Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
NEW TOPIC'S DQ
21-08-2018, 09:49 PM
Bài viết: #241
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=14042]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (01-09-2018 05:46 AM)
21-08-2018, 09:49 PM
Bài viết: #242
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=14043]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (01-09-2018 05:46 AM)
30-08-2018, 06:31 AM
Bài viết: #243
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=14071]

[Hình: attachment.php?aid=14072]


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (01-09-2018 05:46 AM)
23-09-2018, 08:46 PM
Bài viết: #244
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=14101]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
23-09-2018, 08:48 PM
Bài viết: #245
RE: NEW TOPIC'S DQ
1/ Một vị thiền sư và người đệ tử của ông ngồi nói chuyện cùng nhau. Người đệ tử này nói: “Thưa thầy! Khoảng thời gian này, con cảm thấy cuộc sống vô cùng thống khổ, vô vị. Thực sự là khiến con phải phiền não.” Vị thiền sư không nói gì mà dẫn người đệ tử của ông tới một mảnh đất trống rồi hỏi: “Con hãy ngẩng đầu lên xem, con nhìn thấy gì nào?” Người đệ tử trả lời: “Thưa thầy, con nhìn thấy bầu trời rộng lớn ạ!” Vị thiền sư lại nói: “Bầu trời rất rộng lớn phải không? Nhưng ta lại có thể dùng một bàn tay mà che khuất được cả bầu trời đấy!” Người đệ tử nghe xong, tỏ vẻ không tin. Vị thiền sư liền dùng một bàn tay và che lên hai mắt của đệ tử rồi hỏi: “Con bây giờ có còn trông thấy bầu trời nữa không?” Thiền sư lại nói tiếp: “Trong cuộc sống, một chút thống khổ, một chút phiền não, một chút trở ngại cũng giống như bàn tay này. Chúng ta nhìn thì thấy nó rất nhỏ, nhưng nếu không bỏ nó xuống mà cứ đặt nó ở trước mắt mình, đặt nó ở trong lòng mình thì nó sẽ che khuất bầu trời quang đãng của chúng ta. Thế là, chúng ta sẽ bỏ lỡ mất ánh mặt trời, bỏ lỡ mất bầu trời trong xanh và những áng mây sắc màu đẹp đẽ.”

2/ Một vị thiền sư hỏi đệ tử của mình: “Con có biết mưa rào và mưa bụi, loại mưa nào sẽ dễ dàng làm ướt quần áo của chúng ta không?” “Đương nhiên là mưa rào rồi ạ!” Người đệ tử nhanh nhảu đáp “Nhưng mà trong cuộc sống, dễ dàng làm ướt quần áo lại là mưa bụi chứ lại không phải mưa rào đâu.” Vị thiền sư nói. “Mưa rào, hạt mưa to còn mưa bụi, hạt mưa nhỏ, sao có thể dễ dàng làm ướt quần áo được ạ?” Người đệ tử hỏi. “Bởi vì nếu mưa to, mọi người sẽ dễ cảnh giác hơn, họ sẽ mang theo dù hoặc nếu không mang theo dù thì họ cũng sẽ trú mưa dưới những mái hiên hay những gốc cây.Nhưng nếu là mưa bụi, mọi người sẽ khó có cảm giác thấy, hoặc là có cảm thấy thì cũng cho rằng hạt mưa quá nhỏ không thể làm ướt quần áo, vì vậy họ cứ đi trong mưa, và thế là sẽ bị ướt sũng.” Người đệ tử nghe xong, không nói gì mà đăm chiêu suy nghĩ ra vẻ đã có chút hiểu. Vị thiền sư lại nói tiếp: “Trong cách đối nhân xử thế của con người cũng như thế. Lời nói và cử chỉ của chúng ta như một cái cử động, một cái nhấc chân, một nét mặt hay một câu nói…Những điều này đều giống như hạt mưa bụi vậy. Nhìn thì rất nhỏ, nhưng nếu không chú ý, không thận trọng sẽ vô ý hay cố ý mà làm “ướt nhép quần áo của người khác”, xúc phạm người khác, đồng thời cũng làm “ướt nhẹp” cuộc đời của mình, khiến cuộc đời của mình phải chịu tổn thất.”
THANK YOU
16-10-2018, 06:38 AM
Bài viết: #246
RE: NEW TOPIC'S DQ
Mạn phép đưa lên bài thơ của sư Giới Đức , thiền sư , nhà thư pháp tiếng Việtnổi tiếng của Huế - Minh Đức Triều Tâm Ảnh.
Trong sự kính trọng ,cảm phục dù chưa có duyên gặp mặt thầy , nhưng trong tạm hiểu lảnh hội được ý của bài thơ nên dù chưa được phép dq mạo muội làm pps kèm với ảnh tại chùa Huyền không Sơn Thượng , Huế do thầy gầy dựng từ con số kg và trụ trì.Kính mời cùng xem qua và hảy nghĩ thật chậm ....cám ơn.


.ppsx  THIÊN NHAI CHIẾT BÚT.ppsx (Kích cỡ: 6.99 MB / Tải về: 373)

nguyên văn bài thơ.

THIÊN NHAI CHIẾT BÚT
Tỳ khưu Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)

(Bài thơ Đường Luật “thất ngôn bát thập cú” này, dành để trân tặng, quý tặng chư vị đạo hữu, thân hữu, thi hữu, văn hữu, bằng hữu... như một lời tri tạ, bỏ bút trước khi ẩn tích – từ ngày 16, tháng giêng, Đinh Dậu, 2017 đến ngày 16, tháng giêng, Canh Tý, 2020)

Hai lần “nhập thất” ở hai nơi
Một ở làng quê, một núi đồi
Đúng hẹn lại lên, ba tuế nữa
Đến kỳ phải ẩn, bảy tư rồi
Bệnh, già, thần chết không tha mạng!
Danh, lợi, ông câu chẳng chán mồi?
Bao tủ sách, kinh, không đọc nữa
Mấy gùi bút, giấy, quẳng đi thôi
Nhục vinh, chèo quẫy, tay run mỏi
Phải trái, nghĩ lung, óc rối bời
Lá trúc qua sông, câu chữ đắm!
Bè lau vượt biển, tứ từ trôi!
Cửa mây, khoá mãi, mây ngăn chướng
Động đá, khép hoài, đá hoá vôi!
Gắng đọc con tâm, không luỵ nghĩa
Cố tìm cái thực, chẳng mê lời
Năm canh, niệm giác, xem dê, khỉ
Sáu khắc, tỉnh không, ngắm tiết, thời
Thiền toạ tê chân, đau chớ ráng!
Kinh hành mỏi cẳng, mệt bèn ngơi!
Tự do chốc lát, miền trong trẻo
Giải thoát khắc giây, cõi rạng ngời
Cho chú lằn nâu, ti kẹo, bánh
Tặng đàn kiến đỏ, chút cơm, xoi
Mắt nghe, rõ rệt, làn mi động
Tai thấy, mơ hồ, hạt móc rơi
Tham vọng trong ngoài, đều lặng tiếng
Mê cuồng đây đó, thảy im hơi
Rừng “tư”, khám phá, “lòi” ma, quỷ
Núi “hoặc”, điều nghiên, “chộ” ngợm, người
Luống thẹn tròn đầu, dây tóc bẩn
Ngùi thương vuông áo, lấm thân hôi
Xênh xang xe ngựa, tham càng đắm
Hý hửng sang giàu, dục chẳng vơi
Đã sợ gieo nhân, ươm giống loại?
Còn lo thọ quả, cấy mầm phôi?
Vài giây thả rỗng, nhàn thơ thới
Bao kiếp bíu vin, mỏi rã rời
Ngọ nguậy kiến tri, “đùn mối gặm!”
Lắc lư trí tưởng, “gãy dầm bơi!”
Non sâu, ví lạm, tình sâu ẩn
Mắt trắng, như dường, nghĩa trắng phơi
Đá sỏi, chông gai – tâm cấy hạt
Khổ đau, phiền chướng - tuệ vươn chồi
Ngu nhân, cam chịu thân nhồng, sẻ
Hiền giả, ngùi thương kiếp kiến, ruồi
Mịt mịt, “si” um, mờ thế địa
Rần rần, “hận” cháy, nóng trần khơi
Suy lòng, hạnh nguyện, gìn y bát
Nghĩ bụng, công phu, giữ giống nòi
Nhân lý, chân cùm, đau cổ cẳng
Nghĩa tình, lệ chảy, xót con ngươi
Đâu vui, đâu khổ nên rành rẽ
Chỗ nợ, chỗ duyên phải rạch ròi
Chân dẫm than hồng, ghê lửa bỏng
Tay thò chão nóng, khiếp dầu sôi
Dẫu hay, thế sự luôn thay đổi
Vẫn biết, nhân tâm mãi chuyển dời
Được mất, lo âu, còn thấm thía?
Hơn thua, sợ hãi, đã ngoai nguôi?
Hang mây, gió vẹt lời huyên sáo
Vách đá, trăng dòm miệng đãi bôi
Nên nhớ, xuất gia, thuyền lướt ngược
Chớ quên, tại thế, nước về xuôi
Tháng ngày, ăn uống, mùi chay lạt
Hôm sớm, xả buông, vị mặn mòi
Ác dục chích châm, tiêm mấy nẻo
Độc sân cắn mổ, nhiễm bao đời
Ranh ma, xảo quyệt - tinh chồn cáo
Dõng lực, kiêu hùng - tính hổ voi
Bậc trí nhẹ vui, duyên dứt áo
Kẻ ngu, nặng khổ, nghiệp nằm nôi
Khung xanh, vén khói, trăng cười mỉm
Nước đục, tháo lừ, cá giỡn chơi!
Lưới nhện dày, thưa, trùm đã chặt?
Sợi hồng tơ, mảnh, buộc còn lơi?
Thênh thang giải thoát, lìa tham giận
Bát ngát tự do, đọ biển trời
“Đọc sách” ba năm, ta “diện bích”
Sát-na, mỗi mới, mới tinh khôi!

Tỳ-khưu Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh)
Ngoạ Tùng Am, Đông 2016
THANK YOU
19-11-2018, 08:18 PM (Được chỉnh sửa: 19-11-2018 08:21 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #247
RE: NEW TOPIC'S DQ
BÀI THƠ của BUDDHADASA

[Hình: attachment.php?aid=14107]
MỜI XEM, ĐÚNG hay CHƯA TÙY MỖI NGƯỜI THÔI.dq

Bài thơ của Buddhadasa không mang tựa đề gì cả mà chỉ ghi bên dưới là làm tại Suan Mokkh (Khu vườn Giác Ngộ) ngày 22 tháng 5, Phật Lịch 2531 (tức là năm 1988). Louis Gabauche cũng có đề nghị ghép thêm cho bài thơ này một cái tựa: "Những kẻ khác... và chúng ta" (Les autres... et nous). Thật ra bài thơ của Buddhadasa không cần phải có một cái tựa nào cả hầu nói lên ý nghĩa của nó, bởi vì từng vần trong bài thơ tự nó cũng đã nói lên được lòng bao dung và độ lượng của một con người tu hành chân chính. T

Một Phật tử vô danh đặt hết lòng tin nơi lòng nhân ái và từ bi vô biên của nhà sư Buddhadhasa nên đã mạn phép được dịch bài thơ này của ông sang tiếng Anh, với sự giúp đỡ của một tỳ kheo người Mỹ.
Ngày 2, tháng 6, Phật Lịch 2536 (1993)]

TREAT EACH HUMAN FRIEND BY THINKING THAT :

Hãy xem mỗi con người là bạn ta và nghĩ rằng:

He is our friend who was born to be old, become ill, and die, together with us.
Người ấy là bạn ta, cùng sinh ra đời để rồi sẽ già nua, bệnh tật và chết cùng ta.

He is our friend swimming around in the changing cycles with us.
Người ấy là bạn ta, cùng ngụp lặn với ta trong vòng sinh diệt.

He is under the power of defilements like us, hence he sometimes errs.
Người ấy cũng vướng bụi trần ô nhiễm như ta, do đó đôi khi cũng phạm vào lầm lỗi.

He also has lust, hatred, and delusion, no less than we.
Người ấy cũng mang đầy dục vọng, thù hận và mê lầm, nào có khác ta đâu!

He therefore errs sometimes, like us.
Cũng như ta, người ấy cũng lắm khi nhầm lẫn.

He neither knows why he was born nor knows nibbana, just the same as us.
Người ấy cũng chẳng biết tại sao mình lại sinh ra đời, và cũng chẳng biết thế nào là niết bàn, quả là giống y như ta!

He is stupid in some things like we used to be.
Có những thứ mà người ấy cũng ngô nghê như ta trước đây.

He does some things accordingly to his own likes, the same as we used to do.
Người ấy cũng làm những thứ theo sở thích mình, như ta cũng từng làm trước đây.

He also wants to be good, as well as we who want even more to be good - outstanding - famous.
Người ấy cũng muốn mình giỏi giang, cũng như chính ta luôn muốn mình giỏi hơn, sáng chói hơn, danh tiếng hơn.

He often takes much and much more from others whenever he has a chance, just like us.
Người ấy thường chiếm lấy thật nhiều những gì của kẻ khác mỗi khi có cơ hội, nào có khác gì ta đâu!

He has the right to be madly good, drunkenly good, deludedly good, and drowning in good, just like us.
Người ấy có quyền cuồng điên, say mê, đắm mình trong cái tốt đẹp, cũng như ta vậy.

He is an ordinary man attached to many things, just like us.
Người ấy là một kẻ bình thường với bao nhiêu thứ ràng buộc, cũng như ta vậy thôi.

He does not have the duty to suffer or die for us.
Người ấy nào có bổn phận phải gánh chịu khổ đau và chết thay cho ta đâu.

He is our friend of the same nation and religion.
Người ấy là một người bạn cùng quê hương và tín ngưỡng với ta.

He does things impetuously and abruptly just as we do.
Chẳng khác gì ta, người ấy cũng hành động bồng bột và thiếu suy nghĩ.

He has the duty to be responsible for his own family, not for ours.
Người ấy có bổn phận với gia đình mình chứ nào có trách nhiệm gì với gia đình của ta đâu.

He has the right to his own tastes and preferences.
Người ấy có quyền chạy theo các sở thích và những thú vui riêng.

He has the right to choose anything (even a religion) for his own satisfaction.
Người ấy có quyền chọn lựa bất cứ gì (kể cả tôn giáo) theo sở thích của mình.

He has the right to share equally with us the public property.
Người ấy có quyền thụ hưởng các tiện nghi công cộng ngang hàng với ta.

He has the right to be neurotic or mad as well as we.
Người ấy có quyền để cho tâm thần bấn loạn và điên rồ, chẳng khác gì với ta.

He has the right to ask for help and sympathy from us.
Người ấy có quyền kêu gọi sự giúp đỡ và chờ đợi sự ân cần xót thương của ta.

He has the right to be forgiven by us according to the circumstances.
Người ấy có quyền được ta tha thứ tùy theo từng hoàn cảnh.

He has the right to be socialist or libertarian in accordance with his own disposition.
Người ấy có quyền theo xã hội chủ nghĩa hay chế độ tự do tùy theo hoàn cảnh đẩy đưa.

He has the right to be selfish before thinking of others.
Người ấy có quyền ích kỷ trước khi nghĩ đến kẻ khác.

He has the human right, equal to us, to be in this world.
Người ấy được hưởng nhân quyền ngang hàng với ta trong thế giới này.

If we think in these ways, no conflicts will occur.
Nếu tất cả chúng ta đều biết nghĩ suy như thế thì xung đột nào có thể xảy ra!

Buddhadasa Indapanno
Mokkhabalarama, Chaiya
22 tháng 5, Phật Lịch 2531 (1988)

Bản dịch tiếng Pháp của Louis Gabauche:
Les autres... et nous
Voici quelques préceptes enseignés par Buddhasa Bhikku et traduit par Louis Gabaude.
Agissons avec nos compagnons d'humanité en gardant ceci à l'esprit :
Ils sont nos compagnons de naissance, de vieillesse, de souffrance et de mort !
Ils sont nos compagnons d'errance dans le même tourbillon des morts et des naissances !
Ils tombent sous le pouvoir des passions, comme nous !
Ils n'ont pas moins d'envies, de colères, de choix stupides que nous !
Ils s'oublient parfois, comme nous ! Ils ne savent pas pourquoi ils sont nés, comme nous !
Ils ne savent pas ce qu'est le nirvana, comme nous ! Ils sont idiots, parfois, comme nous !
Ils se font plaisir, parfois, comme nous !
Ils sont ambitieux, comme nous qui cherchons le succès, la gloire et la célébrité !
Ils s'enrichissent et profitent de leur position à l'occasion, comme nous !
Ils ont aussi le droit d'être fous de réussite, drogués de réussite, trompés par la réussite, noyés dans leur réussite, comme nous!
Ce sont des gens ordinaires qui s'attachent à des tas de choses, comme nous !
Ils n'ont pas à souffrir ou à mourir à notre place !
Ils sont nos compatriotes et nos coreligionnaires,
Ils prennent des décisions irréfléchies, comme nous !
Ils ont le devoir de prendre soin de leur famille, pas de la nôtre !
Ils ont le droit d'avoir les goûts qui leur plaisent !
Ils ont le droit de choisir ce qui leur plaît, y compris leur religion !
Ils ont le droit de profiter des biens publics, autant que nous !
Ils ont le droit d'être névrosés ou fous, autant que nous !
Ils ont le droit de demander notre aide et notre compréhension !
Ils ont le droit d'obtenir notre pardon à la mesure des circonstances !
Ils ont le droit d'être socialistes ou libéraux, comme il leur plaît !
Ils ont le droit d'être égoïstes avant d'être généreux !
Ils ont le droit, comme êtres humains, de vivre dans le monde, comme nous !
Si nous arrivions à penser ainsi, il n'y aurait plus aucun conflit possible.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
18-01-2019, 09:07 PM (Được chỉnh sửa: 18-01-2019 09:13 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #248
RE: NEW TOPIC'S DQ
TÀI LIỆU RỎ VỀ Ý NIỆM SAU TRÍCH TỪ ĐẶC SAN HOA ĐÀM

TAM THÂN

Tam thân (zh. 三身, sa. trikāya) là một thuật ngữ được dùng trong Phật giáo Đại thừa (sa. mahāyāna), chỉ ba loại thân của một vị Phật. Quan điểm này xuất phát từ tư tưởng cho rằng Phật—như một nhân vật đã xuất hiện trên thế gian để hoằng hoá, tiếp độ chúng sinh—chính là biểu hiện của cái Tuyệt đối, của Chân như và Phật có khi hiện thân thành nhiều hình tướng khác nhau chỉ vì lợi ích của chúng sinh. Quan niệm Tam thân Phật được nêu ra nhằm nói lên quan điểm đó.

Tam thân gồm:

Pháp thân (zh. 法身, sa. dharmakāya), là thể tính thật sự của Phật, đồng nghĩa với Chân như, là thể của vũ trụ. Pháp thân là thể mà Phật và chúng sinh đều có chung. Pháp thân cũng chính là Pháp (sa. dharma), là quy luật vận hành trong vũ trụ, là giáo pháp do đức Phật truyền dạy. Phật xuất hiện trên Trái Đất, với nhân trạng, với mục đích cứu độ con người. Pháp thân được xem chính là Phật pháp (sa. buddha-dharma) như Phật Thích-ca giảng dạy trong thời còn tại thế. Sau này người ta mới nói đến hai thân kia. Pháp thân được xem là thường hằng, vô tướng, nhất nguyên, là thể tính chung của các vị Phật, là dạng tồn tại thật sự của chư Phật. Pháp thân có nhiều tên gọi khác nhau, tuỳ trường hợp sử dụng. Có lúc người ta xem nó là thể tính của mọi sự, là Pháp giới (sa. dharmadhātu, dharmatā), là Chân như (sa. tathatā, bhūtatathatā), là tính Không (sa. śūnyatā), A-lại-da thức (sa. ālayavijñāna), hay xem nó như là Phật, Phật tính (sa. buddhatā), là Như Lai tạng (sa. tathāgatagarbha). Trong nhiều trường phái, người ta xem Pháp thân là thể trừu tượng không có nhân trạng, có trường phái khác lại xem Pháp thân hầu như có nhân trạng (xem kinh Nhập Lăng-già, kinh Hoa nghiêm). Đạt trí huệ siêu việt đồng nghĩa với sự trực chứng được Pháp thân.

Báo thân (zh. 報身, sa. saṃbhogakāya), cũng được dịch là Thụ dụng thân (zh. 受用身), “thân của sự thụ hưởng công đức”: chỉ thân Phật xuất hiện trong các Tịnh độ. Báo thân là thân do thiện nghiệp và sự giác ngộ của các Bồ Tát mà hoá hiện cho thấy—cũng vì vậy mà có lúc được gọi là Thụ dụng thân, là thân hưởng thụ được qua những thiện nghiệp đã tạo. Báo thân thường mang Ba mươi hai tướng tốt (sa. dvātriṃśadvara-lakṣaṇa) và tám mươi vẻ đẹp của một vị Phật và chỉ Bồ Tát mới thấy được trong giai đoạn cuối cùng của Thập địa (sa. daśabhūmi). Người ta hay trình bày Báo thân Phật lúc ngồi thiền định và lúc giảng pháp Đại thừa. Các trường phái thuộc Tịnh độ tông cũng tin rằng Báo thân Phật thường xuất hiện trong các Tịnh độ.

Ứng thân (zh. 應身, sa. nirmāṇakāya), cũng được gọi là Ứng hoá thân hoặc Hoá thân, là thân Phật và Bồ Tát hiện diện trên Trái Đất. Ứng thân do Báo thân chiếu hiện, dựa trên lòng từ bi và có mục đích giáo hoá chúng sinh. Như thân người, Ứng thân chịu mọi đau khổ của già chết bệnh tật, nhưng Ứng thân có thần thông như thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông. Sau khi chết, Ứng thân tự tiêu diệt.

Ba thân Phật nói ở trên có lẽ đầu tiên được Vô Trước (sa. asaṅga) trình bày rõ nhất, xuất phát từ quan điểm của Đại chúng bộ (sa. mahāsāṅghika) và về sau được Đại thừa tiếp nhận. Đáng chú ý nhất là quan điểm Pháp thân nhấn mạnh đến thể tính tuyệt đối của một vị Phật và không chú trọng lắm đến Ứng thân của vị Phật lịch sử. Như thế, Phật là thể tính thanh tịnh của toàn vũ trụ, thường hằng, toàn tri. Các vị Phật xuất hiện trên Trái Đất chính là hiện thân của Pháp thân, vì lòng từ bi mà đến với con người, vì lợi ích của tất cả chúng sinh.

Với quan điểm Ba thân này người ta tiến tới khái niệm không gian vô tận với vô lượng thế giới. Trong các thế giới đó có vô số chúng sinh đã được giác ngộ, với vô số Phật và Bồ Tát.

Quan điểm

Quan điểm Tam thân trong Thiền tông

Đối với Thiền tông thì ba thân Phật là ba cấp của Chân như, nhưng liên hệ lẫn nhau trong một thể thống nhất. Pháp thân là “tâm thức” của vũ trụ, là thể tính nằm ngoài suy luận. Đó là nơi phát sinh tất cả, từ loài Hữu tình đến vô tình, tất cả những hoạt động thuộc tâm thức. Pháp thân đó hiện thân thành Phật Đại Nhật (sa. vairocana). Cũng theo Thiền tông thì Báo thân là tâm thức hỉ lạc khi đạt Giác ngộ, Kiến tính, ngộ được tâm chư Phật và tâm mình là một. Báo thân hiện thân thành Phật A-di-đà. Ứng thân là thân Phật hoá thành thân người, là Phật Thích-ca Mâu-ni.

Mối liên hệ của Ba thân Phật theo quan điểm Thiền tông được thí dụ như sau: nếu xem Pháp thân là toàn bộ kiến thức y học thì Báo thân là chương trình học tập của một y sĩ và Ứng thân là y sĩ đó áp dụng kiến thức y học mà chữa bệnh cho người.

Quan điểm Tam thân trong Kim cương thừa

Trong Kim cương thừa thì Ba thân là ba cấp của kinh nghiệm giác ngộ. Chứng được Pháp thân chính là tri kiến được tự tính sâu xa nhất của muôn vật, và tự tính này chính là tính Không, trống rỗng. Báo thân và Ứng thân là thân của sắc giới, là phương tiện tạm thời giúp hành giả chứng ngộ được tính Không. Trong Phật giáo Tây Tạng, người ta xem Thân, khẩu, ý của một vị Đạo sư (sa. guru) đồng nghĩa với ba thân nói trên.

Trong Kim cương thừa, quan điểm Ba thân có mục đích phát biểu các tầng cấp khác nhau của kinh nghiệm giác ngộ. Pháp thân là tính Không, là Chân như tuyệt đối, bao trùm mọi sự, tự nó là Giác ngộ. Báo thân và Ứng thân là các thể có sắc tướng, được xem là phương tiện nhằm đạt tới kinh nghiệm về một cái tuyệt đối. Trong Phật giáo Tây Tạng, người ta xem thân, khẩu, ý của một vị đạo sư chính là Ba thân, được biểu tượng bằng thần chú OṂ-AH-HUNG (gọi theo tiếng Tây Tạng). Sức mạnh toàn năng của Pháp thân được thể hiện ở đây bằng Phổ Hiền (sa. samantabhadra). Các giáo pháp Đại thủ ấn và Đại cứu cánh giúp hành giả đạt được kinh nghiệm về tâm thức vô tận của Pháp thân. Báo thân được xem là một dạng của “thân giáo hoá.” Các Báo thân xuất hiện dưới dạng Ngũ Như Laivà được xem là phương tiện để tiếp cận với Chân như tuyệt đối. Báo thân xuất hiện dưới nhiều hình tướng khác nhau, tịch tĩnh (sa. śānta) hay phẫn nộ (sa. krodha), có khi được trình bày với các vị Thần thể (bo. yidam) hay Hộ pháp (sa. dharmapāla).

Ứng thân là một dạng “thân giáo hoá” với nhân trạng. Trong Kim cương thừa, Ứng thân hay được hiểu là các vị Bồ Tát tái sinh (Châu-cô). Ba thân nêu trên không phải là ba trạng thái độc lập mà là biểu hiện của một đơn vị duy nhất, thỉnh thoảng được miêu tả bằng thân thứ tư là Tự tính (Tự nhiên) thân (sa. svābhāvikakāya). Trong một vài Tantra, thân thứ tư này được gọi là Đại lạc thân (sa. mahāsukhakāya).

TAM TẠNG

Tam tạng (zh. 三藏, sa. tripiṭaka, pi. tipiṭaka, bo. sde snod gsum སྡེ་སྣོད་གསུམ་) có các nghĩa sau:

Là ba phần cốt tuỷ của kinh sách đạo Phật, gồm:
Kinh tạng (zh. 經藏, sa. sūtra-piṭaka, pi. sutta-piṭaka, bo. mdo sde`i sde snod མདོ་སྡེའི་སྡེ་སྣོད་) bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử. Hiện tại Phật giáo có 2 hệ Kinh tạng:

Kinh Nam truyền (Nikaya) được phiên dịch từ tiếng Pali và được xem là gần gũi với lời Phật dạy nhất; gồm năm bộ: 1. Trường bộ kinh (pi. dīgha-nikāya), 2. Trung bộ kinh (pi. majjhima-nikāya), 3. Tương Ưng Bộ kinh (pi. saṃyutta-nikāya), 4. Tăng chi bộ kinh (pi. aṅguttara-nikāya) và 5. Tiểu bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya). Ngoài ra còn có bốn bộ A-hàm viết bằng tiếng Phạn: Trường A-hàm (tương ứng với Trường bộ kinh), Trung A-hàm (tương ứng với Trung bộ kinh), Tăng Nhất A-hàm, và Tạp A-hàm

Kinh Bắc truyền: điển hình như các bộ Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Bảo Tích, Đại Tập, Kim Cang, Bát Nhã…

Luật tạng (zh. 律藏; sa., pi. vinaya-piṭaka, bo. `dul ba`i sde snod འདུལ་བའི་སྡེ་སྣོད་), chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng-già (sa., pi. saṅgha) cũng như các giới luật của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Phật nhập Niết-bàn.

Luận tạng (zh. 論藏, sa. abhidharma-piṭaka, pi. abhidhamma-piṭaka, bo. mngon pa`i sde snod མངོན་པའི་སྡེ་སྣོད་) — Phật giáo nguyên thủy gọi là A-tì-đạt-ma hoặc Vi diệu pháp — chứa đựng các quan niệm đạo Phật về triết học và tâm lý học. Luận tạng được hình thành tương đối trễ, có lẽ là sau khi các trường phái đạo Phật tách nhau mà vì vậy, nó không còn giữ tính chất thống nhất, mặc dù sự khác biệt giữa các trường phái không đáng kể.

Tam tạng còn được truyền lại trọn vẹn nhất chính là Tam tạng tiếng Pali, có lẽ xuất phát từ một bản của Trưởng lão bộ (sa. sthaviravādin) ở Trung Ấn. Theo truyền thuyết, Kinh tạng và Luật tạng bằng tiếng Pali được viết lại trong lần kết tập thứ nhất (năm 480 trước Công nguyên), trong đó Ưu-bà-li nói về Luật và A-nan-đà trình bày giáo pháp. Những lời thuật lại của hai vị đại đệ tử này đã trở thành cơ sở của hai tạng đó. Theo một số tài liệu thì Luận tạng cũng hình thành ngay sau đó. Ngoài văn hệ Pali, ngày nay người ta cũng còn các tạng kinh, luật bằng Phạn ngữ, được Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivādin) lưu truyền, nhất là ở những vùng Tây Bắc Ấn Độ.
Kinh sách của các tông phái khác như Đại chúng bộ (sa. mahāsāṅghika) và Pháp Tạng bộ (sa. dharmaguptaka) ngày nay chỉ còn trong bản chữ Hán và tiếng Tây Tạng. Các kinh sách quan trọng của Phật giáo Trung Quốc và Nhật Bản phần lớn đều xuất phát từ Pháp Tạng bộ. Các bộ này không xếp thành hệ thống nghiêm khắc như những tạng Pali và qua thời gian cũng có thay đổi. Danh mục cũ nhất về các Kinh tạng vào năm 518 ghi lại 2113 tác phẩm. Toàn bộ kinh sách đó được in lại lần đầu trong năm 972.

Một danh hiệu dành cho những Cao tăng, những vị Đại sư được xem là tinh thông Tam tạng, như vậy là thông suốt hết tất cả những thánh điển nhà Phật, ví dụ như trường hợp hai vị Huyền Trang và Cưu-ma-la-thập, là những vị cao tăng được gọi Tam tạng pháp sư.
Một cách gọi kinh điển, giáo lý của hàng Nhị thừa.
Chỉ ba loại hành giả: Hành giả Thanh Văn (zh. 聲聞), hành giả Duyên Giác (zh. 緣覺) và hành giả Bồ Tát (zh. 菩薩).

TAM BẢO

Tam bảo (zh. sānbăo 三寶, ja. sanbō, sa. triratna, pi. tiratana) là “Ba ngôi báu”, ba cơ sở chính của Phật giáo: Phật, Pháp, Tăng, tức là bậc giác ngộ, giáo pháp của bậc giác ngộ và những người bạn đồng học. Người có niềm tin kiên cố nơi Tam bảo được gọi là bậc Dự lưu (vào dòng). Người Phật tử biểu lộ sự tin tưởng bằng cách quy y Tam bảo (Tam quy y). Trong mười phép quán Tùy niệm (pi. anussati), ba đối tượng đầu tiên là Tam bảo.

Ý nghĩa của Tam bảo được hiểu rộng hơn theo truyền thống Đại thừa. Trong các buổi giảng dạy về Thiền, đặc biệt sau các chương trình Tiếp tâm (ja. sesshin), quán Công án, các thiền sinh được hướng dẫn vào lối nhìn Tam bảo của Đại thừa. Theo cách nhìn này thì người ta có thể phân ý nghĩa Tam bảo ra ba tầng cấp:

Nhất thể tam bảo (zh. 一體三寶, ja. ittai-sambō; cũng được gọi là Đồng thể tam bảo; 同體三寶) bao gồm:
Đại Nhật Phật, hiện thân của Pháp thân (sa. dharmakāya), biểu hiện của sự bình đẳng vô vi, sự thông suốt tính Không (sa. śūnyatā) và Phật tính của vạn vật.
Pháp (sa. dharma), được hiểu là luân lý của toàn thể vũ trụ và theo đó thì tất cả những pháp hiện hữu đều theo nhân duyên mà sinh, đều phụ thuộc vào nhau.
Sự xuyên suốt giữa hai điểm 1. và 2. nêu trên và từ đó xuất phát ra một sự thật, một sự thật mà chỉ một bậc Giác ngộ mới có thể trực chứng được.

Hiện tiền tam bảo (zh. 現前三寶, ja. genzen-sambō; cũng có lúc được gọi là Biệt thể tam bảo 別體三寶) gồm có:
Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni (sa. śākyamuni), người sáng lập Phật giáo qua sự giác ngộ của chính mình và là người đã thực hiện được Nhất thể tam bảo.
Pháp, ở đây được hiểu là giáo lý của Phật, được Phật thuyết giảng.
Các vị đệ tử của Phật.

Trụ trì tam bảo (zh. 住持三寶, ja. juji-sambō) bao gồm:
Những tranh tượng của Phật được truyền lại đến ngày nay.
Những lời dạy của chư vị Phật trong kinh sách.
Chư Phật tử hiện nay, những người đang tu học và thực hiện Chính pháp.
THANK YOU
30-01-2019, 03:10 AM
Bài viết: #249
RE: NEW TOPIC'S DQ
BÀI VIẾT CỦA HT THÍCH TRÍ SIÊU > Bà con xem xong thấy ưng hay kg tùy quan điểm và tông phái , copy để tham khảo miển bàn nhé.dq

Mùa Thu năm Ðinh Mão 1987
tại Thiền Ðường Sakyamuni, Montbéon.
Thích Trí Siêu

Khi nói đến Thiền thì nhiều người hoang mang vì có cả một rừng Thiền nào là Như Lai Thiền, Tổ Sư Thiền, Thiền Ðốn Ngộ, Thiền Ông Tám, Thiền Yoga, Thiền Tây Tạng, Thiền Zen... không biết theo ai bây giờ? Nếu đến chùa hỏi Thầy thì hầu hết những chùa chiền đều tu theo Tịnh Ðộ, chỉ chuyên tụng kinh, làm đám. Vì không ai chỉ dạy nên người chán nản thì theo đại một phái Thiền khác. Nếu là Thiền Phật giáo như Tây Tạng hay Zen thì còn đỡ, nhưng nếu chẳng may rơi vào Thiền ngoại đạo thì ôi thôi, không những uổng một kiếp này mà còn uổng cả muôn ngàn kiếp sau, vì sai một ly đi ngàn dặm. Cổ nhân có câu: "Thà đành ngàn năm không ngộ, không cam một phút sai lầm".
Tứ Niệm Xứ là một pháp hành Thiền do chính Ðức Phật xưa đã đích thân chỉ dạy cho các đệ tử. Nhờ hành theo đó, các đệ tử đã giải thoát đắc quả vô sanh (A La Hán). Cũng một phần do đó mà một số người theo Ðại Thừa đã bỏ qua và lãng quên pháp hành này, cho rằng đó là pháp Tiểu Thừa. Phật pháp không có đại hay tiểu, có chăng là do chính chúng ta ưa phân biệt đặt ra mà thôi.
Vì không ngoài mục đích giới thiệu sơ qua về "pháp hành" Thiền Tứ Niệm Xứ, chắc chắn độc gỉa sẽ cảm thấy nó khô khan, vô vị, không mấy hứng thú. Nhưng không có một sự giác ngộ nào có thể có được nếu chính ta không chịu thực hành, không chịu trở về quan sát nội tâm, theo dõi và ghi nhận tất cả những hoạt động biến chuyển của pháp, không chịu nương theo Giới, Ðịnh, Huệ. Các bạn hãy suy nghĩ và tu tập theo Tứ Niệm Xứ, nếu thấy hợp và có nhân duyên thì các bạn chịu khó lên đường tìm Thầy hoặc bạn để học hỏi thêm, nếu ngược lại thì chắc bạn không có nhân duyên rồi, tốt hơn là nên đi tìm phương pháp khác vậy.

Về Tứ Diệu Ðế, trong các kinh sách thường nói như vầy: Khổ đế là quả luân hồi. Tập đế là nhân luân hồi. Diệt đế là quả Niết Bàn. Ðạo đế là nhân Niết Bàn. Chắc chắn Tứ Diệu Ðế là chân lý cao thượng, nhưng theo tôi nghĩ thì Ðạo đế quan trọng hơn cả. Vì chỉ có Ðạo đế mới làm đạo Phật khác hẳn các đạo khác. Vì sao? Vì các đạo khác cũng biết đời là khổ, biết tu hành để cầu sự sung sướng, nhưng con đường đi của họ không thể đưa tới sự giải thoát rốt ráo.
Khổ thì chúng ta đã khổ rồi, nguyên nhân của khổ thì chúng ta đã tạo rồi, Niết Bàn thì chưa đạt tới, chỉ có con đường đưa đến Niết Bàn mà chúng ta cần và đang tiến bước là hiện tại. Chỉ có giờ phút hiện tại là chúng ta có thể sung sướng hay khổ đau, là tốt hay xấu mà thôi. Ngày hôm qua anh B có thể đã giết bao mạng người, nhưng ngày hôm nay đây anh đang cứu sống tôi. Nói như thế, độc giả có thấy được tầm quan trọng của giờ phút hiện tại không?
Nếu thấy được chỉ có trong giờ phút hiện tại mà ta có thể là một người hiền hay ác, sung sướng hay đau khổ, giác ngộ hay vô minh, thì các bạn sẽ cảm thấy hứng thú hành theo pháp Thiền này. Tu Thiền vì sao ít có người hành? Vì đa số chỉ thấy ngày hôm qua và ngày mai thôi, họ ít thấy hiện tại. Những người tu theo Tịnh Ðộ cũng vậy, họ không chịu thấy hiện tại, họ chỉ muốn thấy ngày sau (khi chết) được ở Cực Lạc. Bây giờ chỉ lo đếm tiền, đến tối mới đi niệm Phật vài chuỗi gọi là lấy công với Ðức Phật Di Ðà. Người tu theo pháp môn tụng Kinh thì chỉ ưa tụng những Kinh Ðại Thừa nổi tiếng như Pháp Hoa, Niết Bàn, Hoa Nghiêm, Kim Cang... Mỗi khi đến chùa, có ai hỏi độ này tu hành ra sao, thì trả lời: "Ðộ này tôi tụng được 7 bộ Pháp Hoa, 4 bộ Niết Bàn..." rồi lấy đó làm hãnh diện cho là mình tu nhiều. Kỳ thực tham, sân, si ngã mạn của mình không giảm, mà có điều lại tăng thêm. Ðến chùa thì chỉ hay ăn nói khoe khoang, khen Thầy này, chỉ trích Thầy kia, thế này thế nọ... Ðây không phải chỉ trích ai cả mà để nói lên tình trạng tâm lý của đa số những người tu theo pháp môn tụng Kinh, niệm Phật.
Còn Thiền thì sao? Tình trạng tâm lý của những người tu Thiền có hơn gì người tu Tịnh Ðộ không? Người tu ngày nay chỉ chuyên nghiên cứu Thiền, rõ biết lịch sử của chư Thiền Ðức thuở xưa. Mỗi khi nói đến Thiền, thường đem ra kể cho Phật tử nghe để rồi gieo cho họ ý nghĩ là Thiền dành cho những hàng thượng căn thượng trí, còn thời nay mạt pháp, chúng ta là hạ căn độn trí chỉ nên niệm Phật cho chắc ăn. Những hành động, cũng như thành tích của các Thiền Sư chứng ngộ đều có tính cách lạ kỳ, phá chấp, nên nhiều người học Thiền thời nay đều hay bắt chước để rồi tưởng mình cũng phá chấp, phá ngã, đó thật là một điều tai hại và lầm lẫn. Là bậc Thầy, nên chỉ dẫn cho Phật tử phương pháp hành Thiền, chứ đừng nên kể chuyện Thiền. Dĩ nhiên khi nói về phương pháp hành Thiền thì thấy khô khan và dễ làm chán nản cho người nghe, còn nếu kể chuyện Thiền thì hấp dẫn và vui hơn. Ðó có khác chi một đàng chỉ dẫn cách thức làm bánh, và đàng khác là tả sự ngon ngọt của một cái bánh đã thành hình. Một đàng là nhân, một đàng là quả. Người trí học tạo nhân vì biết quả sẽ do đó tự thành, người thường chỉ lo biết quả bỏ quên nhân. Ðức Phật xưa kia không nói nhiều về cảnh giới của Niết Bàn, ngược lại, Ngài đã giảng dạy suốt 45 năm về những phương pháp đưa đến giải thoát mà ngày nay chúng ta quen gọi là Ðạo Phật.
Ðiều sai lầm của một số người "tu Thiền" (hay là học Thiền) thời nay là chỉ thích đem Kinh sách Thiền ra bàn luận và giảng giải xuyên qua sự hiểu biết của mình.
Thay vì nói nhiều về Thiền, một vị Thầy có thể bảo Thiền sinh nhẹ nhàng ngồi xuống, bắt chéo chân theo tư thế bán già hoặc kiết già rồi theo dõi hơi thở. Thay vì ăn uống vội vã hấp tấp cho xong để còn lo đi làm việc khác, một vị Sư có thể lặng lẽ, chậm chạp nâng tách trà lên uống thong thả, đó là dạy Thiền một cách trực tiếp, không cần dùng ngôn ngữ danh từ. Thay vì bắt một chú tiểu học thuộc làu bộ Tỳ Ni, Oai Nghi rồi bắt chú trả bài có lệ trước khi cho thọ giới, vị Thầy đó có thể kiểm soát trực tiếp hoặc cho đệ tử biết giữ chánh niệm, làm việc thong thả, chậm rãi, theo dõi từng cử động của thân thể v.v...
Các nước tu theo Ðại Thừa thường không có địa thế và hoàn cảnh thuận lợi cho việc tu hành nội tâm, chư Tăng phải thường tiếp xúc việc xã hội, quốc gia nhiều, ở trong tình thế dễ làm mất chánh niệm, Nhất là ngày nay, quý Thầy lo tạo chùa to, tượng lớn muốn "hoằng dương chánh pháp", báo Phật ân đức, hành Bồ Tát đạo, thế nên nhiều đầu công mối nợ, Tăng Ni trong chùa phải chấp tác nhiều hơn, và các công việc chùa chẳng khác những việc ngoài đời là bao. Khi các đệ tử ở vào tình thế, hoàn cảnh dễ mất chánh niệm, dễ phiền não, lúc đó các bậc Thầy mới sáng chế ra những phương thức mới mẻ hầu giúp cho đệ tử trở về chánh niệm, thúc liễm thân tâm.
Kinh sách Ðại Thừa của chúng ta rất phong phú, nhưng ngày nay người tu theo Ðại Thừa phần đông chỉ còn là những học giả. Với danh nghĩa hành Bồ Tát đạo, tùy thuận chúng sanh để độ họ, chúng ta đã biến đổi nhiều, và đã đi quá xa mục đích chính của đạo Phật là tìm cầu giác ngộ giải thoát.
Có người bảo Ðại Thừa là sửa đổi giáo pháp làm sao cho hợp thời cơ để độ càng nhiều chúng sanh càng tốt. Nhưng ta hãy nhìn lại xem, hãy so sánh Phật tử Ðại Thừa (Việt Nam, Tàu, Nhật, Ðại Hàn) và Phật tử Tiểu Thừa (Thái Lan, Tích Lan, Miến Ðiện...) xem ai thuần thành hơn, ai sùng đạo và đông hơn? Phật tử Ðại Thừa, nhất là Việt Nam, thường hay xem thường và chỉ trích chư Tăng. Chắc hẳn có những Phật tử không hiểu đạo, ăn không nói có, nhưng cũng có một số người xuất gia tu hành chân chánh. Tuy nhiên chúng ta không nên "vơ đũa cả nắm". Chuyện gì xẩy ra cũng có nhân duyên của nó, không có ai đúng và không có ai lỗi cả, nếu đúng thì đúng hết, nếu lỗi thì lỗi cả. Ở đây ta chỉ nên nhận định một cách khách quan tình trạng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
Học rộng, giao dịch nhiều, tụng Kinh, thuyết pháp, đó là "nghề" của chư Tăng. Còn sống lặng lẽ, xa lìa ngũ dục, trở về nội tâm thì sao? Quý Thầy ít cho Phật tử thấy cái gương đó! Vẫn biết phải "y pháp bất y nhân", nhưng ngày nay là đời mạt pháp, căn cơ chúng sanh yếu kém, họ đâu có thể y theo câu đó một cách dễ dàng. Và đến lúc nào đó, người thuyết pháp phải ngưng thuyết pháp và bắt đầu "thực hành" để làm gương cho họ thấy rõ hơn, để lòng tin của họ vững chắc hơn.
Nhìn lại các quốc gia theo Phật giáo Nguyên thủy, mang tiếng chỉ lo tự độ, ích kỷ, nhưng tại sao Phật giáo ở những nơi đó lại là quốc giáo? Tại sao chư Tăng ở đó không cần ứng phú, làm đám, cầu an, cầu siêu, độ sanh, mà Phật tử vẫn theo, vẫn kính nể? Vì mỗi người biết và lo làm bổn phận của mình. Các Sư chỉ lo tu hành, còn Phật tử thì chỉ biết mình có bổn phận hộ trì cúng dường chư Tăng để các vị ấy sớm thành đạo quả, và không đòi hỏi gì khác hơn là Thầy tu chỉ lo tu thôi.
Còn Phật giáo Việt Nam thì sao? Quý Thầy (chịu ảnh hưởng Tàu) chế đặt ra nhiều nghi thức cúng kiến, các lễ lược, văn nghệ để "tùy thuận chúng sanh" để rồi cuối cùng bị kẹt trong ấy, bị biến thành nhân viên của những nghi thức lễ lược ấy. Phật tử chỉ đến chùa khi trong gia đình có người chết hay bị bệnh để cầu siêu, cầu an, hoặc khi có đám chay, đám tiệc, lúc xong thì lấy tiền ra cúng dường quý Thầy hay nói đúng hơn là trả công cho quý Thầy, không còn biết cúng dường hay bố thí một cách trong sạch, bất vụ lợi. Nhất là hầu hết các chùa Việt Nam hải ngoại đều theo Tịnh Ðộ, lấy tụng Kinh ứng phú làm đầu, khiến Phật tử trở nên xem các vị Sư như những "thợ tụng". Thầy nào tụng không hay, giọng không tốt thì không đến chùa đó nữa. Rồi thì quý Thầy sống trong vòng lẩn quẩn, không làm thợ tụng thì không được, vì sẽ không còn được coi như là một ông thầy nữa. Vị nào ý thức điều đó mà muốn thoát ra cũng khó, vì nếu thoát ra lại sợ sẽ không có Phật tử cúng dường, nên đành nhắm mắt, xuôi tay trôi theo thế tình. Trong một gia đình, ai có đông con là tự biết mình có nhiều oan gia ràng buộc, trong chùa cũng vậy, vị Thầy nào có nhiều Phật tử ưa chuộng mình thì cũng có nhiều sự ràng buộc, nhưng đa số quý Thầy lại lấy đó làm hãnh diện, tưởng là mình khéo hướng dẫn Phật tử, mà thật ra đã vô tình làm nô lệ cho Phật tử.
Chùa to, nổi tiếng, đông Phật tử là những điều mà đa số người xuất gia ngày nay đều lấy đó làm mục đích đánh dấu sự thành công của mình trên đường đạo.Là Ðại Thừa, theo Bồ Tát đạo, ta được quyền mở mang, dùng mọi phương tiện phát triển đạo, nhưng xin đừng quên và đi quá xa nguồn gốc.
Thiền trong Phật giáo Việt Nam bị lãng quên, không những bị lãng quên mà có khi không có chỗ đứng nữa. Số Phật tử lui tới chùa thường là những người già lớn tuổi, trong đó đa số lại là phụ nữ, tính tình hay cầu cạnh, nương tựa, nên rất thích hợp với lối tu cầu tha lực (Tịnh Ðộ). Thể theo nhu cầu đó, các chùa đã được dựng lập khá nhiều, nhưng đều lấy cúng kiến làm Phật sự chính.
Ở đây muốn giới thiệu, hay đúng hơn là nhắc lại một phương pháp hành Thiền do chính Ðức Phật Thích Ca đã dạy cho các đệ tử, đó là pháp Tứ Niệm Xứ. Pháp hành Thiền này, trong Phật giáo Ðại Thừa hầu như ít ai nhắc tới, mặc dầu các sách Phật học phổ thông có nói sơ qua trong 37 phẩm trợ đạo, nhưng nói một cách quá ngắn gọn về phần lý thuyết và thiếu sót về cách thức tu tập.

(còn tiếp)
THANK YOU
12-02-2019, 09:22 PM (Được chỉnh sửa: 12-02-2019 09:23 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #250
RE: NEW TOPIC'S DQ
Tứ niệm xứ và Tâm kinh

Tứ Niệm Xứ là một pháp hành Thiền do từ Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna Sutta) là một Kinh rất quan trọng trong Phật giáo Nam Tông. Còn Bát Nhã Tâm Kinh là một bài Kinh ngắn thường được tụng trong tất cả các thời Kinh trong Phật giáo Ðại Thừa Việt Nam. Hai Kinh này ý nghĩa có xung khắc nhau không?

A. Tứ Niệm Xứ

Kinh Niệm Xứ, thường được gọi là Kinh Tứ Niệm Xứ, là một trong những kinh trọng yếu nhất mà Ðức Phật đã thuyết giảng hơn 2500 năm về trước để rèn luyện, uốn nắn, làm cho quân bình và thanh lọc thân tâm.
Pháp Niệm Xứ được thiết lập trên sự áp đặt tâm niệm (Satipatthàna). "Sati" là niệm, "patthàna" là một hình thức rút ngắn của chữ Upatthàna có nghĩa là để gần lại tâm của mình.

Mở đầu bài Kinh có chỉ dẫn rõ ràng:
"Sau đây là những lời mà tôi đã được nghe Ðức Thế Tôn dạy, hồi Ngài còn đang cư ngụ ở Kammassadhamma, một khu phố của giống dân Kuru. Một hôm Ðức Thế Tôn gọi chư Tăng: "Này các Tỳ Kheo". Chư Tăng đáp: "Thưa Ðức Thế Tôn, có chúng con đây". Phật nói: " Này quý vị, đây ta chỉ cho quý vị con đường duy nhất (ekàyano maggo) để có thể gạn lọc bản thân, vượt thoát mọi phiền não, tiêu diệt ưu khổ, đạt tới chánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn: Ðó là Pháp Niệm Xứ".
Pháp Niệm Xứ có bốn phần, đó là tinh chuyên chú niệm vào:
1/ Thân (Kàyànupassanà). Niệm thân.
2/ Thọ hay cảm giác (Vedanànupassanà). Niệm Thọ.
3/ Tâm (Cittànupassanà). Niệm Tâm.
4/ Pháp (Dhammànupassanà) là những đối tượng của Tâm. Niệm Pháp.

Ðiểm chánh yếu ở đây là niệm (Sati) và sự chú tâm hay sự quan sát (anupassanà). Ở đây tôi chỉ tóm tắt đại ý của Kinh thôi.

1) Niệm thân. Hành giả quán niệm thân thể nơi thân thể. Xin độc giả lưu ý chữ quán niệm thân thể nơi thân thể, chứ không phải quán niệm thân thể nơi cảm thọ, hoặc quán niệm thân thể nơi tâm thức, v.v...
Vì đó có nghĩa là ngay nơi thân thể, hành giả quán niệm về thân thể, chứ không phải nương theo nơi một cảm giác hay ý tưởng mà quán niệm về thân thể. Quán niệm về thân thể là quán sát và ghi nhận tất cả những gì liên quan và đang xảy ra nơi thân thể.
Quán niệm về thân thể gồm có: hơi thở vô-ra, bốn oai nghi (đi, đứng, nằm, ngồi), các động tác thông thường, các bộ phận ở trong thân thể, tứ đại và 9 giai đoạn tan rã của thân thể.
Trong pháp niệm thân, đặc biệt là phần niệm hơi thở vô-ra (ànàpànasati). Hành giả ngồi xếp bằng thoải mái, đặt hết tâm ý vào sự theo dõi và ghi nhận hơi thở vào, hơi thở ra. Khi hỉt vào một hơi dài, hành giả biết mình đang hít vào một hơi dài; khi thở ra một hơi dài, hành giả biết mình đang thở ra một hơi dài... Ðây là một phương pháp hành thiền rất phổ thông, vì nó có thể thích hợp cho mọi người, để lắng tâm, cũng như để gom tâm an trụ. Chính đức Phật xưa kia đã tận lực hành trì để chứng đạo quả vô thượng Bồ Ðề, và ngài cũng quả quyết khẳng định tầm quan trọng của pháp hành này.

2) Niệm thọ hay cảm giác. Hành giả quán niệm cảm giác nơi cảm giác, có nghĩa là giác tỉnh chú tâm ghi nhận "một cách khách quan" những cảm giác hay cảm thọ của mình: vui sướng (lạc thọ), đau khổ (khổ thọ), hoặc không vui sướng cũng không đau khổ (xả thọ), xem chúng khởi lên ra sao và biến mất như thế nào. Thí dụ khi có một cảm giác vui, hành giả liền biết và ghi nhận: "có một cảm giác vui", và như thế hành giả hay biết các cảm thọ khác và chứng nghiệm một cách giác tỉnh các cảm giác ấy theo đúng thực tế, đúng như thật sự nó là như thế ấy.
Thường lệ, người ta hay thất vọng khi chứng nghiệm một thọ khổ và phấn khởi vui sướng khi thọ lạc. Công trình tu tập niệm thọ giúp cho hành giả chứng nghiệm tất cả cảm giác một cách khách quan, với tâm xả (bình thản), và tránh cho con người khỏi bị cảm giác của mình chi phối, khỏi phải làm nô lệ hay lệ thuộc nơi cảm giác.

3) Niệm tâm hay những hoạt động của Tâm. Trong khi hành thiền, nếu có những ý nghĩ hay tư tưởng phát sanh thì hành giả phải liền ý thức và ghi nhận chúng. Những tư tưởng ở đây có thể là tốt, là xấu, thiện hay bất thiện. Hành giả quán sát, theo dõi, nhìn cả hai mà không luyến ái hay bất mãn. Phương pháp quán sát tâm mình một cách khách quan giúp cho hành giả thấu đạt bản chất và hoạt động thật sự của tâm. Những ai thường xuyên niệm tâm sẽ học được phương cách kiểm soát và điều khiển tâm mình.

4) Niệm Pháp hay đối tượng tâm thức. Trong phần này hành giả quán niệm về: năm hiện tượng ngăn che hay ngũ cái (Nivaranà): tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo cử, nghi hối - Năm nhóm tụ hợp hay ngũ uẩn (Khanda): sắc, thọ, tưởng, hành, thức - Sáu giác quan và sáu loại đối tượng hay lục căn và lục trần (Ayatana): mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý và hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm, xúc chạm, tư tưởng - Bảy yếu tố của sự ngộ đạo, Thất giác chi (Bojhangà): niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, hành xả - Bốn sự thật cao quý, Tứ diệu đế (Catvari Ariya Sacca): khổ đau, nguyên nhân đưa đến khổ đau, sự chấm dứt khổ đau, và con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau.
Và cuối cùng trong Kinh nói rằng người nào thực hành bốn phép quán niệm trên, người ấy có thể có khả năng đạt được quả vị chánh trí ngay ở đây và trong kiếp này, hoặc nếu còn dư báo thì cũng đạt được quả vị không còn trở lại.
Ðặc biệt trong Kinh này, được lập đi lập lại câu: "Vị ấy (hành giả) sống tự do và không bám víu vào một thứ gì trong thế gian". "Tự do" ở đây có nghĩa là thoát ra khỏi ái dục (tanhà) và tà kiến (ditthi), cùng tất cả sự ràng buộc của danh sắc, một bản ngã thường còn hay một cái "Ta" vĩnh cửu.
Cũng cần nhấn mạnh là Pháp Tứ Niệm Xứ phải được thực hành một cách khách quan, có nghĩa là hành giả chỉ quán sát suông mà không nên dính mắc vào đề mục, không thấy mình liên hệ với đề mục. Khi ấy hành giả mới có thể nhìn thấy thực tướng của sự vật, thấy sự vật đúng như chúng là (yathàbhutan), chớ không phải thấy phớt bên ngoài, thấy hình như sự vật là như vậy.

Tứ Niệm Xứ phải được xem như là một phương pháp hành thiền, chứ không phải một lý thuyết suông. Trong Phật giáo Ðại Thừa, 37 phẩm Trợ đạo thường không được khai thác triệt để đúng với danh từ của nó, mà chỉ được xem như những lý thuyết cần để biết thôi. Trong các sách Phật Học căn bản khi nói đến Tứ Niệm Xứ thì thường định nghĩa và tóm tắt như sau
1/. Quán thân bất tịnh.
2/. Quán thọ thị khổ.
3/. Quán tâm vô thường.
4/. Quán pháp vô ngã.
Qua sự tóm tắt trên, ta thấy Tứ Niệm Xứ bị lý thuyết hóa một cách chủ quan và cùng lúc tạo cho độc giả một thành kiến sai lầm về Tứ Niệm Xứ.

Như quý vị đã xem qua ở phần trước là Tứ Niệm Xứ phải được áp dụng một cách khách quan.
-- Về Niệm Thân (Kàyànupassanà) có 6 đề mục quán niệm, trong đó có quán niệm về những bộ phận bên trong thân thể, và niệm về sự tan rã của một xác chết. Không thể vì hai đề mục này mà nói là quán thân bất tịnh. Nếu muốn đề cao đề mục quan trọng của niệm thân thì phải lấy đề mục quán niệm về hơi thở vô-ra, vì đề mục này đã được Ðức Phật dạy riêng trong Kinh quán niệm hơi thở (Anàpànasati Sutta).

Trong các sách Phật Học, khi nói Quán thân bất tịnh, cốt dạy cho độc giả quán tưởng làm sao để thấy được sự bất tịnh của thân, nhằm mục đích nhàm chán, ghê tởm thân để không còn bám víu vào nó nữa, và do đó có thể trị bệnh tham dục. Ðó cũng là một phép quán hữu ích nhưng không đúng với ý nghĩa niệm thân của Tứ Niệm Xứ.
-- Về Niệm Thọ (Vedanànupassanà) là quán niệm và ghi nhận những cảm giác dễ chịu (lạc thọ), khó chịu (khổ thọ) hay bình thường (xả thọ), biết rõ tính cách sanh diệt của chúng, nhờ đó hành giả thoát ra được sự ràng buộc của những cảm giác.

Trong các sách Phật Học, khi nói về niệm thọ đã ngụ ý bảo độc giả quán tưởng làm sao để thấy thọ là khổ, vì có nhận lãnh là có khổ. Chữ thọ được giảng với ý nghĩa là nhận lãnh một thứ đồ vật gì bên ngoài. "Thọ thì khổ" được xem là một phép quán dạy cho người ta bớt tham, nhưng đó không phải ý nghĩa của niệm thọ trong Tứ Niệm Xứ.
-- Về Niệm Tâm và Niệm Pháp cũng vậy. Nếu bảo quán tâm vô thường thì không đúng. Chính vì sự hoạt động của Tâm tạo ra những ý niệm sinh diệt, diệt sinh trong khoảnh khắc nên gọi là vô thường. Vô thường là những ý niệm đó chứ không phải Tâm. Còn bảo "Pháp vô ngã" thì đúng nhưng không phải ý nghĩa niệm pháp của Tứ Niệm Xứ.

B. Bát Nhã Tâm Kinh

Trong Phật giáo Bắc tông, chúng ta có thông lệ mỗi khi tụng một thời Kinh nào đều mở đầu bằng thần chú Ðại Bi và cuối cùng kết thúc bằng Tâm Kinh Bát nhã. Hầu hết các phật tử đến chùa, không ai là không thuộc Bát nhã, do đó nó được xem như một Kinh quan trọng vậy.
Bài Kinh này được Ngài Huyền Trang đời nhà Ðường dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán vào năm 649 Tây lịch. Toàn bài chỉ có 262 chữ. Bát nhã Tâm Kinh là nói tắt, nếu gọi cho đủ là Ma ha Bát nhã Ba la mật đa Tâm Kinh (Maha Prajnàpàramitàhrdaya Sùtra). Ma ha có nghĩa là lớn, Bát nhã là trí tụê, Ba la mật đa là đến bờ bên kia, Tâm (Hrdaya) là cốt lõi hay tinh yếu, chứ không phải tâm ý (citta). Ðại ý Kinh này nói về trí huệ rộng lớn có thể đưa hành giả sang bờ bên kia, tức bờ giải thoát.

Kinh này là Kinh nhật tụng của Phật tử tại gia cũng như xuất gia, và đã có rất nhiều sách giảng giải về ý nghĩa Kinh này. Vì thế ở đây sẽ không đi sâu vào chi tiết, mà chỉ hạn chế bình luận những điểm chính yếu của Kinh và sau đó so sánh nó với Kinh Tứ Niệm Xứ.

Toàn bộ Kinh có 262 chữ, nhưng đại ý của Kinh nằm gọn trong 25 chữ đầu: "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách". Nghĩa là có một vị Bồ Tát tên là Quán Tự Tại khi thực hành sâu về Trí hụê Bát nhã thì Ngài soi thấy 5 uẩn đều "không", và từ đó thoát mọi khổ nạn. Chữ "không" ở đây thường không được giảng giải rõ ràng, có sách nói "không" là không thiệt, có chỗ để nguyên chữ không, có chỗ nói tánh nó là không. Chữ "không" ở đây nên được hiểu là không có tự tánh (vide de nature propre), chứ không phải ‘không thiệt’ hay là "không" đối với "có". Chữ "không" (sùnyatà, emptiness, vide) này rất quan trọng, chính nó đã được xem như nền tảng của hệ thống giáo lý Ðại Thừa.

Tiếp theo sau câu "Quán Tự Tại... nhất thiết khổ ách", đến câu "Xá Lợi tử, Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị ". Dịch nghĩa là Xá Lợi tử, Sắc chẳng khác không. Không chẳng khác Sắc, Sắc tức là Không, Không tức là Sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy.
Trong phần Bát nhã Tâm Kinh ở đây chỉ bình luận hai câu đầu này thôi vì nó tóm lược tất cả những ý nghĩa quan trọng của Kinh. Còn những phần sau chỉ giảng giải thêm về tánh Không, về những diệu dụng của nó, tôi thấy không đem lại nhiều lợi ích cho người sơ cơ học đạo, mà ngược lại có thể biến họ thành những biện luận sư về tánh Không.

Kinh Bát nhã dạy chúng ta nếu muốn thoát khỏi mọi khổ nạn, đạt đến an vui, tự tại của Niết Bàn, thì phải thực hành Trí hụê Bát nhã, tức là quán chiếu làm sao để thấy rõ 5 uẩn không có tự tánh. Nhưng phải quán chiếu thế nào? Cách thức tu tập ra sao? Theo tôi thấy thì Kinh này không chỉ dạy cách thức tu tập. Người đọc Kinh này rồi, không thể đem ra áp dụng tu tập liền được nếu không hiểu rõ nghĩa Kinh. Họ cần phải nghiên cứu tìm tòi, suy luận về những lý nhân duyên sinh, bất nhị, tương tức, từ đó mới có thể hiểu được tánh Không của ngũ uẩn. Nhưng hiểu rồi thì đó cũng chỉ là trên phương diện ý thức mà thôi, chứ không phải thực chứng hay trực nghiệm. Những người hiểu được "5 uẩn giai không" có thể có rất nhiều, nhưng người thực nghiệm được "5 uẩn giai không" thì chắc có rất ít.

Lại có nhiều người lấy câu " Sắc tức là Không" của Kinh Bát nhã ra làm một triết lý đạo đức. Vì hiểu Kinh Phật dạy rằng tất cả đều Không, nên họ bảo rằng: "cái xe hơi này tôi chạy thả ga, nếu hư thì bỏ, hoặc nếu có mất, thì tôi cũng không buồn, vì (tôi coi) nó là Không". Họ lấy lý Không này mà bảo mọi người đừng chấp vào tất cả mọi sự, rồi từ đó nẩy ra hai hạng người: một hạng bất chấp tất cả, phóng túng, muốn làm gì thì làm; một hạng khác thì ngược lại, yếm thế, chán đời, không làm gì cả, vì tất cả là Không, có làm cũng chả được lợi ích gì. Vì lý do này Kinh Bát nhã cần phải được giảng dạy cẩn thận và tế nhị.

Trong Kinh câu "Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc" quan trọng và cần được giảng nhiều hơn câu "Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc". Trước khi nói tại sao, tôi xin đưa ra vài thí dụ thông thường để bạn đọc hiểu rõ 2 câu trên.
Lấy thí dụ cái bàn. Cái bàn không thể tự nhiên mà có, nó có đó là do sự kết hợp của những yếu tố "không phải là bàn" như gỗ, cây, cưa, đinh, người thợ mộc, tiều phu, rừng, đất, nước, mưa, mặt trời, v.v... Nếu thiếu một trong những yếu tố đó thì cái bàn không thể có được. Sự có mặt của cái bàn tùy thuộc và liên quan mật thiết với những cái "không bàn". Do đó ta có thể nói cái bàn chẳng khác gì cái "không bàn", những cái "không bàn" khi đủ nhân duyên hội hợp lại thành cái bàn, nên ta nói những cái "không bàn" chẳng khác gì cái bàn.

Chữ "bất dị" (không khác) trong câu "Sắc bất dị không" muốn nói lên sự liên quan mật thiết của tất cả sự vật (tương quan). Cái này có vì cái kia có, cái kia có vì cái này có; cái này không thể có nếu không có cái kia, và ngược lại cũng vậy.
Một thí dụ khác nói về bất dị: em bé 10 tuổi và ông già 70 tuổi. Em bé 10 tuổi theo thời gian lớn lên rồi già đi thành ông già 70. Em bé và ông già không phải là hai người mà cũng không hẳn là một người. Em bé theo thời gian trở thành ông già, có em bé nên mới có ông già, nên em bé chẳng khác gì ông già (bất dị). Nhưng em bé 10 tuổi xưa kia tóc xanh đen, nhỏ người, ngây thơ, còn ông già 70 tuổi hôm nay tóc bạc, cao gầy, nhiều kinh nghiệm; hai hình dáng, hai tâm tư khác nhau, ta không thể nói em bé chính là ông già, hay em bé và ông già là một được (bất nhất). Vì nếu là một tại sao lại có hai danh từ, em bé và ông già? Tại sao lại có hai hình dáng khác nhau?
Tất cả sự vật đều biến chuyển không ngừng từng giây phút, từng sát na. Từ một vật A chuyển thành vật B, ta không thể nói B khác A, mà cũng không thể nói B là A được. Ðây chính là lý Bất dị, Bất nhất trong Trung quán (Madhyamikà) của Long Thọ (Nagarjuna). Có nhiều vị nói Bát nhã thuộc pháp môn "bất nhị", theo tôi nghĩ Bất nhị gồm có Bất dị và Bất nhất. Vì lý do này, thay vì nói theo trong Kinh "Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc", tôi sẽ nói là: "Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Sắc, Không tức thị Không". Sắc chẳng khác gì không, nhưng Sắc vẫn là Sắc, Không vẫn là Không. Nhờ biết được Sắc chẳng khác gì Không, nên ta thấy được tánh không của cái bàn, nhưng Sắc vẫn là Sắc, nên ta không từ bỏ cái bàn, mà ngược lại cũng thấy được diệu dụng của cái bàn. "Thật tế lý địa bất thọ nhất trần, vạn sự môn trung bất xả nhứt pháp", tuy biết rằng không có cái gì có thể gọi là cái bàn được, nhưng nếu có người chỉ vào cái bàn mà hỏi ta đó là gì? Ta cũng phải trả lời là cái bàn. Ðó là Trung-Ðạo.

( còn tiếp)
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS