Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
16-01-2016, 03:41 PM
Bài viết: #1
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO THẬT & HƯ?

Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette, 1968 (trước đây phân loại trong chi Hepialus Fabricius, 1775). Phần dược tính của thuốc đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm Ophiocordyceps sinensis. Nó được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng.
Tên gọi "đông trùng hạ thảo" (tiếng Tạng: yartsa gunbu hay yatsa gunbu, tiếng Trung: 冬虫夏草, dōng chóng xià cǎo) là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào mùa hè nấm Ophiocordyceps sinensis mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn.
Hiện nay, do sự săn lùng và hoạt động khai thác quá mức Đông trùng hạ thảo tại Nepal, loại nấm này đang có nguy cơ tuyệt diệt

PHÂN LOẠI & TÊN GỌI
Loài này được Miles Berkeley miêu tả khoa học lần đầu tiên năm 1843 như là Sphaeria sinensis[4]. Pier Andrea Saccardo chuyển loài này sang chi Cordyceps vào năm 1878[5]. Từ nguyên của tên khoa học xuất phát từ tiếng Latinh cord "dùi cui, gậy tày", ceps "đầu" và sinensis "từ Trung Quốc". Loài này được biết đến như là Cordyceps sinensis cho tới năm 2007, khi phân tích phát sinh chủng loài phân tử được sử dụng để sửa đổi phân loại của 2 họ Cordycipitaceae và Clavicipitaceae, với kết quả là tạo ra tên gọi cho một họ mới là Ophiocordycipitaceae và việc chuyển một số loài Cordyceps sang chi Ophiocordyceps[6].
Trong tiếng Tạng nó được biết đến như là དབྱར་རྩྭ་དགུན་འབུ་ (ZWPY: yartsa gunbu , Wylie: dbyar rtswa dgun 'bu, "hạ thảo(cỏ), đông trùng (sâu bọ)"), và đây là nguồn gốc của các tên gọi trong tiếng Nepal यार्शागुम्बा, yarshagumba, yarchagumba hay yarsagumba. Chuyển tự sang tiếng Bhutan là Yartsa Guenboob. Nó còn được biết đến như là keera jhar, keeda jadi, keeda ghas hay 'ghaas fafoond trong tiếng Hindi. Tên gọi tiếng Trung Dōng chóng xià cǎo (冬蟲夏草) nghĩa là "đông trùng, hạ thảo" (nghĩa là "sâu mùa đông, [trở thành] cỏ mùa hè"). Tên gọi tiếng Trung là dịch theo nghĩa đen của tên gọi gốc tiếng Tạng, được thầy lang người Tạng là Zurkhar Namnyi Dorje ghi chép lại lần đầu tiên trong thế kỷ 15. Trong ngôn ngữ thông tục tiếng Tạng thì Yartsa gunbu thường được gọi tắt là "bu" hay "yartsa".

Trong y học cổ truyền Trung Hoa, tên gọi của nó thường được viết tắt là chong cao (蟲草 "trùng thảo"), một tên gọi cũng áp dụng cho các loài Cordyceps khác, như C. militaris. Trong tiếng Nhật, nó được gọi là tōchūkasō (冬虫夏草).

THÀNH PHẦN
Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có 17 axít amin khác nhau, có D-mannitol, có lipit, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na v.v..). Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu cao. Trong đó phải kể đến axít cordiceptic, cordycepin, adenosin, hydroxyethyl-adenosin. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs). Đông trùng hạ thảo còn có chứa nhiều loại vitamin (trong 100 g đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K...)

Theo các ghi chép về đông dược cổ, đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.
Đông trùng hạ thảo là một trong những vị thuốc quý của đông y, được khai thác khó khăn, có khả năng bồi bổ và tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống tình dục, tăng cường khả năng miễn dịch. Mặt khác các nghiên cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện đại đều xác định đông trùng hạ thảo hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật. [cần dẫn nguồn] Liều uống Đông trùng hạ thảo an toàn đối với chuột thí nghiệm là trên 45g/1 kg thể trọng.

Tuỳ theo từng bài thuốc mà đông trùng hạ thảo tham gia, người ta có các chế biến nó khác nhau. Phổ biển nhất là hầm lên hoặc ngâm rượu. Cần phải phân biệt loại đông trùng hạ thảo dùng trong đông y và các chất có dược tính được tinh chế từ các chi nấm Cordyceps được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp.

Dưới đây là phần lược dịch và tóm tắt những TÁC DỤNG của đông trùng hạ thảo theo nghiên cứu công bố trên Tập San Nấm Dược Liệu Quốc Tế (International Journal of Medicinal Mushrooms):

– Hỗ trợ điều trị ung thư:
Các nghiên cứu lâm sàng được tiến hành tại Nhật Bản và Trung Quốc đã cho thấy các bệnh nhân bị các chứng ung thư khác nhau được tiêm 6 gram đông trùng hạ thảo mỗi ngày kết hợp với hoá trị trong vòng 2 tháng đã làm giảm đáng kể kích thước khối u, trong khi đó, các bệnh nhân được chữa trị bằng phương pháp bức xạ hay hoá trị liệu thì bệnh trạng không chuyển biến đáng kể.

– Hỗ trợ chữa các bệnh liên quan đến thận:
Nhờ khả năng làm tăng nồng độ17-hydroxy-corticosteroid và 17-ketosteroid trong cơ thể nên đông trùng hạ thảo có thể giúp hỗ trợ điều trị và phục hồi chứng năng hầu hết các bệnh và triệu chứng liên quan tới thận như suy thận mãn tính, suy giảm chức năng thận, tổn thương thận, v.v.

– Tác động đến hệ miễn dịch:
Đông trùng hạ thảo không chỉ kích thích hệ miễn dịch mà còn, kỳ diệu thay, có khả năng ức chế hệ miễn dịch. Năm 1996, các nhà khoa học đã thật sự kinh ngạc khi phát hiện chính loại dược liệu họ sử dụng bấy lâu để kích thích hệ miễn dịch (giúp bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh xâm nhập và loại bỏ các chất gây hại trong cơ thể) cũng có khả năng ức chế hệ miễn dịch (vốn rất quan trọng trong phẫu thuật cấy ghép nội tạng – giữ cho nội tạng mới ghép không bị tổn thương).

– Tác dụng của đông trùng hạ thảo trong việc điều tiết đường huyết, kiểm soát bệnh tiểu đường:
Một lĩnh vực được quan tâm đặc biệt là khả năng hỗ trợ điều tiết lượng đường trong máu của đông trùng hạ thảo. Thử nghiệm cho thấy, 95% bệnh nhân tiểu đường sử dụng 3gram đông trùng hạ thảo mỗi ngày có sự chuyển biến trong lượng đường huyết, trong khi chỉ có 54% bệnh nhân trong nhóm điều trị bằng các phương pháp khác có thay đổi.

– Tác dụng của đông trùng hạ thảo trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến phổi:
Đông trùng hạ thảo có khả năng tăng cường hiệu năng sử dụng oxy trong cơ thể, cùng với các chiết xuất từ nó đã được chứng minh có thể giúp hỗ trọ điều trị nhiều bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả các bệnh nghiêm trọng như hen suyễn, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), viêm phế quản, giúp ức chế cơn co khí quản,v.v.

– Công dụng của đông trùng hạ thảo trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tim:
Phân tích hoá học cho thấy đông trùng hạ thảo có adenosine, deoxy-adenosine, nucleotide adenosine và các loại nucleotide tự do khác,v.v. giúp giữ ổn định và điều chỉnh rối loạn nhịp tim.
Ngoài ra, các digoxin, hydrochlorothiaside, dopamine và dobutamine trong đông trùng hạ thảo giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân suy tim mãn tính, như làm tăng các điều kiện chung về thể chất, sức khoẻ, chức năng tim cũng như về đời sống tình dục.

– Tác dụng của đông trùng hạ thảo trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến gan:
Gần như tất cả các nghiên cứu về mối quan hệ giữa đông trùng hạ thảo và chức năng gan đều cho thấy đông trùng hạ thảo giúp tăng hiệu quả hoạt động của gan. Ngày nay, đông trùng hạ thảo thường được sử dụng trong điều trị sơ gan, viêm gan B, C mãn tính tại nhiều nước ở châu Á. Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn được sử dụng kết hợp với một số loại nấm dược liệu khác để hỗ trợ cho lamivudine trong điều trị viêm gan siêu vi B.

– Hỗ trợ điều trị rối loạn và suy giảm chức năng tình dục:
Đông trùng hạ thảo được sử dụng trong nhiều thế kỷ để hỗ trợ điều trị rối loạn và suy giảm chức năng tình dục cho cả nam và nữ, các trường hợp giảm ham muốn, bất lực, vô sinh. Đông trùng hạ thảo đã được chứng minh trong nhiều thí nghiệm trên các bệnh nhân ở nhiều lứa tuổi kể cả phụ nữ và đàn ông đã có tuổi, và cả người già đều cho thấy đông trùng hạ thảo giúp phục hồi và hỗ trợ điều trị hầu hết các vấn đề liên quan đến chức năng sinh dục, sinh sản của cơ thể.

– Làm giảm lượng cholesterol trong máu:
Mặc dù tăng cholesterol trong máu thường không được coi là một bệnh, nhưng nó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy cơ thể đã bị rối loạn chức năng trao đổi chất và nguy cơ về tim mạch. Đông trùng hạ thảo đã được kiểm chứng là có tác dụng tốt trong việc làm giảm lượng cholesterol trong máu.

– Chống mệt mỏi:
Đông trùng hạ thảo làm gia tăng ATP (Ađênôzin triphôtphat — nguồn năng lượng cho mọi hoạt động của tế bào) và oxy trong cơ thể giúp cho người sử dụng luôn khoẻ mạnh và không bị các triệu chứng mệt mỏi.

-Ứng dụng trong điều trị HIV/AIDS:
Một công dụng tuyệt vời khác nữa của đông trùng hạ thảo đó là dùng để hỗ trợ điều trị HIV/ AIDS, trong đông trùng hạ thảo có nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs) có tác dụng kháng khuẩn và kháng virus cực mạnh, Một trong những hoạt chất của nhóm này được các chuyên gia ở Mỹ dùng để bào chế thuốc chống bệnh AIDS và hiện nay đã được dùng ở những nước có tỷ lệ nhiễm HIV và suy giảm hệ miễn dịch cao như ở châu Phi.

Ngoài ra, đông trùng hạ thảo thường được dùng làm thuốc bổ dùng cho người gầy yếu, người mới khỏi bệnh hiểm nghèo.v.v. Những tác dụng khác của đông trùng hạ thảo vẫn đang được nghiên cứu và phát hiện thêm từng ngày.

[Hình: attachment.php?aid=11958]

[Hình: attachment.php?aid=11959]

CÁCH DÙNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO để tác dụng của đông trùng hạ thảo đạt được là cao nhất

Có nhiều cách dùng đông trùng hạ thảo để bồi bổ sức khoẻ và chữa bệnh

Cách 1: Đông trùng hạ thảo hầm gà (hoặc vịt, bồ câu, chim cút)
– Nguyên liệu: 5-10g đông trùng hạ thảo, 1 con gà mái (1500g), 15g bột ngọt, 30g tiêu xanh, 30g gừng, 10g muối ăn, 100ml rượu vang, 2000ml nước.
– Phương pháp: Gà được làm sạch và loại bỏ nội tạng, sau đó cho các thành phần còn lại vào và đun lửa nhỏ trong vòng 2 giờ (có thể sử dụng nồi áp suất để rút ngắn quá trình hầm) là có thể sử dụng được.

Cách 2: Đông trùng hạ thảo hầm baba
– Nguyên liệu: Ba ba 1 con (bỏ đầu, chia thành 4 miếng), đông trùng hạ thảo 10g, đại táo 10 quả (bỏ hột), hành (cắt đoạn), gừng (thái phiến), tỏi (đập dập) và gia vị vừa đủ.
– Chế biến: Ba ba cho vào nồi luộc sôi rồi vớt ra, cắt rời 4 chân, bóc bỏ mỡ ở chân, rửa sạch, cho vào bát cùng với đông trùng hạ thảo, đại táo, gừng, hành, tỏi và gia vị rồi hấp cách thủy trong 2 giờ. Ăn trong ngày.

Cách 3: Đông trùng hạ thảo ngâm rượu
– Nguyên liệu: 50g đông trùng hạ thảo ngâm với 1.5 lít rượu trắng.
– Phương pháp: Ngâm đông trùng hạ thảo trong rượu khoảng 20-30 ngày, sau khoảng thời gian trên có thể dùng mỗi ngày từ 15-20ml .

Cách 4: Đông trùng hạ thảo hãm kiểu uống trà
– Dùng khoảng từ 1-2g đông trùng hạ thảo ngâm trong cốc nước nóng 60-70 oC khoảng 5 phút và uống rồi nhai hết cả xác.

Cách 5: Đông trùng hạ thảo nghiền bột nấu cháo
– Dùng từ 1-2g đông trùng hạ thảo xay nhuyễn và rắc lên bát cháo (hoặc có thể hầm cháo với những thực phẩm khác).

[Hình: attachment.php?aid=11960]

Trong thời gian gần đây, trên thị trường nước ta xuất hiện rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là “đông trùng hạ thảo” (ĐTHT) với giá rất rẻ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, thực chất các sản phẩm ĐTHT đang được bán trong nước chỉ là một loại nhộng trùng thảo mà người Trung Quốc thường dùng làm canh nấu ăn hàng ngày.

Bài viết của GS Nguyễn Lân Dũng- Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam về cách phân biệt 2 loại trên.

NHẦM LẪN GIỮA 2 LOÀI NẤM?

Đông trùng hạ thảo là gì? Đó là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Hepialus. Thường gặp nhất là sâu non của loài Hepialus armoricanus.

Ngoài ra, còn 40 loài khác thuộc chi Hepialus cũng có thể bị Cordyceps sinensis ký sinh. Vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Mùa hè ấm áp nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất. Đầu của ngọn nấm là một thể đệm (stroma) hình trụ thuôn nhọn. Chỉ phát hiện được ĐTHT vào mùa hè ở một số cao nguyên cao hơn mặt biển từ 3.500-5.000m. Đó là các vùng Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam... (Trung Quốc). Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của ĐTHT có 17 acid amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na...).
Chi nấm Cordyceps có tới 350 loài khác nhau, chỉ riêng ở Trung Quốc đã tìm thấy 60 loài. Tuy nhiên cho đến nay người ta mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất được về 2 loài Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và Cordyceps militaris (L. ex Fr.) Link. Loài thứ hai được gọi là dõng trùng thảo, ta dịch là nhộng trùng thảo (vì phát triển trên nhộng tằm). Theo sưu tập giống của chúng tôi, hiện đã có tới trên 5.000 chủng vi sinh vật, chúng tôi có sẵn chủng Cordyceps militaris (L. ex Fr.) Link và sẵn sàng cung cấp cho mọi đơn vị, nhưng đây là loài rất dễ nuôi (trên cơm và thêm hóa chất) nhưng giá trị dược liệu rất thấp và ở Trung Quốc bán giá rất rẻ, phải mua hàng cân để nấu canh.
Viện Vi sinh vật học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã gửi cho chúng tôi chủng ĐTHT Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc., nhưng sau khi kiểm tra ADN chúng tôi thấy không phải nên không dám sử dụng. Bên cạnh đó, Viện này cũng có cho chúng tôi một chủng Cordyceps sinensis, nhưng rất tiếc khi kiểm tra lại ADN thấy chưa đúng nên chưa thể đưa vào sản xuất.
Chỉ là nhộng trùng thảo
Nhiều viện nghiên cứu công nghệ sinh học ở Trung Quốc đã từ lâu phân lập thành công nấm Cordyceps sinensis trong ĐTHT và chứng minh được mọi dược liệu đều nằm trong phần “hạ thảo” chứ không hề có gì trong phần “đông trùng”. Vậy là họ đã có trong tay một của quý. Vì sao chúng được coi như một trong những loại thần dược nổi tiếng khắp thế giới?. Sách y học cổ truyền của Trung Quốc từ xa xưa đã coi ĐTHT là vị thuốc có tác dụng “Bổ phế ích can, bổ tinh điền tuỷ, chỉ huyết hoá đàm”, “Bổ phế ích thận, hộ dưỡng tạng phủ”, “Tư âm tráng dương, khư bệnh kiện thân”; là loại thuốc “Tư bổ dược thiện”, có thể chữa được “Bách hư bách tổn”. Nhộng trùng thảo cũng là dược liệu nhưng đâu có giá trị có thể so sánh với ĐTHT và có thể mua rất rẻ tại Nam Ninh, Quảng Châu... Tôi rất ngạc nhiên khi không hiểu cơ quan quản lý nào đã cho phép gọi nhộng trùng thảo là ĐTHT. Tôi nghĩ chúng ta có đầy đủ các cơ quan nghiên cứu vi sinh vật học, có đầy đủ trang thiết bị để giải trình tự ADN giúp định tên chính xác các loài vi sinh vật.

Vậy vì sao các cơ quan quản lý không yêu cầu xác minh tên loài trước khi cho phép chuyển giao công nghệ (rất đắt), rồi sản xuất, lưu hành và tuyên truyền rộng rãi với tên thương phẩm là ĐTHT? Sản phẩm nuôi cấy nhân tạo ở Trung Quốc là các sản phẩm lên men với các nồi lên men lớn từ chủng Cordyceps sinensis (Berk.)Sacc. chứ hoàn toàn không phải là chủng Cordyceps militaris (L. ex Fr.) Link. Đây là chuyện quan trọng liên quan đến đông đảo người tiêu dùng, tôi trân trọng đề nghị Bộ KHCN cùng Bộ Y tế cần lập nhóm thẩm định với sự tham gia của Hội các ngành sinh học Việt Nam để tránh sự ngộ nhận của đông đảo người tiêu dùng.

Đông trùng hạ thảo thật rất hiếm, khó mua

Do ĐTHT thu nhặt từ thiên nhiên chỉ có hạn, môi trường tự nhiên thích hợp cho sự phát triển của ĐTHT lại toàn là các vùng núi non và cao nguyên hiểm trở, xa xôi, cho nên càng ngày càng khan hiếm và khó mua. Vì đã chứng minh các hoạt chất đều tập trung trong nấm Cordyceps sinensis, nên nếu thấy con sâu khô nào đã rụng mất râu (chính là nấm Cordyceps sinensis), thì không còn tác dụng gì nữa. Thật tiếc khi có người đã gọi loài nấm nhộng trùng thảo Cordiceps militaris là ĐTHT.
Chúng tôi luôn bảo quản từ lâu chủng nấm này và cung cấp giống cho bất kỳ ai với giá chỉ khoảng... 5USD. Nhộng trùng thảo cùng chi với ĐTHT, nhưng khác loài và giá trị dược liệu thì hoàn toàn không thể so sánh được với ĐTHT. Cũng đã có đơn vị mua nhộng trùng thảo khô ở Trung Quốc rồi nghiền thành bột và đóng viên để tiêu thụ ở Việt Nam với tên thương phẩm là ĐTHT. Vì giá rất rẻ, nên ở Trung Quốc người ta mua với khối lượng lớn để dùng chứ không đóng viên nang hay viên nén với nhộng trùng thảo. Còn ĐTHT nguyên con với các tác dụng như nói trên thì rất đắt, mỗi 100gr khoảng 200 - 250 con (sâu + nấm) giá khoảng 100 triệu đồng.... Ngay người Trung Quốc cũng ít người dám mua và họ thường dùng loại dịch nuôi ĐTHT bằng con đường lên men.

Nhộng trùng thảo cùng chi với ĐTHT nhưng khác loài và giá trị dược liệu thì hoàn toàn không thể so sánh được với ĐTHT. Môi trường nuôi cấy rất rẻ tiền, chỉ cần trộn gạo với nước theo tỷ lệ 1:1, phân vào các bình tam giác rồi khử trùng, cấy giống, nuôi cấy trong phòng có nhiệt độ 20 - 250C với độ ẩm không khí khoảng 75 - 80%. Vậy mà nhiều người vẫn nhầm nhộng trùng thảo là ĐTHT”.


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (05-05-2016 08:22 AM)
16-01-2016, 08:45 PM (Được chỉnh sửa: 16-01-2016 08:55 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #2
RE: ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
LẬP LỜ LẪN LỘN THẬT GIẢ ĐTHT:

[Hình: attachment.php?aid=11961]

Vốn là thứ sản vật quý hiếm vô cùng, ĐTHT tự nhiên trên thế giới hàng năm chỉ thu hoạch được tầm... 80kg. Thế nhưng, ngược lại với thông tin này của giới khoa học, dễ dàng tìm thấy ĐTHT ở các tiệm thuốc, trên biển quảng cáo hay trong những loại thuốc bổ có ghi thành phần ĐTHT.

Lần theo những biển quảng cáo đó, đến tiệm thuốc Đông y trên đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5. Sau khi nghe muốn mua ít ĐTHT về bồi dưỡng sức khỏe cho bố, bà chủ tiệm tên Tiểu Linh khẳng định ngay: “Sau Tết Nguyên đán, tôi đã cho người qua tận Tây Tạng bám trụ để mua tận tay những người đi hái ĐTHT. Không có chuyện qua trung gian, nên đây chỉ có hàng thật”.
Hỏi “ĐTHT hiếm thế, làm sao có thể mua được với số lượng nhiều như vậy?”, bà Tiểu Linh thề thốt: “Đúng là cái này hiếm có, nhưng hàng của tôi là thật. Nếu chú mua về phát hiện hàng giả, tôi sẵn sàng đền gấp đôi tiền mua”.
Theo lời bà Tiểu Linh, 100gr ĐTHT có giá 50 triệu đồng, một mức giá không hề rẻ chút nào. Tiếp tục giải thích cho tôi, bà Linh nói, ĐTHT được hình thành từ con sâu, mỗi con sâu dài tầm 4-5cm màu xám có phần vòi mọc dài trên đầu, còn gọi là nấm màu vàng nhạt. Tuy nhiên, quan sát kỹ, phát hiện trên lưng những con sâu này không có lông tơ mà hoàn toàn nhẵn thín. Thực tế, nếu là sâu thật sẽ có lông tơ mịn ở trên thân. Thấy khách hàng hỏi dồn việc này, bà Linh lấp liếm: “Vận chuyển nhiều nên lông... rụng hết rồi”.
Đến cửa hàng thứ hai, nằm cách đó không xa,hỏi mua ĐTHT, một người đàn ông trung niên tỏ thái độ dò xét kiểu “có đủ tiền mua thứ dược liệu này không?”. Sau khi để đợi hơn 10 phút, ông này mang ra một hộp giấy đựng ĐTHT, bên ngoài được bọc thêm vài lớp giấy. Bên trong hộp là những con sâu mập ú có râu màu vàng tươi.
Sau khi xem, ông này nói luôn: “120 triệu đồng cho 100gr. Đây là giá chót, không trả giá”. Với giá này, cao hơn loại “hàng thật” của tiệm bà Linh tới 70 triệu đồng. Biết khách hàng đang dò giá, người đàn ông này nói: “Cậu tới mấy chỗ khác rồi phải không? Ở đó họ bán hàng dỏm thôi, đừng ham rẻ. Hàng ở đây đảm bảo là thật. Chỗ anh chỉ còn vài ký (!?), Uống vô bổ dương tráng thận, sẽ thấy hiệu quả ngay”. Tuy vậy, khi hỏi có giấy chứng nhận là hàng thật hay không, ông này xẵng giọng: “Hàng thật uống vô thì biết. Không mua thì đi chỗ khác”.

Trăm nghìn, một triệu, một tỷ đều… mua được

Ngoài các tiệm thuốc Đông y, ĐTHT còn được rao bán trên các wesbsite, diễn đàn trên mạng với nhiều chủng loại, quy cách: Nước ép, viên, tinh chất, nước uống tăng lực, cao linh chi... và vô số những sản phẩm khác gắn tên ĐTHT. Giá bán của các loại này chênh lệch nhau khá nhiều. Từ 100.000 đồng/vỉ 10 ống 100ml, đến 2 triệu đồng cho chai 1 lít tinh chất ĐTHT hoặc 700.000 đồng cho 30 gói nước ép ĐTHT…

Tại wesbite samlienviet…. ĐTHT được quảng cáo là “hàng chất lượng nguyên chất 100%, được Bộ Y tế cấp chứng nhận đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. ĐTHT được thu mua, tuyển chọn theo một quy trình chặt chẽ đảm bảo mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm ĐTHT chất lượng nhất, tinh túy nhất”. Tuy nhiên, đây chỉ là sản phẩm được cấp phép về vệ sinh an toàn thực phẩm, còn nguồn gốc, xuất xứ và những tiêu chuẩn chất lượng khác đều không thấy đề cập.

Một điều đáng lo ngại khác là ngay cả các công ty, tập thể, cá nhân khác không hiểu vì vô tình hay cố ý đang lập lờ giữa ĐTHT và nhộng trùng thảo- một loại thức ăn phổ biến của người Trung Quốc và có tính dược liệu thấp hơn, rẻ hơn nhiều so với ĐTHT: Nhộng trùng thảo được các đơn vị này công bố là ĐTHT made in Việt Nam.

Với những công bố khoa học rằng Việt Nam đã cấy thành công ĐTHT, với tính dược liệu tương đương hoặc cao hơn mà giá rẻ hơn, những đơn vị này đã tung ra thị trường những sản phẩm lấy tên ĐTHT. Kèm theo đó là những sản phẩm tươi, khô, sơ chế, tinh chế được chào bán rất sôi nổi trên các trang mạng với giá 7-10 triệu đồng/kg (trong khi với khối lượng này ĐTHT có giá hơn 1 tỷ đồng).

[Hình: attachment.php?aid=11964]
Đông trùng hạ thảo tự nhiên có nguồn gốc từ Tây Tạng. Giá bán trên thị trường quốc tế khoảng 1,1 đến 1,8 tỷ đồng.

ĐTHT RẤT KHÓ NUÔI CẤY

TS Trương Bình Nguyên - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (Đại học Đà Lạt) là người đã nuôi cấy thành công ĐTHT Cordyceps sinensis tại Việt Nam.

Ông cho rằng, ngày xưa loài đầu tiên con người biết sử dụng làm thuốc, bổ dưỡng là Cordyceps sinensis. Khi tìm thấy người ta đã dựa vào đặc điểm sống của nó và đặt tên là ĐTHT. Mùa đông con sâu bị nhiễm nấm bệnh và tìm đường trốn xuống mặt đất, trong quá trình này, sợi nấm tấn công rồi giết chết và hút dinh dưỡng của con sâu. Đến mùa hè khi điều kiện tự nhiên về nhiệt độ, độ ẩm... trở nên thích hợp thì loài nấm này hình thành quả thể và vươn lên khỏi mặt đất. Lúc đó người ta tưởng cỏ nên dùng từ “thảo”.
Cho tới hiện nay trên thế giới tìm thấy khoảng 500 loài Cordyceps. Trong đó có Cordyceps militaris hay còn gọi là nhộng trùng thảo (NTT) có đặc điểm bổ dưỡng, có khả năng sinh ra một số chất tương tự như ở trong ĐTHT với khả năng chống ung thư, kích thích miễn dịch… Từ đó, người ta đầu tư nghiên cứu và trồng Cordyceps militaris vì loài này dễ trồng, có khả năng hình thành quả thể trong điều kiện nhân tạo.
Bên cạnh đó, người ta đã nuôi cấy thành công một loài khác có tên Cordyceps takaomotana, còn gọi là bông tuyết trùng thảo hay ĐTHT tằm dâu (vì trong quá trình phát triển, quả thể nấm thường có một lớp bụi bào tử dạng bột màu trắng bám ở bên trên bề mặt).

[Hình: attachment.php?aid=11963]
Đông trùng Hạ thảo được nuôi cấy trong chai thủy tinh

“Với ĐTHT, cho tới ngày nay việc trồng cho ra quả thể giống như thiên nhiên trên thế giới vẫn chưa ai có thể làm thành công, mà chỉ có thể nuôi thu sinh khối trong môi trường dung dịch hoặc môi trường xốp. Chúng tôi đã thành công trong việc nuôi sinh khối và sản phẩm có các tính chất tương tự như ĐTHT tự nhiên”- TS Nguyên nói.


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (05-05-2016 08:21 AM), langtrang (28-05-2016 04:03 PM)
16-01-2016, 09:09 PM
Bài viết: #3
RE: ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
Đông trùng hạ thảo - loại thuốc quý chỉ mọc trên đỉnh núi cao thuộc dãy Himalaya quanh năm băng tuyết bao phủ - đã được trồng thành công trong môi trường nhân tạo tại Việt Nam. Mô hình của anh Trần Huy Khoa - một trong những người trồng thành công loại "thần dược" này, đã được cấp phép hoạt động.

[Hình: attachment.php?aid=11965]

Anh Khoa cho biết, tiền thân công ty là một nhóm hoạt động xã hội theo học ngành nghiên cứu sinh học, chuyên chăm sóc các bệnh nhân nghèo, bệnh nan y, nhiễm HIV... Nhận thấy nhiều bệnh tật đều xuất phát từ thực phẩm ăn uống và môi trường sống, nhóm đã tập trung nghiên cứu cách trồng loại thuốc quý này, với mong muốn để người Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn những sản phẩm này.

[Hình: attachment.php?aid=11966]

Trưởng nhóm Trần Huy Khoa chia sẻ, anh đã mất hơn 8 năm nghiên cứu, phải đi nhiều vùng, nhiều nơi ở các nước châu Á để học hỏi. Anh cũng đến tận Himalaya để tìm cách đem gen của loại thuốc này về Việt Nam tạo môi trường sống.Đông trùng hạ thảo là sự kết hợp của côn trùng và nấm. Vào mùa đông, một loại sâu trên núi tuyết nằm ngủ trong đất bị nấm ký sinh hút chất và lớn lên. Đến mùa hè, sâu hết chất và chết, cây nấm cũng đủ lớn khỏe, trở thành thực vật quý với nhiều dưỡng chất có khả năng chữa bệnh.

[Hình: attachment.php?aid=11965]

[Hình: attachment.php?aid=11967]

Để trồng thành công loại thuốc này ở Việt Nam trong môi trường nhân tạo, anh Khoa hết sức gian nan. Công đoạn đầu tiên là lấy gen loại sâu ở vùng núi đem về nước và bảo quản đúng tiêu chuẩn. Sau đó, anh thuê một căn biệt thự và sát trùng toàn bộ, thực hiện các biện pháp cách ly vô trùng tuyệt đối rồi tạo mội trường lạnh như tự nhiên.
"Sinh thái phù hợp là yếu tố tối cần thiết, nhưng quan trọng hơn chính là môi trường sống cho nấm ký sinh phải tương tự như loại sâu trên núi tuyết. Sau 8 năm nghiên cứu cùng hàng trăm lần thất bại, cuối cùng tôi cũng tạo được 'loại sâu' từ các nguyên liệu có sẵn ở Việt Nam, trong đó có những loại quý hiếm như tổ yến", anh Khoa chia sẻ.
Tất cả các quy trình phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Khuôn hộp để chứa sản phẩm được tiệt trùng trong môi trường áp suất cao.
nuôi trồng đông trùng hạ thảo, quan trọng bậc nhất là vô trùng. Chỉ cần trong không khí có một chút ô nhiễm, toàn bộ sản phẩm sẽ hỏng và phải bỏ ngay. Những sản phẩm bỏ đi này cũng được đem tiêu hủy ở một nơi khác để không ảnh hưởng đến môi trường nuôi trồng.

Đông trùng hạ thảo trong thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt do khai thác quá nhiều và số lượng không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Trên thế giới, đông trùng hạ thảo khai thác ngoài tự nhiên rất hiếm, chủ yếu ở độ cao 3.200 m thuộc dãy Himalaya và vùng Tây Tạng. Mỗi năm, sản lượng thu được chỉ khoảng 80 kg nên giá thành rất cao, từ 50.000 USD đến 90.000 USD/kg khô (khoảng 1,1 đến 1,8 tỷ đồng một kg).

Ở Việt Nam, do đã nuôi cấy thành công trong môi trường nhân tạo nên giá đông trùng hạ thảo rẻ hơn. Hầu hết các loại đang bán trên thị trường là nuôi trồng. Tại công ty anh Khoa, giá mỗi lọ khoảng 1,5 triệu đồng. Hiện đơn vị này chỉ cung cấp sản phẩm tươi chứ không sấy khô. Theo chia sẻ của nhóm nghiên cứu, trong đông trùng hạ thảo tươi, hàm lượng dưỡng chất thuốc quý cao hơn khoảng 30% so với loại đã sấy khô.

TÓM LẠI: CẢNG QUÝ HIẾM CÀNG CÓ GIÁ TUY CÔNG DỤNG TỐT NHƯNG GIÁ MỘT CON ĐTHT KHOẢNG 200.000$ THÌ GẶP GIẢ ÔI THÔI MANG CUC TỨC. DQ ĐÃ TỪNG CÓ DỊP THỬ TẠI HỘI CHỢ HÀNG TIÊU DÙNG CHẤT LƯỢNG VN UỐNG NẾM ĐỦ THỨ KẾT QUẢ TỐI HẾT NGŨ NGON CÓ LẼ NÓ ĐÁNH LỘN VỚI NHAU Big Grin . NGAY CẢ Đ THT MÀ CÒN CHẾ CAFE ĐTHT THÌ BIẾT CHẤT LƯỢNG NÓ NHƯ THẾ NÀO . DÂN TA DỄ NỔ, CÀNG TO CÀNG CÓ GIÁ.


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (05-05-2016 08:21 AM), langtrang (28-05-2016 04:03 PM)
03-05-2016, 06:35 AM (Được chỉnh sửa: 11-09-2016 04:24 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #4
RE: ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
MỜI XEM MỘT TIN MỚI CẬP NHẬT VỀ ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

dq kg ý đã kích về nguồn dược liệu này vì thuốc Đông dược haythuốc Nam thường tùy theo cơ địa của mỗi người mà có công dụng nhiều hay ít , tốt hay xấu mà thôi. Tuy nhiên riêng ĐTHT chỉ vì quá mắc nên dễ bị lừa tiền mất tật mang vậy kéo theo cục tức thôi.

Đông trùng Hạ thảo” rốt cục là thực phẩm, dược phẩm hay thực phẩm chức năng bổ dưỡng? “Đông trùng Hạ thảo” được tâng bốc lên mây có đúng là hàm chứa những thành phần có hiệu quả như lời đồn hay không ? Kết luận cuối cùng: Chỉ là một vụ đại lừa đảo mà thôi.

Từ xưa đến nay, ở Trung Quốc và một số nước châu Á, “Đông trùng Hạ thảo” được coi là vị thuốc quý của Đông y, có khả năng bồi bổ và tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống tình dục, tăng cường khả năng miễn dịch; thậm chí được đẩy lên thành “thần dược” với giá đắt hơn vàng. Mỗi kilogam giá mấy trăm ngàn tệ (NDT),

Ngày 12/4 vừa qua, báo điện tử Sina.com đã đăng bài “Lật tẩy “Đông trùng Hạ thảo” – Đầu đuôi một vụ đại lừa đảo kiểu Trung Quốc” gây xôn xao dư luận.

Thảo dược bình thường

“Đông trùng Hạ thảo” trong dược học truyền thống Trung Quốc và đối với tuyệt đại đa số các học giả Trung Quốc chỉ loại dược liệu là thể phức hợp giữa một loài nấm có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng (bướm) thuộc chi Thitarodes.

Cơ chế xâm nhiễm của loài nấm này vào cơ thể sâu hiện giờ vẫn chưa rõ. Mùa Đông, nấm ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Đến mùa hè ấm áp, nấm mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ, vươn lên thành dạng cây, vì vậy mà có tên là “Đông trùng Hạ thảo” (sâu mùa Đông, cỏ (nấm) mùa Hè).

“Đông trùng Hạ thảo” có nhiều ở các vùng đồng cỏ trên các cao nguyên có độ cao 4000-5000m so với mặt biển ở Tứ Xuyên, Thanh Hải, Tây Tạng, Vân Nam. Ngoài ra, còn có tới hơn 500 loài trùng thảo khác cũng có cơ chế tương tự, tức là loại nấm khác không phải Ophiocordyceps sinensis phát triển trên cơ thể loại ấu trùng khác không phải Thitarodes.

Văn bản cổ nhất ghi chép về “Đông trùng Hạ thảo” là “Bản thảo tùng tân” của Ngô Nghi đời Thanh viết năm 1757 mô tả: “Mùa Đông nằm dưới đất, thân như con tằm, có lông, chuyển động được; Hè tới thì ngoi lên khỏi mặt đất, cả thân hóa thành thảo, nếu không thu lấy đến mùa Đông lại hóa thành sâu (trùng)”.

Sau đó, nhiều loại sách Trung y đều có ghi chép về “Đông trùng Hạ thảo”. Sách “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Dược điển” năm 1990 đã đưa “Đông trùng Hạ thảo” vào, nhưng BS Ngô Hải Vân - Chủ nhiệm khoa Nội Tổng y viện quân đội Trung Quốc- không coi trọng điều đó. Ông nói, trong y tịch cổ Trung Quốc hầu như thứ gì cũng đều được coi là thuốc; ngay móng tay, tro bếp, phân…cũng đều là thuốc, đều tìm thấy “công hiệu” nhất định trong thư tịch cổ.

Trong y học truyền thống Tây Tạng, lương y nổi tiếng (Tạng dược sư) Thanh Mai Nhiên Đinh ở châu Ngọc Thụ - vùng nổi tiếng về “Đông trùng Hạ thảo” - khi trả lời phóng viên THX đã nói: “Trùng Thảo thường chỉ có tác dụng dẫn thuốc thôi”. Trong số hàng trăm bài thuốc phức phương (nhiều vị) được sử dụng ở Viện Tạng y tỉnh Thanh Hải, chỉ có duy nhất một phương thuốc dạng tễ (nước) dùng để chữa bệnh phụ khoa có sử dụng “Đông trùng Hạ thảo”.

Trong cuốn dược điển Tạng y có tên “Cam lộ bản thảo minh kính” cũng chỉ ghi duy nhất một câu về công hiệu của Trùng Thảo: “Cường thân, bổ thận, dùng trị liệu các bệnh về gan, mật”. Ông Trương Quý Quân - Chủ nhiệm khoa Trung dược sinh dược thuộc Đại học Trung y dược Bắc Kinh - cũng nói: Các phương thuốc Trung dược truyền thống rất ít sử dụng Trùng Thảo.

“Trùng thảo toan” (Cordycepic acid) được coi là thành phần công hiệu, có tính biểu trưng của “Đông trùng Hạ thảo”, thực ra chính là Mannitol – một sản phẩm hóa công nghiệp rất phổ biến và rẻ tiền, được dùng rộng rãi trong thực phẩm và dược phẩm, giá vài chục tệ/kg.

Năm 1951, nhà khoa học Đức Cunningham khi quan sát thấy tổ chức của ấu trùng Ascomycota bị nấm ký sinh nhưng không bị rữa nát đã nghiên cứu, phân ly được một chất hoạt tính, đặt tên là “ Trùng thảo tố” (cordycepin); năm 1960 đã điều chế được bằng hóa chất nhưng “Trùng thảo tố” hóa học hợp thành này không được sản xuất quy mô hóa nên trên thị trường hiện nay, “Trùng thảo tố” chủ yếu có được do nuôi Trùng thảo nhân tạo (Cordyceps militaris).

Chính loại hoạt chất này là một loại kháng sinh được các thương gia “tung hô” như là một thành phần hoạt tính độc đáo của “Đông trùng Hạ thảo”.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy “Đông trùng Hạ thảo” không hàm chứa “Trùng thảo tố” (cordycepin). Ông Đổng Thái Hồng- nghiên cứu viên Phòng thực nghiệm trọng điểm quốc gia, Sở Vi sinh vật trực thuộc Viện Khoa học Trung Quốc - khi được phỏng vấn đã nói:

Qua nghiên cứu, phân tích, kiểm nghiệm các loại “Đông trùng Hạ thảo” thu hái từ các nơi khác nhau trên cao nguyên Thanh Tạng, chúng tôi không tìm thấy, hay nói cách khác, hàm lượng “Trùng thảo tố” (cordycepin) về cơ bản không có trong “Đông trùng Hạ thảo”.

Còn theo The Paper thì ngay từ năm 2011, ông Vương Thành Thụ - nghiên cứu viên Phòng Nghiên cứu Sinh thái thực vật Viện khoa học Thượng Hải/ Viện Khoa học Trung Quốc - đã công bố kết quả nghiên cứu về tổ chức gene của Trùng thảo, cho thấy: nhóm gene của “Đông trùng Hạ thảo” không hợp thành được “Trùng thảo tố” (cordycepin), chỉ có loại nấm Cordyceps mới tạo ra được.

Từ những năm 1970 trở về trước, “Đông trùng Hạ thảo” ít được biết tới. So với Nhân sâm và Lộc nhung, nó là thứ dược liệu tầm thường nhất, xếp hạng cuối trong “Trung dược tam bảo”. Vào những năm 1960, tại Tây Tạng, 1kg “Đông trùng Hạ thảo” chỉ đổi được 2 gói thuốc lá giá 3 hào. Đến thập niên 1970, tại Thanh Hải, Tây Tạng, giá thu mua “Đông trùng Hạ thảo” của nhà nước là 21 tệ/kg. Năm 1974, tại châu Quả Lạc, Thanh Hải bất cứ “Đông trùng Hạ thảo” phẩm chất ra sao, giá cũng chỉ 28 tệ/kg.

Giá cả tăng đột biến

Trong môi trường hoang dã, tỷ lệ ấu trùng bướm bị nấm thâm nhập rồi trở thành “Đông trùng Hạ thảo” rất thấp, vì vậy “Đông trùng Hạ thảo” trong thiên nhiên rất hiếm, nuôi nhân tạo cũng không thành công, mỗi năm tổng sản lượng toàn Trung Quốc chỉ từ 80 đến 150 tấn. Do nhu cầu ngày càng tăng, giá cả “Đông trùng Hạ thảo” xuất hiện xu thế gia tăng.

Năm 1983, giá “Đông trùng Hạ thảo” loại nhất có giá 300 tệ/kg, trong khi giá Nhân sâm vùng Trường Bạch sơn chỉ 60-80 tệ/kg; ngang bằng tiền lương tháng của một công nhân bình thường. Khoảng 1990, giá “Đông trùng Hạ thảo” tăng lên 1000 tệ/kg, trong khi giá Nhân sâm tụt xuống còn 50 tệ/kg.

“Đông trùng Hạ thảo” lần đầu tiên tăng giá trị trước công chúng đi kèm với vụ lừa đảo “Mã gia quân” – đội tuyển chạy cự ly trung bình và dài của huấn luyện viên Mã Tuấn Nhân- lập nhiều kỷ lục quốc gia và quốc tế. Bị quốc tế nghi ngờ sử dụng doping, Mã gia quân đưa Trung thảo dược, sản phẩm bổ dưỡng ra để chống đỡ.

Ngoài “tinh chất Ba ba Trung Hoa”, họ nói còn sử dụng “Đông trùng Hạ thảo”. Chính vì vậy, đến giữa những năm 1990, giá bán lẻ Trùng Thảo vọt lên 2000 tệ/kg, loại hạng nhất giá còn cao hơn. Về sau, tác giả Triệu Dụ trong phóng sự “Điều tra về Mã gia quân” đã chứng minh, Mã gia quân quả thực đã sử dụng chất doping, thành tích của các vận động viên này chả liên quan gì đến “Đông trùng Hạ thảo” cả.

Năm 2003, khi dịch SARS hoành hành ở Trung Quốc, lan truyền tin đồn uống “Đông trùng Hạ thảo” có thể giúp tăng cường miễn dịch, trị được bách bệnh, chỉ sau một đêm “Đông trùng Hạ thảo” bỗng thành “thần dược”, gây nên cơn với giá tăng đột biến, loại tốt nhất vọt lên 160 ngàn tệ/kg.

Kể từ đó, “Đông trùng Hạ thảo” chính thức lọt vào hàng “sản phẩm bảo kiện xa xỉ”. Các năm 2005, 2006, giá cả “Đông trùng Hạ thảo” tiếp tục tăng, đến 2007 thì đạt tới đỉnh cao, loại lớn (2000con/kg) giá tới 200 ngàn tệ/kg (700 triệu VND).

Năm 2008, do khủng hoảng tài chính, lượng tiêu thụ “Đông trùng Hạ thảo” giảm nghiêm trọng, giá cũng giảm 40%. Đến năm 2010, 2011, do ảnh hưởng bởi môi trường sinh thái và động đất, nhiều khu vực có “Đông trùng Hạ thảo” giảm sản lượng, có vùng giảm tới 40%, lượng cung ít khiến giá lại tăng. Tháng 7/2011, giá vượt quá cả kỷ lục năm 2007.

Tại Tây Tạng, giá loại 2200con/kg có giá 182 ngàn tệ/kg; loại 1.800 con/kg giá 210 ngàn tệ/kg. Từ đó về sau giá “Đông trùng Hạ thảo” tiếp tục tăng ổn định một cách từ từ. Theo “Nam Phương nhật báo”, ngoài sản lượng giảm, những người trong giới tiết lộ, việc đầu cơ găm hàng cũng là nguyên nhân quan trọng khiến giá “Đông trùng Hạ thảo” tăng lên.

Từ 2015 sang 2016, Trung Quốc xảy ra nhiều chuyện, giá “Đông trùng Hạ thảo” liên tục giảm: Trùng thảo Thanh Hải loại 2000 con/kg giảm từ 218 ngàn tệ/kg (tháng 4/2015) xuống 186 ngàn/kg hiện nay; trên thị trường Tây Tạng giá cũng từ 210 ngàn tệ/kg giảm còn 160 ngàn tệ/kg.

Mặc dù vậy, trong 40 năm qua, giá “Đông trùng Hạ thảo” cũng đã tăng cả vạn lần; giá loại “cực phẩm” có tên “Cực thảo 5X” còn kinh khủng hơn. Trên trang web chính thức, một lọ “Cực thảo 5X” nguyên chất bán tới 16.900 tệ, một lọ 45 viên, mỗi viên 0,35g, tính ra mỗi kg loại này được bán tới 1 triệu tệ (tức 3,5 tỷ VND)…
THANK YOU
[-] dieuquang được 2 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (04-05-2016 03:07 PM), baothai (05-05-2016 08:21 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS