Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
BÍNH THÂN & KHỈ...
31-01-2016, 11:44 AM (Được chỉnh sửa: 06-02-2016 05:19 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #6
RE: BÍNH THÂN & KHỈ...
3/ ĐẢO RỀU

Hơn nửa thế kỷ nay, đảo Rều (thuộc vịnh Bái Tử Long, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) có một vương quốc khỉ vàng quần tụ sinh sống.
Cách đất liền khoảng 3km, trại chăn nuôi đảo Rều nằm giữa vô vàn đảo đá trên vịnh Bái Tử Long. Từ khi bắt đầu hoạt động năm 1962 đến nay, nhiều lượt bác sĩ, kỹ sư chăn nuôi, nhân viên đã tình nguyện ở lại đảo, chăm sóc và nuôi dưỡng đàn khỉ.
Đến nay, qua hơn 50 năm, đàn khỉ đã có số lượng hơn 1.000 con phục vụ công tác sản xuất văcxin phòng bại liệt dạng uống (OPV), thử nghiệm tiền lâm sàng các loại văcxin viêm gan A, bệnh tiêu chảy ở trẻ em, viêm đường hô hấp, thuốc phòng chống virút H5N1...
[Hình: attachment.php?aid=12027]
Hơn 1.000 con khỉ vàng Macaca Mulatta được nuôi trên đảo Rều phục vụ sản xuất văcxin và các công trình nghiên cứu y học

Hơn 50 năm qua, khỉ vàng trên đảo vẫn được nuôi bán tự nhiên dưới bàn tay chăm sóc của con người,
Tết trong ký ức của những nhân viên tại đây là những ngày nghỉ vội, đôn đáo về qua gia đình, bạn bè rồi lại sấp ngửa ra đảo. Hoặc không, nhà ở xa thì dăm ba năm mới về quê một lần. Năm nay cũng thế, khi đất liền đã tràn ngập không khí xuân với đào mai khoe sắc thì những người ở đảo khỉ vẫn cặm cụi với công việc thường nhật.

Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virút polio (thuộc họ virút đường ruột) gây ra, nếu không chữa trị hợp lý có nguy cơ khiến bệnh nhân bị liệt hoặc nặng hơn là biến chứng gây tử vong.
Những năm 1950-1960, bệnh bại liệt bùng phát thành dịch lớn tại nhiều tỉnh thành phía Bắc nước ta. Không sản xuất được văcxin, dịch đã lây lan khiến hơn 17.000 trẻ mắc bệnh và trên 500 trẻ tử vong, mang theo nỗi lo lắng của nhiều gia đình có con nhỏ.

Năm 1962, Viện Vệ sinh dịch tễ Hà Nội dưới sự chỉ đạo của giáo sư Hoàng Thủy Nguyên đã sản xuất thành công văcxin Sabin (OPV), một trong hai loại văcxin phòng chống bại liệt. Cùng với đó, đảo Rều được xây dựng để trở thành địa chỉ duy nhất trên toàn quốc nuôi đàn khỉ vàng phục vụ nghiên cứu phát triển văcxin bại liệt.

Những chú khỉ được lựa chọn sẽ được nuôi cách ly và kiểm tra xác nhận không có mầm bệnh, đưa về Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất văcxin và sinh phẩm y tế (POLYVAC). Sau đó, những chuyên gia tại đây sẽ phẫu thuật lấy thận, tách các tế bào thận riêng rẽ để nuôi cấy trên các chai thủy tinh bằng môi trường phát triển, khi tế bào đã phát triển phủ kín một lớp trên bề mặt chai sẽ được gây nhiễm chủng virút polio đã giảm độc lực.

Chủng virút này nhân lên trên tế bào, trưởng thành và giải phóng ra khỏi tế bào tạo thành hỗn dịch văcxin bại liệt bán thành phẩm đơn type. Khi sản xuất văcxin thành phẩm sẽ tiến hành phối trộn ba type virút, bổ sung chất bảo quản, lọc vô trùng và đóng lọ để trở thành 
văcxin thành phẩm.

Tiến sĩ Nguyễn Thúy Hường, phó giám đốc POLYVAC, chia sẻ: “Khỉ vàng Macaca Mulatta là nguồn nguyên liệu đầu để sản xuất hàng chục triệu liều văcxin bại liệt mỗi năm, góp phần vào việc thanh toán hoàn toàn bệnh bại liệt tại Việt Nam vào những năm 2000.

Từ đó đến nay, bằng việc duy trì tiêm chủng thường xuyên văcxin bại liệt hằng năm, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì được thành quả đó. Ngoài ra, khỉ vàng Macaca Mulatta được lựa chọn là đối tượng nghiên cứu của các đề tài khoa học cũng như kiểm định chất lượng, thử nghiệm tiền lâm sàng nhiều sản phẩm 
sinh học và văcxin”.-

Năm 1962, khỉ vàng Macaca Mulatta bắt đầu được nuôi theo phương pháp bán tự nhiên tại trại chăn nuôi đảo Rều. Từ đó đến nay, nhiều thế hệ khỉ đã góp công lớn cho sự nghiệp nghiên cứu, phát triển y học nước nhà.

[Hình: attachment.php?aid=12028]
Bia tưởng niệm khỉ vàng

Trong niềm vui mừng nhìn thấy những liều văcxin được sản xuất phục vụ công tác phòng bệnh, những bác sĩ thú y, nhân viên trên đảo đều dành những phút giây tưởng nhớ đến chú khỉ đã lãnh trách nhiệm hi sinh thân mình cho sự nghiệp y học.
Bác sĩ Long kể lại mỗi lần phải bắt khỉ con, ông và những nhân viên đều không thể kìm lòng trước sự quấn quýt của mẹ con nhà khỉ. Biết phải xa con mãi mãi, khỉ mẹ đều giữ chặt con không cho ai đụng đến. Khi đã bị mất con, khỉ mẹ sẽ hằn học với cả những người coi sóc hằng ngày, buồn bã một thời gian dài. Biết là vậy nhưng vì lợi ích của cả cộng đồng nên mọi người 
không thể không làm việc.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhiều chú khỉ vàng đã “đổi” sự sống của mình để lấy sức khỏe cho hàng triệu trẻ em Việt Nam. Cảm thương trước những lần chứng kiến sự sinh ly, tử biệt của gia đình khỉ, trại trưởng Vũ Công Long đã đề xuất cơ quan được dựng trên đảo một tấm bia tưởng nhớ sự hi sinh đó, để thể hiện cái tình đáp lại cái nghĩa của những chú khỉ vàng Macaca Mulatta.

4/ CHÙA CẦU HỘI AN

Cầu Chùa là cây cầu cổ trong khu đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Cầu còn có tên gọi Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều.
Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản, tuy kiến trúc đậm nét Việt Nam. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.

Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa là "Cầu đón khách phương xa".
Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa có lẽ cũng được dựng lại vào thời gian này.
Chùa được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986.

[Hình: attachment.php?aid=12012]

Chiếc cầu dài khoảng 18 m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.

Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.
[Hình: attachment.php?aid=12015]

Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.
[Hình: attachment.php?aid=12014]
Có câu thơ về Chùa Cầu:

Ai đi phố Hội Chùa Cầu
Để thương để nhớ để sầu cho ai
Để sầu cho khách vãng lai
Để thương để nhớ cho ai chịu sầu.

Hình Cầu Chùa có trên tờ bạc 20.000 nghìn đồng bằng polyme của Việt Nam.

Giá trị lịch sử

Theo truyền thuyết, cả cộng đồng người Việt, người Nhật, người Hoa có chung một truyền thuyết về nguyên nhân gây ra động đất. Họ cho rằng ở ngoài đại dương có một loài thuỷ quái mà người Việt gọi là con Cù, người Nhật gọi là Mamazu, người Hoa gọi là Câu Long, đầu của nó ở Nhật Bản, đuôi của nó ở Ấn Độ và lưng của nó vắt qua khe ở Hội An mà cầu Nhật Bản bắc qua. Mỗi khi con thuỷ quái đó quẫy mình thì nước Nhật bị động đất và Hội An không được yên ổn để người Nhật, người Hoa, người Việt được bình yên làm ăn buôn bán. Để khống chế con Mamazu, người Nhật đã thờ các thần Khỉ và các Thần Chó trên hai đầu cầu để “yểm” con thủy quái đó.

Người Minh Hương lập ngôi chùa nhỏ nằm sát cây cầu cổ để thờ Bắc Đế Chân Võ cũng với mục đích khống chế con Câu Long gây ra động đất. Vì thế, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất được nữa.
Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu. Năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa là “bạn phương xa đến”. Theo niên đại được ghi ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817.

Chiếc cầu dài khoảng 18m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Vãn Kiều.

Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai cây cầu có tượng gỗ bằng thú đứng chầu, một đầu là tượng chó (thân hầu), một đầu là tượng khỉ (thiên cẩu). Thân hầu là đại diện cho năm xây dựng còn thiên cẩu đại diện cho năm kết thúc công trình. Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa.

Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho mọi người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.

Trước đây, Nhật Bản Kiều trong kết cấu kiến trúc và trang trí nội thất đã chứa đựng dấu ấn của nền văn hoá Phù Tang, mái ngói mềm mại với độ dốc xuống, những cột vuông, nền cầu lát vát hình vòng cung, các hoa văn trang trí hình mặt trời, chiếc quạt xoè… hiện nay đã không còn nữa. Tuy nhiên, Thần Khỉ và Thần Hầu vẫn còn thờ ở hai đầu cầu.
[Hình: attachment.php?aid=12013]
Hình dáng ban đầu của hai con linh vật.

Ở hai bên tường của cổng ra vào ở phía Tây và phía Đông cầu Nhật Bản ban đầu có hai câu đối chữ Hán đắp nổi, nhưng qua năm tháng bị mờ dần để sau cùng bị mất hẳn và người Minh Hương đã thay vào đó bằng hoa văn đắp nổi hình quả phật thủ lớn.

Chùa Cầu được làm theo kiểu thượng chùa - hạ cầu, có kích thích 3m x 18m. Mái Chùa lợp ngói âm dương, có trụ xây bằng đá, mặt cầu lát ván, hai đầu cầu nối với 7 gian giữa theo hình chữ I. Phía tây cầu đặt 2 tượng khỉ đá, phía đông đặt 2 tượng chó đá, đó là hai con linh vật “độc tôn” chỉ có ở phố cổ Hội An. Đó là lối kết cấu kiến trúc và trang trí nội thất đã chứa đựng dấu ấn của nền văn hóa Phù Tang (Nhật Bản) như: mái ngói mềm mại, uyển chuyển với độ dốc thấp, những cột vuông, nền cầu lát vát hình vòng cung, nhưng “Thần Khỉ” và “Thần Chó” (những con vật người Nhật luôn quý trọng) thờ ở hai đầu cầu.

[Hình: attachment.php?aid=12016]

[Hình: attachment.php?aid=12017]
Theo nhiều tài liệu khảo cổ học cho hay, tục thờ chó là tín ngưỡng chung ở nhiều dân tộc trên thế giới, nhưng có lẽ phổ biến nhất là ở các quốc gia Đông Nam Châu Á, cụ thể trong những thần thoại vùng Đông Nam Á lục địa. Trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo khi gia nhập vào các quốc gia Đông Nam Á với tên gọi là Hindu giáo thì hai con vật chó và khỉ được đề cập rất nhiều trong Kinh thánh, trong điêu khắc, kiến trúc. Và hiện nay, trên nhiều bệ thờ người Chiêm Thành còn sót lại ở miền Trung Việt Nam đều có mô phỏng hình dáng con khỉ, con chó nhảy múa.
Theo đó, tục thờ chó của cư dân Việt được thể hiện dưới hai dạng thức gọi là linh cẩu. Một là chôn tượng chó đá trước cổng nhà như một linh vật để canh cổng với ý nghĩ như vị thần bảo hộ trừ tà ma, cầu phúc may. Hai là đặt chó đá trên những bệ thờ như một thần linh để thờ phụng như con kỳ lân. Cùng với đó, trong những chùa chiền vẫn thường thấy con khỉ được chưng tụng. Người dân gọi đây là con “Linh Hầu” hay “Thần Hầu” nhằm trấn giữ xứ đất chống lại những điều xấu xâm hại. Từ đó, khi ngẫm về con “Linh Cẩu” và con “Linh Hầu” được lập miếu thờ “có đôi có cặp” tại Chùa Cầu với ý niệm cầu mọi điều trong cuộc sống sẽ suôn sẻ, may mắn.
Lý giải về tượng thờ chó và khỉ tại Chùa Cầu, nhiều người cho rằng việc cân xứng 2 bên đầu cầu hai con linh vật trên là để ngụ ý về thời gian xây dựng công trình kéo dài 3 năm, bắt đầu động thổ từ năm Thân (con khỉ) và hoàn thành năm Tuất (con chó). Hơn nữa, có người cho rằng việc xây dựng hai bên đầu cầu những con chó và khỉ là một cách chỉ phương hướng trên địa bàn: Thân chỉ hướng “tây nam”; còn Tuất chỉ hướng “tây bắc”.
Trong Tô – tem giáo của người Nhật, họ sùng bái, thờ tự trong nhiều công trình tín ngưỡng từ cổ xưa về hai con linh vật này. Khi đến thăm Chùa Cầu sẽ dễ dàng đọc được thấy những câu chữ đối khá hay về hai con linh vật “trấn yểm” hai đầu Chùa Cầu. Riêng con Linh Cẩu được khắc những dòng chữ Hán: “Thiên cẩu song tinh an cấn thổ, Tử vi lưỡng tỉnh định khôn thân”. Tạm dịch là: Hai sao thiên cẩu trấn an đất cấn Hai tướng tử vi định giữ cung khôn. Cặp Linh Cẩu này ngồi trên một bệ thờ quay mặt nhìn nhau.
Quan sát kỹ có thể dễ phát hiện là một cặp “thanh mai trúc mã” tức một con đực, một con cái cao to bằng chó thật, ngồi khoan thai canh gác, chân trước đứng, hai chân sau ngồi trên bệ như chó sắp nhổm lên, xông ra đương đầu với cái ác để bảo vệ sự an lành của người dân phố Hội. Vì vậy, không riêng gì người dân phố cổ mà mỗi khách thập phương khi “hành hương” về Chùa Cầu đều cố nán lại trước mặt hai linh vật này để thắp hương thành tâm cúng vái cầu bình an gia hộ. Nhiều người có điều kiện còn sắp mâm lễ vật, hoa quả, hương đèn dâng lên hai ngài “Linh Cẩu” và “Linh Hầu”, nhất là vào những ngày Rằm, Lễ Tết. Chất liệu tạc nên những bức tượng trên mới thoạt nhìn cứ ngỡ rằng được làm bằng đá bởi lớp sơn bên ngoài màu xám nhưng thực chất đó là bằng gỗ, mạ màu cho giống tượng chó đá, khỉ đá. Đó chính là sự kỳ bí mà cho đến nay mặc dù đã trải qua ngót 500 năm nhưng những pho tượng gỗ này vẫn ngồi uy nghi, khôn mặt đầy thấn bí và trầm mặc, trường tồn trước sự nghiệt ngã của thời gian. Vẫn biết là vậy, nhưng những câu chuyện huyền bí xung quanh Chùa Cầu và hai tượng “Thần Hầu”, “Linh Cẩu” toạ thiền vẫn tồn tại.


File đính kèm Thumbnail(s)
                               
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (01-02-2016 12:03 PM)
 


Các bài viết trong chủ đề này
BÍNH THÂN & KHỈ... - dieuquang - 30-01-2016, 08:40 PM
RE: BÍNH THÂN & KHỈ... - dieuquang - 30-01-2016, 09:09 PM
RE: BÍNH THÂN & KHỈ... - dieuquang - 30-01-2016, 09:54 PM
RE: BÍNH THÂN & KHỈ... - dieuquang - 30-01-2016, 10:08 PM
RE: BÍNH THÂN & KHỈ... - dieuquang - 31-01-2016, 11:29 AM
RE: BÍNH THÂN & KHỈ... - dieuquang - 31-01-2016 11:44 AM
RE: BÍNH THÂN & KHỈ... - dieuquang - 31-01-2016, 11:56 AM
RE: BÍNH THÂN & KHỈ... - dieuquang - 31-01-2016, 03:20 PM
RE: BÍNH THÂN & KHỈ... - dieuquang - 31-01-2016, 03:21 PM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS