Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
BÍNH THÂN & KHỈ...
30-01-2016, 08:40 PM
Bài viết: #1
BÍNH THÂN & KHỈ...
NĂM KHỈ GOM GÓP CHÚT ÍT LIÊN QUAN KHỈ

Cà Mau có câu hát, về sau phổ biến khắp miền Nam, rồi lan truyền khắp nước :
Tháng ba cơm gói ra Hòn,
Muốn ăn trứng nhạn phải lòn Hang Mai.

Nhiều người không hiểu chính xác, cho rằng Hang Mai có nhiều hoa mai thơ mộng, hay nhiều rắn hổ mai tàn độc. Thật ra, " mai " tiếng địa phương có nghĩa là " khỉ ". Hang Mai tức là " hang của loài khỉ ".

" Kinh Hang Mai ở làng Khánh Lâm, Cà Mau, bắt đầu từ kinh Biện Nhi trổ ra Tiểu Dừa. ( ... ) Ở hai bên bờ người ta có thể gặp những con trúc, rái, kỳ đà, chồn, ong mật và vô số cá " .Dĩ nhiên là nhiều khỉ. Từ điển phương ngữ Nam Bộ của Nguyễn văn Ái, 1994, cũng có ghi chữ mai nghĩa là khỉ.
Không biết vì lý do gì, và từ thời nào, trong tiếng Hán Việt, người ta phát âm chệch từ khỉ thành khởi (cũng như quý thành quới) : ngày nay ta nói khởi nghĩa, khởi hành, nhưng các từ điển xưa ghi là khỉ hành, khỉ nghĩa. Trong khi đó, trong tiếng thuần Việt, thành ngữ dân gian vẫn nói : khỉ khô khỉ mốc, khỉ ho cò gáy, rung cây nhát khỉ. Và thơ Tú Xương có câu :
Ới thi ơi là thi
Ới khỉ ơi là khỉ
Hầu là Khỉ, giai thoại kể lại : vào thời Trịnh Khải, 1783, thế lực Chúa Trịnh đang suy tàn, nhưng vẫn còn kẻ nịnh bợ. Đặng Kim đã làm đến tước hầu, mà còn xin làm con nuôi nhà Chúa, đổi tên là Trịnh An. Một hôm, trên tường vôi nhà Hầu, có người đến vẽ một cây cổ thụ đang xiêu đổ, lá cành trơ trụi, gốc rễ ngả nghiêng. Trên chạc có con khỉ đang nằm ngủ, bên cạnh câu thơ nôm :

Khỉ ơi tỉnh dậy đi thôi
Đừng chờ cây đổ, đi đời nhà mi.

Hầu tỉnh ngộ, từ quan, lấy lại tên cũ. Về sau, khi Trịnh Khải đổ, ông tránh khỏi nạn cháy nhà vạ lây.

Trong thi ca, từ khỉ ít được dùng, vì không " thi vị ", gợi ý mắng mỏ. Thỉnh thoảng mới gặp một câu hiện thực như trong cảnh chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp : bao nhiêu là khỉ ngồi. Đinh Hùng tiếp xúc với rừng núi Việt Bắc, vùng Bắc Kạn đã tả không khí hoang dã thời 1940 :

Ta mê tiếng vượn sầu muôn kiếp
Chim núi cầm canh, hoẵng gọi bầy
( ...)
Rồi những đêm sâu, bỗng hiện về
Vượn lâm tuyền khóc rợn trăng khuya

Hoặc tiếng vượn có tính cách tượng trưng, trong hoang tưởng một trời tình thái cổ :

Trải sông nước vượt qua từng châu thổ
Ta đến đây nghe vượn núi kêu sầu.

Tính cách tượng trưng còn rõ nét hơn nữa ở hình tượng Đười Ươi trong thơ Bùi Giáng, có khi ông tự xưng là Đười Ươi Thi Sĩ. Đười Ươi ở đây, là hoài vọng con người tiền sử, tâm hồn " dã nhân " chưa tiêm nhiễm tập tục, lề luật và thành kiến :

Đi về giũ áo đười ươi
Đăm chiêu khách địa từ người tặng ta

Nhưng rồi trong một hoàn cảnh xã hội khác, Bùi Giáng lại mặc lại xiêm lốt đười ươi :

Ấy là thơ thuở chưa điên
Ở trong dấu ngoặc quàng xiêng reo cười
Bây giờ xoang điệu đười ươi
Diệu hoa lầu các ngậm ngùi dấn thân

Trong trí tưởng sáng tạo của nhà văn, con vượn có khi là một hình tượng đẹp. Trong Chùa Đàn, 1946, mà nhiều người xem như là đỉnh cao của nghệ thuật Nguyễn Tuân, người phụ nữ lý tưởng tên là Sấu Viên ... Vượn Gầy. Nàng chết sớm trong một tai nạn xe lửa, trên chuyến xe vu quy về nhà chồng, làm chủ ấp Mê Thảo. Người chồng tuyệt vọng, cho cất một thứ rượu tên Mê Thảo Hầu, rồi một thứ rượu khác tên Ức Sấu Viên - Nhớ Vượn Gầy - và cuồng điên trong men Rượu Tương Tư. Nàng tên như thế vì có đôi cánh tay dài.

Trong văn học Việt Nam cổ điển, tên Vượn đã xuất hiện rất sớm, tự bình minh của chữ Nôm đời Trần, trong bài Phú vịnh chùa Hoa Yên trong Thiền Tông Bản Hạnh. Bài này được gán cho thiền sư Huyền Quang (1254-1334), tả cảnh chùa ở núi Yên Tử :
Chim óc (=gọi) bạn, cắn hoa nâng cúng
Vượn bồng con, cời cửa nghe kinh
Cảnh Vượn bồng con là một hình ảnh văn chương, nhưng cũng có thể có thực, vì núi rừng thời ấy nhiều khỉ.
Nhà thơ khoa bảng Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) cùng thời đã tả cảnh Chùa Long Động núi Yên Tử :
Cách lâm hữu hận viên đề nguyệt (a)
Ỷ tháp vô ngôn tăng đối san (b)
Dịch :
Tựa tháp không lời ... sư ngắm núi (b)
Cách rừng u hận, vượn gào trăng (a)

Bài phú cổ ấy trong Thiền Tông Bản Hạnh, còn có một hình ảnh vượn khác, nhưng lần này có tính cách điển cố :
Chẳng những vượn hạc thốt thề
Lại phải cỏ hoa thuể thỏa
Vượn và hạc biểu trưng cho tâm hồn quân tử, theo chuyện Dương Hựu đời Tống , một người phóng khoáng chỉ làm bạn với vượn và hạc ở chốn lâm tuyền, nơi tu hành, ẩn dật.

Trong tập thơ Nôm đầu tiên của nước ta, Nguyễn Trãi (1374-1442) đã tả cảnh nhà mình :
Cửa song giãi xâm hơi nắng
Tiếng vượn vang kêu cách non
Như vậy, thời ấy trong thực tế, vượn còn sống gần với người. Và cạnh đó, Nguyễn Trãi nhiều lần dùng chữ viên hạc theo điển cố :
Thề cùng viên hạc trong hai ấy
Thấy có ai han chớ đãi đằng
Han : nghĩa là hỏi han
Ý nói : chớ có thiết tha với những quan hệ xã hội

Vào giữa thế kỷ XVI, trong một bài phú tả cảnh ẩn dật miền rừng núi Tuyên Quang, Nguyễn Hãng cũng đã dùng chữ vượn theo nghĩa hiện thực :
Vượn chào, hòa khướu hót, cách ngàn đưa khúc xướng khúc ca
Và theo điển cố :
Bạn viên hạc quen tìm, hoa cười đón khách
Tịch Cư Ninh Thể Phú

Vào cuối thế kỷ 18, giữa kinh thành Thăng Long, " mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề " theo Vũ Trung Tùy Bút của Phạm Đình Hổ (1768-1839). Nhưng đây là vượn do Chúa Trịnh nuôi trong phủ Chúa. Tuy nhiên, mãi đến đầu thế kỷ 19, Nguyễn Công Trứ (1778-1858) còn tìm thấy " đất kinh kỳ riêng một áng lâm tuyền " rồi tự vấn, bùi ngùi :

Nào vương cung đế miếu ở đâu nào
Mỉa mai vượn hót oanh chào

Oanh, vượn ở đây có thể hiểu theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Trong văn học dân gian, có truyện nôm Bạch Viên Tôn Các, còn gọi là Lâm Tuyền Kỳ Ngộ, kể chuyện tình duyên giữa chồng người vợ vượn � một tiên nữ giáng trần dưới hình dạng một con vượn trắng. Nội dung dựa vào một truyện cổ tích đời Đường bên Trung Quốc. Đây là một truyện nôm xuất hiện sớm, vào thế kỷ 17 vì còn làm theo thể thơ Đường Luật, gồm có 146 bài thất ngôn bát cú. Một chuyện tình lãng mạn vượt ra khỏi thành kiến, giáo điều.
Nhiều câu thơ bây giờ đọc còn thấy hay, ví dụ đoạn Bạch Viên khi trở về Thiên Đình nhớ chồng và hai con nơi hạ giới :
Một mối thắm nồng, nguyền chửa phỉ
Hai phen nâng bế, nghĩa nào nguôi
Nhớ xuân dễ khiến hoa rơi lệ
Tủi phận cho nên nguyệt ngậm ngùi

Và nàng xin trở lại trần gian sống đoàn tụ với chồng con. Tình mẹ con nhắc đến câu ca dao :
Con vượn thương con lên non hái trái
Anh thương nàng phận gái mồ côi
Nhưng chuyện Vượn, trong tình mẹ con làm tôi cảm xúc và nhớ đời, là một bài tập đọc lớp Ba, bậc tiểu học, cách đây hơn nửa thế ky². Chuyện kể có người thợ săn muốn bắt sống một chú vượn con, đã dùng tên độc để giết vượn mẹ :
"Vượn mẹ bị tên, biết mình không thể sống được bèn vắt sữa ra rừng cho con uống. Xong rồi lăn ra chết.
Người thợ săn quay về phía vượn con, cầm roi quất vào xác vượn mẹ. Vượn con thấy thế, kêu gào thương xót, chạy ngay lại gần, người đi săn bắt sống được.
Lúc về nhà, cứ đêm đêm, vượn con nằm phục bên xác mẹ thì mới yên ; một hai khi lại ôm lấy kêu gào, vật vã, rất thảm thiết. Không được mấy hôm, vượn con cũng chết. "

( theo chim việt .fr )
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (01-02-2016 12:03 PM)
30-01-2016, 09:09 PM
Bài viết: #2
RE: BÍNH THÂN & KHỈ...
MỘT SỐ CA DAO TỤC NGỮ VỀ KHỈ , MỜI BÀ CON XEM CHO VUI ;

Chuột chù chê khỉ rằng hôi
Khỉ lại trả lời: cả họ mày thơm?

Chuột chù vốn rất hôi, vậy mà dám mở miệng chê cái hôi ở khỉ, để cho khi hỏi “móc” lại một câu phải cứng họng. Phàm, khi mở miệng chê bai ai thì ta hãy tự phán xét mình trước, xem thử mình có mắc phải điều đáng bị phê phán như ở người sắp bị mình chê bai hay không. Tốt hơn hết đừng nên chê bai dè bỉu người khác, mà chỉ nên góp ý xây dựng với thiện tâm, thiện chí.

Hứa hươu hứa vượn:

Hươu với vượn là loài thú hoang dã rất nhanh nhẹn thoắt hiện đó rồi thoắt mất đó, muốn theo dấu vết của chúng là một chuyện hết sức khó khăn. Vậy nên “hứa hươu hứa vượn” là lời hứa suông, hứa cho qua chuyện không đảm bảo được gì, rất dễ “xù”, dễ bội hứa “chạy làng”!

Khỉ ho cò gáy:

Ám chỉ nơi hoang dã, vừa vắng vẻ hoang liêu vừa xa xôi hẻo lánh, không ai lui tới ra vàơ. Thường dùng để chỉ những vùng khô căn sỏi đá, không có đủ điều kiện để con người “cắm dùi” mà sinh sống, hay mưu đồ tạo đựng cơ nghiệp.

Khi khỉ mắc độc già:

(độc là loài khỉ độc to lớn thường sống một mình). Tránh né con khỉ vì những “trò khỉ” láu lỉnh, lí lắc của nó, nhung gặp lại thứ khi độc hung dữ phá phách hơn. Câu này tương tự như câu “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”, chê bai thứ này lại gặp thứ khác tồi tệ hơn. Ngụ ý khuyên ta trong cuộc sống hằng ngày đừng nên “kén cá chọn canh” quá, mà hãy bằng lòng với những gì ta đang có được, vậy mà yên thân!

Má ơi, đừng gả con xa
Chim kêu, vượn hú biết nhà má đâu?!

Xưa, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, nhiều khi vì tham của, tham giàu mà gả con vào nơi xa xôi cách trở, con lên kiệu hoa đi rồi thi xem như biền biệt khó về. Ngụ ý câu này nói lên nỗi lòng trắc ẩn của người con không muốn sống xa cha mẹ khi lập gia đình riêng, đồng thời, phê phán luôn hiện tượng ép gả, ép cưới của các bậc cha mẹ, làm cho con cái không được tự do dinh đoat hôn nhân đai sư của mình.

Mồ hôi gió đượm
Thiếp thương chồng thiếp phải chạy theo
Con ơi, mẹ dắt lên đèo
Chim kêu bên nọ, vượn trèo bên kia!

Mượn cảnh chim kêu, vượn trèo để tả cảnh băng đèo, vượt núi gian nàn trắc trở của người vợ chạy theo bóng dáng của chồng mình, mà lột tả tình yêu thương mặn nồng của người phụ nữ đối với người bạn đời đang phải đi xa, lìa xa tổ ấm.

Nhăn nhó như khỉ ăn gừng:

(câu tương tự là “Mặt nhăn như khỉ ăn ớt”) Khi mà ăn nhằm phải thứ cay như ớt, như gừng thì mặt nhăn nhó rất khổ sở. Mượn hình ảnh khổ sở của khi để ám chỉ người đang đau buồn, khổ tâm, cau có khó chịu đối với mọi người chung quanh.

Nuôi khỉ dòm nhà:

Khi ưa phá phách, ăn vụng, ăn trộm, vậy nên nuôi khỉ dòm chừng nhà chẳng khác nào nuôi kẻ xấu, kẻ gian, lợi không thấy mà chỉ thấy hại. Ngụ ý khuyên ta thận trọng trong việc dùng người, tương tự như câu “nuôi ong tay áo”.

Rầu rĩ như khỉ chết con:

Khi là loài động vật linh trưởng rất giống với người, không chỉ giống vì có hai tay, mà còn giống ở tình cảm. Khi mà mất con thì ngồi buồn rũ rượi, bần thần một chỗ trông thảm thương, tội nghiệp. Lấy hình ảnh của khỉ buồn rầu khi mất con để ví với tình cảm rầu rĩ của người vừa bị mất mát, tiêu hao một thứ gì đó quý gía đối với mình.

Rung cây nhát khỉ.

Khỉ rất sợ người, gặp là chúng tót lên cây cao ngay, cho nên người ta thường rung cây để hù dọa khỉ, nhưng càng rung thì khỉ càng bám chặt vào ngọn cây không sao rơi rớt xuống được. Ngụ ý nổi về sự hăm dọa, hù nhát một ai đó nhưng không cố tác dụng, không hiệu quả, sự việc chẳng đi đến đâu.

Vượn hú chim kêu:

Cảnh hoang dã buồn thảm ở những nơi thâm sơn cùng cốc.

Vượn lìa cây có ngày vượn rũ
Anh xa nàng mặt ủ mày chau!

Vượn là loài sống trên cây, nếu bắt nó phải xa rời cây chắc có ngày nó sẽ chết. Người yêu người cũng vậy, nếu bị bắt buộc phải chia lìa nhau, mỗi người một ngả, ắt sẽ gây nên cảnh đứt ruột xé gan vì thương, vì nhớ. Câu này diễn tả tình yêu của đôi lứa, khi xa nhau thì mặt mày ủ rũ, lúc nào cũng chau mày nhăn nhó, khổ sở vì nỗi nhớ nhung, vì bất đắc ý.

Đến cuối thế kỷ 19, Cà Mau vẫn còn là vùng đất hoang vu, ít người khai phá. Bên cạnh những khu rừng hoang vu là đồng bãi, bưng biền với đầy rẫy các loài thú dữ và muỗi mòng, rắn rết:
“Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um”

Thuở ấy, những người con gái từ các tỉnh vùng trên lấy chồng về đất Cà Mau thường than thở:
“Má ơi đừng gả con xa
Chim kêu, vượn hú biết nhà má đâu”

NGOÀI RA CÒN CÓ THÊM

Khỉ cùi, khỉ khô, khỉ mốc, khỉ gió, khỉ ngồi bàn độc, giết gà dọa khỉ, làm trò khỉ , mặt nhăn như khỉ, nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà, khỉ lại là khỉ, mèo lại hoàn mèo ... HOẶC

Trời sinh con khỉ ở lùm
Chuyền qua chuyền lại rớt ùm xuống sông

hoặc :

Khỉ bồng con lên non kiếm trái
Cảm thương nàng phận gái mồ côi

ĐẶC BIỆT VỀ ÂM NHẠC CÓ BÀI * LÝ CON KHỈ *

Ngó ngó lên chót vót
Bân rồi lại cầy bân
Có cái con khỉ đột
Nó ăn nó ăn trái bần
Bân rồi lại cầy bân
Ngó ngó lên chót vót
Bân rồi lại cầy bân
Có cái con khỉ đột
Nó ăn nó ăn trái bần
Bân rồi lại cầy bân
Tang tích tịch tình tang.

( sưu tầm & tập hợp)
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (01-02-2016 12:03 PM)
30-01-2016, 09:54 PM
Bài viết: #3
RE: BÍNH THÂN & KHỈ...
KHỈ ĐẶC BIỆT TRONG BỘ KHỈ TAM KHÔNG CỦA PHẬT GIÁO

[Hình: attachment.php?aid=11999]

Một số chùa có trưng bày tượng ba con khỉ trong sân chùa. Nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc cũng như hiểu đầy đủ ý nghĩa sâu xa mà người xưa muốn truyền dạy lại cho thế hệ sau qua bức tượng tưởng chừng như vô tri đó.

Thoạt đầu khi mới nhìn qua bức tượng này có lẽ ai cũng tưởng như đã hiểu được ẩn ý của nó.
Đó là: “không nói, không thấy, không nghe”.
Nhiều người cho rằng bức tượng ấy muốn dạy ta hãy ở yên và sống cuộc sống của mình, đừng quan tâm đến chuyện của người khác hay những gì đang xảy ra xung quanh. Nhưng nếu hiểu như vậy thì thiếu chính xác và chưa đầy đủ.

Thực ra, nguồn gốc xuất xứ của bức tượng này bắt nguồn từ Ấn Độ vài ngàn năm về trước. Lúc đầu, đó là bức tượng về một vị thần, là thần Vajrakilaya. Đây là vị thần có sáu tay, mỗi đôi tay dùng để bịt hai mắt, hai tai và miệng. Theo đó bức tượng được khắc nhằm để răn dạy mỗi người: không được nói bậy, không nhìn bậy và không nghe bậy.

Tư tưởng “ba không” đó theo các nhà tu Phật giáo đi qua Trung Quốc không rõ vào thời kì nào. Sau đó vào khoảng thế kỷ thứ 9 (có tài liệu ghi năm 838), một thiền sư người Nhật trong chuyến đi làm phật sự ở Trung Quốc đã mang theo về Nhật tư tưởng này.

[Hình: attachment.php?aid=12000]

Tại Nhật Bản, vùng Nikko (cách Tokyo chừng 140 cây số về hướng Bắc) trong đền Toshogu hiện nay còn lưu giữ một bức điêu khắc cổ (tổng cộng có tám bức khác nhau) có tượng ba con khỉ tên là Kikazaru, Mizaru và Iwazaru: bịt tai, bịt mắt và bịt miệng bằng gỗ của nghệ nhân Hidari Jingoro rất nổi tiếng từ thế kỉ XVII.

Vì từ “zaru” gần âm với “saru” có nghĩa là con khỉ, nên người ta khắc hình ba con khỉ bịt miệng, bịt mắt, bịt tai với vẻ mặt ngộ nghĩnh để biểu đạt triết lý này.
Bức tượng cũng mang đậm tư tưởng của Đức Khổng Tử trong Luận Ngữ. Khi Nhan Uyên hỏi về đức nhân và những điều gì cần phải làm, Khổng Tử đã đáp: “Phi lễ vật thi, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động”. Nghĩa là không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy”.
Người Nhật còn có thâm ý sâu xa hơn nhiều khi họ muốn: “bịt mắt để dùng tâm mà nhìn, bịt tai để dùng tâm mà nghe, bịt miệng để dùng tâm mà nói”. Khi tâm ở trạng thái tịnh, không bị quấy rầy bởi những điều xấu thì từ tâm mới phát sinh những điều thiện.

Hình ảnh “Bộ khỉ tam không” còn nhắc tầm quan trọng của “Tâm viên ý mã” trong phép thiền. Phải biết kiểm soát cái tâm vọng động, chẳng khác gì con khỉ chạy lăng xăng. “Tâm viên là vượn tâm, là tâm tán loạn như vượn khỉ. Loài khỉ thường hay nhảy nhót, khọt khẹt, đứng ngồi không yên, thường chuyền hết từ cành này sang cành cây khác, lại hay phá phách, bắt chước nên người đời có câu “liếng khỉ”.

Tâm người ta cũng thế, không khi nào được yên, cứ lăng xăng, lộn xộn, suy nghĩ, nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, đó là tâm viên. Tâm này sẽ đưa con nguời đến loạn động, phát sinh ra đủ thứ phiền não, cấu uế… Bởi vậy tâm chúng sinh bị vô minh che lấp nên phần nhiều hướng ác nhiều hơn thiện.”

Trong xã hội hiện nay bức tượng ba con khỉ càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Bởi mỗi người đều đang tự làm khổ chính mình. Khổ vì nghe chuyện thiên hạ, khổ vì nói chuyện thế gian và khổ vì nhìn lỗi người khác.
Bản chất của con người vốn là sự tò mò nên bất cứ câu chuyện nào, về bất cứ ai dù không liên quan thì cũng cố gắng nghe hết để có chuyện kể lại cho người khác. Xấu ở đây là ở cái tâm, không chịu nghĩ điều tốt đẹp cho người mà chỉ nhìn thấy những thói hư, tật xấu ở những người xung quanh.

Bởi vậy, nếu biết tu sửa thân tâm, nhìn lỗi của người khác như lời nhắc nhở để không phạm phải những sai lầm đó. Lúc nào cũng phải nhắc nhở bản thân, tất cả mọi người quanh đều là Bồ tát chỉ có ta là kẻ phàm phu nên còn rất nhiều lỗi cần phải sửa chữa. Cũng như vậy, tai nghe thấy những việc phiền não cũng đừng giữ trong lòng. Nên nghĩ đó là lúc Đức Phật đang dạy ta chữ “Nhẫn”, không được sân hận trước những lời nói của người khác, lúc nào cũng giữ cho mình tâm bình lặng trước mọi việc:

“Nhẫn một chút sóng yên gió lặng
Lùi một bước biển rộng trời cao”

Từng bước, từng bước như vậy sẽ dần hoàn thiện được con người của mình. Không phải nhờ năng lực siêu nhiên nào khiến bản thân mình thay đổi mà chính sự nhận thức sâu sắc từ trong tâm sẽ giúp ta quán chiếu được mọi vấn đề một cách vẹn toàn nhất.
Vì thế hình ảnh “Bộ khỉ tam không” tưởng như đơn giản mà lại mang những giáo lý vô cùng sâu sắc.

[Hình: attachment.php?aid=12001]


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (01-02-2016 12:03 PM)
30-01-2016, 10:08 PM
Bài viết: #4
RE: BÍNH THÂN & KHỈ...
BỨC TRANH KHỈ DÂNG KINH PHẬT

Một chú khỉ dâng kinh Phật cho một vị sư già đang ngồi trên một cây thông. Mặc dù là một con vật, nhưng nó lại trong tư thế quỳ xuống và dâng sách kinh lên cho vị sư một cách nghiêm túc.

Đó là bức "Song Ha Go Seung Do" của Jang Seung-eop, một nghệ sĩ nổi tiếng trong những năm cuối triều đại Joseon

[Hình: attachment.php?aid=12002]

Chú khỉ có đôi mắt dễ thương với đôi lông mày đậm, kêu gọi sự đồng cảm. Bức tranh được thực hiện trong triều đại Goryeo, thế kỷ 12, hiện đang thuộc sở hữu của Bảo tàng Horim ở Seoul.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (01-02-2016 12:03 PM)
31-01-2016, 11:29 AM
Bài viết: #5
RE: BÍNH THÂN & KHỈ...
NHỮNG ĐIỂM TẠI VN CÓ LIÊN QUAN TỚI KHỈ

1/ ĐẢO KHĨ RỪNG NGUYÊN SINH NGẬP MẶN Cần Giờ - HCM

Nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh hơn 50km về phía Nam, huyện Cần Giờ là một trong những địa điểm du lịch sinh thái lý tưởng đối với nhiều du khách. Từ một vùng trắng hoang tàn bởi chiến tranh tàn phá ngày nào, giờ đây, rừng ngập mặn Cần Giờ được coi là một trong những cánh rừng đẹp nhất Đông Nam Á và được UNESCO công nhận là "Khu dự trữ sinh quyển thế giới".
Đến đây, được tắm mình trong bầu không khí trong lành, hoang sơ của thiên nhiên, ngắm nhìn vẻ đẹp của những thân, rễ cây đước chằng chịt của vùng rừng ngập mặn, và đặc biệt được thư giãn, trêu đùa với những chú khỉ tinh nghịch tại khu du lịch Lâm Viên, mà mọi người vẫn quen gọi là Đảo khỉ.

Những ngày bình thường có khoảng 400 đến 500 du khách đến “Đảo Khỉ”, còn vào những ngày cuối tuần thì lượng du khách tăng lên từ 1.000 đến 1.500 người.
Lũ khỉ ở Lâm Viên rất dạn, chúng không sợ người mà ngược lại đôi khi du khách còn phải hốt hoảng bởi những hành vi “ăn cướp trắng trợn” giữa ban ngày của chúng và độ “thân mật” quá mức khiến nhiều cô bé, cậu bé phát hoảng.Từ vài chục con ban đầu, đến nay đảo khỉ đã có gần 2.000 con khỉ các loại, có một số loài quý hiếm. Việc trông coi, chăm sóc lũ khỉ được giao cho cán bộ, nhân viên BQL khu du lịch Lâm Viên.

[Hình: attachment.php?aid=12003]
Ngay từ đường vào khu du lịch Lâm Viên, lũ khỉ bạo dạn đã nhanh chóng ra "làm quen" với du khách

[Hình: attachment.php?aid=12004]
Lũ khỉ tỏ ra rất thân thiện với khách tham quan

[Hình: attachment.php?aid=12005]
.chúng "ôm" kệ nệ cả mũ bảo hiểm leo lên cây

[Hình: attachment.php?aid=12006]
.thậm chí, lấy trộm mũ của khách tham quan và chạy biến vào rừng

[Hình: attachment.php?aid=12007]
phần đông là lũ khỉ hiếu động, nghịch ngợm như trẻ nhỏ. Chúng trêu đùa, leo nhảy cả lên người du khách

2/ ĐẢO KHỈ NHA TRANG

Tọa lạc ngay giữa đầm Nha Phu, Đảo Khỉ ( Hòn Lao)NHA tRANG là một cù lao nhỏ, diện tích khoảng 25 hecta.Đảo Khỉ nằm cách trung tâm du lịch Nha Trang 15 km về phía Bắc. Đây là một trong những vịnh đẹp nằm ở phía Bắc, cách thành phố Nha Trang 18km (về phía Bắc), là nơi phong cảnh hữu tình, quanh năm biển lặng sóng êm, và cũng là nơi cung cấp nguồn thủy hải sản phong phú cho tỉnh nhà. Đảo Khỉ còn có tên gọi là Hòn Lao, khi nhìn từ trên cao xuống đảo như một mũi lao nhọn.
Muốn đi qua đảo Khỉ phải đến Bến tàu, từ trung tâm hành chính Nha Trang các bạn chạy thẳng theo đường quốc lộ 1A đi về hướng Bắc tầm 15 phút là tới bến tàu mua vé đi Đảo Khỉ. Sau khi mua vé tàu tại đây thì khởi hành đi luôn qua đảo mất 15 phút đi tàu nữa mới tới đảo.

Hiện nay, Đảo Khỉ có hơn 1500 con khỉ sống tự nhiên tại đây,gồm 2 chủng loại : khỉ Macaca Rhérus và khỉ Macaca Fassicularit , dưới sự chăm sóc của cán bộ công nhân viên Công ty CP DL Long Phú, đàn khỉ ngày càng trở nên thân thiện với con người, ít phá phách hơn. Đây là nét thu hút khách du lịch đến với Đảo Khỉ
[Hình: attachment.php?aid=12008]

[Hình: attachment.php?aid=12009]

[Hình: attachment.php?aid=12010]

[Hình: attachment.php?aid=12011]
Những chú khỉ dừa mỹ nghệ ở Đảo Khỉ.


File đính kèm Thumbnail(s)
                                   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (01-02-2016 12:03 PM)
31-01-2016, 11:44 AM (Được chỉnh sửa: 06-02-2016 05:19 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #6
RE: BÍNH THÂN & KHỈ...
3/ ĐẢO RỀU

Hơn nửa thế kỷ nay, đảo Rều (thuộc vịnh Bái Tử Long, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) có một vương quốc khỉ vàng quần tụ sinh sống.
Cách đất liền khoảng 3km, trại chăn nuôi đảo Rều nằm giữa vô vàn đảo đá trên vịnh Bái Tử Long. Từ khi bắt đầu hoạt động năm 1962 đến nay, nhiều lượt bác sĩ, kỹ sư chăn nuôi, nhân viên đã tình nguyện ở lại đảo, chăm sóc và nuôi dưỡng đàn khỉ.
Đến nay, qua hơn 50 năm, đàn khỉ đã có số lượng hơn 1.000 con phục vụ công tác sản xuất văcxin phòng bại liệt dạng uống (OPV), thử nghiệm tiền lâm sàng các loại văcxin viêm gan A, bệnh tiêu chảy ở trẻ em, viêm đường hô hấp, thuốc phòng chống virút H5N1...
[Hình: attachment.php?aid=12027]
Hơn 1.000 con khỉ vàng Macaca Mulatta được nuôi trên đảo Rều phục vụ sản xuất văcxin và các công trình nghiên cứu y học

Hơn 50 năm qua, khỉ vàng trên đảo vẫn được nuôi bán tự nhiên dưới bàn tay chăm sóc của con người,
Tết trong ký ức của những nhân viên tại đây là những ngày nghỉ vội, đôn đáo về qua gia đình, bạn bè rồi lại sấp ngửa ra đảo. Hoặc không, nhà ở xa thì dăm ba năm mới về quê một lần. Năm nay cũng thế, khi đất liền đã tràn ngập không khí xuân với đào mai khoe sắc thì những người ở đảo khỉ vẫn cặm cụi với công việc thường nhật.

Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virút polio (thuộc họ virút đường ruột) gây ra, nếu không chữa trị hợp lý có nguy cơ khiến bệnh nhân bị liệt hoặc nặng hơn là biến chứng gây tử vong.
Những năm 1950-1960, bệnh bại liệt bùng phát thành dịch lớn tại nhiều tỉnh thành phía Bắc nước ta. Không sản xuất được văcxin, dịch đã lây lan khiến hơn 17.000 trẻ mắc bệnh và trên 500 trẻ tử vong, mang theo nỗi lo lắng của nhiều gia đình có con nhỏ.

Năm 1962, Viện Vệ sinh dịch tễ Hà Nội dưới sự chỉ đạo của giáo sư Hoàng Thủy Nguyên đã sản xuất thành công văcxin Sabin (OPV), một trong hai loại văcxin phòng chống bại liệt. Cùng với đó, đảo Rều được xây dựng để trở thành địa chỉ duy nhất trên toàn quốc nuôi đàn khỉ vàng phục vụ nghiên cứu phát triển văcxin bại liệt.

Những chú khỉ được lựa chọn sẽ được nuôi cách ly và kiểm tra xác nhận không có mầm bệnh, đưa về Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất văcxin và sinh phẩm y tế (POLYVAC). Sau đó, những chuyên gia tại đây sẽ phẫu thuật lấy thận, tách các tế bào thận riêng rẽ để nuôi cấy trên các chai thủy tinh bằng môi trường phát triển, khi tế bào đã phát triển phủ kín một lớp trên bề mặt chai sẽ được gây nhiễm chủng virút polio đã giảm độc lực.

Chủng virút này nhân lên trên tế bào, trưởng thành và giải phóng ra khỏi tế bào tạo thành hỗn dịch văcxin bại liệt bán thành phẩm đơn type. Khi sản xuất văcxin thành phẩm sẽ tiến hành phối trộn ba type virút, bổ sung chất bảo quản, lọc vô trùng và đóng lọ để trở thành 
văcxin thành phẩm.

Tiến sĩ Nguyễn Thúy Hường, phó giám đốc POLYVAC, chia sẻ: “Khỉ vàng Macaca Mulatta là nguồn nguyên liệu đầu để sản xuất hàng chục triệu liều văcxin bại liệt mỗi năm, góp phần vào việc thanh toán hoàn toàn bệnh bại liệt tại Việt Nam vào những năm 2000.

Từ đó đến nay, bằng việc duy trì tiêm chủng thường xuyên văcxin bại liệt hằng năm, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì được thành quả đó. Ngoài ra, khỉ vàng Macaca Mulatta được lựa chọn là đối tượng nghiên cứu của các đề tài khoa học cũng như kiểm định chất lượng, thử nghiệm tiền lâm sàng nhiều sản phẩm 
sinh học và văcxin”.-

Năm 1962, khỉ vàng Macaca Mulatta bắt đầu được nuôi theo phương pháp bán tự nhiên tại trại chăn nuôi đảo Rều. Từ đó đến nay, nhiều thế hệ khỉ đã góp công lớn cho sự nghiệp nghiên cứu, phát triển y học nước nhà.

[Hình: attachment.php?aid=12028]
Bia tưởng niệm khỉ vàng

Trong niềm vui mừng nhìn thấy những liều văcxin được sản xuất phục vụ công tác phòng bệnh, những bác sĩ thú y, nhân viên trên đảo đều dành những phút giây tưởng nhớ đến chú khỉ đã lãnh trách nhiệm hi sinh thân mình cho sự nghiệp y học.
Bác sĩ Long kể lại mỗi lần phải bắt khỉ con, ông và những nhân viên đều không thể kìm lòng trước sự quấn quýt của mẹ con nhà khỉ. Biết phải xa con mãi mãi, khỉ mẹ đều giữ chặt con không cho ai đụng đến. Khi đã bị mất con, khỉ mẹ sẽ hằn học với cả những người coi sóc hằng ngày, buồn bã một thời gian dài. Biết là vậy nhưng vì lợi ích của cả cộng đồng nên mọi người 
không thể không làm việc.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhiều chú khỉ vàng đã “đổi” sự sống của mình để lấy sức khỏe cho hàng triệu trẻ em Việt Nam. Cảm thương trước những lần chứng kiến sự sinh ly, tử biệt của gia đình khỉ, trại trưởng Vũ Công Long đã đề xuất cơ quan được dựng trên đảo một tấm bia tưởng nhớ sự hi sinh đó, để thể hiện cái tình đáp lại cái nghĩa của những chú khỉ vàng Macaca Mulatta.

4/ CHÙA CẦU HỘI AN

Cầu Chùa là cây cầu cổ trong khu đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Cầu còn có tên gọi Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều.
Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản, tuy kiến trúc đậm nét Việt Nam. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.

Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa là "Cầu đón khách phương xa".
Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa có lẽ cũng được dựng lại vào thời gian này.
Chùa được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986.

[Hình: attachment.php?aid=12012]

Chiếc cầu dài khoảng 18 m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.

Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.
[Hình: attachment.php?aid=12015]

Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.
[Hình: attachment.php?aid=12014]
Có câu thơ về Chùa Cầu:

Ai đi phố Hội Chùa Cầu
Để thương để nhớ để sầu cho ai
Để sầu cho khách vãng lai
Để thương để nhớ cho ai chịu sầu.

Hình Cầu Chùa có trên tờ bạc 20.000 nghìn đồng bằng polyme của Việt Nam.

Giá trị lịch sử

Theo truyền thuyết, cả cộng đồng người Việt, người Nhật, người Hoa có chung một truyền thuyết về nguyên nhân gây ra động đất. Họ cho rằng ở ngoài đại dương có một loài thuỷ quái mà người Việt gọi là con Cù, người Nhật gọi là Mamazu, người Hoa gọi là Câu Long, đầu của nó ở Nhật Bản, đuôi của nó ở Ấn Độ và lưng của nó vắt qua khe ở Hội An mà cầu Nhật Bản bắc qua. Mỗi khi con thuỷ quái đó quẫy mình thì nước Nhật bị động đất và Hội An không được yên ổn để người Nhật, người Hoa, người Việt được bình yên làm ăn buôn bán. Để khống chế con Mamazu, người Nhật đã thờ các thần Khỉ và các Thần Chó trên hai đầu cầu để “yểm” con thủy quái đó.

Người Minh Hương lập ngôi chùa nhỏ nằm sát cây cầu cổ để thờ Bắc Đế Chân Võ cũng với mục đích khống chế con Câu Long gây ra động đất. Vì thế, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất được nữa.
Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu. Năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa là “bạn phương xa đến”. Theo niên đại được ghi ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817.

Chiếc cầu dài khoảng 18m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Vãn Kiều.

Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai cây cầu có tượng gỗ bằng thú đứng chầu, một đầu là tượng chó (thân hầu), một đầu là tượng khỉ (thiên cẩu). Thân hầu là đại diện cho năm xây dựng còn thiên cẩu đại diện cho năm kết thúc công trình. Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa.

Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho mọi người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.

Trước đây, Nhật Bản Kiều trong kết cấu kiến trúc và trang trí nội thất đã chứa đựng dấu ấn của nền văn hoá Phù Tang, mái ngói mềm mại với độ dốc xuống, những cột vuông, nền cầu lát vát hình vòng cung, các hoa văn trang trí hình mặt trời, chiếc quạt xoè… hiện nay đã không còn nữa. Tuy nhiên, Thần Khỉ và Thần Hầu vẫn còn thờ ở hai đầu cầu.
[Hình: attachment.php?aid=12013]
Hình dáng ban đầu của hai con linh vật.

Ở hai bên tường của cổng ra vào ở phía Tây và phía Đông cầu Nhật Bản ban đầu có hai câu đối chữ Hán đắp nổi, nhưng qua năm tháng bị mờ dần để sau cùng bị mất hẳn và người Minh Hương đã thay vào đó bằng hoa văn đắp nổi hình quả phật thủ lớn.

Chùa Cầu được làm theo kiểu thượng chùa - hạ cầu, có kích thích 3m x 18m. Mái Chùa lợp ngói âm dương, có trụ xây bằng đá, mặt cầu lát ván, hai đầu cầu nối với 7 gian giữa theo hình chữ I. Phía tây cầu đặt 2 tượng khỉ đá, phía đông đặt 2 tượng chó đá, đó là hai con linh vật “độc tôn” chỉ có ở phố cổ Hội An. Đó là lối kết cấu kiến trúc và trang trí nội thất đã chứa đựng dấu ấn của nền văn hóa Phù Tang (Nhật Bản) như: mái ngói mềm mại, uyển chuyển với độ dốc thấp, những cột vuông, nền cầu lát vát hình vòng cung, nhưng “Thần Khỉ” và “Thần Chó” (những con vật người Nhật luôn quý trọng) thờ ở hai đầu cầu.

[Hình: attachment.php?aid=12016]

[Hình: attachment.php?aid=12017]
Theo nhiều tài liệu khảo cổ học cho hay, tục thờ chó là tín ngưỡng chung ở nhiều dân tộc trên thế giới, nhưng có lẽ phổ biến nhất là ở các quốc gia Đông Nam Châu Á, cụ thể trong những thần thoại vùng Đông Nam Á lục địa. Trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo khi gia nhập vào các quốc gia Đông Nam Á với tên gọi là Hindu giáo thì hai con vật chó và khỉ được đề cập rất nhiều trong Kinh thánh, trong điêu khắc, kiến trúc. Và hiện nay, trên nhiều bệ thờ người Chiêm Thành còn sót lại ở miền Trung Việt Nam đều có mô phỏng hình dáng con khỉ, con chó nhảy múa.
Theo đó, tục thờ chó của cư dân Việt được thể hiện dưới hai dạng thức gọi là linh cẩu. Một là chôn tượng chó đá trước cổng nhà như một linh vật để canh cổng với ý nghĩ như vị thần bảo hộ trừ tà ma, cầu phúc may. Hai là đặt chó đá trên những bệ thờ như một thần linh để thờ phụng như con kỳ lân. Cùng với đó, trong những chùa chiền vẫn thường thấy con khỉ được chưng tụng. Người dân gọi đây là con “Linh Hầu” hay “Thần Hầu” nhằm trấn giữ xứ đất chống lại những điều xấu xâm hại. Từ đó, khi ngẫm về con “Linh Cẩu” và con “Linh Hầu” được lập miếu thờ “có đôi có cặp” tại Chùa Cầu với ý niệm cầu mọi điều trong cuộc sống sẽ suôn sẻ, may mắn.
Lý giải về tượng thờ chó và khỉ tại Chùa Cầu, nhiều người cho rằng việc cân xứng 2 bên đầu cầu hai con linh vật trên là để ngụ ý về thời gian xây dựng công trình kéo dài 3 năm, bắt đầu động thổ từ năm Thân (con khỉ) và hoàn thành năm Tuất (con chó). Hơn nữa, có người cho rằng việc xây dựng hai bên đầu cầu những con chó và khỉ là một cách chỉ phương hướng trên địa bàn: Thân chỉ hướng “tây nam”; còn Tuất chỉ hướng “tây bắc”.
Trong Tô – tem giáo của người Nhật, họ sùng bái, thờ tự trong nhiều công trình tín ngưỡng từ cổ xưa về hai con linh vật này. Khi đến thăm Chùa Cầu sẽ dễ dàng đọc được thấy những câu chữ đối khá hay về hai con linh vật “trấn yểm” hai đầu Chùa Cầu. Riêng con Linh Cẩu được khắc những dòng chữ Hán: “Thiên cẩu song tinh an cấn thổ, Tử vi lưỡng tỉnh định khôn thân”. Tạm dịch là: Hai sao thiên cẩu trấn an đất cấn Hai tướng tử vi định giữ cung khôn. Cặp Linh Cẩu này ngồi trên một bệ thờ quay mặt nhìn nhau.
Quan sát kỹ có thể dễ phát hiện là một cặp “thanh mai trúc mã” tức một con đực, một con cái cao to bằng chó thật, ngồi khoan thai canh gác, chân trước đứng, hai chân sau ngồi trên bệ như chó sắp nhổm lên, xông ra đương đầu với cái ác để bảo vệ sự an lành của người dân phố Hội. Vì vậy, không riêng gì người dân phố cổ mà mỗi khách thập phương khi “hành hương” về Chùa Cầu đều cố nán lại trước mặt hai linh vật này để thắp hương thành tâm cúng vái cầu bình an gia hộ. Nhiều người có điều kiện còn sắp mâm lễ vật, hoa quả, hương đèn dâng lên hai ngài “Linh Cẩu” và “Linh Hầu”, nhất là vào những ngày Rằm, Lễ Tết. Chất liệu tạc nên những bức tượng trên mới thoạt nhìn cứ ngỡ rằng được làm bằng đá bởi lớp sơn bên ngoài màu xám nhưng thực chất đó là bằng gỗ, mạ màu cho giống tượng chó đá, khỉ đá. Đó chính là sự kỳ bí mà cho đến nay mặc dù đã trải qua ngót 500 năm nhưng những pho tượng gỗ này vẫn ngồi uy nghi, khôn mặt đầy thấn bí và trầm mặc, trường tồn trước sự nghiệt ngã của thời gian. Vẫn biết là vậy, nhưng những câu chuyện huyền bí xung quanh Chùa Cầu và hai tượng “Thần Hầu”, “Linh Cẩu” toạ thiền vẫn tồn tại.


File đính kèm Thumbnail(s)
                               
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (01-02-2016 12:03 PM)
31-01-2016, 11:56 AM
Bài viết: #7
RE: BÍNH THÂN & KHỈ...
HẦU QUYỀN HAY VÕ KHỈ ?

Hầu Quyền (猴拳) là một môn võ dựa theo thần thái, động tác, kỹ thuật chiến đấu của loài khỉ, nằm trong hệ thống các kỹ thuật được gọi là tượng hình quyền (hay "hình ý quyền linh thú"), mô phỏng các con thú.

Trong "thập đại hình tượng" của Thiếu Lâm phái bao gồm Long (龍, rồng), Xà (蛇, rắn), Hổ (虎, hổ), Báo (豹, báo), Hạc (鶴, chim hạc), Sư (獅, sư tử), Tượng (象, voi), Mã (馬, ngựa), Hầu (猴, khỉ), Điêu (鵰, chim điêu) hoặc Kê (雞, gà), thì hầu quyền đứng hạng thứ 9

Là một hệ thống quyền thuật mô phỏng các vận động trong sinh hoạt, các động tác chiến đấu cũng như chiến thuật của loài khỉ đối phó với đồng loại hay các loài thú khác, hầu quyền chú trọng các kỹ thuật nhảy, nhào lộn, chụp bắt làm sở trường. Hầu quyền đòi hỏi ở người sử dụng sự phối hợp nhịp nhàng của thủ pháp, cước pháp và thân pháp linh động nhẹ nhàng. Các động tác của hầu quyền đều phụ thuộc vào tính linh hoạt, nhạy cảm của đôi mắt

Người luyện hầu quyền thường phải hút môi lại khi thi triển công phu, thở bằng mũi, do đó việc luyện tập thở được nhấn mạnh trong bộ môn công phu này. Ngoài ra, để uyển chuyển và linh hoạt bay nhảy, người học hầu quyền phải học cả khinh công và khí công.

Hầu quyền áp dụng nguyên lý dĩ nhu thắng cương, thường kết hợp né tránh linh hoạt và tấn công hiểm hóc. Chiêu thức trong hầu quyền thường nhắm vào các yếu huyệt của đối phương như Mi Tâm, Thái Dương, Đan Điền, Tâm Hoa v.v., khiến hầu quyền trở thành một trong những bộ môn quyền thuật ác hiểm nhất.

Trung Hoa có một võ phái mang tên Đại Thánh bát quái môn, lấy các chiêu thức nền tảng là hầu quyền. Môn phái đặt tổng đàn tại Hồng Kông và phát triển tại nhiều nơi khác trên thế giới. Tại Việt Nam trước 1975 cũng có cao thủ hầu quyền học từ Đại Thánh bát quái môn tên là Trần Lâm. Trần Lâm qua đời để lại duy nhất một truyền nhân mang tên Trần Cẩu, hiện đã cao tuổi sống ở Nhơn Nghĩa Đường.
Tại thành phố Huế, Việt Nam có tồn tại một môn phái có tên là Hồng phái-Hầu quyền đạo Việt Nam, được thành lập từ những năm 1975[2]. Chưởng môn võ này là võ sư Hoàng Thành, phó chưởng môn phái là võ sư Nguyễn Văn Anh, Trưởng tràng là võ sư Tôn Thất Bình. Môn phái được phát triển mạnh từ những thập niên 1980. Đặc trưng của môn phái là nhu nhuyễn âm kình, nguyên lý âm dương tương tế, dĩ nhu thắng cương. Môn phái Hầu Quyền này thuộc nội gia quyền, luyện nhu nhuyễn hao hao như Thái cực quyền. Tuy vậy, Hồng phái Hầu quyền đạo Việt Nam tương đối dị biệt so với các loại hầu quyền trên toàn thế giới như là Hầu quyền theo phái Thiếu Lâm của người Trung Hoa, hầu quyền của môn số môn phái của Võ cổ truyền Việt Nam.







THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (01-02-2016 12:03 PM)
31-01-2016, 03:20 PM
Bài viết: #8
RE: BÍNH THÂN & KHỈ...
CÂU ĐỐ VUI VỀ KHỈ

1/ Một con khỉ, một con sóc và một con chim đua nhau xem con nào leo lên cây dừa trước. Vậy, con nào trong số chúng sẽ lấy được quả chuối đầu tiên?

2/ Có 3 con khỉ 1 con khỉ đỏ, 1 con vàng, 1 con xanh, 2 trong 3 con bị rơi xuống sông. Khỉ đỏ lên tiếng: khỉ xanh đẩy tôi, khỉ xanh nói: tôi k đẩy khỉ vàng, con khỉ vàng cười nói: cả lũ nói dối khỉ đỏ đẩy tôi đây này. Hỏi trên bờ còn con khỉ gì?

3/ Có 2 con khỉ A và B đi qua một chiếc cầu, đi ngược chiều nhau.Mà cầu chỉ có 1 con qua được nên không con nào chịu nhường cho con nào, sau một hồi giằng, cãi cọ, đánh nhau có một con khỉ rớt xuống nước, hỏi con khỉ còn lại trên cầu là con khỉ gì?

4/ Con gì nhảy nhót leo trèo
Mình đầy lông lá nhăn nheo làm trò?

5/ Có 3 con khỉ: 1 con khỉ đen, 1 con khỉ đỏ, 1 con khỉ xanh.
đem 2 con khỉ đi nhúng nước
hỏi: còn lai con khỉ gì?

6/ Hỏi có mấy con khỉ đang đi? khi:
một con đi trước đi trước một con, một con đi sau đi sau một con

7/ Đố 3 con khỉ cộng thêm bốn con là mấy con khỉ?

8/ Một người khách châu âu đến VN, trời quá nóng,đến gần một bờ sông.Anh ta trút bỏ mọi thứ để trờ về thời kỳ đồ đá (để tắm cho mát).Cạnh bờ sông có một cái cây,trên cái cây có một con khỉ đực.Nó chăm chú nhìn anh ta và ôm bụng cười khúc khích.Đố các bác tại sao con khỉ lại cười????
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (01-02-2016 12:03 PM)
31-01-2016, 03:21 PM
Bài viết: #9
RE: BÍNH THÂN & KHỈ...
CHUYỆN PHIẾM VỀ KHỈ

Khi Chúa tạo ra con lừa, Người phán: “Ngươi sẽ làm một con lừa có trí tuệ khiêm tốn, làm việc quần quật từ sáng sớm tới tối mịt, thồ những gánh nặng oằn lưng mà chỉ được ăn cỏ. Bù lại những vất vả đó, ngươi sẽ được sống tới 50 năm”.
Con lừa trả lời:
- Sống như vậy 50 năm thì thật là khốn khổ. Xin Người cho con sống không quá 20 năm thôi.
Chúa chấp thuận ước nguyện của con lừa. Người tiếp tục tạo ra con chó và nói với nó:
- Ngươi sẽ trông coi nơi ở, bảo vệ tài sản của con người, kẻ sẽ coi ngươi là bạn hữu thân thiết nhất. Ngươi sẽ ăn cơm thừa canh cặn của hắn và sống 25 năm.
Con chó đáp:
- Cảm ơn Người! Nhưng sống kiếp con chó trong 25 năm là một hình phạt quá nặng. Xin Chúa cho cuộc đời con chỉ kéo dài dưới 10 năm thôi!
Lời thỉnh nguyện của con chó được chấp nhận. Thế rồi, Chúa tạo ra con khỉ và bảo nó:
- Ngươi sinh ra làm kiếp con khỉ. Ngươi sẽ đánh đu từ cây nọ qua cây kia, hành động như một gã ngốc. Ngươi sẽ có bộ dạng tức cười, chuyên làm trò cười cho thiên hạ. Tuổi thọ của ngươi là 20 năm.
Con khỉ tạ ơn Chúa rồi than thở:
- Cuộc sống như thế kéo dài tới 20 năm thật là một cực hình. Xin người cho con sống 10 năm thôi.
Chúa nhân từ chấp nhận lời thỉnh cầu. Người tiếp tục tạo ra con người rồi phán:
- Ngươi là con người, sinh vật cao cấp duy nhất biết đi trên đôi chân ở trái đất này. Ngươi sẽ sử dụng trí tuệ để làm chủ mọi sinh vật trên thế giới. Ngươi sẽ thống trị địa cầu và thọ 20 năm.
Con người cầu xin:
- Thưa Chúa! Kiếp người 20 năm thật quá ngắn ngủi. Xin Người hãy ban cho con 20 năm mà con lừa đã từ chối, 15 năm mà con chó không chịu nhận và 10 năm con khỉ vứt bỏ.
Thế là, Chúa cho người đàn ông sống 20 năm làm kiếp con người. Kế đó, anh ta lấy vợ và sống 20 năm kiếp con lừa, làm việc quần quật với những gánh nặng trên lưng. Tiếp theo, khi có con, anh phải sống 15 năm kiếp con chó, trông coi nhà cửa và xơi những đồ ăn thừa mà lũ con để lại. 10 năm cuối đời, anh ta sống kiếp con khỉ, hành động như một gã ngốc để mua vui cho lũ cháu.
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (01-02-2016 11:30 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS