Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
TẾT, TẾT ĐẾN RỒI....
10-01-2012, 10:35 PM (Được chỉnh sửa: 10-01-2012 10:41 PM bởi behai.)
Bài viết: #1
TẾT, TẾT ĐẾN RỒI....
Dù già hay trẻ, giàu hay nghèo Tết vẫn là sự kiện trọng đại với tất cả mọi người. Nhưng cảm nhận về Tết thì rất khác nhau.., trẻ con thì nôn nao mong chờ, người già thì trầm ngâm hoài niệm. Với người già, có lẽ do thời gian vụt trôi nhanh quá, chỉ như vừa mới ngoảnh qua, ngoảnh lại đã thấy xuất hiện một cái Tết mới. Cứ mỗi lần Tết đến tôi lại thầm cảm ơn về những thời khắc bình yên của năm cũ và bùi ngùi về những mất mát đã trải qua. Cứ thế, Tết đến rồi Tết lại đi; Tết đi rồi Tết lại đến…

Những bức tranh Tết

Chợ Vàm Cống quê tôi vốn là nơi buôn bán sung túc nên mỗi lần chuẩn bị đón năm mới, chợ như khoát lên mình một bộ mặt mới đầy màu sắc. Tôi không nhớ rõ lắm nhưng chợ Tết hình như xuất hiện rất sớm vào khoảng mùng 10 tháng chạp với hình ảnh các tiệm tạp hóa (như của bác Tư Mạnh, bác Ba Kỉnh…) che thêm cái rạp phía trước để bày hàng. Ngoài bánh, mứt, một món đặc biệt chỉ có trong dịp Tết mà ngày nay không còn là những bao chà là vàng ươm. Với tuổi thơ của tôi, chà là cũng là món hấp dẫn, có lẽ vì ngày đó “bánh hộp”, “bánh Tây” ít phổ biến như bây giờ .

Nhưng ấn tượng nhất đối với tôi trong không khí náo nức chờ đón Tết là các bộ tranh truyện cổ đầy màu sắc. Mỗi bộ tranh gồm bốn tờ, trên mỗi tờ gồm 3 bức tranh, được minh họa bởi những câu thơ lục bát hoạt những đoạn văn xuôi kể về tích truyện như Phạm Công-Cúc Hoa, Sự tích trầu cau, Truyện tranh Tấm Cám, Thạch Sanh-Lý Thông, Trần Minh khó Chuối, Lưu Bình-Dương Lễ…và rất nhiều truyện khác. Người dân quê tôi thường mua các bộ tranh này về treo để trang trí nhà cửa trong những ngày Tết. Tôi rất thích các bộ tranh này nhưng nhà tôi thì không mua (tôi cũng không hiểu tại sao) nhưng nếu có mua cũng không thể mua hết nên giải pháp của tôi là đọc ké, ngấm ké. Nghĩa là khi có dịp ra chợ thì tranh thủ xem một bộ, xem hết rồi thì xem lại.., và thế là thuộc lòng rất nhiều bộ.

Áo Tết ra lò đêm 30

Má tôi là thợ may, thời còn trẻ, chưa lập gia đình đã từng may cho tiệm ỡ Ngã 3 vườn lài, hình như này nay là khu vực giao lộ Ngô Gia Tự-Sư Vạn Hạnh. Sau khi lập gia đình về mở tiệm may tại Vàm Cống (nay là nhà của Thầy Xuân), dạy rất nhiều học trò. Khi con cái ngày càng đông và phụ ba tôi trong việc ruộng vườn nên má dần dần thu hẹp nghề may. Tuy nhiên, để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, má tôi cũng nhận may khá nhiều quần áo tết cho người hàng xóm. Ở quê tôi ngày ấy, quần áo mới của trẻ con cũng là một trong những hình ảnh đặc trưng của không khí Tết. Có lẽ vì ngày xưa dân mình còn nghèo, hàng hóa còn thiếu thốn nên chỉ có ngày Tết mới có quần áo mới còn ngày thường, quần áo đã cũ dần theo thời gian sau tết. Không biết nói như thế có đúng không, nhưng rõ ràng những năm trước 70, rất hiếm quần áo may sẵn. Muốn có áo mới là phải đến thợ may, nên những ngày giáp tết, thợ may phải làm việc rất vất vả.

Rất thương má tôi và cũng rất thương các em tôi, vì đây là tháng nhiều người đến may, nếu không nhận thì cũng tiếc mà nhận thì phải gát lại quần áo của các con ở nhà. Ngày đó, trẻ con quê tôi, từ 25 tết đã mặc quần áo đi tung tăng rồi, không phải lao đông, chỉ việc vui chơi mà thôi.Thường thì đến ngày 30 má tôi mới thanh toán xong quần áo của khách để chuyển sang may vội vàng cho các con. Thằng Ba, thằng Tư lúc đó khoảng từ 8 đến 12 tuổi, nên mong muốn những chiếc áo mới như đám bạn là rất “dữ dội”, còn thằng Bảy, thằng Tám thì chưa biết gì nên cũng không sao. Ngoài trời thì pháo nổ râm ran, dưới ánh đèn dầu bên bàn máy may má tôi đang làm nhanh những chiếc khuy nút cuối cùng với sự háo hức chờ đợi của hai thằng em tôi đang đứng bên. Hai đứa rất nóng lòng được mặc chiếc áo mới để ra đường cùng đám bạn. Đó là những chiếc áo mới ra lò “nóng hổi” vào đêm 30 tết.

Không phải chỉ một năm mà là nhiều năm các em tôi đã mặc những chiếc áo mới như thế đó. Thương má tôi, thương các em tôi nên hình ảnh này luôn theo tôi cho đến bây giờ. Khi ba đứa em nhỏ lớn lên, thì tôi đã đi học xa và má tôi mắt cũng kém hơn, nên tôi cũng không rõ bà có nhận may hàng cho khách nữa hay không nhưng áo mới ra lò vẫn tiếp tục vì nhiều việc bận rộn khác. Khi tôi đi học xa, gần tết, tôi đã dành dụm tiền dạy thêm để mua cho cá em tôi đồ may sẵn để nếu như má tôi chưa may kịp thì ngày 30 các em tôi cũng có những chiếc áo mới. Với các cháu, tôi cũng nghĩ thế vì thời đó gia đình nào cũng lo lao vào làm ăn, một chiếc áo mới của cô Hai tuy không được đúng như mong muốn của các cháu nhưng dù sao nó vẫn là áo mới đúng nghĩa để ăn tết.

Pháo giao thừa “tự chế”

Ba tôi có một chiếc máy dùng để chạy ghe, hình như là hiệu Zandap thì phải. Tiếng máy nổ trên cạn thì giòn như pháo nổ. Thế là ba tôi đã phát huy lợi thế này. Hàng năm, nhà tôi cũng có mua một hay hai giây pháo gì đó để đón giao thừa, nhưng nói chung là không nhiều. Trong lúc đó, chung quanh mọi người nổ pháo kéo dài. Chẳng lẽ mình lại im lặng sao? Thế là ba tôi đã sản xuất ra những tràng pháo nổ ròn rả, to hơn pháo thật, không sợ lép, không tốn tiền…và cứ thế phát huy rất nhiều năm…

Ban dọn nhà tí hon

Thời bây giờ có dịch vụ dọn nhà ăn Tết, chứ thời của chúng tôi làm gì có. Mà nếu có, nhà tôi cũng chẵng có thuê, má tôi vốn tiết kiệm mà. Nhưng bù lại ngoài các em nhỏ chưa biết gì thì 3 chị em lớn của chúng tôi rất đoàn kết, biết thương yêu cha mẹ. Nhìn những ngôi nhà trong xóm được sơn sửa, tụi tôi nôn nóng lắm. Ba má tôi thì lo làm vườn chưa có thời gian nghỉ đến tết như bọn trẻ tụi tôi. Bây giờ nghĩ lại tôi cảm thấy mình cũng là nhà lãnh đạo tài ba đó chứ vì đã thuyết phục được hai em để dành tiền ăn bánh để mua sơn (không nhớ là phải để dành bao lâu). Kế hoạch là khi ba má rời khỏi nhà để đi xuống vườn là chị em tôi mỗi người một tay, nào là khiêng cửa xuống con rạch trước nhà để rữa cho sạch bụi, phơi cho khô và sơn. Ngoài 6 cánh cửa kéo phẳng lì dễ sơn, thì 2 cửa chính là cửa lá sách rất khó sơn nhưng không hiểu sao, chỉ một ngày mà chúng tôi vừa bảo đảm sinh hoạt hằng ngày lại vừa hoàn thành việc thay chiếc áo mới cho ngôi nhà thân yêu của mình. Khi ba má tôi về sau một ngày lao động dưới vườn chắc chắn ngạc nhiên và cảm động với thành tích của các con.

Còn, còn rất nhiều kỹ niệm về tuổi thơ cùng gia đình tôi rất muốn chia sẽ…

HeartMẹ già hơn trăm tuổi
Vẫn thương con tám mươi
Heart
THANK YOU
[-] behai được 6 thành viên cám ơn cho post này:
MinHo (10-01-2012 10:44 PM), langtrang (11-01-2012 01:56 PM), caubaxuan (11-01-2012 07:51 PM), minhnhat (12-01-2012 07:03 AM), quangvu (12-01-2012 11:44 AM), ANH THƯ (12-01-2012 12:39 PM)
12-01-2012, 07:38 AM
Bài viết: #2
RE: TẾT, TẾT ĐẾN RỒI....
Cám ơn Cô 2 về bài viết nhắc lại nhiều kỹ niệm lúc xuân về!. Có lẽ chính trăn trở sợ con cháu nhà mình không bằng hàng xóm nên mỗi xuân về Cô 2 luôn có quà quần áo mới cho tụi con. Giờ nhớ lại ngày trước cảm giác nôn nao chờ đợi quần áo mới của cô 2 để được chụp hình, đi chơi lại hiện về. Ngày ấy thời bao cấp quần áo là món hàng xa xĩ và quí lắm, con nhớ lúc trước tụi con hay mặc quần cụt được ráp từ nhiều mãnh vãi vụng nên có nhiều màu sắc và hoa văn. Lúc nhỏ nhớ lại khi chuẩn bị vô nhà dì Bảy thợ may ở Lấp Vò. con hay cố tình mặc những chiếc quần củ và rách để sau khi tắm sông sẽ được "đổi" quần mới hơn đem về!!!!, Nhắc lại chuyện "khôn vặt" ngày ấy mới thấy rằng cuộc sống thời bao cấp khó khăn nhưng cũng tạo được những bài học về tiết kiệm không dễ có được.
Trước thềm năm mới Kính chúc bà con gia tộc sức khỏe và hạnh phúc!!!
THANK YOU
[-] minhnhat được 3 thành viên cám ơn cho post này:
behai (12-01-2012 10:00 AM), MinHo (12-01-2012 10:17 AM), ANH THƯ (12-01-2012 12:44 PM)
12-01-2012, 11:58 PM
Bài viết: #3
RE: TẾT, TẾT ĐẾN RỒI....
Cám ơn chi Hai đã nhắc lại kỷ niệm thời thơ ấu... cả nhà đón tết. Những ngày giáp tết nhịp sống gia đình tăng lên rất cao! nào là tập trung thu hoạch cây trái bán tết (chuối, lá chuối, vú sữa,,,) lại còn tát hầm bắt cá vừa bán vừa rọng lại để dành ăn, song song việc kiếm tiền còn chuẩn bị nhà cửa cho sạch sẻ khang trang, mua giấy bông về dán vách nhà, chùi lư... đêm giao thừa phải ngánh nước cho đầy tràn tất cả các lu chứa, nào chuẩn bị bùa nêu, 3 lá trầu, 3 trái cau.... Thường thì sau giao thừa đến 2-3 giờ sáng Ba mới đi ngủ. Ba thức để hưởng không khí đêm xuân, uống nước trà nghe tiếng pháo nổ gần xa vì thời điểm đó là giờ rảnh nhất trong năm, mọi sự chuẩn bị đã hoàn tất, Ba thức để phòng xa... vì tính cẩn thận Ba luôn cảnh giác vấn đề hỏa hoạn (pháo nổ nhiều có cả súng bắn đạn lửa nữa rất dể phát hỏa) đến khi tiếng pháo hết mọi việc bình yên Ba mới đi ngủ.
THANK YOU
[-] Tư Điền được 4 thành viên cám ơn cho post này:
minhnhat (13-01-2012 04:12 AM), quangvu (13-01-2012 10:07 PM), ANH THƯ (13-01-2012 10:19 PM), behai (14-01-2012 09:13 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS