Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
ĐẬU BẮP& LÁ XOÀI
21-07-2015, 01:45 PM
Bài viết: #1
ĐẬU BẮP& LÁ XOÀI
NHÂN NHẬN ĐƯỢC BÀI VIẾT VỀ CÔNG DỤNG CỦA TRỊ TIỂU ĐƯỜNG BẰNG LÁ XOÀI, DQ KG PHẢI LÀ CHUYÊN GIA VỀ CÂY CỎ ĐÔNG Y NÊN KG DÁM PHẢN BÁC. TUY NHIÊN THEO Ý RIÊNG, CON NGƯỜI NGÀY CÀNG BỊ NHIỀU CHỨNG BỆNH MỘT PHẦN DO CƠ ĐỊA, MỘT PHẦN DO KG NGỪA ĐỂ ĐẾN KHI PHÁT GIÁC ĐÃ MUỘN, TỪ ĐÓ TIN VÀO BẤT CỨ CÁI GÌ TRUYỀN MIỆNG CHƯA THÔNG QUA KIỂM CHỨNG HOẶC DO NGUỒN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG NỠ RỘ, Ý TỐT CŨNG CÓ VÀ TRONG ĐÓ CÓ ĐĂNG TIN SAO CHÉP BIẾN TẤU KG CẦN KIỂM CHỨNG TẠO RA. CÂY CỎ HOA LÁ NÀO CŨNG THÀNH * THUỐC TIÊN * CẢ , BẤT CHẤP CÓ GÂY HẠI NGƯỜI DÙNG HAY KG.

SAU ĐÂY DQ XIN ĐƯA MỘT BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN TIỂU ĐƯỜNG TRONG ĐÓ CÓ LÁ XOÀI ĐỂ BÀ CON MÌNH NGHIỀN NGẨM , THỰC HƯ TẠM RÕ CÔNG NĂNG ĐÚNG KHI SỬ DỤNG.

Thạc sĩ- bác sĩ Lê Hoàng Sơn, khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, trong đậu bắp có chứa nhiều pectin, chất nhầy, sắt và canxi. Nếu trái còn tươi thì chứa các vitamin A, B1, B2, C và niacin. Hạt của trái chứa chất béo palmitin và stearin. Vì vậy, toàn bộ trái đậu bắp chứa chất xơ và chất nhầy nên có tác dụng làm dịu, giúp dễ đi tiêu (có ích cho người loét tiêu hóa) và LỢI TIỂU (có ích cho người tăng huyết áp).

Riêng hạt đậu bắp còn có tác dụng trợ tim, chống co thắt. Vì vậy, đậu bắp làm giảm đau đường tiểu trong trường hợp nhiễm trùng tiểu hay sỏi niệu. Ngoài ra, toàn bộ trái đậu bắp còn có ích cho người viêm loét dạ dày tá tràng.

Kinh nghiệm dùng đậu bắp trị bệnh đã có từ xưa, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước châu Á như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan… Người Thái Lan dùng trái đậu bắp khô nấu nước uống để trị loét tiêu hóa. Người Malaysia và Ấn Độ dùng trái hay toàn cây sắc uống để giảm đau trong bệnh lậu và chứng khó đi tiểu.
Song song với những công dụng trên, đến nay, chưa thấy có tài liệu nào đề cập đến tác dụng phụ của đậu bắp. Thực tế cho thấy, nếu dùng đậu bắp quá nhiều sẽ đi tiêu nhiều lần trong ngày mà phân vẫn bình thường, không hại.

Lá xoài có chứa nhiều chất chát (tanin), lá già chứa nhiều tanin nên có tác dụng cầm tiêu chảy hoặc gây táo bón, và chất mangiferin (một hợp chất flavonoid có tác dụng làm bền thành mạch máu). Lá xoài cũng là một vị thuốc được sử dụng từ lâu đời. Theo Y học cổ truyền, lá có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát, LỢI TIỂU, chống sa nội tạng, được dùng trị bệnh hô hấp trên như ho, viêm phế quản cấp hay mạn tính, phù thũng.

Vì lá xoài nhiều chất chát nên người hay bị táo bón cần tránh dùng. Nếu muốn dùng thì dùng lá non và liều thấp nhưng liều thấp lại ÍT có tác dụng.

Như vậy, người bệnh tiểu đường và cao huyết áp CÓ THỂ dùng hai vị thuốc trên. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ hai quy tắc sau:

1. Vì trong 2 vị thuốc Nam nêu trên có chất nhầy, chất chát và chất xơ, nên tránh dùng cùng lúc với bất kỳ thuốc nào khác. Người bệnh nên uống các thuốc bác sĩ đã kê đơn ít nhất từ nửa giờ đến 1 giờ trước khi dùng đậu bắp và lá xoài. Nói chung, các loại thuốc trị bệnh nên uống lúc bụng còn trống để tránh tương tác giữa thuốc và các loại thức ăn, trừ trường hợp được bác sĩ đề nghị uống sau ăn (để tránh kích ứng bao tử, hoặc giảm tác dụng phụ hay dùng thức ăn làm tăng tác dụng của thuốc). Nếu dùng đậu bắp và lá xoài liều cao, nên dùng sau khi uống thuốc tây ít nhất 2-3 tiếng đồng hồ (để thuốc tây có đủ thời gian ngấm vào máu).

2. Thuốc Y học cổ truyền nói chung (thuốc Nam, thuốc Bắc) chỉ có tác dụng tốt đối với tăng huyết áp và tiểu đường NHẸ vào giai đoạn đầu của bệnh. Tăng huyết áp và tiểu đường là loại bệnh phải ĐIỀU TRỊ SUỐT ĐỜI. “Điều trị suốt đời” không có nghĩa là phải uống cùng một đơn thuốc suốt đời. Bác sĩ sẽ tùy theo diễn tiến của bệnh mà thêm bớt liều dùng hay thêm bớt loại thuốc hoặc ngưng thuốc. Người bệnh KHÔNG nên TIN bất kỳ ai khuyên dùng thuốc này hay thuốc kia là thần dược có thể TRỊ dứt bệnh. Nếu bệnh nhân bị dư cân thì càng THẬN TRONG hơn.

Đặc biệt, bệnh nhân cần lưu ý nếu đã dùng thuốc điều trị một thời gian nhưng đường trong máu và huyết áp không hạ cần phải đến bác sĩ để được điều chỉnh đơn thuốc. Như vậy, người bệnh mới tránh được nguy hiểm về sau.
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (26-07-2015 03:58 AM)
21-07-2015, 01:57 PM
Bài viết: #2
RE: ĐẬU BẮP& LÁ XOÀI
THÊM MỘT BÀI LIÊN QUAN TIỂU ĐƯỜNG BÀ CON AI THÍCH TÌM HIỂU MỜI XEM.> TỪ ĐÓ ĐỂ NGHỊ CHỈ MỘT THẢO DƯỢC MÀ TRỊ ĐƯỢC DỨT BỆNH NAN Y NÊN XÉT LẠI.

Lương y đa khoa Vũ Quốc Trung, Trưởng phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng (Hà Nội). Lương y Trung đã phân tích các bài thuốc cổ phương hỗ trợ điều trị tiểu đường và hướng dẫn người bệnh cách sử dụng hiệu quả.

Tiểu đường thực ra không phải là bệnh lý mới của xã hội hiện đại. Từ xa xưa trong Đông y, tiểu đường đã xuất hiện với tên gọi tiêu khát.

Lương y Vũ Quốc Trung phân tích: “Tiêu khát là sự đốt cháy tân dịch ở bên trong cơ thể, từ đó mà nhu cầu cơ thể đòi hỏi phải ăn nhiều, uống nhiều để bù đắp tân dịch. Tiêu khát có nhiều hình thức đốt cháy, tiêu hao tân dịch. Đó có thể chủ yếu bằng đường niệu, bằng đường sốt, ra mồ hôi hoặc nung đốt phần âm dịch làm cơ thể luôn luôn nóng hơn bình thường…

Cuối cùng, nó gây ra các chứng trạng chủ yếu như: Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhanh và trong nước tiểu có nhiều đường nên ruồi, kiến thường bâu vào. Nguyên nhân của căn bệnh này chủ yếu là do cơ thể vốn âm hư, ngũ tạng suy nhược.

Phần lớn là do chế độ ăn uống không điều độ, trong bữa ăn hàng ngày có chứa nhiều chất béo, ngọt. Hơn nữa, người mắc phải tiểu đường còn vì mất cân bằng trong đời sống tình cảm, lao động, tình dục quá độ dẫn tới thận âm suy hư, phế vị táo nhiệt.

Trong đó, âm hư là gốc, táo nhiệt là ngọn. Bệnh kéo dài lâu ngày, âm tổn tới dương, dương hư hàn ngưng có thể dẫn tới ứ huyết ở bên trong”.

Trong Đông y, chứng tiêu khát gồm nhiều thể bệnh khác nhau. Vì vậy, lương y Vũ Quốc Trung khuyên người bị bệnh tiểu đường nên xác định cụ thể triệu chứng để áp dụng phương pháp điều trị và bài thuốc phù hợp.
Lương y Trung phân tích một số bài thuốc nổi tiếng trong dân gian hỗ trợ điều trị tiểu đường như sau:

Thể phế táo vị nhiệt (Thiên về thượng tiêu):

- Triệu chứng: Hay khát, uống nhiều, hay đói, hình dáng gầy còm, miệng khô lưỡi ráo, mép lưỡi nhọn đỏ, mạch hoạt sác.

- Phương pháp điều trị: Nhuận táo dưỡng âm thanh nhiệt

- Bài thuốc: Bạch hổ gia nhân sâm thang phối hợp ích vị thang gia giảm: Sinh thạch cao 60g (sắc trước), Cam thảo 6g, Sa sâm 15g, Sinh địa 30g, Thiên hoa phấn 15g, Tri mẫu 15g, Đẳng sâm 15g, Mạch đông 12g, Ngọc trúc 15g.

Thể thận âm suy (thiên về hạ tiêu):

- Triệu chứng: Tiểu nhiều lần, lượng nhiều, nước tiểu ngầu đục như nước đường, eo lưng mỏi mất sức, miệng khô lưỡi đỏ, hoặc lưỡi nhẵn đỏ không rêu, mạch tế sác.

- Phương pháp điều trị: Tư dưỡng thận âm

Bài thuốc: Lục vị Địa hoàng hoàn gia giảm: Sinh đại 15g, Hoài sơn dược 30g, Phục linh 12g, Trạch tả 12g, Nữ trinh tử 12g, Bạch thược 12g, Thục địa 15g, Sơn thù du 15g, Đan bì 9g, Cẩu kỷ tử 12g, Đồng tật lê 12g.

Thể trường vị hoả uất (Thiên về trung tiêu):

- Triệu chứng: Ăn nhiều, chóng đói, cồn ruột, gầy sút nhanh.

- Phương pháp điều trị: Dưỡng vị sinh tân

- Bài thuốc: Tăng dịch thăng: Huyền sâm 32g, Sinh địa 32g, Mạch môn 32g, Thiên hoa phấn 32g, Hoàng liên 10g.

Thể âm dương đều hư:

- Triệu chứng: Tiểu nhiều lần, nước tiểu vẩn đục như nước đường, sắc mặt xám đen hoặc trắng bệch, hoặc có phù, hoặc đi ngoài nát loãng, nặng thì đi lỏng, sợ rét sợ lạnh, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm tế vô lực.

- Phương pháp điều trị: Tư dưỡng thận âm, ôn bổ thận dương.

- Bài thuốc: Thục đia 30g, Sơn thù du 15g, Đan bì 9g, Nhục quế 3g (nuốt), Sơn dược 30g, Phục linh 15g, Trạch tả 9g, Phụ tử 6g (sắc trước)

Thể ứ huyết:

- Triệu chứng: Máu không lưu thông, đình trệ và ngưng đọng. Hoặc huyết thoát ra ngoài kinh mạch, tích lại trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết.

- Phương pháp điều trị: Hoạt huyết hoá ứ

- Bài thuốc: Ngũ linh chi 15g, Xuyên khung 9g, Đương quy 12g, Đào nhân 9g, Đan bì 9g, Diên hồ sách 9g, Hồng hoa 9g, Xích thược 9g, Ô dược 6g, Chỉ xác 9g.

“Ở mỗi bài thuốc, tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà có cách gia giảm các vị thuốc khác nhau. Tuy nhiên, cách chế biến chung là mỗi thang thuốc được cho vào 1 lít nước, sắc lấy 300ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 30 phút. Ngoài ra, khi uống thuốc, người bệnh tiểu đường cần phải có chế độ ăn uống và các phương pháp luyện tập thể dục hàng ngày”, lương y Trung cho biết.

Ngoài các bài thuốc cổ phương trên thì lương y Vũ Quốc Trung cũng khuyến khích người bệnh tiểu đường nên sử dụng kết hợp thêm một số “vị thuốc đặc biệt” từ tự nhiên. Trong đó, đậu đen xanh lòng là một trong những dược liệu quý mà từ xưa đến nay dân gian sử dụng nhiều. “Đậu đen có vị hơi ngọt, tính ấm, đi vào hai kinh can thận.

[Hình: attachment.php?aid=11265]
Đậu đen xanh lòng là một thực phẩm quý giúp phòng và chữa trị tiểu đường.

Có tác dụng bổ thận thủy, bổ can, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, bổ huyết giải phong nhiệt. Ngay từ xa xưa, người ta đã dùng đậu đen làm thuốc chữa bệnh. Tuệ Tĩnh đã giới thiệu nhiều phương thuốc chữa bệnh bằng đậu đen, trong đó có chữa chứng tiêu khát do thận hư, bằng cách: dùng đậu đen và thiên hoa phấn – hai vị lượng bằng nhau đem tán nhỏ, làm thành viên để uống với nước sắc đậu đen”, lương y Trung cho biết.

Bệnh tiểu đường là một loại bệnh nan y. Hiện nay, y học thế giới KHÔNG CÓ thuốc để trị dứt bệnh mà chỉ làm giảm triệu chứng, kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Lương y Vũ Quốc Trung khuyên mọi người, đặc biệt là những người bị tiểu đường nên sử dụng liên tục đậu đen xanh lòng để ngăn ngừa và HỔ TRỢ điều trị căn bệnh nguy hiểm này.

Cách sử dụng đậu đen phổ biến thường là nấu chè hoặc ninh nhừ lên ăn. Đặc biệt, đối với bệnh đái tháo đường, lương y Trung khuyên nên thường xuyên sử dụng bài thuốc sau: Đậu đen 30g, hoàng tinh 30g, mật ong 10g, ninh nhừ và ăn hằng ngày. Việc sử dụng thường xuyên đậu đen như trên không chỉ bồi bổ cơ thể mà còn hỗ trợ rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường.

Theo như các nghiên cứu khoa học thì đậu đen xanh lòng giúp cơ thể thanh nhiệt, hoạt huyết, giảm đau, trị ốm vặt, ổn định huyết áp, điều hòa lượng đường trong máu, tăng sức đề kháng, chống chọi bệnh tật. Không chỉ ngon miệng, dễ chế biến, đậu đen còn là nguồn thực phẩm thay cho thịt, cá vì nó giàu hàm lượng protein hữu ích.

Lương y Vũ Quốc Trung cho biết: “Đậu đen là loại thực phẩm đầu bảng giàu chất xơ. Chất xơ trong đậu đen có tác dụng ổn định lượng đường trong máu. Trong trường hợp cơ thể kháng insulin mắc bệnh đái tháo đường thì nên tăng cường ăn đậu đen, nó sẽ giúp cơ thể tiêu thụ một cách chậm hơn và cuối cùng ổn định đường huyết. Bởi vậy từ lâu đậu đen xanh lòng được coi là loại thuốc quý được ví như “thần dược”. Đây là phương pháp thanh lọc cơ thể tuy thô sơ, đơn giản nhưng lại có hiệu quả rất cao”.

Nuốt đậu đen sống là phản khoa học

Trong dân gian lâu nay còn lưu truyền rằng, mỗi ngày nuốt 49 hạt đậu đen xanh lòng sống vào buổi sáng với nước muối nhạt thì rất có lợi cho sức khoẻ và đặc biệt là phòng chống và chữa trị bệnh tiểu đường.

Cũng có ý kiến rằng, nam nên uống bảy hạt, nữ uống chín hạt, từ đó mà bội lên tuỳ theo sở thích từng người. Về vấn đề này, lương y Vũ Quốc Trung cho rằng chưa có cơ sở cả trong y học cổ truyền lẫn y học hiện đại.

“Việc nuốt hạt đậu đen sống dễ gây tai biến nguy hiểm cho các trường hợp tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày. Trên thực tế, nhiều trường hợp áp dụng phương pháp này đã nguy hiểm đến tính mạng.

Còn chuyện sử dụng 49 hạt hay nam dùng bảy hạt, nữ dùng chín hạt chỉ là quan niệm mê tín từ xa xưa. Do vậy, tốt nhất khi sử dụng đậu đen, mọi người nên qua chế biến để đảm bảo vệ sinh và tránh nguy hại đến sức khỏe”, lương y Trung cho biết.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (26-07-2015 03:58 AM)
21-07-2015, 09:47 PM
Bài viết: #3
RE: ĐẬU BẮP& LÁ XOÀI
TÌM HIỂU THÊM VỀ TRIỆU CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG

Tiểu đường (đái tháo đường) đang trở thành vấn nạn của xã hội bởi số người mắc căn bệnh này ngày càng tăng nhanh cùng với những biến chứng nghiêm trọng do nó gây ra.

Tiểu đường được gây ra do những rối loạn chuyển hóa khiến cho cơ thể không tổng hợp được hoặc tổng hợp được rất ít insulin. Khi cơ thể thiếu insulin, glucose sẽ tích tụ trong lòng mạch, lâu ngày khiến chỉ số đường tăng cao.

1. Những triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường:

Khi bị bệnh tiểu đường giai đoạn đầu, người bệnh thường gặp những dấu hiệu mà nếu để ý một chút cũng có thể nhận ra. Những dấu hiệu đó là giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân, thèm ăn, đi tiểu nhiều...

Tuy nhiên, những dấu hiệu này chỉ là triệu chứng ban đầu. Bên cạnh đó, người bị bệnh tiểu đường còn cần phải chú ý những triệu chứng lâm sàng của bệnh nữa. Những triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường bao gồm:

- Mất cảm giác ở đầu các chi do hệ thống dây thần kinh ngoại vi bị ảnh hưởng.

- Có những thời điểm đột ngột không nhìn rõ mọi vật nhưng sau đó lại nhìn rõ bình thường. Điều này là do võng mạc mắt bị tổn thương do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường.

- Nếu cơ thể có vết thương ngoài da thì vết thương rất khó lành, miệng vết thương lở loét.

- Lòng bàn chân thường có những vết loét kèm theo hiện tượng chảy huyết tương màu vàng, rỉ máu và cũng có đặc điểm là rất khó lành.

[Hình: attachment.php?aid=11268]

2. Loét chân - dấu hiệu quan trọng cảnh báo bệnh tiểu đường:

Loét chân là một dấu hiệu quan trọng báo hiệu bệnh tiểu đường. Nguyên nhân của việc loét chân khi bị tiểu đường là do lượng đường trong máu cao dẫn đến những tổn thương thần kinh ở bàn chân.

Ban đầu, những tổn thương chỉ là những vết xước, vết cắt nhỏ có thể có mùi hôi hoặc dấu hiệu kích ứng da do ma sát gây ra.

Tuy nhiên, nếu người bệnh không chú ý chăm sóc và điều trị vết thương kịp thời, loét gan bàn chân ở người tiểu đường có thể dẫn đến chứng hoại tử về sau do sự tích tụ glucose trong máu quá nhiều khiến cho mạch máu bị tắc nghẽn, chèn ép tại chi dưới.

Nếu để tình trạng này quá lâu, những tế bào ở chân không được máu nuôi dưỡng sẽ dẫn đến hoại tử, phải cắt bỏ.

Vì vậy, khi lòng bàn chân có vết loét sâu, người bệnh phải nghĩ đến bệnh tiểu đường ngay và nhanh chóng tới ngay các trung tâm y tế, bệnh viện để được làm các xét nghiệm, kiểm tra đường huyết, chỉ số HbAlc.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (26-07-2015 03:57 AM)
22-07-2015, 09:10 PM
Bài viết: #4
RE: ĐẬU BẮP& LÁ XOÀI
THỨC UỐNG CÓ THỂ HỔ TRỢ CHO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Không chỉ có một hay hai loại thức uống bằng các hoa quả, thảo dược tốt cho những bệnh nhân tiểu đường. Những loại thực uống sau để thay đổi khẩu vị hàng ngày.

Ngày thứ 1: Hiệu quả nhanh với mướp đắng

Cách chế biến: Mướp đắng còn xanh thái mỏng phơi khô tán bột. Mỗi ngày uống 12-20g chia làm 2-3 lần uống sau bữa ăn với nước ấm.

Công dụng: Rất có lợi cho người bị bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin có thân nhiệt cao, cổ khô khát, áp huyết cao.

Lưu ý: Người bị đái tháo đường thuộc hư nhiệt, hư chứng, tim suy, người lạnh, huyết áp không cao không được dùng, nếu không lượng đường và thân nhiệt sẽ xuống thấp làm chân tay bủn rủn, chóng mặt, biếng ăn, mệt tim.

Ngày thứ 2: Trà sớm bằng rễ tầm xuân

Cách chế biến: Dùng 20-30g rễ tầm xuân khô sắc với nước uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Chữa đái tháo đường, chứng háo nước khô cổ, đái dắt nhiều lần, đái dầm về đêm, giúp hạ lipid huyết, cholesterol.

Ngày thứ 3: “Siro” hành tây

Cách chế biến: Hành tây nửa củ, bốc vỏ, rửa sạch để ráo rồi mang ép lấy tinh nước. Mỗi sáng thức dậy nên uống 5ml (tương đương 1 thìa cà phê) tinh nước hành tây ép này với nước pha loãng.

Công dụng: Giúp giảm đường huyết, hạ huyết cao, chống vàng da, chống viêm cho các vết lở loét, mụn nhọt.

Ngày thứ 4: Mát lành với nước rau má

Cách chế biến: Dùng 30-40g rau má tươi giã nhuyễn, lọc lấy nước uống mỗi ngày.

Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, cầm máu, chữa tiểu buốt, khí hư bạch đái, nhuận gan... rất thích hợp cho người bị đái tháo đường.

Ngày thứ 5: Cocktail bạch thược + Cam thảo

Cách chế biến: Lấy 8g bạch thược, 4g cam thảo mang sắc với nước rồi chia uống 2 lần trong ngày.

Công dụng: Có công dụng rất tốt trong việc phòng và chống bệnh tiểu đường, làm giảm chứng háo khát, chân gối đau nhức khó co duỗi…

Lưu ý: Để tăng thêm công dụng cho thức uống này, bạn nên uống khi nước còn ấm.

Ngày thứ 6: Quả chuối hột còn xanh

Lấy 30g quả chuối hột còn xanh sắc với nước và uống thay trà cả ngày.

Chống mờ mắt, táo bón. Ổn định huyết áp, chữa tiểu đường, sạn thận, viêm thận...

Ngày thứ 7: Trà cỏ ngọt

Cách chế biến: Dùng 10g lá cỏ ngọt sắc với nước chia uống 4 lần trong ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng gói trà cỏ ngọt được bày bán trong các cửa hàng.

Công dụng: Vị ngọt đậm trong cỏ ngọt rất lành tính và có thể làm giảm nhu cầu đòi hỏi chất ngọt và chất bột của cơ thể giúp đường huyết người đái tháo đường được ổn định. Cỏ ngọt còn giúp hạ huyết áp hiệu quả.

Lưu ý: Không dùng cho trường hợp người gầy ốm vì nó phân hủy chất bột làm cho cơ thể họ thêm suy nhược.
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (26-07-2015 03:57 AM)
22-07-2015, 09:15 PM
Bài viết: #5
RE: ĐẬU BẮP& LÁ XOÀI
MỜI XEM THÊM VỀ CÂY TẦM XUÂN

Chữa bệnh bằng cây tầm xuân

[Hình: attachment.php?aid=11270]

Trẻ em đái dầm, người già đi tiểu đêm nhiều lần có thể chữa bằng cách dùng rễ tầm xuân 30 g sắc uống, hoặc hầm với thịt lợn ăn.

Tầm xuân là loại cây mọc hoang dại, một số nơi trồng làm cảnh. Trong y học cổ truyền phương Đông, tầm xuân là một vị thuốc khá độc đáo. Nó có nhiều tên khác như thích hoa, bạch tàn hoa, thích mi, ngưu cúc, tường mi, thập tỷ muội, thất tỷ muội, dã tường vi, hòa thượng đầu... Tầm xuân mọc thành bụi, lá kép lông chim, thân nhiều gai, hoa 5 cánh nhỏ bé nhưng khá đẹp với nhiều màu sắc khác nhau như hồng, đỏ, trắng, vàng...

Trong sách Bản thảo cương mục, nhà dược học vĩ đại Lý Thời Trân đã bàn đến tính vị, công dụng chữa bệnh của tầm xuân và cho rằng loại hoa có màu trắng là tốt hơn cả. Dân gian thường thu hái hoa, quả, cành và rễ tươi hoặc khô để làm thuốc. Tùy theo từng bộ phận của tầm xuân mà tác dụng chữa bệnh cũng có những đặc điểm khác nhau.

Hoa: Thường được thu hái vào mùa xuân và mùa hạ, dùng để chữa các chứng bệnh như:

- Cảm nắng, cảm nóng vào mùa hạ: Có các triệu chứng tức ngực, buồn nôn và nôn, có thể có nôn ra máu, môi khô miệng khát, chán ăn, mệt mỏi. Dùng hoa tầm xuân 3-9 g sắc uống hoặc hoa tầm xuân 5 g, thiên hoa phấn 10 g, sinh thạch cao 30 g, mạch môn 15 g, sắc uống hoặc hoa tầm xuân 10 g và hoa đậu ván trắng 10 g, hãm với nước sôi, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà.

- Nôn ra máu và chảy máu cam: Dùng hoa tầm xuân 6 g, bạch cập 15 g và rễ cỏ tranh 30 g, sắc uống.

- Ngược tật (sốt rét): Dùng hoa tầm xuân sắc uống thay trà.

- U tuyến giáp: Dùng hoa tầm xuân 5 g, hoa hậu phác 5 g, hoa chỉ xác 5 g và hoa hồng 5 g, sắc uống.

- Tiểu đường và viêm loét niêm mạc miệng mạn tính: Dùng sương đọng trên hoa tầm xuân vào buổi sớm 30 ml pha chút nước ấm uống hàng ngày.

Lá: Được thu hái quanh năm, có tác dụng sinh cơ và làm liền nhanh vết thương.

- Ung nhọt làm mủ chưa loét: Dùng lá tầm xuân sấy khô tán bột, trộn với mật ong và giấm đắp lên tổn thương.

- Viêm loét chi dưới: Dùng lá tầm xuân không kể liều lượng nấu nước rửa vết thương.

- Nhọt độc sưng nề nhiều: Dùng lá và cành non tầm xuân rửa sạch, giã nát với một chút muối ăn rồi đắp lên tổn thương.

Rễ: Vị đắng hơi sáp, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết và giải độc, được dùng để chữa nhiều chứng bệnh.

- Liệt mặt và di chứng liệt nửa người do tăng huyết áp: Dùng rễ tầm xuân 15-30 g sắc uống.

- Chảy máu cam mạn tính: Dùng vỏ rễ tầm xuân 60 g hầm với thịt vịt già ăn.

- Ghẻ về mùa hè: Dùng rễ tầm xuân tươi sắc uống thay trà.

- Đau răng và viêm loét miệng: Dùng rễ tầm xuân sắc uống hoặc ngậm.

- Viêm khớp, liệt bại nửa người, kinh nguyệt không đều, khí hư và tiểu tiện không tự chủ: Dùng rễ tầm xuân 15-30 g sắc uống.

- Hoàng đản (vàng da do nhiều nguyên nhân): Dùng rễ tầm xuân 15-24 g hầm với 60 g thịt lợn nạc, chế thêm một chút rượu vang, chia ăn vài lần trong ngày.

- Vết thương chảy máu: Dùng rễ tầm xuân lượng vừa đủ, sấy khô tán bột rắc vào tổn thương, cũng có thể trộn với dầu vừng để đắp.

- Rong huyết: Dùng rễ tầm xuân 30 g, ngải cứu già đốt tồn tính 10 g, cỏ nhọ nồi 30 g, tiên hạc thảo 30 g, sắc uống hằng ngày.

Quả: Vị chua, tính ấm, thu hái vào lúc chín, sấy hoặc phơi khô làm thuốc, có công dụng lợi tiểu thanh nhiệt, hoạt huyết giải độc.

- Phù do viêm thận: Dùng quả tầm xuân 3-6 g, hồng táo 3 quả sắc uống hoặc quả tầm xuân 20 g, đại hoàng 3 g, sắc chia uống 3 lần trong ngày.

- Tiểu tiện khó khăn: Dùng quả tầm xuân 10 g, mã đề 30 g và biển súc 30 g, sắc uống.

- Đau bụng khi hành kinh: Dùng quả tầm xuân 120 g sắc lấy nước, hòa thêm một chút đường và rượu vang uống ấm.

- Táo bón: Dùng quả tầm xuân 10 g, đại hoàng 3 g, sắc uống.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (26-07-2015 03:57 AM)
22-07-2015, 09:28 PM
Bài viết: #6
RE: ĐẬU BẮP& LÁ XOÀI
ĐÃ CÓ UỐNG RỒI GIỜ THÌ ĂN ĐỂ HỔ TRỢ

MÓN ĂN BÀI THUỐC TRỊ TIỂU ĐƯỜNG

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường ngày càng gia tăng ở mức báo động. Tiểu đường là một trong những căn bệnh mãn tính ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người và nền kinh tế gia đình và toàn xã hội. Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất bên cạnh việc sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống và luyện tập đóng vai trò hết sức quan trọng. Dưới đây chúng tôi muốn giới thiệu tới độc giả một số món ăn - bài thuốc trị tiểu đường rất hiệu quả sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường ổn định mức đường huyết và ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng tiểu đường.

Canh khổ qua: Khổ qua 100 g. Rửa sạch khổ qua, xắt lát, cho vào nồi, đổ nước vừa phải nấu thành canh. Chia canh ra 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu của món này làm giảm đường huyết, phù hợp trong chứng đái tháo đường bị nhẹ.
Canh khổ qua là món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 2 rất tốt

Canh đậu đỏ, bí đao: Món ăn bài thuốc trị tiểu đường từ đậu đỏ và bí đao phù hợp với chứng đái tháo đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành. Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn hết cái, ngày ăn 2 lần, có thể dùng thường xuyên.

Cháo địa cốt bì: địa cốt bì 30g, tang bạch bì 15g, mạch môn đông 15g, bột miến dong 100g. Đem 3 loại dược liệu cùng sắc lấy nước, đem nước sắc này nấu với bột miến dong thành cháo. Đây là món ăn bài thuốc trị tiểu đường dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.

Cháo rau cần tây: Đây là món ăn bài thuốc điều trị tiểu đường dùng trong các trường hợp tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường. Cần tây tươi 60g, gạo tẻ 50 - 100g. Cần tây tươi rửa sạch thái nhỏ đem nấu với gạo tẻ thành cháo, thêm muối, gia vị, cho ăn nóng sáng và chiều.

Cháo cá trê: cá trê 250g, gạo 100g. Cá mổ bụng, rửa sạch, thả vào nước sôi luộc, vớt ra lọc xương rồi cho thịt cá vào nước luộc cùng gạo đã vo sạch nấu cháo, cho gia vị, bột ngọt vừa ăn. Chia ăn trong ngày. Món ăn - bài thuốc này có tác dụng: bổ âm khai vị trị đái tháo đường.

Cháo thục địa, nhục quế: nhục quế 3g, thục địa hoàng 10g, gạo tẻ 100g. Nhục quế, thục địa nấu với gạo tẻ thành dạng cháo loãng.

Canh lá sen, cá trạch: cá trạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, khát, uống nhiều.

Canh thịt dê, đậu hũ: phổi dê 1 lá, thịt dê 100g, đậu phụ 100g, muối, nước. Phổi dê và thịt dê rửa sạch thái lát, thêm nước và gia vị, nấu thành dạng canh thịt. Dùng món ăn bài thuốc để trị cho bệnh nhân đi tiểu nhiều.

Cá chép hầm đậu đỏ: cá chép 1 con (500g), xích tiểu đậu 50g, trần bì 6g, ớt đỏ 6g, thảo quả 6g. Cá chép làm sạch, cho xích tiểu đậu, trần bì, ớt đỏ, thảo quả vào trong bụng cá, thêm gừng, hành, muối, tiêu và đổ nước.

Cá chạch kho tiêu:
Đây vừa là món ăn - bài thuốc tác dụng điều trị tiểu đường rất tốt mọi người nên tham khảo : Cá chạch 8 - 10 con, nước hàng, mắm, tiêu, hành, mỡ vừa đủ. Cá cắt đầu đuôi rửa sạch để ráo, cho cá vào nồi, rưới nước hàng, nước mắm, tiêu bột, hành, ướp 20 phút. Bắc lên bếp lửa riu riu kho chín, cho mỡ vào, đun sôi đều là được. Ăn trong bữa cơm.
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (26-07-2015 03:57 AM), Hoang Oanh (31-07-2015 09:45 AM)
31-07-2015, 09:46 AM
Bài viết: #7
RE: ĐẬU BẮP& LÁ XOÀI
Cảm ơn anh hai đã cho em biết một số thức ăn dành cho người bị tiểu đường, ông xã của em cũng đang sống chung với tiểu đường đây.

TÂM BẤT BIẾN GIỮA DÒNG ĐỜI VẠN BIẾN
THANK YOU
[-] Hoang Oanh được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (31-07-2015 08:30 PM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS