Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
TRUNG THU
04-09-2015, 05:55 AM (Được chỉnh sửa: 04-09-2015 05:58 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #1
TRUNG THU
THỜI GIAN TRÔI NHANH THẬT, GẦN HẾT THÁNG VU LAN LẠI ĐẾN TẾT NHI ĐỒNG, CHỈ CÒN 3 TUẦN TÍNH TỪ HÔM NAY.
TRUNG THU LÀ TẾT DÀNH CHO THIẾU NHI VÀ MỘT CHÚT LAY ĐỘNG , HỒI TƯỞNG VỀ THỜI NHI ĐỒNG ĐÃ QUA LÂU LẮM RỒI.
ĐỂ CẢM THẤY: GIÁ MÀ ĐƯỢC QUAY VỀ THỜI GIAN CỦA KHÔNG LO TOAN, HỒN NHIÊN VÀ KHÔNG PHẢI NGHĨ GÌ ĐẾN TƯƠNG LAI.

DQ XIN THAY TRANG GQ
- CHÚC MẤY CHÁU BÉ TRONG GIA TỘC GIỮ MÃI CÁI HỒN NHIÊN, VUI TƯƠI , ĐẸP XINH NHƯ BÚP HOA HỒNG HÉ NỞ.
- CHÚC CÁC BÀ CON MỘT TRUNG THU AN LÀNH, NHỚ LẠI MỘT CHÚT KỸ NIỆM ĐÃ QUA.

[Hình: attachment.php?aid=11563]

( nếu rảnh mời bà con tiếp xem kế tiếp)


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 3 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (04-09-2015 09:35 AM), ANH THƯ (04-09-2015 03:56 PM), baothai (05-09-2015 09:07 AM)
04-09-2015, 06:10 AM (Được chỉnh sửa: 04-09-2015 06:11 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #2
RE: TRUNG THU
TẾT TRUNG THU

Tết Trung thu là Tết của những cháu nhi đồng được sự chuẩn bị, chăm sóc của người lớn. Trẻ em ăn bánh, ngắm trăng và mơ màng về hình bóng chú Cuội dưới gốc cây đa nơi cung Hằng , nơi làm ra sự thích thú và tò mò.
Đồ chơi Tết Trung thu thuở xa xưa chủ yếu là đèn ông sao, trống ,lân,đèn xếp, đèn lồng dán giấy kiến…
Đêm Trung Thu, nhịp trống thùng thình, thùng thình… đi cùng với ánh đèn là bánh kẹo, trái cây ngọt ngào thấm đẫm vào cùng ánh trăng rằm vằng vặc, trong làn gió nhẹ đêm thu, tiếng đùa giởn của trẻ thơ.

[Hình: attachment.php?aid=11564]

Là thế giới kỳ ảo muôn màu của các bé. Thế giới ấy không chỉ lay động tâm hồn con trẻ mà còn quyến rũ người lớn cùng ùa vào cuộc chơi. Hình ảnh những người cha cặm cụi vót tre làm đèn ông sao,đèn bánh ú… những người mẹ chuẩn bị kẹo bánh cho con một Trung thu vui, ấm cúng. Trẻ con được vui chơi thỏa thích và được người lớn tặng bánh trung thu cùng những chiếc đèn trung thu truyền thống như đèn ông sao,đèn xếp hay sang hơn là các đèn dán giấy kính đỏ được làm hình thỏ , cá, xe…… Những bé đốt đèn cầy vào đèn, rồi cùng nhau đi cộ đèn từ làng trên xuống xóm dưới. Đây là những nét đẹp phổ biến của văn hóa Việt trong mỗi dịp Tết Trung thu thuở những thập niên 1970 trở về trước. Ngày ấy, mặt trăng hòa cùng thiên nhiên hình như sáng hơn.

Và đêm Tết Trung thu còn là dịp nhàn của nghề nông. Lúc này lúa vụ mùa đã vào đòng, chỉ chờ lên bông ra hạt, đón trăng xong , chuẩn bị ra đồng thu hoạch thành quả vất vả trong năm. Trẻ con trông trăng lên để bay bổng cùng cây đa, chú Cuội. Người lớn trông trăng kiếm tìm hy vọng cơm áo năm sau. Bằng kinh nghiệm dõi theo chu kỳ của tạo hóa, người xưa đoán định mùa vụ qua ánh trăng đêm Trung thu: trăng màu vàng trúng mùa tằm tơ, trăng xanh lục báo hiệu thiên tai, trăng màu cam đất nước thái bình thịnh trị hay “trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa” Nhưng dù điềm lành hay điềm dữ, thì con người vẫn luôn đồng hành cùng trăng quanh năm suốt tháng, người và trời đất tự nhiên hòa hợp không thể tách rời.

Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám.
Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm.

Chợt thấy buồn với sự phát triển của thời đại. Tết Trung thu nay đã đổi thay. Múa lân, múa sư tử, múa rồng mỗi ngày mỗi đẹp và hoành tráng thêm. Đèn lồng, đèn ông sao, … nhiều kiểu dáng mới lạ và hiện đại được thắp sáng bằng điện, bằng pin, lung linh rực rỡ hơn thắp bằng đèn cầy, đom đóm xa xưa. Nhưng tất cả các đồ chơi lại toàn của TQ bị cách tân thêm bằng các trò độc hại và súng ống giáo mác… Mâm bánh Trung thu thêm nhiều hương vị, màu sắc bởi các loại bánh được chế biến theo công nghệ tân thời, ngon miệng, bắt mắt mà độc hại.
Thế nhưng, ngày lễ Trung thu lại chỉ còn cảm nhận như một ngày lễ bình thường, người lớn thờ ơ, trẻ nhỏ không háo hức, trông mong như trước. Những thay đổi chuyển biến trong đời sống Việt,dưới sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và các văn hóa ngoại nhập khác, nét truyền thống cổ truyền đang dần bị phai nhạt. Vì vậy mà Tết Trung thu ngày mỗi dần xa vẻ đẹp trong sáng của thời nguyên thủy.
Tết Trung thu những năm trở lại đây không còn là tết trăng của riêng lũ trẻ nữa. Sự tham lam, vô cảm của người lớn như bóng đen chiếm đoạt dần sân trăng trong sáng của tuổi thần tiên. Người ta còn làm nhân bánh Trung thu nhân đặc biệt, mượn Tết trăng để đút lót, chạy chức, chạy quyền, chạy dự án. Mỗi mùa Trung thu, thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 8 nghìn tấn bánh trị giá hơn một nghìn tỉ đồng nhưng hai phần ba số ấy là quà biếu dành cho người lớn.
Đa số trẻ em thành phố sống trong cảnh: thừa bánh thiếu trăng vì phố xá thị thành chật hẹp, những tòa ốc lấn chiếm cao trọc trời và kín mít… trẻ em sẽ tìm chị Hằng và chú Cuội ở đâu? Còn trẻ em nông thôn ở những quê xa thì: thừa trăng thiếu bánh vì lam lũ, cuộc sống nghèo nàn thiếu đói.

Chuyện đời xin khép lại để trăng Trung thu vẫn trong veo như tuổi thơ của mỗi một đời người, của muôn ngàn trẻ em đang nao nức chuẩn bị đón trăng.Mong một nét đẹp văn hóa Việt, trong đó hình ảnh chị Hằng Nga, chú Cuội vẫn thắm mãi trong ký ức tuổi thơ, để không khí Tết Trung thu vẫn mãi rộn ràng và đáng trông đợi trong lòng các bé nhi đồng.

( còn tiếp)


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 3 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (04-09-2015 09:35 AM), ANH THƯ (04-09-2015 03:57 PM), baothai (05-09-2015 09:07 AM)
04-09-2015, 06:19 AM
Bài viết: #3
RE: TRUNG THU
VÀ THÍCH TÌM VỀ TRUNG THU , XIN MỜI BÀ CON XEM QUA PPS TRUNG THU CỦA DQ
XIN KIÊN NHẨN , HƠI LÂU NẾU XEM TRỰC TIẾP DOWN VẾ DỄ XEM HƠN. CÁM ƠN.


.ppsx  DQ- TRUNGTHU 2015.ppsx (Kích cỡ: 6.54 MB / Tải về: 301)
THANK YOU
[-] dieuquang được 3 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (04-09-2015 09:35 AM), ANH THƯ (04-09-2015 03:57 PM), baothai (05-09-2015 09:07 AM)
04-09-2015, 06:03 PM
Bài viết: #4
RE: TRUNG THU
GỐC BÁNH TRUNG THU theo TQ

Từ lâu, đối với người Trung Quốc, bánh Trung Thu (tiếng Hán gọi là “Nguyệt bính”, nghĩa là bánh Nguyệt, còn tiếng Anh dịch thao tiếng Hán gọi là “Moon cake”) đã là thứ không thể thiếu và là đồ ăn truyền thống trong dịp Tết Trung Thu.

Người Trung Quốc coi Tết Trung Thu là ngày đoàn viên và họ ăn bánh Trung Thu với hình tròn cũng là để tượng trưng cho sự đoàn viên, xum họp. Thế nhưng nguồn gốc bánh Trung Thu là ở đâu và có từ bao giờ? Tại Trung Quốc có rất nhiều cách giải thích khác nhau và dường như cách nào cũng có lý.

Trong dân gian Trung Quốc lưu truyền, tập tục Tết Trung Thu ăn bánh Trung Thu là có từ cuối thời Nguyên (1271 - 1368), đầu thời Minh (1368 - 1644).
Chuyện kể rằng khi đó Chu Nguyên Chương lãnh đạo người Hán chống lại bạo chính của triều đình nhà Nguyên và thống nhất ngày 15/8 âm lịch tiến hành khởi nghĩa. Trước ngày này, mọi người đã mượn cớ tặng bánh cho nhau để giấu trong những chiếc hình tròn những mẩu tin thống nhất ngày giờ khởi nghĩa.
Sau đó, Chu Nguyên Chương lật đổ triều đình nhà Nguyên, lập lên triều Minh (1368 – 1644) và trở thành vị Vua đầu tiên của triều đình nhà Minh cai quản Trung Quốc.
Từ đó, thần dân triều Minh lấy ngày 15/8 âm lịch là tượng trưng của ngày lật đổ triều đại dị tộc (không phải người Hán) thống trị Trung Quốc và cũng không quên vai trò liên lạc của những chiếc bánh hình tròn giống như mặt Trăng. Và tập tục Tết Trung Thu ăn bánh Trung Thu lưu truyền trong dân gian Trung Quốc đến ngày hôm nay.

Thế nhưng bên cạnh đó còn một cách giải thích khác. Tương truyền thời Trung Quốc cổ đại, Hoàng Đế có nghi lễ cúng mặt Trời vào mùa Xuân và cúng mặt Trăng vào mùa Thu để cầu cho mưa thuận gió hòa, thần dân yên lành, đất nước bình yên. Vì thế, trong dân gian coi ngày 15/8 âm lịch là ngày cúng thần Trăng.
Dịp này mọi người làm bánh hình tròn giống như mặt Trăng gọi là “Nguyệt bính” (bánh Trăng) để cúng thần Trăng, cúng xong mọi người cùng vừa thưởng thức bánh vừa ngắm Trăng.
Do ngày 15/8 âm lịch là tiết giữa thu nên gọi là Trung Thu và ngày cúng thần Trăng được coi là ngày “Tết” nên gọi là “Tết Trung Thu”. Lâu dần nghi lễ ăn “Nguyệt bính” ngắm Trăng vào đêm 15/8 âm lịch trở thành thói quen và tập tục lưu truyền đến ngày hôm nay.

Chưa hết, vẫn còn một cách giải thích khác cho rằng bánh Trung Thu ban đầu là món ăn chúc mừng thắng lợi của quân đội triều đình nhà Đường (618 - 907), tức là có cách ngày nay hơn 1.000 năm về trước.
Thời kỳ Hoàng Đế Đường Cao Tổ Lý Nguyên cai trị Trung Quốc, tướng Quân Lý Thành Chinh được phái đi dẹp quân hung nô và ngày 15/8 âm lịch đã chiến thắng trở về. Khi đó, một nhà buôn người Thổ Lỗ Phiên đã dâng tiến Hoàng Đế hộp bánh mừng thắng lợi.
Cao Tổ Lý Nguyên khi mở hộp bánh được trang trí rất công phu ra đã cầm lên một chiếc bánh hình tròn, ngước mặt lên nhìn mặt Trăng cười nói: “Thần dâng bánh ngọt cho thần Trăng”, sau đó chia bánh cho quần thần cùng thưởng thức.
Sau này thứ bánh hình tròn được vị ngọt hương thơm được dân gian dùng thưởng thức vào đêm Trăng tròn 15/8 âm lịch và phát triển đến ngày nay gọi là Tết Trung Thu.

Trong cuốn “Mộng lương lục” của Ngô Tự Mục đời Nam Tống (1127 - 1279), các sử gia Trung Quốc đã tìm thấy từ “Nguyệt bính”, tức bánh Trung Thu. Nhưng những miêu tả về Tết Trung thu ngắm Trăng thưởng thức bánh Trung Thu thì phải đến đời nhà Minh, trong cuốn “Tây Hồ du lãm chí hội” mới có sự ghi chép đầy đủ: “Ngày 15/8 âm lịch gọi là Tết Trung Thu, trong dân gian lấy tặng nhau bánh Trung Thu hình tròn để thay cho ý nghĩa đoàn viên”.
Đến đời nhà Thanh, những ghi chép về bánh Trung Thu đã xuất hiện rất nhiều. Hơn thế bánh Trung thu cũng được làm cầu kỳ hơn.

Mặc dù những giải thích trên về nguồn gốc bánh Trung Thu Bánh chẳng ai biết được đâu là đúng. Nhưng một thực tế là thói quen Tết Trung Thu thưởng thức bánh Trung Thu đã tồn tại và phát triển đến ngày nay.
Tại Trung Quốc ngày nay có một số loại bánh Trung Thu điển hình như bánh Bắc Kinh, có nguồn có từ Bắc Kinh và Thiên Tân; bánh lưỡng Quảng có nguồn gốc từ Quảng Đông, Quảng Tây; bánh Hongkong có nguồn gốc từ Hongkong; bánh Tô Châu có nguồn gốc từ Thượng Hải, Chiết Giang và khu vực xung quanh; bánh lưỡng Hồ có nguyồn gốc Hồ Nam, Hồ Bắc.
Trong đó bánh lưỡng Quảng, bánh Hongkong và bánh Bắc Kinh là phổ biến nhất và được người dân khắp nơi Trung Quốc ưa thích nhất.
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (05-09-2015 09:08 AM), langtrang (05-09-2015 09:36 PM)
04-09-2015, 06:05 PM
Bài viết: #5
RE: TRUNG THU
CÁC SỰ TÍCH LIÊN QUAN ĐẾN TẾT TRUNG THU ( RẰM THÁNG 8 ÂM)

SỰ TÍCH TẾT TRUNG THU thứ 1

Hậu Nghệ là một người bất tử, trong khi đó Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp sống ở Thiên Đình và phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Cả hai người là vợ chồng. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ đã làm cho một số vị thần tiên khác ghanh ghét, và họ đã vu oan một tội lỗi phạm thiên đình cho Hậu Nghệ trước mặt Vua Nghiêu. Từ đó, Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân. Từ đó, cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian.
Bấy giờ, có 10 mặt trời cùng lúc tồn tại, cứ một mặt trời thì chiếu một ngày, và cứ thay phiên như vậy trong vòng một ngày. Tuy nhiên, tai họa ập đến, một ngày kia cả 10 mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày và đã thiêu cháy hầu hết sinh linh trên mặt đất. Trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” trên, Vua Nghiêu đã sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời chỉ để một cái lại mà thôi. Chàng Hậu Nghệ đã hoàn thành sứ mạng xuất sắc. Để đáp lại, Vua Nghiêu đã cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn rằng “Tạm thời không được uống cái này vào, hay bắt đầu cầu nguyện và ăn chay trong một năm sau đó mới được uống”. Hậu Nghệ làm theo, chàng đem viên thuốc về nhà và giấu nó ở cái rui trên nóc nhà và tự khổ luyện tinh thần. Được khoảng nửa năm, Vua Nghiêu mời chàng đến kinh thành “chơi” . Hằng Nga ở nhà thì bỗng lưu ý đến một vật sáng lóng lánh trên mái nhà và phát hiện ra viên linh dược, sau đó, biết là linh dược, nàng đã uống ngay viên thuốc cũng đúng lúc Hậu Nghệ vừa về đến và ngay tức khắc chàng đã biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tất cả đã quá muộn, Hằng Nga bắt đầu bay về trời.
Với chiếc nỏ trong tay, Hậu Nghệ đuổi theo Hằng Nga. Nhưng đi được đến nửa đường thì thần Gió đã cản chàng lại mặc cho nàng tiên nữ xinh đẹp kia bay đến mặt trăng. Khi vừa đến nơi Hằng Nga bỗng không thở được và viên thuốc bỗng văng ra. Kể từ đó, Hằng Nga mãi ở trên mặt trăng không thể nào trở lại. Truyền thuyết còn kể lại rằng nàng đã kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra viên thuốc giống như vậy để nàng còn quay về với người chồng ngày đêm mong nhớ, nhưng tất cả đều vô dụng.
Trong khi đó, ở dương thế, sự mong nhớ và nỗi hối hận ngày đêm cồn cào Hậu Nghệ. Cuối cùng, chàng xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, trong khi đó thì Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm”. Cứ mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng 8, hai người được đoàn viên trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì thế mà mặt trăng luôn thật tròn và thật sáng vào ngày này như đê nói đến niềm vui, sự hân hoan khi được gặp mặt của con người.
Đây là tài liệu có trong truyền thuyết Trung Quốc khá phổ biến ở thời Tây Hán(206 TCN – 24 SCN).

SỰ TÍCH TẾT TRUNG THU thứ 2

Một truyền thuyết khác đã cho rằng: Hằng Nga và Hậu Nghệ đều là những vị thần bất tử sống trên thiên đình. Một ngày kia, người con trai thứ 10 của Ngọc Hoàng đã phân thân thành mười mặt trời từ đó gây nên thảm kịch cho loài người. Trước tình hình đó, Hậu Nghệ, với tài bắn tên của mình đã bắn rơi 9 mặt trời nhưng vì tình cảm, đã tha chết cho bản thể thứ 10 của con trai của Ngọc Hoàng. Dĩ nhiên, Ngọc Hoàng không chấp nhận và rất phật ý. Ông ta đã trừng phạt Hậu Nghệ và Hằng Nga bằng cách bắt họ phải sống cuộc đời con người ở trần thế.
Sau khi xuống trần thế, hối tiếc cuộc sống bất tử đã qua, Hậu Nghệ đã bỏ nhà ra đi tìm thứ thuốc có thể trường sinh bất lão. Cuối cùng, chàng tìm thấy Tây Vương Mẫu, bà đã cho Hậu Nghệ linh dược, nhưng dặn rằng: mỗi người chỉ nên uống nửa viên để có được sự sống trường tồn.
Hậu Nghệ đem viên thuốc về nhà và để nó trong một chiếc lọ. Chàng đã cảnh báo Hằng Nga không được mở chiếc lọ ra để xem trong đó có gì và đi săn bắn trong vài tháng. Cũng giống như Pandora trong Thần Thoại Hi Lạp. Sự tò mò đã làm Hằng Nga mở chiệc lọ và tìm thấy viên thuốc, dĩ nhiên nàng đã uống hết viên linh dược mà không biết rằng mỗi người chỉ nên uống nửa viên. Hậu quả thật tai hại, Hằng Nga đã bay về mặt trăng mà không thể cứu vãn được. Kể từ đó cả hai người đã phải sống trong tình cảnh chia lìa, ngăn cách.
Ở Khía cạnh lịch sử, Tết Trung Thu được cho là thời điểm kỷ niệm của quân Minh chống lại quân Nguyên vào đầu thế kỷ XIV. Vào thời đó, quân Minh đang nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyên chính vì vậy, việc tụ tập tại những nơi công cộng bị cấm. Thế nên nghĩa quân không thể liên lạc được. Một vị tướng của quân Minh thời đó nhận thấy rằng người Mông Cổ không ăn Bánh Trung Thu, chính vì thế ông ta đã mở một tiệm bán bánh và trong mỗi cái bánh là một miếng giấy nhỏ viết rằng: “Giết tất cả bọn Mông Cổ vào ngày 15 tháng 8”. Đêm trung thu năm đó, quân Minh đã tiêu diệt được quân Nguyên và giành chính quyền. Và sau đó là việc thành lập triều đại Nhà Minh( 1368 – 1644), dưới sự thống lĩnh của hoàng đế Chu Nguyên Chương. Kể từ đó, Bánh Trung Thu không chỉ có giá trị ở khía cạnh văn hóa mà nó còn chứa đựng trong nó lòng tự hào dân tộc của người Trung Quốc.
Chính vì những lý do đó, Tết Trung Thu trở nên một phần không thể thiếu của nền văn hóa Trung Quốc đến nỗi ngày nay rất nhiều người Trung Quốc đặt tên cho con gái họ là Nguyệt với ước mong con gái họ sẽ xinh đẹp, trong sáng và đầy đặn như mặt trăng vậy.
Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng trong dịp Tết Trung thu đã có từ thời Bắc Tống ở Trung Quốc, cách đây trên 1.000 năm.

SỰ TÍCH TẾT TRUNG THU thứ 3

Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu.
Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.

Lại có chuyện kể rằng một vị tướng tên là Lưu Tú ở đời nhà Tây Hán, từ năm 206 trước Tây lịch tới năm 23 Tây lịch, trong lúc quân tình khốn quẫn đã cầu Thượng Đế giúp cho quân lính có đồ ăn để chờ quân tiếp viện. Sau khi cầu Thượng Đế, quân lính tìm được khoai môn và bưởi để ăn. Nhờ đó sau này Lưu Tú mới bình định được toàn quốc và lên làm vua tức là vua Quang Võ nhà Hậu Hán. Ngày mà Lưu Tú cầu được linh ứng là ngày rằm tháng tám. Từ đó nhà vua truyền lệnh cứ đến rằm tháng tám là làm lễ tạ trời đất và thưởng trăng bằng khoai môn và bưởi. Ngày lễ trọng thể vui tươi này được gọi là Tết Trung Thu. Tục lệ này được truyền sang Việt Nam và đã được người Việt sửa đổi để thích hợp với tính tình và phong tục Việt.

SỰ TÍCH TẾT TRUNG THU theo VN

Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa. Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung Thu, theo học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) thì từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng.

Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa Thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa Thu là mùa của thành hôn.

Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi”, người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu.
THANK YOU
[-] dieuquang được 3 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (05-09-2015 09:08 AM), langtrang (05-09-2015 09:36 PM), MyHang (10-09-2015 04:03 PM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS