Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chuyện loài Chim Yến
08-12-2015, 08:53 AM
Bài viết: #1
Chuyện loài Chim Yến
Chuyện loài Chim Yến
Có một lần lâu lắm rồi tôi có gặp người bạn nói ngày xưa trước năm 75 có lần ông trúng thầu để lấy tổ yến. Sau lần đó ông giải nghệ luôn vì thấy ác độc quá…Ông nói tội lắm cô ơi…đôi khi phải vứt trứng yến hay chim non xuống biển để lấy tổ…Chim mẹ bay về quanh quẩn nơi tổ yến đã mất kêu thảm thiết lắm…Nghe ông nói mà tôi ứa nước mắt thương cho chim mẹ…

Xé gió biển, đôi cánh nhỏ dang rộng hết cỡ, lượn lên mất hút trên không trung rồi bất thần lao xuống hết tốc lực. Chẳng có gì ngăn cản nổi, Yến mẹ lao đầu vào vách đá dựng đứng. Để lại trên vách núi vệt máu tươi uất nghẹn và tiếng kêu khản đặc xé lòng của chim trống…

Cảnh tượng đó lặp đi lặp lại trong những ngày vào mùa, mùa mà một loài hân hoan trên sự chết chóc đau thương của một loài khác. Mùa khai thác Tổ Yến. Yến, sống trung thành – chết thủy chung. Một đôi Yến khi đã sống cùng nhau là trọn đời trọn kiếp. Khi đã xây tổ ở đâu là vĩnh viễn không dời đi nữa. Tập tính đó giết hại Yến. Người vẫn thầm ngưỡng mộ và tự hỏi: Trong hàng ngàn chim Yến bay rợp biển kia mà vì sao các cặp đôi không bao giờ nhầm lẫn, không đời nào lang chạ? Hàng vạn tổ Yến ken đặc trên vách đá đó mà Yến luôn về đúng nhà của mình. Không bao giờ chiếm tổ chim khác? Rồi người lợi dụng triệt để đặc tính này để dụ Yến, nuôi Yến, lấy tổ Yến và vô tâm nhìn xác Yến…



Nếu không may gặp một thợ hái tổ không chuyên hay thiếu kinh nghiệm. Không chừa lại một phần tổ, hoặc lấy đúng chiếc tổ của Yến sắp sinh. Chim mẹ trở về trong tình trạng mất tổ, không chịu nỗi đau đớn vì cơn chuyển dạ. Yến sẽ quẩn và chọn cách gieo mình vào vách núi, chính nơi đã xây mái ấm để quyên sinh.
Đa số chim Yến trống sau đó bay lượn điên cuồng, kêu gào thảm thiết rồi lao thẳng vào đúng chỗ vợ chết. Nên các vệt máu khô buồn in lại trên vách đá lạnh lẽo thường là vệt đôi bên nhau, thậm chí là chồng lên nhau. Nếu không tự tử, chim Yến trống sẽ sống cô độc suốt quảng đời còn lại.

Xưa, kẻ cùng đinh mạt vận mới phải ra nơi heo hút, leo trèo nguy hiểm tìm hái tổ Yến để mong đổi đời. Thường thì khi có chút vốn họ bỏ nghề và ăn năn sám hối. Họ không đời nào muốn con cái tiếp tục cái việc quá sức mạo hiểm, quá sức thất đức. Và đó là lý do không có “nghề lấy tổ Yến gia truyền” là vậy. Nay, lòng tham con người vô cùng vô tận.
Tạo hoá không ban phát cho ai tất cả. Loài chim hiền hoà xinh đẹp và thủy chung đó lại có đôi chân cực ngắn và mềm yếu. Yến dường như không thể đậu trên mặt đất, Yến treo thân trên vách cheo leo lúc đêm về. Còn lại gần như bay suốt, liên tục từ 12-15 giờ mỗi ngày. Săn mồi và ăn trong khi đang bay, ngủ trong lúc bay, thậm chí là “làm chuyện vợ chồng” trên không luôn.
Bù lại, Mẹ Thiên Nhiên dạy Yến cách sinh tồn, mách bảo Yến sống trên cao, làm tổ nơi vách núi thẳng đứng, hẻo lánh và trơn trượt. Hòng tránh loài ăn thịt hiểm ác như rắn hay cú vọ. Có điều, ngay cả thiên nhiên cũng không biết được có loài ăn…tạp còn tàn độc hơn thú dữ. Loài có thể chinh phục bất cứ núi cao vực sâu hiểm trở nào hầu nhét cho đầy lòng tham tanh tưởi. Loài đã làm những cuộc tàn xác đẫm máu mang tên “Yến Sào”.
Yến chống chọi để tồn tại, tạo hóa không đành lòng diệt vong một biểu tượng của tình yêu, tình mẫu tử. Trong thiên nhiên hoang dã, chắc Yến là loài duy nhất được mệnh danh “rút ruột cho con” nhờ đặc tính làm tổ bằng nước dãi. Cả chim mẹ và chim cha cùng nhau xây tổ. Nước dãi kết dính cây cỏ và chính những chiếc lông rứt ra đau đớn thành chiếc tổ kỳ diệu. Những con chim yến già hoặc chim yến trong mùa thức ăn hiếm hoi vẫn miệt mài làm tổ trong lúc kiệt sức, máu từ mép rỉ ra quyện vào nước dãi để xây tổ khiến cho tổ có màu sắc đỏ hồng. Con người ác độc khi lấy tổ yến đã cố tình chừa một ít, Yến hồn nhiên xây lại, dãi không đủ cho mùa sinh nên thổ huyết ra xây. Tước lông đến xơ rơ đôi cánh, trơ da thịt trân mình chịu đựng cơn gió biển rít buốt đến xương tủy.
Cho đến chết đi rồi Yến vẫn không thể hiểu được loài man rợ hoan hỉ gọi đó là “Hồng Yến”!“
Cuộc đời loài chim yến hiện nay thật quá thương tâm, vì lòng tham và sự tàn nhẫn của con người chưa từng giảm bớt…Hãy dừng lại việc nuôi yến, bán tổ yến cho đến tiêu thụ các sản phẩm từ chim yến.
Nhân nào quả đấy, nếu mình phá hoại nhà cửa của người ta, chia rẽ gia đình người ta, cướp đoạt cái mà chẳng phải thuộc về mình, ăn nuốt vật phẩm dựa trên máu, nước mắt và sinh mạng của chúng sanh thì tương lai gia đình mình, con cháu mình, và cá nhân mình chẳng lẽ không bị quả báo tương tự hay sao? Vì vậy: Trước khi làm điều gì, hãy nghĩ đến hậu quả của nó.

Nguồn: Internet
__._,_


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (08-12-2015 08:03 PM)
08-12-2015, 11:53 AM (Được chỉnh sửa: 15-12-2015 04:03 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #2
RE: Chuyện loài Chim Yến
ĐƯA THÊM LIÊN QUAN VỀ NGHỀ NÀY CÒN TÙY CÁCH NHÌN CỦA TỪNG CÁ NHÂN QUA BÀI VIẾT TRÊN

Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc đã coi yến sào như một loại thực phẩm - dược phẩm cao cấp, có tác dụng làm trường sinh bất lão, chữa được bệnh phổi, suy thận, hậu sản và suy nhược cơ thể. Mỗi khi chiêu đãi các công thần, quốc khách, triều đình đều lấy yến sào làm món ăn đầu bảng.

Trong sách “Vân Đài Loại Ngữ”, nhà bác học Lê Quý Đôn có chép: “Yến sào có mấy thứ: thứ trắng dây tơ như ngân ngư (cá trắng nhỏ), trắng sạch,trông rất thích; kế đến là thứ vàng trong cá chỉ hồng, chữa được chứng huyết ly; thứ trắng hấp với lê và đường phèn chữa được chứng đàm cách”. Khoa học ngày nay đã phân tích và cho thấy tổ yến có hàm lượng đạm cao, tỉ lệ chất béo rất thấp, có đủ các loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người. Trong tổ yến có từ 10 -15 nguyên tố đa vi lượng rất cần thiết cho sự tạo máu, ổn định thần kinh, kích thích tạo tinh trùng và trứng. Tổ yến còn có 8% axit sialic rất cần cho sự kích thích phân bào để đổi mới tế bào cơ thể. Nhờ đó mà yến sào là một loại thực phẩm dinh dưỡng có tác dụng “cải lão hoàn đồng” rất quý giá.

Ở Việt Nam, sách “Ô Châu cận lục” của tiến sĩ Dương Văn An viết năm Ất Mão niên hiệu Cảnh Lịch đời Mạc Phúc Nguyên (1555) có lẽ là tài liệu sớm nhất ghi chép về nguồn lợi thiên nhiên quý hiếm này. Dưới thời các chúa Nguyễn, nghề yến sào phát triển rất mạnh. Bên cạnh cau, hồ tiêu, trầm hương, gỗ mun, đồi mồi, ngà voi, sừng tê và các sản vật quý khác, những cái tổ yến màu trắng đục nhỏ chỉ bằng cái chén uống trà bổ dọc kia là một trong nhiều mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Đàng Trong. Các vua nhà Nguyễn coi yến sào là đặc sản quý của Việt Nam, đặt nó thành tài nguyên của nước. Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), hình chim yến và tổ yến được khắc trên Tuyên Đỉnh đặt ở Thế Miếu trong Hoàng thành Huế.

KHAI THÁC CỦA TRỜI DỄ DÀNG GÌ> NGƯỜI ĐI LẤY TỔ YẾN THIÊNNHIEN LÀ MỘT ĐÁNH ĐỐ CUỘC SỐNG CỦA MÌNH CHO SỰ SANH TỒN CỦA GIA ĐÌNH. CÓ LỢI CHĂNG LÀ CÁC ÔNG CHỦ CÁC KHU YẾN VÀ CÁC NHÀ CHẾ BIẾN MÀ THÔI.

Khai thác yến là một công việc nặng nhọc và nguy hiểm, không phải ai cũng làm được. Người thợ lấy tổ yến, tiếng nghề gọi là dân sào chĩa, thường là cha truyền con nối và phải có những phẩm chất như can đảm, dẻo dai, tinh nhanh, cẩn thận. Chỉ với thang tre và dây thừng, sào chĩa phải trèo lên những vách đá cheo leo, lách mình qua những khe đá hiểm trở hoặc đong đưa theo dây tụt xuống vực sâu hun hút để bóc từng tổ yến. Ai cũng biết cái giá phải trả cho một bàn chân bước lệch hoặc một giây phút mất bình tĩnh trong công việc. Mối nguy hiểm ám ảnh đến mức trong nghề khai thác yến sào, chẳng ai dám dùng từ “rơi” hoặc “rớt” bao giờ.

[Hình: attachment.php?aid=11910]

Trước khi thu hoạch yến sào, dân sào chĩa phải nghỉ ngơi tẩm bổ vài ngày để bảo đảm sức khoẻ cho việc leo trèo. Chim yến thường chọn những hang động, khe đá ở các đảo núi đá có vách thẳng đứng để làm tổ. Muốn vào trong hang yến, người ta phải dùng thuyền len lỏi qua các gộp đá lô xô chìm nổi dưới đáy hang, trong khi những đợt sóng quái ác cứ chồm lên như muốn xô ngã, trùm lấp, cuốn phăng đi mọi thứ. Trong các hang lớn, sào chĩa phải dùng tre bắc giàn như kiểu giàn giáo xây dựng. Việc bắc giàn phải hết sức cẩn thận, nhất là khâu đóng găng (găng là cây tre già bắc ngang qua lòng hang, hai đầu ép vào hai bên vách đá trơn nhẵn mà không có cây nào khác đỡ cả). Chỉ những người có kinh nghiệm mới được giao việc này. Việc thu hái yến ở các hang nhỏ, hẹp thường nguy hiểm hơn. Nhiều hang lại chỉ vào được khi nước triều xuống, người ta phải liệu bóc tổ cho mau kẻo nước lên sẽ mất lối ra. Tên một số hang yến có nguồn gốc từ cách khai thác, ví dụ hang Giây Dùn (vì không thể căng dây thẳng mà leo được), hang Cội Dựng (phải dựng một cây tre còn giữ các nhánh mắc, gọi là cội, để leo lên), hang Bắc Cầu (dùng tre tầm vông chèn vào hai vách đá làm cầu mà leo), hang Đá Thòng (leo lên đỉnh núi thòng dây xuống), hang Cạnh (đi thẳng vào hang rồi lách sang bên cạnh)...
Vào sâu trong hang kín bưng, phân chim phủ dày dưới đáy hang bốc lên mùi hăng nồng rất khó chịu. Phân chim quyện với mồ hôi thấm vào các vết xước do đá cắt rất xót, lại có lượng xút cao nên ăn mòn da. Thường thì sau khoảng 3 ngày, những người thợ khai thác yến phải nghỉ ngơi để giữ sức và cho da trở lại bình thường rồi mới làm tiếp.

[Hình: attachment.php?aid=11911]

Khai thác tổ yến khó khăn, gian khổ đã đành mà việc bảo vệ đảo yến cũng gian nan, vất vả không kém. Tuy yến sào là nguồn tài nguyên được tái sinh hàng năm, nhưng thời gian qua nguồn lợi này có dấu hiệu suy giảm: nạn hạn hán, phá rừng khiến nguồn thức ăn của chim bị cạn kiệt dẫn đến kích thước tuyến nước bọt chim giảm và kích thước tổ yến cũng nhỏ đi. Thêm vào đó, nạn lấy cắp tổ yến cũng góp phần làm suy kiệt loài chim có ích này. Ước tính đàn yến ở Khánh Hoà hiện có khoảng trên nửa triệu con. Muốn phát triển, nhân đàn phải có những biện pháp tích cực bảo vệ yến và hang yến.
Xưa kia người làm nghề canh gác và phu hái yến sào gặp rất nhiều gian khổ, nguy hiểm. Họ thường xuyên bị bọn hải tặc uy hiếp, giết hại để cướp đi yến sào, nên người gác đảo khi đó phải giỏi võ, lại phải bơi lặn, leo trèo, chấp nhận sống một mình trên đảo heo hút, thiếu thốn mọi bề. Nay thì cuộc sống của người công nhân khai thác yến sào đã được cải thiện rất nhiều, tuy vẫn còn phải đối mặt với sự buồn tẻ, cô quạnh, chung quanh chỉ có vách đá và sóng biển. Sóng chồm lên sát chân những căn chòi đơn sơ, nhỏ bé, trên đó những công nhân gác yến trụ bám ngày đêm.Cuộc sống đầy kham khổ, nguy hiểm ấy dẫn họ tìm đến cội nguồn, đến một lòng tin. Dân làm nghề biển nói chung và dân yến sào nói riêng tin vào sức mạnh thiêng liêng của biển cả và đảo yến mà họ đã quản lý. Mặt khác, uống nước nhớ nguồn, những người thợ khai thác yến luôn tri ân các bậc tiền bối và những người bạn nghề đã quá cố. Ở Hòn Nội có Nhà thờ Tổ nghiệp Yến Sào, tượng và miếu thờ Bà Chúa Đảo Yến do Công ty Yến sào Khánh Hoà trùng tu, xây dựng. Hàng năm, sau khi thu hoạch xong kỳ yến thứ nhất, nhằm ngày 10 tháng 5 âm lịch là ngày giỗ Bà, ngành Yến sào Khánh Hoà tổ chức lễ hội rất trọng thể.

RỘNG ĐƯỜNG HƠN KHÔNG PHẢI MUỐN KHAI THÁC LÀ KHAI THÁC, VÀ LUÔN CÓ MỘT BẢO TỒN CHỚ KHÔNG TẬN DIỆT ( có lẽ người viết dựa vào lý thuyết nhà Phật cho thấy sự ác độc của con người, nếu nhìn việc này chỉ là bề nhỏ còn nhiều bế nổi hơn như con người giết con người mà tác giả có lẽ cần lên án hơn. ) CÔNG DỤNG CỦA YẾN KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN , TRỪ KHI DÙNG PHẢI ĐỒ DỎM, GIẢ MẠO. THỬ NẾU BỆNH NẶNG CẦN BỒI BỔ , GIỮA CHỌN KG ĂN ĐỂ NẰM MỘT CHỔ ( vì kg tiếp tay tạo ác theo thuyết đạo) VÀ ĂN ĐỂ CÒN CÓ THỂ HOẠT ĐỘNG HỬU ÍCH ( trước mắt kg phải vì tàn tạ, phải cần người chăm lo) THÌ CHỌN CÁI NÀO, ĐẤY LÀ CÂU HỎI NÊN NHÌN NHẬN CHO KỸ TRÁNH NGHĨ MỘT CHIỀU.

Hàng năm, từ khoảng cuối tháng 12 đến tháng 6 dương lịch là mùa chim yến làm tổ, đẻ trứng. Việc xây tổ kéo dài đến đầu tháng 4, khi chim mái đẻ quả trứng thứ hai, thì kết thúc. Trong thời gian này, nếu tổ bị rơi thì chim làm lại tổ mới, nếu trứng bị rơi chim đẻ lại trứng mới. Cho đến cuối tháng 6 thì tuyến nước bọt bị cạn và tuyến sinh dục ngừng hoạt động, nếu rủi ro tổ có rơi, trứng có mất, chim cũng không làm tổ và đẻ lại được nữa. Dân khai thác yến sào đã biết lợi dụng đặc điểm này để thu hoạch tổ và dưỡng chim.
Thường người ta lấy tổ yến làm hai đợt trong một năm. Đợt 1 vào tháng 4 dương lịch, độ mười ngày sau tết Thanh Minh. Lúc này yến vừa làm tổ xong, chưa kịp đẻ trứng thì người ta đã bóc hết tổ. Mất tổ, chim trống và mái lại ngày đêm vội vã làm tổ khác để kịp thời gian đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con trước mùa mưa bão. Vì vậy lần này chỉ trong vòng 1 tháng tổ yến đã hoàn thành. Mỗi năm chim mái chỉ đẻ một lần, từ 1-2 trứng màu trắng, kích thước chừng 14x22mm. Trứng ấp từ 23 đến 27 ngày thì nở, khoảng 40 đến 45 ngày nữa thì chim con đủ lớn để rời tổ theo bố mẹ đi kiếm ăn. Sau thời gian đó, người ta tiến hành thu hoạch đợt 2, vào khoảng trung tuần tháng 8 dương lịch. Tổ yến đợt 1 là tổ tự nhiên, to, dày và sạch, có chất lượng tốt. Tổ đợt 2 nhỏ chỉ bằng 70% tổ đợt 1, hơn nữa do chim nằm lâu trong tổ nên tổ thường mỏng, bẩn, có màu sẫm hơn.

Tổ yến được làm từ nước bọt của chim, thường có màu trắng ngà, to độ bằng tổ chim sâu, trông như được kết lại bằng những sợi miến khô. Miệng tổ có hai mấu nhỏ gọi là hai chân gắn tổ vào vách đá. Nơi làm tổ là những hang động thoáng mát, những vách đá cheo leo và rất trơn để rắn, chuột khó leo đến. Đang mùa chim xây tổ, nhìn lên vòm hang ta sẽ thấy hàng ngàn chiếc tổ dày đặc, trắng lốp, trông giống như tai người, dân trong nghề quen gọi là tai yến. Tuỳ theo màu sắc, kích thước, người ta thường phân loại tổ yến theo giá trị từ cao xuống thấp như sau: yến huyết (có màu đỏ như máu), yến hồng (còn gọi là yến bã trầu có màu da cam), yến quang (màu trắng ngà, tổ nặng từ 8 - 10 g), yến thiên (màu tối hơn yến quang, tổ nặng từ 6 - 7 g), yến bài (tổ nhỏ như quân bài, nặng 3 - 5 g), yến vụn (mảnh vỡ của tổ), yến địa (tổ dính đất, rong rêu, phân chim), yến muối (tổ mềm do ngấm hơi nước biển), yến chảy (tổ bị ướt).


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS