Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
NEW TOPIC'S DQ
14-02-2019, 11:07 AM
Bài viết: #251
RE: NEW TOPIC'S DQ
tiep trên

So sánh Tứ Niệm Xứ và Bát Nhã Tâm Kinh

Kinh Tứ Niệm Xứ nói về 4 lãnh vực quán niệm. Bát nhã Tâm Kinh nói về quán chiếu 5 uẩn là không. Một Kinh quan trọng của Nam Tông - Một Kinh thông dụng bên Bắc Tông. Một Kinh nói về cách thức tu tập. Một Kinh nói về triết lý cao siêu. Hai Kinh này có liên quan gì với nhau không? Mới nhìn qua ta thấy hình như khác nhau, nhưng thật ra cả hai Kinh đều nói về ngũ uẩn.

Không phải chỉ có Bát nhã Tâm Kinh nói về 5 uẩn là không, trong các Kinh điển Pali, Ðức Phật đã thường nhấn mạnh tánh cách vô thường, khổ, vô ngã của 5 uẩn:
"Này chư Tỳ Kheo, ngũ uẩn là vô thường (anicca); bất luận cái gì vô thường, đó là khổ (dukkha), đó là vô ngã (anatta), không phải là "của ta", không phải là "Ta", không phải là "bản ngã của ta". Vậy phải thấy nó bằng trí tụê tuyệt hảo, đúng như thật sự nó là như vậy. Người thấy được thực tướng của nó bằng trí tụê tuyệt hảo, tâm người ấy không cố bám vào, xa lìa phiền não, được giải thoát" (Tương ưng bộ Kinh, Samyutta Nikàya, quyển III).
Trong Kinh Tứ Niệm Xứ, bốn lãnh vực quán niệm đều liên quan đến 5 uẩn:
- Niệm thân thuộc về vật chất liên quan đến Sắc uẩn.
- Niệm thọ thuộc về cảm giác liên quan đến Thọ uẩn.
- Niệm tâm thuộc về sự nhận định biết mình liên quan đến Tưởng uẩn.
- Niệm pháp thuộc về tánh cách khác biệt chủ quan liên quan đến Hành và Thức uẩn.

Có một điều khác biệt giữa hai Kinh là: trong Kinh Tứ Niệm Xứ chỉ dạy hành giả quán niệm (quán sát và ghi nhận) trực tiếp và khách quan tánh cách sanh diệt của ngũ uẩn, chứ không phải suy tưởng chúng qua một lý thuyết nào, trong khi Bát Nhã Tâm Kinh dạy "chiếu kiến ngũ uẩn giai không", điều này có thể khiến cho hành giả cố gắng tìm tòi, suy tưởng mượn những lý thuyết có thể giúp cho hành giả hiểu được tánh không của ngũ uẩn.
Kinh Tứ Niệm Xứ dạy phương pháp thực hành mà không nói nhiều về lý thuyết. Tuy nhiên nếu hành giả tinh tấn thực tập thì sẽ đích thân trực nghiệm tánh cách vô thường của ngũ uẩn, và nếu hiểu được vô thường thì tự nhiên sẽ hiểu được vô ngã. Hai danh từ vô ngã (anatta) và không (sunyatà), theo tôi nghĩ, không khác nhau là mấy. Vì Vô ngã là đứng trên phương diện một chúng sanh mà nói, còn Không là trên phương diện pháp giới mà nói.

Tóm lại Kinh Tứ Niệm Xứ chỉ dạy cách thức tu tập, dẫn đến kết quả là thấu đạt được ngũ uẩn là Không (vô ngã), thuộc về Ðạo Ðế. Còn Bát Nhã Tâm Kinh nói về lý thuyết từ ngũ uẩn là Không trở đi (tức về tánh Không), thuộc về Diệt Ðế.
Người hành giả một khi thành tựu được phép quán Tứ Niệm Xứ thì sẽ sống độc lập và không bám víu vào bất cứ sự vật gì trong thế gian, câu này có khác gì "chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách".
Vì thế, muốn thực chứng Bát Nhã, hãy nên thực hành Tứ Niệm Xứ.

Thiền và Tịnh độ

Ngày nay trong Phật giáo còn lại ba tông phái chính là Thiền, Mật và Tịnh Ðộ. Riêng ở Việt Nam thì chỉ có Thiền Tông và Tịnh Ðộ tông là thịnh hành hơn cả. Ðại khái thì Thiền chủ trương tự lực, Tịnh Ðộ (có tự lực nhưng) nương tha lực. Mới xem qua dường như hai pháp môn này chống trái nhau, nhưng xét cho kỹ Thiền là trở về với bổn tánh thanh tịnh, đó không phải là tịnh sao? Còn Niệm Phật mà không có chánh niệm thì Tín, Hạnh, Nguyện không tròn làm sao vãng sanh, mà chánh niệm há chẳng phải là Thiền?
Người ta thường có khuynh hướng cho rằng Thiền cao hơn Tịnh Ðộ. Thật ra vấn đề không phải ở cao thấp mà ở chỗ bịnh nào thuốc nấy mà thôi.

Ðức Phật xưa kia đã tận tụy suốt 45 năm nói Pháp, từ cao xuống thấp, từ thấp lên cao, tùy căn cơ của chúng sanh mà chỉ bệnh cho thuốc. Ngài không quảng cáo một pháp môn nào cả, không đề cao Tịnh Ðộ hạ thấp Thiền, không bảo Thiền hơn Tịnh Ðộ. Sự phân biệt cao thấp, Ðại, Tiểu là do người sau này, căn cơ không được như đức Phật, không có nhất thiết chủng trí, không biết nhiều pháp môn, chuyên tu pháp môn nào thì chỉ đề xướng pháp môn đó thôi. Người thích tu Thiền không nên tưởng mình là thượng căn, người tu Tịnh Ðộ không nên có mặc cảm là hạ căn. Người tu khi lựa chọn pháp môn phải dùng trí hụê sáng suốt, biết bệnh của mình hợp với phương thuốc nào. Thượng căn hay hạ trí thực ra không có nghĩa gì cả, đó chỉ là những khái niệm nhị nguyên do chúng ta phân biệt đặt ra mà thôi. Một ông bác sĩ giỏi chữa hết bệnh đau mắt, không thể nói với một người đau tim rằng: "thuốc của tôi hay lắm, vì đã chữa khỏi nhiều người, ông nên uống vào sẽ hết bệnh". Cũng vậy, ta không thể nói Kinh nào hay Pháp môn nào hay hơn cả.

Tịnh Ðộ thật ra là một phần của Mật Tông. Theo Mật Tông hay đúng hơn là Mật thừa (Mantrayanà) còn gọi tên khác là Kim Cang thừa (Vajra-yanà), mỗi một vị Phật hay Bồ Tát đều có một câu thần chú tượng trưng cho bản nguyện của vị đó. Ðức Phật Thích Ca có câu thần chú "Om muni muni maha muni svahà", Phật A Di Ðà có "Om Amitabhà Hrih", Quan Thế Âm Bồ Tát có "Om mani padmè hùm ", v.v... Phật A Di Ðà ở phương Tây là một trong năm vị Dhyàni Buddha, và cõi Cực lạc của Ngài là một trong muôn ngàn cõi tịnh độ trong pháp giới.

Nhân tiện đây xin nhắc nhở nhưng ai tu Mật tông theo truyền thống Tây Tạng tức quán tưởng các hình tướng (déités, Yidams, Dakinis...) hoặc mandala, cần phải có bậc thầy truyền cho trực tiếp (Initiation, dbang). Nếu chỉ tu theo sách vở, hoặc học lóm thì sẽ dễ lạc đường và có thể mất trí.
Tịnh Ðộ thuộc Ðại thừa, hành giả tu niệm Phật cầu sanh về Cực Lạc, chứng được quả vị Bất thối chuyển rồi từ đó dần dần tiến đến quả vị Phật là cứu cánh. Tuy nhiên trên phương diện thực hành và truyền bá thì Tịnh Ðộ nhấn mạnh về việc vãng sanh Cực Lạc và hay lãng quên mục đích chân chánh là cầu thành Phật độ chúng sanh.

Người tu theo Tịnh Ðộ thường cho mục đích chính của sự niệm Phật là cầu sanh Cực Lạc, không nghĩ đến chuyện thành Phật, hoặc nghĩ từ đó sẽ học làm Phật sau. Niệm Phật để cầu thành Phật và muốn thành Phật phải học làm Phật. Ðến khi xả bỏ báo thân này thì đương nhiên sẽ về Cực Lạc để tiếp tục con đường thành Phật. Vì thế người tu Tịnh Ðộ vẫn cần phải học tất cả pháp môn, trau dồi Giới, Ðịnh, Huệ ngay khi còn ở Ta Bà này.

Tu Tịnh Ðộ muốn được vãng sanh cần phải có đầy đủ Tín, Hạnh, Nguyện. Tín là lòng tin chắc chắn có đức Phật A Di Ðà ớ Cực Lạc Phương Tây, và những ai chí tâm niệm danh hiệu Ngài thì sẽ được vãng sanh. Phần đông những người già gần chết, biết không còn nương tựa vào ai được nữa nên dễ phát lòng tin. Những người trẻ thì nghĩ mình còn sống lâu, tự tin và hy vọng tương lai tươi đẹp, nên khó tin cảnh Cực Lạc, vì thế nên Tịnh Ðộ bị xem như một pháp môn dành cho người già (thật oan uổng cho Tịnh Ðộ!). Hạnh: một khi tin chắc rồi thì hành giả phải gia công ngày đêm niệm Phật không gián đoạn, phải niệm đến nhất tâm bất loạn (tức là chánh niệm). Nguyện: hành giả đem hồi hướng tất cả công đức niệm Phật nguyện sanh Cực Lạc.
Ðại khái pháp môn tu Tịnh Ðộ là như vậy. Vì có rất nhiều sách giảng về Tịnh Ðộ, đọc giả có thể tìm nghiên cứu thêm, ở đây chỉ nhằm mục đích dung hòa hai lối tu giữa Thiền và Tịnh.

Ngày nay ở các chùa Việt Nam tu hành ra sao? Tu Thiền hay Tịnh?
Sáng sớm có một thời công phu khuya, gồm chú Lăng nghiêm, Ðại Bi, Thập chú. Ðây thuộc về khẩu Mật, vì chỉ tụng, không có bắt ấn, không quán tưởng, nên chỉ là một phần trong Tam Mật (thân, khẩu, ý).
Chiều thì có một thời Kinh Di Ðà hoặc Phổ Môn, Hồng Danh, Mông sơn. Ðây thuộc về Kinh, tạm gọi thuộc Tịnh Ðộ. Tối thì có chùa cho ngồi thiền từ hai mươi phút đến một tiếng, trong số đó thiền sinh có người thì niệm Phật, người thì loạn tưởng, người thì hôn trầm. Tạm gọi đây thuộc về Thiền.

Mới nhìn sơ qua ta thấy trong chùa gồm có cả ba pháp môn tu: Thiền có, Tịnh có, Mật có. Nhưng nhìn kỹ thì ta sẽ thấy chẳng có cái nào, vì chả có pháp môn nào được thực hành đúng đắn theo truyền thống của nó cả.
Tạm bỏ qua Mật tông, chỉ nói về Thiền và Tịnh. Tu Tịnh Ðộ nếu không hiểu lý thì Tín sẽ biến thành ỷ lại, không chánh niệm thì Hạnh không tròn. Không hiểu lý, không chánh niệm thì sẽ bê trễ lơ là, do đó Nguyện sẽ không thành. Vì thế những người trẻ khi tu theo Tịnh Ðộ cần phải trau dồi, học hỏi để thông hiểu lý, phải giữ chánh niệm, và phải phát nguyện cứu khổ chúng sinh, lập đi lập lại những lời nguyện ấy. Có thế Tịnh Ðộ sẽ bớt yếm thế và không còn bị coi như của người già.

Tu Thiền mà chê Tịnh Ðộ, thì đó chưa hiểu tự tánh (vốn chơn không mà diệu hữu). Tu Tịnh Ðộ mà bỏ Thiền, thì chưa hiểu tự Tâm (vốn diệu hữu nhưng không lìa chơn không).
Người tu Thiền có thể hồi hướng công phu cầu sanh Tịnh Ðộ, nếu chưa hoàn toàn tự chủ và sợ căn cơ còn yếu.

Người tu Tịnh Ðộ phải tập học giữ chánh niệm để đạt được an lạc ngay trong cuộc sống hiện tại và do đó sẽ tránh bớt cho Tịnh Ðộ mang tiếng dành cho ông già bà cả.

Dù theo Thiền hay Tịnh Ðộ, người tu cần phải xa lánh thế tục, cố gắng tìm nơi rừng núi, thôn quê, trau dồi đạo hạnh. Xưa kia các Thiền Sư, sau khi ngộ đạo, đều tìm nơi ở ẩn đến khi tâm đúc thành một khối mới ra độ đời. Chư Tổ Tịnh Ðộ như Ngài Huệ Viễn, Thiện Ðạo, Vĩnh Minh, không những xiển dương dạy chúng niệm Phật, mà chính mình cũng nhập thất niệm Phật làm gương. Ngày nay người tu như chúng ta, đạo lực, tâm lực, có bằng được một phần trăm, một phần ngàn của Cổ Ðức không, mà lại hay đi phê bình, chỉ trích người tu ẩn dật, cho họ là ích kỷ, căn tánh Nhị Thừa?
( còn tiếp)
THANK YOU
23-02-2019, 05:18 PM
Bài viết: #252
RE: NEW TOPIC'S DQ
(tiếp)

Tứ Niệm Xứ là một pháp hành thiền rất quan trọng mà xưa kia tất cả các vị Thánh Tăng đã hành theo đó mà đắc quả vô sanh (A La Hán). Dù quan trọng như vậy, nhưng sau khi Ðức Phật nhập diệt, Tứ Niệm Xứ dần dần bị lãng quên. Ngay ở các nước theo Phật giáo Nguyên Thủy phương Nam, cũng ít có ai thực hành pháp môn này, đa số hành theo Thiền định (Samatha), còn ở các nước theo Phật giáo Ðại Thừa phương Bắc, thì Tứ Niệm Xứ (còn được gọi là Thiền Minh Sát, Vipassanà), được coi như thuộc pháp môn Tiểu Thừa, nên không ai tu theo và khai thác cả. Riêng ở Việt Nam thì chư Tổ xưa kia đều là Thiền Sư, và Thiền ở Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa, nên Thiền Việt Nam và Trung Hoa được xem như là một và thuộc Ðại Thừa.
Vì thấy tình trạng chia rẻ giữa Ðại và Tiểu, làm cho một số Kinh sách căn bản trong Tam Tạng Pàli bị lãng quên, nên tôi so sánh nơi đây phép hành Thiền Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông để quý vị thấy rằng hai pháp môn này không khác nhau là mấy.

A/ THIỀN TÔNG

Theo Bắc tông thì vị Thiền Tổ thứ nhứt là ngài Ma Ha Ca Diếp (Maha Kapa). Sau đó giòng Thiền được truyền đến vị Tổ thứ 28 là Bồ Ðề Ðạt Ma (Bodhidharma), đến đây giòng Thiền ở Ấn Ðộ được truyền sang Trung Hoa. Ở Trung Hoa Bồ Ðề Ðạt Ma được xem là Sơ Tổ, và giòng Thiền tiếp tục truyền đến Lục Tổ Huệ Năng, sau đó y bát không còn được truyền xuống nữa.

Nhưng bắt đầu từ Lục Tổ trở đi thì Thiền Tông rất hưng thịnh, và đã truyền sang các nước lân bang như Cao Ly, Nhật Bản, Việt Nam.

Thiền Tông có cả thảy 33 vị Tổ, nhưng được đề cao nhất là Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma, chính vị Tổ này đã tạo cho Thiền Tông một sắc thái đặc biệt khi sang Trung quốc tuyên bố rằng đây chính là:
Giáo ngoại biệt truyền
Bất lập văn tự
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành Phật.

Do từ khẩu hiệu này mà Thiền Tông (ở Trung Hoa) còn được gọi là Tổ Sư Thiền, tức là Thiền xuất phát từ các Tổ Sư. Ðến đời Lục Tổ Huệ Năng thì Thiền lại chia làm hai phe. Nam đốn, Bắc tiệm (Tổ Huệ Năng xiển dương đốn ngộ ở phương Nam, Ngài Thần Tú chủ trương tiệm tu ở phương Bắc). Sau một thời gian thì chỉ còn lại Thiền phương Nam là thịnh hành hơn cả, nên Thiền Tông lại được gọi với một danh từ khác là Thiền Ðốn Ngộ. Chính phái Thiền này được truyền thừa từ Trung Hoa sang Việt Nam do Tổ Tỳ Ni Ða Lưu Chi, và chư Tổ sau này đều thuộc giòng Thiền này.

Chủ trương của Thiền Tông là gì? Vẫn là bốn câu kệ của Tổ Ðạt Ma: "Chẳng lập văn tự, Truyền ngoài giáo lý, Chỉ thẳng tâm người, Thấy tánh thành Phật". Chính bài kệ này đã làm cho Thiền Tông nổi bật với tánh cách kỳ dị của nó. Người ngoài mới nhìn vào có thể lầm lẫn, tưởng Thiền là một pháp môn đặc biệt, tu theo đó mau thành Phật. Nhưng thật ra bài kệ trên nếu đem áp dụng vào thực tế thì nó không còn đúng hẳn với ý nghĩa của nó nữa.
Xưa kia các Thiền Sư mỗi ngày đều thượng đường nói pháp, lời lẻ câu văn của các Ngài có thể thô tục, tầm thường, không văn hoa như nhưng danh từ dùng trong Kinh điển, nhưng tất cả đều ngụ ý giảng giải giáo lý của Phật, làm sao có thể nói "chẳng lập văn tự, truyền ngoài giáo lý" được.
Các Thiền Sư thường đánh đập, la hét, dùng đủ mọi phương tiện để cho đệ tử nhận ra ông chủ, hay tánh giác của mình, "chỉ thẳng tâm người" chỉ là một cách nói mà thôi. Nếu thấy tánh thành Phật liền thì 33 vị Tổ Thiền Tông đều đã là Phật cả rồi, nên nói đúng hơn là thấy tánh thành Tổ.

Tuy vậy nếu so sánh với các Tông phái khác thì Thiền Tông vẫn đặc biệt hơn, với tánh cách phóng khoáng tự tại trong việc dùng phương tiện để chỉ cho người tu nhận lại tánh giác hay "bản lai diện mục". Khi nhận được tánh giác rồi, người tu phải tiếp tục tinh tấn thực hành chánh niệm (Samma-Sati), xả trừ vọng tưởng đến ngày hoàn toàn sống với tánh giác (hằng giác) thì lúc đó gọi là chứng ngộ. Có chứng ngộ mới thoát khỏi sanh tử luân hồi, còn giác ngộ chỉ mới là chánh kiến (Samma Ditthi), phần đầu trong Bát Chánh Ðạo (Ariya Magga).

Người mà nhân nghe nửa câu hoặc một câu ngộ đạo, hay bị một đạp, một gậy giác ngộ, thì được gọi là "truyền tâm ấn". Những người này thường là những người lanh trí lẹ mắt, vì thế nên Thiền Tông được xem như chỉ dành cho hàng thượng căn. Nhưng hàng thượng căn thì bao giờ cũng ít, mà hạ căn thì bao giờ cũng nhiều, nên lần lần theo thời gian Tâm ấn bị thất truyền. Phần khác, sau này Tông Tịnh Ðộ được xiển dương rất hưng thịnh, nên những ai muốn tu Thiền không biết nương vào đâu. Nếu muống nương vào nhà Sư thì tâm ấn thất truyền, lấy ai cho ta thoại đầu, công án hay đánh đập đúng lúc cho ta giác ngộ. Thật ra các công án, thoại đầu, đánh đập, la hét chỉ là những phương tiện thiện xảo của các Thiền Sư tùy bịnh cho thuốc, rút đinh nhổ chốt, quả dưa chín một phen xúc chạm liền rớt mà thôi. Các Ngài không để lại phương thức tu tập nào cả, nếu để sẽ trái với câu "Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền". Vì các Ngài cố ý không theo một thứ lớp tu tập nào cả, nên có một số người tu theo Tiểu Thừa cho Thiền Tông là một quái thai của Phật giáo. Nếu quái thai mà đưa đến giác ngộ giải thoát thì chắc cũng nên quái thai!

Ngày nay giòng Tổ Sư Thiền gần như đã mất, trừ ra có Thầy Thanh Từ đang cố gắng hoằng dương lại. Kinh băng và sách của Thầy đã được phổ biến rộng rãi ngoài hải ngoại. Tuy nhiên nếu chỉ nghe Kinh băng hoặc đọc sách để mong chờ ngày giác ngộ thì thiệt là không thể có. Vì Thiền là một pháp hành, không phải pháp học, tự mình phải chiêm nghiệm thấy rõ được sự lưu chuyển của tâm thức mới mong thấy được tự tánh.

Kinh sách Thiền Tông ít có ghi lại những phương thức tu tập, đa số chỉ ghi lại những biến cố giác ngộ của các Thiền Sư, mang nhiều tính cách ly kỳ, hấp dẫn như các trường hợp giác ngộ khi bị đánh, hét, hoặc khi thấy hoa nở, nghe tiếng mưa rơi v.v... Khi đọc những trang sách này, người tu Thiền thường có khuynh hướng mong cầu được giác ngộ giống như vậy.

Nếu đọc Kinh sách Nguyên Thủy như trong Trưởng Lão tăng kệ (Théragatha), ta sẽ thấy trong đó cũng có ghi lại những trường hợp mà chư Thánh Tăng trong thời đức Phật đã giác ngộ. Thí dụ trường hợp của Ngài A Nan chứng quả A la Hán trong khi đang quay mình đặt lưng xuống nghỉ, Ngài Châu lợi Bàn Ðà Già ngộ đạo trong khi đang quét nhà, v.v... Nhưng sự việc này ít được nói đến, vì đó chỉ là kết quả hiển nhiên của một sự tu tập chánh niệm hoặc Minh Sát Tuệ đến mức thành tựu.
Chân lý là cái gì tuyệt đối, Pháp thân thì bất khả thuyết, bất khả tư nghì, vì thế Thiền Tông chủ trương chỉ thẳng (cho người nhận ra) bổn tánh, không dài giòng văn tự. Càng nói lý bao nhiêu, càng đi xa Thiền bấy nhiêu. Việc đó chỉ dành cho những học giả muốn thỏa mãn tài phân tách của mình mà thôi.
Chúng ta có cái tật là hay học thuộc lòng những câu kệ, chú của các Thiền Sư đắc đạo, rồi mỗi khi nói đến Thiền thì đem ra lập lại, giảng nghĩa bàn luận, có biết đâu là mình đang nhai đi nhai lại cặn bã của kẻ khác. Người nào tu người đó biết, người nào chứng người đó hay, những câu thơ câu kệ xưa kia là của riêng các Thiền Sư, không dính líu gì đến ta cả, không nên si mê dại dột mà nhận của người làm của mình. Vì nhận lầm như thế nên đa số người học Thiền đều tưởng lầm là mình phá chấp và sắp sửa thành Tổ cả rồi!
Xưa kia Tổ Ðạt Ma đem Thiền vào Trung Quốc với một hình thái kỳ dị chỉ nhằm mục đích giải tỏa sự chấp chặt vào văn tự Kinh điển của một số người thuở đó ưa học Phật mà không chịu tu Phật. Ngày nay trình độ học Phật rất kém, nên ta không thể chấp vào Kinh điển được, nhưng ngược lại chúng ta lại đi chấp chặt vào những kinh kệ của chư Tổ, nhất là Thiền đốn ngộ. Vì lý do này, nên tôi nghĩ rằng những ai muốn truyền bá Thiền, thì tốt hơn là nên truyền bá Thiền của Ngài Thần Tú hơn là Thiền của Ngài Huệ Năng. Làm như vậy có thể có lỗi với Lục Tổ, nhưng chắc không phụ ơn đức Phật. Vì đức Phật chỉ muốn làm sao cho chúng ta thoát khỏi sanh tử luân hồi, chứ Ngài đâu có muốn chúng ta thành Tổ!

Thiền Tông đã đặt nặng và đề cao sự đốn ngộ quá, để rồi những người theo Thiền sau này quên đi con đường dẫn đến giác ngộ, nó chỉ là một trợ duyên cuối cùng giúp cho hành giả ngộ đạo mà thôi.
Cũng cần nhắc lại là ngộ đạo chưa phải hoàn toàn giải thoát (sanh tử). Ngộ đạo chỉ là bước đầu, đồng nghĩa với kiến tánh, hay giải ngộ. Trong Kinh Pháp Hoa có nói Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật. Ngộ rồi phải tu tiếp đến khi nhập mới thôi, lúc đó gọi là chứng ngộ, hay hoàn toàn giải thoát. Từ lúc ngộ đạo cho đến lúc hoàn toàn giải thoát, con đường còn lại vẫn còn cam go và khó khăn, hành giả phải khéo léo, kiên nhẫn đối phó với mọi sự cám dỗ, thu hút của sắc trần bên ngoài, và sự lừa bịp, lôi kéo của vọng tưởng bên trong. Không phải một sớm, một chiều mới cất bước lên đường mà đã tới đích rồi đâu.

Theo tôi nghĩ, chúng ta không nên dùng chữ Thiền Ðốn Ngộ mà đúng hơn nên dùng chữ Tổ Sư Thiền. Vì chữ Thiền Ðốn Ngộ hay làm cho người ta hiểu lầm là nếu tu theo Thiền này sẽ mau giác ngộ. Nhưng "tu nhất kiếp, ngộ nhất thời ", hay "tu vạn kiếp ngộ nhất thời" cũng có. Ðạo Phật dạy về nhân quả, có gieo nhân giác ngộ mới mong gặt được quả giác ngộ. Khi có đầy đủ "nhân và duyên" thì quả giác ngộ tự thành. Nếu có người nào bảo rằng không học mà biết, không tu mà thành thì người đó không nói đạo Phật. Thí dụ trường hợp của Ngài Huyền Giác (tác giả Chứng đạo Ca) đương thời gọi Ngài là "Nhứt túc giác" (một đêm giác ngộ). Trước khi đến tham vấn Lục Tổ, Ngài đã tu hành giới hạnh trang nghiêm, chuyên tu Chỉ-Quán (Samatha-Vipassanà). Nhân duyên đã đầy đủ, đến khi gặp Lục Tổ liền được ấn chứng.

B/ SO SÁNH TỨ NIỆM XỨ & THIỀN TÔNG

Thiền Tông được truyền xuống từ Chư Tổ nên gọi là Tổ Sư Thiền. Còn Tứ Niệm Xứ được gọi là Thiền gì? Tứ Niệm Xứ là phương pháp hành thiền mà chính đức Phật đã áp dụng cách đây trên 2531 năm và đã dạy lại cho các đệ tử, nên được gọi là Như Lai Thiền. Một Thiền của Tổ Sư, một Thiền của Như Lai, vậy Thiền nào đúng, Thiền nào sai, Thiền nào cao hơn Thiền nào?
Cả hai đều nhằm mục đích đưa hành giả đến chỗ giác ngộ giải thoát, nên đều được coi là chánh pháp cả. Còn Thiền nào cao hơn Thiền nào? Ai mà đặt ra câu hỏi này thì thiệt là... không biết nói sao! Vì vấn đề không ở cao hay thấp mà ở chỗ người bệnh nào thì cho thuốc đó mà thôi. Vậy cao hay thấp thì không, nhưng khác nhau thì có. Tuy thấy khác nhưng thật ra cũng không thể gọi là khác được. Vì một bên đặt nặng về lý, còn một bên chỉ dạy về sự. Về lý thì Thiền Tông quả là độc nhất vô nhị, với sự đánh đập, la hét khiến người cầu đạo ngỡ ngàng, cố gắng tìm nhưng lý thuyết sâu xa ở đó. Nhưng về sự, tức phần thực hành tu tập thì Thiền Tông vẫn nằm gọn trong Tứ Niệm Xứ.
Cổ Ðức xưa có câu:

Ðốn ngộ tuy đồng Phật
Ða sanh tập khí thâm
Phong đình ba thượng dũng
Lý hiện niệm du xâm.

Dịch nghĩa là:

Ðốn ngộ tuy đồng Phật
Nhiều đời tập khí sâu
Gió ngừng sóng vẫn đập
Lý hiện niệm còn xâm.

Khi đốn ngộ thì chỗ thấy không khác chư Phật, song tập khí chất chứa từ nhiều đời, nhiều kiếp không thể một lúc mà sạch hết. Cần phải nổ lực buông xả vọng tưởng, lâu ngày mới hết, như gió đã dừng mà sóng chưa lặng, phải đợi thời gian từ từ nó mới yên. Chân lý đã thấy rõ rồi mà vọng niệm vẫn còn xâm lấn mãi. Vì thế sau khi giải ngộ cần phải cố gắng tu hành mới được chứng ngộ.

Về lý thì Thiền nói trăng, nói cuội, chỉ đây nói đó, nhưng về sự thì không ngoài việc "diệt trừ vọng tưởng". Muốn diệt trừ vọng tưởng không có pháp nào khác hơn ngoài Chánh niệm (Samma-Sati) là chi thứ 7 trong Bát Chánh đạo (Ariya-Magga).

Chánh niệm là gì? Có phải là ghi nhớ một cách chân chánh không? Niệm luôn miệng " Nam mô A Di Ðà Phật " có phải là chánh niệm không. Ðầu óc luôn luôn nghĩ đến giáo lý Phật pháp có phải là chánh niệm không?

Trên phương diện hành Thiền, Chánh niệm cần được hiểu là quán niệm một cách chân chánh, chân chánh ở đây còn có nghĩa là khách quan. Vậy chánh niệm là quán niệm, hay rõ hơn là quán sát và ghi nhận một cách khách quan. Phải quán niệm khi nào, lúc nào? Việc thực hành quán niệm không thể nằm ngoài bốn lãnh vực (bốn niệm xứ), đó là niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp.

Trở về Thiền Tông, ta thường nghe nói: gánh nước, bửa củi là Thiền, lặt rau, hái cỏ cũng là Thiền. Có người hỏi Thiền Sư Hụê Hải: "Tu Thiền dụng công thế nào?". Thiền Sư trả lời: "Khi đói thì ăn, khi mệt thì ngủ!". Người kia lại hỏi: "Ai mà chả đói thì ăn, mệt thì ngủ. Tất cả mọi người đều như vậy, có gì là khác?". Thiền Sư bảo: "Khi ăn ta biết đang ăn, khi ngủ ta biết đang ngủ. Còn người đời thì khi ăn chẳng chịu ăn, đòi trăm thứ cần dùng; khi ngủ chẳng chịu ngủ, tính toán ngàn chuyện!". Xem ra ở đây có khác gì Niệm thân (Kàyanupassanà) của Tứ Niệm Xứ: "Khi thở vào một hơi dài, hành giả biết mình đang thở vào một hơi dài...". Trong mỗi cử động của thân thể: đi, đứng, nằm, ngồi Thiền Sư đều giữ chánh niệm, không cho tâm phóng đi một cách bừa bãi theo vọng tưởng, đó chính là niệm thân vậy.

Các Thiền Sư có lúc đánh đau điếng hoặc xô đệ tử què chân, đó không phải đánh thức người đệ tử trở về niệm thọ (Vedanànupassanà) là gì?
Nhà Thiền có câu: "Không sợ niệm khởi mà chỉ sợ giác chậm" có nghĩa là không sợ vọng niệm khởi lên, mà chỉ sợ không tỉnh thức nhận liền ra nó. Ðó có khác gì niệm Tâm (Cittànupassanà) của Tứ Niệm Xứ? Xưa kia Tổ Huệ Khả không chịu niệm Tâm, phải chờ đến lúc gặp Tổ Ðạt Ma bảo: "đem tâm ra ta an cho", mới chịu trở về tìm tâm.
Nhân nghe tiếng mưa rơi, nhìn thấy hoa nở.v.v... mà nhận ra bổn tánh, đó phải chăng thuộc về niệm pháp (Dhammànupassanà)?
Tu Thiền cần phải diệt vọng tưởng. Muốn diệt vọng tưởng phải có chánh niệm, mà chánh niệm không ngoài Tứ Niệm Xứ. Vậy Tứ Niệm Xứ là phép thực hành căn bản của Thiền.

Thế còn đặc tánh Giác ngộ của Thiền Tông thì sao? Ðặc tánh giác ngộ của Thiền không phải vô duyên cớ. Vào khoảng thế kỷ thứ 5, sau khi Kinh điển vừa được đem từ Ấn độ sang Trung Hoa, các học giả Phật dồn hết tâm lực vào công cuộc phiên dịch Kinh từ Phạn ra Hán văn. Sau đó mọi người đều hăng say đi tìm chân lý nơi văn tự của Kinh điển. Dần dần họ bị như thu hút vào mê hồn trận của giáo lý cao siêu Ðại Thừa, để rồi quên đi những Kinh điển căn bản nhưng giản dị và thiết thực của Tiểu Thừa. Càng đi sâu vào triết lý văn tự của Kinh điển, họ càng hoang mang không biết đâu là đạo, đâu là chân lý. Ðến lúc cùng đường, bí lối thì may thay, Bồ đề Ðạt Ma đã xuất hiện như một vị cứu tinh với câu: "Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật". Và từ đó Thiền Tông nổi tiếng là một pháp môn đốn ngộ. Ai nấy đều đi tìm Thiền Sư chỉ cho giác ngộ. Giác ngộ chỉ được thực hiện chứ không phải để được mong cầu. Chỉ có những người quên và không biết sống với thực tại, lo đi tìm chân lý ở những gì cao xa mới đi tìm giác ngộ.

Xưa kia Tổ Ðức Sơn đi đâu cũng giảng Kim Cang, Pháp Ðạt tụng làu ba ngàn bộ Pháp Hoa, mà vẫn không ngộ đạo, phải chờ đến khi có người chỉ cho chỗ tầm thường nhất mới chịu nhận ra.

Người tu theo Ðại thừa cũng vậy, chỉ lo tụng Kinh Pháp Hoa, Kim Cang, Niết Bàn, Hoa Nghiêm, v.v.... mà không chịu đọc Kinh Pháp cú, Chuyển pháp luân, Tứ thập nhị chương, Tứ Niệm Xứ,v.v... Thiền Tông đã khéo tô điểm "giác ngộ", để người ta tưởng rằng nó chỉ nằm trong tay của các Thiền Sư, rồi đua nhau đi tìm Thiền Sư chỉ cho giác ngộ, làm như giác ngộ là một cái gì bên ngoài.

Hỡi những người đang đi tìm giác ngộ chân chánh, hãy dừng chân lại! Tại sao phải đi tìm giác ngộ? Tại vì bất giác. Bất giác chánh niệm, hay là thất niệm: ăn không biết mình đang ăn, mặc không biết mình đang mặc, thở không biết mình đang thở... Giác ngộ phải được thực hiện trong mọi giờ phút! Thiền Tông thường nói giác ngộ là nhận ra ông chủ, hay bản lai diện mục. Nhưng theo tinh thần Tứ Niệm Xứ thì giác ngộ là nhận biết thực tại, giác ngộ tương đương với chánh niệm, vì giác ngộ không thể có ngoài chánh niệm. Người đời thường ưa chữ giác ngộ hơn chánh niệm, vì họ cho rằng giác ngộ là một điều rất khó, còn chánh niệm thì quá dễ. "Ăn mà biết mình đang ăn" thì ai chả biết? Ðó là chánh niệm đã bị tầm thường hóa rồi. Chỉ có những người không biết hoặc chưa thực hành đúng đắn mới coi thường chánh niệm mà thôi. Chánh niệm không phải là ý thức suông việc đang ăn của mình đâu, mà phải thấy rõ, trực nghiệm tất cả tiến trình của sự ăn, tức là từ lúc bắt đầu ăn, đang ăn, cho đến hết ăn, và tất cả những gì xẩy ra trong lúc ăn, và còn nữa, còn nữa... Vì vậy chánh niệm phải được thực hiện trong từng giây phút, từng sát na, và việc đó không phải dễ đâu, mà là một việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi nhiều thời giờ và kiên nhẫn, nếu không thì quý vị đã thành A La Hán hết rồi!

Tóm lại Thiền Tông và Tứ Niệm Xứ không xung khắc nhau mà ngược lại còn bổ khuyết cho nhau. Thiền Tông chuyên về lý (mặc dù nói "bất lập văn tự"). Người tu Thiền tìm phương pháp chắc chắn phải đi qua con đường Tứ Niệm Xứ. Trong Kinh Tứ Niệm Xứ không nói lý cao siêu, nhưng xin người tu Thiền đừng xem thường nó, vì không phải ai cũng có thể tu theo Tứ Niệm Xứ đâu, chỉ có nhưng người hiểu được "Bình thường tâm thị đạo" mới chịu khó kiên nhẫn hành theo mà thôi.
THANK YOU
19-03-2019, 06:01 AM
Bài viết: #253
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=14198]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
10-04-2019, 06:29 PM
Bài viết: #254
RE: NEW TOPIC'S DQ
XIN MẠN PHÉP GHI LẠI BÀI GIẢNG CỦA HT TRỤ TRÌ CHÙA BỬU LONG Q9 Sgn.
Thầy là người có vai vế cao nhất của hệ phài Nam Tông VN. Kính mời xem qua .

TAM PHÁP ẤN:Vô thường – Khổ – Vô ngã

Vô thường, khổ và vô ngã được gọi là Tam Pháp Ấn, tức là 3 ấn tướng hay 3 yếu tính trong cùng một pháp chứ không phải là 3 thành phần riêng biệt với nhau. Vì vậy chỉ cần thấy được một trong ba tính chất này tức là đã thấy được thực tính pháp, nên ngay đó liền thấy được hai tính chất còn lại, chứ không phải thấy yếu tính này xong rồi mới tìm hiểu yếu tính kia.
Khi nói đến Vô Thường, Khổ, Vô Ngã thì chúng ta cần lưu ý, đó là nói đến bản chất tự nhiên của pháp, hay nói đến nhận thức của mình về bản chất ấy. Thường thì người ta nhầm lẫn giữa nhận thức của mình về khái niệm (chế định) vô thường, khổ, vô ngã với bản chất thật (thực tính) của pháp.

THẤY ĐƯỢC VÔ THƯỜNG (Anicca)

Người ta thường ngồi suy nghĩ trên hiện tượng có sinh, có diệt, có đó, không đó rồi gán cho nó khái niệm vô thường. Khoa học có thể đo lường được sự biến đổi vô thường của hiện tượng vật lý và hóa học qua tính toán hoặc nhờ thiết bị máy móc đo đạc. Trong cuộc sống hàng ngày ai cũng thấy rất rõ hiện tượng vô thường qua sự biến đổi của thời tiết bốn mùa, sự chuyển biến từ ngày qua đêm, hoặc mặt trời khi mọc, khi lặn, mặt trăng lúc tròn lúc khuyết… Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là qua lăng kính của tư tưởng, khái niệm, kiến thức về vô thường, chứ chưa gọi là thực chứng vô thường.
Người ta thường đồng hóa cái nhìn khoa học với cái nhìn của Phật giáo. Nhưng khoa học và Phật giáo khác nhau trong cách tiếp cận sự thật. Khoa học thì tìm hiểu và đo lường những thông tin chính xác về quy trình biến đổi – trạng thái sinh diệt vô thường – trên từng đối tượng nghiên cứu, còn Phật giáo không nhằm nghiên cứu đối tượng mà chỉ khám phá, phát hiện thái độ nhận thức nội tâm đối với mọi đối tượng. Vì sự khác biệt này mà nhà khoa học tuy thấy rõ vô thường mà vẫn không thể giác ngộ – giải thoát được. Trong khi Phật giáo có thể đạt được mục đích giác ngộ – giải thoát vì thái độ nội tâm không còn bị trói buộc bởi sự biến đổi vô thường của muôn loài vạn vật.
Về mặt kiến thức chúng ta đều biết với thời gian ai cũng sẽ già đi, mang bệnh và cuối cùng sẽ chết. Chúng ta biết rất rõ không ai có thể thoát khỏi quy luật vô thường này. Nhưng trong thực tế khi thấy mình già đi thì vẫn bắt đầu tiếc nuối, dùng mọi cách để níu kéo vẻ ngoài trẻ trung của mình.
Khi thấy mình mang bệnh, lại bắt đầu hoảng sợ, vung tiền lo tìm cách chữa trị cho mau lành. Khi có người thân nhắm mắt ra đi, người yêu phản bội v.v… thì sự thương tiếc, sầu hận, khổ đau bên trong dằn vặt hàng đêm. Lý trí thì hiểu được bản chất cuộc sống là vô thường, nhưng nội tâm chưa thấm nhuần sự thật này. Đối với Đạo Phật thì như vậy là vẫn chưa thực sự thấy được bản chất vô thường của cuộc sống.

Tiến trình phát triển nhận thức của một chúng sinh có thể chia thành 4 mức độ như sau:
Hiểu NGHĨA qua khái niệm và kiến thức: chỉ mới hiểu NGHĨA qua khái niệm, kiến thức và hoạt động của lý trí như tư duy, suy luận, so lường, phán đoán v.v… trên hiện tượng, chứ chưa thấy được thực tánh (lý) của pháp ngay nơi thực tại.
Thấy ra LÝ qua trực nhận ban đầu: bắt đầu nhận được LÝ (sự thật) qua thể nghiệm của thấy biết (tri kiến) trực tiếp và trung thực bản chất của pháp ngay nơi thực tại.
Thông suốt LÝ qua thể nghiệm SỰ: khi đã nhận ra sự thật (LÝ) tức tiếp xúc với thực tánh pháp thì ngay đó bắt đầu thể nghiệm thực tại chân đế, xóa dần sự ngăn cách giữa người kinh nghiệm (bản ngã) và đối tượng được kinh nghiệm.

LÝ và SỰ không hai: khi sống trọn vẹn trong thực tánh chân đế thì không còn người kinh nghiệm và đối tượng được kinh nghiệm, tức là ngay nơi thực tại hiện tiền thân-tâm-cảnh LÝ và SỰ không hai. Dầu sống giữa tục đế vẫn tuỳ duyên thuận pháp, không xa rời thực tánh chân đế.
Hiểu sự biến đổi vô thường qua kiến thức, rồi tự thân trải nghiệm sự biến đổi ấy, và nhờ đón nhận hoàn toàn sự thật này mà không sinh tâm ưa lấy, ghét bỏ nên có thể trực nhận thực tánh vô thường với tâm rỗng lặng trong sáng. Tất cả những diễn biến này giúp tâm vừa thấy rõ sự thật vừa có thể an nhiên tự tại trong bản chất vô thường của đời sống. Đó mới là thái độ thấy biết trực tiếp và trung thực bản chất vô thường.
Khi chứng ngộ được thực tánh vô thường, thì mới có thể không xen quan niệm của cái ta vào diễn biến vô thường của các pháp. Pháp đến đi như thế nào thì thấy nó là như vậy, không giữ nó lại cũng không loại bỏ nó đi. Bởi vì “thọc gậy bánh xe pháp” chỉ làm tình huống trở nên tệ hại hơn, chỉ mang lại khổ đau và phiền não cho mình và người. Do đó, dù sống trong vô thường tan hợp tâm vẫn có thể tự tại vô ngại.
Hễ còn cho pháp là thế này, muốn pháp phải là thế nọ, mong pháp sẽ là thế kia… rồi quy định, giải quyết, can thiệp, tạo tác theo ý mình thì vẫn chưa thấy vô thường. Thực sự thấy vô thường tức thấy pháp như nó là chứ không phải muốn nó là, nên dù có cái thường đi nữa tâm vẫn không dao động. Nghĩa là cho dù trên đời có pháp vô thường hay thường thì tâm vẫn không bị chi phối, vẫn hoàn toàn bình thản, thanh tịnh.
Vì vậy trong cuộc đời vô thường đừng cố gắng tìm kiếm sự vĩnh hằng (thường), cũng đừng nỗ lực tìm hiểu hiện tượng biến đổi diễn ra như thế nào, mà chỉ nên nhìn lại thái độ nội tâm khi đối diện với tất cả những biến đổi vô thường ấy. Thái độ đúng là pháp biến đổi như thế nào thì chỉ thấy là như vậy chứ không cho là, phải là, sẽ là. Mọi chuyện đến đi đều thấy là pháp tự nhiên vô ngã. Đó mới chính là chứng ngộ được thực tính vô thường. Còn muốn biến đổi theo ý mình, hoặc muốn thoát khỏi vô thường, tức không muốn biến đổi thì đó là muốn thường chứ vẫn chưa thấy được vô thường.

THẤY ĐƯỢC KHỔ (Dukkha)

Có 3 loại khổ:

Cái khổ tự nhiên:
Đi bộ lúc đầu thì thấy khoẻ, đi nhiều bắt đầu thấy mỏi mệt tức là khổ. Đứng ngoài nắng lúc đầu thấy ấm áp, đứng lâu bắt đầu thấy nóng nực đó là khổ. Mới ăn thì thấy rất ngon, ăn nhiều thấy khó chịu đó là khổ.
Cho nên Đức Phật mới nói: “Cái gì vô thường là khổ”, trong tiến trình biến đổi vô thường của các pháp ở mức độ nào đó sẽ thấy lạc mà ở mức độ khác sẽ thấy khổ. Nóng quá cũng khổ, lạnh quá cũng khổ… Cái khổ này là tự nhiên trong đời sống, không phải do tham-sân-si. Chúng là tín hiệu cảnh báo để mọi người có thể điều chỉnh lại hành vi của mình cho vừa phải, hợp hoàn cảnh và khả năng chịu đựng của mình. Thí dụ ăn vừa phải thôi, không ăn quá no, đi vừa phải thôi, không cố gắng quá nhanh quá chậm, v.v…
Cái khổ này rất hữu dụng, vì nó giúp chúng ta biết điều chỉnh nhận thức và hành vi của mình, nên đó hoàn toàn không phải là Khổ Đế trong Tứ Diệu Đế.

Khổ do nghiệp quả:
Những việc mình đã làm trong quá khứ, bây giờ đương nhiên mình phải gặt lấy hậu quả của nó. Thí dụ hôm qua ăn uống không cẩn thận bị trúng thực nên hôm nay đau bụng quằn quại, phải nôn tháo hoài đến mệt lả. Tất nhiên là khổ rồi, nhưng có như vậy mới tống bớt độc ra để sớm hồi phục, đó cũng là một sự tự động điều chỉnh rất hiệu quả. Đồng thời qua đó chúng ta cũng học được bài học nhân quả để điều chỉnh lại nhận thức và hành vi của mình.
Khổ quả luôn tương ứng với nhân đã tạo trước đó, vì vậy một khi đã khổ tức phải là hậu quả hành vi tạo tác sai lầm của chính mình chứ không phải do bất cứ ai khác hoặc nguyên nhân nào bên ngoài. Cách tốt nhất là bình tĩnh sáng suốt và nhẫn nại đón nhận hậu quả do chính mình gây ra để thấu hiểu nguyên lý nhân quả và để biết sống thận trọng hơn.
Cái khổ này tuy có dính líu tới Khổ Đế nhưng vẫn chưa phải là Khổ Đế trực tiếp mà Đức Phật chỉ dạy trong Tứ Diệu Đế.

Cái khổ tâm lý:
Đây là cái khổ mang tính tâm lý nhiều hơn là cái đau thể xác. Cái khổ này do thái độ tâm lý sai lầm – là ảo tường – nên thực ra nó chỉ là ảo giác. Tuy vậy nó còn khổ hơn cả hai loại khổ trên nên mới gọi là Khổ Đế. Và khi giác ngộ chỉ thoát khỏi loại Khổ Đế này thôi chứ không cần phải thoát khỏi hai loại khổ kia.
Sở dĩ Khổ Đế là ảo giác vì đó là cảm xúc, cảm giác do những ảo tưởng tâm lý gọi là ái (dục ái, hữu ái, phi hữu ái) tạo ra. Thí dụ, con nhà giàu mà bắt nhai bánh mì không thì thấy thật là khổ, nhưng con nhà nghèo thường chịu đói, nay được nhai bánh mì thì thật là sung sướng. Như vậy, loại khổ này xuất phát từ thái độ tâm lý không vừa lòng, còn nếu cảm thấy vừa lòng thì cho là lạc. Cảm giác lạc hay khổ loại này hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ tâm lý mà thôi, vì vậy rõ ràng là không thật. Và cái khổ này mới chính là Khổ Đế mà Đức Phật chỉ dạy trong Tứ Diệu Đế.

THẤY ĐƯỢC VÔ NGÃ (Anatta)

Đức Phật có nói rất rõ: pháp hữu vi là vô thường, pháp hữu vi là khổ nhưng tất cả các pháp hữu vi hoặc vô vi đều vô ngã.

Pháp hữu vi có hai loại:

Hữu vi tự nhiên (Sankhàra): đó là những gì do duyên hợp từ nhiều yếu tố mà thành. Thường là những hiện tượng xảy ra trong vật lý, hóa học và những hoạt động tự nhiên của nội tâm. Thí dụ như nước do oxy với hydro tạo thành, hoặc những cảm xúc, tư tưởng của tâm vv… Pháp hữu vi này gây ra cái khổ tự nhiên.

Hữu vi tạo tác (Sankhata): Đó là những hành động, phản ứng có chủ ý tạo tác (cetana) của bản ngã mà thành. Thí dụ như hành động thiện ác của thân khẩu ý. Pháp hữu vi này gây ra khổ quả (vô nhân dị thục) và khổ tâm lý (Khổ Đế).

Bản ngã chấp lầm pháp tự nhiên thành “Ta” và “của Ta”. Thí dụ thay vì đi thì chấp là Ta đi, nhìn thì tưởng là Ta nhìn,… từ đó cho là thân của Ta, tâm của Ta, nhà của Ta, v.v… Sự chấp lầm này lâu ngày sẽ trở thành ảo tưởng lớn hơn đó là “tự ngã” của Ta.

Trên bình diện mối quan hệ xã hội thì có thể tạm dùng khái niệm chế định “Ta” và “của Ta” được. Gọi “Ta” để phân biệt với người khác, gọi “của Ta” để phân biệt với quyền sở hữu của người khác. Nhưng đó chỉ là khái niệm, quy ước của xã hội thôi chứ không phải thực. Những quy ước này có thể chấp nhận được nhưng “tự ngã” của Ta thì hoàn toàn là ảo tưởng không có thực.
Bản ngã được hình thành từ điều kiện khác nhau về môi trường thiên nhiên và xã hội. Từ đầu khi sinh ra thì ai cũng giống nhau, bao gồm Đất, Nước, Lửa, Gió, Hư Không và Tính Biết. Do các điều kiện sống tự nhiên và xã hội khác nhau nên biến đổi về mặt vật lý, sinh lý và tâm lý khác nhau, thành ra mỗi người có mỗi cá thể độc đáo, không ai hoàn toàn giống ai.

Từ sự khác biệt tự nhiên giữa các cá thể này mà hình thành ảo tưởng mình là một cá nhân riêng biệt với người khác, từ đó mỗi cá nhân chọn lựa cái mình thích, loại bỏ cái mình ghét để rồi hình thành một bản ngã mà thuộc tính của nó chính là tất cả những yếu tố được nó chọn lựa và sở hữu. Thế là từ sự tương giao hài hòa giữa những cá thể biến thành sự sinh khắc trong mối quan hệ giữa mỗi cá nhân, và rồi dẫn đến sự yêu thương hay ghét bỏ nhau, đồng hay bất đồng quan điểm với nhau, thỏa hiệp hay đối kháng nhau, giúp đỡ hay tranh giành nhau, hỗ trợ hay cô lập lẫn nhau…

Trong nhân duyên tự nhiên thì sự khác biệt này là đúng, nhưng trong tâm lý của mỗi người, sự khác biệt này trở thành tự ngã thì hoàn toàn là ảo tưởng. Nếu quan sát cho kỹ thì chỉ có đi, chỉ có thấy, chỉ có xúc chạm,… tức là chỉ có hoạt động thuần tuý của thân và tâm mà không có cái Ta nào ở trong những tiến trình ấy cả. Trong khi ngủ, thì không có ý niệm bản ngã, nhưng thân-tâm vẫn sống như thường. Tim vẫn đập, tâm vẫn biết, cái biết không qua giác quan này có khi còn chính xác, linh nghiệm hơn cái biết nhờ giác quan.

Tóm lại tất cả các pháp hữu vi hay vô vi, vật lý hay tâm lý đều là vô ngã. Trong thấy chỉ có thấy, trong nghe chỉ có nghe… không có ai đang thấy, không có ai đang nghe và cũng không có cái gì được thấy, không có cái gì được nghe. Những người thấy như vậy và sống đúng với cái thấy đó thì người đó đã thấy được Vô Ngã.

Nhiều người khi bình thường thì có thể sáng suốt – định tĩnh – trong lành được, nhưng khi gặp nghịch cảnh nào đó, thí dụ bạn mình thay đổi thái độ với mình thì tâm không còn sáng suốt – định tĩnh – trong lành được nữa, mà cứ liên tục phản ứng, bực tức… Đó là do mình vẫn muốn được thường, được lạc và được như ý muốn của mình, vì chưa thấy ra được bản chất vô thường, khổ và vô ngã.

Khi gặp một nghịch cảnh do duyên tự nhiên hay do nghiệp quả mà mình phải gánh chịu, lúc đó mà mình nhận thức được rằng: “Nghịch cảnh này đang thử thách xem mình có thật sự sáng suốt – định tĩnh – trong lành chưa, hay chỉ bình tĩnh sáng suốt được trong thuận cảnh mà thôi” thì ngay đó nghịch cảnh liền trở thành điều kiện quí giá để tu tập. Vậy nhờ có nghịch cảnh vô thường, khổ mà khám phá ra được phản ứng của mình xuất phát từ ngã hay vô ngã.
Mình cần biết ơn những nghịch cảnh đã đến với mình, vì nhờ có chúng mà mình mạnh mẽ hơn, sáng suốt hơn, biết giữ thăng bằng hơn. Còn nếu muốn giữ mãi cái mình đã đạt được, coi chừng trong khi thực hành mình có khuynh hướng thường hoá thay vì là vô thường; muốn lạc hoá thay vì đối diện với khổ.

Tu để làm gì? Là để được bình an – không thay đổi? Là để được hỷ lạc – không khổ đau? Là để được… cái này cái kia như ý muốn của mình? Hiểu như vậy thì thật là nhầm lẫn. Nếu là muốn thường được an bình không biến đổi giữa cuộc đời vốn là vô thường này thì chỉ chuốc thêm bất an mà thôi. Người có trí tuệ thấy tất cả những gì đến với mình đều có nhân duyên của nó. Vì không đủ sáng suốt, nhẫn nại để thấy ra bản chất vô thường nên mới bất an, do đó tu là thấy ra bản chất vô thường tất nhiên của đời sống chứ không phải muốn được cái bình an thường hằng bất biến. Bất an là do thái độ nội tâm chứ không phải do vô thường của đời sống. Vì vậy sự bình an tối hậu chỉ có khi nội tâm thăng bằng thanh tịnh (sáng suốt, định tĩnh, trong lành) trước mọi biến đổi vô thường.

Cũng không phải tu là để được hỷ lạc, không muốn đau khổ, vì càng muốn hỷ lạc thì càng đau khổ hơn thôi. Thấy ra bản chất thật của đau khổ để biết nhẫn nại thì sẽ không rơi vào cái khổ tâm lý do ảo tưởng ảo giác vẽ ra, mà đó mới là cái khổ nặng nề khó chịu nhất. Thực ra lạc hay khổ đều do thái độ của mỗi người. Tu chính là thấy, biết, hiện quán, thực chứng khổ, mà người lo tìm hỷ lạc không thể nào chứng ngộ được. Vậy người nào chưa thấy được bản chất thật của sự khổ thì sẽ không thể nào thoát khổ được.
Thái độ đối diện với vô thường hay đối diện với khổ mới quan trọng, chứ không phải trạng thái vô thường, hay trạng thái khổ nó như thế nào. Đối diện với vô thường và khổ có hai thái độ: thái độ nhận thức sự kiện đó như thế nào, và thái độ phản ứng (hành vi) lại sự kiện đó ra sao. Nhận thức sai và hành vi tạo tác sẽ gây thêm nghiệp, còn nhận thức đúng và hành vi không tạo tác thì lúc đó là giác ngộ giải thoát. Thấy ra được những điều này thì việc tu tập sẽ dễ dàng hơn, còn không thì chỉ ngày càng loay hoay mà tạo thêm những ảo tưởng về cuộc sống.

Người giác ngộ giải thoát hoàn toàn thì phải thấy được bản chất vô thường, khổ, vô ngã. Cái tâm thực chứng được tính chất vô thường, khổ, vô ngã ấy mới là chính yếu chứ không phải chỉ tìm hiểu trạng thái vô thường, khổ, vô ngã là gì qua lý trí, kiến thức. Đối với tâm vô vi, rỗng lặng, trong sáng thì tất cả các khái niệm về Vô Thường, Khổ, Vô Ngã đều không còn quan trọng nữa.

MỐI LIÊN HỆ giữa Vô Thường, Khổ, Vô ngã

Vô thường, khổ và vô ngã được gọi là Tam Pháp Ấn, tức là 3 ấn tướng hay 3 yếu tính trong cùng một pháp chứ không phải là 3 thành phần riêng biệt với nhau. Vì vậy chỉ cần thấy được một trong ba tính chất này tức là đã thấy được thực tính pháp, nên ngay đó liền thấy được hai tính chất còn lại, chứ không phải thấy yếu tính này xong rồi mới tìm hiểu yếu tính kia.

Người có quá nhiều kiến chấp, tức là luôn cho là, phải là, sẽ là thì chỉ cần thấy ra được vô thường là giác ngộ. Người đầy lòng tham ái tạo tác các nghiệp bất thiện thì chỉ cần thấy được khổ là giác ngộ. Còn người chấp ta, của ta và tự ngã của ta thì chỉ cần thấy được tất cả các pháp đều vô ngã là giác ngộ.

Một khi không thấy được vô thường, còn cho là, phải là, sẽ là thì chắc chắn sẽ không toại nguyện và sẽ rơi vào khổ, vì pháp vận hành vô thường theo luật duyên khởi chứ không theo ý muốn của mình. Vạn vật không cái gì có thể tồn tại độc lập mà luôn phụ thuộc lẫn nhau, nương nhau mà sinh cũng nương nhau mà diệt, đó chính là vô ngã.

Người thấy ra bản chất thực của cuộc sống là Vô thường, Khổ, Vô ngã và có thái độ rỗng lặng trong sáng khi đối diện với chúng thì có thể sống tự tại vô ngại ngay giữa cuộc sống vô thường, khổ, vô ngã này. Đó là người đã giác ngộ giải thoát, chứ không phải giải thoát tức là “trốn” khỏi vô thường, khổ, vô ngã.

Hòa Thượng Viên Minh
THANK YOU
12-04-2019, 04:28 PM
Bài viết: #255
RE: NEW TOPIC'S DQ
MẠN PHÉP COPY BÀI GIẢNG CỦA SƯ VIÊN MINH ( sư huynh của sư Giới Đức chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế).dq theo cá nhân đưa lên bà con khác hệ xin miễn bàn.cám ơn.

BIỂU ĐỒ CĂN TRẦN THỨC

Thế giới biểu hiện sự vận hành hỗ tương giữa lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý). Lục trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, và pháp). Lục thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức) gọi là 18 giới.


Căn (sinh lý) → Trần (vật lý) → Thức (tâm lý)
↓ ↓ ↓

Nhãn sắc nhãn thức
Nhĩ thanh nhĩ thức
Tỷ hương tỷ thức
Thiệt vị thiệt thức
Thân xúc thân thức
Ý pháp ý thức


Thí dụ khi mắt nhận biết một đoá hoa thì đoá hoa thuộc vật lý, mắt thuộc sinh lý và nhận biết thuộc tâm lý.


TỨ DIỆU ĐẾ

KHỔ ĐẾ - TẬP ĐẾ

(Sự vận hành của căn + trần + thức và nguyên nhân tạo ra sự đau khổ luân hồi sinh tử)

[Hình: attachment.php?aid=14199]

Khổ phát xuất từ, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Hay nói rộng hơn, khổ đau xuất phát từ mối quan hệ giữa mắt tai mũi lưỡi thân ý với sắc thanh hương vị xúc pháp.

* 6 Căn + 6 Trần + 6 Thức → KHỔ LẠC XẢ

Khi mắt tiếp xúc với sắc, nếu xúc ấy tạo một cảm giác khó chịu, ấy là khổ thọ, nếu dễ chịu thì lạc thọ. Nếu cảm giác trung bình không khó chịu, không dễ chịu, tức không khổ, không lạc, là xả thọ.
- Khó chịu: Khổ thọ
Khi mắt thấy sắc → - Dễ chịu: Lạc Thọ
- Bình thường: Xả thọ

Chúng ta phải quan sát cho kỹ mới thấy rõ sự vận hành của nó.

Khi mắt thấy sắc thì chỉ có xả thọ thôi. "Cái thấy" chỉ có thọ xả, còn thân thức mới có khổ hay lạc. Xin lưu ý điều đó. Cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm hoàn toàn không thọ khổ, lạc chỉ thọ xả. Còn thân xúc mới thọ khổ hay lạc.

...Toàn bộ sự vận hành này của căn, trần, thức (trừ ý thức) đến khổ, lạc, xả phát sanh hoàn toàn tự nhiên thụ động. Hoàn toàn thụ động nên gọi là vô nhân. Vô nhân là vì nó không tạo tác, không gây nhân. Nó chỉ là kết quả thụ động hay gọi là dị thục.

- khổ
Căn trần + thức → - lạc = vô nhân dị thục (không tạo nghiệp)
- xả


* KHỔ → Phi hữu ái → Khổ Khổ

- Khi khổ phát sinh, thường bản ngã có ý chống lại cái khổ, nghĩa là muốn lẫn tránh hay loại trừ cái khổ ấy. Theo danh từ nhà Phật, thì ước muốn loại trừ này gọi là phi hữu ái (abhava-taṇhā): muốn huỷ diệt cái khổ hay không muốn khổ tồn tại, cho nên phi hữu ái thuộc về tâm sân, làm nền tảng cho đoạn kiến.

* Khổ thọ sinh → muốn loại trừ = phi hữu ái.

- Khi có khổ, nếu chúng ta muốn khẩn trương loại trừ nó, thì cảm giác khổ tâm lý (cái khổ do tượng tượng ra), càng gia tăng lên, nghĩa là đem phi hữu ái mà chồng lên khổ thọ thì thành ra khổ khổ.

Khổ thọ + phi hữu ái = khổ khổ
(sinh lý) (tâm lý).


* LẠC → Hữu ái → Hoại Khổ

Khi có cảm giác lạc thì chúng ta thường muốn giữ cái lạc đó lại. Tham muốn duy trì, nắm giữ cái lạc đó lại chính là hữu ái, lòng ham muốn cái lạc đó tồn tại mãi thuộc về tham, làm nền tảng cho thường kiến.
Ví dụ: Khi hành thiền, đắc được hỷ lạc, thấy người thoải mái, thích thú rồi ngày nào cũng muốn lặp lại trạng thái đó.

Khi lạc mà muốn giữ lại sẽ sinh ra 3 trường hợp:

1. Muốn kéo dài lạc → khổ
Ví dụ: người tu thiền định hôm kia đắc được hỷ lạc, hôm nay cứ ngồi để mong lặp lại hoặc kéo dài thời gian hỷ lạc ấy, vì hỷ lạc quá hấp dẫn, thích thú. Vậy là cũng rơi vào hữu ái, là cái khổ do mong muốn lạc tồn tại lâu dài.

2. Sợ lạc mất đi → khổ

3. Lạc tồn tại quá lâu → khổ: tồn tại mãi sẽ sinh ra chán, muốn thay đổi. Ba cái khổ: muốn duy trì lạc, sợ lạc mất đi, và lạc lâu hóa khổ đều do nguyên nhân là tính chất biến hoại của các pháp hữu vi.
Vậy lạc vốn luôn biến hoại mà chúng ta muốn nó tồn tại mãi (hữu ái) thì chắc chắn phải đối đầu với hoại khổ:

Lạc thọ + hữu ái = hoại khổ
(sinh lý) (tâm lý)

* XẢ → Dục ái → Hành khổ

Khổ sinh ra khổ khổ.
Lạc sinh ra hoại khổ.

Xả không khổ không lạc, nhưng thường không ai chịu nổi cái không khổ không lạc đó cả, thấy chán chán là phải đi tìm kiếm là bản chất của con người. Rồi lại dính mắc vào… Cái lăng xăng tìm kiếm gọi là Dục ái, tạo tác ra cái Hành khổ. Hành nghĩa là tạo tác.

Xả thọ + dục ái = hành khổ
(sinh lý) (tâm lý)

*Tóm lại, có 3 nguyên nhân sinh ra khổ là:
- Chống Lại (khổ khổ).
- Muốn Lưu Giữ ( hoại khổ).
- muốn Tạo Tác( hành khổ).

*Trên thực tế là hầu như mọi người đang hành Tập Đế chứ không phải hành Đạo Đế. Đối tượng của Đạo Đế phải là Pháp. Mà Pháp thì phải là 4 tính chất (thấy ngay, không có thời gian, trở lại để thấy, thấy trên chính nó).
Thực ra không phải nhiều người thấy ra điều này. Vì người ta tưởng rằng đang tu Giới Định Tuệ, mặc dù hình thức bên ngoài là Giới Định Tuệ nhưng bản chất bên trong lại là Tham Sân Si. Đối với cái khổ thì sân, với cái lạc thì tham và với cái xả thì si. Mà thực ra, cứ tham với sân là có si rồi. Ba cái này đi với nhau nên mới gọi là Vô Minh – Ái Dục.

[Hình: attachment.php?aid=14200]


TỨ NIỆM XỨ

DIỆT ĐẾ & ĐẠO ĐẾ

Khi mắt, tai mũi lưỡi, thân gọi là Sắc (Thân). Ý và khổ, lạc, xả gọi là Danh (Tâm).
Khi mắt thấy sắc, tai nghe thanh…. mà mình chánh niệm tỉnh giác gọi là niệm thân. Gọi là niệm thân vì nó thuộc về sắc.
Còn thấy khổ lạc xả gọi là niệm thọ.
Thấy hữu ái, phi hữu ái, dục ái gọi là niệm tâm.

Trong bài kinh Tứ Niệm Xứ, đi đứng nằm ngồi hoặc làm tất cả mọi việc mà chánh niệm tỉnh giác, tức là lúc đó đang niệm thân. Nếu trên niệm thân mà chỉ thấy thân (Sắc) và cái thấy sắc đó là tâm ( ý) thì cái lúc đó chỉ còn là danh sắc ( thân – tâm) chứ không còn gì cả. Cho nên, người ta mới nói rằng một người đầy đủ chánh niệm tỉnh giác thì sẽ phát sinh cái tuệ gọi là tuệ thấy
Danh – Sắc. Lúc đó chỉ thấy cái đang là thôi, ví dụ như khi đi thấy đi. Khi thở, chỉ thấy có Danh Sắc tức là có hơi thở và có cái biết hơi thở mà thôi.

[Hình: attachment.php?aid=14201]

Chánh niệm tỉnh giác (sáng suốt định tĩnh trong lành) thì tập đế và khổ đế không sinh tức là diệt đế. Ngay chỗ đó thôi, không phải đi tìm gì hết. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, khổ lạc xả đều là cái đang sẵn có, nếu đang sáng suốt định tĩnh trong lành đối với Pháp thì ngay lúc đó, tập đế không sinh, tức là Phi hữu ái, hữu ái, dục ái không sinh thì Khổ đế cũng không có, đó chính là Diệt đế. Cho nên, ngay khi đang đi, nếu đầy đủ sáng suốt định tĩnh trong lành thì toàn bộ Diệt đế và Đạo đế đang ở ngay đây. Nhưng khởi tâm đi tìm kiếm, cố gắng để đạt đến nên mới sinh ra luân hồi sinh tử.

* Trong Pháp hành Tứ Niệm Xứ (Vipassana) thì 3 yếu tố Giới định tuệ hay 3 yếu tố sáng suốt định tĩnh trong lành này được thể hiện dưới 3 tên gọi khác nhau, nhưng thực ra nội dung vẫn như vậy, đó là Tinh tấn – Chánh Niệm – Tỉnh giác hay Thận Trọng Chú tâm Quan sát.

- Thận trọng chính là Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. Chú tâm trọn vẹn là Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định. Quan sát rõ ràng, không bị ảo tưởng xen vào thì đó chính là trí tuệ, Quan sát chính là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy. Thực hiện Thận trọng – Chú Tâm – Quan Sát chính là thực hiện Giới – Định – Tuệ và thực hiện Bát Chánh Đạo.


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
19-04-2019, 07:42 PM
Bài viết: #256
RE: NEW TOPIC'S DQ
[Hình: attachment.php?aid=14203]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
21-06-2019, 06:25 AM
Bài viết: #257
RE: NEW TOPIC'S DQ
Copy bài viết tùy quan niệm cá nhân mà nghĩ.

Người khất thực

Mình là tu sĩ tầm thường
Xin cơm bánh trái mười phương phố, làng
Có gì hãnh diện, khoe khoang?
Lấy gì kênh kiệu, vênh vang với đời?
Xin ăn từng vá ơn người
Trú an hơi thở chẳng rời bước chân
Xả ly từng niệm tham sân
Thong dong y bát nẻo gần, lối xa
Thuở xưa, Phật cũng vậy mà
Trang nghiêm thân giáo, nhà nhà hóa duyên
Cho tín tâm nở chợ triền
Để không hổ thẹn phước điền nhân gian
Khởi tâm từ ái dịu dàng
Giữ tâm bình đẳng, hèn sang, giàu nghèo
Phủi buông bãn ngã buộc đeo
Nhẹ như mây trắng, truông đèo thênh thang
Chiếc y là mảnh trăng vàng
Rạng ngời chánh pháp, đạo tràng sa-môn
Chút thanh khiết, chút tâm hồn
Nếp xưa, hạnh cũ, thiền môn giữ gìn!

Mỗi lần ôm bát đi trì bình khất thực tôi lại tưởng nhớ đến tôn giả Mahā Kassapa (Đại Ca Diếp) và tôn giả Subhūti (Tu-bồ-đề). Vị tôn giả “đệ nhất đầu-đà” Đại Ca Diếp chỉ đi bát ở nơi xóm nhà nghèo nàn để độ cho những người cùng cực đói khổ nhất. Vị tôn giả “đệ nhất chư thiên ái kính” Tu-bồ-đề thì chỉ đi bát nơi những gia đình trung lưu hoặc giàu có. Cả hai trường hợp có vẻ “không bình đẳng” này hẵng là phải có nhân duyên chứ?

Tôn giả Mahā Kassapa là con trai độc nhất của một gia tộc cự phú mà gia sản kim ngân không thua kém trưởng giả Cấp Cô Độc bao nhiêu. Trước khi xuất gia, chàng trai cùng người vợ thủ ước sống như vợ chồng nhưng giữ gìn phạm hạnh này – phải mất ba ngày mới bố thí hết gia sản, không giữ lại gì cho mình, rồi ra đi sống đời không nhà cửa lang thang tìm đạo. Sau khi gặp đức Phật, được ngài giác ngộ, tôn giả chọn nếp sống với 13 pháp đầu-đà khổ hạnh. Trên đường du phương hoằng pháp, tôn giả quan sát thấy rõ những kẻ cùng cực đói khổ trên đời này đều là do nhân nhiều đời kiếp với tâm keo kiệt bủn xỉn, chưa hề biết cho đi, san sẻ cho ai, giúp đỡ cho người vật dù một xu một cắc hay muỗng cháo, vá cơm. Hãy tạo duyên lành cho họ có cơ hội mở rộng tấm lòng, bố thí cúng dường cái gì đó để kiếp sau đỡ khổ hơn. Thế rồi, tôn giả tìm đến những xóm nhà lao động nghèo khổ, những gia đình Thủ-đà-la hay Chiên-đà-la để trì bình khất thực. Món cơm tấm trộn trấu cũng được. Món cháo siu nguội còn lại ngày hôm qua cũng được. Có lần đứng trước cửa nhà của một người nô lệ, căn nhà tồi tàn chỉ như chuồng bò xiêu vẹo. Một người đàn bà bước ra chào xá ngài với nước mắt: “Bạch ngài, con không có gì cả!” Tôn giả dịu dàng nói: “Không ai là không có gì, này nữ thí chủ!” Người đàn bà nói lời chân thật: “Mấy ngày hôm nay con chỉ xin được nước rửa gạo tấm của người hàng xóm để uống cần hơi”.Tôn giả mỉm cười nhẹ: “Thí chủ cầm hơi được thì ta cũng cầm hơi được mà!” Nghe nói vậy người đàn bà hối hả vào nhà, lấy “thực phẩm” ấy sớt vào bát cho ngài. Tôn giả trân trọng đón nhận rồi trải y hai lớp ngồi xuống và thọ dụng “vật thực” ấy ngay tại chỗ. Người đàn bà sung sướng, hoan hỷ quá, quỳ sập xuống, ràn rụa nước mắt. Lần thọ thực ấy của tôn giả là sau 7 ngày xuất diệt thọ tưởng định nên phước báu của người cúng dường được trổ quả tức khắc: Chư thiên xúc động, vua chúa xúc động, chư vị đại gia xúc động ai cũng muốn đến để chia phước. Kể tóm tắt là sau đó, người đàn bà thoát cảnh đói nghèo.

Tôn giả Subhūti là em trai của trưởng giả Cấp Cô Độc, là một thương gia, là một triệu phú, sau khi gặp Phật, xuất gia, ông chọn núi rừng thanh vắng để ẩn cư, tu tập. Một lần nọ, tôn giả ôm bát đứng nơi một căn nhà nghèo khổ. Bên trong, người đàn bà Chiên-đà-la vừa chuẩn bị xong một bát cháo loãng định cho con ăn. Thấy tôn giả, bà nhìn quanh, đưa tay lục tìm chỗ này, chỗ nọ… Có lẽ thấy không còn vật thực nào khác nữa, bà bước ra, đổ hết bát cháo vào bát của ngài. Đứa bé khóc ngăn ngắt. Bàng hoàng cả người, tôn giả nói: “Thí chủ không còn gì! Cả cho mình và cho đứa trẻ. Thọ nhận thì ta đã thọ nhận rồi. Vậy hãy lấy cháo này cho trẻ nó ăn”. Nói ba lần như thế, người đàn bà cũng không chịu: “Thân phận con thấp hèn. Thấy ngài, được cúng dường gì cho ngài, con cảm giác như cọng cỏ khô mà hớp được một chút sương; như giữa sa mạc, một mầm xanh nhỏ nhoi lại được nhú lên! Ngài đừng lấy đi chút hy vọng cuối cùng của con trên cuộc đời này!” Thuở ấy, tôn giả đang còn phàm nên ngài đã chảy nước mắt và người đàn bà cũng chảy nước mắt. Quả thật, tôn giả đã không an tâm được khi nhận vật thực nơi những người quá nghèo khổ; ngài có cảm giác như tước đoạt hoặc bớt xén vào cái phần vật thực vốn đã quá ít ỏi của họ! Đức vua Bimbisāra nghe được chuyện, xúc động quá, tức khắc ông nói với quân hầu: “Các ngươi hãy tìm cho ra ngôi nhà của người nô lệ ấy. Trẫm sẽ ban thưởng xứng đáng, hậu hĩ; không chỉ là một giọt sương mà có thể là cả một cơn mưa rào!” Thế đấy, rồi người nữ nô lệ kia cũng thoát được cảnh khốn khổ.

Chuyện xưa là như vậy.

Hơn một năm nay, hễ đến ngày chủ nhật là chúng tôi đi trì bình khất thực. Thường thì tôi cùng chư sư, khi mười, mười hai, đôi khi mười tám, hai mươi vị ôm bát đi xin ăn khắp thành phố Huế, cả ngoại ô, kể cả một vài làng quê xa. Vật thực ngày nay, thời đại vật chất thịnh mãn này thì quá nhiều, quá sung mãn, và ai ai dường như cũng có khả năng đặt bát cúng dường cả. Không có cái cảnh“xót xa” như thuở trước. Chúng tôi không dám noi gương hai vị đại tôn giả ở trên – như vầng nhật nguyệt lồng lộng giữa trời cao -chỉ xin được như là hạt bụi dính trên đôi chân trần của quý ngài thôi. Chúng tôi là gì cơ chứ? Đời sống tu sĩ thời nay quá lợi dưỡng, quá đủ mọi thứ tiện nghi; và bản thân chúng tôi cũng vậy, thì một vài hôm sống theo hạnh xin ăn, chẳng lẽ lại không thực hiện nổi hay sao?

Chúng tôi, trên từng bước đi, ai cũng cảm nhận được rằng, khi đi trì bình khất thực như thế mình sẽ học được nhiều điều, và sự tu tập cũng khá hơn so với những lúc ở chùa với những công việc liên hệ bộn bề quanh năm. Và có một thông điệp rõ ràng là chúng tôi không thọ nhận tiền bạc đúng với giới điều quy định để phá bỏ hình ảnh xấu như ở những nơi khác đầy rẫy tu sĩ giả mạo kiếm ăn tà mạng.

Chúng tôi đều là tu sĩ còn lắm tham sân phiền não, xem việc đi trì bình khất thực là một pháp môn tu tập nên đã tự răn bảo mình những điều tâm niệm để luôn cố gắng thu thúc và hành trì.

Có mười điều tâm niệm như sau:

Điều một: Mình là một tu sĩ đi xin ăn, xin ăn cả “những người đi ăn xin” thì mình đúng là kẻ vô sản, bần hàn nhất trên thế gian. Vậy nếu có cơ sở chùa chiền, tu viện, tự viện, vàng bạc, tiền gởi ngân hàng… gì đó thì đều là của đàn-na tín thí, của Tam Bảo… chớ nào phải của mình đâu!

Điều hai: Mình là tu sĩ vô sản bần hàn như điều một, thì có gì đáng để tự hào, hãnh diện; chẳng có gì đáng để vênh váo, phô phang, kiêu căng, ngã mạn. Hãy học hạnh của tôn giả Sāriputta tự coi mình như miếng giẻ chùi chân, ai chùi chân bẩn chân dơ lên đấy cũng được cả.

Điều ba: Mình là tu sĩ đi xin ăn là thọ nhận tấm lòng quý kính, đức tin của mười phương đàn na tín thí – thì coi chừng, phải cẩn thận khi thọ dụng, nó là miếng sắt lửa địa ngục nung đỏ!

Điều bốn: Mình là tu sĩ đi xin ăn, khi nhận cái kẹo, cái bánh hay gói mì, hộp sữa thì đều phải trân trọng bình đẳng như nhau– vì đằng sau vật thực ấy là tấm lòng thành, là sự cung kính cúng dường của thập phương tín thí.

Điều năm: Mình là tu sĩ đi xin ăn thì đừng có “tâm viên, ý mã” mà phải thường trực chánh niệm, tỉnh giác; có thể tập trú năng lượng tâm từ, có thể tập trú tâm giải thoát cho thí chủ có phước mới xứng với phẩm hạnh của sa-môn.

Điều sáu: Mình là tu sĩ, mình là ông sư, mình là vị tăng, đại diện cho chư thánh phàm tăng ba đời – thì phải trang nghiêm, mẫu mực, sáu căn gìn giữ, phải lưu lại hình ảnh xuất trần tam y nhất bát như một biểu tượng thánh thiện và cao đẹp giữa lòng thế gian.

Điều bảy: Mình là tu sĩ thì đây là cơ hội cho mình an lạc trong từng bước chân, trong từng hơi thở tỉnh thức hiện tiền – vì khi ấy mình không tham sân si, không phiền não, không bị những hạt giống xấu ác nhiều đời ở trong tâm chi phối.

Điều tám: Mình là tu sĩ thì phải học hạnh của tôn giả Puṇṇā (Phú-lâu-na) như một thớt voi lâm trận, không sợ hãi bất kỳ một lằn tên mũi đạn nào từ những lời đàm tiếu, khinh thị, chê bai… kể cả sĩ nhục, chửi mắng của ngoại đạo, của ác kiến thế gian.

Điều chín: Mình là tu sĩ, trong lúc đi xin ăn, có thể bị xe tông, tai nạn hoặc cái chết có thể xẩy ra bất cứ lúc nào – thì mình sẽ mỉm cười đón nhận nhẹ nhàng và vô cùng thanh thản.

Điều mười: Mình là tu sĩ tầm thường, còn nhiều xấu ác, trước đây có lỡ phạm giới này, giới kia, nặng hay nhẹ thì ít nhất những thời gian ôm bát đi xin ăn như thế, tâm và trí mình cũng trắng bạch như vỏ ốc, mát mẻ, trong sáng và thanh tịnh dường bao!

Để kết luận, tôi xin tặng chư tăng khất sĩ mười phương bài thơ Người Khất Thực được làm tại chùa Như Ý, Nha Trang năm 1974 khi tôi ôm bát, đi chân đất từ Sài Gòn lang thang qua các tỉnh miền Trung:

bình bát, cơm ngàn nhà
thân chơi muôn dặm xa
mắt xanh xem người thế
mây trắng hỏi đường qua!

mây trắng đến miền xa
vui sao cảnh không nhà
bánh cơm ngoài cuộc thế
thong dong tháng ngày qua

con đường này muôn lối
đi nơi nào thì đi
dặm trần không tên tuổi
mây trời bay vô vi

hèn sang không hỏi nữa
bần phú, nước sông xanh
như chim ta ghé cội
như gió ta qua cành

con suối này ta ngủ
trăng vàng ta gối đầu
ưu tư là viên sỏi
rớt vào lòng biển sâu

hang núi ta ngồi chơi
nghe ve kêu mùa hạ
giặt y phơi cuối đồi
làm bài thơ trên đá

thức dậy giữa mờ sương
con trăng kia còn ngủ
ta ngồi quán vô thường
ta tập nghe hơi thở

nắng sớm đã lên rồi
hoa treo nhiều hạt ngọc
chim chóc hót um trời
ta đứng lên từ giã

như cô hạc ngàn năm
suối trong không tìm lại
như hoa nở một lần
thiên thu là hiện tại

nhất bất thiên gia phạn
cô thân vạn lý du
kỳ vi sinh tử sự
giáo hoá độ xuân thu!

mây trắng, cơm ngàn nhà
qua sông, gió đưa qua
mắt xanh xem người thế
lòng hồng thắm muôn xa

ta hỏi con chim nhỏ
dừng bên góc đồi sim
nơi nào suối nước uống
nơi nào bóng cây im

từ rừng ta xuống chợ
từ núi ta qua non
phố phường và đồng nội
ta đi, nẻo bụi mòn

gió hát ru ta ngủ
mây vàng đến đắp chăn
con sóc hiền đứng ngó
hạt đa rớt bên chân

lại thức dậy, lại đi
chân đưa ta về xóm
qua thắng cảnh núi sông
qua trăng tà, trăng lặn

miếu Bà, ta ngồi thiền
đền Ông, ta khất thực
ta nhận vật, không tiền
ta ăn chuối, ăn bánh

người thương cho ăn chay
người thương cho ăn mặn
trái hồng nở trên tay
phước hồng phô nhụy thắm

ta lại qua sông xanh
ta lại qua bến vàng
chân ta theo gió thổi
thong dong và lang thang

hoa trắng đơm ngàn nhà
vui chơi trăm dặm xa
mắt xanh xem người thế
mây trắng hỏi đường qua…

Minh Đức Triều Tâm Ảnh
THANK YOU
11-07-2019, 08:54 PM
Bài viết: #258
RE: NEW TOPIC'S DQ
Kính mời xem qua PPSx * BÀY TỎ 1 * qua bài thơ cùng tên của sư Giới Đức.- Minh Đức Triều Tâm Ảnh.


.ppsx  dq - BÀY TỎ1.ppsx (Kích cỡ: 7.81 MB / Tải về: 280)
THANK YOU
22-07-2019, 06:46 PM
Bài viết: #259
RE: NEW TOPIC'S DQ
MỜI XEM PPSX * BÀY TỎ 3 *


.ppsx  dq -BÀY TỎ 3.ppsx (Kích cỡ: 6 MB / Tải về: 264)
THANK YOU
23-07-2019, 05:07 AM
Bài viết: #260
RE: NEW TOPIC'S DQ
Mời xem PPSX * BÀY TỎ 2*


.ppsx  dq - BÀY TỎ 2.ppsx (Kích cỡ: 5.14 MB / Tải về: 240)
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 3 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS