Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
NEW TOPIC'S DQ
28-04-2018, 11:10 PM (Được chỉnh sửa: 29-04-2018 05:15 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #225
RE: NEW TOPIC'S DQ
ĐÂY LÀ PHẦN BỔ SUNG THÊM CHO PHẦN TÀI LIỆU TRÊN .> mục đích tìm hiểu là chính, chấp nhận hay không cảm nhận xin miển bàn và xin kg là điều phải bận tâm.

BỔ SUNG THÊM
Phật Giáo Nguyên Thủy & Đại Thừa
Hòa thượng Tiến Sĩ Wapola Rahula

[Hình: attachment.php?aid=13835]

Để thảo luận vấn đề thường được nhiều người hỏi: Sự khác nhau giữa đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy là gì? Để hiểu được điều này chính xác, hãy xem lại lịch sử của đạo Phật và tìm nguồn gốc của đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy.
Đức Phật đản sanh vào thế kỷ thứ 6 trước CN. Phật thành đạo năm 35 tuổi, sau đó đi thuyết giảng suốt 45 năm còn lại cho đến khi Bát-Niết-bàn năm 80 tuổi.
Đức Phật đã chọn ngôn ngữ phổ thông là tiếng Magadha (Ma-kiệt-đà) để thuyết giảng giáo lý cho mọi tầng lớp: vua chúa, hoàng tử, bà-la-môn, thương gia, những người bần cùng, trí thức, trộm cướp, và thường dân lao động. Những gì Phật giảng dạy gọi là “Phật ngôn”. Thời điểm đó chưa hề có có chỗ nào gọi là Phật giáo Trưởng Lão Bộ (Theravàda) hay Đại thừa (Mahàyana) gì cả.

Sau khi Đức Phật lập ra giáo đoàn Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni (hay còn gọi là Tăng Đoàn hay Ni Đoàn), Phật đưa ra những nguyên tắc giới luật để bảo vệ giáo đoàn được gọi là Giới Luật (Vinaya). Những lời giảng dạy của Ngài bao gồm trong những bài thuyết pháp cho những Tăng Ni và mọi chúng sinh thì được gọi là Giáo Pháp (Dhamma).

Giữa thế kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ I sau công nguyên, hai thuật ngữ Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hinayana) xuất hiện trong “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Saddharma pundarika sutra), tức là Kinh Pháp Hoa của Đại Thừa.

Khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên, chữ "Đại Thừa" dần dần được định nghĩa rõ ràng hơn. Ngài Long Thọ (Nagarjuna) phát huy triết học Đại Thừa về tính “Không” và trong một bản kinh nhỏ được người ta gọi là “Trung Luận Thuyết” (Madhyamika-karika), còn gọi là Trung Quán Luận, chứng minh rằng vạn pháp đều rỗng không.
Rồi khoảng thế kỷ thứ IV, Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu) sáng tác một số tác phẩm về kinh điển Đại thừa. Sau thế kỷ thứ I sau công nguyên, những nhà Đại thừa bắt đầu tạo một lập trường rõ ràng, và từ đó, họ tự đưa vào các danh xưng "đại thừa" và "tiểu thừa".

Không nên nhầm lẫn “Tiểu Thừa (Hinayana) với Trưởng Lão Bộ (Theravada) bởi vì những danh từ này không đồng nghĩa nhau. Phật giáo Trưởng Lão Bộ truyền đến Tích Lan vào thế kỷ thứ III trước Công Nguyên, khi đó chưa có danh từ “Đại Thừa” nào tồn tại cả. Những bộ phái mà bên Đại Thừa gọi là “Tiểu Thừa” chỉ phát triển ở Ấn độ và hiện hữu hoàn toàn độc lập, không phải hình thức của đạo Phật hiện có ở Tích Lan. Ngày nay, những bộ phái bị gọi là “Tiểu Thừa” đó (tức những bộ phái thuộc 18 trường phái bảo thủ những bộ Kinh (Nikaya) ghi lại lời của chính Đức Phật) đã không còn tồn tại ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Do đó, năm 1950, Hội Phật giáo Thế giới (World Fellowship of Buddhists, WFB), khai mạc ở Colombo, nhất trí quyết định rằng danh từ "Tiểu Thừa" (Hinayana) phải được dẹp bỏ vì nó không có liên quan gì với đạo Phật nguyên thủy hiện nay ở Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào, vùng Hạ lưu sông Mekong của Việt Nam…v.v…
Đó sơ lược về lịch sử và nghĩa của Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Tiểu Thừa.

Nghiên cứu Phật giáo Đại Thừa nhiều năm, và càng nghiên cứu càng thấy hầu như không có bất cứ điều gì khác nhau giữa Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa về mặt giáo lý căn bản.
1. Cả hai đều chấp nhận Đức Phật Thích Ca là Người Thầy
2. Tứ Diệu Đế trong cả hai trường phái đều giống nhau.
3. Bát Chánh Đạo trong cả hai trường phái cũng tương tự.
4. Lý thuyết Duyên Khởi trong cả hai trường phái cũng giống - nhau.
5. Cả hai đều không chấp nhận tư tưởng về thượng đế tạo ra thế - gian này.
6. Cả hai đều chấp nhận Ba Bản Chất của sự sống (Khổ, Vô thường, Vô ngã) và Ba Phần tu học (Giới, Định, Tuệ), mà không có bất kỳ sự khác biệt nào.

Đây là những giáo lý quan trọng nhất của Đức Phật và được cả hai trường phái đều công nhận.
Có một số ít điểm khác nhau. Rõ ràng nhất là quan điểm về tư tưởng Bồ-tát. Nhiều người nói rằng Đại Thừa là quả vị Bồ-tát dẫn đến quả vị Phật, trong khi đó Phật giáo Nguyên Thủy thì đưa đến quả vị A-la-hán. Phải nói rằng Đức Phật Toàn Giác là một A-la-hán. Phật Duyên Giác cũng là là một A-la-hán. Một đệ tử thanh văn cũng có thể là một A-la-hán.
Kinh điển Đại thừa không bao giờ nói bàn về “A-la-hán Thừa” (Arahant-yana) mà họ chỉ sử dụng ba thuật ngữ hay ba “thừa”: Bồ-tát thừa (Bodhisattva-yana), Duyên Giác thừa (Prateka-Buddhayana) và Thanh Văn thừa (Sravakayana). Theo Phật giáo Nguyên thủy thì ba quả vị này được gọi là ba quả hay ba bậc Giác ngộ (ba “Bodhi”).

Cả hai trường phái đều chấp nhận có ba Thừa, hay ba bậc Giác ngộ (Bodhi), và cũng đều công nhận lý tưởng Bồ tát là cao quí nhất. Tuy nhiên, Đại thừa đã hư cấu nhiều vị Bồ-tát huyền bí. Trong khi đó, Phật giáo Nguyên thủy cho rằng Bồ-tát là một con người ở giữa chúng ta, và Ngài hiến tặng trọn vẹn đời mình cho sự giác ngộ, chắc chắn sẽ trở thành vị Phật vì lợi ích của thế gian, vì hạnh phúc cho đời.”

Nhiều người cho rằng tính “Không” là do ngài Long Thọ giảng luận thì hoàn toàn là giáo lý Đại thừa. Thật ra, ngài Long Thọ có thể đã căn cứ vào thuyết Vô Ngã và Lý Duyên Khởi vốn đã có sẵn trong kinh tạng Pàli từ nguyên thủy Phật giáo….
Trong Phật giáo Đại thừa, bên cạnh tư tưởng tính “Không” còn có ý niệm "Tàng thức" vốn cũng có nguồn gốc từ trong kinh tạng nguyên thủy. Những người Đại thừa chỉ khai triển thêm những khái niệm này thành những học thuyết sâu xa hơn về triết học và tâm lý học.

[Hình: attachment.php?aid=13836]

"Phật Giáo Nguyên Thủy" là cái tên được dịch thoát nghĩa của danh từ Theravāda, một ngôn ngữ theo kinh điển chữ Phạn (Pāli) đã xử dụng từ thời đức Phật tại tiền, và vẫn còn phổ thông đến các kỳ kết tập Tam Tạng Phật Giáo về sau (khi Phật không còn nữa).

Riêng trong lần kết tập Tam Tạng lần thứ ba (Tatiya Sangīti), tại Tỳ-Xá-Ly (Vesālī), khoảng non 200 năm sau Phật nhập diệt, tức là hơn 300 năm trước Thiên Chúa giáng sinh, danh từ Theravāda đã được đặc biệt chú ý, vì có sự xuất hiện của danh từ ācariyavāda, để khi nghiên cứu Phật Giáo, người ta không bị lẫn lộn giữa nội dung hai cách kết tập Phật Giáo từ đó về sau.

Thời ấy có sự bất đồng tư tưởng giữa hai tăng đoàn nòng cốt trong Phật Giáo. Tăng đoàn thứ nhất ít người hơn, tiếng Phạn gọi là Hīnavagga : Nhóm nhỏ. (Hīna là nhỏ, ít người. Vagga là nhóm, hội, bọn), gồm những vị tôn túc hay trưởng lão (thera), hầu hết là thánh tăng. Khi kết tập tam tạng (hay thuật lại những lời Phật day), các Ngài chủ trương lấy hành động nghiêm trì giới luật và sự tu chứng của sa môn để làm gương độ sinh, lưu truyền Phật Giáo. Các Ngài chẳng lấy hợp thời văn tự làm tiêu chuẩn truyền bá, nên các Ngài đồng lòng tâm nguyện giữ nguyên lời Phật dạy, không vô tình hay cố ý viện lẽ canh cải Phật ngôn.

Tăng đoàn thứ hai đông người hơn, Phạn ngữ gọi là Mahāvagga, tức là nhóm, hội, lớn. (Mahā : lớn, vagga : nhóm, bọn). Tăng đoàn nầy tích cực viện dẫn rằng : "Các Như Lai sứ giả (Dhammaduta), hay còn gọi là "du tăng giảng sư" (ācariya), phải bôn ba đây đó để truyền bá Phật Giáo. Họ không thể không giữ tiền bạc và một số vật dụng, nhu yếu phẩm như đường, sữa, muối, y phục.v.v...để tùy thân và "bảo vệ sức khỏe" (?), nên họ chủ trương sửa đổi một số điều Phật dạy thuộc các phần luật Ưng Xả Đối Trị, và "dễ dãi hóa" những điều Phật cấm mà họ xem là "ít quan trọng", để làm phương tiện thích hợp (?) với thời gian và địa phương, hầu dễ dàng trong việc truyền bá giáo lý nhà Phật.

Lại nữa, các triều đại A Dục đỡ đầu cho công cuộc Kết Tập Tam Tạng đó thời bấy giờ là những triều đại hộ trì Phật Giáo, khi nghe đôi bên phát biểu ý kiến, Hoàng gia Hộ Pháp đều cho là "hợp lý", nên dốc lòng hộ trì cả hai tăng đoàn trong việc kết tập tam tạng lần thứ ba ấy.

Kết quả, Tam Tạng Kinh Điển (Tipitaka) do các vị trưởng lão tụng lại được mệnh danh là Theravāda (Tôn Túc Thuyết). Và toàn thể Kinh Điển kia được Tăng đoàn số đông chủ trương "canh cải" lập thành, được gọi là ācariyavāda (Giáo Sĩ Thuyết). (Chữ vāda có nghĩa là thuyết, chữ Thera ám chỉ các bậc tôn túc, trưởng lão, và chữ ācariya có nghĩa là giáo sĩ, giáo thọ hay giảng sư).

Nếu dịch sát nghĩa thì danh từ Theravāda phải được dịch ra Việt ngữ là Tôn Túc Thuyết, (Thượng Tọa Thuyết) hay Tôn Túc Bộ, (Thượng Tọa Bộ). Và tương tự như thế, danh từ ācariyavāda cũng được dịch đúng là Giáo Thọ Thuyết hay Giáo Thọ Bộ. Riêng chữ ācariya còn được người Tàu phiên âm là A Xà Lê, nên danh từ ācariyavāda cũng được chuyển ra Hán Việt là A Xà Lê thuyết hay A Xà Lê Bộ nữa.

Nên nói thêm rằng chữ "v" (dạng Roman), trong 2 danh tư? Hīna-vagga" (có nghĩa đoàn nhỏ, ít người) và "Mahā-vagga (hay đoàn lớn, đông người), ngày xưa Ấn Độ đã dùng mẫu chữ Devanāgarī ("thánh tự" của đạo Bà-La-Môn) để viết, thì cả hai chữ ấy trông khá giống với chữ "y". Chúng chỉ khác ở chỗ hai nét phía trên của phụ âm " " (=v) thì khép gần lại, còn hai nét tương tự ấy của phụ âm " " (=y) thì hở ra.

Nếu hai chữ "v" và "y" (dạng Bà La Môn tự) kia được khắc trên gỗ hay đá, và thời gian hàng ngàn năm trôi qua, thăng trầm biến hoại, vật đổi sao dời, chúng phải lu mờ, và chắc chắn có thể bị đời sau đọc nhầm chữ nầy ra chữ khác. Nhất là "sự đọc nhầm" ấy chỉ có hại cho Phật Giáo Nguyên Thủy trong lúc suy yếu tại Ấn Độ, chứ chẳng thiệt thòi gì đến ai. Nó còn giúp "ích" cho những kẻ chủ trương tiêu diệt tinh thần độc lập (đặc tính của Phật Giáo Nguyên Thủy), chia rẽ văn hóa của một đối lực chính trị nào đó, hay thuận lợi cho việc xưng tụng một dạng Phật Giáo mới, do các luận sư gốc Bà La Môn đội lốp "thinh văn", "bồ tát" kế tiếp khai thác đạo Phật, đang thừa dịp tăng uy thế.

Trùng hợp hơn nữa, là phụ âm "V" trong từ "Vagga", lại được theo sau bỡi nguyên âm ngắn "a", và nhị trùng phụ âm "gg+a", nên hình thức của nó dưới dạng Devanāgarī, trong giống như chữ "yana", có nghĩa là "thừa", "thặng", hay "cổ xe".
Nói tóm lại, mẫu tự Devanāgarī (Ba-La-Môn) nếu đem khắc chữ "Mahāvagga" (vốn có nghĩa là đoàn lớn hay nhóm đông) khi đã lu mờ, có thể bị đọc lầm là "Mahāyana", có nghĩa là xe to, đại thặng, hay đại thừa. Tương tự như thế : Cũng mẫu tự Bà La Môn ấy, nếu dùng khắc chữ "Hīnavagga" (đoàn nhỏ hay nhóm nhỏ) khi đã lu mờ, cũng có thể bị đọc lầm là Hīnayana, nghĩa là xe nhỏ, tiểu thặng, hay tiểu thừa.
Từ trên đây, thiết nghĩ : Các danh từ "đại thừa", đại thặng, hay cổ xe lớn, và "tiểu thừa", tiểu thặng, hay cổ xe nhỏ, hẳn chỉ là dịch nghĩa lầm lẫn của cặp chữ Phạn : "Hīnavagga" và "Mahāvagga", đọc nhầm ra "Hīnayana" và "Mahāyana".

Việc soi sáng danh xưng ở đây, chỉ để tránh cho sự nghiên cứu phiến diện, tắt trách, quen dựa theo những gì đã rồi, chứ không phải để thiên lệch, biện hộ cho một tông phái bị xem là "tiểu", phản đối một tông phái khác, tự xưng tụng là "đại". Vì tiểu hay đại, nhỏ hay lớn đối với Phật Giáo đều vô nghĩa, và chấp vào đó thì không còn xứng đáng là Phật Giáo nữa.

Mặt khác, hai danh xưng tập thể "tiểu thừa" và "đại thừa", xưa nay càng dùng càng xa lìa tôn chỉ đạo Phật. Hai danh từ ấy cũng không xứng đáng với tinh thần của hai khuynh hướng kết tập Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo lần thứ ba nữa. Vì Thượng Tọa Thuyết hay Giáo Thọ Thuyết (=A-Xà-Lê Thuyết) thuở xưa, tuy có bất đồng một số "điểm phụ", nhưng những giáo lý chính vẫn tôn nguyên, không có đặc tính tạo ra hai loại Phật Giáo khinh trọng, một đàng tự kiêu cho là mình "thượng căn", quảng đại, thuận thời, và đàng kia bị xem là đóng khung, bảo thủ, hẹp hòi, chấp cũ.
Nên có thể nói : Tật xưng tụng và phân biệt trong tăng sĩ từ nhiều thế kỷ nay, đã gây hàng loạt mâu thuẫn vô lý, phơi bày không ít nhược điểm, hẹp hòi trong các sinh hoạt gọi là "xiểng dương" giáo lý nhà Phật, để gieo rắc "ánh sáng" độ sinh, dẹp bỏ ranh giới.

"Thượng Tọa Thuyết" hay "Giáo Thọ Bộ" ghi trên đây, chỉ để nói rõ rằng kinh điển đã được thuật lại "bởi ai". Và trong hoàn cảnh nào những lời Phật dạy được kết tập. Và từ đó, có sự canh cải đầu tiên, để cho toàn thể các thế hệ Phật tử về sau biết sự thật mà nghiên cứu, hầu thích ứng với khả năng tu tập của mình.

Những dữ kiện ấy càng không phải là nguyên nhân để hợp thức hóa việc phân biệt tông phái sau nầy. Vì theo tinh thần Phật Giáo, phân biệt là chấp trước và chia rẽ. Mà chấp trước và chia rẽ, chính là tạo duyên cho nhiều ác pháp phát sinh, sẽ đưa đến mắc dính và đố kỵ, khởi đầu của mọi hẹp hòi tự tâm linh và suy đồi trong đạo Phật.

Giáo lý trọn lành của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, là một giáo lý "siêu diệt" (hay bao trùm khoa học), phi thời gian, phi không gian. Giáo lý ấy dùng duy tuệ thị nghiệp và vô biên hỷ xả làm căn bản. Nên ở thời kỳ nào, ở môi trường nào, nó cũng dung thông, khả hợp, không cần phải "khế lý", "khế cơ" để thay đổi chi cả. Càng không cần phải canh cải cho xứng với cái khung thế sự nầy, hay cho tiện với cái khung thế sự khác, để thuận với trào lưu nhân tâm, vì Phật Giáo Nguyên Thủy tự nó chính là nguồn "cam lộ" hướng về tất cả chúng sinh, trong đó nhân loại là thành phần được hưởng ơn ích nhiều nhất.
Nói cách khác, coi trọng cái gọi là "phương tiện hoằng pháp", dựa trên văn tự, tư tưởng ước định, để canh cải Phật ngôn, thì sao bằng hành trì đúng lời Phật dạy, và chứng đắc được quả lành, rồi sau đó sống bằng tinh thần bình đẳng, hy sinh phục vụ, không câu chấp, thì đó chính là "phương tiện" hữu hiệu nhất.

Phương tiện hữu hiệu nầy vốn có thể hội nhập với tất cả, không thấy mình là tân tiến hay bảo thủ, không thấy mình là xa đời hay gần đời, không thấy là nằm trong hay ngoài xã hội, thì thiết nghĩ còn phương tiện hoằng pháp nào cao thượng, thích ứng, lâu dài hơn
Danh từ Phật Giáo Nguyên Thủy chỉ có nghĩa là y cứ lời Phật dạy, không canh cải, chứ chẳng phải để tự tôn, hay gây chia rẽ chi cả. Nam Tông hay Bắc Tông mà hành đúng theo lời Phật dạy, thì họ chính là tín đồ Phật Giáo Nguyên Thủy.

Nhờ còn Trưởng Lão Thuyết hay Trưởng Lão Bộ (gọi là "tiểu thừa") được duy trì cho đến ngày nay, mà Phật Giáo đồ trên thế giới đã có một nguồn tư liệu đáng giá để truy cứu. Nếu không, có lẽ Phật Giáo trên thế giới hiện giờ, không rõ căn cứ, nguồn gốc, để tổ chức kỷ niệm ba mốc lịch sử là Đản Sinh, Thành Đạo, và Nhập Niết Bàn của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni.

Chính đức Phật khi chưa nhập Niết Bàn cũng đã nhiều lần khuyên nhủ những người hữu duyên đến nghe Ngài thuyết pháp như sau : "Chớ tin những điều không hợp lẽ đạo, những đức hạnh tuyên truyền, những phép lạ thuật lại, dù cho những điều ấy được phát ra từ cửa miệng của một nhân vật có rất nhiều uy quyền, có rất nhiều tiền bạc, có rất nhiều danh tiếng, nhiều bằng cấp, hay nhiều người theo".

Theo Kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravāda) thì Phật Bảo có ba quả vị, là :
1/Toàn Giác hay Chánh Đẳng Chánh Giác (Sammā Sambuddha),
2/Độc Giác hay Bích Chi Giác (Pacceka Buddha), và
3/Thinh VănGiác hay Duyên Giác(Sāvaka Buddha).

Phật Toàn Giác là bậc đã tự tu, tự độ, chứng được phẩm vô lượng thanh tịnh, tuyệt đối trong sạch và giác ngộ, thấu triệt tất cả các pháp hành trong vũ trụ, từ vi tế đến thô kệch, từ hữu vi đến vô vi. Phật Toàn giác đã tự giải thoát hoàn toàn, ra khỏi vòng sinh tử luân hồi, tiêu diệt hẳn ba nguồn gốc vướng mắc tội lỗi, là tham lam, sân hận, và si mê. Rồi Ngài đem giáo lý cứu khổ ấy ra phổ cập đến muôn loài chúng sinh, chỉ đường thoát ly ra tam giới. Thân pháp của một vị Phật Toàn Giác cao siêu vô lượng, trời và người không thể sánh bằng, và không ai có thể diễn tả được phẩm Phật.

Phật Độc Giác cũng đầy thánh đức như Phật Toàn Giác, nhưng Ngài không có nguyện lực bôn ba thuyết pháp độ sinh trong tam giới. Trên con đường đắc thành quả Phật và trước khi nhập Niết Bàn, Phật Độc Giác cũng sẵn sàng từ bi cứu độ mọi chúng sinh, nhưng do nguyện lực, Ngài chỉ nói Pháp đến những ai hữu duyên đến gặp Ngài.

Còn chư Thinh Văn Giác là những bậc đã viên mãn thánh đức, nhưng qua kiếp chót, các Ngài phải hợp đến chu kỳ có duyên lành gặp Phật Toàn Giác tiếp độ, mới chứng được quả vị vô thượng giải thoát. Hai chữ "duyên lành" trên đây cũng là lý do các Ngài còn được gọi là "Thinh Văn Duyên Giác". Các Ngài sau đó lại theo Phật, noi gương đấng Toàn Giác, mà thuyết pháp độ sinh.
Kính điển Phật Giáo Nguyên Thủy gọi rất hiếm các "Thiện Sĩ Đại Nguyện" ấy là Bodhisatta (Nam Phạn : Pāli), hay Bodhisatvā (Bắc Phạn : Sanskrit). Còn danh từ Bồ-Tát mà Phật Giáo Bắc Truyền (hay "đại thừa") thường dùng, là cái tên được phiên âm ra Hán tự của "Phạn từ" Bodhisatvā nầy. Thực ra, Bodhisatvā khi phiên âm đầy đủ, thì phải gồm đến bốn chữ, là "Bồ Đề Tát Đỏa", và dịch Hán Việt là "chúng hữu tình", tức là "sinh linh đầy thiện tâm". Bồ-Tát là bậc chắc chắn sẽ thành Phật nhưng chưa phải là Phật.

Bồ-Tát có ba đại hạnh là :
1/Bồ-Tát trí tuệ (Paññādhika),
2/Bồ-Tát đức tin (Saddhādhika), và
3/Bồ-Tát tinh tấn (Viriyādhika).
Vô số tiền thân của Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamunibuddha) là biểu tượng trọn vẹn của Bồ Tát hạnh trí tuệ. Nên hiện tại theo Phật Giáo Nam Truyền (hay Nguyên Thủy), trong giáo lý đức Phật Thích Ca, Kinh Chánh Kiến, tức kinh nói về sự thấy và hiểu chân chánh, hoặc các pháp nhằm dẫn đến tin tưởng sáng suốt (Sammāditthi Sutta) rất là quan trọng.

Tương tự, theo Phật Giáo Bắc Truyền, kinh "Bát Nhã Ba La Mật Đa" (Trí Độ), cũng là kinh rất nòng cốt. Nghĩa là trong cả hai nền văn hóa đạo Phật, Nam Truyền và Bắc Truyền có một điểm chung, là trí tuệ đóng vai chính, liên hệ mật thiết đến các kinh khác.

Theo Vi Diệu Tạng (Abhidhammapitaka, hán âm : A Tỳ Đàm), thì cả ba hạnh Bồ Tát vừa nêu, khi tới lộ trình tiến đến quả Phật, thì bốn loại tâm đại hạnh (mahāggatācitta), là từ (mettā), bi (karunā), hỷ (muditā), và xả (upekkhā) sẽ dần dần trở thành vô cùng hùng hậu và tỏa ra không biên giới. Từ, bi, hỷ, xả vốn luôn luôn đặt nền tảng trên trí tuệ, nên có chỗ còn gọi là Bi-Trí-Dũng.

Qua công phu và "thời gian" thì từ khi một Thiện Sĩ (hay Bồ Tát) phạm hạnh chính thức phát nguyện hướng đến hoàn toàn giải thoát, cho đến khi chứng đạt quả Phật, phải trải qua một lịch trình tu tập theo kinh điển Pāli, ghi lại như sau :
1/ Hạnh trí tuệ :
* Thời gian nguyện trong tâm và âm thầm thực hành là 7 A Tăng Kỳ.
* Phát nguyện ra lời và chính thức thực hành là 9 A Tăng Kỳ, thì gặp Phật thọ ký.
* Sau khi được Phật thọ ký rồi phải tinh tấn thực hành thêm 4 A Tăng Kỳ và một trăm ngàn đại kiếp nữa.
2/ Hạnh đức tin :
* Thời gian nguyện trong tâm và âm thầm thực hành là 14 A Tăng Kỳ.
* Phát nguyện ra lời và chính thức thực hành là 18 A Tăng Kỳ, thì gặp Phật thọ ký.
* Sau khi được Phật thọ ký rồi phải tinh tấn thực hành thêm 8 A Tăng Kỳ và một trăm ngàn đại kiếp nữa.
3/ Hạnh tinh tấn :
* Thời gian nguyện trong tâm và âm thầm thực hành là 28 A Tăng Kỳ.
* Phát ra lời nguyện và chính thức thực hành là 36 A Tăng Kỳ, thì gặp Phật thọ ký.
* Sau khi được Phật thọ ký rồi phải tinh tấn thực hành thêm 16 A Tăng Kỳ và một trăm ngàn đại kiếp nữa.

Giải về "A Tăng Kỳ" trong kinh cũng có sự so sánh một A Tăng Kỳ như sau : Ấy là một thời gian lâu thăm thẳm, ví như một tảng đá lớn vuông vức mổi chiều 16 ngàn thước. Cứ một trăm năm có vị tiên nữ đến, mang một giải lụa quét lên một lần. Làm như vậy cho đến khi nào cả tảng đá kia mòn nhẵn, biến mất, thì thời gian ấy là một A Tăng Kỳ.

Còn thế nào là một Đại Kiếp ? Phạn ngữ "Mahākappa", dịch là "đại kiếp", trong kinh ghi gồm có 4 giai đoạn là Thành, trụ, hoại, và không.
-Giai đoạn "thành" là từ khi bắt đầu cấu tạo quả địa cầu sơ khai, u-minh như bầu bụi khổng lồ, vô biên, lơ lửng, không vững chắc như bọt nước. Sau đó kết tinh cứng như đất, như đá, lăn tròn theo sức hút, trên một quỷ đạo thật lâu, khó định được là bao nhiêu nămChỉ có 2 tính nóng và lạnh, chưa có sinh vật thì đó là giai đoạn thành.
-Giai đoạn"trụ" bắt đầu từ nảy ra vi khuẩn, sinh thái nguyên thủy, tượng thành rong rêu và cây cỏ. Đó là những tế bào vô cơ, rồi trở nên hữu cơ, để biến hóa, sinh nở động vật, cao nhất là loài người. Rồi nhân loại tiến hóa, đứng đầu toàn thể khoáng, thực, và động vật, bắt đầu hiện rõ dần dần các hình thức sống theo bản năng, tập thể, các nền văn minh thăng đọa theo chu kỳ. Sau đó vì tham sân si, loài người tàn sát lẫn nhau, không thể ngừng kiếp nạn cho mình và muôn loài được.
-Giai đoạn "hoại" kể từ khi quả địa cầu hoàn toàn ô nhiễm, không còn một động vật nào nữa, cho đến khi tất cả nước trong bốn bể khô hết, cỏ cây làm mồi cho sức nóng mặt trời, rồi quả đất bốc cháy toàn diện như một hòn lửa khổng lồ, làm nổ tung hành tinh thành muôn triệu mảnh...
-Giai đoạn "không" kể từ khi quả điạ cầu không còn nữa, chỉ có khí u minh vô cực, không cùng, không tận. Và đó là giai đoạn cuối cùng.
Bốn giai đoạn trên tự nó hợp thành một đại kiếp, mà một Bồ Tát, ngoài những A Tăng Kỳ phải thực hiện viên mãn 10 pháp Ba La Mật. Ba La Mật là hán âm của danh từ Phạn ngữ "Pāramitā", dịch là "Đáo Bỉ Ngạn" hay tới bờ thoát khổ, thì các Bồ Tát còn phải hành thiện đến chừng ấy đại kiếp nữa.

Theo Abhidhammapitaka (A Tỳ Đàm), tức Vi Diệu Pháp Tạng (cũng gọi là Tạng Luận), phần Abhidhammasangaha (tạm dịch là Vi Diệu Pháp thống kê tâm thức), thì một vị Phật khi ở Hữu Dư Niết Bàn, tức là lúc Ngài còn thân thể khỏe mạnh để thuyết pháp độ đời,nhục thân của Phật luôn luôn sinh hoạt dưới một trong hai loại "tâm thức" sau đây :

Loại thứ nhất : Ngài sống với những tịnh quang tâm sở thiện (Sobhana Kusala Cetasikā). Tâm sở có 52 tất cả, trong đó tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả), và những tâm đại hạnh (Mahāggatā) là những tâm sở thiện. Tâm sở có sách gọi là "sở hữu tâm". Với sinh hoạt của loại tâm này, Phật thường xuyên mở rộngthầnthông, thấu biết hết mọi khổ đau của tam giới chúng sinh, để tùy duyên cứu độ.
Mỗi ngày đêm (tổng cộng 24 giờ), thân Phật lúc nào cũng thuần thục trong Như Lai Thiền Tứ Niệm Xứ (Catusatipatthāna). Bốn đức tánh từ, bi, hỷ, xả, của đức Phật luôn luôn tự phối hợp một cách thanh tịnh, để trở thành "tiếp độ pháp vô biên, vô cực", tức là chẳng dính mắc vào một đối tượng nào cả.

Loại thứ hai : Tâm thức của Phật sống bằng "thanh tịnh kim cương pháp" qua các bậc thiền (jhāna). Đây là lúc xác thân tứ đại của Phật đang ở thời điểm tàn úa, hư hoại sau cùng, theo luật tự nhiên của mọi hình thức hữu vi, tan hợp, xoay vần. Đó là lúc Phật sắp nhập Niết Bàn, vì xác thân của Ngài không còn trẻ trung, khỏe mạnh như trước nữa.

Phật lúc ấy linh quang thanh tịnh nhất. Ngài nhập định, thâu thần vào các bậc thiền, từ hữu sắc đến vô sắc, từ dục giới lên sắc giới, rồi vô sắc giới, và tuần tự đến các phẩm thiền như không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu xứ, phi tưởng, phi phi tưởng v.v..., sau cùng là Diệt Thọ Tưởng Định, chỉ dùng nhóm từ "thanh tịnh kim cương" mới có thễ tạm so sánh.

Mười hạnh Ba La Mật (Dasa Pāramitā), dịch là 10 pháp Đáo Bỉ Ngạn, hay (10 pháp siêu độ qua bờ khổ), mà một vị Bồ Tát cần thực hành tròn đủ(viên mãn tận cùng) , để thành Phật là :
1-Bố thí Ba La Mật (Dāna Pāramī)
2-Trì giới Ba La Mật (Sīla Pāramī)
3-Xuất gia Ba La Mật (Nekkhamma Pāramī)
4-Trí tuệ Ba La Mật (Paññā Pāramī)
5-Tinh tấn Ba La Mật (Viriya Pāramī)
6-Nhẫn nhục Ba La Mật (Khanti Pāramī)
7-Chân thật Ba La Mật (Sacca Pāramī)
8-Nguyện vọng Ba La Mật (Adhitthāna Pāramī)
9-Từ bi Ba La Mật (Mettā Pāramī)
10-Hỷ xả Ba La Mật (Upekkhā Pāramī)

Sự liễu đạo chắc chắn không phải là "tu nhất lúc, ngộ nhất thời", mà phải là kết quả của thật nhiều quá khứ viên tròn Ba La Mật. Giọt nước cuối cùng trong nháy mắt làm đầy cái chén giác ngộ, không có nghĩa là trong chén chỉ có một giọt nước thanh tịnh. Và giọt nước ấy đủ khả năng làm đầy cái chén. Ngoài ra, Phật ngôn cũng đã nói : Nếu biển là nơi tất cả sông suối trên mặt đất chảy vào, nhưng ở đó chỉ có một vị mặn duy nhất, thì giáo lý của đức Phật, tuy được diễn tả trong nhiều trường hợp khác nhau, cũng chỉ có một vị duy nhất là vị giải thoát chỉ có một phẩm duy nhất là bất sinh diệt. Phật và Bồ Tát là những đấng vô song như thế.


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
 


Các bài viết trong chủ đề này
NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-01-2015, 06:00 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-01-2015, 06:08 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-01-2015, 06:14 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 04-01-2015, 05:14 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 04-01-2015, 03:13 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-01-2015, 11:18 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 08-01-2015, 09:28 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 09-01-2015, 05:09 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 09-01-2015, 05:23 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 11-01-2015, 09:14 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 13-01-2015, 06:18 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 13-01-2015, 10:33 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 13-01-2015, 09:38 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-01-2015, 07:58 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-01-2015, 01:23 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-01-2015, 06:08 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-01-2015, 11:07 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 22-01-2015, 04:24 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-02-2015, 05:54 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-02-2015, 06:10 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-02-2015, 09:45 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-02-2015, 02:43 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-02-2015, 02:45 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-02-2015, 02:53 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-03-2015, 03:33 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-03-2015, 03:35 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 05-03-2015, 11:16 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 05-03-2015, 02:52 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 10-03-2015, 08:18 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 10-03-2015, 08:21 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-03-2015, 02:46 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-03-2015, 02:47 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-03-2015, 02:48 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-03-2015, 02:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-03-2015, 10:56 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-03-2015, 10:57 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-03-2015, 10:58 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-03-2015, 11:01 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 29-03-2015, 09:35 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-04-2015, 08:06 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-04-2015, 08:08 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-04-2015, 08:09 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-04-2015, 08:57 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-04-2015, 04:13 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-04-2015, 08:47 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-04-2015, 04:13 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-04-2015, 04:18 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-04-2015, 04:20 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-05-2015, 05:18 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-05-2015, 05:20 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-05-2015, 05:23 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-05-2015, 05:26 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-05-2015, 03:44 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-05-2015, 03:46 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-06-2015, 10:20 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-06-2015, 10:22 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-06-2015, 02:23 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-06-2015, 02:26 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-06-2015, 09:17 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-06-2015, 03:44 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-06-2015, 08:41 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 25-06-2015, 05:41 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-06-2015, 09:07 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-07-2015, 09:42 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 04-07-2015, 08:22 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 04-07-2015, 08:27 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 04-07-2015, 08:41 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-07-2015, 08:07 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-07-2015, 08:24 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-07-2015, 08:29 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-07-2015, 08:16 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-07-2015, 08:32 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-07-2015, 09:03 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-07-2015, 09:18 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-07-2015, 05:27 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 20-07-2015, 09:29 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-07-2015, 02:29 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-07-2015, 08:37 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-07-2015, 08:39 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-07-2015, 08:20 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 26-07-2015, 04:00 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-07-2015, 05:34 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-07-2015, 05:36 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-07-2015, 03:42 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-07-2015, 03:52 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-08-2015, 05:13 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-08-2015, 05:14 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-08-2015, 06:32 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-08-2015, 06:38 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-08-2015, 06:40 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-08-2015, 06:46 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-08-2015, 04:23 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-08-2015, 04:26 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 11-08-2015, 05:56 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-08-2015, 04:28 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-08-2015, 05:28 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-08-2015, 05:41 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-08-2015, 09:34 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-08-2015, 08:45 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-08-2015, 08:47 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-08-2015, 02:03 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-08-2015, 10:05 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 23-08-2015, 10:37 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 26-08-2015, 10:13 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 26-08-2015, 10:14 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-09-2015, 09:10 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 05-09-2015, 04:55 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-09-2015, 09:31 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-09-2015, 03:43 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-09-2015, 06:27 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 30-09-2015, 01:53 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-10-2015, 02:43 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-10-2015, 03:52 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-10-2015, 03:54 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-10-2015, 04:22 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-10-2015, 03:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-10-2015, 06:22 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-10-2015, 02:32 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 30-10-2015, 10:19 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-11-2015, 09:16 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-11-2015, 05:58 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 15-11-2015, 09:43 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-11-2015, 01:27 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-11-2015, 06:23 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-11-2015, 05:40 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-12-2015, 05:22 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-12-2015, 08:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-12-2015, 11:08 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-12-2015, 04:41 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-12-2015, 04:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-12-2015, 05:30 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-12-2015, 05:35 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-12-2015, 08:13 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-12-2015, 11:30 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-01-2016, 06:03 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-02-2016, 07:53 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-02-2016, 06:31 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-02-2016, 05:17 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-02-2016, 10:06 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 26-02-2016, 09:03 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-03-2016, 11:24 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-03-2016, 12:10 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 05-03-2016, 10:57 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 05-03-2016, 11:34 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-03-2016, 08:26 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-03-2016, 10:12 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-03-2016, 03:24 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-03-2016, 03:39 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 30-03-2016, 09:25 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-04-2016, 04:52 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 10-04-2016, 05:28 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 15-04-2016, 04:53 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-04-2016, 09:33 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-04-2016, 07:11 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-04-2016, 05:26 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-04-2016, 05:50 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-04-2016, 10:12 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 13-05-2016, 07:18 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-05-2016, 06:47 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-05-2016, 06:47 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-05-2016, 06:58 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-06-2016, 12:42 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 13-06-2016, 06:15 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-07-2016, 11:13 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-07-2016, 11:19 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-07-2016, 05:46 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-07-2016, 08:32 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-08-2016, 07:33 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-08-2016, 09:24 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-09-2016, 09:19 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-09-2016, 09:22 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-09-2016, 09:23 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-10-2016, 10:58 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-10-2016, 10:27 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-10-2016, 10:31 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-10-2016, 10:33 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-10-2016, 10:36 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-10-2016, 10:38 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 31-10-2016, 05:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-11-2016, 08:31 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 09-11-2016, 09:36 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 11-11-2016, 08:58 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 11-11-2016, 09:00 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 07-12-2016, 06:09 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 07-12-2016, 06:13 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-12-2016, 10:00 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-12-2016, 10:00 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-12-2016, 10:01 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 25-12-2016, 11:18 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 25-12-2016, 11:21 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 25-12-2016, 11:22 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 26-12-2016, 07:15 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-12-2016, 04:02 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-12-2016, 11:33 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-12-2016, 06:15 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-12-2016, 06:22 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-01-2017, 06:12 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-01-2017, 05:57 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 07-02-2017, 03:57 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-03-2017, 09:48 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-03-2017, 10:03 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 11-03-2017, 12:00 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-03-2017, 05:03 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-03-2017, 05:44 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-03-2017, 09:23 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-03-2017, 09:29 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-03-2017, 08:01 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-05-2017, 03:41 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 25-05-2017, 07:39 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-05-2017, 10:06 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-06-2017, 08:46 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-07-2017, 09:54 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-07-2017, 09:55 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-08-2017, 07:04 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-08-2017, 07:24 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-08-2017, 08:57 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-08-2017, 06:43 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 04-10-2017, 09:17 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 09-12-2017, 04:20 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 09-12-2017, 04:27 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-02-2018, 03:41 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-04-2018, 03:25 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 15-04-2018, 11:01 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-04-2018, 03:27 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-04-2018 11:10 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-04-2018, 11:20 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-04-2018, 11:20 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-05-2018, 07:08 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-05-2018, 10:48 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 04-05-2018, 06:24 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-05-2018, 05:54 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-06-2018, 09:37 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-06-2018, 05:16 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 09-07-2018, 09:57 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-07-2018, 08:51 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-07-2018, 08:52 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 25-07-2018, 10:35 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-08-2018, 06:24 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-08-2018, 06:24 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-08-2018, 09:48 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-08-2018, 09:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-08-2018, 09:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 30-08-2018, 06:31 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-09-2018, 08:46 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-09-2018, 08:48 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-10-2018, 06:38 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-11-2018, 08:18 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-01-2019, 09:07 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 30-01-2019, 03:10 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-02-2019, 09:22 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-02-2019, 11:07 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-02-2019, 05:18 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-03-2019, 06:01 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 10-04-2019, 06:29 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-04-2019, 04:28 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-04-2019, 07:42 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-06-2019, 06:25 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 11-07-2019, 08:54 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-07-2019, 06:46 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-07-2019, 05:07 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-07-2019, 05:08 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 31-07-2019, 06:03 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-08-2019, 05:57 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-11-2019, 06:06 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 10-12-2019, 05:36 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-01-2020, 05:30 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-01-2020, 05:00 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-01-2020, 05:37 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 05-05-2020, 07:54 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-05-2020, 02:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 13-05-2020, 04:42 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-06-2020, 08:21 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 30-06-2020, 07:45 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 13-07-2020, 11:42 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-07-2020, 09:12 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 09-08-2020, 07:05 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-09-2020, 07:07 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-09-2020, 07:11 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 10-11-2020, 12:11 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-01-2021, 06:56 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-02-2021, 05:46 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-02-2021, 06:10 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 07-04-2021, 05:37 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 10-06-2021, 05:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-06-2021, 08:05 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-06-2021, 07:47 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-08-2021, 06:50 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-11-2021, 06:28 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-01-2022, 12:40 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-01-2022, 12:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-01-2022, 12:34 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-01-2022, 12:45 PM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS