Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Phật bàn về Thời Gian và Nghiệp Báo trong cuộc đời mỗi con người
14-06-2016, 10:09 AM
Bài viết: #1
Phật bàn về Thời Gian và Nghiệp Báo trong cuộc đời mỗi con người
Phật bàn về Thời Gian và Nghiệp Báo trong cuộc đời mỗi con người
[Xem: Phật bàn về thời gian và nghiệp báo trong cuộc đời mỗi con người]
***


Trong cuộc sống con người, không phải lúc nào cũng may mắn, suông sẻ, có khi người ta đứng trên đỉnh vinh quang nhưng cũng có khi rớt xuống bùn lầy.

Vẫn có câu: Khi con chim còn sống, nó ăn kiến. Khi chim chết, kiến ăn nó. Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này.

Cuộc đời con người là kiếp trầm luân, chẳng biết trước sẽ thế nào, nay có thể tốt đẹp lắm, rực rỡ lắm nhưng mai đã khác rồi.

Trong kinh Phật có dạy 4 điều: Chỉ có ta làm điều tội lỗi; Chỉ có ta làm điều ô nhiễm; Chỉ có ta tránh điều tội lỗi; Chỉ có ta gội rửa cho ta.
Trong sạch hay ô nhiễm là tự do ta, không ai có thể làm cho người khác trong sạch hay ô nhiễm được.

Đây là nguyên lý sống do đức Phật chứng ngộ mà nói ra, không phải do suy luận vu vơ, huyền hoặc. Ngài chỉ cho con người biết cách làm chủ bản thân đem lại giá trị bình đẳng cho con người, bằng cách mình làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau. Con người có quyền làm chủ chính mình, nên hư, thành bại, phải quấy, tốt xấu đều do con người tạo lấy, không một đấng nào có quyền ban phước, giáng họa. Đó là chân lý nhiệm mầu của đời sống con người.

Người nào thích trác táng ăn chơi sa đọa để rồi giam mình trong ngục tù tội lỗi, làm khổ mình, hại người thì cuối cùng phải nằm bên bờ vực thẳm.

Còn nếu chúng ta tập thói quen tốt giúp người, cứu vật hướng đến chân thiện mỹ, làm người có nhân cách, sống có đạo đức, luôn vì lợi ích chung, không vì lợi ích riêng tư thì an nhiên, tự tại trên bờ giác ngộ vậy.

Giác ngộ hay vực thẳm là do hành động của mỗi người tạo nên qua thân, miệng, ý. Khi chưa biết tu như lúc khai hoang làm rẫy thấy rắn thì ta tìm cách đập chết, nay biết tu rồi thấy rắn thì tránh không đập mà tìm cách gieo duyên hóa độ cho nó. Đó là từ vực thẳm chuyển thành giác ngộ. Vì vậy, nhân quả có thể thay đổi được, qua cách chuyển nhân, thân không làm ác mà hay làm thiện.

Bạn có thế đầy quyền lực ngày hôm nay, nhưng đừng quên rằng, thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn. Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm, nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây. Hãy là người tốt và làm những điều tốt.

Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý, nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ý của Ngài.

Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.

Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.

Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.

Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi, vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát.

Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài.

Phunutoday

Lời bàn: Bài này dường như phổ biến đầu tiên từ link Thời gian và nghiệp báo - GÓC NHÌN ALANGÓC NHÌN ALAN vào năm 2013, và được Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển thơ vào tháng 10/2015. Nay bài này đang được phổ biến rộng rãi trên các báo.

Đoạn đầu của bài viết thì tác giả có nói “nguyên lý sống do đức Phật chứng ngộ mà nói ra, không phải do suy luận vu vơ, huyền hoặc”. Thế thì đoạn viết sau đây của tác giả có suy luận vu vơ, huyền hoặc chăng?

“Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý, nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ý của Ngài.

Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.

Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.

Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.

Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi, vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát.

Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài.”

Các bạn thử xem Thượng Đế đã cấu tạo con người hợp lý giống các loài cầm thú khác chăng?

Chuyển thơ:
Lời Phật dạy về thời gian và nghiệp báo

Thời gian, Hoàn cảnh trước sau
Luôn luôn thay đổi rất mau hàng ngày.
Đừng khinh bỉ, nhục mạ ai
Và đừng làm tổn thương người quanh đây.

Bạn đầy quyền thế hôm nay
Nhưng mà nên nhớ điều này bạn ơi
Thời gian mãnh lực tuyệt vời
Vượt hơn quyền bạn, bạn thời khó ngăn.

Một thân cây ở non ngàn
Xẻ ra hàng triệu que làm diêm kia
Nhưng diêm chỉ đốt một que
Làm triệu cây cháy tức thì, dễ sao!

Cho nên Phật dạy từ lâu
Hãy làm người tốt, tu mau trong đời.

*
Chúng sinh thử nghĩ mà coi
Con người “cơ thể” do Trời tạo nên
Hợp tình, hợp lý vô biên
Khi ta xử dụng chớ quên ý Trời:

Hai con MẮT trên mặt người
Đặt nơi phía trước. Ý Trời khuyên ta
Tương lai trước mặt nhìn ra
Phía sau quá khứ đã qua chớ nhìn.

Hai TAI đặt ở hai bên
Để nghe hai phía: “chê”, “khen” đồng thời
Không nghe một phía mà thôi
Đừng nghe tâng bốc, ham lời êm tai.

MIỆNG ta chỉ một không hai
LƯỠI ta mềm mại cũng thời một thôi
Ý Trời ta phải ít lời
Nghe nhiều hơn nói với người lân bang,
Nói thì hiền dịu, khôn ngoan
Tránh lời hiểm độc làm buồn lòng nhau.

Còn BỘ NÃO ở trong đầu
Đặt trong hộp sọ trước sau vững bền
Trong đây tích lũy ngày đêm
Bao phần tri thức khắp trên dương trần
Ta lưu giữ, quý vô ngần
Chẳng ai lấy được! Khỏi cần lo âu!
Đừng gom của cải sang giàu
Phù du vật chất có đâu giữ hoài
Dễ dàng mất mát, tàn phai
Cố công gom góp để rồi trắng tay.

Cuối cùng là TRÁI TIM này
Nằm trong lồng ngực chứa đầy yêu thương
Thẳm sâu trong tận cõi lòng
Trào dâng tình cảm mặn nồng khó phai
Trao nhau tô thắm cuộc đời
Gieo nguồn an lạc cho người muôn nơi.
Trái tim không ở phía ngoài
Là nơi hời hợt buông lơi dễ dàng.

*
Quý thay là những lời vàng
Phật từng chỉ dạy cho hàng chúng sinh!

TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO
(chuyển thơ – 10/2015)
***


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (16-06-2016 08:39 AM)
16-06-2016, 08:48 AM
Bài viết: #2
RE: Phật bàn về Thời Gian và Nghiệp Báo trong cuộc đời mỗi con người
XIN GÓP THÊM PPS LIÊN QUAN

* SỰ HỢP LÝ CỦA THƯỢNG ĐẾ*


.pps  DQ -SỰ HỢP LÝ CỦA THƯỢNG ĐẾ.pps (Kích cỡ: 3.44 MB / Tải về: 272)
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (24-06-2016 05:29 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS