Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
ĐÂU THỰC LÀ CÂY SA LA ?
06-06-2015, 03:49 PM (Được chỉnh sửa: 07-06-2015 02:32 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #1
ĐÂU THỰC LÀ CÂY SA LA ?
TẠM ĐẶT CHỔ NÀY CHO TOPIC VÌ CÂY SA LA GẮN LIỀN VỚI PHẬT GIÁO. DQ MẠO MUỘI TÌM HIỂU NHIỀU TÀI LIỆU ĐỂ HẦU HIỂU ĐÚNG CẬY SA LA KHI CÓ RẤT NHIỀU NGỘ NHẬN MÀ NGAY CẢ HÌNH ẢNH TRONG GOOGLE CŨNG CHO CÂY SALA LÀ HÌNH ẢNH CỦA CÂY ĐẦU LÂN HAY CÒN GỌI LÀ CÂY HOA NGỌC KỲ LÂN HAY CÂY HOA HÀM RỒNG.VÌ THẾ ĐƯỢC TRỒNG NHIỀU Ở CÁC CHÙA VN.
XIN MỜI BÀ CON XEM QUA > NẾU THẬT SỰ NGHĨ BÀI NÀY KG ĐÚNG THÌ XIN SORRY , CHO DQ MIỄN BÀN CÃI.

Trong kinh điển Phật giáo, có ba loài cây thiêng liên quan đến cuộc đời của đức Phật đó là cây Vô ưu (Saraca indica) khi đức Phật đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni, cây Bồ đề (Ficus religiosa, Bodhi) khi đức Phật thành đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng và cây sa la khi đức Phật nhập Niết bàn tại Câu Thi Na.

Vì thế ngày nay, ngoài cây bồ đề, cây sa la cũng được trồng tại các khuôn viên của các chùa.

Tuy nhiên, tại Sri Lanka, Thái Lan và một số quốc gia Phật giáo như ở tại Việt Nam thì cây sa la thường bị nhầm lẫn với cây đầu lân, cũng như với cây vô ưu. Do đó tại các chùa thường trồng cây đầu lân.

Sala (Ta-la) có nhiều tên gọi: Sa la, Sal, Shorea robusta, là một loại cây tìm thấy ở Ấn Độ, miền Nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á.

[Hình: attachment.php?aid=11140]
Hoa sa la ở khu tháp đức Phật nhập Niết bàn ở Câu Thi Na, Ấn Độ

Cây Sa la là loại cây nguyên sinh ở Ấn Độ; còn cây đầu lân hay hàm rồng là cây nguyên sinh ở Nam Mỹ và ngày nay cũng được đem trồng khắp nơi. Sự nhầm lẫn lộn này bắt nguồn từ thế kỷ XVII khi người Bồ Đào Nha đem giống cây hàm rồng trồng tại nhiều nơi ở đảo Tích Lan (Sri Lanka). Từ đó, giống cây hàm rồng này được trồng tại nhiều chùa ở Tích Lan và các chùa trong vùng Đông Nam Á.

Nếu gặp một người Âu Mỹ rành về cây cối, khi nhìn hoa đầu lân, họ sẽ nói ngay đó là cây canonball! Nhất là những người sống ở Nam Mỹ, bởi cây đầu lân có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
Và những người Ấn Độ đều biết rành cây sa la, họ gọi là "sal tree", vì loại cây đó được trồng thành rừng, có thân thẳng, thịt gỗ cứng, rất thích hợp cho việc xây dựng và đóng bàn ghế.

Các trang báo cũng có viết về cây sa la, nhưng ảnh chụp lại là cây hàm rồng, cũng đều có sự nhầm lẫn do chưa tìm hiểu hoặc không biết.

[Hình: attachment.php?aid=11141]

Hiện ở Việt Nam chưa phổ biến nhiều cây sa la, bởi cây sa la khó trồng, chỉ thích hợp với khí hậu khô lạnh. Một lý do nữa đó là mỗi năm hoa sa la chỉ trổ hoa một lần, hình dạng màu sắc không hấp dẫn, không đẹp mắt như hoa đầu lân.

Cây đầu lân dễ trồng, lại có hoa màu sắc hình dáng đẹp, hấp dẫn, được trồng phổ biến khắp nơi.
[Hình: attachment.php?aid=11150]

CÂY VÔ ƯU

Tên gọi khác: Vàng anh lá bé.

Tên khoa học: Saraca asoca. Đồng nghĩa: Saraca indica.

Tên tiếng Anh: Ashoka tree.

[Hình: attachment.php?aid=11143]
Cây vô ưu

[Hình: attachment.php?aid=11144]
Hoa cây vô ưu

Vô ưu sống ở rừng mưa có nguồn gốc từ trung tâm của cao nguyên Deccan và vùng ven biển Ấn Độ. Cây vô ưu được ưa chuộng vì tán lá đẹp, hoa đẹp mọc thành chùm và tỏa hương thơm. Cây vô ưu hoang dã dễ bị tổn thương nên càng trở nên hiếm hơn trong môi trường sống tự nhiên của nó.

CÂY SA LA

Cây sala có tên gọi khác là tha la. Tên khoa học là Shorea robusta. Tên thông dụng trong tiếng Anh là shala hay sal.

Cây sala có nguồn gốc từ vùng tiểu lục địa Ấn Độ, vùng phía nam dãy núi Himalaya từ Myanmar đến Nepal, Ấn Độ và Bangladesh. Có nhiều vùng rừng sala rất lớn ở các khu vực này.

[Hình: attachment.php?aid=11146]
Cành và hoa sala
[Hình: attachment.php?aid=11151]
Cận cảnh hoa Sala

Sala là loài cây sinh trưởng trung bình cho đến chậm. Nó có thể đạt chiều cao 30-35 m, đường kính thân cây lên đến 2.5 m. Lá dài 10-25 cm và rộng 5-15 cm. Ở vùng ẩm ướt sala xanh lá quanh năm, cây sala phân bố ở vùng khô thì rụng lá vào thời khoản gian từ tháng Hai đến tháng Tư và ra lá trở lại vào tháng Tư đến tháng Năm.

SỰ NHẦM LẪN

Nhiều người nhầm lẫn sala và vô ưu với một loài cây khác là ngọc kỳ lân. Ngoài nhầm lẫn về tên gọi người ta còn nhầm lẫn về truyền thuyết liên quan đến nó. Người ta cho rằng sala, vô ưu và ngọc kỳ lân cùng chỉ đến một loài cây và là cây được hoàng hậu Maya, mẹ của Đức Phật, nắm lấy khi sinh ngài, đồng thời cũng là loài cây bên Đức Phật lúc ngài nhập niết bàn.

Thực chất cây ngọc kỳ lân là một cây hoàn toàn khác.

CÂY NGỌC KỲ LÂN

Tên gọi khác: Hàm rồng, Cây đầu lân.

Tên khoa học: Couroupita guianensis.

Tên tiếng Anh: Cannonball Tree.

[Hình: attachment.php?aid=11147]
Cây ngọc kỳ lân

[Hình: attachment.php?aid=11148]
Lá, hoa và trái ngọc kỳ lân

Cây ngọc kỳ lân phổ biến trong khu rừng tân nhiệt đới, đặc biệt là ở lưu vực sông Amazon. Nó có nguồn gốc ở Guyana (Nam Mỹ). Ngày nay cây này có thể tìm thấy ở Ấn Độ, miền nam dãy núi Himalaya, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á.

Cây ngọc kỳ lân là một loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35 m. Hoa ra từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 3 m. Quả lớn tròn to đường kính quả 15-24 cm, kích cở như quả đạn đại bác thời xưa, do đó có tên gọi Cannon-ball. Nhân giống bằng cách gieo hạt. Từ khi gieo hạt cây cần khoảng 4 năm để có thể ra hoa. Hoa có mùi thơm dễ chịu trong khi quả chín lại có mùi thối.


File đính kèm Thumbnail(s)
                                   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (11-06-2015 11:14 PM)
07-06-2015, 05:36 AM
Bài viết: #2
RE: ĐÂU THỰC LÀ CÂY SA LA ?
XIN TIẾP CHÚT ÍT VỀ CÂY BỒ ĐỀ : CÓ NGỘ NHẬN NẾU KHÔNG CHÚ Ý ĐẾN SỰ KHÁC BIỆT LÁ CỦA CÂY, MỜI XEM

Cây bồ đề Ấn Độ đầu tiên đến đất Huế nay đã được 73 năm, phát triển xanh tươi toả bóng cả sân chùa Từ Đàm. Tấm bia đá gắn ở gốc cây bồ đề trong sân chùa cho biết: “Cây bồ đề này có nguồn gốc từ cây bồ đề chính tại Ấn Độ, nơi Đức Phật Thích Ca chứng thành đạo quả vô thượng giác. Thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, thời vua Asoka, thái tử Mahinda (con vua Asoka) đem giống sang trồng ở Sri Lanka (Tích Lan) khi qua truyền đạo tại đây. Đại đức Narada, người Tích Lan, đã cùng với bà Karpeles trong phái đoàn Phật giáo Campuchia lấy giống từ cây bồ đề ở Tích Lan tặng hội Phật học Trung phần và trồng tại đây trong dịp sang thăm Thuận Hoá năm 1939”. Đây là khởi nguồn cho việc nhiều vị thiền sư ở các chùa Huế tiếp tục dẫn giống bồ đề từ Thái Lan, Ấn Độ... về, góp phần làm gia tăng số lượng cá thể bồ đề cho quần thể chùa Huế sau này. Tính đến nay, ngoài cây bồ đề ở chùa Từ Đàm, đã có thêm gần 20 cây đủ cỡ tuổi, trong đó khoảng một nửa đã ngấp nghé tuổi 50.

[Hình: attachment.php?aid=11152]

Bồ đề Ấn Độ được nhiều tài liệu trong nước gọi là đề hay đa đề (để tránh nhầm lẫn với cây bồ đề thuộc chi Styrax, họ Styracaceae), tên tiếng Trung là bồ đề thụ, tên tiếng Anh là bo tree, bodhi tree, pipal tree, tên khoa học Ficus religiosa, thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Người công bố tên khoa học đã dùng tính ngữ La Tinh “religiosa” (thuộc về tôn giáo) để nhấn mạnh sự liên quan của cây với truyền thuyết Đức Phật. Cây phân bố tự nhiên ở Ấn Độ, Nepal, Thái Lan.

[Hình: attachment.php?aid=11153]
Ảnh trái: Bồ đề – ficus religiosa. Ảnh phải: Lâm vồ – rumphii

Còn bồ đề Việt Nam là loài cây được trồng rất phổ biến ngoài đường phố, công viên, khuôn viên công sở, trường học, bệnh viện, bến bãi, đường làng, ngõ xóm, đền đài miếu mạo, và ở khuôn viên nhiều chùa Phật giáo... là một loài cùng chi Ficus với loài bồ đề, có ngoại hình tương tự bồ đề, nhiều tài liệu trong nước gọi là lâm vồ hay đề lâm vồ, tên tiếng Trung là tâm diệp dong, tên tiếng Anh là rumpf’s fig tree hay mock bodhi tree (giả bồ đề), tên khoa học là Ficus rumphii. Cây phân bố rộng rãi ở nhiều nước Đông Nam Á, bao gồm Bhutan, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Việt Nam. Ở Huế, lâm vồ có trước bồ đề hơn cả thế kỷ.

Do cùng chi thực vật nên hai cây có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng dễ phân biệt bằng cách dựa vào hình thái lá. Lá bồ đề có mũi kéo dài thành chuôi hình kim cong, dài 2 – 4cm, hệ gân nổi rất rõ, gồm nhiều cặp gân bên gần song song, mọc gần đối, phiến lá dày với mặt trên bóng láng, mép gợn sóng, đáy thường cắt ngang, cuống lá dài tương đương chiều dài phiến lá. Lá lâm vồ có mũi nhọn 1 – 2cm, hệ gân ít nổi rõ, các cặp gân bên thưa, mặt trên phiến lá thường không bóng láng, mép phiến lá không gợn sóng, đáy phiến lá thường hình tim, cuống lá thường ngắn hơn phiến .
( sưu tầm)


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (11-06-2015 11:14 PM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS