Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
CHĂM SÓC CÂY MAI SAU TẾT
21-02-2015, 07:26 AM
Bài viết: #1
CHĂM SÓC CÂY MAI SAU TẾT
CHĂM SÓC CÂY MAI SAU TẾT

Sau khi chưng chơi hết Tết, hoa tàn người ta thường đưa chậu mai ra sân, vườn để “dưỡng”, tận dụng chơi Tết sau. Trong thời gian “dưỡng”, cây tiếp tục phát triển, cành nhánh mọc thêm và vươn dài, không còn giữ thế đẹp như mới mua về.

Trừ một số ít người chơi mai có kinh nghiệm biết cách cắt tỉa uốn tạo cho cây có thế đẹp, còn lại nhiều người lúng túng không biết làm cách nào để vẫn giữ được tán, cây không mất sức sau một thời gian nuôi hoa.

Cắt tỉa nhánh và loại bỏ những nụ, hoa còn lại

Sau khi ra hoa, cây thường mất sức do các chất dinh dưỡng phải tập trung nuôi hoa. Vì thế sau khi chưng chơi cây mai ngày Tết, cần lặt bỏ ngay những nụ, hoa còn lại và trái (nếu có) để cây không phải tốn kém chất dinh dưỡng nuôi những bộ phận này.

Đồng thời dùng kéo cắt cành, cắt bỏ bớt một phần của ngọn nhánh (việc làm này không những giảm bớt một số bộ phận để cây mai đỡ phải nuôi sau khi đã mất sức cho việc nuôi hoa, mà còn giúp tạo lại tán theo ý muốn). Tùy theo nhánh lớn hay nhỏ, dài hay ngắn mà phần cắt bỏ khoảng một tấc là vừa.

Bón phân, tưới nước

Bón thêm cho mỗi gốc một vài muỗng nhỏ NPK loại 20-20-15 (tùy theo cây mai lớn hay nhỏ mà tưới nhiều hay ít phân), tưới nước giữ ẩm thường xuyên cho cây (nhớ là với những chậu mai được đặt trong nhà quá lâu phải đưa ra chỗ có nắng yếu vài ngày để chúng quen dần với “nắng gió” sau đó mới đưa ra ngoài nắng).

Chăm sóc cây mai sau 20 ngày cắt tỉa nhánh

Thời điểm này, cây sẽ ra tược mới ở dưới chỗ cắt, tược mới sẽ tạo cho cây có tán dày dặn. Trong quá trình chăm sóc nếu thấy có tược nào phát triển quá dài thì tỉa phớt nhẹ cho tán gọn gàng.

Khi tược mới dài khoảng trên 2 tấc, lá đã già thì dùng dây nhôm quấn quanh những tược phát triển không theo ý muốn rồi uốn kéo vào vị trí phù hợp, chỉnh sửa cho tán cây được tròn trịa.

Vào đầu mùa mưa moi bỏ bớt đất trong chậu để thay đất mới có nhiều dinh dưỡng hơn. Đất mới nên phối trộn một phần phân hữu cơ mục với một phần cám xơ dừa và hai phần tro trấu, tùy theo cây lớn hay nhỏ, cây tốt hay còi cọc... mà lượng đất moi ra nhiều hay ít để bổ sung đất mới cho phù hợp. Khoảng tháng 10, tháng 11 âm lịch, tán cây mai đã định hình thì tháo bỏ dần dây nhôm. Khoảng trung tuần tháng Chạp, tiến hành lặt lá để cây mai ra hoa vào dịp Tết.

Cây mai thường bị một số loại sâu bệnh như: bù lạch hại lá non mới ra làm quăn, cháy lá; nhện đỏ gây hại từ khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi làm lá mất dinh dưỡng, chuyển dần sang màu nâu, ảnh hưởng rất lớn đến quang hợp của cây. Sâu ăn lá thường xuất hiện nhiều ở giai đoạn lá non, lá bánh tẻ, cắn khuyết lá làm mất diện tích quang hợp khiến cây còi cọc; bệnh nấm hồng gây chết cành; bệnh đốm đồng tiền…vì thế phải kiểm tra cây mai thường xuyên để phát hiện sớm sâu bệnh và có biện pháp diệt trừ kịp thời.
(Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam)

Gợi ý riêng của dq:
Theo dq chăm cho cây tốt cần chút kinh nghiệm sau;
- Mai đòi hỏi phải có nắng đủ thì chăm tốt mới ra hoa nhiều.Cây kg dùng thêm phân bón lá đúng thời gian cần thì ít bông , bông không to dù là bông giảo ghép. Việc chú ý vỏ thân cây bị rêu bám cũng là vấn đề: gây hút hết phân phún cho cây và gây chết dần nhánh> chết cây. lá mai bị cuốn nhỏ dần hoặc bị chuyển màu là có vấn đề : bệnh, bị bò trỉ, bệnh úng lá... phải sử sớm. Việc canh năm nhuần để lặt là, khí hậu nóng lạnh khá quan trọng khi muốn mai nở đúng ý.
-Mai tự nhiên kg ghep chăm dễ, cấy ghép nhất là tạo dáng để bàn đòi hỏi phải cắt tỉa kỷ. Đừng tiếc cành ra nếu kg đúng hướng và phá mất thế,cut ngay, những lộc non ra cùng bông để lại sẻ cho nụ sớm hơn nơi đây vì quá trình lá già trước. Nếu chậu nhỏ rễ chiến hết phân phải thay chậu lớn hơn,hoặc nếu tiếp tục giữ nhỏ thì cần:
Nghiêng ,vổ nhẹ , rút cây lẩn rễ ra khỏi chậu,cố giữ rể cám vì là nơi hút chất dinh dưỡng,bỏ bớt đất củ 1/3 chung quanh và một ít dưới đáy. Cắt tĩa nhánh tạo dáng lại (nếu kg muốn cho mọc dài ra cần cắt đừng tiếc chồi mọc ra khi ra hoa > cắt chừa trên các nốt lá cũ ; nơi đây chắc sẽ cho nhánh mới). Đất trộn mới gồm tro trấu:2, phân bò hoai khô ( phân kg khô sẽ gây sình đất dễ thúi rễ quá tham > nóng chết rễ cám):1, sơ dừa tơi một ít giữ ẩm ,võ đậu phọng: 2 .Trộn chung Chú ý; trôn phân tưới nước mà chảy ngay là OK không sợ thúi rễ.
> lót dưới đáy chậu ít võ đậu cho dễ thoát nước> Cho ít phân trộn lót đáy > Bỏ cây đã bớt đất vào ( thay chậu có thể kg bớt đât) >cho thêm phân trộn chung quanh cây > vỗ nhẹ cho đất lót vào kẻ hở không cần ếm quá chặt ( tưới từ từ sẽ dẽ hơn)> tưới nước đẩm xem có thoát nước nhanh kg> OK xong.
Khi đã ra đọt và lá non mới chuyển sang sanh phun thêm phân bón lá có NP cao hơn K kèm thuốc ngừa bệnh là chắc ăn ( theo dq kg cần bỏ phân nguyên vào gốc vì đã thay phân mới quá tốt rồi) . > sau tết chừng 3 tháng nếu muốn dậm pha loãng NPK 20-20-20 tưới gốc ( bỏ phân nguyên: tưới nước phân dồn vào ngay gốc> có thể lấy cấy ra cắm mai giả vào chưng quanh năm Big Grin ).Tưới phân gốc thì 7 ngày sau mới dùng phân bón lá kẻo cây bội thực > die.
DQ có kinh nghiệm vì trảm đâu chừng vài chục cây mai lùn bonsai rồi Applause

[Hình: attachment.php?aid=10265]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
25-02-2015, 04:12 PM
Bài viết: #2
RE: CHĂM SÓC CÂY MAI SAU TẾT
NHÂN ĐƯA BÀI CHĂM SÓC MAI , DQ XIN GỬI THÊM MỘT TÀI LIỆU VỀ MAI (dựa theo Mạnh Xuân-danviet)

Văn nghiệp của nhà văn hóa lớn Nguyễn Trãi (cũng là nhà bác học, chính trị, quân sự thiên tài) là vốn quý của dân tộc. Không kể những tác phẩm đã thất truyền, chỉ nói riêng về thơ, gần 400 bài, với nhiều đề tài khác nhau còn lưu truyền đến ngày nay.

Ông đã cảm tác không dưới mười bài về mai và đề cập đến loài hoa này trong hàng chục bài khác. Ở đó có một bài mang tựa "Hoa Trường An" mà hầu hết những sách sưu tập thơ văn Nguyễn Trãi ở phần chú thích đều ghi "không rõ hoa gì".

Nhưng qua nội dung và những điển tích trong bài thơ mà chính tác giả đã có dùng nơi khác, cũng như điển tích "Tin mai" cho thấy hoa trường an là loài hoa thường gọi là mai tứ quý, tức hồng mai, vì khi cánh hoa đã rụng thì đế mai màu vàng biến sang sắc đỏ, ôm lấy hạt màu đen.

Đọc lại bài thơ ấy:

"Ấy chẳng Tây Thi thì Thái Chân
Trời cho tốt lạ mười phần
Ngày chầy điểm đã phong quần đỏ
Rỡ tư mùa một thức xuân".

Tìm hiểu nghĩa của cụm từ "Rỡ tư mùa" và vài điển tích:

- Rỡ tư mùa là bốn mùa đều có hoa rực rỡ.

- Tây Thi là người con gái đẹp thời Xuân Thu. Câu Tiễn đem dâng vua Phù Sai là người đã đánh bại mình, để xin hàng. Phù Sai mắc kế Câu Tiễn, say đắm Tây Thi, không lo việc nước, khiến nước Ngô suy yếu. Câu Tiễn kéo quân đánh diệt, trả được thù.

- Thái Chân là hiệu của Dương Quý Phi, vợ của Đường Minh Hoàng, cũng là trang quốc sắc của nước Trung Hoa ngày trước. (Nguyễn Trãi cũng đã dùng điển Thái Chân ở bài «Thơ mai» trong câu «Đáy nước ngờ là mặt Thái Chân»).

Rõ ràng nội dung bài thơ ca tụng hoa mai, cụ thể là mai tứ quý, mà cái hồn của loại mai này chính là công chúa Nhất Chi Mai. Phải chăng dụng ý của tác giả đã gián tiếp so sánh: nhan sắc tuyệt trần của người đẹp Việt Nam này có thua chi Tây Thi hay Dương Quý Phi nổi tiếng bên Tàu!

Nhưng tại sao đầu đề không ghi "Hoa mai" mà là "Hoa Trường An"? Lại điển tích.

Sách Kinh Châu ký có chép Lục Khải ở Giang Nam, gặp lính trạm bèn bẻ một cành mai, gửi trạm đem về cho Phạm Việp là bạn thơ còn đương ở Trường An và kèm theo một bài thơ:

"Chiết mai phùng dịch sứ
Ký dữ Lũng Đầu nhân
Giang Nam vô sở hữu
Liễu tặng nhất chi xuân"

(Bẻ cành mai nhờ lính trạm đưa
Gửi cho người bạn ở Lũng Đầu
Giang Nam không có đồ gì lạ
Mới tặng một cành xuân gọi là).

Ba chữ “nhất chi xuân” ở câu thứ tư cũng được hiểu là “nhất chi mai”. Riêng ở Việt Nam do điển tích Hồ Quý Ly đời Trần, nhất chi mai là loài hoa hoàn toàn khác với nhất chi mai ở Trung Hoa.
[Hình: attachment.php?aid=10323]
Hoàng đế Hồ Quý Ly_Tranh sơn dầu của Hoàng Hoa Mai. (Nguồn ảnh: st)

Từ điển tích này cho phép suy luận: nhân đón mừng năm mới, từ Giang Nam, Lục Khải gửi một cành mai về tặng cho bạn là Phạm Việp ở Trường An. Nhận được cành mai do lính trạm đưa, cảm động, và do thấy đây là giống mai lạ (vì ở Giang Nam không có vật gì lạ hơn giống mai này), Phạm Việp đem trồng, bốn mùa đều trổ hoa rất đẹp, tưởng chừng như lúc nào cũng là mùa xuân (nên cành mai ấy cũng được gọi cành xuân). Từ Trường An, loại mai ấy được nhân giống rất nhanh, vì dễ trồng nhờ có nhiều hạt. Do vậy, loại mai tứ quý ấy còn có tên hoa trường an.

Như vậy lý lịch của một loài hoa đã được truy tìm.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS