Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
NEW TOPIC'S DQ
29-06-2020, 08:21 PM
Bài viết: #272
RE: NEW TOPIC'S DQ
THIỀN TỊNH MẬT dung thông qua hình ảnh đài cửu phẩm Liên hoa của Phật giáo Trúc Lâm

TS. Mai Thị Thơm
Giảng viên Viện Trần Nhân Tông, ĐHQGHN

1. Dẫn nhập

Thiền – Tịnh – Mật dung thông là một trong những nét đặc trưng của Phật giáo Việt, Thiền tông Việt nói chung, Thiền phái Trúc Lâm Việt nói riêng. Sự dung thông của ba yếu tố Thiền – Tịnh – Mật được thể hiện ở nhiều phương diện. Hoặc ở phương diện tu chứng tự thân, hoặc ở phương diện hoằng pháp lợi sinh; hoặc ở góc độ Tôn giáo tín ngưỡng, hoặc ở góc độ chính trị xã hội… Giá trị thiết thực, sức ảnh hưởng của sự dung thông Thiền – Tịnh – Mật đối với người học Phật và xã hội Việt suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo bản địa Việt rất rõ ràng. Đài Cửu phẩm liên hoa của Thiền phái Trúc Lâm là một biểu hiện cụ thể, sống động nhưng rất đặc biệt cho tinh thần dung thông Thiền – Tịnh – Mật. Bài viết xin tìm hiểu hình ảnh đó với những nội hàm chung riêng của sự dung thông Thiền – Tịnh – Mật.

2. Thiền – Tịnh – Mật dung thông trong Phật giáo Việt và Thiền tông Việt.
2.1. Thiền – Tịnh – Mật dung thông trong cội nguồn Phật giáo

Thiền – Tịnh – Mật dung thông trong Phật giáo Việt và Thiền tông Việt vốn có cội nguồn từ trong ngôi nhà chung của Phật giáo. Bởi Thiền – Tịnh – Mật dung thông là hiện tượng rất tự nhiên trong Phật giáo. Hiện tượng này được hình thành và phát triển không ngừng trong suốt quá trình truyền bá của Phật giáo ngay trong quốc gia Ấn Độ với ba thời kỳ Nguyên thỉ – Bộ phái và Đại thừa, cũng như ở các nước Phật giáo thuộc hai hệ Nam truyền và Bắc truyền kể từ khi Phật giáo du nhập. Sự dung thông đó xét từ nội hàm vốn có, cơ bản nhất của cả ba yếu tố Thiền – Tịnh – Mật như ý nghĩa, phương pháp tu tập và mục đích đạt đến, thể hiện rất rõ ràng.
Về mặt ý nghĩa, Thiền chính là Định trong Tam học: Giới – Định – Tuệ của Phật giáo. Do vậy, dù là Phật giáo thời Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế hay Phật giáo thời Chính pháp – Tượng pháp – Mạt pháp, Thiền luôn có mặt trong đời sống người học Phật. Về phương pháp tu tập, đối với Phật giáo Nguyên thỉ – Bộ phái, Tứ thiền (Sơ thiền – Nhị thiền – Tam thiền – Tứ thiền) với hành trình: “Định sinh hỷ lạc, Ly sinh hỷ lạc, Ly hỷ diệu lạc và Xả niệm thanh tịnh” được thể hiện bằng các phép Chỉ – Quán: Thập lục niệm điều tức (hơi thở), Tứ niệm xứ, Cửu tưởng, Ngũ đình tâm… là phép tu chung, không thể thiếu. Quả vị chứng đắc của Thiền quán chính là bốn quả Sa môn: Tu đà hoàn – Tư đà hàm – A na hàm – A la hán, mà nội hàm của bốn quả ấy chính là sự giải thoát khổ đau của dòng sinh tử luân hồi trong ba cõi (Tu đà hoàn còn 7 lần sinh tử ở cõi Dục, Tư đà hàm còn 1 lần sinh tử ở cõi Dục, A na hàm còn sinh tử ở cõi Sắc, A la hán không còn sinh tử cả trong Vô sắc giới). Đối với Phật giáo Đại thừa, Thiền là 1 độ trong Lục độ của Bồ tát: Bố thí – Trì giới – Nhẫn nhục – Tinh tấn – Thiền định – Trí tuệ. Quả vị hướng tới của Bồ tát là Phật. Không chỉ giải thoát sinh tử luân hồi cho riêng mình, mà còn đầy đủ diệu hạnh để giải thoát sinh tử cho vạn loại. Đối với Thiền tông Phật giáo, đặc biệt là Thiền tông Trung Quốc và các nước ảnh hưởng, hạnh Bồ tát cũng là hạnh đức chính của người học Phật, quả vị chính cũng là quả Phật, và còn được thành tựu ngay trong thân này “Tức thân thành Phật”.

Về yếu tố Tịnh, tức pháp môn lấy Phật làm đối tượng chính yếu để quán niệm, quả vị chứng đắc chính là sự giải thoát sinh tử luân hồi nhưng cõi nước hướng tới không phải là Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, mà chính là một cõi Phật cụ thể được xây dựng từ hạnh nguyện của Bồ tát trong hành trình “Thượng cầu hạ hóa”. Từ thời Phật tại thế, Tịnh độ được thể hiện trong Lục niệm: Niệm Phật – Niệm Pháp – Niệm Tăng – Niệm Giới – Niệm Thí – Niệm Thiên, ghi nhận một cách chung chung về quán niệm Phật. Vào thời Phật giáo Bộ phái và thời Phật giáo Đại thừa sơ kỳ, tiếp thu tư tưởng “Nước chúa” của văn hóa Ai Cập – Ba Tư, Tịnh độ pháp được kiến lập một cách toàn diện, đầy đủ cả phương pháp thực hành lẫn cõi nước hướng tới. Cụ thể nhất là ba loại Tịnh độ: Tịnh độ của Phật A Súc nước Diệu Hỷ phương Đông, Tịnh độ của Bồ tát Nhất sinh bổ xứ Di Lặc ở Đâu Suất thiên và Tịnh độ của Phật A Di Đà ở phương Tây. Ngoài ra còn có một Tịnh độ tại tâm “Tâm tịnh Phật độ tịnh” như ghi nhận trong hàng loạt kinh điển Đại thừa thời kỳ đầu: Tâm tịnh là Tịnh độ, thế giới Ta bà tức là Tịnh độ Thường Tịch Quang của kinh Duy Ma Cật, Tịnh độ Linh Sơn của kinh Pháp Hoa, thế giới Liên Hoa Tạng của kinh Hoa Nghiêm, Tịnh độ Mật Nghiêm của kinh Mật Nghiêm… Tịnh độ tông của Trung Hoa và các nước ảnh hưởng, lấy Tịnh độ A Di Đà làm chính yếu, thiết lập một cách chi tiết hơn nữa việc niệm danh hiệu Phật A Di Đà và cầu vãng sinh về cõi Cực Lạc.

Về yếu tố Mật, tức pháp môn lấy Đà la ni – Chân ngôn làm đối tượng thực tập chính, hỗ trợ rất nhiều trong quá trình tự tu và độ tha của người học Phật. Bởi từ thời Phật Thích Ca tại thế, “hộ thân” bằng Đà la ni là phép dường như rất cần thiết đối với hàng Sa môn thường tu tập, sinh hoạt trong chốn thâm sơn cùng cốc – nơi mà lam chướng, độc khí, trùng độc, thú dữ… luôn hiện hữu. Ngoài ra, trong hành trình hoằng truyền Phật pháp, việc tiếp độ và hàng phục đệ tử xuất thân từ Bà la môn giáo không thể thiếu vắng Mật pháp – pháp môn phổ biến trong tôn giáo này. Sau khi Phật Niết bàn, Mật thừa Ấn Độ trải qua ba thời kỳ: Tạp mật – Thuần mật – Tả đạo mật. Mục đích không ngoài tự độ độ tha, phương tiện và cứu cánh: Nhương tai, tăng ích, điều quỷ, “Tức thân thành Phật”. Phương pháp được xây dựng một cách chi tiết từ triết lý đến nghi quỹ đàn tràng và được thực hiện một cách nghiêm cẩn bằng Tam mật tương ưng: Thân kiết ấn – Khẩu tụng niệm Đà la ni – Ý quán tưởng cảnh giới Thai tạng, Kim cang… Tất cả thể hiện một cách sống động trong hệ thống kinh điển Mật thừa thuộc Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền.
Có thể thấy, dù nội hàm nghĩa lý cơ bản của ba yếu tố Thiền – Tịnh – Mật có sự khác biệt nhiều ít nhưng về phương pháp thực hành đều phải lấy Chỉ – Quán làm chính mà đối tượng của Chỉ – Quán có thể là Danh hiệu Phật, Đà la ni hay Tứ niệm xứ…, mục đích cuối cùng là độ mình độ muôn loài giải thoát nổi khổ đau của dòng sinh tử luân hồi. Điều này vừa thống nhất với hành trình tu chứng và bản hoài độ sinh của Phật Thích Ca Mâu Ni, vừa đáp ứng được nhu cầu truyền bá và phát triển đạo Phật qua các thời kỳ và qua nhiều vùng miền. Hơn thế nữa, cả ba yếu tố Thiền – Tịnh – Mật đều được ghi nhận một cách sống động, cụ thể, bổ sung không ngừng trong hệ thống kinh điển chung riêng của Phật giáo kể từ khi vua Asoka cho khắc bản Tam tạng và cử đoàn truyền giáo ra ngoài địa phận Ấn Độ.

2.2. Thiền – Tịnh – Mật dung thông trong Phật giáo và Thiền tông Việt
Phật giáo được du nhập vào đất Việt từ rất sớm, bằng cả hai hệ thống Nam truyền và Bắc truyền, với minh chứng sống động là sự hiện diện của Tam tạng giáo điển và hành trạng của Tăng chúng. Ba yếu tố Thiền – Tịnh – Mật vì thế không chỉ hiện hữu trên quốc gia này, dung thông, tịnh hành trong tinh thần chung của Phật giáo cội nguồn, mà còn được quyết định bởi yếu tố địa lý văn hóa ngã ba ngã bảy tự nhiên đặc thù của đất Việt. Các bản kinh dịch, các tác phẩm, Tăng chúng hiện hữu từ thế kỷ I – II trở đi như Pháp Hoa tam muội, Đạo hành bát nhã, Thập địa, Vô lượng thọ, Pháp kính, An ban thủ ý, Lục độ tập, Tạp thí dụ, Cựu tạp thí dụ…, vừa thể hiện Thiền của Thanh văn thừa, Bồ tát thừa, Phật thừa; vừa ghi nhận Tịnh độ của Phật A Di Đà và Tịnh độ của Bản tâm thanh tịnh, nhưng chưa phải là Tịnh độ tông; vừa thể hiện yếu tố Mật thừa thuộc Tạp mật trừ tai, tăng ích, điều quỷ… nhưng chưa có yếu tố “tức thân thành Phật” của Thuần Mật thuộc Mật tông. Các Tăng sĩ Phật Quang trong chuyện Nhất dạ trạch, Mâu Bác trong Lý hoặc luận, Khâu Đà La trong hệ thống Tứ pháp thời Sĩ Nhiếp, Khương Tăng Hội… đều thể hiện rõ sự dung thông Thiền – Tịnh – Mật đó qua trước tác và việc độ sinh như trị bệnh, trừ hạn hán, cầu xá lợi Phật… Sự dung thông, tịnh hành Thiền – Tịnh – Mật tiếp tục được kéo dài suốt dòng lịch sử Phật giáo Việt với các thời kỳ: Bắc thuộc chống Bắc thuộc, Đại Việt, Đại Nam và Việt Nam mà các nhà nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt đều thừa nhận như trong Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát, Việt nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang, Lược sử Phật giáo Việt Nam của Thích Mật Thể…

Một điều đáng quan tâm là, sự dung thông, tịnh hành Thiền – Tịnh – Mật của Phật giáo Việt khá thống nhất, xuyên suốt kể từ khi du nhập. Nghĩa là, tại Ấn Độ – Trung Hoa… Thiền – Tịnh – Mật vừa có sự dung thông, đan cài trong ngôi nhà Phật giáo chung, nhưng vừa được tồn tại với tư cách tông phái độc lập: Thiền tông – Tịnh độ tông – Mật tông. Thậm chí, sự tồn tại độc lập đó còn được tuyệt đối hóa, dẫn đến không ít lần kích bác nhau, đặc biệt là các Tông này trong Phật giáo Trung Hoa. Trong khi đó ở Việt Nam, Thiền là tông phái chính danh duy nhất tồn tại với trụ xứ, giáo điển tu chứng, Tăng chúng truyền thừa, Mật – Tịnh chỉ là những yếu tố hiện hữu trong hạnh nguyện tự độ độ tha, được thể hiện qua hầu hết các phương diện cơ bản: Tôn giáo, chính trị, xã hội, văn hóa, quân sự, giáo dục… của các Thiền sư. Điều này có thể tìm thấy trong lịch sử của các Thiền phái: Pháp Vân – Kiến Sơ – Thảo Đường – Trúc Lâm – Lâm Tế – Tào Động… qua hệ thống Pháp bảo: Tượng đầu tịnh xá, Đại phương quảng tổng trì, Viên giác, Pháp hoa, Hoa nghiêm, Vô lượng thọ, A di đà, Kim cang tràng đà la ni, Phật đỉnh tôn thắng đà la ni, Diệu môn phổ hiền … và qua hành trạng của Tăng bảo. Cụ thể như các Thiền sư phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông tuy trong hành trình tu chứng hầu hết đều thông qua Thiền quán để thành tựu “Minh tâm kiến tính” như Tam quán trong Pháp Hoa, Hoa nghiêm, Bát nhã, Viên giác…, nhưng bên cạnh đó vẫn thực hành các pháp môn Mật thừa như Tổng trì tam ma địa trong kinh Đại thừa phương quảng tổng trì mà Tổ sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi dịch, hay Đại bi tâm đà la ni, Diệu môn phổ hiền của Hoa nghiêm… để hỗ trợ sự nghiệp đánh Bắc dẹp Nam của các vua chúa – tướng lĩnh, cầu mưa cầu tạnh, nhương tai tăng ích, cầu thọ chúc phúc… trong các lễ Hội đèn Quảng Chiếu, Phật Đản, Vu Lan, Chuyển Đại tạng kinh…, đồng thời cũng không quên việc niệm Phật A Di Đà cầu sinh Tịnh độ dù chưa phổ biến trong hành trình tự độ và hoằng truyền tông phái.

Thiền phái Trúc Lâm, sau đó là Trúc Lâm – Lâm Tế – Tào Động…, yếu tố Thiền vẫn được kế thừa từ Thiền pháp vốn có của đất Việt và Trung Hoa phù hợp với từng thời đại. Trong khi đó, yếu tố Tịnh độ thì “Tịnh độ tại tâm” được nhấn mạnh ở thời Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Nhân Tông như “Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương; Di Đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực Lạc”[2]…, và Tịnh độ A Di Đà thì bắt đầu được thịnh từ Nhị tổ Pháp Loa, Tam tổ Huyền Quang trở đi, đặc biệt thời kỳ thịnh hành của phái Trúc Lâm – Lâm Tế, rất nhiều dịch phẩm chuyên của Tịnh độ như Kinh A Di Đà, kinh Quán Vô lượng thọ… được dịch, diễn Nôm, hệ thống tượng liên quan đến Tịnh độ Di Đà… được đúc tạo và thờ phụng chung riêng, hệ thống nghi quỹ, nghi thức tụng niệm cũng không ngừng hoàn thiện trong Thiền viện – chùa Phật … đáp ứng nhu cầu niệm Phật cầu sinh về Tịnh độ A Di Đà của người học Phật nói riêng và xã hội nói chung. Về yếu tố Mật pháp, tổ sư Pháp Loa ngày đêm trì chú, soạn tác phẩm liên quan đến Mật pháp như Kim cang tràng đà la ni, thực hiện các lễ quán đỉnh, lễ cầu mưa cầu tạnh theo chiếu lệnh của các vua Trần Anh Tông, Trần Minh Tông…, Từ thời Lê trung hưng trở đi, Thiền sư Minh Châu Hương Hải xây dựng rất nhiều biệt điện mang yếu tố Mật pháp chuyên biệt như Phật mẫu Chuẩn Đề, Quan Âm ngàn tay ngàn mắt… các nghi thức cúng Thí thực hàng ngày, chẩn tế cô hồn vào các dịp lễ Khánh thành, cầu siêu, cầu an, chúc khánh… mang tính quốc gia, tự viện, gia đình… không ngừng được thực hiện trong ngôi nhà Phật giáo Việt…
Ngày nay, tại các tự viện, sự dung thông Thiền – Tịnh – Mật được thể hiện ngay trong mỗi thời trì tụng, trong mỗi kinh trì tụng và trong đời sống sinh hoạt tôn giáo thường nhật. Các thời kinh công phu sáng chiều, các buổi trì Pháp Hoa, Phổ môn, Di Đà, Địa tạng, Thủy sám… vào mỗi tối hay các ngày vía… trì chú, niệm Phật A Di Đà, Tập trung tư tưởng quán Phật, quán chú… là các yếu tố không thể thiếu. Điều đó khẳng định một cách thống nhất sự dung thông của ba yếu tố này trong đời sống Phật giáo Việt.

3. Thiền – Tịnh – Mật dung thông qua hình ảnh đài “Cửu phẩm liên hoa”
3.1. Đài “Cửu phẩm liên hoa” của Tam tổ Huyền Quang (1254- 1334) và Thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647- 1726)

Đài “Cửu phẩm liên hoa” là một tác phẩm nghệ thuật Phật giáo đặc biệt, thể hiện một cách sống động sự dung thông, tịnh hành ba yếu tố Thiền – Tịnh – Mật trong hành trình truyền giáo của các Thiền sư phái Trúc Lâm, Trúc Lâm – Lâm Tế, đáp ứng nhu cầu học Phật của tôn giáo và xã hội đương thời. Theo Việt nam Phật giáo sử luận, Thiền sư Huyền Quang đã xây dựng 2 đài “Cửu phẩm liên hoa”, một đặt ở chùa Tư Phúc – Côn Sơn, một đặt ở chùa Ninh Phúc – Bắc Ninh: “Ở chùa Tư Phúc… ông có xây một tòa tháp có thể xoay được, gọi là Cửu phẩm liên hoa… sách Bắc Ninh phong thổ tạp ký nói rằng Huyền Quang đã đi thăm nhiều chùa, trong đó có chùa Ninh Phúc ở Bút Tháp. Tại đây ông cũng đã dựng một đài Cửu phẩm liên hoa. Trong những ngày lễ lớn, tín đồ tới chùa tay xoay đài, miệng trì chú hay niệm Phật. Tháp xoay có chín tầng tám mặt, mỗi mặt của tầng dưới chạm nổi hình ảnh sự tích Phật, trong đó có hình ảnh thế giới Cực Lạc và Phật A Di Đà. Tòa Cửu phẩm tại chùa Côn Sơn chắc cũng tương tự”[3]. Còn trong phần Tiểu sử và trong phần tựa tác phẩm Kiến tính thành Phật, năm 1684 và sau đó suốt 9 năm ròng, Thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng: “… dựng đài Cửu phẩm liên hoa tại chùa Quỳnh Lâm theo kiểu mẫu đài Cửu phẩm liên hoa của Thiền sư Huyền Quang ở chùa Ninh Phúc”[4], “… ra sức tạo dựng đài Cửu phẩm liên hoa, qua chín năm thì hoàn thành ba đài ở ba nơi: Đài ở chùa Quỳnh Lâm núi Tiên Du, Đài ở chùa Hoa Yên núi Yên Tử, đài ở chùa Linh Ứng huyện Thanh Hà”[5]. 2 đài Cửu phẩm liên hoa mà Thiền sư Huyền Quang tạo tác thật sự là tác phẩm nghệ thuật xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt. Thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng làm 3 đài cũng là kế thừa từ Thiền sư Huyền Quang. Có điều sự xuất hiện của các đài Cửu phẩm liên hoa ở mỗi thời kỳ đều có giá trị chung riêng đáng bàn.

3.2. Nguồn gốc và ý nghĩa của đài Cửu phẩm liên hoa

Theo Phật quang đại từ điển: “Cửu phẩm liên hoa đài (九品蓮花臺), chín bậc đài sen. Đài sen của những người tu theo Cửu phẩm vãng sinh. Gọi tắt là Cửu liên. Người tu niệm Phật cầu vãng sinh, lúc sắp chết được thánh chúng đem đài sen đến đón… Cửu phẩm vãng sinh… gồm Thượng phẩm thượng sinh, thượng phẩm trung sinh, thượng phẩm hạ sinh, trung phẩm thượng sinh, trung phẩm trung sinh, trung phẩm hạ sinh, hạ phẩm thượng sinh, hạ phẩm trung sinh, hạ phẩm hạ sinh… Cứ theo kinh Quán vô lượng thọ, những người cầu nguyện vãng sinh tùy theo căn cơ và hạnh nghiệp hơn kém mà chia làm chín bậc. Do đó cõi Tịnh độ cực lạc cũng chia làm chín bậc khác nhau. Ngoài ra Mật giáo cũng có thuyết chín phẩm riêng… Cửu phẩm vãng sinh kinh, 1 quyển, Bất Không dịch vào đời Đường. Gọi đủ là Cửu phẩm vãng sinh a di đà tam ma địa tập đà la ni kinh…”[6]. Có thể thấy, đài “Cửu phẩm liên hoa” tuy xuất phát từ Tịnh độ tông nhưng yếu tố Mật thuộc Mật tông và Thiền thể hiện khá rõ ràng. Bởi Quán vô lượng thọ là một trong ba bộ kinh cơ bản của Tịnh độ tông (Vô lượng thọ kinh – A di đà kinh – Quán vô lượng thọ kinh) nhưng “Quán” chính là Chỉ – Quán trong Thiền pháp vốn có của Phật giáo. Và như vậy là Thiền – Tịnh dung thông. Còn Cửu phẩm vãng sinh a di đà tam ma địa tập đà la ni kinh chính là kinh thể hiện đầy đủ nhất cho sự dung thông ba yếu tố Thiền – Tịnh – Mật. Thứ nhất, tên kinh “Cửu phẩm vãng sinh a di đà” thuộc Tịnh độ tông, “Tam ma địa tập” chính là cách gọi khác của Tam muội – Chính định thuộc Thiền, “Đà la ni” là một trong những cách gọi tiêu biểu của Mật tông. Thứ 2, Bất Không (705- 774) là tổ thứ 6 của Mật tông Ấn Độ, và là một trong ba tổ sư đầu tiên của Mật tông Trung Hoa truyền pháp vào thời Đường Huyền Tông. Thứ 3, nội dung của kinh này nói về “chín phẩm tịnh thức Tam ma địa trong cõi nước của Phật Vô Lượng Thọ (A Di Đà) và danh hiệu tượng Phật trong 12 Đại mạn đồ la, đồng thời dạy phương pháp vãng sinh lên chín phẩm”. Như vậy trong Tịnh có Mật có Thiền…

3.3. Nội hàm và giá trị của Đài Cửu phẩm liên hoa trên trong đời sống Tôn giáo và xã hội Việt.
Quay lại với đài “Cửu phẩm liên hoa” mà Huyền Quang và Chân Nguyên tạo tác, có thể thấy theo mô tả trong Bắc ninh phong thổ tạp ký thì “Tháp xoay có chín tầng tám mặt. Mỗi mặt của tầng dưới chạm nổi hình ảnh sự tích Phật, trong đó có hình ảnh thế giới Cực Lạc và Phật A Di Đà”. Như vậy, “chín tầng” chính là “chín phẩm sen vàng lên giải thoát”, cùng với “Hình ảnh thế giới Cực Lạc và Phật A Di Đà” đều là những yếu tố có trong Tịnh độ tông. “Tám mặt” có thể khẳng định là xuất phát từ “Bát chính đạo” trong Phật giáo dù Nguyên thỉ – Bộ phái hay Đại thừa. “Bát chính đạo” cũng chính là Tam học: Giới – Định – Tuệ, yếu tố Thiền định hiện hữu minh nhiên. Đài “Cửu phẩm liên hoa” lại làm dưới dạng “Tháp xoay”, tháp xoay chính là một biến cách của chuông pháp luân ở Tây Tạng. Người học Phật Tây Tạng, khi đến chùa, tay xoay dãy chuông pháp luân, miệng niệm chú, hoặc hồng danh Phật, cầu phúc, diệt tội. Vì thế Bắc ninh phong thổ tạp ký không quên khẳng định “Trong những ngày lễ lớn, tín đồ tới chùa tay xoay đài, miệng trì chú hay niệm Phật”. Sở dĩ Phật giáo Tây Tạng có thể đến được với đất Việt có lẽ xuất phát từ Phật giáo nhà Nguyên. Phật giáo nhà Nguyên lấy Phật giáo Tây Tạng làm chính yếu, trong đó yếu tố Mật tạng là nổi bật. Quan hệ giữa Đại Việt và nhà nước Nguyên Mông không chỉ thể hiện ở 3 trận đánh mà còn ở nhiều lĩnh vực khác nữa, yếu tố Phật giáo vì thế không phải là ngoại lệ.
Một điểm chung nữa có thể minh chứng cho sự dung thông của ba yếu tố Thiền – Tịnh – Mật từ đài “Cửu phẩm liên hoa” này. Đó chính là tranh vẽ các sự tích Phật giáo “Mỗi mặt của tầng dưới chạm nổi hình ảnh sự tích Phật, trong đó có hình ảnh thế giới Cực Lạc và Phật A Di Đà”. Việc vẽ về sự tích theo các kinh điển trên vách tự viện hoặc trong các pháp khí Phật giáo đã có nguồn gốc từ thời Phật Thích Ca còn tại thế như ghi nhận trong Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ Tỳ nại da tạp sự quyển 2, quyển 34 rằng: “Tỳ kheo có thể vẽ tử thi hoặc đầu lâu phục vụ cho việc quán tưởng tu tập; trước cửa chùa Tỳ kheo được phép vẽ bích họa về: Sinh tử luân hồi, cảnh giới địa ngục, cảnh giới trời người; hoặc vẽ tượng Phật; vẽ chim bồ câu biểu thị tham dục, vẽ hình rắn độc biểu thị sân nhuế, vẽ hình lợn biểu thị ngu si; và cũng được phép vẽ tướng sinh diệt của 12 duyên sinh pháp”[7]. Về sau, bích họa này phát triển thành một loại được gọi bằng thuật ngữ chuyên môn là “Biến tướng, Biến tượng, Biến hội, Biến”, “Tức miêu tả các động thái thực bằng cách vẽ hoặc chạm trổ, như vẽ về cảnh Tịnh độ của Phật A Di Đà thì gọi là Di Đà Tịnh độ biến, vẽ về Tịnh độ của Di Lặc thì gọi là Di Lặc Tịnh độ biến, Hoa nghiêm biến tướng chính là bích họa về 7 chỗ 9 hội của kinh Hoa nghiêm…”[8]. Trong Thiền tông, cụ thể nhất là Ngũ tổ Hoằng Nhẫn đã mời thợ vẽ Lăng già sự biến ở vách Thiền viện Đông Sơn của ông nhưng nó đã được thay bằng bài kệ của Thần Tú và Huệ Năng mà tác phẩm Pháp bảo đàn kinh đã ghi nhận. “Thai tạng giới, Kim cang giới” trong các Mạn đồ la của Mật tông, cũng chính là loại Biến này. Ngoài việc kế thừa từ nền Phật giáo chung của Ấn – Hoa, đài “Cửu phẩm liên hoa” của Huyền Quang có lẽ cũng tiếp thu từ nghệ thuật bích họa của Phật giáo Lý – Trần, đặc biệt là nghệ thuật “Quảng chiếu đăng” như ghi nhận ở hầu hết các văn bia Phật giáo thời kỳ này. Theo Sùng thiện diên linh tháp bi thì “Quảng chiếu đăng” chính là Tháp đèn bảy tầng có thể xoay được với hình ảnh và sự biến của cảnh giới 7 đức Như Lai (hoặc Ngũ trí Như Lai, trong đó có đức A Di Đà Phật của Tịnh độ tông) trong hệ thống Mật tông. Tháp xoay này được Lý Nhân Tông thiết kế cho lễ hội Quảng chiếu nhằm mục đích “Dốc hòa vui của thiên hạ, đêm trở thành ngày; thỏa lòng mắt của thế gian, già đổi nên trẻ”[9]. Nghĩa là hướng tới mục đích nhương tai, tăng ích vốn có trong Mật thừa nói riêng, trong Phật giáo nói chung.
Hơn thế nữa, đài “Cửu phẩm liên hoa” của hai Thiền sư Huyền Quang và Chân Nguyên cũng ghi nhận sự tiếp nối, phát huy, sáng tạo trong tự thân của Thiền phái Trúc Lâm – Trúc Lâm Lâm Tế. Về yếu tố Thiền, không cần phải bàn, vì cả hai đều là Tổ sư kế thừa thống hệ bản phái. Về yếu tố Tịnh độ, trong Thiền phái Trúc Lâm, Trần Thái Tông có bài Niệm phật luận nhưng là “Tịnh độ tâm” và niệm Phật chung chung “Kẻ hạ trí miệng siêng niệm lời Phật, lòng muốn thấy hình tướng Phật, thân nguyền sinh ở nước Phật”, Trần Nhân Tông thì khẳng định Tịnh độ là Tịnh tâm, Di Đà là Minh tính của tự thân, Pháp Loa có đúc hẳn hai bộ Di đà tam tôn, tức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí vào năm Khai Thái 1(1324) nhưng cũng như các tượng Di Lặc, Thích Ca… mà ông đã đúc, chứ chưa ghi nhận hẳn về cõi Cực Lạc, hành trình tu học để sinh về đấy. Đài sen của Thiền sư Huyền Quang mô tả đầy đủ cảnh giới Tịnh Độ Cực Lạc, Phật – Bồ tát – Thánh chúng của cõi Phật phương Tây này, đồng thời vẽ rõ hành trình 9 phẩm tu chứng của Tịnh độ tông, chính thức đưa pháp môn “Niệm Phật A Di Đà, cầu sinh về cõi Cực Lạc” vào đời sống Tôn giáo và đời sống tín ngưỡng văn hóa xã hội đương thời. Thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng, ngoài làm 3 đài “Cửu phẩm liên hoa” như Huyền Quang, lại còn tiếp tục khẳng định tự tính Di Đà, diệu dụng Di Đà theo tinh thần vốn có của phái Trúc Lâm, rằng: “Di Đà tự tính bản như như, không tịch viên quang khước thái hư, phụ mẫu vị sinh chân diện mục, đông tây quy khứ tất phùng cừ”, “Tịnh độ phân minh tại mục tiền, bất lao đàn chỉ đáo tây thiên, pháp thân nghiễm hỹ siêu tam giới, tọa hiện Di Đà tọa cửu liên”[10]…, và còn soạn tác phẩm, viết lời bạt… về Tịnh độ như Long thư tịnh độ văn, Long thư tịnh độ luận bạt hậu tự, Tịnh độ yếu nghĩa theo yêu cầu của vua Lê Dụ Tông. Sự kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố tính và tướng này tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều thành phần xã hội đến với Thiền phái Trúc Lâm nói riêng, Phật giáo nói chung, góp phần tạo nên những thời kỳ cực thịnh, vàng son của Thiền tông và Phật giáo Việt.
Đến nay, đài “Cửu phẩm liên hoa” đặt tại chùa Ninh Phúc (chùa Bút Tháp) Bắc Ninh không chỉ là tác phẩm của Phật giáo, mà còn là tác phẩm văn hóa – tín ngưỡng… của xã hội Việt, thể hiện đầy đủ các giá trị vốn có của nó từ khi ra đời.

4. Lời kết

Thiền – Tịnh – Mật dung thông được thể hiện qua hình ảnh đài “Cửu phẩm liên hoa” của hai Thiền sư Huyền Quang và Chân Nguyên Tuệ Đăng có thể nói là khá đặc biệt. Bởi trước hết, đó là sự sáng tạo không ngừng của mỗi cá nhân Thiền sư – người học Phật trong hành trình hoằng pháp lợi sinh. Sáng tạo để thích nghi, phù hợp, đáp ứng với nhu cầu của Phật giáo và xã hội theo từng thời kỳ. Song sự “tùy duyên phương tiện” đó vẫn xuất phát từ nền tảng kinh điển, giáo điển chân chính của Phật giáo, vẫn nằm trong khuôn khổ, chuẩn mực “Bất biến” của Phật giáo và vẫn thuộc mục tiêu chung của Phật giáo: Tự độ độ tha thoát khỏi sinh tử luân hồi khổ. Điều đặc biệt nữa là sự dung thông, tịnh hành của ba yếu tố Thiền – Tịnh – Mật trong đài “Cửu phẩm liên hoa” vẫn lấy yếu tố Thiền làm bản vị, một yếu tố thống nhất, xuyên suốt của Phật giáo Việt, trong đó có Thiền phái Trúc Lâm./.


[2] Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông, hội thứ 2
[3] Nguyễn Lang, Việt nam phật giáo sử luận, NXB Văn học Hà Nội, 1994, tập 1, tr 433
[4] Theo ghi nhận ở phần tiểu sử trong Thiền tông việt nam 6 của bộ Thanh từ toàn tập, NXB Tôn giáo, 2014, tr 21
[5] Theo ghi nhận ở tác phẩm Kiến tính thành phật, Thiền tông việt nam 6, sách đã dẫn, tr 405 -406
[6]Phật quang đại từ điển, bản dịch của Thích Quảng Độ, Hội Văn hóa giáo dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản,, tập 1, tr 1176 – 1181
[7] Pháp sư Thánh Nghiêm, Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, bản dịch của Thích Tâm Trí, NXB Phương Đông, 2013, tr 281
[8] Phật quang đại từ điển, bản dịch của Thích Quảng Độ, Hội Văn hóa giáo dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản, tập 1, tr 613
[9] Xem chi tiết trong Văn bia tháp Sùng Thiện Diên linh nhà Lý
[10] Tác phẩm Kiến tính thành phật, Thiền tông việt nam 6, sách đã dẫn, tr 490- 491
THANK YOU
 


Các bài viết trong chủ đề này
NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-01-2015, 06:00 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-01-2015, 06:08 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-01-2015, 06:14 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 04-01-2015, 05:14 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 04-01-2015, 03:13 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-01-2015, 11:18 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 08-01-2015, 09:28 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 09-01-2015, 05:09 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 09-01-2015, 05:23 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 11-01-2015, 09:14 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 13-01-2015, 06:18 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 13-01-2015, 10:33 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 13-01-2015, 09:38 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-01-2015, 07:58 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-01-2015, 01:23 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-01-2015, 06:08 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-01-2015, 11:07 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 22-01-2015, 04:24 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-02-2015, 05:54 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-02-2015, 06:10 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-02-2015, 09:45 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-02-2015, 02:43 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-02-2015, 02:45 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-02-2015, 02:53 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-03-2015, 03:33 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-03-2015, 03:35 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 05-03-2015, 11:16 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 05-03-2015, 02:52 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 10-03-2015, 08:18 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 10-03-2015, 08:21 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-03-2015, 02:46 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-03-2015, 02:47 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-03-2015, 02:48 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-03-2015, 02:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-03-2015, 10:56 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-03-2015, 10:57 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-03-2015, 10:58 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-03-2015, 11:01 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 29-03-2015, 09:35 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-04-2015, 08:06 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-04-2015, 08:08 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-04-2015, 08:09 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-04-2015, 08:57 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-04-2015, 04:13 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-04-2015, 08:47 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-04-2015, 04:13 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-04-2015, 04:18 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-04-2015, 04:20 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-05-2015, 05:18 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-05-2015, 05:20 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-05-2015, 05:23 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-05-2015, 05:26 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-05-2015, 03:44 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-05-2015, 03:46 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-06-2015, 10:20 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-06-2015, 10:22 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-06-2015, 02:23 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-06-2015, 02:26 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-06-2015, 09:17 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-06-2015, 03:44 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-06-2015, 08:41 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 25-06-2015, 05:41 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-06-2015, 09:07 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-07-2015, 09:42 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 04-07-2015, 08:22 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 04-07-2015, 08:27 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 04-07-2015, 08:41 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-07-2015, 08:07 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-07-2015, 08:24 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-07-2015, 08:29 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-07-2015, 08:16 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-07-2015, 08:32 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-07-2015, 09:03 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-07-2015, 09:18 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-07-2015, 05:27 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 20-07-2015, 09:29 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-07-2015, 02:29 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-07-2015, 08:37 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-07-2015, 08:39 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-07-2015, 08:20 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 26-07-2015, 04:00 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-07-2015, 05:34 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-07-2015, 05:36 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-07-2015, 03:42 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-07-2015, 03:52 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-08-2015, 05:13 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-08-2015, 05:14 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-08-2015, 06:32 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-08-2015, 06:38 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-08-2015, 06:40 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-08-2015, 06:46 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-08-2015, 04:23 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-08-2015, 04:26 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 11-08-2015, 05:56 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-08-2015, 04:28 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-08-2015, 05:28 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-08-2015, 05:41 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-08-2015, 09:34 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-08-2015, 08:45 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-08-2015, 08:47 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-08-2015, 02:03 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-08-2015, 10:05 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 23-08-2015, 10:37 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 26-08-2015, 10:13 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 26-08-2015, 10:14 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-09-2015, 09:10 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 05-09-2015, 04:55 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-09-2015, 09:31 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-09-2015, 03:43 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-09-2015, 06:27 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 30-09-2015, 01:53 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-10-2015, 02:43 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-10-2015, 03:52 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-10-2015, 03:54 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-10-2015, 04:22 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-10-2015, 03:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-10-2015, 06:22 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-10-2015, 02:32 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 30-10-2015, 10:19 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-11-2015, 09:16 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-11-2015, 05:58 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 15-11-2015, 09:43 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-11-2015, 01:27 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-11-2015, 06:23 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-11-2015, 05:40 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-12-2015, 05:22 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-12-2015, 08:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-12-2015, 11:08 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-12-2015, 04:41 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-12-2015, 04:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-12-2015, 05:30 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-12-2015, 05:35 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-12-2015, 08:13 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-12-2015, 11:30 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-01-2016, 06:03 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-02-2016, 07:53 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-02-2016, 06:31 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-02-2016, 05:17 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-02-2016, 10:06 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 26-02-2016, 09:03 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-03-2016, 11:24 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-03-2016, 12:10 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 05-03-2016, 10:57 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 05-03-2016, 11:34 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-03-2016, 08:26 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-03-2016, 10:12 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-03-2016, 03:24 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-03-2016, 03:39 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 30-03-2016, 09:25 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 01-04-2016, 04:52 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 10-04-2016, 05:28 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 15-04-2016, 04:53 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-04-2016, 09:33 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-04-2016, 07:11 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-04-2016, 05:26 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-04-2016, 05:50 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-04-2016, 10:12 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 13-05-2016, 07:18 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-05-2016, 06:47 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-05-2016, 06:47 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-05-2016, 06:58 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-06-2016, 12:42 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 13-06-2016, 06:15 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-07-2016, 11:13 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-07-2016, 11:19 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-07-2016, 05:46 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-07-2016, 08:32 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-08-2016, 07:33 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-08-2016, 09:24 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-09-2016, 09:19 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-09-2016, 09:22 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-09-2016, 09:23 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-10-2016, 10:58 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-10-2016, 10:27 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-10-2016, 10:31 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-10-2016, 10:33 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-10-2016, 10:36 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-10-2016, 10:38 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 31-10-2016, 05:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-11-2016, 08:31 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 09-11-2016, 09:36 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 11-11-2016, 08:58 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 11-11-2016, 09:00 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 07-12-2016, 06:09 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 07-12-2016, 06:13 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-12-2016, 10:00 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-12-2016, 10:00 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-12-2016, 10:01 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 25-12-2016, 11:18 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 25-12-2016, 11:21 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 25-12-2016, 11:22 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 26-12-2016, 07:15 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-12-2016, 04:02 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-12-2016, 11:33 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-12-2016, 06:15 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-12-2016, 06:22 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-01-2017, 06:12 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-01-2017, 05:57 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 07-02-2017, 03:57 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-03-2017, 09:48 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-03-2017, 10:03 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 11-03-2017, 12:00 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-03-2017, 05:03 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-03-2017, 05:44 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-03-2017, 09:23 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-03-2017, 09:29 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-03-2017, 08:01 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-05-2017, 03:41 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 25-05-2017, 07:39 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-05-2017, 10:06 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-06-2017, 08:46 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-07-2017, 09:54 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-07-2017, 09:55 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-08-2017, 07:04 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-08-2017, 07:24 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-08-2017, 08:57 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-08-2017, 06:43 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 04-10-2017, 09:17 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 09-12-2017, 04:20 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 09-12-2017, 04:27 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-02-2018, 03:41 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-04-2018, 03:25 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 15-04-2018, 11:01 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-04-2018, 03:27 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-04-2018, 11:10 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-04-2018, 11:20 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-04-2018, 11:20 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 02-05-2018, 07:08 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-05-2018, 10:48 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 04-05-2018, 06:24 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-05-2018, 05:54 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-06-2018, 09:37 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-06-2018, 05:16 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 09-07-2018, 09:57 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-07-2018, 08:51 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 20-07-2018, 08:52 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 25-07-2018, 10:35 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-08-2018, 06:24 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-08-2018, 06:24 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-08-2018, 09:48 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-08-2018, 09:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-08-2018, 09:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 30-08-2018, 06:31 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-09-2018, 08:46 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-09-2018, 08:48 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-10-2018, 06:38 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-11-2018, 08:18 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 18-01-2019, 09:07 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 30-01-2019, 03:10 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-02-2019, 09:22 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-02-2019, 11:07 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-02-2019, 05:18 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-03-2019, 06:01 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 10-04-2019, 06:29 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-04-2019, 04:28 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-04-2019, 07:42 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-06-2019, 06:25 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 11-07-2019, 08:54 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-07-2019, 06:46 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-07-2019, 05:07 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 23-07-2019, 05:08 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 31-07-2019, 06:03 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-08-2019, 05:57 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-11-2019, 06:06 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 10-12-2019, 05:36 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-01-2020, 05:30 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 24-01-2020, 05:00 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-01-2020, 05:37 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 05-05-2020, 07:54 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 06-05-2020, 02:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 13-05-2020, 04:42 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 29-06-2020 08:21 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 30-06-2020, 07:45 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 13-07-2020, 11:42 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 22-07-2020, 09:12 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 09-08-2020, 07:05 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-09-2020, 07:07 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 03-09-2020, 07:11 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - baothai - 10-11-2020, 12:11 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 28-01-2021, 06:56 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 17-02-2021, 05:46 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 27-02-2021, 06:10 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 07-04-2021, 05:37 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 10-06-2021, 05:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 12-06-2021, 08:05 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 14-06-2021, 07:47 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 08-08-2021, 06:50 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 19-11-2021, 06:28 AM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-01-2022, 12:40 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 16-01-2022, 12:49 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-01-2022, 12:34 PM
RE: NEW TOPIC'S DQ - dieuquang - 21-01-2022, 12:45 PM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS