Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
VÀO CHÙA NÊN LƯU Ý
16-03-2015, 03:00 PM (Được chỉnh sửa: 16-03-2015 08:49 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #1
VÀO CHÙA NÊN LƯU Ý
MỘT VIỆC ĐẠI ĐA SỐ ÍT ĐỂ Ý NGAY CẢ NHỮNG PHẬT TỬ ĐÃ QUY Y. ( dq không dám nghĩ mình có thể biết rõ nên hay không nhưng nghỉ đây là việc nên làm , để ý tránh mắc phải thì hành động lễ Phật trong chùa thiền viện , tịnh xá trông thấy vẫn hay hơn.

Những SAI LẦM dễ khiến mắc phải tội khi đi lễ chùa

Chùa gắn liền với đời sống văn hóa và tinh thần của người Việt vì thế việc đi lễ chùa đã trở thành một phần không thể thiếu. Tuy nhiên đi lễ chùa như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.

Vào chùa nên đi từ cửa bên không đi cửa chính giữa.

Khi đi lễ chùa nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí. ( chưa kể trong chùa, gian thờ Tổ thường để sẵn nhang đèn , đa số coi như nhang CHÙA nên hốt một bó đốt ,khói mù mịt làm ô nhiểm không khí, và không nghỉ đến tiết kiệm cho chùa > lòng thành kính không có nghĩa phải có nhang khi ở mổi bát lư hương đã có sắn rồi chỉ cẩn lễ lạy là đủ, nhang thật sự càng có hương thơm càng hóa chất > hít vào càng khổ )

Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa,( nhiều chùa lớn, thiền viện cấm hẳn quay phim trong chính điện mà giới trẻ thường kg kể đến sự nghiêm cấm tha hồ tự sướng nơi trang nghiêm! )

Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ngay giữa bàn thờ PHẬT mà nên đứng chéo sang một bên.

Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh.

Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.( có nhiều chùa theo tín ngưởng nhân gian thờ thêm Bà chúa sứ , Quan thánh v.v )

Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa.
Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

Không tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng.
Theo nhiều kinh sách và quan niệm truyền thống, những hành vi như vậy gọi là “đạo dụng thập phương thường trụ” (trộm dùng đồ lễ của chúng sinh cúng dàng). Phạm giới luật này khi chết sẽ bị giam vào địa ngục, chịu khổ vô kể. Phật điển ghi rõ, “nhân nhỏ, quả lớn”, thành tâm cúng dàng, lễ dù nhỏ nhưng phúc báo lớn lao; trộm của chùa,vật tuy xơ sài nhưng quả báo không gánh hết. ( cái này có do quan niệm xin lộc CHÙA nên có khi lấy đại hoa, trái cây thờ cúng mà chưa được các sư cho lộc )

Vào Phật đường, Tam Bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, huệ hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. ( đi vào chùa mà các vị BÀ TÁM nổ văng trời, và bô bô điện thoại ngay cả khi giảng sư giàng! )

Vào chùa nên đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa khi bước vào, phải bước qua bậu cửa, nếu không chắc chắn phạm tội bất kính.
Cửa chính nhà chùa từ xưa chỉ đức Phật, Ngọc đế, quốc vương một nước mới được ra vào. Vì thế nhiều ngôi chùa ngày thường không mở cửa chính. ( nếu chùa có nhiều cửa hông thì nên áp dụng còn chỉ có cửa chánh điện thì chịu.)

Không nên ngắm tượng Phật như một tác phẩm nghệ thuật, trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước Tam Bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật, nên đứng từ ngoài để quan sát.

Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. ( trượng hợp bất đắc dĩ khi tu tập một ngày hay Phật thất chùa không có nhiều chổ nghỉ trưa được cho phép nằm> không nên đưa chân vào tượng, ảnh Phật )
Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, Tam bảo.

Sử dụng đồ của chùa, như ăn uống, thụ lộc, nên lưu công đức, dù ít dù nhiều. Không nên coi đó là CỦA CHÙA, trụ trì cho thì nhận mà không bố thí chút công đức, vì sẽ phạm tội “luân đạo thực quả báo” ( thụ thực chay lấy ít , dùng hết không phung phí > nếu có biết nghi thức cúng quá đường thì thấy giá trị của hột cơm , thức ăn mình đang được hưởng )

Không đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật. Lưu ý, đó là vị trí tối cao của trụ trì, nên quỳ lễ chếch sang bên một chút.

Lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách… Nhiều người khi lễ Phật, thậm chí nhiều vị trí nhạy cảm phơi hết ra ngoài, vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, khẳng định công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng.( dq chứng kiến : một số nữ teens quần short áo 2 dây leo lên cời trên đầu cụ Rùa đang cỏng bia đá khắc bài chú BÁT NHÃ TÂM KINH do HT Thích thanh Từ dịch tại thiền viện Thường Chiếu , bó tay luôn )

Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng phật…( có người cho con em cởi lên các chú nai trong vườn Lâm Tì Ni rồi chup hình !!!)

Vào chùa, nên dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt, công đức mang lại vô lượng, cho cả người vãn cảnh và nhà chùa'
[Hình: attachment.php?aid=10588]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
MyHang (19-03-2015 12:46 PM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS