Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
HỘI CHỨNG ĐƯỜNG HẦM CỔ TAY
31-03-2016, 10:16 PM
Bài viết: #1
HỘI CHỨNG ĐƯỜNG HẦM CỔ TAY
HỘI CHỨNG ĐƯỜNG HẦM CỔ TAY

Hội chứng đường hầm cổ tay (còn gọi là hội chứng ống cổ tay) Carpal tunnel syndrome, rất thường gặp ở những người làm việc văn phòng.

Theo giảng viên bộ môn Vật lý trị liệu ĐH Y Dược TP.HCM Lê Khánh Điền, khi bị các lực nén ép kéo dài, các gân cơ và dây chằng có thể bị sưng phồng làm hẹp đường ống vốn đã nhỏ ở cổ tay (đường hầm cổ tay), khiến cho dây thần kinh giữa trong số các dây thần kinh ngoại biên điều khiển bàn tay bị chèn ép, tạo nên hội chứng đường hầm cổ tay. Lực nén ép có thể do những cử động mang tính lặp đi lặp lại, tư thế sai hoặc khi làm việc, tay liên tục duy trì ở một tư thế cố định nào đó trong một thời gian dài. Ngoài ra, một số bệnh lý (viêm khớp, tiểu đường, gút, gãy xương lệch trục...) và những yếu tố như căng thẳng, thay đổi nội tiết ở phụ nữ có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này.

Một số triệu chứng thường gặp: tê rần ở các ngón tay, đau ngón cái, nóng rát từ cổ tay đến ngón tay, thay đổi cảm giác nhiệt hoặc xúc giác ở bàn tay, bàn tay trở nên vụng về, sức cầm nắm giảm, rối loạn tiết mồ hôi... Nếu không được điều trị, các triệu chứng sẽ tiến triển thành cơn đau cấp tính hoặc đau kéo dài, đôi khi nghiêm trọng đến mức người bệnh không thể làm được những việc đơn giản trong gia đình vì chức năng bàn tay đã bị tổn thương nghiêm trọng và không thể phục hồi. Khi tiến triển nặng sẽ phải phẫu thuật.

Hội chứng đường hầm cổ tay có thể gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt thường gặp ở nhóm nghề nghiệp mang tính chuyên biệt cao và chỉ sử dụng một số cơ bắp nhỏ ở bàn tay liên tục kéo dài như công nhân làm việc trong các dây chuyền công nghiệp, nhân viên văn phòng. Nếu công việc văn phòng buộc phải ngồi hàng giờ, dễ dẫn đến tư thế ngồi sai như ngả người ra sau hoặc trượt dài trên ghế. Màn hình máy tính có thể đặt quá cao làm cho cổ và vai căng và đau; bàn phím đặt ở vị trí không đúng khiến cổ tay bị sức ép liên tục...

Giảng viên Lê Khánh Điền cho biết, để tránh nguy cơ dẫn đến hội chứng đường hầm cổ tay, khi sử dụng bàn phím nên di chuyển các ngón tay trong khi cổ tay vẫn giữ thẳng ở thế trung tính. Nên ngồi làm việc đúng tư thế: ngồi thẳng với cột sống tựa vào lưng ghế, hai vai thả lỏng, hai cánh tay sát thân mình, cổ tay thẳng và hai bàn chân đặt trên sàn nhà. Màn hình vi tính và tài liệu đánh máy để ngang tầm mắt, giúp không gập cổ khi làm việc. Việc duy trì tư thế đúng, thường xuyên thay đổi tư thế, dành thời gian ngắn giữa giờ làm việc để nghỉ ngơi thư giãn là rất quan trọng, giúp duy trì lưu thông tuần hoàn máu, tránh cơ, dây chằng bị căng giãn quá mức, đồng thời tránh chèn ép dây thần kinh lên vùng cẳng tay và bàn tay.
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (01-04-2016 07:44 AM)
31-03-2016, 10:28 PM
Bài viết: #2
RE: HỘI CHỨNG ĐƯỜNG HẦM CỔ TAY
MỜI BÀ CON XEM THÊM VỌP BẺ CÁC NGÓN TAY

( dq đã từng bị:triệu chứng ngón tay trò hoặc áp út tự nhiện bị buốt co lại một thời gian lâu kg duổi thẳng ra được. triệu chứng xảy ra nhiều lần trong ngày , đôi khi bị cả hai bàn tay và chỉ bị một ngón nhưng rất đau > rất nguy hiểm khi lái xe 2 bánh)

Chuột rút hay vọp bẻ bàn tay là tình trạng co thắt bàn tay ngoài ý muốn, không tự duỗi ra được. Nguyên nhân gây bệnh có thể do mức canxi, magie trong máu thấp, hoặc cơ thể thiếu nước làm cơ bắp dễ bị co rút, mắc hội chứng đường hầm cổ tay.

CÁCH CHỬA

Khi bị chuột rút, cần dừng ngay mọi cử động bàn và ngón tay; nghỉ ngơi trong ít phút cho đỡ đau rồi xoa nắn nhẹ nhàng bàn tay và ngón tay; cử động từ từ các ngón tay.

Nên uống nước oresol để phòng thiếu muối và nước nhất là khi lao động nặng có ra nhiều mồ hôi; uống vitamin D thêm với liều 600 đơn vị/ngày; ăn những thức ăn giàu vitamin D như cá thu, cá ngừ, cá, gan cá, dầu cá.

Thường xuyên uống nước đầy đủ, khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Luôn nhớ tập co duỗi thường xuyên các ngón tay.

Đối với người bị mắc hội chứng đường hầm cổ tay: có thể phòng ngừa bằng cách giảm thiểu những cử động liên tục, dai dẳng của cổ tay và bàn tay, tránh bị máy móc làm chấn động, rung chuyển bàn tay, cổ tay như máy khoan, máy đầm bê tông, cầm nắm tay lái xe hai bánh. Dùng các thuốc giảm đau chống viêm uống, hoặc tiêm trực tiếp vào trong ống cổ tay theo chỉ định của bác sĩ.
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (01-04-2016 07:45 AM)
01-04-2016, 06:37 AM
Bài viết: #3
RE: HỘI CHỨNG ĐƯỜNG HẦM CỔ TAY
THÊM CHÚT Ý VỀ VỌP BẺ

Chứng vọp bẻ, hay chứng co rút của cơ bắp chân (cơ sinh đôi), thường là do chi dưới quá mệt, bị chấn thương, thiếu kali… Chứng này cũng thường xảy ra ở người cao tuổi có thể trạng gầy yếu, các chức năng sinh lý suy giảm, sự tuần hoàn bị rối loạn và bị nhiễm lạnh.

Triệu chứng chính là: cơ bắp chân thình lình bị co cứng và rất đau, bệnh nhân không di chuyển được, sờ bắp chân thấy phồng và cứng. Chứng vọp bẻ thường làm bệnh nhân thức giấc lúc đang ngủ.

Cách chữa

Xoa bóp, day bấm huyệt có tác dụng làm êm dịu cơ, giảm co thắt, kích thích sự lưu thông máu và giảm đau. Có thể tự làm hoặc nhờ người khác làm hộ khi bị chuột rút.

* Tự làm: Duỗi chân và ngón chân – nếu chứng vọp bẻ xảy ra trong lúc ngủ, thì nằm ngửa, giơ chân bị vọp bẻ lên, để ở tư thế duỗi thẳng, đồng thời duỗi các ngón chân (về phía lưng bàn chân) làm thế từ 1-2 phút, thì thường chứng co rút sẽ giảm ngay; hoặc vỗ cơ bắp chân: ngồi xổm xuống, ấn mạnh gót chân xuống sàn nhà, cẳng chân nghiêng tối đa về phía trước, co nhẹ hai bàn tay, dùng cườm tay vỗ mạnh vào cơ sinh đôi trong 1 đến 2 phút, chứng vọp bẻ sẽ giảm ngay; vặn bắp chân: ngồi, gác bàn chân bên bị vọp bẻ lên đùi chân bên kia, dùng 2 bàn tay giữ lấy các cơ phía sau của cẳng chân, làm động tác vặn bóp và nhào trong 5 phút

Nếu chứng vọp bẻ cứ tái phát vào ban đêm, khi đi ngủ nên nằm nghiêng và giữ đừng để bị nhiễm lạnh; với người cao tuổi nên đặt 1 túi nước nóng ở cẳng chân vào ban đêm trong lúc ngủ.

* Nhờ người khác làm: Người bị vọp bẻ nằm sấp, người kia đứng cạnh, điểm các huyệt thừa sơn (ở chính giữa mặt sau cẳng chân), huyệt ủy trung (ở mặt sau đầu gối, ở giữa nếp nhượng chân). Mỗi huyệt được tác động trong 1 đến 2 phút, cho đến khi có cảm giác căng và tê tại chỗ lan xuống đến bàn chân.
[Hình: attachment.php?aid=12322]

GHI CHÚ: huyệt thừa sơn là huyệt nẳm ở sau bắp chân ngay chính giữa phần no tròn nhất> ấn vào sẽ thấy tê ( nếu khi chưa bị) . huyệt này chửa bị vọp bẻ khi bơi lội rất hay , dq thường áp dụng chửa trị cho học viên học bơi hay cấp cứu hồ bơi .

Cách bấm gân Achilles: người bị vọp bẻ nằm sấp, người thao tác đứng bên cạnh dùng đầu ngón tay bấm và đẩy các gân Achilles (gân gót) trong 1 phút.

Đẩy và nhào cẳng chân: người bị vọp bẻ nằm sấp, người thao tác luân phiên dùng 2 bàn tay đẩy và nhào mặt sau của cẳng chân bị vọp bẻ từ trên xuống dưới trong 5 phút.

Điểm và nhào các huyệt huyết hải và dương lăng tuyền: người bị vọp bẻ nằm ngửa, người thao tác đứng cạnh, làm các động tác điểm và nhào các huyệt huyết hải bên bị vọp bẻ (ở phía trên bờ trong xương bánh chè 2 thốn tay), huyệt dương lăng tuyền (trong chỗ lõm trước và dưới đầu xương trâm – xương mác). Mỗi huyệt làm khoảng 1 phút.

[Hình: attachment.php?aid=12323]

[Hình: attachment.php?aid=12324]


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (01-04-2016 07:46 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS