháp; thật là tuyệt vời phải không.
THANK YOU
12-06-2021, 08:05 PM (Được chỉnh sửa: 14-06-2021 08:04 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #286
RE: NEW TOPIC'S DQ
KÍNH MỜI NGHE NIỆM ĐỨC THÍCH CA MÂU NI theo PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY





Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa

Namo: tán thán từ, không đổi = cung kính.
tassa: đại từ nhân xưng, cách thứ tư của "ta", số ít = đến vị ấy.
bhagavato: danh từ, nam tánh, cách thứ tư của "bhagavantu", số ít = đến đức Thế Tôn.
arahato: danh từ, nam tánh, cách thứ tư của "arahan", số ít = đến bậc A la hán.
sammāsambuddhassa = sammā + sambuddhassa: nhóm từ (loại kammadhāraya, biến đổi tuỳ thuận theo từ cuối "sambuddha"), nam tánh, cách thứ tư, số ít = đến dấng Chánh Biến Tri.
sammā: trạng từ, không đổi = một cách hoàn toàn, một cách chân chánh.
sam: tiếp đầu ngữ = tự bản thân, cùng với, hoàn toàn.
buddhassa: danh từ, nam tánh, cách thứ tư của "buddha", số ít = bậc đã giác ngộ, Phật bảo.

Nghĩa:

Cung kính đến Ngài là đức Thế Tôn, bậc A la hán, đấng Chánh Biến Tri!
THANK YOU
14-06-2021, 07:47 AM
Bài viết: #287
RE: NEW TOPIC'S DQ
KỆ *RÃI TÂM TỪ* NAM TÔNG

Bài kệ Rải Tâm Từ - hệ Nam tông
Aham avero homi abyāpajjho homi anīgho homi sukhī-attānam pariharāmi...

Aham avero homi
abyāpajjho homi
anīgho homi
sukhī-attānam pariharāmi
Nguyện cho tôi thoát được mọi oan trái
tâm không phiên nāo
thân không đau đớn
thân tâm được an lạc
Mama mātāpitu
ācariya ca nātimittā ca
sabrahmā-carino ca
Nguyện cầu cho cha mẹ,
thầy tổ, bà con, bạn bè
và đạo hữu
Averā hontu
abyāpajjhā hontu
anīgha hontu
sukhī-attānam pariharantu.
Thoát khỏi mọi oan trái
tâm không phiền nāo
thân không đau đớn
giữ gìn thân tâm được an lạc.
Imasmim ārāme sabbe yogino
averā hontu
abyāpajjhā hontu
Nguyện cầu cho tất cả thiền sinh nơi đây
thoát khỏi mọi oan trái
tâm không phiền nāo
anīgha hontu
sukkhī-attānam pariharantu.
thân không đau đớn
giữ gìn thân tâm được an lạc.
Imasmim ārāne sabbe bhikkhu
sāmanera ca
upāsaka-upasikāyo ca
Nguyện cầu cho tất cả chư tăng
sa di nam
và nữ cư sī ở nơi đây
averā hontu
abyāpajjhā hontu
anīgha hontu
sukkhī-attānam pariharantu
thoát khỏi mọi oan trái
tâm không phiên nāo
thân không đau đớn
giữ gìn thân tâm được an lạc.
Amhākam catupaccaya-dāyakā
averā hontu
abyāpajjha hontu
Nguyện cầu cho tất cả thí chủ cúng dường tứ vật dụng
thoát khỏi mọi oan trái
tâm không phiền nāo
anīgha hontu
sukkhī-attānam pariharantu
thân không đau đớn
giữ gìn thân tâm được an lạc.
Amhākam ārakkha devatā
imasmim vihāre
imasmim āvāse
imasmim ārāme
ārakkha devatā
Nguyện cầu cho tất cả chư thiên
hộ trì ở tu viện này
hộ trì ở nơi trú ngự này
hộ trì ở khu vực này
các chư thiên hộ trì
averā hontu
abyāpajjhā hontu
anīgha hontu
sukkhī-attānam pariharantu
thoát khỏi mọi oan trái
tâm không phiên nāo
thân không đau đớn
giữ gìn thân tâm được an lạc.
Sabbe sattā
sabbe pānā
sabbe bhūta
sabbe puggalā
Nguyện cầu cho tất cả chúng sanh
các loài có hô hấp
các loài động vật
các loài sinh vật
sabbe attabhāva-pariyāpannā
sabba itthiyo
sabbe purisā
sabbe ariyā
nguyện cầu cho tất cả các loài có thân và tâm
tất cả nữ giới
tất cả nam giới
tất cả bậc thánh
sabbe anariyā
sabbe devā
sabbe manussā
sabbe vinipātikā.
nguyện cầu cho người phàm
cho chư thiên
cho loài người và chúng sanh
trong bốn cõi khổ
averā hontu
abyāpajjhā hontu
anīgha hontu
sukkhī-attānam pariharantu
thoát khỏi mọi oan trái
tâm không phiên nāo
thân không đau đớn
giữ gìn thân tâm được an lạc.
Dukkhā muccantu
Yatha-laddha-sampattito mavigacchantu
Kamassakā
Hết khổ đau
Không bị tước đoạt hạnh phúc đā có
Mỗi chúng sinh là chủ nhân của nghiệp do mình tạo ra
Puratthimāya disāya
pacchimāya disāya
uttarāya disāya
dakkhināya disāya
puratthimāya anudisāya
pacchimāya anudisāya
Nơi hướng đông
nơi hướng tây
nơi hướng bắc
nơi hướng nam
nơi hướng đông nam
nơi hướng tây bắc
uttarāya anudisāya
dakkhināya anudisāya
hetthimāya disāya
uparimāya disāya.
nơi hướng đông bắc
nơi hướng tây nam
nơi hướng dưới
nơi hướng trên
Sabbe sattā
sabbe pānā
sabbe bhūta
sabbe puggalā
Nguyện cầu cho tất cả chúng sanh
các loài có hô hấp
các loài động vật
các loài sinh vật
sabbe attabhāva-pariyāpannā
sabba itthiyo
sabbe purisā
sabbe ariyā
nguyện cầu cho tất cả các loài có thân và tâm
tất cả nữ giới
tất cả nam giới
tất cả bậc thánh
sabbe anariyā
sabbe devā
sabbe manussā
sabbe vinipātikā.
nguyện cầu cho người phàm
chư thiên
loài người và chúng sanh
trong bốn cõi khổ
averā hontu
abyāpajjhā hontu
anīgha hontu
sukkhī-attānam pariharantu
thoát khỏi mọi oan trái
tâm không phiên nāo
thân không đau đớn
giữ gìn thân tâm được an lạc.
Dukkhā muccantu
Yatha-laddha-sampattito mavigacchantu
Kamassakā
Hết khổ đau
Không bị tước đoạt hạnh phúc đā có
Mỗi chúng sinh là chủ nhân của nghiệp do mình tạo ra
Uddham yāva bhavaggā ca
adho yāva avīccito
samantā cakkavālesu
Xa đến cõi cao nhất
xuống đến cõi thấp nhất
trong toàn thể vū trụ
ye sattā pathavī-carā
abyāpajjha niverā ca
niddukkhā ca nupaddavā
tất cả chúng sanh đi trên đất
được thoát khỏi phiền nāo và thù hận
tránh được đau đớn và hiểm nguy
Uddham yāva bhavaggā ca
adho yāva avīccito
samantā cakkavālesu
Xa đến cõi cao nhất
xuống đến cõi thấp nhất
trong toàn thể vū trụ
ye sattā udakecarā
abyāpajjha niverā ca
niddukkhā ca nupaddavā
tất cả chúng sanh sống trong nước
được thoát khỏi phiền nāo và thù hận
tránh được đau đớn và hiểm nguy
Uddham yāva bhavaggā ca
adho yāva avīccito
samantā cakkavālesu
ye sattā akāsecarā
Xa đến cõi cao nhất
xuống đến cõi thấp nhất
trong toàn thể vū trụ
tất cả chúng sanh ở trong không gian
abyāpajjha niverā ca
niddukkhā ca nupaddavā
được thoát khỏi phiền nāo và thù hận
tránh được đau đớn và hiểm nguy
Imāya dhammā nudhammapatipattiyā
Budham pūjemi
Bằng sự thực hành đúng chánh pháp
con xin cúng dường Đức Phật
Imāya dhammā nudhammapatipattiyā
Dhamam pūjemi
Bằng sự thực hành đúng chánh pháp
con xin cúng dường Pháp Bảo
Imāya dhammā nudhammapatipattiyā
Sangham pūjemi
Bằng sự thực hành đúng chánh pháp
con xin cúng dường Tăng Bảo
Imāya dhammā nudhammapatipattiyā
mātāpitaro pūjemi
Bằng sự thực hành đúng chánh pháp
con xin cúng dường cha mẹ
Imāya dhammā nudhammapatipattiyā
ācariye pūjemi
Bằng sự thực hành đúng chánh pháp
con xin cúng dường thầy tổ
Addhā imāya
patipadāya
jarāmaranamhā
parimusisāmi
Với việc hành thiền này
nguyện cho tôi thoát khỏi
sự khổ của già
và chết
Idam me pūnnam
āsavakkhayāvaham hotu
Nguyện cho những phước lành của tôi
dẫn đến sự tận diệt những lậu hoặc
Idam me pūnnammagga-phala
nānassa paccayo hotu
Nguyện cho giới đức (trong sạch) của tôi
sẽ là duyên lành dẫn đến Đạo và quả
Idam no pūnna-bhāgam
sabbasattānam dema
Chúng tôi xin hồi hướng phước báu này
đến tất cả chúng sanh
Sabbe sattā sukhitā hontu
Nguyện cho tất cả chúng sanh được an vui
Sadhu!Sadhu!Sadhu
Lành thay! Lành thay! Lành thay!
THANK YOU
08-08-2021, 06:50 PM
Bài viết: #288
RE: NEW TOPIC'S DQ
COPY BÀI DẠY CỦA SƯ VIÊN MINH trong mùa dịch khủng khiếp tại Saigon tháng6/7/8/2021 . Mong bạn đọc tìm thấy mộtyên tỉnh cho tinh thần.

ĐỐI DIỆN VỚI NỔI SỢ CHẾT

Hỏi: Thưa Thầy, ai sống trên đời rồi cũng phải chết, và sợ chết luôn là nỗi sợ tiềm ẩn trong mỗi người chúng ta. Xin Thầy chia sẻ làm thế nào để chúng ta có thể chiến thắng nỗi sợ hãi này, và có được sự chuẩn bị thích đáng cho cái chết của mình được thanh thản, không lo lắng sợ hãi ạ?
Trả lời: Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu tại sao chúng ta sợ chết. Thường chúng ta sợ hãi những gì chưa biết, những gì chúng ta không nắm chắc. Nỗi sợ chết cũng có khởi điểm như vậy. Cho dù đã đọc rất nhiều những tài liệu nói về cái chết, và ngay cả ở bên cạnh những người thân đang hấp hối, thì chúng ta vẫn không thực sự biết rõ cái chết xảy ra như thế nào, và nhất là sau khi chết chúng ta sẽ không còn tồn tại hay vẫn tiếp tục sống? Và nếu còn tiếp tục tái sinh thì sẽ đi về đâu? Ai cũng biết rồi mình cũng sẽ phải chết đi, nhưng những gì xảy ra khi chết và sau khi chết luôn là một dấu hỏi rất lớn. Hầu hết chúng ta đều chẳng biết gì về cái chết, nên chúng ta tưởng tượng mông lung mà sinh ra sợ hãi.
Dù có tích luỹ thêm nhiều kiến thức về cái chết, dù có dùng ý thức mà suy luận thì những gì xảy ra khi chết vẫn không rõ ràng minh bạch, không được soi sáng và vì thế mỗi người chúng ta chỉ còn cách chôn dấu nỗi sợ hãi này xuống tận đáy lòng, hoặc cố gắng biện luận để che giấu sự thật, hoặc tìm chỗ dựa siêu nhiên nào đó để tự trấn an. Có thể đó là đức tin của các Kito hữu tin rằng sau khi chết linh hồn của những con chiên lương thiện sẽ được lên Thiên Đường với Chúa, hoặc sau khi chết các Phật tử chân chính sẽ được tiếp dẫn lên cõi Tây Phương Cực Lạc của Phật A-Di-Đà, hoặc tín đồ Bà La Môn giáo có niềm tin sau khi chết tiểu ngã sẽ trở về với Đại Ngã trong ánh sáng của đấng Sáng Tạo.
Chúng ta cho cái chết là đau khổ, xấu xí nên cần những hình ảnh siêu huyền như Thiên Đường, Cực Lạc để mong cái chết trở nên cao đẹp hơn. Chúng ta cho cái chết là màn đêm tối tăm nên cần ánh sáng của Thượng Đế để cứu rỗi, hoặc Phật A-di-đà tiếp dẫn. Tóm lại đức tin mạnh mẽ là một trong những vũ khí mà các tôn giáo dùng để đối phó với nỗi sợ chết và các lo lắng, bất an khác.
Ngoài ra, con người cũng thường sợ hãi những điều họ cho là xấu, chứ không sợ những gì được cho là tốt đẹp. Ai cũng cho cái chết là điều xấu nên mới sợ hãi. Thường những người mong mình được chết trong tốt đẹp, an lành lại sợ chết nhiều hơn những người có thể chấp nhận chết cách nào cũng được. Một sự thật có vẻ nghịch lý nữa là những người chết sau một thời gian dài bệnh hoạn, đau đớn thường rất dễ siêu thoát hơn người chết khi đang mạnh khoẻ. Vì người trải qua thời gian đau đớn không ham sống sợ chết, trong khi người mạnh khoẻ còn quá yêu đời nên chết chẳng cam lòng.
Nỗi sợ chết cũng có liên quan đến nỗi sợ hãi tội lỗi của mình khi đã làm điều bất thiện. Vì vậy, để chấm dứt nỗi sợ hãi trước cái chết không phải đơn giản, mà người ấy cần phải thông suốt nguyên lý của đời sống và phải biết rõ về cái chết mới được.
Tóm lại đa số chúng ta đều cho cái chết là sự kiện tiêu cực, và thế là chúng ta tìm mọi cách để đối phó với nó, giống như chúng ta vẫn đang đối phó hàng ngày với những gì không theo ý muốn của mình. Nhưng nếu thực sự xem kỹ lại, thì tất cả những phương tiện đối trị vẫn chỉ là che lấp nỗi sợ ấy, để không chú ý tới nó nữa, để chôn nó đi càng sâu càng tốt. Những phương tiện ấy không chấm dứt hoàn toàn được nỗi sợ hãi đối với cái chết. Ai ai cũng đều biết rất rõ nỗi sợ chết vẫn luôn còn đó, luôn tiềm ẩn sâu bên trong mỗi người chúng ta.

Hỏi: Thưa Thầy, con thấy nguyên nhân quan trọng khiến chúng ta sợ chết là do chúng ta cho rằng chết tức là hết, Ta không còn tồn tại nữa. Những người thân, bạn bè chúng ta cũng chỉ nhớ về Ta trong một thời gian ngắn. Sau ba hay năm năm họ cũng sẽ hoàn toàn quên mất…
Trả lời: Đúng, sợ chết là sợ “Ta” không còn tồn tại nữa cho nên nếu thực sự có kiếp sau thì sẽ tốt hơn, phải không? Hiện nay các nhà khoa học bắt đầu quan tâm đến những hiện tượng mang tính tâm linh, nhất là giả thuyết về sự tái sinh trong các kiếp sống khác nhau. Sự xuất hiện những người có khả năng nhớ lại kiếp sống trước của mình đang được xã hội cũng như giới khoa học tìm hiểu và nghiên cứu. Tuy các nhà khoa học chưa có kết luận rõ ràng nhưng giả thuyết chết không phải là hết mà chỉ là chuyển sang một kiếp sống khác ngày càng được nhiều người trên thế giới tin tưởng. Niềm tin ta vẫn sẽ tồn tại sau khi chết, dù không biết sẽ tồn tại ở đâu, dưới hình thức nào, nhưng cũng là một trong những chỗ dựa giúp ta đối diện với nỗi sợ chết.
Theo Đạo Phật, con người trải qua một kiếp sống tùy theo duyên nghiệp của mình. Khái niệm nghiệp của Đạo Phật ở đây cần hiểu cho đúng. Nghiệp của mỗi người chính là nhận thức và hành vi của người ấy. Mỗi người mỗi khác vì nhận thức và hành vi của họ khác nhau. Nhận thức đúng và hành vi tốt gọi là nghiệp thiện, nhận thức sai, hành vi xấu gọi là nghiệp bất thiện.
Trải qua một đời sống chính là quá trình giúp con người điều chỉnh nhận thức và hành vi, những gì xảy ra với họ trong cuộc sống đều là những bài học quý giá để giúp họ điều chỉnh nhận thức và hành vi của mình từ sai-xấu chuyển thành đúng-tốt. Như vậy đời sống chính là một trường học vĩ đại, với các kiếp sống khác nhau giống như các lớp học khác nhau. Kiếp này học xong lớp một thì kiếp sau sẽ được học lớp hai. Học không xong lớp một trong kiếp này thì phải học lại trong kiếp sau. Vì vậy đối với Đạo Phật, việc chết đi rồi tái sinh là cần thiết để cho mỗi người có thể học hết những bài học mà mình còn học chưa xong. Trường học cuộc sống khác với trường học trong học đường, ở đây mỗi người được tự do chọn lựa bài học của mình, nhưng chọn lựa cách gì thì cũng phải học cho xong bài học mình chọn. Nếu chấp nhận sống là một quá trình điều chỉnh nhận thức và hành vi thì chắc chắn phải có chết đi và tái sinh lại vì cần phải học tiếp những gì học chưa xong, đúng không?

Hỏi: Thưa Thầy, điều gì giúp mình điều chỉnh nhận thức và hành vi trong cuộc sống?
Trả lời: Những trải nghiệm trong cuộc sống sẽ giúp mỗi người điều chỉnh nhận thức và hành vi của mình. Trải nghiệm có hai mặt: Một là trải nghiệm hậu quả do mình gây ra. Hai là trải nghiệm thái độ mà mình đối diện với những hậu quả ấy. Trong Đạo Phật gọi là Nhân và Quả. Mỗi người trong cuộc sống cần làm 2 điều, một mặt chấp nhận hậu quả gây ra do nhận thức và hành vi của mình trong quá khứ, một mặt điều chỉnh nhận thức và hành vi sao cho đúng tốt để không còn lặp lại những hành động sai xấu như trước nữa.
Như khi một học sinh đang học lớp 2, em ấy học khó khăn, hay dễ dàng là do kết quả quá trình học tập của em từ lớp 1. Thí dụ em học Toán lớp 1 rất dở thì lên lớp 2 em học Toán càng thêm khó khăn. Nếu em ấy chấp nhận sự thật này mà điều chỉnh lại thái độ học tập của mình thì sẽ có cơ hội cải thiện kết quả học tập môn Toán của mình. Nếu không chấp nhận sự thật do mình yếu môn Toán, mà tìm cách đổ lỗi cho những yếu tố khác bên ngoài, như do Thầy, do lớp, do cha mẹ, vv…thì bài học yếu kém về Toán sẽ tiếp tục đi theo học sinh này cho đến khi em ấy nhận ra sự thật.
Cái Nhân chính là thái độ để điều chỉnh nhận thức và hành vi, còn Quả giúp chúng ta thấy ra được nhận thức và hành vi của mình như thế nào mới là đúng-tốt, như thế nào là sai-xấu.

Hỏi: Thưa Thầy, nhiều khi không có gì giúp mình nhận ra cái sai được nên mình cứ bị chìm trong sai lầm mãi phải không Thầy?
Trả lời: Thật ra cái sai hay đúng, thiện hay bất thiện đều rất dễ thấy, chỉ vì con người thường dựa vào những phân biệt đúng-sai qua quan niệm chung của xã hội, nên không thấy ra thực chất của sự đúng sai. Qua trải nghiệm hậu quả những hành động của mình liền có thể dễ dàng thấy ra sự thật, thí dụ mình thấy ngọn lửa sáng và đẹp quá nên lấy tay chạm vào mà bị phỏng tay, trải nghiệm bỏng nơi tay liền giúp mình điều chỉnh nhận thức biết lửa là rất nóng và tự nhiên sau này mình sẽ cẩn thận không đùa với lửa nữa. Đó là tiến trình học hỏi mà Pháp Tự Nhiên trang bị sẵn cho mỗi chúng sinh.

Hỏi : Như vậy mục đích của cuộc sống chính là điều chỉnh nhận thức và hành vi của mỗi người đúng không Thầy?
Trả lời: Đúng, mỗi người trải qua cuộc đời tùy theo khả năng của mình, và mục đích của cuộc đời chính là để điều chỉnh nhận thức và hành vi của người đó cho ngày càng đúng tốt hơn. Qua tự mình chiêm nghiệm, có thể thấy ra rằng nếu người đó không bị ảnh hưởng bởi những quan niệm của xã hội, quan niệm của riêng mình, mà sống dựa trên những trải nghiệm thực thì có thể điều chỉnh nhận thức và hành vi dễ dàng hơn. Còn những người quen sống theo quan niệm chung, theo tư kiến riêng của mình, thì liền bị chính những quan niệm ấy, tư kiến ấy che lấp sự thật, cuộc sống sẽ ngày càng đau khổ hơn.
Thí dụ quan niệm chung ăn ngon là tốt, nếu cứ kiếm đồ ngon mà ăn thì sẽ nhanh chóng bị bệnh. Người biết dựa trên trải nghiệm thực sẽ điều chỉnh nhận thức và hành vi của mình theo hướng chọn đồ ăn một cách lành mạnh, phù hợp với cơ địa của mình mà tránh được bệnh tật. Ngược lại như mấy người thích đi nhậu vì họ cho đó là hạnh phúc, cho đến khi bị xơ gan cổ trướng rồi thì khó mà vãn hồi lại được.
Như đã nói trên, hậu quả từ những hành vi của mình rất dễ nhận thấy, như uống rượu nhiều quá mức thì cơ thể có phản ứng ngay. Chỉ vì mải mê chạy theo cảm xúc, cảm giác khi uống nên dù cơ thể báo động nhiều lần vẫn cho qua, đến khi bệnh tật đến rồi, có hối hận cũng đã muộn, đành phải chờ kiếp sau học lại bài học này. Đó chính là trường hợp những người “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ” mà xã hội vẫn nói.
Tuy nhiên, ngoài đa số những người cố chấp, thì vẫn có những người học ra bài học nhân quả liền. “Gieo nhân nào gặt quả ấy” là một cách vận hành hoàn hảo, là một hiện thực chung mà khoa học và các tôn giáo cùng chấp nhận. Nguyên lý vận hành theo nhân-quả không chỉ tác động lên đời sống vật lý mà cả tâm lý và sinh lý của mỗi người. Ai lo sợ nhiều hại thận, hay nóng giận nhiều hại gan, suy nghĩ nhiều hại tỳ, quá hưng phấn, vui mừng hại tim, hay âu sầu hại phế (phổi), vv… Sự vận hành theo nhân quả của cuộc sống chính là bài học giúp mỗi người điều chỉnh nhận thức và hành vi một cách tốt nhất.

Hỏi: Thưa Thầy, con thấy một số người sợ chết cũng vì nuối tiếc, tiếc không được ăn một bữa ăn ngon, được nhìn ánh nắng mặt trời, được nhìn thấy con cái, người thân, vv…
Trả lời: Những người khi sống mà thiếu tâm xả ly, tức là hay nắm bắt cái này, cái kia và dính mắc vào đó thì theo Đạo Phật, khi chết họ sẽ sinh vào cõi âm, bao gồm cõi Peta hoặc Asura tùy theo nghiệp của họ. Đó là khi chết rồi nhưng họ vẫn tưởng là mình còn sống. Họ vẫn có thân thể do chính ảo tưởng của họ tạo ra. Giống như khi nằm mơ, chúng ta vẫn thấy có thân để hoạt động và làm mọi việc. Có những người ở trong các cõi âm có năng lực có thể ảnh hưởng xấu đến năng lượng của những người đang sống.

Hỏi: Nghe nói những người bị chết bất ngờ hay gọi là bất đắc kỳ tử rất dễ rơi vào trường hợp này, tức là chết rồi mà vẫn tưởng mình đang còn sống. Như vậy Đạo Phật có cách chuẩn bị làm sao để khi bị chết bất ngờ cũng không bị sinh vào cõi âm? Hay tóm lại là có phương pháp nào để có thể hoàn toàn chấm dứt nỗi sợ chết không? Để khi chết tâm mình được thanh thản, không còn sợ hãi mà ra đi không ạ?
Trả lời: Đạo Phật đúng là có cách chấm dứt nỗi sợ hãi này, cũng như chấm dứt tất cả các nỗi sợ hãi tồn tại trong mỗi người chúng ta. Quay lại điểm khởi đầu, khi không biết gì về cái chết chúng ta thường vẽ vời, tưởng tượng thế này, thế kia… như người nhiều dính mắc thì cho rằng chết là xa lìa, là chấm dứt tất cả những gì mình thương yêu hay sở hữu nên sợ chết, người nhiều tội lỗi thì nghĩ rằng sau khi chết sẽ bị quả báo trong địa ngục hay cõi xấu nên sợ chết v.v… Muốn thực sự chấm dứt nỗi sợ hãi này thì cần phải thấu hiểu ý nghĩa đích thực của sự chết.
Hỏi: Nhưng thưa Thầy làm sao có thể có trải nghiệm thực về cái chết trước khi thực sự chết đi?
Trả lời: Tuy chúng ta chưa thực sự trải nghiệm cái chết lâm sàng, nhưng lại dễ dàng có trải nghiệm thực về sự sống, chúng ta có thể hiểu về cái chết khi hiểu được sự sống. Bản chất của sự sống là những tiến trình tâm-sinh-vật lý đang tiếp nối nhau diễn ra nơi mỗi người. Nếu chúng ta lắng nghe, quan sát, cảm nhận được sự diễn biến này thì sẽ khám phá ra rằng đó là một chuỗi sinh và diệt liên tục. Nghĩa là trong sự sống đã sẵn có cái chết từng mỗi sát-na sinh diệt. Nếu chúng ta thực sự thấu hiểu được sự sinh diệt này trong cả thân lẫn tâm thì chúng ta thấy được ý nghĩa của sự sống và chết như một sự tương tác vận hành tất yếu của sự sinh tồn. Nếu không có cái chết đi từng giây phút thì cũng không bao giờ có sự sống diễn ra. Khi sự thật này được soi sáng thì cái chết không còn là nỗi sợ hãi đầy ám ảnh nữa, như Đức Phật đã dạy.
Khi đã thấu hiểu được sự chết trong từng sát-na ngay khi đang sống, thì cái chết cuối cùng của một kiếp người cũng diễn ra hoàn toàn tương tự. Cái chết này chỉ là tiến trình diệt-sinh sinh-diệt để đổi mới qua mỗi kiếp sống mà thôi. Nhưng vì chúng ta chẳng biết gì về sự sống đang xảy ra trong từng giây phút nơi thân tâm mình nên mới đeo mang trong lòng nỗi sợ chết triền miên. Những nỗi sợ hãi này sẽ không thể chấm dứt nếu chúng ta còn cho rằng chết là xấu, là tiêu cực để rồi loay hoay tìm kiếm bên ngoài những biện pháp trấn an hoặc những chỗ bám víu để khoả lấp bằng những hứa hẹn siêu hình.
Thật ra không cần chuẩn bị cho cái chết, mà nên chuẩn bị tâm lý khi đối diện với cái chết. Cách chuẩn bị hiệu quả nhất chính là ngay bây giờ mình có sống trọn vẹn với hiện tại được không? Khi uống nước mình có trọn vẹn uống nước được không, khi bom nổ mình có bình tĩnh sang suốt được không? Khi bất kỳ điều gì xảy ra mà tâm vẫn bình thản và trong sáng thì dù cái chết có xảy ra mình vẫn không sợ hãi, vì những gì xảy ra với mình khi chết cũng giống như những gì xảy ra với mình khi đang còn sống mà thôi.
Theo kinh điển Phật Giáo Nguyên Thuỷ, được kiểm chứng qua ký ức của những người đã từng chết đi sống lại thì khi hấp hối có 1 trong 3 hiện tượng xảy ra gọi là cận tử nghiệp, có liên quan đến những gì mình đã từng tạo tác trong đời sống.
Hiện tượng thứ nhất: Ngay trong khoảng khắc trước khi chết thì nguyên cuốn phim cuộc đời của mình sẽ được quay lại. Qua đây có thể thấy những gì xảy ra với thời gian đều là tương đối. Vì cả cuộc đời kéo dài năm bảy chục năm có thể được chiếu lại chỉ trong khoảng khắc. Đôi khi chỉ những nghiệp thiện hoặc bất thiện mạnh nhất trong đời đã ăn sâu vào ký ức sẽ quay lại khiến tâm hoan hỷ hoặc lo sợ. Hiện tượng này gọi là nghiệp tái hiện.
Hiện tượng thứ hai: Một số hình ảnh, âm thanh, cảm giác… ấn tượng hoặc quen thuộc nhất sẽ xuất hiện trong giờ phút đang hấp hối. Kẻ giết người thấy máu me, hung khí…, người đức tin thấy hình ảnh Phật, Chúa hoặc Bồ tát, Thần linh… Thí dụ quê thầy có ông thợ săn, suốt ngày lo cầm súng, dắt chó đi quanh làng bẫy chim, săn chồn, bắt thỏ hoang về ăn nhậu. Lúc hấp hối có lẽ ông ta thấy lại những cảnh giết chóc nên rên la, hoảng hốt, run sợ… rồi hộc máu mà chết. Dân làng ai cũng tin đó là nhân quả báo ứng. Hiện tượng này gọi là nghiệp biểu tượng.
Hiện tượng thứ ba: Một số cảnh tượng tương ứng với nghiệp duyên của mỗi người xuất hiện khi người ấy lâm chung. Đó chính là cõi giới tương lai mà người ấy sẽ tái sinh. Thí dụ người hấp hối thấy một bầy thú và khởi tâm ưa thích, thì sẽ tái sinh vào cõi súc sinh. Thấy cảnh giết chóc tàn bạo thì người ác lại thích thú nên sinh vào cõi khổ. Thấy cảnh hiền hoà an lạc người lương thiện hoan hỷ nên tái sinh vào cõi nhàn thiện v.v… Khi những hình cảnh giới này xuất hiện người đang hấp hối ưa thích cảnh tượng nào thì tâm tục sinh (paṭisandhi viññāṇa) sẽ bắt cảnh của cận tử nghiệp cuối cùng này mà tái sinh vào cõi giới đó luôn. Hiện tượng này gọi là cảnh giới ứng trước.
Ngay cả khi chết bất ngờ thì một trong 3 hiện tượng nói trên cũng vẫn xuất hiện. Như vậy những gì sẽ xảy ra trong khi chết cũng giống những gì đang diễn ra ngay bây giờ khi chúng ta đang sống thôi.

Hỏi: Trong cuộc sống ai ai cũng hướng tới một mục tiêu nào đó, và thường quá mải mê theo đuổi nó mà quên mất mình, để rồi dần dần bị cuốn theo những quan điểm, những thói quen cố hữu, lặp đi lặp lại. Đến khi tỉnh ra thì thường đã muộn. Có cách nào để giúp họ luôn tỉnh táo, sáng suốt được không thưa Thầy?
Trả lời: Cách tốt nhất là tập đối diện với tất cả các tình huống xảy ra trong cuộc sống với tâm thái trầm tĩnh và sáng suốt ngay từ bây giờ. Khi tâm đã vững vàng trước những biến động của đời sống thì khi chết cũng sẽ vững vàng như vậy, kể cả khi cái chết đến bất ngờ.
Thí dụ vì bận tâm theo đuổi, lo lắng điều gì bên ngoài nên quên mất chính mình, bất ngờ có người vỗ vai một cái là giật mình liền. Hay vì mải chạy theo những kiến thức, giá trị của xã hội mà không chịu lắng nghe những gì đang thực sự xảy ra nơi thân-tâm mình nên chỉ cần có những biến cố bất ngờ xảy ra làm đau đớn, ngã bệnh thì liền sợ hãi, chứ chưa cần nói đến những thứ nghiêm trọng như cái chết.
Theo nguyên lý, nỗi sợ hãi cần được chấm dứt chứ không cần được chiến thắng, giống như cần chấm dứt chiến tranh hơn là trở thành người chiến thắng, nhất là khi cuộc chiến này đang xảy ra trong nội tâm chúng ta. Để chấm dứt sợ hãi, cần luôn tự biết mình, đó là nguyên lý mà Đức Phật dạy. Tự biết mình tức là ngay đây và bây giờ không nên vội vã đưa ra những đánh giá và kết luận về những gì đang xảy ra để rồi hướng ngoại kiếm tìm giải pháp xử lý, đối kháng, mà là buông mọi ý đồ đánh giá và đối trị để tâm có thể trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại. Khi thái độ tâm không còn tưởng là, cho là, phải là, sẽ là, không còn ảo tưởng, không còn đối kháng nữa… thì mới có thể thấy rõ sự sống đang là. Mỗi khi tiến trình tâm-sinh-vật lý đang xảy ra nơi chính mình được soi sáng thì tâm sẽ không còn băn khoăn, sợ hãi gì nữa.
Nỗi sợ hãi bản thân nó cũng không phải là xấu, mà chỉ là dấu hiệu báo động rằng tâm đang rơi vào ảo tưởng và không biết rõ thực tại. Không thấy rõ thực tại sự sống —> rơi vào ảo tưởng —> bất an và sợ hãi, đó là một chu trình khép kín và đó chính là luân hồi sinh tử. Để chấm dứt chu trình này, tâm chỉ cần buông ra mọi ảo tưởng để trở về trọn vẹn trong sáng với những gì đang xảy ra. Đó chính là tinh tấn-chánh niệm-tỉnh giác mà Đức Phật dạy.
Khi thường tinh tấn-chánh niệm-tỉnh giác, tâm sẽ không còn theo thói quen lăng xăng phản ứng khi tiếp xúc với những biến động trong đời sống. Và đến một lúc tâm sẽ không còn dao động bất an, rất ít bị ảnh hưởng khi đối diện với bất cứ điều gì trên đời. Mọi nỗi sợ hãi sẽ hoàn toàn chấm dứt.
Sống thanh thoát thì chết cũng sẽ được thanh thoát, tức là khi bất kỳ điều gì xảy ra, ngay cả đó là cái chết thì tâm vẫn thanh thản, không lo lắng sợ hãi, không phiền muộn ưu sầu.

Hỏi: Trong y học hiện nay đang tranh cãi về thời điểm lúc nào nên dừng lại sự sống của những bệnh nhân đang thở ôxy và sống thực vật. Xin Thầy cho biết quan điểm riêng của mình về vấn đề này ạ?
Trả lời: Đối với những bệnh nhân còn có thể cứu chữa được, thì cho thở ôxy để cấp cứu, kéo dài thời gian chữa trị là cần thiết. Nhưng đối với những bệnh nhân biết chắc chắn là không thể cứu chữa được nữa, thậm giám định y khoa đã xác nhận cho thở oxy chỉ để duy trì đời sống thực vật giúp người nhà có thời gian lo hậu sự thì có thể rút bình oxy khi thích ứng. Trong trường hợp người bệnh vô phương cứu chữa không chịu được sự đau đớn vật vã yêu cầu được trợ giúp tiêm thuốc cho họ được ra đi thanh thản thì bác sỹ có thể giúp họ mà không có tội gì cả. Vì làm như vậy vừa giúp người bệnh mà còn giúp thân nhân người bệnh bớt lo âu căng thẳng.

Hỏi: Như vậy nếu sống chỉ là để điều chỉnh nhận thức và hành vi thì không nhất thiết phải có cuộc sống vật lý càng dài càng tốt mà quan trọng mỗi người có học ra bài học cuộc sống của mình để mà lên lớp hay không thưa Thầy?
Trả lời: Đúng, nói theo đạo lý thì nếu bài học của một người chỉ cần 3 tháng là xong thì cần gì người ấy phải học trong 6 tháng hay 1 năm. Sinh ra trên đời này để học một bài học nào đó trong mười mấy năm, sau đó chết để tái sinh mà học tiếp bài học mới trong kiếp sống khác là tốt, có sao đâu. Vì vậy chết không có nghĩa là việc xấu, là tiêu cực mà là một sự đổi mới, sự trẻ hoá để tiếp tục hành trình khám phá sự thật. Dân gian có quan niệm mê tín là khi ông bà cha mẹ đã chết, cầu họ ở lại cõi âm để hộ trì cho con cháu, không muốn để họ được đi tái sinh!
Thầy đã từng hỏi một số người phương Tây rằng họ có tin kiếp sau không? Đa phần họ trả lời dù theo đạo Thiên Chúa họ vẫn tin là có kiếp sau, vì theo họ như vậy sẽ tốt hơn cho đời sống hiện tại. Thực ra đạo Thiên Chúa trước kia vẫn tin vào sự tái sinh, nhưng về sau các nhà thần học Thiên chúa giáo mới bác bỏ niềm tin này. Chẳng lẽ mục đích Chúa sinh ra loài người chỉ để ai tin Chúa thì cho lên Thiên Đường mãi mãi, còn ai không tin Chúa thì phải giáng xuống Hoả Ngục đời đời?
Nếu Chúa sinh ra loài người thì chắc hẳn Ngài muốn tạo điều kiện cho họ trải nghiệm cuộc sống để thấy ra mọi vẻ đẹp Chân-Thiện-Mỹ trong thế giới mà Chúa đã dày công tạo dựng. Như vậy nếu họ chưa nhận ra sự hoàn hảo của Chúa thì sao lại cho họ về với Chúa sớm quá, hoặc bắt họ phải đoạ vào hoả ngục đời đời. Họ cần tái sinh nhiều kiếp mới học hết những bài học mà Chúa muốn trao truyền chứ. Giống như em học sinh chưa hoàn thành cấp 1 mẹ đã cho thôi học để về nhà với mình, hoặc thấy em học dở quá rồi đuổi học luôn thì làm sao em học hết chương trình giáo dục?
Mỗi người đều trải qua biết bao nhiêu kiếp sống, và điều quan trọng cuối cùng vẫn là tâm có đủ bình tĩnh sáng suốt trước mọi tình huống xảy ra hay không? Nếu sống luôn luôn đủ bình tĩnh sáng suốt thì khi chết cũng không sợ nữa. Làm sao biết được mình sẽ chết như thế nào? Có thể mình sẽ chết bất đắc kỳ tử, có thể chết vì bệnh tật v.v… Nhưng nếu tâm đã có thể trầm tĩnh sáng suốt trước mọi hoàn cảnh thì dù chết như thế nào tâm vẫn vững vàng đối diện.

VIÊN MINH
THANK YOU
19-11-2021, 06:28 AM
Bài viết: #289
RE: NEW TOPIC'S DQ
MỘTbài viết đọc được trên web ,không rỏ tên tác giả ,ĐƯA LÊN MỤC ĐÍCH THAM KHẢO LÀ CHÍNH

Sắc tức là không, không tức là sắc

I.- Lời nói đầu:

Nhân loại xem các pháp luôn luôn cố chấp thành kiến đối với “Sắc”, như trước đây nhận định có một thứ “Hữu” tồn tại, đó là điều khiến họ chấp thường cho “Hữu” trực tiếp tạo ra vũ trụ vạn tượng, sự chấp thường này của họ kể từ khi sanh ra cho đến khi tử vong chưa có một tý trải qua hoài nghi. Nhưng ở đây chỉ cần chứng minh cái “Hữu” này là “Hữu” không xác thực, liền có thể phát hiện tất cả “Pháp” sinh khởi, tồn tại cho đến diệt vong, đều do nơi các thứ điều kiện quan hệ hòa hợp hoặc phân tán mà khiến như thế, điều kiện chủ yếu căn bản gọi là nhân, và điều kiện thứ yếu phối hợp gọi là duyên. Nhân duyên hòa hợp thì các thứ pháp sanh khởi. Nhân duyên phân tán thì các thứ pháp tiêu diệt. Các thứ pháp (vạn sự vạn vật) đây sanh khởi cho đến tiêu diệt không phải tự thành đơn độc và cũng không phải tồn tại cô độc. Cần truy cứu vấn đề này, mỗi bộ phận đó đều không có thật tính, tức là không “Tự Tính” có thể đạt được, cho nên gọi là “Không Tính”.

II.- Không tự có tính

Sắc là chỗ chúng ta có thể thấy được, thinh là tiếng chúng ta có thể nghe được, hương là chất thơm chúng ta có thể ngửi được, vị là mùi vị chúng ta có thể thưởng thức được, xúc là nơi chúng ta có thể sờ mó được. Sắc, thinh, hương, vị, xúc trong Phật giáo gọi chung là sắc pháp và nó cũng chính là sự vật mà chúng ta thường ngày sinh hoạt đều xác nhận cho là thật “Có”. Nhưng chúng ta từ xưa đến nay chưa từng chú ý cho chúng nó là nhu yếu mà lại ủng hộ những sự việc hoặc những điều kiện (nhân duyên) khác ngoài chúng nó cho nên mới “Có” cái (quả). Những sự việc, những điều kiện đây trong Phật giáo gọi là “Nhân duyên sở sanh pháp” (Nhân duyên là chỗ sanh ra các pháp). Nguyên vì tất cả nhân loại trong thế gian đều không hiểu biết “Nhân duyên sở sanh pháp” cho nên một khi gặp phải một sự kiện khó khăn trong việc truy cứu nguồn gốc của nó, liền hoàn toàn khẳng định cho nó là “tự hữu”(tự riêng có)! Như thấy quang tuyến mặt trời, cho đến nguồn gốc và sơ khởi của trời đất, hành tinh, v.v... liền giải thích rằng ai cũng không có thứ năng lực nầy để suy cứu chúng nó và ai cũng khó khăn đoán ra manh mối của chúng nó.

Nhân đây có một số người lại bảo rằng chỉ công sở phi nhân của thế gian mới có thể sáng tạo sự vật, rồi từ đó họ không gia công suy xét đến nơi đến chốn tất cả chỗ của sự vật mà lại còn đem chúng nó quy kết cho là tự nhiên, là Trời sinh, là Thượng đế tạo và lại mặc nhiên từ chối đổ trách nhiệm thối thoát vào họ cho xong chuyện. Mà những thứ quy kết nói trên được cho là “Có” tự nhiên, “Có” trời sinh, “Có” Thượng đế tạo và rồi họ vẫn không thoát khỏi phạm vi mê chấp “tự có tính”. Hơn nữa lại có một số người chuyên suy cứu đầu mối khai mở của sự vật và tính toán tuổi tác của nó v.v... Thật ra tuổi tác của nó có thể tính toán ra được nhưng không xác thực. Nó là cái gì? Khi họ đem vật A tính toán tuổi tác thì rất đúng, nhưng vật A là do hai vật B và C hòa hợp mà thành. Hơn nữa hai vật B và C cũng có tuổi tác có thể tính toán được, nhưng tuổi tác của vật A cũng phải căn cứ nơi tuổi tác của hai vật B và C để tính toán mới hợp lý. Thế nhưng hai vật B và C cũng không phải là cá thể, đều do các vật khác diễn biến mà thành. Cho nên cứ như thế mà suy cứu về nguồn gốc của nó từ gần đến xa thì không có một pháp nào tìm được khởi điểm của nó để làm căn cứ cho việc tính toán. Như các nhà khoa học cận đại nghĩ rằng cần phải nghiên cứu cho ra tuổi tác của quả địa cầu; khởi điểm từ nơi trọng lượng muối trong biển cả, từ nơi sự biến hóa của nham thạch và từ nơi thiên thạch rớt xuống trong thái không, họ tưởng rằng tận dụng đến cùng những phương pháp đo đạc đó có thể tìm ra tuổi tác của quả địa cầu.


Kỳ thật tuổi tác của quả địa cầu thì vĩnh viễn không thể trắc nghiệm được. Tại sao biết? Nhà Vật Lý học Ngụy Trát Khắc Nhĩ nói rằng: “Hiện tại do hệ thống hành tinh chiếm lãnh toàn bộ khu vực, trước kia hạt vi trần vi tế giao tiếp tràn đầy khắp nơi, những hạt vi trần này nhất định đã trải qua tập hợp vài khối lớn để hình thành các hành tinh, thời gian trải qua ước tính là một ức năm”. Thử hỏi một ức năm đây có phải là tuổi tác của địa cầu không? Lại hỏi tiếp những hạt vi trần kia là thuộc về những nhân gì mà có thể kết thành? Những hạt vi trần kia là nhân tố để kết thành thì chúng nó cũng có lai lịch cũng có thời gian và cũng phải được kể vào trong phạm vi tính toán tuổi tác. Căn cứ nơi trạng huống nói trên, ai có thể tìm được tuổi tác của nó, ai có thể dự đoán được khởi điểm của nó? Đã không nói được khởi điểm thì nó lại không “Tự có tính” có thể đạt được. Cái “Có” như thế, xét về lý thì tuyệt đối đứng không vững. Cái “Có” đã đứng không vững thì làm sao có thể nói là “Có” được? Thế nhưng về mặt trái của cái “Có” vừa đề cập lại hiển bày ra cái “Không”! Nhưng khi bàn đến cái “Không” trên sự thật lại có một thứ quá trình tồn tại đang tiếp tục diễn biến không gián đoạn; đấy là cái “Có” lại xuất hiện. Như thế tức có tức không (Sắc tức thị không) lại được thể hội ngay lúc này vậy.

III.- Không tính chẳng biến

Có một số sự vật bình thường biến động rất chậm mà ngay lúc đó chúng ta không thể cảm giác chỗ phát khởi của nó để quan sát; nhân đây lại bị người ta chấp nhận cho nó là bất biến (không biến động). Như chúng ta nhìn thấy “một chén nước” và luôn luôn cho nó là bất biến. Như vậy một khi qua quá trình truy cứu thử hỏi: “Chén nước đây” ngày hôm qua thì nó như thế nào, ngày hôm nay thì nó như thế nào và ngày mai thì nó như thế nào? Có phải trước một giây đồng hồ là “Chén nước đây”, ngay một giây đồng hồ là “Chén nước đây” và sau một giây đồng là “Chén nước đây” đúng không? Quá trình như thế đặt câu hỏi ngược lại liền khiến chúng ta lãnh hội ngay dấu hiệu vật chất ba lần biến hóa trạng thái nơi Vật Lý học, chén nước đây hoặc biến thành băng, hoặc biến thành hơi!

Nơi trong Hóa học vận tốc hoạt động ly khai của phân tử nước, cho đến trong Điện học chỗ giải thích về điện tử xoay quanh hạt nhân nguyên tử với tốc độ nhanh bay lượn vận động sát na không dừng, điều đó chứng minh cho thấy “Chén nước đây” sớm chiều không còn là nước của ban đầu nữa! Nhưng mà ý thức của nhân loại từ đầu đến cuối vẫn dừng lại ở chỗ “Chén nước đây” bao gồm cả quan niệm không có biến động. Do nơi quan niệm “Tính chẳng biến”, lập trường của “Hữu” liền lấp kín tâm thức của chúng ta khiến cho cái “Không” chẳng xuất hiện. Để dẫn chứng điều đó đem nhân vật đã qua đời cách mười năm trước một khi hồi ức thì ngay lập tức ảnh tượng kia hiển hiện trình bày ra trước mắt rõ ràng rành mạch; mặc dù biết rõ nhân vật trong đó sớm đã tạ thế. Ý niệm “Tính chẳng biến” trên đây khiến tinh thần gánh vác trên lưng một trách nhiệm giao phó chồng chất; nhưng thực tế sự vật hiện tại luôn luôn thay đổi bên trong không bao giờ gián đoạn, không có khoảnh khắc thường trụ. Sở dĩ “Có”: chỉ là tạm thời, chỉ là sát na, chỉ là “Có” trong nháy mắt; nó không phải “Có” thường trụ “Bất biến”. Vì thế thật nghĩa của cái “Có” không thể thành lập, chỉ phải nhường cho cái “Không” đại diện thay thế nó mà thôi! Cho nên gọi là: “Sắc tức là không”.

IV.- Không tính độc lập

Cái gì là “Tánh độc lập”? Ý tưởng của nhân loại luôn luôn tin nhận sự tồn tại của vật chất, đều cho có cá thể đơn thuần hoặc có thể phân tích đến nguyên tố của cá thể. Đúng ra thế gian đều không có cá thể đơn thuần tồn tại. Cũng chính là nói: Bất kỳ sự vật gì trong thế gian đều không có “Tính độc lập” tồn tại. Tất cả tồn tại đây đều là tính tập hợp, nhưng không phải tập hợp trên Vật lý mà chính là tập hợp trên Hóa học và cũng chính chỗ các nhà Phật học gọi “Nhân duyên chỗ sanh ra các pháp”. Còn nguyên tố mà nơi Hóa học gọi chính là sự xấp xếp bày tỏ của chu kỳ, liền báo cho chúng ta rõ chúng nó đều không phải cá thể; các nhà Khoa học dùng “Vi vũ trụ” để mệnh danh chúng nó, do nơi những thứ danh xưng này có thể suy tưởng ra tình hình phức tạp của chúng nó. Ở trước đem phân tử nguyên tử cho là cá thể, nhưng trước mắt biết rõ điện tử, chất tử, trung tử đều hoàn toàn không phải cá thể. Khoa học nghiên cứu vi tế của vũ trụ sẽ có thể tiết lộ được sự cấu tạo của điện tử và của chất tử. Nhưng đến trung tử khi quán chiếu một vật nào đó đã gặp phải một thứ hợp thể phức tạp. Kinh Phật trải qua hơn hai ngàn năm trăm năm trước đã vạch ra thuyết minh mới: Trên thế giới tuyệt đối không thấy có cá thể tồn tại độc lập, đều là giả pháp do nhân duyên hòa hợp tạo thành. Đây mới là thuyết giáo, thật ra đã bảo ngầm rằng: các nhà khoa học hiện đại đi tìm kiếm sự tồn tại của cá thể chỉ là một việc mộng tưởng. Lời thuyết giáo này bao gồm đã cảnh tỉnh chúng ta chớ ảo tưởng cho rằng sự vật tồn tại “Độc lập”. Đây cũng chính là “Sắc tức là không”, chỗ gợi ý tốt nhất cho chúng ta.

V.- Kẻ năng biến và vật bị biến

Cái “Không” đã trình bày ở trên là thuộc về sự phân tích của khoa học, chính là chỉ cho cái “Sắc” thấy được trong cảnh giới, nơi Phật pháp gọi là “Ngoại sắc”, các học giả cận đại gọi là “Vật chất”. Nếu như chỉ căn cứ vào ý kiến ở trên, liền sẽ bị rơi vào Cơ Giới Luận của Khoa học. Như thế cái “Không” của “Sắc tức là không, không tức là sắc” nơi Phật Giáo cùng với cái “Không” của Khoa học phân tích có điểm nào khác không?

Nay xin giải thích sơ lược như sau: Nơi sắc pháp khi quán sát, Khoa học và Phật Pháp phân tích “Không” lý luận tợ hồ có chỗ tương tợ; chỉ cần hiểu rõ biến đổi của sự vật đều là bị biến, mà nó không phải là tự mình năng biến. Sự vật đã là vật bị biến, như thế nhất định có kẻ năng biến bao gồm trong nó. Các nhà khoa học đối với vật bị biến lại bận rộn tìm cầu, mà chưa biết có kẻ năng biến ở trong vận hành; chưa thoát khỏi thiển kiến! Như thế kẻ năng biến là ai? Theo Phật Pháp kẻ năng biến gọi là “Tâm Pháp”. Tâm Pháp đây có sự tụ họp của Tâm Thức hữu tình, bản thân của nó tuy nhiên cũng có thành phần bị biến, nhưng nó lại có một phần lực lượng nắm giữ chủ động năng biến. Phàm sự vật biến đổi quanh co đều hoàn toàn không thoát khỏi sự biến hóa của năng biến chi phối. Sức năng biến đây tức là năng lực của tâm thức chúng ta, cũng tức là “Duy Thức Hiện Lực” (năng lực thể hiện của Duy Thức). Cảnh giới của Duy Thức thể hiện chính là tướng của cái “Không”. Tại sao là tướng của cái “Không”? Nay xin giải thích sơ lược như sau:

1)- Dùng máy điện ảnh để ví dụ:

Thử hỏi “Sắc” là cái gì? Theo Duy Thức Học nói: “Là tướng phần của Tâm và Tâm Sở biến hiện nên gọi là Sắc”. Lại nói: “Sắc Pháp tức là hình ảnh của hai thứ Tâm và Tâm Sở hiện ra”. “Tâm” và “Tâm Sở” là cái gì? “Tướng Phần” lại là cái gì? “Tâm” thì không nêu danh được, chỉ có thể căn cứ nơi “Tướng và Dụng” của nó để gọi. Thí dụ như con mắt có thể thấy sắc liền biết có sắc tồn tại; cái thấy đây có thể hiểu biết chính là “Tâm”. “Tâm Sở” là pháp thuộc sở hữu của “Tâm”, cũng chính là sự tác dụng vận hành giúp đỡ của tâm. Như ngày nay sáng sớm ông ngồi dậy; sự “ngồi dậy” của ông là động tác nhất định đã trải qua sự quyết định của tâm sự “quyết định” đây tức là “Tâm Sở”. “Tâm” và “Tâm Sở” cũng chính là “kẻ Năng Biến”, tức là nguyên động lực khiến ông ngồi dậy. Còn “Tướng Phần” tức là “Sắc” thuộc về “vật bị biến”; như một đoạn cảnh tượng (quá trình) trong khi ông ngồi dậy, nhất định có sự thật tồn tại của hiện trường; sự thật tồn tại của hiện trường đây chính là “Sắc”. Thứ tâm tác dụng đây có thể dùng máy điện ảnh để thí dụ: “Máy điện ảnh” chia hai bộ phận “Máy nhiếp ảnh” và “Máy phóng ảnh”. Sự tác dụng của máy nhiếp ảnh có thể khiến nhạy sáng của phim thâu lấy ngoại cảnh. Máy phóng ảnh có thể tự phóng nhạy sáng của phim hiện ra ảnh tượng trên màn ảnh.

Quả tâm của chúng ta như một cuốn phim. Tâm có thể thâu nhiếp và giữ gìn tất cả pháp, dụ như máy nhiếp ảnh của điện ảnh nắm giữ tất cả cảnh vật. Lại nữa tâm có thể phát khởi hiện hành và sanh ra tất cả pháp, giống như máy phóng ảnh phóng chiếu đến màn ảnh chỗ hiện trường biểu diễn tác động ngồi dậy vào buổi sáng. Hiện tượng đó chính là “Tướng phần” và cũng gọi là “Sắc”. Như thế có thể biết: Tướng phần của Tâm và Tâm Sở biến hiện đều gọi là sắc. Hơn nữa quán chiếu biết sắc tướng trên màn ảnh là do máy phóng ảnh khống chế. Máy phóng ảnh một khi phóng ra thì cảnh tượng trên màn ảnh chồng chất sanh ra. Máy phóng ảnh một khi đình chỉ thì ảnh tượng trên màn ảnh lẽ đương nhiên tắt mất. Do đấy có thể biết rõ nguyên lý: “Tâm sanh thì các thứ pháp sanh, tâm diệt thì các thứ pháp diệt”.

“Tâm Sở” nơi Duy Thức Học nói gồm có 51 thứ, trong đó Pháp Thiện có 11 thứ và Pháp Bất Thiện có 26 thứ. Hai thứ Tâm Sở pháp thiện và pháp bất thiện đều là ống kính giúp cho chúng ta chọn lựa, cũng chính là chỗ ý niệm của chúng ta tuyển lựa; những điều tốt và những điều xấu trong tương lai đều ở nơi một niệm này. Trong thế giới hiện thật trước mắt của chúng ta: có thiện ác, chánh tà, đẹp xấu, khổ vui, đều do cuốn phim phóng ảnh của chúng ta đã được chụp lấy và ghi chép từ trước. Những cảnh ngộ khó khăn trước mắt là do ai xếp đặt?

Theo sự thật mà luận, những hình ảnh đã được ghi chép trong cuốn phim không phải là hành vi tư tưởng trước đây của chúng ta sao? Mọi người cũng không nên trách ai! Chỉ có im hơi lặng tiếng, vững vàng chắc chắn thận trọng trong sự kiểm điểm mỗi niệm tưởng, mỗi lời nói, mỗi hành vi, mỗi động tác trước mắt của chúng ta thì mới có những ảnh tượng trong cuốn phim được ghi chép sáng sủa của tương lai. Cho nên những triển vọng xa xôi của tương lai cộng lại cũng chỉ ở trong một niệm, một hành vi! Nhân đây: Nếu hôm nay chúng ta phát nguyện niệm Phật, lễ Phật cầu sanh về Cực lạc thì sẽ được Tâm Sở của chúng ta tiếp nhận. Thế là “Thế giới cực lạc” của tương lai đương nhiên sẽ hiển hiện ở nơi trước mắt của chúng ta! Đấy cũng chính là đạo lý hiện thật của pháp môn Tịnh độ!

2)- Từ “Hiện Lượng” Hiểu rõ thật nghĩa của “Sắc, Không”:

“Ba cõi duy tâm, muôn pháp duy thức”. Ngàn Kinh muôn Luận đều nói như thế. Như “Đại Thừa Khởi Tín Luận” từng nói: “Tâm niệm pháp dị”. Tâm tức là chỉ cho tám Thức Tâm Vương, Niệm tức là chỉ cho các Tâm Sở, Pháp tức là chỉ cho các cảnh thiện ác. Ngài Thiển Tiên lại nói: Ý niệm không đồng chính là tâm, liền đối với hoàn cảnh cảm giác không giống nhau. Sao lại thấy được? Hôm nay dùng cảnh “Hiện Lượng” để chứng minh. Trường hợp như Đại sư La Thập, lúc 7 tuổi Ngài theo mẹ vào chùa lễ Phật. Ngài thấy trong điện Phật có một cái bát thật quá đẹp; Ngài liền cầm lấy bát ấy đội trên đầu để chơi. Bỗng nhiên trong thời gian ấy Ngài liền khởi lên một niệm nghĩ rằng: tuổi tôi quá nhỏ làm sao có thể vói tới và đỡ lên cái bát rất năng? Ngài khi phát khởi một niệm nghĩ về vấn đề đó, liền dùng hai tay đỡ cái bát lên một lần nữa, nhưng cái bát ấy hoàn toàn không di động. Nhơn đây Ngài mới ngộ được đạo lý “Vạn pháp duy tâm”. Đúng ra tâm niệm của Ngài lúc bấy giờ cũng chưa ý thức được cái “bát” khi nào nặng khi nào nhẹ, cái bát không có vấn đề nặng nhẹ cho nên rất dễ dàng đỡ lên đầu để đội. Ngay lúc đó tâm niệm của Ngài để ý đến cái bát thì cái bát trở nên nặng và cái bát nặng có thể rớt xuống đất. Vì thế phải thấy được rằng: cái bát không có vấn đề nặng nhẹ, mà chính là tâm có sai biệt nặng nhẹ động tĩnh. Đạo lý “Tâm niệm pháp dị” ở trên thì cũng giống như thế. Thêm nữa có một sự việc như sau: trước kia nước Cao Lệ có một vị Pháp sư tên là Nguyên Hiểu. Pháp sư đến Trung Quốc tham học. Một đêm nọ, khi Pháp sư ngủ trên phần mộ, miệng của ngài lúc đó cảm giác rất khát nước; ánh sáng từ mặt trăng chiếu xuống khiến cho Pháp sư xem thấy nước trong khe hỡ chảy ra thanh khiết phi thường, liền dùng hai tay bưng nước lên uống, cảm giác được đạo vị đặc biệt thanh lương ngon miệng. Nhưng đến sáng ngày sau, cũng chính nơi đó Pháp sư mới thấy được nước thanh lương ngon ngọt của đêm hôm qua là phát nguồn từ trong phần mộ chảy ra, tâm của Pháp sư liền khởi lên buồn nôn và ói mửa. Nhân đây, Pháp sư liền ngộ được cảnh giới của “vạn pháp duy tâm”, nghĩa là tâm thanh tịnh thì nước thanh tịnh, tâm ô nhiễm thì nước ô nhiễm. Từ nguyên lý này chúng ta biết được: Ai có thể đem ra cái Không của tất cả ngoại cảnh (sắc) ngay lúc đó tâm cảnh của họ hoàn toàn thanh tịnh! Tâm Không của năng biến và vật bị biến của ngại cảnh khi cùng nhau hiện ra sắc tướng bình đẳng như một đấy chính là “Sắc tức là không, không tức là sắc”!

3) Từ “Tỷ lượng” Hiểu rõ thật nghĩa của “Sắc, Không”:

Theo Đại Thừa Khởi Tín Luận trình bày: “Tất cả các pháp vì nương nơi vọng niệm mà có sai biệt, nếu lìa tâm niệm thì không có tướng của tất cả cảnh giới”. Cũng chính là nói: Ngày thường tất cả hình sắc của sự vật như hình tướng dài ngắn, vuông tròn, đúng sai, lớn nhỏ v.v... của “Sắc” đều do nơi vọng niệm của chúng ta mà phát khởi. Giả sử đem những lời vọng niệm đây trừ khử đi tức thì năng lực của tâm năng biến liền xoay chuyển trở thành thanh tịnh và tất cả cảnh giới của tất cả thì cũng hoàn toàn không có. Đây chính là cảnh giới không của vật bị biến trở thành thanh tịnh. Như thế xin nói lại, chỉ cần đem vọng niệm loại bỏ đi thì tất cả thuộc về “Không”, gọi là cảnh giới Không.

Nhưng trên thực tế, chúng ta rất khó tin tưởng rút bỏ được vọng niệm để thế giới trở thành Không. Nguyên do trước mắt chúng ta hoàn toàn không có hiện lượng thực tế để chứng minh, cho nên chỉ có từ trong tỷ lượng đi tìm cầu sự giải đáp. Như bài thơ nói rằng: “Chẩm thượng phiến thời xuân mộng gian, hành tận Giang Nam số thiên lý”, (tạm dịch là: Thời gian mộng đẹp nằm trên gối, ngàn dặm vượt qua đến Giang Nam). Bài thơ này trình bày chúng ta đang ngủ trên giường bỗng nhiên mộng mơ phát khởi, liền xuất hiện các cảnh giới. Các cảnh giới đây hiện ra như thế nào? Chúng không phải là (vật bị biến) do tâm mộng (năng biến) vọng tưởng phát sanh sao? Tâm mộng đây nguyên là “Không”, phát khởi cảnh mộng liền hiện ra hình sắc! Sắc tướng trong mộng đây đương nhiên cũng đều là Không; chỉ cần đem cái vọng tưởng bỏ đi thì cảnh mộng liền lập tức tiêu mất.

Cảnh giới ban ngày cũng giống đạo lý này: Tất cả pháp ban ngày (bao gồm con người, sự vật, v.v...) cũng thuộc về vật bị biến, đều nương nơi vọng niệm mà hiện khởi sai biệt. Vọng niệm đây tức là chỉ cho Tâm (Không), là căn nguyên hiện khởi sơn hà đại địa (Sắc). Tâm vọng niệm đây đích thực là chỉ cho sức năng biến; nếu như có thể lìa khỏi tâm vọng niệm sai biệt thì không có tướng của tất cả cảnh giới. Những nguyên lý đã trình bày trên về “Sắc tức là không, không tức là sắc” cũng có thể rõ ràng hơn!

VI. Kết luận

Xin hỏi: “Sắc tức là không, không tức là sắc”, như vậy cái “Không” là gì? Ông bảo rằng nhân vật là không và nhân vật một phần là chẳng không, ông bảo rằng sơn hà đại địa là không và sơn hà đại địa một phần là chẳng không. Như thế cái không là gì?

Đáp rằng: “Chứng Đạo Ca” nói: “Mộng lý minh minh hữu lục thú, giác hậu không không vô đại thiên” (tạm dịch là: Trong mộng rõ ràng có sáu cõi, sau khi giác ngộ lý không thì không có đại Thiên). Đây chính là nói, ngay khi chúng ta chưa ngộ đạo rốt ráo, giống như mộng bị chi phối quả báo thiện ác trong sáu cõi (Trời, người, A Tu La, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Nhưng quả báo của sáu cõi đều do tâm (bổn không) của chúng ta tạo ra thiện ác khổ lạc (huyễn sắc).

Từ ngày chưa giác ngộ trở về trước, tức là khi chưa chứng được lý “Không”, chỗ thọ khổ và khoái lạc mỗi loại luôn luôn rõ ràng như thế. Nào ai có thể biết được một cảnh mộng đẹp là gì? Nhưng ngay sau khi tỉnh giác, tất cả của tất cả ngay lập tức tan ra mây khói không hình bóng không dấu tích, đấy tức là “Không”. Chúng ta vô tri vô giác ở trong sáu đường sanh sanh tử tử luân hồi thọ khổ không bao giờ chấm dứt; chúng ta chỉ cần một sớm được giác ngộ, biết rõ mộng giả hiện, đem tâm mộng trở lại không thì cùng “Sắc” của tâm mộng xen lẫn tiếp xúc, thì lập tức liền được chuyển hóa trở thành không. Sơn hà đại địa, nhân vật, v.v... (Sắc) của thế gian đây đều tiêu mất cũng giống nhau với mộng tỉnh và được một điểm là dấu vết cũng không có. Nên hỏi rằng cái “Không” là gì? Cái “Không” đây chính là không có tâm vọng tưởng phân biệt!
THANK YOU
16-01-2022, 12:40 PM
Bài viết: #290
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=14500]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 2 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS