Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
TRAI&HẾN
15-07-2015, 09:41 PM
Bài viết: #1
TRAI&HẾN
Trai hến là món ăn rất được ưa chuộng trong mùa hè. Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, trai hến còn được coi là món ăn - vị thuốc trị rất nhiều bệnh.
[Hình: attachment.php?aid=11244]

Theo Ðông y, thịt hến (nghiễn nhục) vị ngọt mặn, tính hàn, không độc; có tác dụng hoạt tràng, thông khí, mát gan, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu.

Vỏ hến (nghiễn xác) có vị mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng cố tinh, làm se, long đờm, chống nôn...

Trong 100g thịt hến có 12,77g protid, 13,9mg chất sắt, 0,25mg đồng; nhiều vitamin B12, nhiều acid omega-3, ít cholesterol nên thích hợp với người thiếu máu và người bị bệnh tim mạch.

Trai hến được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc Đông y để chữa bệnh như chữa chứng đi tiểu đêm, chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ. Ngoài ra, trai hến có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt nên hay được sử dụng như món canh giải nhiệt mùa hè.

Ít người biết rằng, hến là món ăn - vị thuốc chữa yếu sinh lý, gia tăng bản lĩnh đàn ông cho các quý ông có vấn đề về sức khỏe tình dục rất tốt.

[Hình: attachment.php?aid=11245]

Tuy nhiên, món ăn này cũng có nhiều tác hại nếu người nấu và người ăn không biết lựa chọn nguồn sản phẩm sạch và không biết chế biến và ăn đúng cách.

1. Có thể gây dị ứng:

Trai hến có thể gây dị ứng đối với những người mẫn cảm với protein có trong thủy sản. Hãy cẩn trọng trước khi ăn loại thực phẩm này nếu như bạn có sẵn cơ địa dị ứng.

2. Gây ngộ độc:

Trong thức ăn của trai hến có một số loại tảo có chứa chất độc. Những chất độc này tồn tại trong cơ thể của trai hến và không bị phân hủy trong quá trình nấu ăn ở nhiệt độ cao.

Vì thế, nếu không may ăn phải loại trai hến có nhiễm độc tố trên, nguy cơ bị ngộ độc rất cao.

Làm thế nào để tránh nhiễm độc?

Cách tốt nhất là ngâm trai, hến trong nước sạch một thời gian để trai hến nhả hết chất cặn bã tồn dư trong cơ thể ra ngoài. Loại bỏ túi phân của trai trước khi chế biến vì đây là bộ phận chứa chất cặn bã chưa kịp thải ra ngoài của con vật.

3. Gây ngộ độc kim loại:

Trai hến sống ở nơi nguồn nước ô nhiễm, có chứa kim loại nặng như thủy ngân, catmi và chì đều có thể bị nhiễm những kim loại này.

Khi ăn phải trai hến bị nhiễm kim loại, người ăn cũng có nguy cơ bị nhiễm độc kim loại, gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tổn thương hệ thần kinh, thậm chí gây khuyết tật ở thai nhi.

Vì thế khi mua trai hến, bạn phải biết chắc là nó được lấy từ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, không nằm gần nơi xả thải của khu công nghiệp...

4. Có thể nhiễm virus, vi khuẩn:

Đôi khi, trong trai trai có chứa adonovirus, loại virus này làm tăng nguy cơ mắc các chứng viêm nhiễm ở con người. Adenovirus có thể gây ra các chứng bệnh ở hệ tiêu hóa và hệ hô hấp như tiêu chảy, phát ban và viêm phổi.

5. Người bị bệnh gút tuyệt đối không nên ăn:

Những bệnh nhân mắc bệnh gút thường được bác sĩ khuyến cáo về việc ăn trai hến và các loại thủy hải sản có 2 mảnh vỏ tương tự có thể khiến cho tình trạng bệnh lí của họ trở nên tồi tệ hơn.

Nguyên nhân là do trong 100g thịt trai hến có chứa một lượng lớn lên tới 147mg purin. Purin có thể khiến lượng axit uric trong máu của các bệnh nhân mắc bệnh gút tăng lên nhanh chóng, kéo theo đó là các cơn đau do sưng tấy dữ dội ở các khớp xương.


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (17-07-2015 09:43 AM)
17-07-2015, 09:43 AM
Bài viết: #2
RE: TRAI&HẾN
Con so huyet thi sao Duong Hai?


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
17-07-2015, 09:38 PM (Được chỉnh sửa: 25-07-2015 04:17 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #3
RE: TRAI&HẾN
HA HA, CÁI NÀY NGỘ CHƯA ĐỌC QUA NÊN XIN THUA.Big Grin

[Hình: attachment.php?aid=11278]

BẬY GIỜ THÌ TẠM GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CỦA BAOTHAI

Sò huyết được cho là món ăn bổ dưỡng và nhiều người yêu thích. Nhưng món ăn khoái khẩu này cũng chứa nhiều nguy cơ mà nếu ăn không đúng cách rất có hại cho sức khỏe.

Trong các loại sò, sò huyết chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, với nguồn chất đạm phong phú, ít mỡ, nhiều khoáng, sò huyết là món hải sản ngon, được nhiều người ưa thích. Thịt sò và vỏ sò đều được y học cổ truyền dùng làm thuốc.

Theo Đông y, thịt sò huyết có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, tác dụng bổ huyết, kiện vị, chứng huyết hư, thiếu máu, kiết lỵ ra máu mũi, viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém.

Nướng sò huyết trên than hồng, thấy vỏ sò bung ra, có nước béo màu đỏ thì lấy thịt sò ăn nóng với gia vị. Hoặc lấy thịt sò phơi, sấy khô, tán nhỏ rây bột mịn rồi uống mỗi lần 2 – 4g, ngày 2 – 3 lần.

Vỏ sò vị ngọt, mặn, tính hơi lạnh, trị viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém, đại tiện ra máu, cam răng.

Cách làm bột vỏ sò: Vỏ sò đã lấy hết thịt, rửa sạch, đập vụn cho vào nồi đất trát kín, nung đến khi đỏ hồng. Lấy ra để nguội, tán nhỏ, rây bột mịn, hoặc nhúng ngay vỏ sò đang hồng vào giấm với tỷ lệ 1kg vỏ sò với 100ml giấm rồi mới tán bột mịn.
[Hình: attachment.php?aid=11279]

Một số cách dùng sò huyết chữa bệnh

Bồi dưỡng cơ thể suy nhược, lao phổi, thanh nhiệt: Thịt sò huyết 100g, lá hẹ 100g ninh nhừ, ăn 2 lần trong ngày.

Chữa tăng huyết áp, bệnh béo phì: Thịt sò huyết 100g, thảo quyết minh 100g, nước vừa đủ nấu chín, ăn trong ngày.

Chữa kinh nguyệt ra quá nhiều: Thịt sò huyết 100g nấu với thịt lợn 100g, ăn trước khi hành kinh.

Chữa dạ dày ợ chua, tiêu tích, hóa đàm: Uống bột vỏ sò 12 – 20g/1 lần với nước ấm, ngày 2 lần trước bữa cơm.

Chữa đại tiện ra máu: Ngày dùng bột vỏ sò 2 lần, mỗi lần 15g, uống với nước ấm.

Chữa cam răng: Uống bột vỏ sò ngày 3 lần sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 thìa cà phê.

Chữa tụ máu, bầm tím: Ngày uống bột vỏ sò 2 lần sáng và tối, mỗi lần 1 thìa canh, uống với nước ấm, có thể hòa tí rượu trắng uống giúp thuốc chuyển vận nhanh.

Lưu ý cần biết khi ăn sò huyết:

- Các loại sò sống trong bùn và nước, chắc chắn sẽ mang nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng và có thể bị ô nhiễm kim loại nặng cũng như các chất thải độc hại nếu nuôi ở vùng nước ô nhiễm. Nấu sò không kỹ, các vi khuẩn như tả, e.coli, giun... có thể còn sống, gây nhiễm trùng tiêu hoá, ngộ độc, dị ứng... cho người ăn.

- Chưa kể, do sống trong môi trường nước ô nhiễm thì một số loại sò huyết còn bị nhiễm kim loại nặng và các loại chất thải có trong nước.

- Trong sò chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Sò huyết mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn. Mặc dù chúng ta luộc sò huyết và cho sôi nhanh song vẫn không ngăn được những mầm bệnh chết người có trong sò huyết, bao gồm cả bệnh lị.

- Mức độ retinol quá cao còn liên quan đến dị tật bẩm sinh nên không khuyến khích phụ nữ có thai ăn món này.

- Do tất cả những nguy cơ đã nói ở trên, cần rất thận trọng khi cho trẻ ăn sò huyết vì nếu loại thực phẩm này không được nấu chín thì sẽ gây ngộ độc cho trẻ. Cần đảm bảo rằng sò huyết đã được nấu chín kỹ trước khi cho trẻ ăn. Và nếu chúng có quá dai khiến trẻ không ăn được thì đừng vội vàng bắt trẻ ăn mà hãy đợi chúng lớn hơn chút nữa


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (23-07-2015 07:13 PM)
23-07-2015, 01:55 PM
Bài viết: #4
RE: TRAI&HẾN
MỜI XEM THÊM

FDA (Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) khuyến cáo phụ nữ mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, đang cho con bú và trẻ nhỏ cần tránh xa cá ngừ, cá mập, cá kiếm, cá kình (những loại cá lớn), vì hàm lượng thủy ngân trong chúng khá cao.

Và dưới đây là danh sách 17 loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp, tốt và an toàn cho sức khỏe của con người. Theo đó, bà bầu vẫn có thể sử dụng đa dạng các nhóm thực phẩm để đảm bảo thai nhi phát triển tốt, đồng thời tránh được những nỗi lo mập mờ, vô căn cứ về hải sản nói chung.

Lưu ý: Lượng dùng được liệt kê ở dưới là tối đa trong 1 tuần.

1. Cá hồi Alaska hoang dã

Hàm lượng thủy ngân: Thấp nhất.
Người lớn có thể dùng: 1kg/tuần.
Trẻ con có thể dùng: 0,5kg/tuần
Lưu ý: Cả cá tươi và cá đóng hộp.

2. Tôm

Hàm lượng thủy ngân: Thấp nhất.
Người lớn có thể dùng: 1kg/tuần.
Trẻ con có thể dùng: 0,5kg/tuần
Lưu ý: Thứ tự ưu tiên gồm: Tôm đánh bắt trong tự nhiên, tôm nuôi (với các điều kiện an toàn).

3. Cá mòi

Hàm lượng thủy ngân: Thấp nhất.
Người lớn có thể dùng: 1kg/tuần.
Trẻ con có thể dùng: 0,5kg/tuần

4. Cá rô phi

Hàm lượng thủy ngân: Thấp nhất.
Người lớn có thể dùng: 1kg/tuần.
Trẻ con có thể dùng: 0,5kg/tuần

5. Sò điệp

Hàm lượng thủy ngân: Thấp nhất.
Người lớn có thể dùng: 1kg/tuần.
Trẻ con có thể dùng: 0,5kg/tuần
Lưu ý: Các loại thủy hải sản có vỏ cần được kiểm định an toàn trong quá trình thu hoạch và ăn. Và sò điệp thì không được khuyến cáo dùng cho nhóm những người dễ bị tổn thương vì những nguy cơ bệnh tật từ thực phẩm.

6. Hàu

Hàm lượng thủy ngân: Thấp nhất.
Người lớn có thể dùng: 1kg/tuần.
Trẻ con có thể dùng: 0,5kg/tuần
Lưu ý: Các loại thủy hải sản có vỏ cần được kiểm định an toàn trong quá trình thu hoạch và ăn. Tương tự sò điệp, hàu cũng được khuyến cáo không dùng cho nhóm những người dễ bị tổn thương vì những nguy cơ bệnh tật từ thực phẩm.

7. Mực

Hàm lượng thủy ngân: Thấp nhất.
Người lớn có thể dùng: 1kg/tuần.
Trẻ con có thể dùng: 0,5kg/tuần
Lưu ý: Đề nghị này chỉ áp dụng cho mực tươi đã được kiểm định về an toàn thực phẩm.

8. Cá tuyết

Hàm lượng thủy ngân: Thấp
Người lớn có thể dùng: 500g/tuần
Trẻ con có thể dùng: 170g/tuần

9. Cá minh thái (Pollack fish)

Hàm lượng thủy ngân: Thấp
Người lớn có thể dùng: 500g/tuần
Trẻ con có thể dùng: 170g/tuần

10. Cá bơn

Hàm lượng thủy ngân: Thấp
Người lớn có thể dùng: 500g/tuần
Trẻ con có thể dùng: 170g/tuần

11. Cá da trơn

Hàm lượng thủy ngân: Thấp
Người lớn có thể dùng: 500g/tuần
Trẻ con có thể dùng: 170g/tuần
Lưu ý: Nên ưu tiên dùng cá được nuôi ở nội địa hơn là cá nhập khẩu. Nếu là cá trong tự nhiên, cần kiểm tra về độ an toàn của thực phẩm trước khi cho lên chảo.

12. Cá hương

Hàm lượng thủy ngân: Thấp
Người lớn có thể dùng: 500g/tuần
Trẻ con có thể dùng: 170g/tuần

13. Cá thu Đại Tây Dương

Hàm lượng thủy ngân: Thấp
Người lớn có thể dùng: 500g/tuần
Trẻ con có thể dùng: 170g/tuần

14. Cá đù Đại Tây Dương

Hàm lượng thủy ngân: Thấp
Người lớn có thể dùng: 500g/tuần
Trẻ con có thể dùng: 170g/tuần

15. Cá đối

Hàm lượng thủy ngân: Thấp
Người lớn có thể dùng: 500g/tuần
Trẻ con có thể dùng: 170g/tuần

16. Tôm hùm đất luộc

Hàm lượng thủy ngân: Thấp
Người lớn có thể dùng: 500g/tuần
Trẻ con có thể dùng: 170g/tuần

17. Cua rang

Hàm lượng thủy ngân: Thấp
Người lớn có thể dùng: 500g/tuần
Trẻ con có thể dùng: 170g/tuần

Lưu ý: Động vật có vỏ có thể gây một số nguy cơ bệnh tật cho cơ thể, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về cơ địa của bản thân để quyết định sử dụng hay không.

( dịch từ Huffingtonpost)
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (23-07-2015 07:13 PM), Hoang Oanh (31-07-2015 09:47 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS