Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
BỆNH GOUT KHÔNG NÊN XEM THƯỜNG
06-03-2016, 06:35 AM
Bài viết: #1
BỆNH GOUT KHÔNG NÊN XEM THƯỜNG
HIỆN NAY BỆNH GOUT NHƯ LÀ CĂN BỆNH MÀ GIỚI NÌNH ÔNG THƯỜNG GẶP. CÓ THỂ DO THỂ TRẠNG ,TÌNH TRANG SỨC KHỎE KHI YẾU ( liên quan thận) do ĂN HẢI SẢN, THỊT ĐỎ, RƯỢU BIA NHIỀU MÀ THẬN LÀM VIỆC KHÔNG NỔI TÍCH LẠI URIC GÂY ĐAU , THƯỜNG TỪ NGÓN CHÂN CÁI , BÀN CHÂN CỔ CHÂN VÀ CÁC KHỚP VAI GỐI ĐỎ ĐAU VÀ NHỨC DỬ DỘI. KÍNH MỜI XEMQUA.DQ

Đại cương

Bệnh hay gặp ở tầng lớp người có mức sống cao, tỉ lệ ở một số nước châu Âu khoảng 0,5% dân số, nam gấp 10 lần so với nữ. Ở Việt Nam bệnh gặp chưa nhiều song trong thập niên gần đây thấy bệnh tăng lên rõ.
Gút là một bệnh chuyển hoá, đặc trưng là có những đợt viêm khớp cấp và có hiện tượng lắng đọng natri urat trong các tổ chức, xảy ra do tăng acid uric trong máu.

Chuyển hóa của acid uric

Acid uric là sản phẩm thoái giáng của nucleotid có base là purin. Có 3 nguồn cung cấp acid uric:
Do thoái giáng acid nucleic từ thức ăn đưa vào.
Do thoái giáng acid nucleic từ các tế bào bị chết
Do tổng hợp nội sinh và chuyển hoá purin trong cơ thể nhờ các men đặc hiệu. Acid uric được đào thải qua nước tiểu 450-500 mg/ngày và trong phân 200mg/ngày. Khi qua thận, urat được cầu thận lọc hoàn toàn, rồi tái hấp thu gần hoàn toàn ở ống lượn gần cuối cùng được ống lượn xa bài tiết. Trong phân, acid uric được các vi khuẩn phân huỷ.
Nồng độ acid uric trong máu theo hằng số của người Việt Nam là 45±10mg/l (208-327 μmol/l). Khi nồng độ > 70mg/l (>416,5 μmol/l) thì được gọi là tăng acid uric máu.

Các nguyên nhân làm tăng acid uric máu:

Tăng sản xuất acid uric: Dùng nhiều thức ăn có chứa nhiều purin, tăng thoái giáng nucleoprotein tế bào, tăng tổng hợp purin nội sinh.
Giảm đào thải acid uric niệu: giảm độ lọc cầu thận, giảm bài tiết của ống thận.
Đôi khi giảm phân hủy acid uric do vi khuẩn trong phân.
Phân loại tăng acid uric máu và bệnh gout
Hội chứng tăng acid uric máu vô căn và bệnh gút nguyên phát
Thể này hay gặp nhất chiếm tới 85% các trường hợp, có tính gia đình và di truyền do rối loạn chuyển hoá purin.
Hội chứng tăng acid uric máu và bệnh gút rối loạn men
Nói chung thể này hiếm gặp.
Hội chứng tăng acid uric máu thứ phát
Có thể xảy ra do suy thận, trong một số bệnh máu, bệnh nội tiết...

Cơ chế bệnh sinh

Khi acid uric trong máu tăng cao, các dịch đều bão hoà natri urat và sẽ xảy ra hiện tượng lắng đọng urat ở một số tổ chức, đặc biệt là màng hoạt dịch khớp, sụn xương, gân, tổ chức dưới da, nhu mô thận và đài bể thận...
Ở khớp, tăng acid uric máu lâu ngày dẫn đến hình thành các tôphi vi thể trong các thể bào phủ màng hoạt dịch, làm lắng đọng natri urat ở sụn. Các vi tinh thể acid uric có thể xuất hiện trong dịch khớp và khi đạt được một lượng nhất định thì sẽ gây viêm khớp và là biểu hiện của cơn gút cấp tính. Trong bệnh gút, tại khớp sẽ xảy ra một loạt phản ứng: các bạch cầu tập trung đến thực bào làm giải phóng các lysozym, các chất này gây viêm; các vi tinh thể còn hoạt hoá yếu tố Hageman dẫn đến hình thành kallicrein và kinin có vai trò gây viêm khớp; hoạt hoá các bổ thể và plasminogen, dẫn đến hình thành các sản phẩm cuối cùng cũng có vai trò trong viêm khớp.
Từ khi bị tăng acid uric máu đến cơn gút đầu tiên thường phải qua 20 - 30 năm và người ta thấy 10 - 40% số bệnh nhân gút có cơn đau quặn thận cả trước khi viêm khớp.

Lâm sàng

Cơn gút cấp đầu tiên thường xuất hiện ở lứa tuổi 35-55, ít khi trước 25 tuổi hoặc sau 65 tuổi. Ở nữ ít xảy ra trước tuổi mãn kinh, ở nam tuổi càng trẻ thì bệnh càng nặng.
Điều kiện thuận lợi: nhiều khi không rõ nhưng có thể xảy ra sau bữa ăn nhiều thịt rượu, sau xúc cảm mạnh, sau chấn thương kể cả vi chấn thương (đi giày chật), sau nhiễm khuẩn, dùng thuốc lợi tiểu như thiazid, tinh chất gan, Steroid, Vitamine B12...

Cơn gút cấp tính

Xuất hiện đột ngột ban đêm, bệnh nhân thức dậy vì đau ở khớp, thường là khớp bàn ngón chân cái (60 - 70%): khớp sưng to, đỏ, phù, căng bóng, đau dữ dội và ngày càng tăng, và chạm nhẹ cũng rất đau; các khớp khác có thể bị: cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu. Hiếm thấy ở khớp háng, vai, cột sống. Lúc đầu chỉ một khớp sau có thể bị nhiều khớp.
Cơn kéo dài nhiều ngày, thường 5 - 7 ngày rồi các dấu hiệu viêm giảm dần. Hết cơn khớp trở lại hoàn toàn bình thường. Trong cơn có thể có sốt vừa hoặc nhẹ, tốc độ lắng máu tăng, dịch khớp thấy bạch cầu khoảng 5000/mm3 phần lớn là đa nhân, dưới kính hiển vi thấy nhiều tinh thể natri urat. Cơn dễ tái phát khi có điều kiện thuận lợi.
Bên cạnh thể điển hình, cũng có thể tối cấp: khớp viêm sưng tấy dữ dội, đau nhiều và thể nhẹ kín đáo đau ít dễ bị bỏ qua.

Lắng đọng urat

Hình thành các hạt tôphi dưới da và gây bệnh khớp do urat
Tôphi: Thường xuất hiện chậm, hàng chục năm sau cơn gút đầu tiên. Khi đã xuất hiện thì dễ tăng số lượng và khối lượng và có thể loét. Tôphi hay thấy ở sụn vành tai khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân, gân Achille. Kích thước từ vài milimet đến nhiều centimet, hơi chắc hoặc mềm, không di động do dính vào nền xương bên dưới.
Bệnh khớp do urat: Khớp bị cứng, đau khi vận động và làm hạn chế vận động, khớp sưng vừa, không đối xứng, cũng có thể có tôphi kèm theo. Trên X quang thấy hẹp khe khớp, khuyết xương, hình hốc ở đầu xương.

Biểu hiện ở thận

Urat lắng đọng rải rác ở tổ chức kẽ thận, bể thận, niệu quản.
Sỏi thận: 10 - 20% các trường hợp gút, điều kiện thuận lợi là pH nước tiểu quá toan, nồng độ acid uric cao. Sỏi urat thường nhỏ và không cản quang.
Tổn thương thận: Lúc đầu chỉ có protein niệu, có thể có hồng cầu, bạch cầu vi thể, sau tiến dần đến suy thận. Suy thận hay gặp ở thể có tôphi, tiến triển chậm và là nguyên nhân gây tử vong.

Tiêu chuẩn chẩn đoán

Tiêu chuẩn Rome 1963

Acid uric máu > 70mg/l (416,5 μmol/l).
Có tôphi.
Có tinh thể natri urat trong dịch khớp hay lắng đọng urat trong các tổ chức khi soi kính hiển vi hay kiểm tra hoá học.
Tiền sử có viêm khớp rõ, ít nhất lúc khởi đầu bệnh, viêm khớp xuất hiện đột ngột, đau dữ dội và khỏi hoàn toàn sau 1 - 2tuần.
Chỉ cần có 2 tiêu chuẩn là chẩn đoán chắc chắn.

Tiêu chuẩn New York 1966

Ít nhất có 2 đợt viêm cấp một khớp ở chi, có khởi bệnh đột ngột và khỏi sau 1-2tuần.
Có một đợt như trên nhưng liên quan đến khớp bàn ngón chân cái.
Có tôphi.
Dùng colchicin bớt viêm nhiều trong 48 giờ. Chỉ cần có 2 tiêu chuẩn là đủ.

Điều trị

Chế độ ăn
Giảm các chất có nhiều purin như phủ tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua... không ăn quá mức. Giảm calo nếu béo.
Không uống rượu.
Uống nhiều nước 2 - 4l/ngày nhất là nước có bicarbonat.

Thuốc

Mục tiêu điều trị:
Điều trị viêm khớp trong cơn gút cấp.
Dự phòng tái phát cơn gút, phòng lắng đọng urat trong các tổ chức và phòng các biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu.
Điều trị viêm khớp trong cơn gút cấp:
Dùng thuốc chống viêm loại nonsteroid:
Colchicin: Tác dụng cản trở thực bào của bạch cầu đối với các vi tinh thể urat, là thuốc tốt nhất cho đến nay.
Cách dùng: 1mg x 3 lần trong ngày đầu; 1mg x 2 lần trong ngày thứ 2 và 1mg từ ngày thứ 3 trở đi. Liều duy trì để tránh cơn tái phát là 0,5 -2mg/ngày (thương 1mg) uống trong 3 tháng.
Tác dụng phụ: Tăng nhu động đường tiêu hoá dễ gây đi lỏng; đôi khi gây ức chế tủy xương, rụng tóc, tổn thương ga, ức chế hô hấp.

Nhiều thuốc chống viêm nonsteroid đã được nghiên cứu sử dụng, kết quả thấy cũng tốt tuy chưa bằng colchicin: Phenylbutazon, Indomethacin, Naproxen, Ibuprofen, Piroxicam, Diclofenac.

Corticoid làm giảm viêm nhanh nhưng hết thuốc thì khớp viêm trở lại, mặt khác lại làm tăng acid uric máu nên không được dùng.

Điều trị hội chứng tăng acid uric máu:

Chỉ định sau khi đã cắt cơn gút cấp. Thuốc dùng lâu dài có thể làm cho các tôphi nhỏ lại hoặc mất đi, các khớp đỡ cứng hoặc trở lại bình thường, hạn chế được tiến triển xấu của suy thận, giảm các đợt viêm khớp.

Thuốc làm tăng đào thải acid uric niệu:

Tác dụng làm giảm tái hấp thu của ống thận thuốc dễ gây sỏi thận nên cần phải dùng liều nhỏ rồi tăng dần, đồng thời cho uống thêm nước bicarbonat 2 - 4l/ngày.
Benziodoron (Amplivix 100mg): liều 100 - 300mg/ngày. Ít tác dụng phụ đôi khi có rối loạn tiêu hoá.

Thuốc làm giảm sinh tổng hợp acid uric:

Allopurinol (zyloric 100mg): ức chế men xanthin-oxydase là men thoái giáng hypoxanthin thành xanthin và xanthin thành acid uric và làm giảm cả sinh tổng hợp purin. Thuốc dùng được khi có suy thận.
Liều: 200 - 300mg/ngày uống 1 lần. Ít tác dụng phụ, đôi khi thấy rối loạn tiêu hoá mẩn da, đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ.

Thuốc làm tiêu acid uric trong máu:

Uricozym: là men urat-oxydase tác dụng làm thoái giáng acid uric thành allantoin, chất này được hoà tan gấp 10 lần so với acid uric và được dễ dàng đào thải ra ngoài qua thận. Uricozym làm giảm acid uric rất mạnh.
Tiêm TM hoặc TB 1000-2000 đơn vị/ngày.
Trong quá trình dùng các thuốc làm giảm acid uric máu, cần theo dõi nồng độ acid uric máu và lượng acid uric niệu để điều chỉnh liều duy trì, giữ nồng độ trong máu < 60 mg/l.

VÀ BÀI THUỐC DÂN GIAN SAU ( được giới thieu trong net)

Căn bệnh nhà giàu đang là nỗi khiếp sợ của những quý ông hay phải ngồi bên bàn tiệc bởi những cơn đau luôn hành hạ mỗi đêm. Thế nhưng, nhờ có bài thuốc đơn giản sau mà nhiều người đã thoát khỏi bệnh gout (bệnh gút) chỉ sau 7 ngày sử dụng.

Anh Võ Đình Minh (Quảng Trị) có chia sẻ trên mạng xã hội facebook.com bài thuốc chữa bệnh gout rất đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả.

Anh bị bệnh gout hành hạ đã 5 năm, uống nhiều loại thuốc và kiêng khem rất khổ cực nhưng không đỡ. Tình cờ anh được chia sẻ bài thuốc sử dụng dừa xiêm với lá trầu không và đã áp dụng thử trong 7 ngày. Thật bất ngờ là anh không thấy bị đau lại nữa và cũng không cần phải ăn uống kiêng cữ như trước. Rất nhanh chóng bài thuốc này đã thu hút hơn 100 nghìn lượt chia sẻ và nhận được những phản hồi tích cực rằng họ đã thử áp dụng. Tất cả đều công nhận sau 1 tuần uống bài thuốc đơn giản này, cơn đau đã giảm tới 90%.

Vậy, bài thuốc đó như thế nào mà lại công hiệu như vậy? Mời các bạn tham khảo cách dùng dừa xiêm và lá trầu không chữa bệnh gout.

Nguyên liệu: 700gr lá trầu tươi, 07 quả dừa xiêm tươi.

Cách dùng: Mỗi buổi sáng trước khi ăn hãy áp dụng bài thuốc đơn giản sau.

- Dùng 01 quả dừa xiêm cắt vạt nắp, giữ nguyên nước dừa để trong quả.

- Lá trầu không: lấy 100gr rửa sạch ráo nước, thái thật nhỏ.

- Bỏ lá trầu đã thái nhuyễn vào ngâm trong quả dừa xiêm, nếu nước dừa nhiều có thể chắt bớt 1 chút để khỏi tràn ra ngoài, đậy nắp gáo dừa lại.

- Ngâm từ 30 - 40 phút, sau đó bỏ bã và chắt hỗn hợp nước trong quả dừa ra uống cạn. Nước dừa ngâm lá trầu không thơm, dễ uống và không bị say trầu.

- Lưu ý: không ăn sáng ngay mà hãy chờ cho nước dừa và tinh trầu được hấp thụ vào cơ thể, sau khi đi giải mới được ăn sáng.

- Chỉ cần dùng bài thuốc này trong vòng 07 ngày, đảm bảo cơn đau do bệnh gout hành hạ bạn sẽ biến mất.

- Nên sau 6 tháng uống lại một lần để cơ thể có thể tiếp tục đào thải lượng axit uric tích tụ lâu ngày.

Có thể hiểu trong lá trầu có chứa 2,4% tinh dầu bao gồm các nhóm hoạt chất như Eugenol, Chavicol, Chavibetol, Estragol… tổ hợp các chất đó có tác dụng như chất chống viêm khớp, phục hồi các hư tổn ở khớp, ngoài ra nó còn có tác dụng giảm đau thần kinh. Đặc biệt lá trầu có khả năng cải thiện các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, giúp hấp thu khoáng chất, vitamin tốt hơn. Đồng thời cũng giúp đào thải các chất cặn bã độc hại dễ dàng hơn.

Còn công dụng của nước dừa sẽ giúp cân bằng sự chuyển hóa, trao đổi chất và có khả năng kháng viêm, khử độc, chống oxy hóa, làm giảm sự hình thành axit lactic – chất có thể làm bệnh gút thêm nặng. Uống nước dừa giúp cải thiện các bất thường về tiết niệu và thận, tăng đào thải axit uric.

Vì vậy mà bài thuốc dùng dừa xiêm và lá trầu không là một cách tuyệt vời để khống chế bệnh gout. Bạn hãy chia sẽ bài thuốc này tới những ai đang bị bệnh để họ có thể thoát khỏi cơn đau mỗi ngày nhé.
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (06-03-2016 09:49 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS