Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
NEW TOPIC'S DQ
21-06-2015, 08:41 PM
Bài viết: #61
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=11194]

[Hình: attachment.php?aid=11195]

[Hình: attachment.php?aid=11196]

[Hình: attachment.php?aid=11197]

[Hình: attachment.php?aid=11198]


File đính kèm Thumbnail(s)
                   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (02-07-2015 08:03 AM)
25-06-2015, 05:41 AM
Bài viết: #62
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=11213]

[Hình: attachment.php?aid=11214]

[Hình: attachment.php?aid=11215]

[Hình: attachment.php?aid=11216]

[Hình: attachment.php?aid=11217]

[Hình: attachment.php?aid=11218]


File đính kèm Thumbnail(s)
                       
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (26-06-2015 09:29 AM)
29-06-2015, 09:07 PM
Bài viết: #63
RE: NEW TOPIC'S DQ
KÍNH MỜI XEM QUA PPS * PHẨM SONG YẾU * TRONG KINH PHÁP CÚ.


.ppsx  PHẨM SONG YẾU.ppsx (Kích cỡ: 4.41 MB / Tải về: 309)

Chữ Ma là chỉ cho ngũ dục: tài , sắc , danh, thực , thùy.Tài: tiền của, Sắc: sắc đẹp; Danh: danh vọng; Thực : là những món ăn ngon; thùy là ngũ kỷ, ngũ nhiều. Chữ ma là chỉ sự Lôi Cuốn ta sa đọa trái với sự tu hành tinh tấn.
Người phàm phu thấy thân đẹp đẽ sanh ra kiêu mạn đó là phi chân tưởng chân thật vì thân chỉ chứa đựng toàn đồ bẩn thỉu mà thôi: ghèn,cứt rái nước mũi đàm dãi, mồ hôi, nước tiểu , phân dơ ...Biết thức tỉnh, biết nghĩ đúng sự thật mới là trí tuệ dễ đạt lý chân thật, hiểu thân vô thường sanh diệt từng phút giây sẽ đạt chân lý.
THANK YOU
01-07-2015, 09:42 PM
Bài viết: #64
RE: NEW TOPIC'S DQ
TRÀNG HẠT PHẬT GIÁO

DQ MỜI XEM QUA CHÚT KIẾN THỨC VỀ TRÀNG HẠT ( CHUỖI) PHẬT GIÁO. ( tài liệu được thu thập từ các trang web Phật giáo & các trang pháp cụ, pháp khí.

Tràng hạt (chuỗi) Phật giáo gọi theo tiếng Tây Tạng là japa mala. Tràng hạt thường có 108 hạt, ngoài ra cũng có tràng hạt đeo ở cổ tay với 16 đến 19 hạt. Japa mala theo truyền thống được sử dụng trong Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ giáo.
[Hình: attachment.php?aid=11230]

Tràng hạt được sử dụng để tính số lần tụng chú. Khi sử dụng japa mala, ngón tay của người tụng lần qua từng hạt sau khi đọc xong một câu thần chú. Tràng hạt của Phật giáo Tây Tạng có nguồn gốc từ tràng hạt của Ấn Độ giáo, và trong cả hai tôn giáo số 108 đều rất quan trọng.

CHẤT LIỆU

Tràng hạt có thể được làm từ nhiều nguồn vật liệu khác nhau, bao gồm gỗ, đàn hương, hạt bồ đề, gỗ bồ đề, hổ phách, san hô, ngọc bích, xương, lụa tơ tằm, bông, sợi và thậm chí cả cây gai dầu. Tràng hạt làm từ các vật liệu khác nhau được sử dụng với các loại thần chú khác nhau.
Chuổi được dùng rất nhiều chất liệu để làm, thường thấy nhất như chuỗi kết bằng hạt Bồ Đề, hạt Kim Cang, ngoài dùng chất liệu là thất bảo để làm như Vàng, Ngọc, Lưu Ly, San Hô, Hổ Phách..v.v… Những chuỗi tràng được làm bằng chất liệu quý thường là do các thí chủ học hạnh bố thí của Bồ Tát Vô Tận Ý mà phát tâm cúng dường Phật hoặc các bậc Trưởng Lão Đạo cao Đức trọng trong Phật Giáo.
Chuỗi còn là tín vật cho việc truyền thừa, kỷ vật. Vì vậy chuỗi tràng trong Phật Giáo ngoài công năng là pháp khí tu hành ra còn là bảo vật của Tam Bảo, tín vật của sự truyền Pháp và là pháp vật chứa đựng công đức, cũng như thần lực rất cao vì tích tụ sự tu trì, công đức của các bậc tu hành.

Tràng hạt dùng để đếm số lần niệm Chân ngôn (thần chú) trong giai đoạn tu trì cũng như niệm thần chú trong những lúc bình thường. Một tràng hạt đúng tiêu chuẩn thường được kết nối bởi nhiều loại hạt Cái, hạt Gián cách, hạt Đệ tử, hạt Ghi nhớ và một số hạt trang sức khác.
Tràng hạt ( chuỗi ) hay còn gọi là Niệm châu,Tụng Châu, Chú Châu, Phật Châu, Sổ Châu. Tay lần hột chuỗi gọi là Sổ Châu Thủ Sổ Châu, tiếng Phạn là PASAKAMALA, dịch âm là Bát Tắc Mạc.
Một tràng hạt tiêu chuẩn thường bao gồm nhiều loại hạt Cái, hạt Con, hạt Gián cách, hạt Đệ tử, hạt Ghi nhớ và một số loại hạt trang sức khác.
1/ Hạt Cái: Mỗi xâu chuỗi đều phải có 1 hột lớn trên đầu để xỏ dây qua mà kết râu, cho nên hột lớn này phải 3 lỗ. Hột lớn này gọi là Mẫu Châu (Hột lớn trên đầu chuỗi), cũng gọi là Đạt Ma Châu (Ngọc Báu Chánh Pháp) hay còn gọi là hạt “Tam thông” hoặc hạt “Đầu Phật”, thường mỗi tràng hạt chỉ có một hạt, nhưng cũng có khi có hai hạt dùng để kết liền các hạt con với số lượng khác nhau làm một, đồng thời còn liên kết các hạt Đệ tử, hạt Ghi nhớ (còn gọi là Ký Tử hay là Ký Lưu Tử), và các hạt trang sức kết lại với nhau. Trước kia, trên hai hạt thường được vẽ hình Phật ở bên trong hạt, nhằm tăng thêm vẻ trang nghiêm cho Pháp khí. Tràng hạt thông thường được kết nối bởi 108 hạt, tại hạt thứ 7 hoặc hạt thứ 21 dùng hạt có mầu sắc và kích cỡ khác nhau để phân cách, những hạt đó được gọi là “hạt giãn cách” hoặc “hạt đánh dấu”. Thông thường hạt “đánh dấu” cần lớn hơn “hạt con” một chút. Số lượng mỗi lần có thể dùng 1 cho đến 3 hạt, số lượng này không được tính vào trong tổng số 108 hạt..
Dùng san hô, mã não và các loại đá quý khác để làm hạt Cái trong tràng hạt và những hạt lớn phía sau hạt thứ 7, thứ 21, thứ 49 và thứ 54 (Nửa xâu chuỗi dài). Thông thường theo truyền thống, tu Pháp môn TỨC DIỆT dùng tràng hạt bằng gỗ Đàn hương trắng, tu phép NHÍP HOÀI dùng gỗ Đàn hương đỏ. Hình dạng của chúng cũng khác nhau, các ngón tay cầm tràng hạt cũng khác nhau.
Những tràng hạt gồm 108 hạt hoặc 54 hạt, cứ mỗi 27 hạt lại dùng hạt “đánh dấu” để phân cách. Nếu tràng hạt gồm 27 hạt, 18 hạt thì cứ 9 hạt lại được phân chia bằng hạt “giãn cách”.
2/ Hạt Ghi nhớ: là chỉ vật trang sức hoặc hạt châu có kích thước nhỉnh hơn được gắn vào cuối mỗi chuỗi hạt “đệ tử” hoặc cũng có thể dùng dây để kết thành nút thắt kiểu Trung quốc, mục đích là giữ cho hạt “đệ tử” không bị lỏng lẻo, tuột ra ngoài.
Tại hạt Cái, nơi bắt đầu của tràng hạt; có đính hai sợi dây khá lớn, trên mỗi sợi dây này lại xâu mười hạt xương hoặc khoen kim cương, mỗi mười hạt là một xâu, tựa như các chuỗi hạt trên bàn tính; dùng để ghi nhớ hàng chục, hàng trăm của số lần lần tràng hạt. Số mười ở đây tượng trưng cho “Mười Ba La Mật” trong Phật giáo: Thí, Giới, Nhẫn, Tinh tiến, Thiền định, Bát nhã, Phương tiện, Nguyện, Lực, Trí. Mỗi hạt trong tràng hạt để đánh dấu một lượt tụng kinh, các khoen hoặc hạt trên một sợi dây thường được dùng để đánh dấu một trăm lượt tụng niệm. Còn các khoen, hạt trên sợi dây còn lại được dùng để đánh dấu một nghìn lần tụng niệm.

TẠI SAO CÓ SỐ 108 ?

Japa mala thường có 108 hạt. Có nhiều giả thuyết khác nhau về lý do tại sao số 108 lại có ý nghĩa quan trọng trong Phật giáo và Ấn Độ giáo. Một lý do là bởi vì chúng ta phải vượt qua 108 khổ nạn trên đường đến giác ngộ. Một lý do khác, 108 là số phiền não của con người.
Một lời giải thích khác là trong Phật giáo Tây Tạng, 108 là số hạt để tụng 100 lần thần chú, thêm 8 hạt dư ra để cầu nguyện cho tất cả chúng sinh.

Trong Phật giáo Đại thừa, cũng phổ biến nhiều loại tràng hạt có ít số hạt hơn, như 27 hạt chẳng hạn. Nhìn chung những con số này thường chia hết cho 3. Một số tràng hạt của người Trung Quốc chỉ có 18 hạt. Trong Kim Cương thừa Phật giáo, 108 hạt trên các mala dùng để trì chú 100 lần, và có thêm 8 hạt dùng để bổ sung cho những lần sai sót.

Chuỗi tràng Phật Giáo có bao nhiêu hạt được quy định rõ ràng và số lượng của hạt chuổi đều mang một hàm ý nhất định. Chuỗi đại tràng có 108 hạt số liệu tượng trưng cho sự niệm tụng để dứt trừ 108 loại Phiền não.
Theo Kinh Giảo Lượng Sổ Châu Công Đức, và theo Kinh Kim Cang Đảnh Du Già Niệm Châu có sự ghi chép bất đồng, cho ra các loại như sau:
1/ Căn cứ Kinh Mộc Hoạn Tử thì dạy làm chuỗi 108 hạt.
2/ Căn cứ Kinh Đà Ra Ni Tập quyển 2 phẩm Tác Châu Pháp Tướng, thì nêu ra có 4 loại chuỗi: 108 hạt, 54 hạt, 42 hạt, 21 hạt.
3/ Kinh Sổ Châu Công Đức, cũng nêu ra 4 loại chuỗi, tức là loại 108 hạt, loại 54 hạt, loại 27 hạt, và loại 14 hạt.
4/ Kinh Kim Cang Đảnh Du Già Niệm Châu thì lấy 1.080 hạt làm chuỗi bậc thượng, xâu 108 hạt làm chuỗi tối thắng, xâu 54 hạt làm chuỗi bậc trung, xâu 27 hạt làm chuỗi bậc hạ.
5/ Phẩm Sổ Châu Nghi Tắc trong Kinh Văn Thù Nghi Quỹ bảo rằng: Chuỗi bậc thượng là 108 hạt, chuỗi bậc trung là 54 hạt, chuỗi bậc hạ là 27 hạt, chuỗi tối thượng là 1080 hạt.

Chuổi trung tràng có 54 hạt biểu thị hành giả Phật Giáo tu trì phải tuân thủ các pháp Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Tín, Thập Hồi Hướng và bốn Pháp Thiện Căn.

NGOÀI RA:

Sự sử dụng số hạt của từng loại xâu chuỗi có những bất đồng, thì ý nghĩa cũng có những khác biệt:
1/ Chuỗi 108 hạt là biểu thị cho cầu chứng 108 pháp Tam Muội mà đoạn trừ 108 phiền não.
2/ Chuỗi 54 hạt là biểu thị cho 54 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Tín, Thập Trú, Thâp Hạnh. Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Tứ Thiện Căn Nhân Địa.
3/ Chuỗi 42 hạt là biểu thị cho 42 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Trú, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Đẳng Giác, Diêu Giác.
4/ Chuỗi tiểu tràng 27 hạt là biểu thị cho 27 cấp vị của Tiểu Thừa tu hành Tứ Hướng Quả, tức là 18 bậc Hữu Học của Tứ Hướng Tam Quả trước, với 9 bậc Vô Học của Đệ Tứ Quả A La Hán.
5/ Chuỗi 21 hạt là biểu thị cho 21 vị, tức là Thập Địa,( Ngũ căn, Ngũ lực) Thập Ba La Mật và quả vị Phật
6/ Chuỗi 18 hạt tượng trưng cho Bát Chánh Đạo và Thập Hiệu Phật, còn tượng trưng cho 18 vị A La Hán.
7/ Chuỗi 16 hạt tượng trưng cho Thập Địa và Lục Ba La Mật
8/ Chuỗi 14 hạt là biểu thị cho 14 Pháp Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm.
9/ Chuỗi12 hạt tượng trưng cho mười hai Nhân Duyên.
10/ Chuỗi 9 hạt tượng trưng cho Cửu Phẩm Liên Hoa.
11/ Chuỗi 1.080 hạt là biểu thị cho 10 cảnh giới, mỗi cảnh giới đều có 108, cho nên cộng thành 1.080.
Chuỗi Mật Tông có chổ dùng 110 hạt.

SỞ DĨ CÓ SỐ 108, là vì người ta đem 6 căn, 6 trần và 6 thức cộng lại, thành ra thập bát giới (18) rồi nhân cho 6 món căn bản phiền não (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến) thành ra có con số là 108 (18 x 6 = 108).
Giải thích thêm một chút về con số 108 tượng trưng nầy:
Trong kinh Phật dạy, sở dĩ chúng sanh cứ trôi lăn mãi trong vòng sanh tử luân hồi, gốc từ ở nơi vô minh. Mà vô minh có từ ở nơi căn, trần và thức. (gọi chung là Thập bát giới)

Ba thứ nầy, nếu xét kỹ, thì thấy, lỗi là ở nơi căn và thức, chớ trần (6 trần cảnh: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) không có lỗi gì cả, vì chúng chỉ là đối tượng nhận thức của căn và thức mà thôi. Khi căn (tức 6 căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) tiếp xúc với trần (6 trần nói trên) khởi thức (6 thức nói trên) phân biệt. Khi ý thức phân biệt lại cộng thêm 6 món căn bản phiền não vào. Nói rõ hơn là 6 món căn bản phiền não nói trên cùng chung làm việc với Ý thức một cách rất chặt chẽ, đắc lực, nên mới có phân biệt tốt xấu, rồi sanh tâm yêu ghét. Cái niệm yêu ghét phát sanh là gốc từ ở nơi: tham, sân, si. Đây là đầu mối của vô minh phiền não (vọng tưởng) .
Từ đó, mới tạo nghiệp để thọ khổ. Nếu nói một cách nghiêm khắc và ngắn gọn hơn nữa, thì như kinh Lăng Nghiêm, Phật có nêu ra: “luân hồi hay giải thoát, gốc từ ở nơi 6 căn mà ra”. Như vậy thấy rằng, ba gốc nầy tối hệ trọng để đoạn trừ phiền não. Muốn đoạn trừ phiền não, thì cần phải có phương tiện, hay một pháp môn hành trì. Đối với người tu tịnh nghiệp, thì Phật đều dạy cần phải niệm Phật. Mà pháp môn niệm Phật, để đi đến nhứt tâm, thì bước đầu cần phải có phương tiện để cột tâm. Phương tiện đó, ngoài câu niệm Phật ra, còn cần phải có thêm tràng hạt để lần từng hạt theo mỗi câu hiệu Phật làm chuẩn cứ trong khi niệm Phật công cứ vậy.

Không phải nhứt thiết niệm Phật phải lần chuỗi. Điều nầy, tùy theo căn tánh và thói quen của mỗi người. Tuy nhiên, đối với NIỆM PH ẬT CÔNG CỨ, theo lời chư Tổ Liên tông đã chỉ dạy, thì cần nên lần chuỗi để tiện bề đếm số đúng như lời mình đã phát nguyện. Bởi vì đối với những người sơ cơ, nhiều nghiệp chướng tâm chưa thuần nhứt, còn dẫy đầy vọng tưởng tạp loạn, thì tốt hơn hết nên dùng phương tiện tay lần chuỗi, để khi niệm Phật dễ cột tâm hơn
Hơn nữa, người tu tịnh nghiệp, thì tam nghiệp (thân, khẩu, ý) cần phải giữ thanh tịnh. Tay lần chuỗi thuộc về*thân nghiệp*, miệng niệm Phật thuộc về *khẩu nghiệp*, ý chuyên chú vào câu hiệu Phật không rời ra, thuộc về *ý nghiệp*. Trong kinh nói:“Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương”. Như vậy, tay lần chuỗi cũng là mục đích để ghi nhớ mỗi một hạt chuỗi là niệm một câu hiệu Phật, đồng thời cũng là để ghi nhớ số vậy.
Nhờ lần chuỗi ghi số câu mà tâm ít tán loạn hơn. Tuy nhiên, điểm căn bản để diệt trừ phiền não, chính là ở nơi cái tâm. Người niệm Phật, tay lần chuỗi mà tâm lăng xăng, nghĩ xằng, tính bậy, chạy đông, chạy tây, thì đó chỉ là miệng niệm cho có niệm, chứ không thể nào kết quả định tâm được.
Mục đích chính của việc niệm Phật là để được định tâm. Thế nên, muốn sớm mau hết phiền não, thì phải giữ tâm và tiếng cho hợp nhất và phải thường xuyên khắn khít nhau, đồng thời niệm câu hiệu Phật phải thật cho rành rõ. Trong quyển sách Hạ Thủ Công Phu niệm Phật, Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh có khuyến nhắc người niệm Phật bằng một bài kệ như sau:

Nam mô A Di Đà!
Không gấp cũng không hưởn
Tâm tiếng hiệp khắn nhau
Thường niệm cho rành rõ
Nhiếp tâm là định học
Nhận rõ chính huệ học
Chánh niệm trừ vọng hoặc
Giới thể đồng thời đủ
Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì danh
Nhứt tâm Phật hiện tiền
Tam muội sự thành tựu
Đương niệm tức vô niệm
Niệm tánh vốn tự không
Tâm làm Phật là Phật
Chứng lý pháp thân hiện
Nam Mô A Di Đà!
Nam Mô A Di Đà!
Cố gắng hết sức mình
Cầu đài sen thượng Phẩm.

BÀI TƯỞNG NIỆM CHUỖI

Thăng trầm tam giới thật khả thương
Luân hồi lục đạo khổ nan đương
Lục tự Di Đà thường quán tưởng
Duy Tâm Tịnh Độ mạc tư lương
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Đại Nguyện Đại Lực Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật

Bài Khai Chuỗi Thập Bát (18 Hạt)

Diệu quả Bồ Đề ly chưởng chưởng
Thủ khai thiên tỏa vạn trùng trùng
Thập bát chuyển luân La Hớn tướng
Thiên quan giáng phước hiện vô cùng
Nam mô Định Tâm Vương Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)

Bài Khai Chuỗi Trường (108 Hạt)

Thủ trì nhứt bá bác = Tay cầm trăm tám Bồ Đề
Diết tội đẳng hà sa = tiêu mòn các tội đặng về Tây Phương
Viễn ly tam đồ khổ = Khỏi nơi khốn khổ ba đường
Xuất sắc biến liên hoa = Thoát ra liền thấy chán trường liên hoa
Án phệ lô giá na, mạ lạ, mạ lạ, ta phạ ha ( 7 lần )
Ái hà thiên xích lãng = Ái hà ngàn thước nước lao xao
Khổ hải vạn trùng ba = Trôi chìm biển khổ, sóng nhồi thảm ôi
Dục thoát luân hồi khổ = Muốn cho khỏi kiếp luân hồi
Tảo cấp niệm Di Đà = Phải mau sớm niệm, Nam mô Di Đà
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Đại Nguyện Đại Lực Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật (108 lần)

KHÁI NIỆM HẠT BỒ ĐỀ

Hạt bồ đề hay còn goi bodhi, chuỗi hạt bồ đề theo nguyên âm là bodhi mala, và bodhi dịch ra nghĩa là "mở rộng",
Chuỗi hạt bồ đề có rất nhiều loại và nhiều loài cây cùng họ với cây Bồ Đề tuỳ theo thổ nhưỡng và khí hậu ở từng vùng riêng biệt mà ra các loại hạt khác nhau vì vậy mới phân ra thành nhiều loại bồ đề.
Tạm chia ra làm 2 loại chính và 3 loại thông dụng :
2 loại chính gồm có: - Hạt Bồ Đề tròn, loại này thường hay xuất hiện ở những vùng xứ nóng vì vậy ta nhìn hạt sẽ tròn và mịn hơn
- Hạt Bồ Đề nhăn loại này thường hay xuất hiện ở những vùng xứ lạnh đặc điểm là hạt nhăn vào có nhiều gân nổi lên khi lần hơi rát rát ở ngón tay, tuy nhiên hiện nay đa phần người ta đã mài đi nên ko còn bị rát tay nữa.
[Hình: attachment.php?aid=11231]
3 loại hạt thông dụng để làm chuỗi gồm có:
- Hat Bồ Đề Phật Nhãn: đây là loại cây Bồ Đề gốc mà đức Phật nhắc tới có ở Nepal và được ưa chuộng nhiều nhất trên thế giới
Đặc điểm nhận biết đễ nhất là trên hạt có hình giống như con mắt trên mỗi hạt và khi đập các hạt vào nghe tiếng cạch cạch (không phải cộp cộp như gỗ)

-Hạt Bồ Đề Tam Bảo: loại hạt này có chủ yếu ở các vùng thuộc dãy Hymalaya , đặc điểm dễ nhận biết nhất là : trên mỗi hạt đều có 3 chóp theo hình tam giác nên hay gọi là Bồ Đề Tam Bảo

Bồ Đề Myanma: loại Bồ Đề này còn gọi là bồ đề đỏ, cũng có cả màu nâu và 1 số màu khác, xuất hiện ở vùng đông nam á như Myanma, Vietnam, Campuchia v..v... đặc điểm dễ nhận biết là khá nhẵn và bóng có viền tròn xung quanh hơi giống 1 số hạt như hạt mơ

lCác chuỗi hạt bồ đề đều rất dễ bị mối mọt nếu không lần chuỗi thường xuyên hoặc để ở nơi ẩm thấp ảnh hướng đến tuổi thọ chuỗi hạt vì thế nên sử dụng thường xuyên
KHÁI NIỆM VỀ HẠT KIM CANG (rudraksha) :
Cũng giống như hạt bồ đề hạt kim cang cũng có nhiều loại khác nhau, cây rudraksha , rudra tức là con mắt, là một cây cổ thủ, có tán lá rộng xanh, hạt giống của cây được sử dụng như một truyền thống của Ấn Độ để làm chuỗi hạt cầu nguyện, cây có tên khoa học là E.ganitrus . Cây Rudraksha phát triển ở khu vực đồng bằng sông Hằng, ở chân núi dãy Hymalaya đến Đông Nam Á, Quả Rudraksha được bao phủ bởi màu xanh lam khi chín hoàn toàn Cũng vì lý do này nên cây này cũng được người Phương Tây gọi là bluberry (dâu xanh)
[Hình: attachment.php?aid=11229]

Drudraksha được sử dụng bời người Ấn Độ (nhưng người theo giáo phái Shikh và những người theo đạo Phật) hạt được xâu thành chuỗi đề lần và thiền định với mục đích thánh hóa cơ thể ,tâm trí, và linh hồn , một truyền thuyết nói rằng khi thần Shiva (một vị thần trong bà la môn giáo ) mở mắt sau một thời gian thiền yoga, vì ông đã đạt thành tựu nên ông đã đổ một giọt nước mắt xuống thế gian và phát triển thành cây Rudraksha, trên hạt thường có 5 múi tượng trưng cho 5 bộ mặt của thần Shiva, đôi lúc có những giống có đến từ 1- 21 khuôn mặt, Đặc điểm dễ nhận biết nhất của hạt kim cang (kim cương) là rất cứng, sùi và thô ráp hơn nhiều so với hạt Bồ Đề, có 5 hoặc nhiều đường viền lõm dọc xuống quanh hạt .


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (02-07-2015 08:04 AM), baothai (02-07-2015 10:56 AM)
04-07-2015, 08:22 PM
Bài viết: #65
RE: NEW TOPIC'S DQ
MỜI XEM PPS * PHẨM GIÀ * TRONG KINH PHÁP CÚ.


.ppsx  DQ-PHẨM GIÀ.ppsx (Kích cỡ: 3.53 MB / Tải về: 314)
THANK YOU
04-07-2015, 08:27 PM (Được chỉnh sửa: 04-07-2015 08:36 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #66
RE: NEW TOPIC'S DQ
MỜI XEM PPS * PHẨM AN LẠC * TRONG KINH PHÁP CÚ.


.ppsx  DQ-PHẨM AN LẠC.ppsx (Kích cỡ: 3.65 MB / Tải về: 311)

Bệnh ở đây không phải là thân bệnh mà chỉ cho phiền não tham sân si.Càng nói nhiều về thắng bại hơn thua lại càng đau khổ, tâm trí không an nhiên tự tại.Vô thường là nỗi khổ lớn: sinh , già bệnh tử.Ngươi ngu ở đây là kẻ hung dữ không biết làm lành thích tranh hơn thua nên khó tìm thấy an ổn nhu7nguoi72 hiền nhân.
THANK YOU
04-07-2015, 08:41 PM
Bài viết: #67
RE: NEW TOPIC'S DQ
CHÚ VÃNG SANH

DQ CÓ GHI CHÚ THÊM ÂM PHẠN VĂN.MỜI XEM QUA .

CHÚ VẢNG SANH

Chú Vãng Sinh, gọi đầy đủ là ”bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sinh Tịnh Độ Đà La Ni”, được lấy từ ”Vô Lượng Thọ Kinh” (Cầu Na Bạt Đà La đời nhà Tống dịch) cùng với ”Phật thuyết A Di Đà Căn Bổn Bí Mật Thần Chú Kinh” (Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi dịch đời Ngụy Tấn). ”bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sinh Tịnh Độ Đà La Ni” còn gọi là ”A Di Đà Phật Căn Bổn Bí Mật Thần Chú”, thông thường gọi là ”Vãng Sinh Chú”
Bạt nhứt thiết nghiệp chướng căn bổn đắc sinh Tịnh Độ: Tại sao chúng sinh phải lưu chuyển trong sinh tử, và ở trong tam giới lục đạo luân hồi không ngừng? Là vì nghiệp chướng nặng nề, nghiệp chướng này từ đâu đến? Là do nơi phiền não tham sân si v.v., đã tạo những nghiệp giết hại, trộm cắp, và nói dối, những chủng tử ác nghiệp này từ từ tăng trưởng, hình thành sự thọ khổ của chúng sinh, tuần hoàn không dừng, không có thời gian chấm dứt. Chúng ta muốn dẹp trừng những phiền não không cho sinh khởi, không thọ luân hồi khổ đau, thì chúng ta phải một dạ chí thành trì tụng chú này. Vãng sinh thần chú trợ giúp chúng ta bạt trừ những nghiệp căn bổn, không cho phiền não sinh khởi, hiện thế được nhiều an lạc hạnh phúc, tương lai nhứt định được vãng sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc.Đà La Ni là tiếng Phạn, dịch thành là thần Chú, có nghĩa là ”tổng trì”. ”Tổng” là gôm thâu tất cả pháp, ”Trì” là vô lượng nghĩa. Có nghĩa là thần chú tuy chỉ có vài chữ, nhưng có thể bao gồm hết thảy ý nghĩa của Phật Pháp, cho nên Thần Chú có công đức vô lượng.
Vãng sanh quyết định chơn ngôn hay Vãng sanh Tịnh độ thần chú là mật ngôn được trì niệm phổ biến trong các khóa lễ Tịnh độ, cầu siêu. Thần chú này có tên đầy đủ là Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh độ Đà la ni. Cứ vào tên của Đà la ni (Tổng trì, thâu nhiếp vạn pháp, tạm gọi là chơn ngôn hoặc thần chú) cho biết thần chú này có công năng phá trừ tất cả nghiệp chướng căn bản, để được vãng sanh về Cực lạc.
Theo kinh Niệm Phật Ba la mật, phẩm thứ 7 (HT.Thích Thiền Tâm dịch), Bồ tát Phổ Hiền vì thương xót chúng sanh thời mạt pháp nên nói Đà la ni này để trợ duyên được mau vãng sanh về Tịnh độ: “Lúc bấy giờ, Ngài Phổ Hiền Đại Bồ tát bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn! Con nay vì thương tưởng chúng sanh nơi thời mạt pháp, khi ấy kiếp giảm thọ mạng ngắn ngủi, phước đức kém thiếu, loạn trược tăng nhiều, kẻ chân thật tu hành rất ít. Con sẽ ban cho người niệm Phật thần chú Đà la ni này để thủ hộ thân tâm, nhổ tận gốc rễ nghiệp chướng, trừ sạch phiền não, được mau chóng sanh về Cực lạc, gọi là Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh độ Đà la ni. Liền nói chú rằng: Nam mô a di đa bà dạ, đa tha già đa dạ, đa điệt dạ tha, a di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đam bà tỳ, a di rị đa tỳ ca lan đế, a di rị đa tỳ ca lan đa, già di nị, già già na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha.

Người niệm Phật phải giữ giới, ăn chay, thân khẩu ý đều phải thanh tịnh. Ngày đêm sáu thời, mỗi thời tụng 21 biến. Như vậy, diệt được các tội tứ trọng, ngũ nghịch, thập ác và hủy báng Chánh pháp. Thường được Phật A Di Đà hiện trên đỉnh đầu. Hiện đời an ổn, phước lạc. Khi trút hơi thở cuối cùng được tùy nguyện vãng sanh. Trì tụng đến ba chục ngàn biến liền thấy Phật ngay trước mặt”.

Xưa nay, phần lớn những hành giả tu tập pháp môn Tịnh độ thường trì niệm thần chú Vãng sanh theo phiên âm tiếng Hán. Chúng ta có thể trì niệm theo nguyên văn tiếng Phạn (đã phiên âm) và tìm hiểu đôi chút về “ý nghĩa” của thần chú này.

- Namo Amitàbhàya
(Na-mô A-mi-ta-pha-gia)
Nam mô A di đa bà dạ
Quy mạng Vô Lượng Quang (A Di Đà)
- Tathàgatàya
(Ta-tha-ga-ta-gia)
Đa tha già đa dạ
Như Lai
- Tadyathà
(Ta-di-gia-tha)
Đa điệt dạ tha
Nên nói thần chú
- Amrto dbhave
(A-mờ-rật-tô đờ-pha-vê)
A di rị đô bà tỳ
Cam lộ hiện lên
- Amrta sambhave
(A-mờ-rật-ta sam-pha-vê)
A di rị đa tất đam bà tỳ
Cam lộ phát sinh
- Amrta vikrànte
(A-mờ-rật-ta vi-kờ-răm-tê)
A di rị đa tỳ ca lan đế
Cam lộ dũng mãnh
- Amrta vikrànta gamini
(A-mờ-rật-ta vi-kờ-răm-ta ga-mi-ni)
A di rị đa tỳ ca lan đa già di nị
Đạt đến Cam lộ dũng mãnh
- Gagana kìrtti kare
(Ga-ga-na kít-ti ka-rê)
Già già na, chỉ đa ca lệ
Rải đầy hư không
- Svàhà
(Sờ-va-ha)
Ta bà ha
Thành tựu cát tường.

Như vậy, Bồ tát Phổ Hiền trong pháp hội tại Linh Sơn đã vì chúng sanh đời mạt pháp về sau mà xin phép Thế Tôn tuyên thuyết thần chú Vãng sanh. Theo lời dạy của Bồ tát, nếu có người nào phát nguyện sanh về Cực lạc nhưng vì phước mỏng nghiệp dày, niệm Phật chưa đạt đến nhất tâm thì có thể nương nhờ công đức của thần chú Vãng sanh để được như nguyện. Hành giả thực hành trai giới, giữ ba nghiệp: thân, miệng, ý thanh tịnh; mỗi ngày trì niệm 6 thời, mỗi thời 21 biến thì chắc chắn tiêu trừ tất cả nghiệp chướng, cho dù là ngũ nghịch hay thập ác tội chướng.
Thần chú Vãng sanh có tầm quan trọng như thế, nên người tu pháp môn Tịnh độ luôn trì niệm nhằm thú hướng Lạc bang.
THANK YOU
14-07-2015, 08:07 PM
Bài viết: #68
RE: NEW TOPIC'S DQ
MỜI XEM PPS * PHẨM ÁC* TRONG KINH PHÁP CÚ


.ppsx  DQ-PHẨM ÁC.ppsx (Kích cỡ: 5.35 MB / Tải về: 312)

Khi làm ác chựa nghĩ, biết ác , khi nghiệp ác d9en6`1 lúc ấy mới thấy sự đau khổ. dù làm người khác phiền muộn một chút, tuy nhỏ,nhưng lâu ngày gậm nhấm làm người đau khổ nhiều.từ việc nhỏ dần dần tạo thành việc lớn không hay : cả trong điều Ác và Lành, khi làm ác theo nhà Phật khó tránh được quả báo, mà dù tránh được hiện tại thì tương lai cũng phải lảnh cái nghiệp ác đã tạo ra.
THANK YOU
14-07-2015, 08:24 PM
Bài viết: #69
RE: NEW TOPIC'S DQ
MỜI XEM PPS * PHẨM NGU * TRONG KINH PHÁP CÚ.


.ppsx  DQ-PHẨM NGU.ppsx (Kích cỡ: 4.01 MB / Tải về: 305)

Thế gian cho người dốt nát khờ dại là người ngu si, Phật đạo cho người khôn ngoan mà không biết chánh pháp tức không biết nhân quả luân hồi , cuộc sống vô thường la kẻ ngu.tại sao kết bạn với người kém là kg nên? > người kém ta kg học được điều gì có ích mà người kém ngu theo ý đây là kẻ kg biết chánh pháp , dễ xúi dục làm lung lay người mưu cầu chánh pháp, làm người cầu đạo dễ thối lui.
Cái ngã của Ta quá lớn: khi kg biết cuộc đời là Vô Thường thì ta mãi kg thoát được sự ràng buộc vật chất và tinh thần.Cái hành động của kẻ phàm phu đôi khi lại dẫn tri thức đến chổ diệt vong.Cái Ngã chấp làm người ta nghĩ thân này của ta nên ta điều khiển nó theo ý nên sai lầm tiếp nối sai lầm.
THANK YOU
14-07-2015, 08:29 PM (Được chỉnh sửa: 14-07-2015 08:31 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #70
RE: NEW TOPIC'S DQ
CÁCH XƯNG HÔ TRONG ĐẠO PHẬT

Cách xưng hô trong Phật giáo
(Tham khảo bài viết của Tì kheo Thích Chân Tuệ)

Bài này sẽ giải đáp các thắc mắc sau:
1) Khi nào gọi các vị xuất gia bằng Thầy, khi nào gọi bằng Đại Đức, Thượng Tọa hay Hòa Thượng?
2) Khi nào gọi các vị nữ xuất gia bằng Ni cô, Sư cô, Ni sư hay Sư Bà? Có bao giờ gọi là Đại Đức Ni, Thượng Tọa Ni hay Hòa Thượng Ni chăng?
3) Khi ông bà cha mẹ gọi một vị sư là Thầy (hay Sư phụ), người con hay cháu phải gọi là Sư ông, hay cũng gọi là Thầy?
4) Một vị xuất gia còn ít tuổi đời (dưới 30 chẳng hạn) có thể nào gọi một vị tại gia nhiều tuổi (trên 70 chẳng hạn) bằng “con” được chăng, dù rằng vị tại gia cao niên đó xưng là “con” với vị xuất gia?
5) Sau khi xuất gia, một vị tăng hay ni xưng hô như thế nào với người thân trong gia đình?

Trước khi đi vào các thắc mắc trên, cần thông qua các điểm sau đây:
1) Chư Tổ có dạy: “Phật pháp tại thế gian”. Nghĩa là: việc đạo không thể tách rời việc đời. Nói một cách khác, đạo ở tại đời, người nào cũng đi từ đời vào đạo, nương đời để ngộ đạo, tu tập để độ người, hành đạo để giúp đời. Chư Tổ cũng có dạy: “Hằng thuận chúng sanh”. Nghĩa là: nếu phát tâm tu theo Phật, dù tại gia hay xuất gia, đều nên luôn luôn thuận theo việc dùng tứ nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự) để đem an lạc cho chúng sanh, tức là cho mọi người trong đời, bao gồm những người đang tu trong đạo.

2) Từ đó, chia cách xưng hô trong đạo Phật ra hai trường hợp: Một là, cách xưng hô chung trước đại chúng, có tính cách chính thức, trong các buổi lễ, cũng như trên các văn thư, giấy tờ hành chánh. Hai là, cách xưng hô riêng giữa hai người, tại gia hay xuất gia, mà thôi. Cho nên, việc tìm hiểu và giải thích là bổn phận của mọi người, dù tại gia hay xuất gia.

3) Có hai loại tuổi được đề cập đến, đó là: tuổi đời và tuổi đạo. Tuổi đời là tuổi tính theo đời, kể từ năm sinh ra. Tuổi đạo là tuổi thường được nhiều người tính từ ngày xuất gia tu đạo. Nhưng đúng ra, tuổi đạo phải được tính từ năm thụ cụ túc giới và hằng năm phải tùng hạ tu học theo và đạt tiêu chuẩn, mỗi năm như vậy được tính một tuổi hạ. Nghĩa là tuổi đạo còn được gọi là tuổi hạ (hay hạ lạp). Trong nhà đạo, tất cả mọi việc, kể cả cách xưng hô, chỉ tính tuổi đạo, bất luận tuổi đời.

Bây giờ, chúng ta bắt đầu từ việc một người tuổi đời dưới 20 phát tâm xuất gia, hay do gia đình đem gửi gắm vào cửa chùa, thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Đó là các vị đồng chơn nhập đạo. Tùy theo số tuổi, vị này được giao việc làm trong chùa và học tập kinh kệ, nghi lễ. Thời gian sau, vị này được thụ 10 giới, gọi là Sa di (nam) hay Sa di ni (nữ), hoặc Chú (nam) hay Ni cô (nữ).
Đến năm được ít nhất là 20 tuổi đời, và chứng tỏ khả năng tu học, đủ điều kiện về tu tánh cũng như tu tướng, vị này được thụ giới cụ túc, tức là 250 giới tỳ kheo (nam) hay 348 giới tỳ kheo ni (nữ) và được gọi là Thầy (nam) hay Sư cô (nữ). Trên giấy tờ thì ghi là Tỳ Kheo (nam) hay Tỳ Kheo Ni (nữ) trước pháp danh của vị xuất gia.
Ở đây xin nhắc thêm, trước khi thụ giới tỳ kheo ni, vị sa di ni (hoặc thiếu nữ 18 tuổi đời xuất gia và chưa thụ giới sa di ni) được thụ 6 chúng học giới trong thời gian 2 năm, được gọi là Thức xoa ma na ni. Cấp này chỉ có bên ni, bên tăng không có. Tuy nhiên trong tạng luật, có đến 100 chúng học giới chung cho cả tăng và ni. Cũng cần nói thêm, danh từ tỳ kheo có nơi còn gọi là tỷ kheo, hay tỳ khưu, tỷ khưu. Bên nam tông, tỷ kheo có 227 giới, tỷ kheo ni có 311 giới.

Giới cụ túc (tỳ kheo hay tỳ kheo ni) là giới đầy đủ, viên mãn, cao nhất trong đạo Phật để từng vị xuất gia tu tập cho đến lúc mãn đời (thường gọi là viên tịch), không phải thụ giới nào cao hơn. Việc thụ bồ tát giới (tại gia hay xuất gia) là do sự phát tâm riêng của từng vị theo bắc tông, nam tông không có giới này.

Ở đây, xin nói thêm rằng: Bắc tông là danh từ chỉ các tông phái tu theo sự truyền thừa về phương bắc của xứ Ấn Độ, qua các xứ Tây Tạng, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật bổn và Việt Nam. Nam tông là danh từ chỉ các tông phái tu theo sự truyền thừa về phương nam của xứ Ấn Độ, qua các xứ Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Cao Miên và Việt Nam.

Trong lúc hành đạo, tức là làm việc đạo trong đời, đem đạo độ đời, sự sinh hoạt của Phật giáo được thiết lập trật tự (cấp bậc) danh xưng như sau theo hiến chương của giáo hội Phật giáo:

1) Năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại Đức.
2) Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo được 20 tuổi đạo, được gọi là Thượng Tọa.
3) Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo được 40 tuổi đạo, được gọi là Hòa Thượng.

Còn đối với bên nữ (ni bộ):
4) Năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô (hiện nay ở Canada, có giáo hội gọi các vị tỳ kheo ni này là Đại Đức).
5) Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 20 tuổi đạo, được gọi là Ni sư.
6) Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Sư bà (bây giờ gọi là Ni trưởng).

Đó là các danh xưng chính thức theo tuổi đời và tuổi đạo, được dùng trong việc điều hành Phật sự, trong hệ thống tổ chức của giáo hội Phật giáo, không được lạm dụng tự xưng, tự phong, tự thăng cấp, mà phải được xét duyệt và chấp thuận bởi một hội đồng giáo phẩm có thẩm quyền, và được cấp giáo chỉ tấn phong, nhân dịp đại lễ hay đại hội Phật giáo, trong các giới đàn, hay trong mùa an cư kết hạ hằng năm.

Như trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Sư cô nghĩa là Đại đức bên ni bộ. Ni sư nghĩa là Thượng tọa bên ni bộ. Sư bà (hay Ni trưởng) nghĩa là Hòa thượng bên ni bộ. Bởi vậy cho nên, các buổi lễ hay văn thư chính thức, thường nêu lên là: “Kính bạch chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni”, chính là nghĩa đó vậy. Tuy vậy, trên thực tế, chưa thấy có nơi nào chính thức dùng các danh xưng: Đại đức ni, Thượng tọa ni, hay Hòa thượng ni. Nếu có nơi nào đã dùng, chỉ là cục bộ, chưa chính thức phổ biến, nghe không quen tai nhưng không phải là sai.

Đối với các bậc Hòa Thượng mang trọng trách điều hành các cơ sở giáo hội Phật giáo trung ương cũng như địa phương, hay các Đại tùng lâm, Phật học viện, Tu viện, thường là các vị trên 80 tuổi đời, được tôn xưng là Đại Lão Hòa Thượng hay Trưởng Lão Hòa Thượng. Các vị thuộc hàng giáo phẩm này thường được cung thỉnh vào các hội đồng trưởng lão, hoặc hội đồng chứng minh tối cao của các giáo hội Phật giáo. Tuy nhiên, khi ký các thông bạch, văn thư chính thức, chư tôn đức vẫn xưng đơn giản là Tỳ kheo, hay Sa môn (có nghĩa là: thầy tu).

Đến đây, là cách xưng hô giữa các vị xuất gia với nhau và giữa các vị cư sĩ Phật tử tại gia và tu sĩ xuất gia trong đạo Phật.

1) Giữa các vị xuất gia, thường xưng con (hay xưng pháp danh, pháp hiệu) và gọi vị kia là Thầy (hoặc gọi cấp bậc hay chức vụ vị đó đảm trách). Bên tăng cũng như bên ni, đều gọi sư phụ bằng Thầy, (hay Sư phụ, Tôn sư, Ân sư). Các vị xuất gia cùng tông môn, cùng sư phụ, thường gọi nhau là Sư huynh, Sư đệ, Sư tỷ, Sư muội, và gọi các vị ngang vai vế với Sư phụ là Sư thúc, Sư bá. Có nơi dịch ra tiếng Việt, gọi nhau bằng Sư anh, Sư chị, Sư em.
Trong đạo Phật có các danh xưng: đạo hữu (bạn cùng theo đạo), pháp hữu (bạn cùng tu theo giáo pháp). Các danh xưng: tín hữu (bạn cùng tín ngưỡng, cùng đức tin), tâm hữu (bạn cùng tâm, đồng lòng) không thấy được dùng trong đạo Phật.

2) Khi tiếp xúc với chư tăng ni, quí vị cư sĩ Phật tử tại gia (kể cả thân quyến của chư tăng ni) thường đơn giản gọi bằng Thầy, hay Cô, (nếu như không biết rõ hay không muốn gọi phẩm trật của vị tăng ni có tính cách xã giao), và thường xưng là con (trong tinh thần Phật pháp, người thụ ít giới bổn tôn kính người thụ nhiều giới bổn hơn, chứ không phải tính tuổi tác người con theo nghĩa thế gian) để tỏ lòng khiêm cung, kính Phật trọng tăng, cố gắng tu tập, dẹp bỏ bản ngã, dẹp bỏ tự ái, cống cao ngã mạn, mong đạt trạng thái: niết bàn vô ngã, theo lời Phật dạy.
Có những vị cao tuổi xưng tôi hay chúng tôi với vị tăng ni trẻ để tránh ngại ngùng cho cả hai bên. Khi qui y Tam bảo thụ ngũ giới (tam qui ngũ giới), mỗi vị cư sĩ Phật Tử tại gia có một vị Thầy (Tăng bảo) truyền giới cho mình. Vị ấy được gọi là Thầy Bổn sư. Cả gia đình có thể cùng chung một vị Thầy Bổn sư, tất cả các thế hệ cùng gọi vị ấy bằng Thầy. Theo giáo phái khất sĩ, nam tu sĩ được gọi chung là Sư và nữ tu sĩ được gọi chung là Ni. Còn nam tông chỉ có Sư, không có hay chưa có Ni.

3) Khi tiếp xúc với quí vị cư sĩ Phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, chư tăng ni thường xưng là tôi hay chúng tôi (hay xưng pháp danh, pháp hiệu, hoặc bần tăng, bần ni), cũng có khi chư tăng ni xưng là Thầy, hay Cô, và gọi quí vị là đạo hữu, hay quí đạo hữu. Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia bằng pháp danh, có kèm theo (hay không kèm theo) tiếng xưng hô của thế gian. Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia là “quí Phật tử”. Chỗ này không sai, nhưng có chút không ổn, bởi vì xuất gia hay tại gia đều cùng là Phật tử, chứ không riêng tại gia là Phật tử mà thôi. Việc một Phật tử xuất gia (tăng ni) ít tuổi gọi một Phật tử tại gia nhiều tuổi bằng “con” thực là không thích đáng, không nên. Không nên gọi như vậy, tránh sự tổn đức. Biết rằng mọi chuyện trên đời: ngôi thứ, cấp bậc, đều có thể thay đổi, nhưng giá trị tuổi đời không đổi, cứ theo thời gian tăng lên. Theo truyền thống đông phương, tuổi tác (tuổi đời) rất được kính trọng trong xã hội, dù tại gia hay xuất gia.

4) Trong các trường hợp tiếp xúc riêng, tùy thuận theo đời, không có tính cách chính thức, không có tính cách thuyết giảng, chư tăng ni có thể gọi các vị cư sĩ Phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, một cách trân trọng, tùy theo tuổi tác, quan hệ, như cách xưng hô xã giao người đời thường dùng hằng ngày. Danh xưng Cư sĩ hay Nữ Cư sĩ thường dùng cho quí Phật tử tại gia, qui y Tam bảo, thụ 5 giới, phát tâm tu tập và góp phần hoằng pháp. Còn được gọi là Ưu bà tắc (Thiện nam, Cận sự nam) hay Ưu bà di (Tín nữ, Cận sự nữ).

5) Chúng ta thử bàn qua một chút về ý nghĩa của tiếng xưng “con” trong đạo Phật qua hình ảnh của ngài La Hầu La. Ngài là con của đức Phật theo cả hai nghĩa: đời và đạo. Ngài sớm được tu tập trong giới pháp, công phu và thiền định khi tuổi đời hãy còn thơ. Ngài không ngừng tu tập, cuối cùng đạt được mục đích tối thượng. Ngài thực sự thừa hưởng gia tài siêu thế của đức Phật, nhờ diễm phúc được làm “con” của bậc đã chứng ngộ chân lý. Ngài là tấm gương sáng cho các thế hệ Phật tử tại gia (đời) cũng như xuất gia (đạo), bất luận tuổi tác, tự biết mình có phước báo nhiều kiếp, hoan hỷ được xưng “con” trong giáo pháp của đức Phật.

6) Đối với các vị bán thế xuất gia, nghĩa là đã lập gia đình trước khi vào đạo, vẫn phải trải qua các thời gian tu tập và thụ giới như trên, cho nên cách xưng hô cũng không khác. Tuy nhiên để tránh việc gọi một người đứng tuổi xuất gia (trên 40, 50) là chú tiểu, giống như gọi các vị trẻ tuổi, có nơi gọi các vị bán thế xuất gia này là Sư chú, hay Sư bác. Hai từ ngữ này có nơi mang ý nghĩa khác. Việc truyền giới cụ túc, hay tấn phong, có khi không đợi đủ thời gian như trên đây, vì nhu cầu Phật sự của giáo hội, hay nhu cầu hoằng pháp của địa phương, nhất là đối với các vị bán thế xuất gia có khả năng hoằng pháp, đảm nhận trọng trách, nghiên cứu tu tập trước khi vào đạo.

7) Vài xưng hô khác trong đạo như: Sư ông, Sư cụ thường dành gọi vị sư phụ của sư phụ mình, hoặc gọi chư tôn đức có hạ lạp cao, thu nhận nhiều thế hệ đệ tử tại gia và xuất gia. Một danh xưng nữa là Pháp sư, dành cho các vị xuất gia tăng hay ni (sư) có khả năng và hạnh nguyện thuyết pháp (pháp) độ sanh

8) Danh xưng Sư tổ được dành cho chư tôn đức lãnh đạo các tông phái còn tại thế, và danh xưng Tổ sư được dành cho chư tôn đức đã viên tịch, được hậu thế truy phong vì có công lao trọng đại đối với nền đạo. Đối với các bậc cao tăng thạc đức thường trụ ở một tự viện, người trong đạo thường dùng tên của ngôi già lam đó để gọi quí ngài, tránh gọi bằng pháp danh hay pháp hiệu của quí ngài, để tỏ lòng tôn kính.

9) Ngày xưa khi đức Phật còn tại thế, các vị tỳ kheo thường dùng tiếng Ðại Ðức (bậc thầy đức độ lớn lao, phúc tuệ lưỡng toàn) để xưng tán Ngài, mỗi khi có việc cần thưa thỉnh. Các vị đệ tử lớn của đức Phật cũng được gọi là Ðại Ðức. Trong các giới đàn ngày nay, các giới tử cũng xưng tán vị giới sư là Đại Đức.

10) Nói chung, cách xưng hô trong đạo Phật nên thể hiện lòng tôn kính lẫn nhau, noi theo Thường bất khinh Bồ tát, bất tùy phân biệt, bất luận tuổi tác, dù tại gia hay xuất gia, nhằm ngăn ngừa tư tưởng luyến ái của thế tục, nhắm thẳng hướng giác ngộ chân lý, giải thoát sinh tử khổ đau, vượt khỏi vòng luân hồi loanh quanh luẩn quẩn. Nhất giả lễ kính chư Phật. Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh. Cho nên đơn giản nhất là “xưng con gọi Thầy”. Theo các bộ luật bắc tông và nam tông còn có nhiều chi tiết hơn.

Trong đạo Phật, cách xưng hô có thể biến đổi nhưng có một điều quan trọng bất biến, không biến đổi, đó là phẩm hạnh, phẩm chất, đức độ, sự nổ lực, cố gắng tu tâm dưỡng tánh không ngừng, cho đến ngày đạt mục đích cứu cánh: giác ngộ và giải thoát.

PHẦN MỞ RỘNG

Pháp Danh - Pháp Tự - Pháp Hiệu

1. Tên Của Người Theo Phật Giáo Đại Thừa: Những người theo Phật Giáo, ngoài những tên thông thường như tên chính, tên hiệu v.v…còn có thể có pháp danh, pháp tự, hay pháp hiệu.

a. PHÁP DANH: Theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn: Pháp danh là tên đạo lý, phàm người được thế độ làm tăng chẳng còn dùng tên họ theo đời mà phải lấy tên theo đạo do vị tôn sư đặt cho mình. Người thọ tam quy, ngũ giới, tu tại gia cũng được mang pháp danh.
Vào năm 1973, một vị cao tăng tại chùa Long Thiên Tự, xóm Bến Đò, tỉnh Biên Hòa đã giải thích pháp danh như sau: Muốn thành Phật tử, phải quy y tam bảo, thọ ngũ giới. Vị thầy bổn sư truyền giới sẽ đặt cho người đó một pháp danh, dựa theo bài kệ được truyền trong môn phái của vị bổn sư ấy. Vị cao tăng nói trên thuộc Giáo Hội Phật Giáo Cổ Truyền Lục Hòa Tăng, môn phái Lâm Tế, có tổ đình Long Thiên Tự ở Biên Hòa, đã đọc cho chúng tôi bài kệ sau đây để dùng trong việc đặt pháp danh cho các đệ tử:

Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên

Minh Như Hồng Nhật Lệ Trung Nguyên

Linh Nguyên Quảng Nhuận Từ Phong Thổ

Chiếu Thế Sơn Đăng Vạn Cổ Truyền.

Mỗi vị tổ sẽ lần lượt lấy một chữ trong bài kệ trên làm chữ đứng đầu của pháp danh. Chữ đứng sau, vị bổn sư truyền giới tự chọn, nhưng lấy chữ có nghĩa gần giống với tên riêng. Thượng Tọa Thích Nguyên Thanh, trụ trì tại xã Tân Sơn Hòa Gia Định, thuộc môn phái Lâm Tế, đã đặt pháp danh cho một đệ tử của mình là Quảng Dũng. Thầy giải thích như sau: chữ Quảng lấy trong bài kệ của tổ đình, chữ Dũng được chọn vì Phật tử đó có tên là Hùng. Mục đích cách đặt pháp danh này là để phân biệt các đệ tử trong cùng một tổ đình, thuộc thế hệ khác nhau.

Đọc tiểu sử cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, ta được biết ngài thuộc thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán. Vị tổ khai sơn Thanh Ninh Tâm Tịnh đặt pháp danh cho các đệ tử là Trừng Nguyên, Trừng Văn, Trừng Thùy, Trừng Huệ, Trừng Thông. Đọc các pháp danh này, ta biết các vị ấy thuộc cùng thế hệ vì có chữ Trừng đứng đầu pháp danh. Ngài Trừng Nguyên tức Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Ngài Trừng Văn tức Hòa Thượng Thích Giác Nguyên. Ngài Trừng Thùy tức Hòa Thượng Thích Giác Nhiên. Ngài Trừng Huệ tức Thượng Tọa Thích Giác Viên. Và Ngài Trừng Thông tức Đại Lão Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết.

Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, cách đặt pháp danh của Phật Giáo Đại Thừa Việt Nam giống lối đặt tên trong hệ thống tổ chức của Giáo Hội Phật Giáo Trung Quốc. Xin nêu các ví dụ điển hình: Các vị sư có vai vế cao nhất của phái Thiếu Lâm lúc bấy giờ có các pháp danh là Độ Ách, Độ Kiếp, Độ Nạn. Dưới thế hệ này là các vị Không Kiến, Không Trí, Không Vân, Không Tướng, Không Như. Dưới nữa là các vị Viên Âm, Viên Nghiệp, Viên Chân, và thấp nhất là các vị sư Tuệ Phong, Tuệ Thông, Tuệ Quang, Tuệ Hiền.

Các Phật tử Việt Nam thường lấy pháp danh với các từ ngữ khởi đầu như: Huệ, Diệu, Tâm, Trí, Tuệ, như Diệu Lan, Diệu Hạnh, Diệu Tâm, Trí Siêu, Tuệ Sĩ, Tuệ Quang. Các từ ngữ trong pháp danh hàm chứa ý nghĩa rất sâu sắc. Ví dụ chữ Diệu và Tuệ có ý nghĩa cao đẹp, phù hợp với tinh thần Phật Giáo. Tác giả Đoàn Trung Còn giải thích hai chữ Diệu và Tuệ theo quan điểm Phật Giáo như sau:

Diệu: Tốt đẹp, sáng láng, ngon ngọt, sạch sẽ tinh tế, nhiệm mầu. Những đức ấy nói không xiết, nghĩ không cùng. Tức là cái lý thật tướng vậy. Diệu trái với thô, trược. Diệu tức là thoát khỏi phiền não, ngũ dục của phàm phu, nhơn đó được ngũ diệu của thánh giả.

Huệ hay Tuệ: Ðức sáng suốt, thông hiểu sự và lý, dứt điều lầm lạc và mê muội, có lòng quyết định, diệt hết sở nghi .

Pháp danh được đặt trong buổi lễ Quy Y rất trang trọng, đầy ý nghĩa. Quy y nghĩa là hướng về và sống theo Phật, Pháp, Tăng nên trọng tâm của buổi lễ là lúc Phật tử qùy trước Tam Bảo, ba lần phát nguyện xin trọn đời quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Những lời phát nguyện này được một hay nhiều thầy chứng giám. Trong buổi lễ, người quy y xác nhận sự hướng dẫn về các đấng giác ngộ, sống theo đạo lý giác ngộ và sống hòa hợp với các người cùng lý tưởng. Chính vì yếu tố này mà các pháp danh của những người cùng lý tưởng, cùng do một thầy truyền giới, có đặc điểm chung như đã nói ở trên.

b.PHÁP HIỆU: Khi một Phật tử xuất gia đi tu và được thế độ làm tăng, vị bổn sư sẽ đặt cho vị ấy một pháp hiệu, đôi khi còn gọi là pháp tự. Pháp hiệu là tên chính thức của vị tu sĩ trong suốt cuộc đời hành đạo. Pháp hiệu có ba từ ngữ. Đối với nam tu sĩ, từ ngữ khởi đầu là Thích, với nữ tu sĩ là Thích Nữ. Chọn từ ngữ Thích trong pháp hiệu có nghĩa là cuộc đời vị tu sĩ ấy đã trọn vẹn dâng hiến và theo đạo pháp của Đức Thích Ca Mâu Ni là đấng đã sáng lập ra Phật Giáo. Hai từ ngữ sau trong pháp hiệu do tôn ý của vị trụ trì chùa đó đặt theo môn phái của mình. Ví dụ Ðại Lão Hòa Thượng Thích Ðôn Hậu khi thọ sa di giới tại giới đàn Thuyền Tôn ở Huế, được vị bổn sư đặt cho pháp danh là Trừng Nguyên và pháp hiệu là Ðôn Hậu. Còn thế danh của ngài là Diệp Trương Thuần. Ở đây ta thấy giữa thế danh Thuần và pháp hiệu Ðôn Hậu có sự liên hệ về ý nghĩa. Thuần và Hậu, theo từ điển của Ðào Duy Anh, đều có nghĩa là thực thà dầy dặn. Do kiểu cách đặt pháp hiệu này mà người ta biết được mối liên hệ giữa các đệ tử trong cùng tổ đình. Đọc các pháp hiệu của các Thượng Toạ như Thích Thiện Thông, Thích Thiện Đạo, Thích Thiện Hào, Thích Thiện Minh là ta biết các vị này cùng thuộc một tổ đình, một thế hệ vì có chung từ ngữ Thiện. Hoặc đọc tên các Hòa Thượng Thích Giác Nguyên, Thích Giác Viên, Thích Giác Tiên, Thích Giác Nhiên, ta biết các ngài thuộc một tổ đình ở chùa Tây Thiên, Huế, thuộc thế hệ thứ 8 của pháp Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán.

Nghiên cứu tên của các chư tăng, Phật tử, ta thấy có lối gọi toàn xưng là lối gọi bao gồm Chức Vị + Pháp Danh + Pháp Hiệu. Xin kể một số ví dụ điển hình:

Đại Lão Hòa Thượng Trừng Nguyên Đôn Hậu, tức ngài Thích Đôn Hậu.

Hòa Thượng Trừng Thùy Giác Nhiên, tức ngài Thích Giác Nhiên.

Thượng Tọa Tâm Phát Trí Siêu, tức ngài Thích Trí siêu.

Sư Bà Tâm Hảo Diệu Không, tức ngài Thích Nữ Diệu Không.

Đọc tên một vị tu sĩ Phật Giáo, ta không biết được vị đó thuộc tông phái nào và thứ cấp trong tông phái ra sao. Sở dĩ như vậy vì mỗi tông phái có một bài kệ riêng và các bài kệ đó nhiều khi có những chữ giống nhau.

2. Tên Của Người Theo Phật Giáo Tiểu Thừa: Pháp danh không quan trọng trong Phật Giáo Tiểu Thừa. Người cư sĩ và giáo sĩ cấp sa di vẫn giữ nguyên tục danh. Pháp danh của các tu sĩ Phật Giáo Tiểu Thừa là tiếng Phạn, nhưng các ngài cũng phiên âm ra tiếng Hán Việt có ý nghĩa như tiếng Phạn. Ví dụ Hòa Thượng Buddhapala gọi là Hộ Giác. Hòa Thượng Supanno là Thiên Tuệ. Hòa Thượng Vansarakkhita là Hộ Tông.
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 2 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS