Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
NEW TOPIC'S DQ
16-02-2018, 03:41 PM
Bài viết: #221
RE: NEW TOPIC'S DQ
Một ý niệm nhân ngày mùng một đầu năm Mậu Tuất

SỐNG …?

Khi cảm thấy không vui, hãy tự hỏi rằng mình còn lại bao nhiêu ngày để có thể dằn vặt, lo phiền. Nghĩ kỹ đi để không buồn nữa.
Khi tức giận hãy nghĩ rằng liệu có cần phải khổ tâm vì một điều không đáng hay không, tại sao không nghĩ ăn ngon, ngủ ngon, không bệnh là được rồi.
Khi muốn so đo tính toán, hãy nhớ lại rằng con người đến thế gian này là tay không, hà cớ gì phải tính toán thiệt hơn, tại sao không chịu nhường một bước ? Nói nhiều sẽ làm tổn thương người khác, so đo nhiều lại tổn hại tinh thần, vừa hại người lại hại mình, kết quả là hao tâm tổn sức. Một đời người thực ra chỉ cần không làm chuyện phải hổ thẹn với lương tâm, hiểu thế nào là an đã là quý lắm rồi .
Sống cho vui thật. Có cơm thì ăn, có bia thì uống, buồn ngủ thì lên giường, có quần áo để mặc, có xe để đi, có xe để đi, có việc để làm, có net để thêm kiến thức, có thêm người bạn đời cùng chung suy nghĩ , hiểu và chấp nhận cả tánh xấu lẫn tốt của mình nữa là … tuyệt .
Sống vui vẻ, an lành, biết đủ là tốt, chẳng việc gì phải để ý đến tiền ít tiền nhiều. Sau này già rồi chết đi ai còn để ý là ăn mày hay là người giàu !
Phiền muộn hàng ngày ai mà chẳng có, tốt nhất không để ý nhiều sống vui vẻ thoãi mái mọi rắc rối nhỏ nhặt ắt sẽ tự tan. Nếu không tự tay nhặt lên thì đâu phải lo sầu, phiền não nhiều đến vậy.
Khi cuộc sống phải chấm dứt hay đơn giản sức khỏe khó cứu vãn được nữa thì tiền tài là gì, danh vọng là chi, tất đều vônghĩa. Trong mắt người sắp từ giã cõi đời, chắc hẳn những gì gọi là danh phận, địa vị, tiền bạc, mỹ nữ … rốt lại là một đống rác hổn tạp mà thôi.
Sức khỏe là số một, không có sức khỏe thì danh tiếng, địa vị, sĩ diện, xa hoa, xe sang, nhà cao cửa rộng… thảy đều là mây bay, gió cuốn, mong manh, hư ảo cả.
Ai cũng hiểu : với chiếc điện thoại thông minh cao cấp, 70% chức năng là không hềdùng tới. Một chiếc xe sang, 70% tốc độ là thừa. Một ngôi biệt thự nguy nga, 70% diện tích là bỏ trống. Hàng loạt chuyện đời, 70% là vô vị, phù phiếm. Một đời nỗ lực kiếm tiền, 70% là để lại cho người khác tiêu. Sao sống không đơn giản trong khi tận hưởng cuộc đời, giữ lấy 30% những gì vốn thuộc về để thực sự có được hạnh phúc.
Đời người như một hiệp đấu. Nửa trước làhọc hành, quyền lực, chức tước, thành tích, tăng lương, tăng chức. Còn nửa sau là huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, ung thư, cô đơn, sầu não. Nửa hiệp đầu là phấn đấu hết mình, nửa hiệp sau là chấp nhận, buông xuôi. Khi nào mới nhận ra kiếp người mỏi mệt lắm vậy?
Vì thế nên, không bệnh vẫn phải giữ sức khỏe như không khát vẫn phải uống nước, dù phiền muộn phải nghĩ cho thông, có lý vẫn phải nhường người, có quyền vẫn phải thấp giọng, không mệt vẫn phải nghỉ ngơi, không giàu vẫn phải biết đủ, bận mấy vẫn phải luyện tập.
Thử nghĩ, bộ quần áo giá vài triệu , giấy bạc có thể chứng minh. Một chiếc xe giá vài tỉ, hóa đơn có thể chứng minh. Một biệt thự, hợp đồng xây dựng,mua bán có thể chứng minh. Nhưng chính con người hưởng những vật chất trên trị giá bao nhiêu tiền thì sức khỏe mới có thể chứng minh. Nhớ rằng sức khỏe chính là “giá trị” nhất !
Đừng bao giờ mang máy ra tính đã tiêu bao nhiêu tiền cho sức khỏe, hãy nghĩ phải có một món tiền phải tiêu: dùng để chăm sóc trước, hoặc là để chữa trị bệnh tình về sau. Lựa chọn món nào là quyền của từng người. Có sức khỏe gọi là tài sản, không có sức khỏe thì chỉ còn là di sản mà thôi.
Chiếc giường đắt lại là giường bệnh. Dù có người lái xe thay, kiếm tiền thay ,giải quyết mọi việc thay… nhưng chắc chắn không có ai mắc bệnh thay được. Đồ mất rồi đều có thể tìm thấy hay tạo lại nhưng có một thứ bị bào mòn không thể đấp và nếu mất đi vĩnh viễn không bao giờ tìm thấylại chính hắn là sức khỏe vậy.
CÒN SỨC KHOẺTHỈ MƠ ƯỚC LUÔN CÒN NHIỀU
HẾT SỨC KHỎE … CHỈ CÒN MỘT ĐIỀU ƯỚC

[Hình: attachment.php?aid=13720]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
03-04-2018, 03:25 PM
Bài viết: #222
RE: NEW TOPIC'S DQ
THÊM MỘT CHÚT TÀI LIỆU VỀ CÁC CÂY LIÊN QUAN CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT: dề tài này dq đã có đưa lên ngay trong topic này nhưng có lẽ vẫn chua đủ trọng lượng vì chỉ là tài liệu sưu tầm tập hợp của người kg chuyên về nguồn thực vật. Nay copy đưa lên hầu có thể giúp bà con ta có cái nhìn tương đối đúng hơn , bởi vì điều gì chứng minh được bằng khoa học vẫn đúng hơn là truyền miệng!! ( các cây hoa vô ưu , cây sala,cây đầu lân, cây bồ đề thật chi tiết thì mời xem lại)

THẢO MỘC GẮN LIỀN ĐỨC PHẬT
Phạm Đình Lân, F.A.B.I.

Người khai sáng ra Phật Giáo là thái tử Siddharta Gautama (563-483 trước Tây Lịch). Đó là năm sinh và năm viên tịch được nhiều người chấp nhận hiện nay. Đạo Phật có ba nhánh chính:

– Phật Giáo Đại Thừa (Mahayana Buddhism): Trung Hoa, Nhật, Triều Tiên, Việt Nam.
– Phật Giáo Tiểu Thừa (Hinayana hay Theravada Buddhism): Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Cambodia, Lào.
– Hoàng Giáo Tây Tạng (Vajrayana hay Tantrayana): Tây Tạng, Mông Cổ.

Căn cứ vào những tiểu sử của đức Phật, Hoàng Hậu Mahamaya nằm chiêm bao thấy một con voi trắng sáu ngà, dùng ngà có hoa sen húc vào hông bà. Sau đó Hoàng Hậu mang thai. Hoàng Hậu lâm bồn trong vườn Lumbini, Nepal, dưới tàn cây Shala (cây vô ưu). Vừa chào đời hài nhi biết đi và biết nói. Người nhảy bảy bước. Mỗi bước nhảy có một hoa sen nở ra. Đó là Thái Tử Siddharta Gautama. Năm 29 tuổi Thái Tử từ giã vợ con và chức quyền sắp có trên một vương quốc nằm dọc theo dãy Hy Mã Lạp Sơn để đi tìm chân lý. Sau nhiều năm theo phái khắc khổ, Người vẫn không tìm ra chân lý, trái lại thân xác gầy gò và suýt chết. Một hôm ngồi dưới gốc cây bồ đề, Người được một phụ nữ dâng một chén cơm và một ly sữa để bồi dưỡng thân thể. Sau khi uống xong ly sữa, Người đắc đạo dưới gốc cây bồ đề. Người được gọi là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) tức nhà hiền triết tộc Sakya hay Buddha (đấng Giác Ngộ) tức Phật. Đức Phật thu nhận đệ tử, đi khắp nơi để truyền giảng đạo và viên tịch năm 80 tuổi.

Tạm tóm lược từ ngày đản sinh của Đức Phật đến ngày viên tịch để đề cập đến những loại thảo mộc gắn liền với Đức Phật như: cây shala hay cây vô ưu, hoa sen, cây bồ đề, lúa gạo và nấm truffle căn cứ vào giả thuyết về bữa ăn cuối cùng của Đức Phật.
Bài viết hoàn toàn không có màu sắc tôn giáo mà chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh thực vật học của cây cỏ gắn liền với Đức Phật. Phần cuối của bài có một số giả thuyết tóm lược từ các cuộc nghiên cứu về bữa ăn cuối cùng của Đức Phật trên khía cạnh khoa học. Nhờ sự mạnh dạn tìm hiểu nguồn gốc của mọi sự vật một cách khách quan và khoa học mới được những tiện nghi hiện có thay vì nhìn các hiện tượng trong vũ trụ bằng sự huyền hoặc.

Cây Vô Ưu

Đức Phật chào đời dưới tàn cây vô ưu. Có hai loại cây vô ưu:
– cây shal hay shala
– cây ashoka
Về cây shala lại có một loại thảo mộc được người Indonesia gọi là Sala và người Ấn Độ gọi là Naga linga và được gọi là thánh mộc trong Ấn Giáo (Hinduism) lẫn Phật Giáo.
Cây Vô Ưu Shala, cây Vô Ưu Ashoka và cây Thánh Mộc
1. Cây Vô Ưu Shala: Tên khoa học của cây vô ưu Shala là Shorea robusta thuộc gia đình Dipterocarpaceae như cây sao, cây dầu, nghĩa là loại cây có trái có cánh. Cây cao từ 30-40m; lá rộng; hoa màu trắng rất thơm. Hoa nở vào tháng 4 dương lịch hàng năm. Cây vô ưu shala có nhiều ở Ấn Độ, các xứ vùng Hy Mã Lạp Sơn, Bangladesh. Người Ấn Độ gọi là Sal, Shala; tiếng Sanskrit (Phạn): ashvakarma.

[Hình: attachment.php?aid=13797]

2. Cây Vô Ưu Ashoka: Theo tiếng Sanskrit ashoka có nghĩa là vô ưu. Do đó người Anh gọi là sorrowless tree hay ashoka tree. Người Ấn Độ gọi là Vanjulam. Cây vô ưu ashoka tức cây vàng anh cao từ 20-30m. Lá rộng, đầu lá nhọn. Hoa to, cánh bầu tròn màu đỏ-vàng, nhụy dày đặc. Hoa thơm và đẹp. Tên khoa học của hoa vô ưu ashoka là Ashoka saraca thuộc gia đình Fabaceae. Cây ashoka liên hệ đến Thần Rama và vợ là nữ Thần Sita của Ấn Giáo và Đức Phật. Đó là nguồn thuốc của phụ nữ, biểu tượng cho sự sinh sản. Đến ngày lễ Ashok Shasthi phụ nữ Ấn Độ ăn hoa ashoka để được vô ưu. Nhiều phụ nữ cầu tự bằng cách nhảy múa dưới cây ashoka. Người ta cũng tin rằng Đức Phật ra đời dưới cây ashoka vì có sự lẫn lộn giữa cây shala vô ưu với cây ashoka vô ưu. Vỏ cây vô ưu ashoka sắc uống trị rối loạn tử cung, huyết tiện, tử cung xuất huyết, u bướu, da mất sắc tố v.v…

[Hình: attachment.php?aid=13798]

3. Thánh Mộc Naga Linga: Loại thảo mộc nầy được tìm thấy nhiều ở Nam Mỹ Châu, Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Sri Lanka. Tên khoa học là Couroupita guianensis thuộc gia đình Lecythidaceae. Người Tamil gọi là Naga Linga (Naga: con rắn được tín đồ Ấn Giáo quí trọng; Linga: dấu hiệu của Thần Shiva trong Ấn Giáo. Linga-Yoni là bộ phận sinh dục của Nam và Nữ tượng trưng cho sự sinh hóa trong vũ trụ). Người Ấn Độ gọi là Shiva Linga. Người Anh gọi là cannon ball tree vì trái tròn, to bằng cái tô giống như trái đạn đại bác hay monkey pot (nồi khỉ vì khỉ dùng tay bóc ruột trái chín để ăn). Người Indonesia gọi là Sala tựa như cây Shala Shorea robusta. Cây Naga Linga cao từ 20-30m; lá to và có hương thơm. Hoa màu đỏ-vàng rất đẹp kết thành một chuỗi dài 3m. Trái nhiều, tròn và to như cái tô, vỏ cứng, cơm nhiều khi chín có mùi thơm nhưng có người lại cho là mùi không chịu nổi như trường hợp trái sầu riêng. Ngoài loài khỉ, loài người cũng ăn trái cây nầy được. Vỏ và lá thánh mộc Naga Linga dùng như thuốc trụ sinh, kháng nấm, trị cảm, trị đau bụng. Lá giã nát vắt nước dùng trị bệnh ngoài da. Lá cũng được dùng để trị nhức răng. Ở Nam Mỹ người ta dùng vỏ cây Naga Linga sắc nước uống trị sốt rét. Cây Naga Linga thường được trồng quanh đền Thần Shiva hay chùa Phật Giáo ở Ấn Độ, Sri Lanka. Vì trái to và nặng khi rụng trúng đầu người có thể gây nguy hiểm đến tánh mạng nên người ta không trồng cây Naga Linga (cây nồi khỉ hay cây đạn thần công) ngoài đường như trường hợp cây dừa vậy.

[Hình: attachment.php?aid=13799]

Hoa Sen
Hoa sen là hoa thiêng trong Ấn Độ và Phật Giáo Đại Thừa, Tiểu Thừa và Hoàng Giáo Tây Tạng. Tên khoa học của hoa sen là Nelumbo nucifera thuộc gia đình Nelumbonaceae. Người Ấn Độ gọi hoa sen là Kamala. Tiếng Sanskrit cũng gọi là Kamala hay Padma. Người Anh gọi là Sacred lotus (Sen thiêng), Indian sacred lotus.

[Hình: attachment.php?aid=13800]
Hoa sen đỏ liên quan đến Thần Vishnu và sen trắng liên hệ nữ Thần Sarasvati.
Lá sen, ngó sen, hột sen, nhụy hột sen, củ sen đều có công dụng. Hoa sen vừa có tính biểu tượng, vừa đẹp vừa có hương thơm. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết của một loài hoa mộc dưới nước nhưng:
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Ngoài đặc tính là thức ăn ngon và bổ dưỡng toàn thân, hoa sen còn được xem là một nguồn thuốc. Hoa sen có alkaloids nuciferine C19H21NO2 và apomorphine C17H17NO2 có tác dụng trị chứng bất lực sinh lý. Ngó sen, củ sen và hột sen được dùng để cầm máu, trị loét dạ dày, xuất huyết hậu sản, kinh nguyệt quá đà (ngó sen), nhuận trường, trị tiêu chảy, kiết lỵ, bán thân bất toại, mất ngủ, di mộng tinh, bất lực sinh lý, hạ huyết áp, hạ cholesterol, hưng phấn các sớ thịt tử cung (hột, củ sen) v.v…
Phật Mẫu Mahamaya thấy voi trắng dùng ngà có hoa sen trắng chạm vào hông. Voi trắng là voi thiêng biểu tượng cho sự sinh sản và sự khôn ngoan. Sự xuất hiện của voi trắng như là sự báo hiệu của sự xuất hiện của đấng siêu phàm. Hoa sen trắng (bạch liên) là hiện thân của nữ Thần Satasvati. Bảy đóa hoa sen (bảy bước) là Đông, Tây, Nam, Bắc, Thượng, Hạ, Trung Tâm. Có phải chăng số 7 tượng trưng cho 7 ngôi sao trong chòm Đại Hùng Tinh (Ursa Major) của Sao Bắc Đẩu trên vòm Trời?

Cây Bồ Đề
Đức Phật ngồi thiền và đắc đạo dưới cây bồ đề ở Bodh Gaya, tiểu bang Bihar, Ấn Độ. Cây bồ đề là thiêng mộc đối với Ấn Giáo và Phật Giáo. Tín đồ Ấn Giáo tin rằng Thần Vishnu ra đời dưới cây bồ đề và Thần Krishna chết dưới gốc cây bồ đề. Huyền thoại Ấn Độ tin rằng gốc và rễ cây bồ đề là Thần Brahma; thân cây là Thần Vishnu và lá là Thần Shiva. Người Ấn Độ gọi cây bồ đề là Peepal (pipal).Tiếng Sanskrit (Phạn) là pipala, bodhi; Sri Lanka: Bo; Thái Lan: bodhi. Bodhi có nghĩa là sự khôn ngoan. Người Anh phải gọi cây bồ đề là Sacred bodhi (cây bồ đề thiêng), bodhi tree vì họ biết người Ấn Độ, tín đồ Ấn Giáo lẫn Phật Giáo đều tôn kính cây bồ đề.
Tên khoa học của cây bồ đề là Ficus religiosa thuộc gia đình Moraceae. Không phải thảo mộc mang tên khoa học Ficus religiosa nào cũng được xem là cây bồ đề thiêng. Chỉ có những cây bồ đề lấy giống từ cây bồ đề ở Bodh Gaya, Bihar, Ấn Độ, nơi Đức Phật Thiền tịnh và đắc đạo mới được xem là có đặc tính đặc biệt xứng đáng gọi là cây bồ đề thiêng. Cây bồ đề Jaya Sri Maha Bodhi ở Anuradhapura, đảo Sri Lanka, lấy giống từ cây bồ đề Sri Maya Bodhi ở Bodh Gaya, Bihar, nơi Đức Phật Thiền tịnh và đắc đạo, được trồng từ năm 288 trước Tây Lịch (2300 tuổi tính đến năm 2012).
Cây bồ đề cùng dòng và cùng gia đình thảo mộc với cây đa. Cây cao lối 20m; lá hình trái tim. Trái chín màu tím đen.

[Hình: attachment.php?aid=13801]

Đối với người Ấn Độ cây bồ đề được bao quanh bởi nhiều huyền thoại. Nó có nhiều công dụng và tính năng trị liệu theo y học cổ truyền Ấn Độ. Ở Ấn Độ người ta trồng cây bồ đề ở hướng Đông của nhà hay đền, chùa. Vỏ cây bồ đề có nhiều tannins được dùng trong kỹ nghệ thuộc da. Từ vỏ cây bồ đề người ta khai thác màu nhuộm màu đỏ. Lá bồ đề là nguồn thức ăn cho voi và lạc đà.
Lá, vỏ, rễ, trái cây bồ đề dùng làm thuốc trị suyễn (trái tán thành bột), tiêu hóa, loét, tê thấp, nướu răng đau (rễ), lá già vắt nước nhỏ vào tai bị đau. Vỏ thân tán thành bột trị vết thương, viêm, loét, hoàng đản.

Lúa gạo
Tên khoa học của lúa gạo là Oryza sativa thuộc gia đình Poaceae. Đó là một loại cây lương thực quan trọng ở Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, các hải đảo Thái Bình Dương ngày xưa. Cây lúa có năng xuất cao hơn lúa mì. Từ lúa biến thành gạo, cơm nhanh chóng và giản dị hơn từ hột lúa mì biến thành bột mì và tạo ra ổ bánh mì. Dân tộc ăn cơm đều nấu cơm ở nhà nhưng dân tộc ăn bánh mì không thể nhồi bột mì, rải men, cho bột dậy và xây lò để nướng bánh mì trong nhà dễ dàng được.
Cây lúa là nguồn sống của nhân loại, đặc biệt là người Á Châu. Trung Hoa và Ấn Độ là hai nước sản xuất và tiêu thụ nhiều lúa gạo nhất thế giới. Từ gạo người ta làm ra bột, làm bánh, cất rượu, làm giấm và biến chế ra nhiều thức ăn khác. Trấu được dùng nấu nướng thay than củi. Rơm dùng để làm thức ăn khô cho trâu bò. Gốc rạ dùng để nấu nước uống và trị bịnh trái rạ. Người ta ăn gạo lức đề ngừa bịnh thủng. Cám gạo dùng ̣để làm thức ăn cho heo hay để làm một loại bánh ngọt lợ ăn để ngừa bịnh phù thủng. Gạo rang nấu nước giúp cho người bị thổ tả phục hồi lại nước trong thân thể v.v…

[Hình: attachment.php?aid=13802]

Ấn Giáo tức đạo Bà La Môn (Brahmanism) là tôn giáo có ảnh hưởng tuyệt đối quan trọng ở Ấn Độ. Xã hội chia ra nhiều giai cấp:
1. Brahmins (Tu Sĩ)
2. Kshatriyas (Quân Nhân)
3. Vaisyas (Thương)
4. Shudras (Công)
Những người Harijans là những người bần cùng, ngoại hạng không thuộc giai cấp nào trong xã hội. Họ bị xã hội chê bai, khinh bỉ và xa lánh đến nỗi không ai dám đụng đến họ vì sợ bị lây nghiệp chướng sâu nặng của họ. Vì vậy người Tây Phương gọi họ là những người Parias hay Untouchables. Ấn Giáo, Phật Giáo, đạo Sikh (Sikhism), đạo Jain (Jainism) đều chủ trương ăn thực vật (Shakahara) và bất bạo động (ahimsa). Phái ăn thịt gọi là Mansahara theo Phạn ngữ (Sanskrit). Nếu ăn thịt thì không ăn thịt heo và thịt bò. Bò được xem là Vật thiêng. Thức ăn thực vật được đề cao. Vấn đề này rất phức tạp vì theo cách diễn dịch của từng địa phương. Người Ấn Giáo ở Nepal không ăn thịt bò nhưng ăn thịt trâu. Người Ấn Giáo ở Ấn Độ không ăn thịt bò cũng không ăn thịt trâu. Có nơi không ăn vịt. Có nơi không ăn hành, tỏi mặc dù thức ăn của Ấn Độ có nhiều hương liệu cay và nồng.
Trong xã hội Ấn Giáo người ăn thịt được xem là người nghèo thuộc giai cấp thấp trong xã hội. Thực phẩm cho những người khất thực phần lớn xuất phát từ những người thuộc giai cấp Thương (Vaisyas), Công (Shudras) trong xã hội. Chắc chắn trong số đó có thịt (gà, vịt, dê, trừu nấu cari v.v…) nhưng tu sĩ khất thực không thể vất ra vì làm vậy là coi thường lòng thành kính của họ đối với người tu hành. Người tu có thể ăn thịt với điều kiện không thấy con thú bị giết và không nghe tiếng rên rỉ, gào thét của nó trong lúc bị giết. Chén cơm mà người phụ nữ dâng cho Phật dưới cội bồ đề không thể là chén cơm trắng? Hay có thể là cơm trắng với cà ri thực vật? Và ly sữa là sữa nấu từ thực vật như đậu nành, đậu phọng chẳng hạn chớ không phải là sữa dê hay sữa bò? Dù là thức ăn chay hay mặn, tất cả đều là lòng thành của người phụ nữ. Nhưng nếu bà chuẩn bị thức ăn để dâng cho người tu thì bà nấu thức ăn chay. Nếu bà không chuẩn bị thì bà có thức ăn gì mà trong nhà dùng thì bà dâng cho. Trong trường hợp thái tử Siddharta ngồi tham Thiền dưới gốc cây bồ đề theo các tu sĩ khắc khổ và gầy gò ốm yếu chắc chắn người phụ nữ nầy chuẩn bị nấu thức ăn bổ dưỡng để dâng cho người tu để cứu Người khỏi cửa Tử Thần khi thực hành phép tu khắc khổ. Thức ăn bổ dưỡng nhằm bồi bổ sức khỏe là thức ăn có thịt hay thức ăn thực vật?

Bữa ăn cuối cùng của Ðức Phật: Thịt heo hay nấm truffle?

Đức Phật và các đệ tử đến làng Pava và được Cunda, một người thợ rèn, nấu món sukara-maddava cho Người dùng. Ăn xong Đức Phật thấy khó chịu vì đau bụng dữ dội. Các đệ tử đưa Người về Kusinagara cách đó lối 10km. Người bị đi kiết ra máu rất nhiều và khát nước vô hạn. Người gọi Ananda kiếm nước cho Người uống. Ananda không thể lấy nước được vì có một đoàn xe bò đi ngang qua dòng nước làm cho dòng nước bị đục và nổi lên nhiều vết đất bùn dơ bẩn. Đức Phật viên tịch ở Kusinagara, tiểu bang Bihar, Ấn Độ, dưới gốc cây shala.
Món sukara-maddava là gì? Theo các bản dịch thì đó là “thịt heo mềm” (sukara: heo) khiến cho người nghiên cứu lẫn các tín đồ Phật Giáo ngạc nhiên vì không lẽ nào Cunda nấu thịt heo cho Đức Phật dùng! Như đã nói, Ấn Giáo (Hinduism-Brahmanism thế kỷ XVI trước Tây Lịch), Phật Giáo, đạo Sikh hay đạo Jain đều đề cao thức ăn thực vật, không lý nào Đức Phật lại dùng thịt heo. Không phải ở Ấn Độ ngày xưa người ta không ăn thịt. Nhưng thịt heo và thịt bò bị cấm chỉ. Sự cấm chỉ nầy có trước khi Do Thái Giáo (Judaism – thế kỷ XI trước Tây Lịch) ở Trung Đông xuất hiện và cấm tín đồ ăn thịt heo. Sau nầy đạo Hồi (Islam – thế kỷ VII) cũng ngăn cấm tín đồ ăn thịt heo. Không lý nào Cunda dám vi phạm điều nầy? Và nếu có, nhằm mục đích gì ông ấy lại phải mạo hiểm như vậy? Điều chắc chắn là món sukara-maddava không phải là món ăn nấu bằng thịt heo vì khi bị quặn đau bụng dữ dội, Đức Phật sợ người ta hiểu lầm Cunda có ý hại Người. Phật chỉ khuyên Cunda đổ bỏ các món sukara-maddava còn lại vì sợ người ăn khác cũng bị đau bụng dữ dội như vậy. Theo sự giải thích của một vị bác sĩ Thái Lan, Mettando Bikkhu, qui y và trở thành Đại Đức thì Đức Phật không bị ngộ độc vì thức ăn của Cunda. Vì chất độc chỉ bộc phát vài tiếng đồng hồ sau khi ăn chớ không phải bộc phát ngay sau khi vừa ăn xong như đã xảy ra với Đức Phật. Vị đại đức bác sĩ nầy cho rằng Phật viên tịch vì già. Một mạch máu bị nghẽn không cung cấp máu cho ruột nên gây sự quặn thắt đau đớn và bị xuất huyết đường ruột mà ông gọi là mesentery infarction (infarctus mesenterium). Chứng bệnh nầy thường xảy ra cho người già.

Vậy món sukara-maddava được dịch là "thịt heo mềm" có vẻ không chính xác vì chỉ có chữ sukara có nghĩa là heo mà thôi. Sau có người dịch là “sự ham thích của heo” tức thực vật được heo ưa thích hay thực vật bị heo giẫm lên (maddita) như măng tre hay nấm chẳng hạn. Ở Ấn Độ có nhiều tên thảo mộc có chữ sukara (Heo) như ta có Hoa Cứt Lợn tức cây Bù Xít Ageratum conyzoides, Cỏ Cứt Lợn Nepeta indica, Cỏ Cứt Heo (Hy Thiêm Thảo) Siegesbeckia orientalis chẳng hạn. Khi đề cập đến thực vật mà trư tộc ham thích, người ta liên tưởng đến nấm truffle có rất nhiều trong tiểu bang Bihar.

[Hình: attachment.php?aid=13803]
Tuber melanosporum

Gọi là nấm truffle do chữ tuber trong tiếng La Tinh có nghĩa là củ mà ra. Tên khoa học của nấm truffle là Tuber melanosporum thuộc gia đình Tuberaceae. Nấm truffle không có chân và tàng nấm như những loại nấm thông thường. Nó chỉ là một khối tròn như một củ khoai to bằng cái chén. Trên mặt nấm có nhiều đốm lồi lõm và lỗ nhỏ. Nấm không mọc lộ thiên trên mặt đất mà nằm dưới đất như các loại khoai củ. Nấm truffle có nhiều ở Pháp (vùng Périgord) và Ý. Nấm toát mùi của chất kích thích tố của heo đực nên muốn tìm nấm phải dẫn một con heo cái đánh hơi và ủi đất để lấy nấm. Nấm truffle rất quí vì việc tìm kiếm nó rất khó khăn. Vả lại khi ủi đất và gặp nấm, con heo cái vội ăn nấm ngay! Vì vậy ngày nay người ta huấn luyện chó đi tìm nấm truffle thay cho heo cái.
Nấm truffle trắng Tuber magnatum rất đắt tiền. Mỗi pound (453 grams) nấm truffle trắng giá từ 1.000 - 2.000 Mỹ kim. Năm 2007 một chủ sòng bạc ở Macau, Stanley Ho, mua 1,5 ký lô nấm truffle Ý với giá 330.000 Mỹ kim.

[Hình: attachment.php?aid=13804]
Tuber magnatum

Nấm truffle ở Ấn Độ là nấm Tuber indicum màu đen, không thơm giá khoảng 20 Mỹ kim một pound.

[Hình: attachment.php?aid=13805]
Tuber indicum

Nếu món sukara-maddava là món nấm truffle thì đó là một món ăn quí giá vô cùng. Nếu Cunda chọn nhầm nấm độc chớ không phải nấm truffle hay xào nấu bằng nồi chảo đồng rỉ ten xanh độc thì không những Đức Phật bị ngộ độc mà các đệ tử cũng bị trúng độc. Như vậy sự giải thích của Đại Đức Bác Sĩ Mettanando Bhikkhu được xem là khả tín.


File đính kèm Thumbnail(s)
                                   
THANK YOU
15-04-2018, 11:01 PM (Được chỉnh sửa: 24-06-2018 10:49 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #223
RE: NEW TOPIC'S DQ
Vốn chỉ là người tự tìm, tự tập và cái tự ngã mãi luôn hiện diện nên lúc nào cũng * Ưng Vô Số Trụ Vô sanh ra Tâm*.
Nay mượn bài viết của nhà thư pháp,Thiền Sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh góp vào Topic này. Có thể xem thoáng qua bà con sẽ có một cái gì hơi bất ngờ, hơi cảm thấycó điều gì đó chưa như ý. Tuy nhiên riêng dq, với cái nhìn cá nhân với sự trân trong đựa lên hầu chia sẽ cùng bà con vậy. Ở đây dq chỉ duy nhất kg chấp nhận điều 16 > đơn giản chỉ là Sửa được Ta quên đi cái Ngã xem như thành công , tìm được điều hạnh phúc hiện tại rồi ( sorry các bậc thiện tri thức nếu các vị này mà kg kèm cái tôi vào thì làm gì có cái đạo tràng thầy này phải có nghi thức khác cả hình thức lẫn luật nghi và kịnh tụng với đạo tràng thầy khác và thầy nào được như thời Đức Phật khi chỉ chịu đi chiếc honda cup cổ lổ xỉ coi như phương tiện hành đạo!!! )

[Hình: attachment.php?aid=13820]

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ ĐẠO PHẬT

Ngoạ Tùng Am, Sơ Xuân 2015
Minh Đức Triều Tâm Ảnh

[Hình: attachment.php?aid=13821]

Đạo Phật “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa...

Với cái nhìn “chủ quan” của một tu sĩ Theravāda, xin mạo muội liệt kê ra đây những hiểu lầm tai hại và rất phổ biến của Phật giáo trong và ngoài nước để chư vị thức giả cùng thấy rõ như thực:

1- Tôn giáo:
Đạo Phật có những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn giáo, vì đạo Phật không có một vị thượng đế tối cao hoá sinh muôn loài và có quyền ban thưởng, phạt ác.

2- Tín ngưỡng:
Đạo Phật có những sinh hoạt tín ngưỡng nhưng đạo Phật không phải là tín ngưỡng để mọi người đến van vái, cầu xin những ước mơ dung tục của đời thường.

3- Triết học:
Đạo Phật có một hệ thống tư tưởng được rút ra từ Kinh, Luật và Abhidhamma, được gọi là “như thực, như thị thuyết” chứ không phải là một bộ môn triết học “chia” rồi “chẻ”, “phán” rồi “đoán” như của Tây phương.

4- Triết luận:
Đạo Phật có tuệ giác để thấy rõ Cái Thực chứ không sử dụng lý trí phân tích, lý luận. Còn triết, còn luận là vì chưa thấy rõ Cái Thực. Đạo Phật là đạo như chơn, như thực. Kinh giáo của đức Phật luôn đi từ cái thực cụ thể để hướng dẫn mọi người tu tập, nó không có triết, có luận. Ngay “thiền” mà còn “luận” (thiền luận) là đã đánh mất thiền rồi.

5- Từ thiện xã hội:
Đạo Phật có những sinh hoạt từ thiện xã hội nhưng không coi từ thiện xã hội là tất cả, để hy sinh cuộc đời đầu tròn, áo vuông một cách uổng phí. Đạo Phật còn có những sinh hoạt cao cả hơn: Đó là giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, tu tập thiền định và thiền tuệ nữa. Từ thiện xã hội thì ai cũng làm được, thậm chí người ta còn làm tốt hơn cả Phật giáo, ví dụ như Bill Gates. Còn giáo dục, văn hoá, nghệ thuật của đạo Phật là nền tảng Mỹ Học viết hoa (nội hàm các giá trị nhân văn, nhân bản) mà không một tôn giáo, môt chủ nghĩa, một học thuyết nào trên thế gian có thể so sánh được. Và đây mới là sự phụng hiến cao đẹp của đạo Phật cho thế gian. Còn nữa, nếu không có tu tập thiền định và thiền tuệ thì mọi hình thái sinh hoạt của đạo Phật, xem ra chưa phải là của đạo Phật!

6- Cực lạc, cực hạnh phúc:
Đạo Phật có nói đến hỷ, lạc trong các tầng thiền; có nói đến hạnh phúc siêu thế khi ly thoát tham sân, khổ lạc (dukkha), phiền não của thế gian - chứ không có một nơi chốn cực lạc, cực hạnh phúc được phóng đại.

7- tám vạn bốn ngàn pháp môn:
Đạo Phật có nói đến 8 vạn 4 ngàn pháp uẩn (dhammakhandha) chứ không nói đến 8 van 4 ngàn pháp môn (dhammadvāra). Uẩn (khandha) ngoài nghĩa che lấp, che mờ và nghĩa chồng lên, chồng chất, còn có nghĩa là nhóm, liên kết, tập hợp ví như Giới uẩn (nhóm giới), Định uẩn (nhóm định), Tuệ uẩn (nhóm tuệ). Do từ uẩn (khandha) lại dịch lệch ra môn - cửa (dvāra), pháp môn nên ai cũng tưởng là có 8 vạn 4 ngàn pháp môn, tu theo pháp môn nào cũng được! Ai là người có thể đếm đủ 8 vạn, 4 ngàn cửa pháp này? Còn nữa, xin lưu ý, 8 vạn 4 ngàn chỉ là con số tượng trưng, có nghĩa là nhiều lắm, đếm không kể xiết theo truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng Ấn Độ cổ thời. Ví dụ 84 ngàn lỗ chân lông, 84 ngàn vi trùng trong một bát nước, 84 ngàn phiền não, 84 ngàn cách tu...

8- Xin xăm, bói quẻ, cầu sao, giải hạn, xem ngày giờ tốt xấu:
Những hình thức này không phải của đạo Phật. Trong kinh tụng Pāli có đoạn: “Sunakkhataṃ sumaṅgalaṃ supabhātaṃ suhuṭṭhitaṃ, sukhno ca suyiṭṭaṃ brahmacārisu. Padakkhinaṃ kāyakammaṃ vācākammaṃ padakkhinaṃ padakkhinaṃ manokammaṃ paṇidhī te padakkhinā...”

Có nghĩa là: Giờ nào (chúng ta) thực hành thân, khẩu, ý trong sạch; giờ đó được gọi là vận mệnh tốt, là giờ tốt, là khắc tốt, là canh tốt... Ngày đó gọi là có nghiệp thân phát đạt, nghiệp khẩu phát đạt, nghiệp ý phát đạt. Và nguyện vọng theo đó được gọi là nguyện vọng phát đạt. Người tạo nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý phát đạt như thế rồi sẽ được những lợi ích phát đạt (chữ phát đạt có thể có thêm nghĩa nhiêu ích).

9- Định mệnh:
Đạo Phật có nói đến nghiệp, đến nhân quả nghiệp báo chứ không hề nói đến định mệnh. Theo đó, gây nhân xấu ác thì gặt quả đau khổ, gây nhân lành tốt thì gặt quả an vui - chứ không phải “cái tơ cái tóc cũng do trời định” như định mệnh thuyết của Khổng Nho hoặc định mệnh 4 giai cấp của Bà-la-môn giáo.

10- Siêu độ, siêu thoát:
Không có bài kinh nào, không có uy lực của bất kỳ ông sư, ông thầy nào có thể tụng kinh siêu độ, siêu thoát cho hương linh, vong linh, chân linh cả. Thời Phật tại thế, nếu có đến nơi người mất, chư tăng chỉ đọc những bài kệ vô thường, khổ và vô ngã để thức tỉnh người sống; và hiện nay các nước Phật giáo Theravāda còn duy trì. Có thể có hai trường hợp:
- Nếu vừa chết lâm sàng thì thần thức người chết vẫn còn. Vậy có thể đọc kinh, mở băng kinh, chuông mõ, hương trầm... để “thần thức người chết” hướng về điều lành... để thần thức tự tạo “cận tử nghiệp” tốt cho mình.
- Nếu thần thức đã lìa khỏi thân rồi – thì họ đã tái sanh vào cõi khác rồi, ngay tức khắc. Khi ấy thì gia đình làm phước để chư tăng tụng kinh hồi hướng phước ấy cho người đã mất.
Cả hai trường hợp trên đều không hề mang ý nghĩa siêu độ, siêu thoát mà chỉ có ý nghĩa gia hộ, gia niệm, gia lực mà thôi. Tu dựa vào tha lực cũng tương tự như vậy, nhưng cuối cùng cũng phải tự lực: “Tự mình thắp đuốc mà đi, tự mình là hòn đảo của chính mình”.
Chư thiên chỉ có khả năng hoan hỷ phước và báo truyền thông tin ấy cho người quá vãng mà thôi. Họ không có uy lực ban phước lành cho ai cả.

11- Huyền bí, bí mật:
Giáo pháp của đức Phật không có cái gì được gọi là huyền bí, bí mật cả. Đức Phật luôn tuyên bố là “Như Lai thuyết pháp với bàn tay mở ra”; có nghĩa là ngài không có pháp nào bí mật để giấu kín cả!

12- Tâm linh:
Ngày nay, người ta tràn lan lễ hội, tràn lan mọi loại điện thờ với những hình thức mê tín, dị đoan, sa đoạ văn hoá... mà ở đâu cũng rêu rao các giá trị tâm linh. Đạo Phật không hề có các kiểu tâm linh như vậy. Thuật ngữ tâm linh này được du nhập từ Trung Quốc. Và rất tiếc, tôi không hề tìm ra nguồn Phật học Pāli hay Sanskrit có từ nào tương thích với chữ “linh” này cả!

13- Niết-bàn
: Nhiều người tưởng lầm Niết-bàn là ở một cõi nào đó, một nơi chốn nào đó; thậm chí là ở một thế giới ở ngoài thế gian này. Người nào tìm kiếm Niết-bàn kiểu ấy, thuật ngữ thiền tông có cụm từ “lông rùa, sừng thỏ” như ngài Huệ Năng đã nói rõ: “Phật pháp tại thế gian. Bất lý thế gian giác. Ly thế mịch bồ-đề. Cáp như tầm thố giác”. Thố giác là sừng thỏ. Và giác ngộ cũng vậy, chính ở trong khổ đau, phiền não mới giác ngộ bài học được.

14- Bỏ khổ, tìm lạc:
Tu Phật không phải là bỏ khổ, tìm lạc. Xin lưu ý cho: Khổ và Lạc chính là căn bản của phiền não!

15- Tu để được cái gì:
Có nhiều người nghĩ rằng, tu là để được cái gì đó. Xin thưa, được cái gì là sở đắc. Ai sở đắc? Chính là bản ngã sở đắc. Đạo Phật là vô ngã. Hãy xin đọc lại Bát-nhã tâm kinh.

16- Tu là sửa:
Nếu tu là sửa thì mình đã từ “cái ta này” biến thành “cái ta khác”. Nếu tu là không sửa thì cứ để nguyên trạng tham sân si như vậy hay sao? Xin thưa, sửa hay không sửa đều trật. Đạo Phật quan trọng ở Cái Thấy! Có Cái Thấy mới nói đến giác ngộ và giải thoát. Không có Cái Thấy này thì tu kiểu gì cũng trệch hướng hoặc rơi vào phước báu nhân thiên.

17- Vía:
Đạo Phật không có vía nào cả. Vía, hồn, phách là quan niệm của nhân gian. Ví dụ, ba hồn bảy vía. Ví dụ, nam thất, nữ cửu – nam bảy vía, nữ chín vía. Nếu là nam thất, nữ cửu thì nó trùng với nam 7 khiếu, nữ 9 khiếu. Vía là phần hồn. Không có cái hồn, cái linh hồn tự tồn tại nếu không có chỗ nương gá. Vía không độc lập được. Như danh - phần tâm, sắc - phần thân – luôn nương tựa vào nhau. Chỉ có năng lực thiền định mới tạm thời tách lìa danh ra khỏi sắc, như Cõi trời Vô tưởng của tứ thiền. Tuy nhiên, cõi trời Vô tưởng hữu tình này không phải là không có danh tâm mà chúng ở dạng tiềm miên. Còn các Cõi trời Vô sắc thì sắc không phải là không có, chúng cũng ở dạng tiềm miên. Thật đáng phàn nàn, Phật và Bồ-tát đều có “vía” cả! Và cũng thật là “đau khổ” khi trong lễ an vị Phật, người ta còn hô “Thần nhập tượng” nữa chứ!

18- Bồ-tát:
Bồ-tát là âm của chữ Bodhisatta: Chúng sanh có trí tuệ. Vậy, chúng ta tạm thời bỏ quên “khái niệm Bồ-tát” quen thuộc trong kinh điển mà trở về với nghĩa gốc là “chúng sanh có trí tuệ”. Và như vậy, sẽ có hạng chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Thanh Văn; chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Độc Giác; chúng sanh có trí tuệ với nguyện lực Chánh Đẳng Giác. Ngoài 3 loại chúng sanh có trí tuệ trên – không có loại chúng sanh có trí tuệ nào khác.

19- Phật:
Phật là âm của chữ Buddha, nghĩa là người Giác ngộ. Vậy chúng ta nên tạm thời bỏ quên “khái niệm Phật” từ lâu đã mọc rễ trong tâm thức mà trở về nghĩa gốc là bậc Giác ngộ. Vậy, có người Giác ngộ do nghe pháp từ bậc Chánh Đẳng Giác, được gọi là Thanh Văn Giác. Có người Giác ngộ do tự mình tu tập vào thời không có đức Chánh Đẳng Giác, được gọi là Độc Giác. Có vị Giác ngộ do trọn vẹn 30 ba-la-mật, trọn vẹn minh và hạnh nên gọi là Chánh Đẳng Giác.
Không có vị Giác ngộ (Phật) nào ngoài 3 loại Giác ngộ trên.

20- Thể nhập:
Tu là không thể nhập vào cái gì cả. Thể nhập là bỏ cái ngã này để nhập vào cái ngã khác. Cãi ngã khác ấy có thể là dòng sông, có thể là ngọn núi, có thể là một cội cây, có thể là một thần linh, thượng đế. Cái cụm từ “thể nhập pháp giới” rất dễ bị hiểu lầm. Khi đi, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái đi; khi nói, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái nói; khi ăn, chánh niệm, tỉnh giác trọn vẹn với cái ăn – thì đấy mới đúng nghĩa “thể nhập pháp giới”, ngay giây khắc ấy, mọi tham sân, phiền não không có chỗ để phan duyên, sanh khởi.

[Hình: attachment.php?aid=13822]

Thiền sư thế danh Nguyễn Duy Kha sinh ngày 19 tháng 7 năm 1944 tại Giạ Lê thượng, huyện Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế. Cha là cụ ông Nguyễn Duy Hoan và mẹ là cụ bà Nguyễn Thị Sừng. Thiền sư có pháp danh là Giới Đức [bút hiệu Minh Đức Triều Tâm Ảnh] đã tu tập sự tại chùa Từ Quang [Bắc Tông]- Huế từ năm 1970-1971. Năm 1972 ông vào chùa Tam Bảo-Đà Nẵng hỏi đạo hòa thượng Giới Nghiêm, thuộc [Nam Tông]. Năm 1973 ông vào Tam Bảo thiền viện tại Núi Lớn, Vũng Tàu làm giới tử rồi xuất gia sa-di ở đây - ngài hòa thượng Giới Nghiêm cho pháp danh là Giới Đức [Sīlaguna]. Sau mùa an cư năm 1973 ông theo thầy vào ở chùa Phật Bảo, Phú Thọ Hòa, Gia Định. Cuối năm 1974, ông về ở chùa Huyền Không tại chân đèo Hải Vân Lăng Cô, Lộc Hải, Phú Lộc, ngôi chùa do ngài Viên Minh sáng lập cùng với chư huynh đệ là Sư Tịnh Pháp, Sư Trí Thâm, Sư Tấn Căn. Năm 1976, ngài Viên Minh vào làm Tổng thư ký hệ phái Nguyên Thủy tại chùa Kỳ Viên, Bàn Cờ, Sài Gòn - nên đề cử ông giữ chức vụ trụ trì chùa Huyền Không. Năm 1977,ngày 17 tháng 2, lúc 9 giờ 58 phút, ông được thọ đại giới tỳ-khưu tại chùa Tam Bảo - Đà Nẵng, thầy bổn sư tế độ là hòa thượng Giới Nghiêm, thầy Yết-ma là đại đức Giới Hỷ. Tháng 11 năm 1978, chùa Huyền Không được di dời từ Hải Vân, Lăng Cô về thôn Nham Biều, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa thiên Huế. Thiền sư trụ trì ở đây được 10 năm, đã thiết kế được một không gian vườn cảnh đậm tính chất thiền, với tranh tre nứa lá giản dị, với thiên nhiên hoa cỏ thơ mộng rất phù hợp với tâm hồn tao nhân, mặc khách. Năm 1988-1999, hưởng ứng phong trào trồng cây xanh, Thiền sư xin tỉnh và sở Lâm nghiệp giao cho 54 ha 4 đất trống đồi trọc để trồng rừng. Đầu năm 1992, Thiền sư mới chính thức vào ở hẳn trong núi Hòn Vượn, bàn giao chùa Huyền Không cho đại đức Pháp Tông làm trụ trì. Hình ảnh ngôi chùa bề thế hiện nay ở Huyền Không là công sức và tài năng kiến tạo của đại đức Pháp Tông. Năm1989,Thiền sư vận động hiệp hội Schmitz thông qua Tiến sĩ Thái Kim Lan tại Đức xây cầu Bạch Yến thuộc thôn Nham Biều, xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế giúp địa phương quanh vùng thuận lợi trong việc giao thông đi lại. Ðây là một công tác xã hội có ý nghĩa lớn tại Huế vào thời bấy giờ. Từ năm 1989 đến nay là Sư trưởng Huyền Không Sơn Thượng. Tại cơ sở mới này, năm 2007, Thiền sư lại trao đổi trực tiếp với ông Giám đốc điều hành Hiệp hội Schmitz để xây cầu Sơn Thượng - rồi vận động xã, huyện và tỉnh làm thêm con đường bê-tông 1 km đi vào tổ 7 thôn Chầm, khá tiện ích cho nhân dân khai thác những khu rừng trồng từ lâu không có lối đi. Là tu sĩ, lại là người yêu Cái Đẹp, Thiền sư tiếp tục thiết kế vườn cảnh, xây dựng cốc liêu, sáng tác thơ văn và góp phần đào tạo Tăng tài cho Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam.

[Hình: attachment.php?aid=13823]

Huyền Không Sơn Thượng được Thiền sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh khai sơn năm 1989, toạ lạc dưới chân núi Hòn Vượn ở vùng Chầm thuộc sơn phận xã Hương Hồ, giáp với xã Hương An, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế

[Hình: attachment.php?aid=13824]

[Hình: attachment.php?aid=13825]

ghichú:
tới hôm nay(24/6) dq đã nhận ra cái hiểu sai của mình về mục 16> Tu là sửa là để nhận thấy cái nhìn thật , cái như thật . Chứ không phải sửa để Tránh cái Khổ để đi Tìm cái Lạc : như thế cứ mải lẫn quẩn trong vòng Tham Ái mà thôi. và mỗi cá nhân dù đã có cái nghiệp sẵn tốt hay xấu lại càng không nên nghĩ ta xứng đáng được hưởng trên trước vể cái nghiệp của mình.


File đính kèm Thumbnail(s)
                       
THANK YOU
22-04-2018, 03:27 PM
Bài viết: #224
RE: NEW TOPIC'S DQ
Có thể phần tài liệu này chưa hẳn hoàn toàn như ý, phần tài liệu được dẫn chứng gon, đơn giản nhưng rõ ràng đã giup dq bớt đi mù mờ về đường lối đạo giáo mà mình tìm hiểu( lòng tin dù bị cái nhìn chi phối, nhưng đức tin kg bị hao mòn)
[Hình: attachment.php?aid=13826]

KINH ĐIỂN

Kinh điển được truyền miệng qua nhiều thế kỷ, thay đổi thêm bớt qua 4 kỳ kiết tập cổ điển, ghi lại bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và khi qua Trung Quốc còn bị tùy tiện thay đổi hay ngụy tác, làm sao chắc kinh nào là cốt tuỷ của đạo Phật? Phần căn yếu nào được mọi tông phái, trong nhiều quốc gia và qua nhiều thời đại chấp nhận? Phần nào là khế lý và phần nào là khế cơ? Phần nào là tinh túy, phần nào là văn hóa tín ngưỡng địa phương? Để tránh rối loạn trong cách dùng từ ngữ, dùng Dharma (P-Dhamma) là phần khế lý và Phật giáo là phần khế cơ. Dùng phương pháp phân tích nội dung (Content analysis) tìm mẫu số chung của các tông phái và phật giáo tại mỗi quốc gia khác nhau để xác định Dharma- những nguyên tắc giáo lý và hành trì từ bài giảng đầu tiên của Đức Phật cho 5 anh em Kiều Trần Như tại Vườn Lộc Uyển. Mục đích chính là đi tìm phần spirit của Dharma, loại bớt phần hoa lá cành của văn hóa, ngôn ngữ và tín ngưỡng địa phương.

Ngũ bộ kinh hệ Pali gồm 5 Nikayas.

1- Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya), gồm 34 phẩm trong 3 phần
2- Trung Bộ Kinh (Majjhima) gồm 153 phẩm
3- Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikaya) gồm 56 chương, xép loại theo từng chủ đề
4- Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara), các phẩm đánh số theo thứ tự các con số
5- Tiểu bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) gồm 15 kinh không được xem là quan trọng như Pháp Cú, các bài kệ của tăng ni đã đạt quả Arhat. Các kinh này có nguồn gốc từ nhiều bộ phái trước khi Nguyên Thủy bị phân hóa, dù phần lớn vẫn là kinh Nguyên Thủy.

Ngũ bộ tương đương được ghi bằng tiếng Phạn có tên là Agamas (A Hàm) được dịch sang chữ Hán. Agama có nghĩa là truyền thừa, thỉnh thoảng cũng được dùng trong hệ Pali, nhưng phần lớn hệ này dùng từ Nikayas. Nguyên bản tiếng Phạn đã mất dấu vì biến động xâm lăng của đạo quân Hồi-Thổ Nhĩ Kỳ và thỉnh thoảng tìm thấy vài nguyên bản Sanskrit, như Kinh Pháp Cú được hai học giả, một Pháp một Nga tìm thấy.

Ngũ bộ theo hệ Hán tạng:

1- Trường A Hàm (Dirgha-agama (30 kinh), tương đương với Trường Bộ Kinh
2- Trung A Hàm (Madhyamagama ) gồm 222 kinh, tương đương với Trung Bộ Kinh
3- Tạp A Hàm (Samyuktagama) gồm 1,361 kinh, tương đương với Tương Ưng Bộ Kinh
4- Tăng Nhất A Hàm (Ekottarragama) gồm 481 kinh tương đương với Tăng Chi Bộ Kinh
5- Ksudraka- Agama tương đương với Tiểu Bộ

Các kinh điển Đại Thừa
Có năm dòng trong kinh đìển đại thừa:

1- Bát Nhã (Prajnaparamita-Perfection of Wisdom), có ít nhất 30 bản dài ngắn khác nhau, từ vài dòng cho đến cả ngàn trang. Chủ đề chính về Không (Sunyata- Voidness), tự xem là dòng tâm linh thâm sâu nhất. Gần đây các nhà học giả-dịch giả Tây Phương gọi Bát Nhã là The Mother of All Mothers. Kinh Kim Cương là bản rút gọn của dòng này.
2- Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka- Flower Ornament) có 3 kinh lớn, một bản có tên là Gandavyuha (World Array Sutra)
3- Thập Địa Luận (Dasabhumika- Bodhisattva stages) nói về các giai đoạn đạt quả vị Bồ Tát
4- Duy Ma Cật (Vimalakirti) nhấn đến vai trò của cư sĩ bồ tát Duy Ma Cật
5- Kinh Đại Niết Bàn (Nirvana-Parinirvana) ghi lại những ngày cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập nát bàn
6- Pháp Hoa (Sadharma pundarila- The Lotus Sutra) Kinh Lăng Già (Lankavatara) và Kinh A Di Đà hay Vô Lượng Thọ (Sukhavati-vyuha)

Trong khi mức độ khả tín của Ngũ Bộ khá cao dù trong quá trình từ truyền miệng đến giai đoạn ghi lại kinh bằng chữ viết thế nào cũng có chuyện tam sao thất bản, mức độ khả tín của kinh điển Đại thừa trầm trọng hơn. Không có bằng chứng nào cho thấy các Kinh Đại thừa biên tập hay lưu truyền ở Ấn. Ngay cả giới luật cũng nhiều sai khác vì lúc khởi nguyên, đoàn thể tăng già Đại thừa chưa được thành lập nên giới luật chưa cần thiết. Chỉ sau này khi các đoàn thể tăng già được thành lập như ở đại học Nalanda, giới luật mới được đặt ra.

Các kinh điển Đại thừa không rõ do ai biên tập và dĩ nhiên là bị thêm bớt qua nhiều thế kỷ và nội dung thường rất khác nhau. Có nhiều điểm khác biệt giữa kinh Bát Nhã (Perfection of Wisdom) 25 ngàn câu và Bát Nhã 6 ngàn câu và kinh Kim Cương. Các kinh Pháp Hoa (The Lotus Sutra), Hoa Nghiêm (Flower Garland Sutra) và Kinh Vô Thọ Lượng Quang (The Sutra of Infinite Light) khác nhau về tư tưởng và phong cách diễn đạt. Giữa Yogacara và Trung Quán cũng thế: không như trong Ngũ Bộ Kinh > đâu là mối nhất thống của tư tưởng Đại thừa?

Trong hệ Hán Tạng, sư phân biệt giữa kinh và luận rất phức tạp. Tác phẩm khởi xướng Đại thừa ở Ấn thì được xếp vào luận như Đại Thừa Khởi Tín Luận, Trung Quán Luận, A Tỳ Đạt Ma Câu Xá luận. Tác phẩm của sơ tổ Thiền Tông, Đạt Ma thì gọi là Tuyệt Quán luận trong khi Lục tổ, người Trung Quốc, thì gọi là Pháp Bảo Đàn kinh!

Các giới luật của Đại Thừa Trung Quốc không dựa trên giới luật Nguyên Thủy mà dựa vào Kinh Phạm Võng, một kinh xem là kinh biên tập ở Trung Quốc. Một số tăng Trung Quốc như Huệ Tạo, T’an Le,and Seng Yuan chi trích các kinh Bát Nhã 2,500 câu, Kinh Pháp Hoa và Kinh Đại Niết Bàn.

Một học giả Nhật, Tominaga Nakamoto (1715-1746) chịu hảnh hưởng của triết gia Vương Dương Minh, nghiên cứu Phật Giáo nguyên thủy trong kinh Agamas và các kinh Đại Thừa, cho rằng các kinh này được biên tập ít nhất trong một thời gian 500 năm sau khi Đức Phật nhập diệt và không phản ảnh lời dạy trực tiếp và chân thực của Đức Phật

Nội dung kinh hệ Pali và Đại Thừa cũng rất khác nhau.

Trong hệ , Đức Phật lịch sử giảng pháp trong hoàn cảnh xã hội, văn hóa, lịch sử và cả thiên nhiên của miền đông-bắc quốc gia Ấn vào thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Trong kinh Đức Phật đề cập đến tình hình chánh trị và kinh tế của một vài tiểu quốc. Một vài bài pháp thoại phản ảnh phong tục, tập quán, tư tưởng các tôn giáo và triết lý cùng thời. Dễ nhận ra trang phục, thực phẩm, mùa màng, nhà cửa, kiến trúc, nghề nghiệp của dân chúng …Thiên nhiên cũng được vẽ lại một cách trung thực, rừng núi hùng vĩ, mùa khô, mùa mưa, cây cỏ thực vật, chim chóc và ngay cả…côn trùng.Không có thành phần nào trong xã hội mà Phật không thu nhận làm đệ tử: khất sĩ, nhà tu khổ hạnh, vua, hoàng tử, quan chức triều đình, thương gia, nông dân, triết gia, côn đồ ăn cướp, gái giang hồ và cả dân hạ tiện Untouchables. Đọc kinh hệ Pali chúng ta thấy được bức tranh sống động của xã hội Ấn lúc bấy giờ.

Trong các kinh Đại Thừa, hoàn cảnh xã hội văn hóa Ấn chỉ còn là một bức tranh mờ nhạt. Phật không còn thuyết pháp cho những đệ tử bình thường trong xã hội Ấn hay trên địa cầu này, mà ở các thế giới khác, các cung trời mỹ lệ, nhã nhạc réo rắt, mùi hương diễm tuyệt. Có thể đó là tam thiên đại thiên thế giới- thế giới ba ngàn- ở một vũ trụ khác- hay nói theo các nhà Vật lý hiện đại- một vũ trụ song song, trong đó có nhiều đức Phật và Bồ Tát khác cũng đang thuyết pháp. Đức Phật không còn là một người hành khất, quần áo xốc xếch, cầm bình bát đi khất thực, mà một Đức Phật uy nghi ngồi trên toà sen, hào quang chiếu rọi đến bao nhiêu thế giới, chung quanh có bao nhiêu Bồ tát đứng hầu. Trong khi Đức Phật thuyết pháp, có bao hiện tượng mầu nhiệm xảy ra: trái đất rung chuyển, mưa hoa từ trời rơi xuống. Đó là thế giới đầy ánh sáng rực rỡ- vô lượng thọ quang- đầy mầu sắc, một thế giới tuyệt đẹp không bút mực nào tả xiết. Đẹp như trong cơn mơ- những cơn mơ không thực. (Sangharakshita, 1995, tr 22-23)

Có thể vì cơn ‘pháp nạn’ do quân Hồi Giáo- Thổ Nhĩ Kỳ trong đó có 10 ngàn tăng già bị giết, phần lớn kinh sách bị đốt, lưu tán qua Nepal, Tây Tạng, các quốc Trung Á như Afghanistan, theo con đường lụa qua Trung Quốc, không còn dấu tích các bản kinh Đại thừa nào còn ở Ấn. Một vài bộ kinh được Nagarjuna nhắc đến, là bằng chứng sót lại cho thấy các kinh này có lưu truyền ở Ấn trước thời Nagarjuna. Muốn nghiên cứu Đại thừa phải qua ngã Hán tạng, nhưng kinh điển nào thực sự dịch từ Sanskrit, kinh nào biên tập ở Trung Quốc và kinh nào do các tăng ni ngã mạn ngụy tác?

Kinh tạng Nikàya Pàli và A-hàm Hán tạng là những bộ kinh thuộc Phật giáo truyền thống, còn gọi là Kinh tạng Nguyên thủy. Ðó là những bộ kinh chứa đựng những gì Ðức Phật đã dạy suốt trong 45 năm truyền giáo, gồm những giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Vô ngã... Các nhà nghiên cứu Phật học, các Sử gia đều coi Kinh tạng Nguyên thủy là tài liệu đáng tin cậy nhất và gần gũi nhất để xác định những gì mà Ðức Phật tuyên thuyết.

Nikàya bộ gồm 5 quyển
1.Trường bộ kinh (Dìgha-Nikàya).
2.Trung bộ kinh (Majhima-Nikàya).
3.Tương Ưng Bộ kinh (Samyutta-Nikàya).
4.Tăng chi bộ kinh (Angttara-Nikàya).
5.Tiểu bộ kinh(Khuddaka-Nikàya).

1.Trường bộ kinh (Dìgha-Nikàya)

Trường-Bộ Kinh là bộ Kinh thứ nhứt trong Hệ Pali, Phật-Giáo Nguyên-Thủy, được Viện Nghiên-Cứu Phật-Học Việt-Nam ấn hành năm 1991, do Hoà-thượng Thích Minh-Châu soạn bản Việt-văn.
Trường-Bộ Kinh phân ra làm 3 Phẩm (Vagga):I. Phẩm Giới-Uẩn; II.Đại-Phẩm; III.Phẩm Ba-lê-tử gồm có 34 bản Kinh; vì nội-dung mỗi bản Kinh khá dài so với các bản Kinh Phật khác, nên được kết-tập lại dưới nhan-đề Trường-Bộ Kinh.

2.Trung bộ kinh (Majhima-Nikàya)

Trung bộ kinh (zh. 中部經, pi. majjhima-nikāya) là tuyển bộ thứ hai trong năm Bộ kinh trong Kinh tạng (pi. sutta-piṭaka). Kinh này được viết bằng văn hệ Pali, bao gồm 152 kinh không dài lắm (trung). Trung A-hàm (sa. madhyamāgama) Hán ngữ bao gồm 222 bài kinh (được dịch từ một bản Phạn, nay đã thất truyền). Hai bộ có 97 kinh giống nhau. Theo truyền thuyết thì Trung bộ kinh được tôn giả Xá-lợi-phất (sa. śāriputra) trình bày lại trong hội nghị Kết tập lần thứ nhất.

3.Tương Ưng Bộ kinh (Samyutta-Nikàya)

là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ).
Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều, nhưng đa số là các bài kinh ngắn, được sắp xếp và kết nhóm theo từng loại chủ đề, gọi là Tương Ưng (Samyutta). Có tất cả là 56 Tương Ưng được bố trí vào 5 tập, gọi là 5 Thiên (Vagga):
I. Thiên Có Kệ (Sagàthàvagga Samyuttapàli): 11 Tương Ưng II. Thiên Nhân Duyên (Nidànavagga Samyuttapàli): 10 Tương Ưng III. Thiên Uẩn (Khandavagga Samyuttapàli): 13 Tương Ưng IV. Thiên Sáu Xứ (Salàyatanavagga Samyuttapàli): 10 Tương Ưng V. Thiên Đại Phẩm (Mahàvagga Samyuttapàli): 12 Tương Ưng
Bộ kinh đã được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch sang Việt ngữ và Thiền viện Vạn Hạnh phát hành trong đầu thập niên 1980. Sau đó, trong chương trình phiên dịch và ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được tái bản năm 1993.
Trong hệ A-hàm của Hán tạng, bộ kinh tương ứng là Tạp A-hàm, đã được các hòa thượng Thích Thiện Siêu và Thích Thanh Từ dịch và ấn hành năm 1993,thuộc Đại tạng kinh Việt Nam.

4.Tăng chi bộ kinh (Angttara-Nikàya)

Kinh Anguttara Nikàya, dịch là Kinh Tăng Chi Bộ, là bộ thứ tư trong năm bộ kinh tạng Pali.
Bộ kinh nầy được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tạng Pali sang Việt ngữ năm 1976-1977, và được Viện Phật Học Vạn Hạnh, Sài Gòn, ấn hành năm 1980-1981. Trong chương trình phiên dịch và ấn hành Ðại tạng kinh Việt Nam, bộ kinh được hiệu đính thành 4 tập và tái bản năm 1996.
Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas). Chương Một Pháp (Ekaka Nipàta) gồm các kinh đề cập đến một pháp. Chương Hai Pháp (Duka Nipàta) gồm các kinh có liên quan đến hai pháp, v.v... và tuần tự như thế đến Chương Mười Một Pháp (Ekàdasaka Nipata) gồm các kinh có đề cập đến 11 pháp. Tổng cộng số kinh được ghi nhận là 2,308 bài kinh, nhưng con số này không thống nhất vì số kinh phân biệt không được rõ ràng, và có học giả tính theo số đoạn, tổng cộng là 7,557.
Kinh Tăng Chi Bộ của tạng Pali có bộ chữ Hán tương đương là Kinh Tăng Nhất A-hàm (Ekottara-Agama) do ngài Tăng-già Ðề-bà (Sanghadeva) dịch từ bộ chữ Sanskrit năm 397 TL, trong đời nhà Tiền Tần, và đã được các hòa thượng Thích Thiện Siêu và Thích Thanh Từ dịch sang tiếng Việt (Ðại tạng kinh Việt Nam).

5.Tiểu bộ kinh(Khuddaka-Nikàya)

Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập).
Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Đức Phật thuyết giảng, các tiền thân Đức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Đức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Đàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau.
Tóm lại Tiểu Bộ kinh là một hợp tuyển đa diện gồm 15 tập theo thứ tự như sau:
1.Kinh Tiểu tụng
2 Kinh Pháp cú
3 Cảm hứng ngữ, Phật tự thuyết
4 Kinh Phật thuyết như vậy
5 Kinh tập
6 Chuyện Thiên cung
7 Chuyện Ngạ quỷ
8 Trưởng lão Tăng kệ
9 Trưởng lão Ni kệ
10 Bổn sanh hay Chuyện tiền thân Đức Phật
11 Nghĩa tích
12 Vô ngại giải đạo
13 Sự nghiệp anh hùng
14 Phật sử
15 Sở hạnh tạng

Khái quát lịch sử truyền bá và những đặc điểm của kinh tạng Nikaya

Kinh tạng Nikàya, Pàli và A-hàm Hán tạng là những bộ kinh thuộc Phật giáo truyền thống, còn gọi là Kinh tạng Nguyên thủy. Kinh tạng ghi chép lại những lời Phật và Thánh chúng một cách đầy đủ nhất. Kinh tạng này mang tính thiết thực gần gũi với tâm lý con người và sự sinh hoạt của xã hội. Đây là cơ sở giáo làm nền tảng cho mọi nghiên cứu, thực tập và hiểu một cách đúng đắn tư tưởng đạo Phật phát triển. Những bộ kinh chứa đựng những gì Đức Phật đã dạy suốt trong 45 năm truyền giáo, gồm những giáo lý căn bản như Tứ diệu đế, Duyên khởi, Vô ngã… Các nhà nghiên cứu Phật học, các Sử gia đều coi Kinh tạng Nguyên thủy là tài liệu đáng tin cậy nhất và gần gũi nhất để xác định những gì mà Đức Phật tuyên thuyết.

Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn 3 tháng, một đại hội được triệu tập để tụng đọc lại những lời Đức Phật dạy nhằm giữ gìn kho tàng Pháp bảo. Đây là lần kiết tập kinh điển đầu tiên.

Sau khi Phật nhập diệt 100 năm, một đại hội khác được triệu tập để minh định lại những gì là đúng với lời Phật dạy và những gì đi lệch hướng; chủ yếu là một vài vấn đề tranh cãi về giới luật, có 10 điều mới phát sinh : Diêm tịnh, chỉ tịnh, tụ lạc gian tịnh, trụ xứ tịnh, tùy ý tịnh, cửu trụ tịnh, sinh hòa hiệp tịnh, bất ích lũ ni sư đàn tịnh, thủy tịnh, kim tiền tịnh.
Những vị cho 10 điều trên là phi pháp đã tách riêng thành Thượng tọa bộ, những vị chủ trương thực hiện 10 điều cải cách thì tách riêng thành Đại chúng bộ – Sự phân chia đầu tiên của giáo đoàn Phật giáo. Những kinh điển của cả hai bộ phái vẫn là kinh điển Nguyên thủy và vẫn duy trì bằng phương thức đọc tụng thuộc lòng chứ không viết thành văn. Đây là lần kiết tập kinh điển thứ hai.

Lần kiết tập kinh điển thứ ba vào khoảng năm 200 đến 234 năm sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn. Hai bộ phái chính là Thượng tọa và Đại chúng sản sinh ra nhiều bộ phái, gồm khoảng 20 bộ phái. Giáo lý được giải thích tùy theo khuynh hướng của bộ phái. Trong đó, Đại Thiên (Mahadeva), một học giả Phật tử khá nổi tiếng đã đưa ra 5 điều giới hạn của quả vị A-la-hán : Dư sở dụ, vô tri, do dự, tha linh nhập và đạo nhân thanh cố khởi. Điều đó làm mọi người hoang mang. Từ ảnh hưởng chủ trương của Đại Thiên và mặt khác – ảnh hưởng của giáo nghĩa Bà-la-môn lẫn lộn vào giáo lý Phật giáo.

Vua A-dục quyết định ủng hộ triệu tập đại hội Phật giáo dưới sự chủ tọa của ngài Moggalipputta Tissa, thầy của vua A-dục. Kỳ này gọi là lần kiết tập thứ ba, chấn chỉnh lại sự pha tạp trong giáo lý. Thượng tọa bộ lúc bấy giờ được gọi là Phân biệt thuyết bộ (Vibhajyavada), được vua A-dục đỡ đầu và ủng hộ mạnh mẽ. Phân biệt thuyết bộ là cha đẻ của Đồng diệp bộ, chính Đồng diệp bộ (Tamrasatiyah) đã kiết tập 5 bộ Nikàya rất đầy đủ. Năm bộ Nikàya này được hoàng tử Mahinda sau khi xuất gia đem khẩu truyền ở Tích Lan.

Một hệ phái khác khá mạnh cũng phát xuất từ Thượng tọa bộ là phái Thuyết nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada) không được vua A-dục ủng hộ vì họ chủ trương luận lý hơn là kinh luật. Họ chuyển dần lên Đông bắc Ấn, đặt căn cứ địa tại Ca-thấp-di-la (Kasmira), dần dần họ truyền bá chánh pháp toàn cõi biên cương phía Bắc và sang các nước lân cận. Đến đời vua Ca-nị-sắc-ca (Kaniskha), nhà vua hết lòng ủng hộ và tổ chức đại hội kiết tập kinh điển. Đây được coi như lần kiết tập kinh điển thứ tư, vào khoảng đầu thế kỷ thứ II sau TL. Truyền thống Phật giáo Bắc tông được truyền bá từ phái này qua 4 bộ A-hàm, Luật tạng và một số luận thư. Kỳ kiết tập này mới được chép thành văn.
Riêng 5 bộ Nikàya được Mahinda mang qua Tích Lan vẫn giữ phong cách truyền khẩu cho đến khi một đại hội kiết tập được tổ chức tại Tích Lan ở làng Aluvihata. Đây là lần đầu tiên 3 tạng Pàli được chép bằng chữ trên lá buông vào năm 83 trước TL. Lần này gọi là lần kiết tập kinh điển thứ tư (Kinh tạng Nikàya).

CÁC BỘ A-HÀM VÀ NIKÀYA

1. A-hàm (Agama) dịch là Pháp quy hay Vô tỷ pháp, gồm có 4 bộ :
a/. Trường A-hàm (Dirghagama) 22 quyển, do ngài Phật-đà-da-xá (Buddhayasas) và Trúc Phật Niệm dịch (412 TL, y cứ Pháp tạng bộ).
b/. Trung A-hàm (Madhyamagama) 60 quyển, do ngài Tăng-già-đề-bà (Sanghadeva) dịch vào khoảng năm 397 TL. Bộ này là nền tảng của Hữu bộ.
c/. Tạp A-hàm (Samyukta-agama) 50 quyển, do ngài Cầu-na-bạt-đà-la (Gunabhadra) dịch năm 435 TL (y cứ của Hữu bộ).
d/. Tăng Nhất A-hàm (Ekottara-agama) 50 quyển.

2. Nikàya bộ gồm 5 quyển :
a/. Trường bộ kinh (Dìgha – Nikàya)
b/. Trung bộ kinh (Majhima – Nikàya).
c/. Tương ưng bộ kinh (Samyutta – Nikàya).
d/. Tăng chi bộ kinh (Angttara – Nikàya).
e/. Tiểu bộ kinh (Khuddaka – Nikàya).

TRƯỜNG A-HÀM tương đương với TRƯỜNG BỘ – chép những bài pháp dài.
TRUNG A-HÀM và TRUNG BỘ chép những bài pháp bậc trung. TƯƠNG ƯNG BỘ tương đương với TẠP A-HÀM – chép những lời kinh có nội dung tượng tự nhau.
TĂNG NHẤT và TĂNG CHI – chép những bài sắp xếp theo con số. Riêng TIỂU BỘ KINH thì Pàli tạng mới có – ghi chép những câu kệ vắn tắt.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁO LÝ NGUYÊN THỦY

1. Cả hai truyền thống A-hàm và Nikàya đều thuộc truyền thống Nguyên thủy, mặc dù con đường truyền bá có khác nhưng nội dung thì không khác nhau mấy. Tư tưởng của hai truyền thống đều giữ được tư tưởng Phật học của thời Nguyên thủy Phật giáo.
2. Cả hai được giữ gìn bằng phương thức khẩu truyền suốt một thời gian khá dài khoảng 400 năm sau Phật nhập diệt.
3. Thể loại văn tường thuật, ký sự, dùng điệp từ và trùng cú nên rất dễ chán khi đọc. Tuy nhiên kinh phản ánh tư tưởng, học thuật, sinh hoạt, tập quán, tôn giáo của xã hội đương thời.
4. Diễn đạt tư tưởng Phật học một cách thiết thực gần gũi với tâm lý con người, những ví dụ dễ hiểu và lý luận giản đơn nhưng rất chặt chẽ. Nhất là những định nghĩa căn bản của thuật ngữ Phật học rất rõ ràng.
5. Kinh chứa đựng rất nhiều những lời dạy phản ánh quan điểm của Phật về các vấn đề tu tập, phương cách sống, lối ứng xử, về các vấn đề lý luận, xã hội… rất dễ trích dẫn và dễ nhớ.
6. Tư tưởng Nguyên thủy chứa đựng tư tưởng gốc hay tư tưởng nền của tư tưởng Đại thừa.

VẤN ĐỀ ĐẠI THỪA VÀ TIỂU THỪA

Trước đây, thường nghĩ giáo lý Nguyên thủy là giáo lý Tiểu thừa không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật, chỉ có giáo lý Đại thừa mới là giáo lý chân chính của Phật. Ngược lại, các nhà sư Nguyên thủy thì cho rằng giáo lý Nguyên thủy mới chính truyền là của Phật, còn giáo lý Đại thừa là ngoại đạo. Sự bất đồng phân biệt quan điểm đã làm chia rẽ mối quan hệ của hai truyền thống cả ngàn năm. Ngày nay , những quan niệm Tiểu thừa và Đại thừa không còn thích hợp. Những nghiên cứu cho rằng :
1. Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy cho đến thời kỳ Bộ phái (sau Đức Phật 400 năm) chưa có danh từ Đại thừa hay Tiểu thừa. Danh từ Đại thừa và Tiểu thừa xuất hiện đồng thời với kinh điển Đại thừa khoảng thế kỷ thứ I trước hoặc sau TL.
2. Danh từ Tiểu thừa không nên hiểu là Thượng tọa bộ, mà là chỉ cho giai đoạn bộ phái, sự tranh chấp về đường lối hành đạo mà lúc bấy giờ các Bộ phái quá chú trọng về lý luận và hình thức.
3. Ngày nay không có hệ Tiểu thừa nào có mặt trên thế giới. Năm 1950, Hội Phật Tử Thân Hữu Thế Giới (World Fellowship Buddhists) họp tại Colombo (Tích Lan) đã nhất trí quyết nghị loại bỏ danh từ Tiểu thừa khi nói đến Nam tông Phật giáo.
4. Giáo lý được phân làm hai truyền thống : Truyền thống Nguyên thủy và truyền thống Phát triển. Về mặt địa lý, truyền thừa thì gọi là Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam tông. Sử dụng từ ngữ Nguyên thủy và Phát triển nói lên tính xuyên suốt của cây đại thọ, giáo lý đạo Phật, mà phần gốc, rễ là Nguyên thủy; phần thân ngọn cành lá là Phát triển. Không một cây nào có thể gọi là cây khi không có gốc hay ngọn. Sự nhất quán trong hệ thống giáo lý phải được thiết lập và không ra ngoài hai hệ thống Nguyên thủy và Phát triển – cả hai bổ sung cho nhau. Những tư tưởng Phật giáo Phát triển đều phải mang tính kế thừa giáo lý Nguyên thủy, nếu không thì giáo lý Phát triển sẽ mất đi giá trị.
5. Mặc dù truyền thống Nguyên thủy và Phát triển có những khác biệt, tuy nhiên, những khác biệt ấy không cơ bản.

Trái lại, những điểm tương đồng lại rất cơ bản như sau :

a/. Cả hai đều nhìn nhận Đức Phật Thích-ca Mâu-ni là bậc Đạo sư.
b/. Cả hai đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Duyên khởi; đều chấp nhận pháp ấn Khổ, Không, Vô ngã; đều chấp nhập con đường tu tập : Giới, định, tuệ.
c/. Cả hai đều từ chối về một đấng tối cao sáng tạo và ngự trị thế giới.

Tóm lại, Kinh tạng Nguyên thủy là kinh tạng ghi chép lại những lời Phật và Thánh chúng một cách đầy đủ nhất. Kinh tạng này mang tính thiết thực gần gũi với tâm lý con người và sự sinh hoạt của xã hội. Đây là cơ sở giáo lý làm nền tảng cho mọi nghiên cứu, thực tập và nhất là hiểu một cách đúng đắn tư tưởng đạo Phật phát triển.Tuy nhiên, trải qua hơn 400 năm khẩu truyền và hơn 2000 năm truyền bá, kinh giáo không tránh khỏi sự thiếu sót hoặc thêm thắt của người thọ trì, nghĩa là vẫn không mang tính Nguyên thủy thuần túy. Nghiên cứu kinh điển Phát triển mà không nắm vững hệ thống Nguyên thủy thì độ chuẩn xác không cao. Nếu coi Kinh tạng Nguyên thủy là thấp kém thì rất là sai lầm và nguy hiểm. Cây đại thọ giáo pháp phải là một cây hoàn hảo từ gốc rễ cho đến ngọn ngành.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
28-04-2018, 11:10 PM (Được chỉnh sửa: 29-04-2018 05:15 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #225
RE: NEW TOPIC'S DQ
ĐÂY LÀ PHẦN BỔ SUNG THÊM CHO PHẦN TÀI LIỆU TRÊN .> mục đích tìm hiểu là chính, chấp nhận hay không cảm nhận xin miển bàn và xin kg là điều phải bận tâm.

BỔ SUNG THÊM
Phật Giáo Nguyên Thủy & Đại Thừa
Hòa thượng Tiến Sĩ Wapola Rahula

[Hình: attachment.php?aid=13835]

Để thảo luận vấn đề thường được nhiều người hỏi: Sự khác nhau giữa đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy là gì? Để hiểu được điều này chính xác, hãy xem lại lịch sử của đạo Phật và tìm nguồn gốc của đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy.
Đức Phật đản sanh vào thế kỷ thứ 6 trước CN. Phật thành đạo năm 35 tuổi, sau đó đi thuyết giảng suốt 45 năm còn lại cho đến khi Bát-Niết-bàn năm 80 tuổi.
Đức Phật đã chọn ngôn ngữ phổ thông là tiếng Magadha (Ma-kiệt-đà) để thuyết giảng giáo lý cho mọi tầng lớp: vua chúa, hoàng tử, bà-la-môn, thương gia, những người bần cùng, trí thức, trộm cướp, và thường dân lao động. Những gì Phật giảng dạy gọi là “Phật ngôn”. Thời điểm đó chưa hề có có chỗ nào gọi là Phật giáo Trưởng Lão Bộ (Theravàda) hay Đại thừa (Mahàyana) gì cả.

Sau khi Đức Phật lập ra giáo đoàn Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni (hay còn gọi là Tăng Đoàn hay Ni Đoàn), Phật đưa ra những nguyên tắc giới luật để bảo vệ giáo đoàn được gọi là Giới Luật (Vinaya). Những lời giảng dạy của Ngài bao gồm trong những bài thuyết pháp cho những Tăng Ni và mọi chúng sinh thì được gọi là Giáo Pháp (Dhamma).

Giữa thế kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ I sau công nguyên, hai thuật ngữ Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hinayana) xuất hiện trong “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Saddharma pundarika sutra), tức là Kinh Pháp Hoa của Đại Thừa.

Khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên, chữ "Đại Thừa" dần dần được định nghĩa rõ ràng hơn. Ngài Long Thọ (Nagarjuna) phát huy triết học Đại Thừa về tính “Không” và trong một bản kinh nhỏ được người ta gọi là “Trung Luận Thuyết” (Madhyamika-karika), còn gọi là Trung Quán Luận, chứng minh rằng vạn pháp đều rỗng không.
Rồi khoảng thế kỷ thứ IV, Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu) sáng tác một số tác phẩm về kinh điển Đại thừa. Sau thế kỷ thứ I sau công nguyên, những nhà Đại thừa bắt đầu tạo một lập trường rõ ràng, và từ đó, họ tự đưa vào các danh xưng "đại thừa" và "tiểu thừa".

Không nên nhầm lẫn “Tiểu Thừa (Hinayana) với Trưởng Lão Bộ (Theravada) bởi vì những danh từ này không đồng nghĩa nhau. Phật giáo Trưởng Lão Bộ truyền đến Tích Lan vào thế kỷ thứ III trước Công Nguyên, khi đó chưa có danh từ “Đại Thừa” nào tồn tại cả. Những bộ phái mà bên Đại Thừa gọi là “Tiểu Thừa” chỉ phát triển ở Ấn độ và hiện hữu hoàn toàn độc lập, không phải hình thức của đạo Phật hiện có ở Tích Lan. Ngày nay, những bộ phái bị gọi là “Tiểu Thừa” đó (tức những bộ phái thuộc 18 trường phái bảo thủ những bộ Kinh (Nikaya) ghi lại lời của chính Đức Phật) đã không còn tồn tại ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Do đó, năm 1950, Hội Phật giáo Thế giới (World Fellowship of Buddhists, WFB), khai mạc ở Colombo, nhất trí quyết định rằng danh từ "Tiểu Thừa" (Hinayana) phải được dẹp bỏ vì nó không có liên quan gì với đạo Phật nguyên thủy hiện nay ở Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào, vùng Hạ lưu sông Mekong của Việt Nam…v.v…
Đó sơ lược về lịch sử và nghĩa của Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Tiểu Thừa.

Nghiên cứu Phật giáo Đại Thừa nhiều năm, và càng nghiên cứu càng thấy hầu như không có bất cứ điều gì khác nhau giữa Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa về mặt giáo lý căn bản.
1. Cả hai đều chấp nhận Đức Phật Thích Ca là Người Thầy
2. Tứ Diệu Đế trong cả hai trường phái đều giống nhau.
3. Bát Chánh Đạo trong cả hai trường phái cũng tương tự.
4. Lý thuyết Duyên Khởi trong cả hai trường phái cũng giống - nhau.
5. Cả hai đều không chấp nhận tư tưởng về thượng đế tạo ra thế - gian này.
6. Cả hai đều chấp nhận Ba Bản Chất của sự sống (Khổ, Vô thường, Vô ngã) và Ba Phần tu học (Giới, Định, Tuệ), mà không có bất kỳ sự khác biệt nào.

Đây là những giáo lý quan trọng nhất của Đức Phật và được cả hai trường phái đều công nhận.
Có một số ít điểm khác nhau. Rõ ràng nhất là quan điểm về tư tưởng Bồ-tát. Nhiều người nói rằng Đại Thừa là quả vị Bồ-tát dẫn đến quả vị Phật, trong khi đó Phật giáo Nguyên Thủy thì đưa đến quả vị A-la-hán. Phải nói rằng Đức Phật Toàn Giác là một A-la-hán. Phật Duyên Giác cũng là là một A-la-hán. Một đệ tử thanh văn cũng có thể là một A-la-hán.
Kinh điển Đại thừa không bao giờ nói bàn về “A-la-hán Thừa” (Arahant-yana) mà họ chỉ sử dụng ba thuật ngữ hay ba “thừa”: Bồ-tát thừa (Bodhisattva-yana), Duyên Giác thừa (Prateka-Buddhayana) và Thanh Văn thừa (Sravakayana). Theo Phật giáo Nguyên thủy thì ba quả vị này được gọi là ba quả hay ba bậc Giác ngộ (ba “Bodhi”).

Cả hai trường phái đều chấp nhận có ba Thừa, hay ba bậc Giác ngộ (Bodhi), và cũng đều công nhận lý tưởng Bồ tát là cao quí nhất. Tuy nhiên, Đại thừa đã hư cấu nhiều vị Bồ-tát huyền bí. Trong khi đó, Phật giáo Nguyên thủy cho rằng Bồ-tát là một con người ở giữa chúng ta, và Ngài hiến tặng trọn vẹn đời mình cho sự giác ngộ, chắc chắn sẽ trở thành vị Phật vì lợi ích của thế gian, vì hạnh phúc cho đời.”

Nhiều người cho rằng tính “Không” là do ngài Long Thọ giảng luận thì hoàn toàn là giáo lý Đại thừa. Thật ra, ngài Long Thọ có thể đã căn cứ vào thuyết Vô Ngã và Lý Duyên Khởi vốn đã có sẵn trong kinh tạng Pàli từ nguyên thủy Phật giáo….
Trong Phật giáo Đại thừa, bên cạnh tư tưởng tính “Không” còn có ý niệm "Tàng thức" vốn cũng có nguồn gốc từ trong kinh tạng nguyên thủy. Những người Đại thừa chỉ khai triển thêm những khái niệm này thành những học thuyết sâu xa hơn về triết học và tâm lý học.

[Hình: attachment.php?aid=13836]

"Phật Giáo Nguyên Thủy" là cái tên được dịch thoát nghĩa của danh từ Theravāda, một ngôn ngữ theo kinh điển chữ Phạn (Pāli) đã xử dụng từ thời đức Phật tại tiền, và vẫn còn phổ thông đến các kỳ kết tập Tam Tạng Phật Giáo về sau (khi Phật không còn nữa).

Riêng trong lần kết tập Tam Tạng lần thứ ba (Tatiya Sangīti), tại Tỳ-Xá-Ly (Vesālī), khoảng non 200 năm sau Phật nhập diệt, tức là hơn 300 năm trước Thiên Chúa giáng sinh, danh từ Theravāda đã được đặc biệt chú ý, vì có sự xuất hiện của danh từ ācariyavāda, để khi nghiên cứu Phật Giáo, người ta không bị lẫn lộn giữa nội dung hai cách kết tập Phật Giáo từ đó về sau.

Thời ấy có sự bất đồng tư tưởng giữa hai tăng đoàn nòng cốt trong Phật Giáo. Tăng đoàn thứ nhất ít người hơn, tiếng Phạn gọi là Hīnavagga : Nhóm nhỏ. (Hīna là nhỏ, ít người. Vagga là nhóm, hội, bọn), gồm những vị tôn túc hay trưởng lão (thera), hầu hết là thánh tăng. Khi kết tập tam tạng (hay thuật lại những lời Phật day), các Ngài chủ trương lấy hành động nghiêm trì giới luật và sự tu chứng của sa môn để làm gương độ sinh, lưu truyền Phật Giáo. Các Ngài chẳng lấy hợp thời văn tự làm tiêu chuẩn truyền bá, nên các Ngài đồng lòng tâm nguyện giữ nguyên lời Phật dạy, không vô tình hay cố ý viện lẽ canh cải Phật ngôn.

Tăng đoàn thứ hai đông người hơn, Phạn ngữ gọi là Mahāvagga, tức là nhóm, hội, lớn. (Mahā : lớn, vagga : nhóm, bọn). Tăng đoàn nầy tích cực viện dẫn rằng : "Các Như Lai sứ giả (Dhammaduta), hay còn gọi là "du tăng giảng sư" (ācariya), phải bôn ba đây đó để truyền bá Phật Giáo. Họ không thể không giữ tiền bạc và một số vật dụng, nhu yếu phẩm như đường, sữa, muối, y phục.v.v...để tùy thân và "bảo vệ sức khỏe" (?), nên họ chủ trương sửa đổi một số điều Phật dạy thuộc các phần luật Ưng Xả Đối Trị, và "dễ dãi hóa" những điều Phật cấm mà họ xem là "ít quan trọng", để làm phương tiện thích hợp (?) với thời gian và địa phương, hầu dễ dàng trong việc truyền bá giáo lý nhà Phật.

Lại nữa, các triều đại A Dục đỡ đầu cho công cuộc Kết Tập Tam Tạng đó thời bấy giờ là những triều đại hộ trì Phật Giáo, khi nghe đôi bên phát biểu ý kiến, Hoàng gia Hộ Pháp đều cho là "hợp lý", nên dốc lòng hộ trì cả hai tăng đoàn trong việc kết tập tam tạng lần thứ ba ấy.

Kết quả, Tam Tạng Kinh Điển (Tipitaka) do các vị trưởng lão tụng lại được mệnh danh là Theravāda (Tôn Túc Thuyết). Và toàn thể Kinh Điển kia được Tăng đoàn số đông chủ trương "canh cải" lập thành, được gọi là ācariyavāda (Giáo Sĩ Thuyết). (Chữ vāda có nghĩa là thuyết, chữ Thera ám chỉ các bậc tôn túc, trưởng lão, và chữ ācariya có nghĩa là giáo sĩ, giáo thọ hay giảng sư).

Nếu dịch sát nghĩa thì danh từ Theravāda phải được dịch ra Việt ngữ là Tôn Túc Thuyết, (Thượng Tọa Thuyết) hay Tôn Túc Bộ, (Thượng Tọa Bộ). Và tương tự như thế, danh từ ācariyavāda cũng được dịch đúng là Giáo Thọ Thuyết hay Giáo Thọ Bộ. Riêng chữ ācariya còn được người Tàu phiên âm là A Xà Lê, nên danh từ ācariyavāda cũng được chuyển ra Hán Việt là A Xà Lê thuyết hay A Xà Lê Bộ nữa.

Nên nói thêm rằng chữ "v" (dạng Roman), trong 2 danh tư? Hīna-vagga" (có nghĩa đoàn nhỏ, ít người) và "Mahā-vagga (hay đoàn lớn, đông người), ngày xưa Ấn Độ đã dùng mẫu chữ Devanāgarī ("thánh tự" của đạo Bà-La-Môn) để viết, thì cả hai chữ ấy trông khá giống với chữ "y". Chúng chỉ khác ở chỗ hai nét phía trên của phụ âm " " (=v) thì khép gần lại, còn hai nét tương tự ấy của phụ âm " " (=y) thì hở ra.

Nếu hai chữ "v" và "y" (dạng Bà La Môn tự) kia được khắc trên gỗ hay đá, và thời gian hàng ngàn năm trôi qua, thăng trầm biến hoại, vật đổi sao dời, chúng phải lu mờ, và chắc chắn có thể bị đời sau đọc nhầm chữ nầy ra chữ khác. Nhất là "sự đọc nhầm" ấy chỉ có hại cho Phật Giáo Nguyên Thủy trong lúc suy yếu tại Ấn Độ, chứ chẳng thiệt thòi gì đến ai. Nó còn giúp "ích" cho những kẻ chủ trương tiêu diệt tinh thần độc lập (đặc tính của Phật Giáo Nguyên Thủy), chia rẽ văn hóa của một đối lực chính trị nào đó, hay thuận lợi cho việc xưng tụng một dạng Phật Giáo mới, do các luận sư gốc Bà La Môn đội lốp "thinh văn", "bồ tát" kế tiếp khai thác đạo Phật, đang thừa dịp tăng uy thế.

Trùng hợp hơn nữa, là phụ âm "V" trong từ "Vagga", lại được theo sau bỡi nguyên âm ngắn "a", và nhị trùng phụ âm "gg+a", nên hình thức của nó dưới dạng Devanāgarī, trong giống như chữ "yana", có nghĩa là "thừa", "thặng", hay "cổ xe".
Nói tóm lại, mẫu tự Devanāgarī (Ba-La-Môn) nếu đem khắc chữ "Mahāvagga" (vốn có nghĩa là đoàn lớn hay nhóm đông) khi đã lu mờ, có thể bị đọc lầm là "Mahāyana", có nghĩa là xe to, đại thặng, hay đại thừa. Tương tự như thế : Cũng mẫu tự Bà La Môn ấy, nếu dùng khắc chữ "Hīnavagga" (đoàn nhỏ hay nhóm nhỏ) khi đã lu mờ, cũng có thể bị đọc lầm là Hīnayana, nghĩa là xe nhỏ, tiểu thặng, hay tiểu thừa.
Từ trên đây, thiết nghĩ : Các danh từ "đại thừa", đại thặng, hay cổ xe lớn, và "tiểu thừa", tiểu thặng, hay cổ xe nhỏ, hẳn chỉ là dịch nghĩa lầm lẫn của cặp chữ Phạn : "Hīnavagga" và "Mahāvagga", đọc nhầm ra "Hīnayana" và "Mahāyana".

Việc soi sáng danh xưng ở đây, chỉ để tránh cho sự nghiên cứu phiến diện, tắt trách, quen dựa theo những gì đã rồi, chứ không phải để thiên lệch, biện hộ cho một tông phái bị xem là "tiểu", phản đối một tông phái khác, tự xưng tụng là "đại". Vì tiểu hay đại, nhỏ hay lớn đối với Phật Giáo đều vô nghĩa, và chấp vào đó thì không còn xứng đáng là Phật Giáo nữa.

Mặt khác, hai danh xưng tập thể "tiểu thừa" và "đại thừa", xưa nay càng dùng càng xa lìa tôn chỉ đạo Phật. Hai danh từ ấy cũng không xứng đáng với tinh thần của hai khuynh hướng kết tập Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo lần thứ ba nữa. Vì Thượng Tọa Thuyết hay Giáo Thọ Thuyết (=A-Xà-Lê Thuyết) thuở xưa, tuy có bất đồng một số "điểm phụ", nhưng những giáo lý chính vẫn tôn nguyên, không có đặc tính tạo ra hai loại Phật Giáo khinh trọng, một đàng tự kiêu cho là mình "thượng căn", quảng đại, thuận thời, và đàng kia bị xem là đóng khung, bảo thủ, hẹp hòi, chấp cũ.
Nên có thể nói : Tật xưng tụng và phân biệt trong tăng sĩ từ nhiều thế kỷ nay, đã gây hàng loạt mâu thuẫn vô lý, phơi bày không ít nhược điểm, hẹp hòi trong các sinh hoạt gọi là "xiểng dương" giáo lý nhà Phật, để gieo rắc "ánh sáng" độ sinh, dẹp bỏ ranh giới.

"Thượng Tọa Thuyết" hay "Giáo Thọ Bộ" ghi trên đây, chỉ để nói rõ rằng kinh điển đã được thuật lại "bởi ai". Và trong hoàn cảnh nào những lời Phật dạy được kết tập. Và từ đó, có sự canh cải đầu tiên, để cho toàn thể các thế hệ Phật tử về sau biết sự thật mà nghiên cứu, hầu thích ứng với khả năng tu tập của mình.

Những dữ kiện ấy càng không phải là nguyên nhân để hợp thức hóa việc phân biệt tông phái sau nầy. Vì theo tinh thần Phật Giáo, phân biệt là chấp trước và chia rẽ. Mà chấp trước và chia rẽ, chính là tạo duyên cho nhiều ác pháp phát sinh, sẽ đưa đến mắc dính và đố kỵ, khởi đầu của mọi hẹp hòi tự tâm linh và suy đồi trong đạo Phật.

Giáo lý trọn lành của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, là một giáo lý "siêu diệt" (hay bao trùm khoa học), phi thời gian, phi không gian. Giáo lý ấy dùng duy tuệ thị nghiệp và vô biên hỷ xả làm căn bản. Nên ở thời kỳ nào, ở môi trường nào, nó cũng dung thông, khả hợp, không cần phải "khế lý", "khế cơ" để thay đổi chi cả. Càng không cần phải canh cải cho xứng với cái khung thế sự nầy, hay cho tiện với cái khung thế sự khác, để thuận với trào lưu nhân tâm, vì Phật Giáo Nguyên Thủy tự nó chính là nguồn "cam lộ" hướng về tất cả chúng sinh, trong đó nhân loại là thành phần được hưởng ơn ích nhiều nhất.
Nói cách khác, coi trọng cái gọi là "phương tiện hoằng pháp", dựa trên văn tự, tư tưởng ước định, để canh cải Phật ngôn, thì sao bằng hành trì đúng lời Phật dạy, và chứng đắc được quả lành, rồi sau đó sống bằng tinh thần bình đẳng, hy sinh phục vụ, không câu chấp, thì đó chính là "phương tiện" hữu hiệu nhất.

Phương tiện hữu hiệu nầy vốn có thể hội nhập với tất cả, không thấy mình là tân tiến hay bảo thủ, không thấy mình là xa đời hay gần đời, không thấy là nằm trong hay ngoài xã hội, thì thiết nghĩ còn phương tiện hoằng pháp nào cao thượng, thích ứng, lâu dài hơn
Danh từ Phật Giáo Nguyên Thủy chỉ có nghĩa là y cứ lời Phật dạy, không canh cải, chứ chẳng phải để tự tôn, hay gây chia rẽ chi cả. Nam Tông hay Bắc Tông mà hành đúng theo lời Phật dạy, thì họ chính là tín đồ Phật Giáo Nguyên Thủy.

Nhờ còn Trưởng Lão Thuyết hay Trưởng Lão Bộ (gọi là "tiểu thừa") được duy trì cho đến ngày nay, mà Phật Giáo đồ trên thế giới đã có một nguồn tư liệu đáng giá để truy cứu. Nếu không, có lẽ Phật Giáo trên thế giới hiện giờ, không rõ căn cứ, nguồn gốc, để tổ chức kỷ niệm ba mốc lịch sử là Đản Sinh, Thành Đạo, và Nhập Niết Bàn của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni.

Chính đức Phật khi chưa nhập Niết Bàn cũng đã nhiều lần khuyên nhủ những người hữu duyên đến nghe Ngài thuyết pháp như sau : "Chớ tin những điều không hợp lẽ đạo, những đức hạnh tuyên truyền, những phép lạ thuật lại, dù cho những điều ấy được phát ra từ cửa miệng của một nhân vật có rất nhiều uy quyền, có rất nhiều tiền bạc, có rất nhiều danh tiếng, nhiều bằng cấp, hay nhiều người theo".

Theo Kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravāda) thì Phật Bảo có ba quả vị, là :
1/Toàn Giác hay Chánh Đẳng Chánh Giác (Sammā Sambuddha),
2/Độc Giác hay Bích Chi Giác (Pacceka Buddha), và
3/Thinh VănGiác hay Duyên Giác(Sāvaka Buddha).

Phật Toàn Giác là bậc đã tự tu, tự độ, chứng được phẩm vô lượng thanh tịnh, tuyệt đối trong sạch và giác ngộ, thấu triệt tất cả các pháp hành trong vũ trụ, từ vi tế đến thô kệch, từ hữu vi đến vô vi. Phật Toàn giác đã tự giải thoát hoàn toàn, ra khỏi vòng sinh tử luân hồi, tiêu diệt hẳn ba nguồn gốc vướng mắc tội lỗi, là tham lam, sân hận, và si mê. Rồi Ngài đem giáo lý cứu khổ ấy ra phổ cập đến muôn loài chúng sinh, chỉ đường thoát ly ra tam giới. Thân pháp của một vị Phật Toàn Giác cao siêu vô lượng, trời và người không thể sánh bằng, và không ai có thể diễn tả được phẩm Phật.

Phật Độc Giác cũng đầy thánh đức như Phật Toàn Giác, nhưng Ngài không có nguyện lực bôn ba thuyết pháp độ sinh trong tam giới. Trên con đường đắc thành quả Phật và trước khi nhập Niết Bàn, Phật Độc Giác cũng sẵn sàng từ bi cứu độ mọi chúng sinh, nhưng do nguyện lực, Ngài chỉ nói Pháp đến những ai hữu duyên đến gặp Ngài.

Còn chư Thinh Văn Giác là những bậc đã viên mãn thánh đức, nhưng qua kiếp chót, các Ngài phải hợp đến chu kỳ có duyên lành gặp Phật Toàn Giác tiếp độ, mới chứng được quả vị vô thượng giải thoát. Hai chữ "duyên lành" trên đây cũng là lý do các Ngài còn được gọi là "Thinh Văn Duyên Giác". Các Ngài sau đó lại theo Phật, noi gương đấng Toàn Giác, mà thuyết pháp độ sinh.
Kính điển Phật Giáo Nguyên Thủy gọi rất hiếm các "Thiện Sĩ Đại Nguyện" ấy là Bodhisatta (Nam Phạn : Pāli), hay Bodhisatvā (Bắc Phạn : Sanskrit). Còn danh từ Bồ-Tát mà Phật Giáo Bắc Truyền (hay "đại thừa") thường dùng, là cái tên được phiên âm ra Hán tự của "Phạn từ" Bodhisatvā nầy. Thực ra, Bodhisatvā khi phiên âm đầy đủ, thì phải gồm đến bốn chữ, là "Bồ Đề Tát Đỏa", và dịch Hán Việt là "chúng hữu tình", tức là "sinh linh đầy thiện tâm". Bồ-Tát là bậc chắc chắn sẽ thành Phật nhưng chưa phải là Phật.

Bồ-Tát có ba đại hạnh là :
1/Bồ-Tát trí tuệ (Paññādhika),
2/Bồ-Tát đức tin (Saddhādhika), và
3/Bồ-Tát tinh tấn (Viriyādhika).
Vô số tiền thân của Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamunibuddha) là biểu tượng trọn vẹn của Bồ Tát hạnh trí tuệ. Nên hiện tại theo Phật Giáo Nam Truyền (hay Nguyên Thủy), trong giáo lý đức Phật Thích Ca, Kinh Chánh Kiến, tức kinh nói về sự thấy và hiểu chân chánh, hoặc các pháp nhằm dẫn đến tin tưởng sáng suốt (Sammāditthi Sutta) rất là quan trọng.

Tương tự, theo Phật Giáo Bắc Truyền, kinh "Bát Nhã Ba La Mật Đa" (Trí Độ), cũng là kinh rất nòng cốt. Nghĩa là trong cả hai nền văn hóa đạo Phật, Nam Truyền và Bắc Truyền có một điểm chung, là trí tuệ đóng vai chính, liên hệ mật thiết đến các kinh khác.

Theo Vi Diệu Tạng (Abhidhammapitaka, hán âm : A Tỳ Đàm), thì cả ba hạnh Bồ Tát vừa nêu, khi tới lộ trình tiến đến quả Phật, thì bốn loại tâm đại hạnh (mahāggatācitta), là từ (mettā), bi (karunā), hỷ (muditā), và xả (upekkhā) sẽ dần dần trở thành vô cùng hùng hậu và tỏa ra không biên giới. Từ, bi, hỷ, xả vốn luôn luôn đặt nền tảng trên trí tuệ, nên có chỗ còn gọi là Bi-Trí-Dũng.

Qua công phu và "thời gian" thì từ khi một Thiện Sĩ (hay Bồ Tát) phạm hạnh chính thức phát nguyện hướng đến hoàn toàn giải thoát, cho đến khi chứng đạt quả Phật, phải trải qua một lịch trình tu tập theo kinh điển Pāli, ghi lại như sau :
1/ Hạnh trí tuệ :
* Thời gian nguyện trong tâm và âm thầm thực hành là 7 A Tăng Kỳ.
* Phát nguyện ra lời và chính thức thực hành là 9 A Tăng Kỳ, thì gặp Phật thọ ký.
* Sau khi được Phật thọ ký rồi phải tinh tấn thực hành thêm 4 A Tăng Kỳ và một trăm ngàn đại kiếp nữa.
2/ Hạnh đức tin :
* Thời gian nguyện trong tâm và âm thầm thực hành là 14 A Tăng Kỳ.
* Phát nguyện ra lời và chính thức thực hành là 18 A Tăng Kỳ, thì gặp Phật thọ ký.
* Sau khi được Phật thọ ký rồi phải tinh tấn thực hành thêm 8 A Tăng Kỳ và một trăm ngàn đại kiếp nữa.
3/ Hạnh tinh tấn :
* Thời gian nguyện trong tâm và âm thầm thực hành là 28 A Tăng Kỳ.
* Phát ra lời nguyện và chính thức thực hành là 36 A Tăng Kỳ, thì gặp Phật thọ ký.
* Sau khi được Phật thọ ký rồi phải tinh tấn thực hành thêm 16 A Tăng Kỳ và một trăm ngàn đại kiếp nữa.

Giải về "A Tăng Kỳ" trong kinh cũng có sự so sánh một A Tăng Kỳ như sau : Ấy là một thời gian lâu thăm thẳm, ví như một tảng đá lớn vuông vức mổi chiều 16 ngàn thước. Cứ một trăm năm có vị tiên nữ đến, mang một giải lụa quét lên một lần. Làm như vậy cho đến khi nào cả tảng đá kia mòn nhẵn, biến mất, thì thời gian ấy là một A Tăng Kỳ.

Còn thế nào là một Đại Kiếp ? Phạn ngữ "Mahākappa", dịch là "đại kiếp", trong kinh ghi gồm có 4 giai đoạn là Thành, trụ, hoại, và không.
-Giai đoạn "thành" là từ khi bắt đầu cấu tạo quả địa cầu sơ khai, u-minh như bầu bụi khổng lồ, vô biên, lơ lửng, không vững chắc như bọt nước. Sau đó kết tinh cứng như đất, như đá, lăn tròn theo sức hút, trên một quỷ đạo thật lâu, khó định được là bao nhiêu nămChỉ có 2 tính nóng và lạnh, chưa có sinh vật thì đó là giai đoạn thành.
-Giai đoạn"trụ" bắt đầu từ nảy ra vi khuẩn, sinh thái nguyên thủy, tượng thành rong rêu và cây cỏ. Đó là những tế bào vô cơ, rồi trở nên hữu cơ, để biến hóa, sinh nở động vật, cao nhất là loài người. Rồi nhân loại tiến hóa, đứng đầu toàn thể khoáng, thực, và động vật, bắt đầu hiện rõ dần dần các hình thức sống theo bản năng, tập thể, các nền văn minh thăng đọa theo chu kỳ. Sau đó vì tham sân si, loài người tàn sát lẫn nhau, không thể ngừng kiếp nạn cho mình và muôn loài được.
-Giai đoạn "hoại" kể từ khi quả địa cầu hoàn toàn ô nhiễm, không còn một động vật nào nữa, cho đến khi tất cả nước trong bốn bể khô hết, cỏ cây làm mồi cho sức nóng mặt trời, rồi quả đất bốc cháy toàn diện như một hòn lửa khổng lồ, làm nổ tung hành tinh thành muôn triệu mảnh...
-Giai đoạn "không" kể từ khi quả điạ cầu không còn nữa, chỉ có khí u minh vô cực, không cùng, không tận. Và đó là giai đoạn cuối cùng.
Bốn giai đoạn trên tự nó hợp thành một đại kiếp, mà một Bồ Tát, ngoài những A Tăng Kỳ phải thực hiện viên mãn 10 pháp Ba La Mật. Ba La Mật là hán âm của danh từ Phạn ngữ "Pāramitā", dịch là "Đáo Bỉ Ngạn" hay tới bờ thoát khổ, thì các Bồ Tát còn phải hành thiện đến chừng ấy đại kiếp nữa.

Theo Abhidhammapitaka (A Tỳ Đàm), tức Vi Diệu Pháp Tạng (cũng gọi là Tạng Luận), phần Abhidhammasangaha (tạm dịch là Vi Diệu Pháp thống kê tâm thức), thì một vị Phật khi ở Hữu Dư Niết Bàn, tức là lúc Ngài còn thân thể khỏe mạnh để thuyết pháp độ đời,nhục thân của Phật luôn luôn sinh hoạt dưới một trong hai loại "tâm thức" sau đây :

Loại thứ nhất : Ngài sống với những tịnh quang tâm sở thiện (Sobhana Kusala Cetasikā). Tâm sở có 52 tất cả, trong đó tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả), và những tâm đại hạnh (Mahāggatā) là những tâm sở thiện. Tâm sở có sách gọi là "sở hữu tâm". Với sinh hoạt của loại tâm này, Phật thường xuyên mở rộngthầnthông, thấu biết hết mọi khổ đau của tam giới chúng sinh, để tùy duyên cứu độ.
Mỗi ngày đêm (tổng cộng 24 giờ), thân Phật lúc nào cũng thuần thục trong Như Lai Thiền Tứ Niệm Xứ (Catusatipatthāna). Bốn đức tánh từ, bi, hỷ, xả, của đức Phật luôn luôn tự phối hợp một cách thanh tịnh, để trở thành "tiếp độ pháp vô biên, vô cực", tức là chẳng dính mắc vào một đối tượng nào cả.

Loại thứ hai : Tâm thức của Phật sống bằng "thanh tịnh kim cương pháp" qua các bậc thiền (jhāna). Đây là lúc xác thân tứ đại của Phật đang ở thời điểm tàn úa, hư hoại sau cùng, theo luật tự nhiên của mọi hình thức hữu vi, tan hợp, xoay vần. Đó là lúc Phật sắp nhập Niết Bàn, vì xác thân của Ngài không còn trẻ trung, khỏe mạnh như trước nữa.

Phật lúc ấy linh quang thanh tịnh nhất. Ngài nhập định, thâu thần vào các bậc thiền, từ hữu sắc đến vô sắc, từ dục giới lên sắc giới, rồi vô sắc giới, và tuần tự đến các phẩm thiền như không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu xứ, phi tưởng, phi phi tưởng v.v..., sau cùng là Diệt Thọ Tưởng Định, chỉ dùng nhóm từ "thanh tịnh kim cương" mới có thễ tạm so sánh.

Mười hạnh Ba La Mật (Dasa Pāramitā), dịch là 10 pháp Đáo Bỉ Ngạn, hay (10 pháp siêu độ qua bờ khổ), mà một vị Bồ Tát cần thực hành tròn đủ(viên mãn tận cùng) , để thành Phật là :
1-Bố thí Ba La Mật (Dāna Pāramī)
2-Trì giới Ba La Mật (Sīla Pāramī)
3-Xuất gia Ba La Mật (Nekkhamma Pāramī)
4-Trí tuệ Ba La Mật (Paññā Pāramī)
5-Tinh tấn Ba La Mật (Viriya Pāramī)
6-Nhẫn nhục Ba La Mật (Khanti Pāramī)
7-Chân thật Ba La Mật (Sacca Pāramī)
8-Nguyện vọng Ba La Mật (Adhitthāna Pāramī)
9-Từ bi Ba La Mật (Mettā Pāramī)
10-Hỷ xả Ba La Mật (Upekkhā Pāramī)

Sự liễu đạo chắc chắn không phải là "tu nhất lúc, ngộ nhất thời", mà phải là kết quả của thật nhiều quá khứ viên tròn Ba La Mật. Giọt nước cuối cùng trong nháy mắt làm đầy cái chén giác ngộ, không có nghĩa là trong chén chỉ có một giọt nước thanh tịnh. Và giọt nước ấy đủ khả năng làm đầy cái chén. Ngoài ra, Phật ngôn cũng đã nói : Nếu biển là nơi tất cả sông suối trên mặt đất chảy vào, nhưng ở đó chỉ có một vị mặn duy nhất, thì giáo lý của đức Phật, tuy được diễn tả trong nhiều trường hợp khác nhau, cũng chỉ có một vị duy nhất là vị giải thoát chỉ có một phẩm duy nhất là bất sinh diệt. Phật và Bồ Tát là những đấng vô song như thế.


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
28-04-2018, 11:20 PM
Bài viết: #226
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=13837]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
28-04-2018, 11:20 PM
Bài viết: #227
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=13838]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
02-05-2018, 07:08 PM (Được chỉnh sửa: 02-05-2018 07:20 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #228
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=13839]

[Hình: attachment.php?aid=13840]


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
03-05-2018, 10:48 PM
Bài viết: #229
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=13842]

[Hình: attachment.php?aid=13843]


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
04-05-2018, 06:24 AM
Bài viết: #230
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=13844]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS