Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
CHUYỆN PHIẾM NGƯỜI SAIGON
03-01-2016, 04:16 PM
Bài viết: #1
CHUYỆN PHIẾM NGƯỜI SAIGON
NHÂN ĐỌC QUA MỘT CHỦ ĐỀ VỀ NGƯỜI SAIGON, TUY KG PHẢI GỐC SAIGON NHƯNG ĐÃ ĐỊNH CƯ TẠI ĐÂY TỪ SAU 75 NÊN TẠM COI NHƯ NGƯỜI SGN VẬY. COPY MỜI BÀ CON XEM CHO VUI TỪ BÁO TUOITRE ONLINE (tuy nhiên dq sẽ dẫn thêm chút ít cái ngược lại)

Sài Gòn không của riêng ai. Sống ở Sài Gòn rồi dần thành người Sài Gòn. Văn hóa Sài Gòn cũng thế, được hình thành từ những con người sống và làm việc tại đây. Và chính họ đã kể lại những điều đó.
Dưới đây là 10 câuchuyện dễ thương về người Sài Gòn do chính bạn đọc qua trải nghiệm kể ở phần bình luận của chính bạn đọc dưới nhiều từng bài viết.

1- Móc rác ở ống cống như việc nhà mình

Có lần trên đường Khánh Hội - quận 4, TP.HCM. Trời mưa, đường thì ngập. Thấy một anh trung niên dừng xe lại, dùng tay móc rác ở cửa cống để nước thoát ra. Đúng là dân Sài Gòn.
Lê Í Kiến

( nhưng ngược lại rác từ đâu/ một số người lao động bán quà vặt , sau khi được một gói rác > bỏ ngay vào miệng cống vì cha chung, nếu bỏ trên thềm nhà người dễ bị chửi . phát tờ rơi > kiếm tiền kg ai cấm nhưng người nhận liếc xong> xoẹt một cái cho ngay xuống đường kg kể mặt đường đang sạch sẽ , người quét rác đã cực như thế nào> mà này các vị áo đóng thùng đi xe xin ứng xử như thế đấy...)


2- Cô Bảy, thím Tám thương sinh viên như con cháu trong nhà

Nhớ cái thuở sinh viên chân ướt, chân ráo vô Sài Gòn nhập hoc, đến trú trong con hẻm xóm nghèo. Việc đầu tiên của mình là "rà" mấy nhà hàng xóm kiếm chỗ dạy thêm mấy đứa nhỏ để kiếm chút ít tiền tiêu vặt.
Học sinh không nhiều nhưng rất lễ phép và phụ huynh luôn gọi anh chàng non choẹt như mình là thầy trước mặt học sinh. Mỗi lần "thầy" đi học về đều có chén chè, cái bánh của cô Bảy, thím Tám để dành với câu nói nghe nằm lòng "tội nghiệp thằng nhỏ, xa nhà...".
Phong Trần

( Nhưng cái đạo đức của học sinh giờ có lẽ hiếm vì các cô cậu được học hành tử tế thường cậu ấm cô chiêu nên coi thường thầy cô , trường thì thành tích nên bỏ quên dạy đạo đức . học trò thường mườn Face chửi thầy hoặc hê xấu sau lưng)


3- Bà "Tiên" ông "Bụt" giúp đỡ người khốn khó

Có lần mình với thằng bạn đi học về, nó bi bệnh chở đi khám dưới Bệnh viện Thống Nhất. Trên đường đi ở CMT8 bị xe máy tông làm ngã lăn nhưng không sao, nhưng xe đạp thì hư hết trơn. Bỗng đâu có một bà "Tiên" nói giọng Sài Gòn xuất hiện cho mớ tiền sửa xe, lúc đó chỉ muốn khóc vì xúc động.
Một lần khác bị trộm lấy sạch tiền ăn một tháng nhưng không dám nói nhà biết, có thằng bạn người Bình Thạnh đứng ra quyên góp, lần ấy cũng xém khóc. Mới đó mà 15 năm rồi, nhớ lắm Sài Gòn.
Nguyễn Đức Thắng

( vẩn còn đâu đó lợi dụng niềm tin của người tỉnh lẽ để lường gạt, nhất là khi cha mẹ dẫn thí sinh đi thi đại học, cũng có thiểu số lợi dụng chặt chém, móc túi bệnh nhân nghèo > cái này khg hẳn hoàn toàn là những người kg trình độ kiếm sống bằng lường gạt ma các vì trí thức còn cao tay hơn trong lừa đảo)


4- Học sinh đi xe buýt nhường chỗ cho người lớn

Vừa rồi tôi có đi xe buýt, mới lên xe có một bé học sinh khoảng 10 tuổi đứng dậy mời tôi ngồi. Tôi thấy vừa buồn mà vừa vui. Buồn vì bị xem là già (tôi mới 53 tuổi, không để râu), vui vì có người tốt. Dĩ nhiên là tôi tự ái và nói con cứ ngồi đi, bác đứng được.
Nguyễn Thành Trung

( Hành động có nhiều có lẽ nhờ các xe buýt luôn có nơi ghi dành cho người lớn tuổi tàn tật và thai sản)

5- Chủ nhà trọ có tín, có tình và có nghĩa

Lần đầu tiên vào Sài Gòn, đi thuê nhà, đến đó ở mấy ngày chị chủ nhà mới nói là em chịu khó tìm phòng mới. Lý do là chồng chị ấy lỡ hứa trước với người ta mà chị không biết, chị ấy cho ở đến khi tìm được phòng thì chuyển. Xong chị không lấy một đồng mà còn xin lỗi miết.
Mình thấy rõ những điểm đặc biệt là: có tín (với người thuê trọ kia), có tình (cho mình ở), có nghĩa (không lấy tiền). Cảm động chết đi được. Và nhiều lắm các chuyện khác không kể hết...
Trung Đức

( cá thể bạn này hên, và ở nơi dân lao động nghèo mới được vậy> còn trể đóng tiền tháng xem có người và đồ ra ngoài sân kg?)

6- Chạy theo xe buýt để đưa mắt kính cho "người lạ" bị rớt

Có lần mình đi học, bỏ mắt kính vào túi, chạy theo để bắt kịp xe buýt, chạy lên xe buýt ngồi rồi, bỗng nhiên có một chị chạy xe máy theo xe buýt, xe buýt vẫn chạy thế là chị ấy vỗ vào xe, xe dừng lại chị ấy bảo "thằng bé chạy theo xe buýt rơi mắt kính kìa", rồi chị đưa cho anh phụ xe đưa lại cho mình.
Vừa đưa xong rồi chị ấy chạy mất, mình chưa kịp cảm ơn luôn. Mình nhớ mãi câu nói của anh phụ xe: "Sài Gòn còn sót lại một người tốt".
Nhưng đọc chuyện của nhiều bạn, mình nghĩ Sài Gòn còn nhiều người tốt lắm.
Y Bình
(chuyên hiếm à nghen)

7- Chạy xe máy mấy cây số dẫn đường xe hơi: bình thường

Tôi nhớ, cách đây mấy tháng tôi chạy xe hơi và hỏi đường, có một ông khoảng 50 tuổi chạy xe đi trước dẫn tôi mấy cây số, tôi gửi tiền để cảm ơn ông nhất đinh không chịu nhận. Tôi cứ nhớ mãi!
Văn Trương

( đúng là saigon khi hỏi được được chỉ thiệt tình , rỏ ràng kg qua loa. Ngay bản thân dq ít đi dường lạ vì SGn thay đổi nhiều hỏi còn có người chạy dẫn đến nơi cách chổ hỏi vài km)

8- "Chú làm rớt điện thoại thì con trả lại chứ sao trả tiền cho con"

Cảm ơn người Sài Gòn ở Bình Mỹ, Củ Chi mà tôi đã gặp. Hôm qua khi uống nước tại quán ở đây tôi đã làm rớt điện thoại di động trên võng. Về đến nhà mới hay điện thoại rớt ở quán nước, tôi điện thoại lại chủ quán bắt máy và tôi nhờ giữ dùm hôm sau đến lấy.
Tôi vô cùng xúc động khi đến lấy điện thoại chủ quán đưa lại và từ chối nhận 100.000 đồng cảm ơn của tôi (chủ quán nói chú làm rớt điện thoại thì con trả lại chứ con có làm gì đâu mà chú trả tiền cho con).
Ôi một hình ảnh thật đẹp của người Sài Gòn. Còn chuyện quét rác sân hàng xóm là chuyện thường ngày bà xã tôi vẫn làm như việc nhà.
Tương Hân

( các hàng quán đàng hoàng thì quên đồ kiếm lại dễ thôi)

9- Gọi điện thoại quên mang tiền: "Thôi con về đi, nhớ trả tiền cho cô là được"

Mình thì nhớ nhất lần đầu tiên vào Sài Gòn, ở nhà chị Hai nhưng muốn gọi điện thoại cho bạn ở quê nói chuyện. Thế là ra ngoài chỗ nhà người ta gọi điện thoại. Gọi xong tính tiền mà trong túi không đủ để trả. Mình nói với cô ấy rằng cô cho con nợ về nhà con lấy, nhà con ở gần mà.
Người ta không quen biết gì mình cả nên nhìn hơi ái ngại, mình sợ người ta làm lớn. (Vì trước khi vào Sài Gòn nghe kể rất nhiều chuyện dễ sợ) nên mình bảo "cô ơi hay con để đồng hồ lại tí con đến trả tiền con chuộc nha".
Không ngần ngại cô liền bảo "thôi con về đi, nhớ trả tiền cho cô là được". Tự nhiên thấy vui lạ. Giọng cô rất nhẹ nhàng...
Nguyễn Nữ Thùy Dương

10- Để dì dẫn con sang đường

Mình vào Sài Gòn 10 năm trước. Lúc ấy băng ngang đường chỗ vòng xoay Bến Thành. Mình sợ hãi và run bần bật vì quê vào có bao giờ thấy nhiều xe vậy đâu. Chợt có một bàn tay nắm lấy tay mình và bảo, để dì dẫn con sang đường. Mình xúc động lắm.
Từ đó tới nay mình luôn "hào hiệp" như vậy vì mình đã được nhận rồi mà.
Ly

( vẫn còn đó người lạ dắt các cụ già hoặc người tàn tật qua đường> tuy nhiên saigon giờ muốn qua đường giờ cao điểm kg dể , kg xe nào nhường đường đau 6 nếu kg phải ngay nơi đèn xảnh đỏ
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS