Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
VU LAN 2016
04-08-2016, 02:17 PM (Được chỉnh sửa: 08-08-2016 05:34 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #1
VU LAN 2016
MÙA VU LAN 2016 ĐÃ TỚI :
KÍNH MỜI BÀ CON XEM TRÍCH ĐOẠN BÀI VIẾT CÙA TÌ KHEO THÍCH THÔNG HUỆ

[Hình: attachment.php?aid=12703]

Trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, đạo hiếu làm con là di sản văn hóa tinh thần vô giá, di sản này truyền thừa từ thời mới lập quốc, đến khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, thì đạo đức dân tộc hòa chung với đạo đức Phật giáo như nước và sữa. Bản chất của người Việt Nam là yêu chuộng hiếu đạo, mà giáo lý của Phật giáo là giải thoát, vì vậy hai luồng tư tưởng gặp nhau đã làm thăng hoa giá trị văn hóa tinh thần của người dân Việt. Làm người ai cũng có cha và mẹ, hai đấng sinh thành dưỡng dục ta nên người, cho ta thân thể hình hài này, cho ta đạo đức làm người, cho ta biết yêu thương và chia sẻ.

Tại sao nói cha mẹ là nguồn mạch của yêu thương? Có thể nói, bốn sự yêu thương tạo nên tình thương thực sự để chúng ta bước vào cuộc đời, sự cảm nhận trước tiên của chúng ta là cha và mẹ. Nhất là khi mới chào đời, chúng ta nằm trong vòng tay êm ấm của mẹ, nhận được sự chắt chiu nuôi nấng của mẹ.

Cha thương con thì không như mẹ, hai thái cực khác nhau nhưng có chung một tình thương vô bờ. Cha thương con thường chúng ta ít nhận ra. Tình thương của người cha nghiêm nghị và khô khan, đó là bản chất nam tính của người đàn ông, không mềm mại, không nhu mì nên chúng ta ít cảm nhận như tình thương của người mẹ. Vì không cảm nhận được mà đôi khi chúng ta cho là không có tình cảm, nhưng kỳ thật tình thương của người cha cũng không thua kém gì tình thương của mẹ.

Tình yêu thương của người mẹ hun đúc chúng ta khi mới chào đời. Rõ nét, đậm tình, nên chúng ta thấy tình cảm của người mẹ ngọt ngào, nhẹ nhàng, êm ái, giống như ánh trăng rằm. Còn tình thương của cha gay gắt giống như ánh sáng mặt trời. Cổ nhân nói “Cha như mặt trời, mẹ như mặt trăng” là vậy.

Chúng ta hãy quán sát xem trên thế gian này chỉ có mặt trăng mà không có mặt trời thì chúng ta sống có được không? Còn nếu như chỉ có mặt trời thôi, mà không có mặt trăng thì sống được, nhưng hình như nó mất đi cái thi vị hóa của cuộc sống. Bởi trăng về đêm, nhất là trăng hạ huyền làm cho cuộc sống này như bồng lai tiên cảnh. Và, đêm có trăng thật dịu hiền, mát mẽ, ngồi ở sân nhà trong đêm trăng có gió mát, chúng ta sẽ cảm nhận hết cái nhẹ nhàng, thanh thoát, đầm ấm của đêm trăng như thế nào, thì tình mẹ cũng như thế đó.

Nhưng ở đây, phải nói là chúng ta nhận tình yêu thương của cha mẹ đầu tiên, rồi chúng ta phải đáp lại tình yêu thương đó đối với cha mẹ cũng phải rất chân thành. Có như vậy chúng ta mới nói được tiếng nói yêu thương, để chúng ta trang trải lòng từ bi vào cuộc sống này đối với tất cả mọi người có tương quan, tương sinh với mình.

Trước tiên chúng ta phải nghĩ, phải thương, phải đền đáp ơn sinh thành của cha mẹ, sự chân thành đó chớm nở làm nền tảng căn bản để chúng ta phát huy đạo đức vào trong lòng xã hội nhân sinh. Như vậy, tình yêu thương của chúng ta mới có nền tảng căn bản thực sự. Làm con mà không thương cha mẹ, lại thương người khác, thì tình thương đó chắc là không có thực tâm. Cha mẹ không thương mà lại đi thương người ngoài, thương đủ thứ người thì tình thương đó trở nên lãng đãng, mông lung rồi. Tình thương đó bị ô nhiễm, có tính toán và mưu đồ, và nghe có vẻ lợi dụng quá!

Vì vậy, muốn thực tập yêu thương thì chúng ta phải tập yêu thương cha mẹ trước, mà phải thương một cách thật tâm, thương một cách chân tình, không thể thương trên lý thuyết, hay chỉ nói thương trên miệng lưỡi, mà chúng ta phải thương bằng sự báo đáp ân tình, ân nghĩa thực sự ngay trong cuộc sống này. Hiếu không được chỉ hiểu trên mặt tri thức mà phải thể hiện ra bằng cái hạnh, cho nên mới gọi là hiếu hạnh. Hạnh hiếu có rồi thì chúng ta mới thể hiện sự hiếu dưỡng, tức là nuôi cha mẹ, lo cho cha mẹ từ vật chất đến tinh thần. Có như vậy, vào ngày này chúng ta mới có thể trở về nguồn mạch yêu thương đầu đời.

Khi chúng ta còn non trẻ, còn ấu thơ, tâm hồn của chúng ta trong trắng lắm, cha mẹ đã tập cho chúng ta từng tiếng nói đầu đời, cha mẹ hun đúc cho chúng ta bước vào đời một cách tự tin, vững chãi. Không những lo cho chúng ta việc ăn ở mà còn lo cho chúng ta về đạo đức. Không những lo cho chúng về đạo đức mà còn lo cho chúng ta có kiến thức để bước vào đời và trở thành một người sống có ích cho xã hội.

Vì vậy, ngày Rằm tháng Bảy Vu lan nghiễm nhiên trở thành lễ hội truyền thống của dân tộc ta và đã đi sâu vào mạch sống của người dân Việt từ xưa đến nay. Có thể nói, Lễ hội Vu lan mang đậm tính nhân văn sâu sắc, và ngày này được người ta gọi là ngày trở về nguồn. “Cây có cội, nước có nguồn”, cây có gốc bám sâu vào lòng đất thì cây đó mới phát triển to lớn được và ngọn ngành được vững vàng là do từ nơi gốc rễ. Còn nước, khi thấy nó chảy xuống suối, xuống sông, ra biển, thì mình phải biết rằng nó có nguồn mạch của nó, nó xuất phát từ nơi đầu nguồn. Vậy cội và nguồn chính là gốc rễ yêu thương của cha mẹ, chúng ta phải biết yêu thương cha mẹ trước khi chúng ta nói yêu thương người khác, đó là căn bản làm người. Trong nhà Phật , vào Rằm tháng Bảy có bốn câu như thế này:
“Trung Nguyên ngày hội vọng Vu lan
Bến giác chiều thu sóng đạo ngàn
Hởi ai là kẻ mang ân nặng
Hãy vận lòng thành đón Vu lan”

Trung Nguyên Rằm tháng Bảy là ngày hội Vu lan của đạo Phật. Bến giác chiều thu, chúng ta có phải là người đang ở bến giác, hay là xa rời bến giác? Nếu ai xa rời bến giác thì người đó không phải là Phật tử. Phật tử tức là con của bậc giác ngộ. Chúng ta nhất định phải ở bến giác hay qua bờ giác, mà giác này là trung tâm của đạo Phật, cho nên gọi đạo Phật là đạo giác ngộ.

Vu lan là dịp những người con mang nặng ân tình, ân nghĩa sâu đậm của cha mẹ trở về chùa, vận hết tất cả lòng thành để đón mừng lễ hội này bằng một cái tâm chí thành, chí hiếu, chí kính đối với cha mẹ của mình. Cho nên cha mẹ mình còn sống thì đây là dịp may và phước lớn cho chúng ta trở về phụng thờ để lo đáp đền báo hiếu. Đức Phật đã dạy: “Gặp thời không có Phật, nếu ai biết phụng thờ cha mẹ tức là phụng thờ Phật”.

Như vậy rõ ràng cha mẹ ngang tầm với Phật rồi. Tại sao mình cứ phải chạy đầu này đầu kia, vái lạy, cầu khẩn Phật ban phước cho mình, quan tâm đến mình, tạo điều kiện tốt cho mình, mà trong nhà mình có hai vị Phật, đó là cha và mẹ mà mình lại không biết, chính mỗi chúng ta đều có Phật để tôn thờ, đó là cha và mẹ. Vu lan rằm tháng Bảy là ngày chúng ta trở về nguồn cội tổ tông, thi ân, báo ân cho trọn vẹn hiếu đạo làm người. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì không thể nào trở thành người Phật tử chân chánh được. Người xưa đã nói:

“Tu đâu cho bằng tu nhà,

Thờ Cha kính Mẹ mới là chân tu.”

Như vậy, không nhất thiết ai cũng phải cần xuất gia mới gọi là chân tu, nếu ở nhà hiếu dưỡng cha mẹ thì đã là chân tu rồi. Còn nếu ai xuất gia mà làm khổ cha mẹ nhiều, thì như vậy đâu phải là người con thật sự, đâu phải là người chân tu. Mong rằng trong lễ hội Vu lan năm nay, chúng ta biết quay trở về sống thật tâm, thật tốt đối với cha mẹ của mình thì ngày Vu lan mới có ý nghĩa thật sự.

Hiếu dưỡng cha mẹ không phải là một sự bắt buộc vô lý, xã hội loài người khác với xã hội loài vật. Con vật khi sanh con cái một thời gian sau khi con nó lớn lên nó không còn nhận ra con của mình nữa, và ngược lại con của nó cũng không còn nhận ra đâu là cha mẹ mình. Chỉ có loài người mới có cái tôn ti trật tự này, mới nghĩ đến việc báo hiếu cha mẹ.

Nếu như ai lớn lên, bất hiếu với cha mẹ thì bị mọi người lên án, đánh đập cha mẹ thì có thể vào tù, hoặc loạn luân với cha mẹ thì gọi là con vật chớ không phải là con người. Rõ ràng chỉ có xã hội loài người mới có đầy đủ trí khôn để lập nên trật tự của xã hội như vậy. Do đó, hiếu dưỡng cha mẹ không phải là do mình bịa đặt để làm khổ cho những người con, mà đây là cái lý đương nhiên mà trí khôn của loài người phải làm như vậy. Nếu làm trái đi thì người ta xem thường và phải chịu hậu quả không tốt về sau. Phật dạy :

Tột cùng điều thiện là hiếu

Tột cùng điều ác là bất hiếu

Như vậy, chúng ta hiếu dưỡng cha mẹ, nếu nói là điều thiện thì đây là điều thiện tối cao. Điều đó khẳng định rằng, khi hiếu dưỡng cha mẹ một đời, thì người đó về sau khi lâm chung sẽ sanh về cõi Chư Thiên để hưởng phước, còn ai không biết yêu thương phụng dưỡng cha mẹ thì khi chết sẽ bị đọa vào các cõi ác để chịu hình phạt. Ai biết thương yêu cha mẹ chân tình, thì chắc chắn người đó cũng biết đối xử tốt với tình làng, nghĩa xóm, bạn bè, bà con… Còn nếu mình sống tệ với cha mẹ, thì làm sao mình sống tốt với người khác được

Mỗi độ Vu lan về, hình ảnh thân thương của cha mẹ lại hiện lên trong trái tim của những người con hiếu hạnh. Mặc dù kinh tế thế giới đang khủng hoảng, nhưng thật ra khủng hoảng này tuy vậy không đáng sợ bằng khủng hoảng về đạo đức. Cái này mới đáng sợ nhất trong thế giới loài người. Chúng ta có thể nói dù nền văn minh nhân loại có phát triển đến đâu, thì đạo đức và tình người vẫn được suy tôn. Nếu như đạo đức và tình người không còn, thì xã hội loài người đã tự đào hố chôn mình và bắt đầu đi vào bóng tối.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, đạo đức nền móng của cá nhân, gia đình đang xuống cấp. Rất nhiều người tỏ ra thờ ơ, vô cảm, không còn thương cha mẹ nữa. Trên nhiều phương tiện truyền thông chúng ta đã chứng kiến rất nhiều người con đã ngược đãi cha mẹ, chồng đánh vợ, vợ chồng sống không chung thủy…

Trên thế giới hiện giờ tình trạng bạo lực gia đình cũng đang diễn tiến, nhất là những xã hội, những đất nước ít quan tâm suy tiến về đạo đức, về tình người, thì có thể nói con người rất là tàn ác. Đối với cha mẹ, ruột rà của mình mà mình còn đối xử như vậy, thì thử hỏi người đó bước ra ngoài xã hội họ thật sự làm được gì cho xã hội, mà chính họ là cái họa ương của xã hội.

Gia đình nào cha mẹ sống đạo đức làm gương mẫu cho con cái, con cái sống hiếu nghĩa với cha mẹ, thì gia đình đó thực sự là hạnh phúc. Những cái gì cha mẹ làm, cha mẹ nói, cha mẹ nghĩ đều có ảnh hưởng đến con cái. Có thể nói xã hội văn minh là xã hội có những con người sống có hiếu, có nghĩa, có tình.

Có thể nói một cách khẳng quyết rằng, sự hiếu thảo là điềm lành cho hoa trái trĩu nặng. Ngày nay tất cả những người con Phật nhớ lại nguồn cội của mình để quay về nương tựa và làm những điều thiện lành, nuôi lớn tình thương vô ngã vị tha, đề cao chữ hiếu trong lý duyên sinh của nhà Phật, đó là lý tưởng sống cao đẹp trong văn hóa dân tộc Việt Nam và các dân tộc tiến bộ trên toàn cầu.

VÀ XIN MỜI XEM QUA 2 BÀI THƠ COPY SAU ( dù thơ về Mẹ rất nhiều nhưng đối với dq công ơn cha mẹ luôn đi đôi )

[Hình: attachment.php?aid=12700]

Vu Lan nỗi nhớ ngàn đời
Tác giả: Sương Trần

Mùa Vu Lan đến đây rồi
Sao con bỗng thấy bồi hồi trái tim
Nhớ cha mẹ biết đâu tìm
Thương yêu nồng ấm nỗi niềm sớt chia!
Linh hồn cha mẹ bên kia
Mang theo làn gió cùng tia nắng hồng
Xin cho con một chút lòng
Bao la tình mẹ -mặn nồng tình cha
Hải hà ân nghĩa thiết tha
Non cao biển rộng mượt mà đồng quê
Xanh xanh tre ngã thu về
Quyện theo chiều gió tóc thề mẹ yêu
Cha ngồi dáng vẻ buồn thiu
Thương sao số phận sớm chiều lao đao
Cảnh nghèo quê nội thuở nào!
Tim con se thắt buồn xao xuyến lòng
Quặn đau trời đổ cơn dông
Ngọn đèn loe loét căn phòng đơn sơ
Nếp nhà sau trước bơ phờ
Không nguyện vẹn nỗi để nhờ nắng mưa
Bỡi tường chắn chống lưa thưa
Lợp tranh vách đất sớm trưa kiếp nghèo!
Tháng ngày cha mẹ cheo leo
Nuôi con ăn học mong theo kịp người
Con vui cha mẹ mĩm cười
Đơn sơ hạnh phúc người người thương yêu
Giờ đây khoảnh khắc buổi chiều
Con ngồi ôn lại mọi điều ngổn ngang
Có lần con đã lang thang
Tìm quên nỗi nhớ ruột gan rối bời
Xin cho con nói một lời
Con yêu cha mẹ ngàn đời không phai!

Đạo hiếu chưa tròn
Tác giả: Cà Phê Đắng

Ân dưỡng dục suốt đời ghi tạc
Nghĩa sinh thành nguyện khắc trong tâm
Nắng mưa cha mẹ dãi dầm
Nuôi con khôn lớn âm thầm chở che
Quê mình đó bờ tre khóm trúc
Vẫn bên con những lúc dặm trường
Trong con mãi một tình thương
Ơn cha nghĩa mẹ quê hương xóm nghèo
Mùa thu đến mưa heo gió bấc
Cha có tròn được giấc ngủ say
Mẹ ăn uống có đủ đầy
Mặc có đủ ấm những ngày lạnh căm
Con vẫn mãi âm thầm nguyện ước
Cha mẹ già luôn được bình an
Mùa về tháng bảy vu lan
Chưa tròn đạo hiếu trách thân tủi hờn
.


VÀ BÀI THƠ *MẤT MẸ*

Trên internet một bài viết rằng nhiều đọc giả nói tác giả của bài thơ “Mất Mẹ” được trích dẩn trong cuốn truyện rất nổi tiếng “Bông Hồng Cài Áo” là của chính tác giả Nhất Hạnh. Lại có bài viết rằngnhiều người đã nghe trong chương trình phát thanh cũng nói tác giả bài thơ “Mất Mẹ” là của Thích Nhất Hạnh. Thầy Nhất Hạnh đã viết bài văn ngắn “Bông Hồng Cài Áo” tại Medford vào năm 1962, thầy đã trích dẩn các khổ 1,2 và 6 (hai khổ đầu và khổ cuối) của bài thơ Mất Mẹ để dẩn chứng tình mẹ con, với sự thay đổi nhiều chữ từ bài thơ gốc; thầy đã không ghi tác giả của bài thơ nên rất nhiều người đã nghĩ rằng bài thơ này là do chính thầy đã sáng tác. Thật ra thì thầy Nhất Hạnh đã viết: Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị có nghĩa là Thầy không phải là tác giả của bài thơ này, có lẽ nhiều người không để ý đến câu viết này:
“Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài ấy thì sợ sệt, lo âu... sợ sệt, lo âu cho một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chắc chắn phải đến:
“Năm xưa tôi còn nhỏ
mẹ tôi đã qua đời!
lần đầu tiên tôi hiểu
thân phận trẻ mồ côi.

Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
để dòng nước mắt chảy
là bớt khổ đi rồi...

Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
mất cả một bầu trời.”

Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi”.
(Nhất Hạnh, Bông Hồng Cài Áo)

Tác giả bài thơ Mất Mẹ là thi sĩ Xuân Tâm (1916 – 2012). Đây là một bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, tức là mỗi khổ có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ, gồm có 6 khổ như sau:



Mất Mẹ

Năm xưa tôi còn bé
Mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi

Quanh tôi ai cũng khóc
Yên lặng tôi sầu thôi
Mặc dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi

Độ nhỏ tôi không tin
Người thân yêu sẽ mất
Hôm ấy tôi sững sờ
Và nghi ngờ trời đất

Từ nay tôi hết thấy
Trên trán Mẹ hôn con
Những khi tôi phải đòn
Đau lòng Mẹ la dạy

Kìa nhà ai bên cạnh
Mẹ con vỗ về nhau
Tìm Mẹ tôi không thấy
Lúc buồn biết trốn đâu

Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông Chùa nhẹ rơi rơi
Tôi biết tôi mất Mẹ
Là mất cả bầu trời.

Xuân Tâm



Bài thơ này được chọn làm bài ám đọc trong giờ học môn Quốc văn ở lớp tiểu học của thế hệ thập niên 1940, 1950. Tương tự đoạn văn ngắn Tôi đi học được trích từ tập truyện ngắn Quê Mẹ của Thanh Tịnh (1911 – 1988) do nxb Đời Nay xuất bản ở Hà Nội vào năm 1941, được chọn làm bài giảng văn cho học sinh trung học thế hệ 1950, 60, đầu 1970 ở miền Nam Việt Nam, rất nhiều học sinh trung học đã thuộc lòng đoạn văn này. Cũng tương tự đoạn văn ngắn La rentreé des classes (Ngày tựu trường) được trích từ quyển tự truyện Le Livre de mon ami (Cuốn sách của bạn tôi) của nhà văn Pháp Anatole France (1844 – 1924), được xuất bản vào năm 1885 ở Pháp, đã được đưa vào môn Pháp văn cho học sinh trung tiểu học thế hệ 1940, 50, 60 và đầu 1970 ở miền Nam Việt Nam.
Bài thơ Mất Mẹ được trích từ tập thơ Lời Tim Non của Xuân Tâm, được xuất bản vào năm 1941 tại Hà Nội, gồm các bài thơ được sáng tác từ năm 1935 (lúc ấy Xuân Tâm được 19 tuổi) đến năm 1941.

Xuân Tâm là bút hiệu của Phan Hạp. Ông sanh năm 1916 tại tỉnh Quảng Nam. Ông là một trong các thi sĩ củaphong trào thơ mới vào thời tiền chiến. Trong quyển Thi Nhân Việt Nam (1932 – 1941) của Hoài Thanhvà Hoài Chân, xuất bản tại Hà Nội vào tháng 10 năm 1941, đã giới thiệu Xuân Tâm trong phong trào thơ mới.
Ông đã qua đời vào ngày 4 tháng 2 năm 2012 tại Hà Nội, hưởng thọ được 97 tuổi.


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (20-08-2016 04:55 AM)
04-08-2016, 09:24 PM (Được chỉnh sửa: 08-08-2016 05:32 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #2
RE: VU LAN 2016
[Hình: attachment.php?aid=12701]

Ở phương Tây, có “Ngày của Mẹ”(Mother’s day) và “Ngày của Cha”( Father’s day):

-Ở Hoa kỳ và Canada, nhiều người làm lễ chúc mừng “Ngày của Mẹ” vào ngày Chúa nhật thứ hai của tháng 5 ( The Mother’s day date in United States and Canada is on the second Sunday of May each year).

-Ở Hoa Kỳ và Canada, nhiều người làm lễ chúc mừng “Ngày của cha”( Father’s day) vào ngày Chúa nhật thứ 3 trong tháng 6 mỗi năm ( The Father’s day date in United states and Canada is on the third Sunday of June each year).

Năm nay, 2016, ở Hoa Kỳ và Canada, Ngày của Mẹ là ngày Chúa Nhật 08 tháng 5 năm 2016; Ngày của chalà ngày Chúa Nhật 19 tháng 6 năm 2016.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (20-08-2016 05:21 AM)
05-08-2016, 08:48 PM (Được chỉnh sửa: 06-08-2016 06:03 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #3
RE: VU LAN 2016
[Hình: attachment.php?aid=12705]

Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
- Cháu muốn mua một hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một hoa hồng đến 2 đôla.
Anh mỉm cười và nói với nó:
- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:
- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.
Tức thì, anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (20-08-2016 05:26 AM)
08-08-2016, 04:35 PM
Bài viết: #4
RE: VU LAN 2016
KÍNH MỜI XEM QUA BÀI VĂN NGẮN CỦA NHÀ VĂN VÕ HỒNG

Trong thời hồng hoang của lịch sử, con người chỉ biết có mẹ. Khỏi cần tìm hiểu đầu xa, cứ nhìn các con vật thì biết : gần gũi và hiền lành là con chó, con gà, xa xôi và hung bạo là con beo, con cọp. Sinh ra và lớn lên chỉ biết có mẹ, lúc thúc quanh mẹ. Bởi một lẽ đơn giản : khi biết mình mang thai, con cái thường sống cách ly con đực không cho lại gần.





Con người sau này thì không. Cha săn sóc mẹ khi mẹ mang thai, cha đỡ đần mẹ, cha giúp tay mẹ pha bình sữa, giặt giũ tã lót khi cha mẹ còn nghèo. Khi cùng đầy tháng, cha châm hương đốt đèn thành kính cầu xin Mụ Bà và tham lam cầu khắp thần linh phù hộ cho con mau ăn, chóng lớn. Có lẽ đó là lần đầu tiên, lần trọng đại nhất trong đời mà cha trọn lòng nghĩ đến những vị thần linh. Vì con mà tin, mà khấn, mà cầu... cho dẫu mang tiếng mê tín cũng xin sẵn sàng vui nhận.

Con lên hai tháng, ba tháng, nằm ngửa huơ chân, huơ tay, mở to đôi mắt ngơ ngác, xoay đầu nhìn vu vơ sang trái, sang phải. Rồi con biết hé miệng cười, cái cười vô nghĩa nhưng đủ cho cả nhà mừng rỡ reo vui. Rõ ràng là nụ cười của con làm nở những nụ cười xung quanh, làm rạng rỡ những khuôn mặt, xóa mờ những nếp nhăn nơi trán : lần lượt biết lật, biết bò... rồi con ngồi vững, rồi vịn tay đứng được, rồi bước những bước rụt rè. Tiếng reo vui, tiếng khuyến khích vang lên rộn ràng làm đầm ấm, trong đó có lẫn tiếng của cha.

Cha được phân công ngồi bón cho con những miếng cơm đầu tiên, cha phải la : "Ùi ùi ! Coi kìa con chuột. Ăn mau chớ nó ăn hết", rồi thừa lúc con ngơ ngác đưa mắt tìm, cha đút nhanh muỗng cơm vô miệng. Hỡi ơi, từ ngày có con, cha trở thành nhảm nhí đáng thương. Con mới mở miệng ngáp, đôi mắt mới khép hờ mà cha đã vội vàng ru, ru cái kiểu nửa ngâm nửa hát vụng về mà chọn những câu nhảm nhí phù hợp với trạng thái tâm hồn của cha lúc đó :

À ơi, con gà cục tác lá chanh...

Có thể cha giỏi nhạc, cha hát hay nhưng cha ngượng không dám nghiêm trang cất giọng, sợ người khác nghe biết cha đang tràn trề niềm vui, no nê hạnh phúc. Vả chăng mặt con ngây ngô thế đó thì cha biểu diễn nghệ thuật để chi ? Cha phải ngây ngô theo, còn duỗi chân thì cha nói : "Chà ! Bộ định về thăm ngoại hả ?". Rờ cái đít nung núc thịt, cha bế chạy vừa nói nựng : "À, con heo ú đây. Ai ra mua !". Quả là những giây phút hân hoan cực độ. Nhưng phải chợt dừng lại. Sợ người khác nghe. Phải che giấu hạnh phúc để tỏ rằng mình không tầm thường. Khi có học, cha thường phải tạo vẻ mặt nghiêm trang. Dưới thời Nho giáo, cha được gọi là nghiêm đường. Hai mươi tuổi đậu cử nhân, đậu tiến sĩ thì phải mang bộ mặt lạnh lùng của một quan hoạn. Chỉ có người cha quê mùa mới thong dong cõng con bốn năm tuổi đi chơi nghêu ngao khắp xóm, bứt lá chuối quấn kèn. Lớn lên, cha con cùng làm lụng cạnh nhau trên sân lúa, giữa rẫy khoa. Xã hội hôm nay trí thức hơn, văn minh hơn, trong cuộc sống cha một nghề, con một nghề, ai lo phần nấy, rốt cuộc tình thương cha con trở nên lợt lạt. Tình quấn quít cha con chỉ thể hiện khi con còn nhỏ ; quá bậc tiểu học, con bắt đầu lớn, bắt đầu chọn bạn là bắt đầu xa cha. Từ đó cha thường chỉ đóng vai người cung cấp tiền cho con ăn học, may sắm, nguồn kinh nghiệm khôn dại để đưa lời chỉ bảo khuyên răng. Tất cả đều chỉ là lý trí lạnh lùng.

Chứ mẹ thì không. Nghĩ đến mẹ là một chuỗi hình ảnh êm ái hiện ra : mẹ đang nặng đẻ đau, mẹ vạch vú cho bú, mẹ bồng ru ngủ, mẹ ôm hôn nựng, mẹ tập đứng, tập đi. Khỏi cần lý luận khỏi nhìn đâu xa, cứ nghĩ đến mẹ là như thấy rõ hồi nhỏ mình nằm như thế nào trong vòng tay mẹ, ỉa đái tự do trên mình mẹ và mẹ lo giặt, lo thay, quen thuộc với mùi khai, mùi thối. Với cha thì phải suy nghĩ mới thấy, bởi mọi sự thương yêu chỉ hiện rõ khi mình còn nhỏ. Bấy giờ nếu may mà biết được là nhờ ngẫu nhiên thấy một người cha nào đó đang thương yêu săn sóc đứa con nhỏ của họ.

Tìm trong văn chương thì thường chỉ gặp loại :

Công cha như núi Thái Sơn

Núi này nhất định là phải lớn lắm và công cha cũng lớn như vậy. Không thấy ghi lại một nét cảm động về người cha mà chỉ phác qua một hình ảnh uy nghi, nhưng xa cách, gợi sự tôn sùng. Mọi người đều thuộc, đều đọc làu làu, nhưng mà thản nhiên như đọc khẩu hiệu.

Người cha quen thuộc, cha của Mẫn Từ Khiên, thì được vẽ ra là một người biết làm bổn phận : bổn phận cưới kế thiếp khi vợ cả chết và bổn phận đuổi kế thiếp đi vì Mẫn Từ Khiên bị ngược đãi. Mà cũng ngẫu nhiên mới biết được con khổ khi thấy con mặc áo rách run rẩy đẩy xe cho mình.

Người cha trong cuốn Luân Lý giáo khoa thư dễ thương hơn.

Truyện kể : Mẹ đi chợ mua về cho con trái cam. Con nghĩ đến cha làm lụng nắng nôi, liền cầm trái cam ra đồng đưa tặng cha. Cha nghĩ đến mẹ đầu tắt mặt tối ở nhà, liền cầm trái cam đem về tặng mẹ. Trái cam đi về một vòng, dài và rộng hơn sợi dây tình cảm con thương cha, rộng khắp ba lần vì thêm tình mẹ thương con, tình chồng thương vợ.

Cổ văn thường nặng nghĩa lớn, nhẹ tình riêng. Phạm Trọng Yêm, tể tướng đời Tống, sai con là Thuần Nhân chở năm trăm thùng thóc về quê. Đến Đan Dương, nhân gặp Thạch Man Khanh là bạn cũ của cha đang bị khốn quẫn vì bị ba cái tang dồn dập. Nhân tặng hết năm trăm thùng thóc. Lại nghé hai cô con gái của Thạch Man Khanh đến tuổi mà đang ế chồng, liền tặng luôn cái thuyền. Về kể lại chuyện cha nghe. Nghe tới chỗ hai cô gái của bạn ế chồng, Phạm Hiền ngắt lời hỏi :

- Sao con không cho luôn cái thuyền ?

Cuộc sống bắt cha hướng mắt ra ngoài đời, nhìn đời, lăn lộn với đời. Mẹ thì nhìn vào trong nhà, nhìn vuông sân chái bếp, con gà, con chó, cây ổi, cây xoài và bầy con của mẹ. Con gần mẹ hơn cha là vậy. Cha lặng lẽ đi làm kiếm tiền, con đâu biết bao nhiêu gian lao cực nhọc, lo toan đối phó làm mệt mỏi gân cốt và trí óc cha. Về đến nhà tìm sự yên tỉnh, nhiều khi mang cái bực bội, cái cáu gắt từ ngoài xã hội mang về theo. Con phải len lén bỏ ra nhà sau, im lặng, càng xa càng tốt, gần như muốn xóa bỏ cái hiện hữu của mình. Sự cách xa giữa cha con thường bắt đầu nhẹ nhàng như vậy. Càng thêm xa cách bởi sao cạnh mẹ con thấy êm đềm. Ai làm ra tiền không cần biết, chỉ biết muốn nhai viên kẹo, muốn cắn trái ổi là chỉ cần thỏ thẻ với mẹ. Mua cây viết mới, sắm đôi dép mới... thảy thảy mẹ đóng vai bà tiên. Tội thân cha, cạnh bà tiên hiền, cha thành Thiên Lôi ; bà tiên càng hiền, cha càng thành La Sát.

Không, cha không muốn vậy. Cha thương con nhưng cuộc sống phân công, mỗi người mỗi việc. Mẹ như cọng mảnh, nhánh thấp càng gần để trái non xúm xít bâu quanh. Cha như thân vững chắc, bám rễ thật chặc, hút nhựa nuôi hoa, nuôi trái.

Thân chỉa những cành lớn đâm ngang, thân vươn lên những nhánh cao phủ trên đầu che mưa che nắng. Cha cân nhắc lời nói, chỉ nói khi cần, con lớn mẹ thì càng phải nghiêm. Mẹ là tình cảm, cha là lý trí, mẹ lạt lòng cha phải giữ kỷ cương. Mẹ chín bỏ làm mười, cha phải cầm cân nảy mực. Đi vào bước trưởng thành từ mười ba, mười bốn tuổi, con càng ngày càng ngại cha, tránh cha rồi xa cha là vậy.

Nhưng đừng đơn giản, bất công, quên cái thời ta lên năm, lên mười, kẻo trở thành bội bạc. Hãy nhìn những đứa ba tuổi làm nũng với cha. Bắt cha bế chạy nhong nhong. Bắt phải dắt ra cổng đứng nhìn xe cộ. Bắt phải có cha nằm cạnh quạt cho mới chịu ngủ. Lên tám, lên chín thì hay chạy tới nơi cha làm việc để đón cha cùng về. Trên đường đi phải nắm tay cha, thỉnh thoảng nhìn lên mặt cha, dẫu là khuôn mặt tầm thường hay xấu xí.

Tuổi già chiếc bóng, mẹ dễ sống theo con, dâu, rể. Lúc thúc sớm hôm, chăm chút tỉ mỉ, mẹ uốn mình theo nếp sống, mềm mỏng ung dung như nước. thường cha thì không, cha ít cam khuất phục rể, dâu. Chịu sống hắt hiu, thiếu thốn, cốt tránh trước cái giả bộ nặng tai của dâu, cái im lặng cố ý của rể. Mẹ biết ý nên khi phải nhắm mắt vĩnh biệt, mẹ thường thổn thức dặn dò : "Anh ở lại nuôi con. Gắng kiếm một người hiền lành giúp đỡ. Chớ đàn ông không chịu khổ được lâu".

Phải, tuổi càng cao, khổ càng chồng chất, dâu, rể không ăn hiếp thì có con muỗi, con kiến ăn hiếp thay. Cứ cắn, cứ chích, nạn nhân nghe đau đâu đập đó, chứ mắt mờ đâu còn thấy rõ. Nhìn lên bầu trời đâu còn thấy chòm Bắc đẩu mà mới ngày nào lững thững dắt con đi trong sân cha chỉ cho con nhìn.

Con nay đang tuổi trung niên, bận theo quyền lực, vui với vợ con, bè bạn, việc báo hiếu cho cha thường tỏ ra bủn xỉn. Nếu có ai trách hửng hờ, chễnh mảng thì thiếu chi lý lẽ dẫn ra : "Được vậy còn đòi gì nữa ?.... Trời ơi, thì giờ đâu !".

Phải, thì giờ đâu ? Người xưa hay nhắc phận con kíp báo hiếu bởi từ dục dưỡng nhi thân bất đãi, con muốn nuôi mà cha mẹ không chờ.

Khi con ở tuổi trung niên thì cha vào giai đoạn già yếu. Bề ngoài, ngó dẫu phương cương nhưng nội tạng thường đang rệu rã. Dễ hiểu thôi mà, một đồ vật dùng đã sáu chục năm rồi thì dẫu có lạc quan đến đây cũng chỉ có thể tạm nói : "Cũng còn khá". Cha thỉnh thoảng cảm thấy hơi đau nơi này, chợt nghe có cái nhéo nơi kia. Đôi hồi bỗng mệt vô cớ. Nhưng cha thường im lặng không nói. Những câu nói không còn cần thiết, êm ái cho con nữa khi con còn nhỏ. Bây giờ, những câu nói đầy quấy rầy con. Đành âm thầm nghĩ đến câu Vạn vật vô thường.

Sách xưa dạy : Hôn định thần tỉnh, ta dịch : "Tối viếng sớm thăm", lạt lẽo nghèo nàn nếu không có người giảng cụ thể bằng cha mẹ già thường cần đôi mắt và bàn tay con, trước và sau giấc ngủ. Đã nằm trong mùng thì lười đứng dậy để khép bớt cánh cửa, để lấy cái mền, để tìm lọ dầu. Ngủ một đêm sáng dậy, trong mình có gì thay đổi. Đó là lúc con cần hỏi han mẹ cha mới dám giải bày. Gần như mọi người con, cuối cùng đều âm thầm tự trách, lặng lẽ xót xa. Cha biết trước tâm trạng đó, phòng xa ngày nào mình từ trần con mới chợt ân hận muộn màng, nên trong mỗi bức thư gửi con, cha đều kết thúc bằng sự bằng lòng, rằng con đã học hành thành đạt và cha mãn nguyện, cha vui. Lòng vị tha, lòng hy sinh cho con kéo dài mãi sau khi nhắm mắt.

Báo hiếu đâu chỉ món quà, mà có thể đôi tháng gửi một bức thư. Nội dung đâu đòi hỏi cao siêu, chỉ cần mươi dòng lược kể chuyện đã nghe, một điều vừa thấy. Thì cũng như bạn bè bạn gặp nhau, chào nhau một câu rất nhảm mà vẫn rất cần : "Đi đâu đó ? Mạnh giỏi ?". Sinh nhật cha, tặng một cành hoa. Nếu ở thành phố xa, hai ba đứa gởi về hai, ba bức điện chúc mừng, tốn không bao nhiêu mà tạo được sự rộn ràng tới tấp. Niềm vui tinh thần đâu thua bữa tiệc cao lương ?

Ngày Vu Lan, nhiều chùa tổ chức lễ hội bông hồng cài áo. Hoa hồng tượng trưng cho mẹ. Để tỏ lòng thương nghĩ tới cha, nhiều nơi buộc thêm dải nơ tượng trưng cho cha. Cha còn : nơ xanh. Cha mất : nơ trắng. Lễ đường xếp thành bốn dãy, dãy cha mẹ song toàn, hoa hồng, nơ xanh. Mẹ còn, cha mất : hoa hồng nơ trắng. Mẹ mất, cha còn : hoa trắng, nơ xanh. Mẹ cha đều mất : hoa trắng, nơ trắng. Người dự lễ đứng theo hoàn cảnh của mình. Có lần, một em nhỏ tuổi chừng lên tám đứng trong hàng hoa trắng nơ trắng. Em nhìn quanh, tủi thân khóc òa và cả lễ đường cùng khóc òa theo.
Cha cũng như mẹ, rồi sẽ một ngày :
Đỉnh hoa biểu từ khơi bóng hạc

nên mỗi người con đều phải vội vàng. Trả hiếu không bao giờ đủ, không được coi là dư bởi tình cha thương con là cho chứ không phải cho vay để có thể gọi là trả đủ.
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (20-08-2016 05:26 AM)
08-08-2016, 04:39 PM (Được chỉnh sửa: 09-08-2016 08:19 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #5
RE: VU LAN 2016
THÊM ĐOẠN VĂN CỦA NHÀ VĂN VÕ HỒNG VỀ MẸ

[Hình: attachment.php?aid=12711]

Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
(Truyện Kiều)

Tựa cửa hôm mai là lời của mẹ Vương Tôn Giả. Mẹ bảo Vương "Nhữ triêu xuất nhi văn lai" mày sáng đi mà chiều về, "tắc ngộ ỷ môn nhi vọng" thì ta tựa cổng làng mà ngóng. Hai câu mô tả lòng mẹ thương con khi con đã lớn. Trích dẫn nguyên bản để đọc lên ta xúc cảm rằng bà mẹ đó có thật.

Truyện dân gian mô tả lòng mẹ thương con thì rất nhiều. Thử lấy một. Người mẹ bị rắn độc cắn, biết mình sắp chết bỏ con, vội vã chạy về nhà, đổ lúa vào cối mà xay, đổ thóc vô cối mà giã, gấp gấp để cho có gạo để lại con ăn sau khi mình chết. Không ngờ huyền diệu đã xảy ra: dồn cả sức lực, bắp thịt đến rã rời, truyện kể rằng chất độc toát ra theo mồ hôi, thoát ra theo hơi thở... và người mẹ được cứu sống. Còn nhớ truyện vua Salomon xử kiện? Hai người đàn bà tranh nhau một đứa nhỏ, ai cũng nói mình là mẹ của nó. Dùng đủ mọi lý lẽ mà không giải quyết yên, cuối cùng vua phán: "Ðem đứa nhỏ ra xẻ hai, mỗi người lãnh một nửa". Một người đàn bà nói: "Dạ, thà như vậy cho công bằng". Người đàn bà kia: "Thôi, tôi xin nhường". Ðó là lời của mẹ bạn đó, hỡi bạn nhỏ đang lắng nghe tôi. Mẹ bạn cũng sẽ xử sự như vậy nếu bị đặt vào hoàn cảnh nêu trên.

Trường hợp này thì còn đáng phục hơn: Chàng Côdắc hỏi tiên nữ Ôcxana rằng đến khi nào nàng mới yêu chàng? Nàng trả lời rằng nàng sẽ yêu người nào đem tặng trái tim người mẹ... Chàng Codắc im lặng, lòng đượm buồn và chẳng thiết gì ăn uống nữa. Nhưng rồi cuối cùng chàng cũng mang đến cho Ôcxana trái tim của mẹ mình.
Ðường dài chân mỏi mắt hoa
Vừa lên thềm cửa, chân sa ngã nhào
Tim mẹ đập, ứa máu đào
Mà còn hỏi nhỏ "Nơi nào đau, con?"

Hỡi ơi, chỉ có trái tim người mẹ mới vị tha tới mức vẫn cứ thương đứa con bội bạc dường kia!

Tưởng cũng nên nhìn qua vài gương mẹ hiền, dạy con nên người, xả thân vì nghĩa. Mẹ Mạnh Tử chọn láng giềng tốt, cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung để làm bài học dạy cho con. Mẹ Vương Lăng (1) với bài thơ tiễn sứ giả, mẹ Từ Thứ (2), mẹ...

Lòng mẹ đối với con như vậy, còn lòng con dành cho mẹ thì sao? Trong bốn câu thơ Ðoạn trường tân thanh nêu trên, một câu đầu nói nỗi lòng người mẹ thì hai câu sau là nỗi lòng của con. Câu trước dành cho đứa con nhỏ tuổi là Hoàng Hưng, câu sau chọn tả nhân vật hiếu tử già nhất lịch sử: Lão Lai. Suốt cuốn Nhị thập tứ hiếu là 24 gương con hiếu. Nhiều gương ngang tầm với người thường, người thường làm được. Truyện Quách Cự chôn con, được chum vàng. Trời chu đáo chôn sẵn để thưởng Quách Cự, hơi khó tin đối với chúng ta hôm nay. Có vẻ như do một thí sĩ của cung đình sắp đặt dựng lên nhằm ca tụng vượng khí của triều đại, thần linh và con người giao cảm tương thân. Riêng truyện Vương Thôi có khí vị đặc biệt. Mẹ Vương Thôi sợ sấm. Ngày thường Thôi ra đồng làm việc, mà hễ trời nổi cơn sấm sét là lật đật chạy về nhà cho mẹ hết sợ. Khi mẹ chết rồi, mỗi lần sấm sét là Thôi lại vội vàng chạy ra ôm mộ mẹ mà nói: "Có con đây, mẹ đừng sợ". Tâm hồn Vương Thôi có cái gì chất phác đơn giản của một người nông thôn quê mùa, khiến ta tin là hoàn toàn có thật. Và không cần cố gắng, khỏi phải lý giải, hễ đọc lên là lòng mỗi chúng ta đều xúc động rưng rưng.

Trong kho truyện cổ của ta có chuyện Bát canh hẹ. Một tù nhân một hôm nhìn vào mâm cơm thấy có bát anh hẹ liền khóc òa bảo người cai ngục: "Tôi biết là mẹ tôi vừa tới thăm tôi, nhờ ông chuyển cho bát canh hẹ này. Vì hồi ở nhà mẹ tôi thường nấu canh hẹ cho tôi ăn".

Truyện kể một vị hiền giả nọ (3), một hôm phạm lỗi bị mẹ đánh. Ông khóc tức tưởi nhiều hơn mọi lần. Mẹ hỏi: "Lần này mẹ đánh ít, sao con khóc nhiều?" Thưa: "Những lần trước mẹ đánh nhiều, ngọn roi mạnh, con khóc vì đau. Lần này mẹ đánh ít, ngọn roi nhẹ, con thấy ít đau, nhưng con biết sức mẹ đã yếu, mẹ đã già, nghĩ vậy mà con khóc". Sách vở ghi biết bao nhiêu gương hiếu.

Mà nào phải lục tìm trong cổ văn mới thấy gương mẹ hiền biết cách thương con. Mẹ của người bạn cùng quê với tôi, anh Phạm Ngọc Ân, vốn không biết chữ Quốc ngữ như mọi bà mẹ thời đó. Khi Ân học vỡ lòng, anh lẫn lộn M với N, P với Q... rồi sang vần ngược thì càng tha hồ lẫn lộn. Cha giận, vừa nạt, nộ, vừa vụt roi. Mẹ thương con, lén đứng dòm, lẩm nhẩm nhớ để rồi bày cho con. Kết quả là bà đọc được Quốc ngữ và sau đó Ân học hành giỏi, làm tới chức thanh tra giáo dục. Ân nay đã đông vầy con cháu và mẹ già đã nằm yên dưới ngôi mộ bên sườn núi Ngân Sơn.

Chỉ không lưu ý đó thôi chớ hình ảnh mẹ con diễn ra quanh ta đầy dẫy, vạn trạng thiên hình kể sao cho xiết! Mẹ ẵm con đi chợ, mẹ bồng con đi nhà thương, mẹ dắt con đi tới trường... Trên sân: gà mẹ dẫn gà con bươi rác. Trên đồng cỏ: Trâu mẹ đứng yên cho trâu con sục mõm vào bầu vú, mắt nhìn hiền từ, thỉnh thoảng liếm vai liếm lưng. Con cò luộm thuộm vụng về, cái cổ dài ngoẵng, cặp chân lêu khêu vậy mà từ lưng chừng trời trời xếp đôi cánh đáp xuống nhẹ nhàng cạnh bầy con, dùng cái mỏ nhọn hoắc để sú mồi, để rỉa lông âu yếm... Tình mẹ con quả là thứ tình cảm thiêng liêng khó giải khi ta nhìn cặp mắt vàng lợt đó như thiếu vắng sự thông minh, cái cổ quá mảnh quá dài làm khó khăn biết bao cho sự dẫn truyền tình cảm.

Cho chí thảo mộc vô tình cũng gợi xúc cảm mẹ con. Cây chuối mẹ và bầy chuối con xúm xít. Cây ổi mẹ và lũ ổi con ngơ ngác vây quanh. Lũ cây con rất cần mẫn nhìn mẹ mà bắt chước, mà nhại theo hình dáng mẹ, cố gắng sao cho giống mẹ.

Trên đời không ai yêu thương ta bằng mẹ. Người tình dẫu thủy chung, cũng chỉ yêu ta với diều kiện. Hoặc là ta đẹp. Hoặc là ta có tài. Mẹ thì không, xấu xí cũng thương, xấu xí càng thương như nhằm bù lại những thiệt thòi cho con, như ngầm nhận sự xấu xí là do lỗi mẹ.

Không đến nỗi quá lời nếu nói rằng với mẹ, con là tất cả. Khi có con, mẹ bình dân vạch vú cho bú, áo xống xốc xếch, quần xăn quá đùi cũng không còn thấy ngượng. Có con là như đã có đủ rồi. Không như những bạn lấy chồng năm mười năm mà chưa có con, vẫn cứ thẹn, thùng kín đáo.

Ðúng, đã có đủ rồi. Vì có con, mẹ mới yên tâm, mẹ vừa hãnh diện. Con là tác phẩm tuyệt hảo của mẹ, là báu vật thiêng liêng mà mẹ vẫn không hiểu làm sao mà mình có đủ khả năng tạo thành. Cái sinh vật nhỏ đó lần lần lớn lên, có trí thông minh, thân thể phát triển vẹn toàn để có thể sẽ trở thành danh nhân, trở thành vĩ nhân. Càng thêm hãnh diện, càng được đền bù bởi mẹ mang thân phận đàn bà, từ mới sinh ra đã chịu mọi thiệt thòi. Làm con gái đâu được cha mẹ chìu bằng con trai. Lớn lên phải phụ tay trong bếp, dọn dẹp trong nhà. Sự thiệt thòi đeo đẳng suốt đời chỉ vì là thân phụ nữ. Luân lý thời xưa khắc nghiệt bắt người đàn bà không được bước đi bước nữa, phải ở vậy thờ chồng nuôi con. Trải bao cuộc chiến tranh, bao nhiêu góa phụ chôn vùi tuổi thanh xuân, đến khi nhắm mắt xuôi tay là coi như xóa sạch cuộc đời, vĩnh viễn không còn dấu vết. Cho dẫu có được sắc chỉ "Tiết hạnh khả phong" hoặc dãy vòng hoa và bài ai điếu.

Rốt cuộc dường như niềm vui lớn nhất trên đời là khi sinh được đứa con. Tình yêu chồng dần dần sớt qua con và nếu gặp trường hợp đớn đau phải hy sinh đời mình để cho con sống thì hầu như mọi người mẹ đều nuốt nước mắt nhận cái chết về mình, ít cần lưỡng lự.

Nước ta có hai bậc quần thoa xuất chúng. Bà Trưng và bà Triệu, được ca ngợi là cân quắc anh hùng, hào quang xuyên suốt lịch sử. Nhưng không thấy sử ghi là hai bà có được đứa con. Khiến có hôm xúc cảm nhìn cảnh mẹ con vui vầy của những bà mẹ, "mẹ của Quỳnh Chi, Thanh Hải, Nhật Thành... Tôi chợt ngậm ngùi nghĩ đến hai bà:
Tôi chợt nhớ về Bà Trưng, Bà Triệu
Chưa một lần được nói tiếng "con ơi!"
Vì nghĩa lớn, xả thân mình lo liệu
Phần ấm êm: xin nhường hết cho người.

Phần ấm êm là đứa con, là tình mẹ con, dẫu rằng thế tục tầm thường nhưng không phải dễ mà có dược.

Tôi, thuở ấu thơ không được sống gần mẹ, đã vậy mới mười một tuổi mẹ đã từ trần. Theo cha đến chùa một lần là nhân lễ mãn tang mẹ. Lớn lên mới biết là lễ Vu Lan báo hiếu nên cứ mỗi lần xé tờ lịch nhìn thấy ghi tháng Bảy âm lịch là lòng u hoài nghĩ đến mẹ. Có một thôi thúc nhẹ nhàng, một háo hức tiềm ẩn muốn được làm một cử chỉ báo ân. Nhưng mẹ đâu còn? Ðành tìm trong chỗ bạn quen thân có ba người còn mẹ già, ngày Vu Lan tự tay đem một tặng vật nhỏ, gọi là góp lời cầu nguyện cùng bạn. Rồi âm thầm nghĩ đến tích Mục Liên Thanh Ðề, nhớ đến quê hương xa cách, ngôi chùa làng vắng vẻ tịch liêu. Ðến ngôi mộ của mẹ tôi, của bác tôi, của ông bà tôi nằm rải rác quạnh hiu nơi sườn núi cuối thôn. Ðến những vị xuất gia đã cát ái từ thân, giờ này đang trì chú hộ niệm. Nhưng cát ái từ thân đâu có nghĩa là không nghĩ đến mẹ? Ðại Ðức ơi, thầy nghĩ đến mẹ tha thiết như thế nào? Hòa thượng ơi, ngài nghĩ đến mẹ bồi hồi như thế nào?

Hiện rõ mái đầu bạc phơ của Hòa thượng, chân mày sợi dài trắng xóa, dáng đứng như chỏm núi cao. Như đỉnh Hy mã Lạp Sơn tuyết phủ. Ðỉnh núi tuyết uy nghi có biết báo ân mẹ không? Những bụi sim quây quần dưới chân núi rì rào nhớ mẹ. Mẹ là hột sim do con chim bay qua thả rơi xuống đất. Cây bồ đề cổ thụ thân lớn mấy người ôm, tàn lớn phủ sườn núi cũng xào xạc nhớ mẹ. Mẹ là hột bồ đề rất nhỏ ngẫu nhiên ngọn gió bay mang tới. Nhưng hùng vĩ như Hy Mã lạp Sơn thì mẹ là ai? Tôi đành âm thầm lắc đầu vừa tưởng như nghe ầm ầm những chuyển động tạo sơn quằn quại dựng nên dãy núi. Thành ra núi cô đơn.

Ở nhiều nước văn minh trên thế giới, người ta thỏa thuận lấy một ngày trong năm (4) đặt là Ngày lễ Mẹ (Mother's day). Vào ngày đó, các con dẫu ở xa cũng gắng tụ hội về quanh mẹ, dâng hoa tặng quà, đọc lời chúc tụng và vui vầy tiệc tùng. Trên ngực áo mỗi người con rực rỡ một đóa cẩm chướng màu đỏ. Những người con nào mà mẹ đã qua đời thì lạnh lẽo nơi ngực áo một đóa cẩm chướng màu trắng.

Ở ta, từ thập niên 50 nhiều địa phương nhân ngày lễ Vu Lan đã tổ chức nghi thức bông hồng cài áo: ai còn mẹ thì được gắn một hoa hồng đỏ, ai mất mẹ, thì một đóa hồng trắng. Một cách để nhớ mẹ, để tôn vinh mẹ, để mừng mẹ còn tại thế, để xót xa nghĩ đến mẹ đã qua đời.

Bản thân người mẹ Việt Nam không đòi hỏi được tôn vinh. Vào thế hệ tôi, người mẹ gần như chỉ lúc thúc ở nhà dưới, nhà ngang, lăng xăng suốt ngày và hạnh phúc với múi dưa, với con cháu. Cha già được thong dong ngồi hút thuốc, được thưởng thức tách trà sớm, được nhấm nháp ly rượu buổi hoàng hôn, chớ mẹ thì gần như không biết hưởng thụ là gì. Cả ngay khi số tuổi chồng chất, đóng vai bà nội, bà ngoại. Có một thời gian, láng giềng tôi là một gia đình giàu. Khi người vợ sinh đứa con lên bốn tháng, người ta nhắn về quê nhờ bà kế mẫu già, nghèo, tới coi sóc giùm nhà. Một hôm qua khung cửa tôi thấy bà ngồi vá quần cho đứa nhỏ. Tôi ngạc nhiên bồi hồi đứng nhìn. Trẻ con dưới một tuổi lớn mau, quần áo vải mới, mặc không vừa nữa thì bỏ một chỗ, quần áo vải cũ, rách thì ném làm giẻ lau, ai hơi đâu nheo mắt ngồi vá? Thôi, hiểu rồi, tâm lý người mẹ, người mẹ nhà quê, người mẹ nghèo, tần tảo, quên mình, người mẹ của thế hệ tôi đó. Thời nay có khá hơn, có biết vị kỷ hơn, nhưng có được bao nhiêu người con, dẫu đã thành đạt, nhớ đến Ngày lễ Mẹ? Nhiều bà mẹ tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật cho con hằng năm, có chụp hình... Nhưng này các con, sao sinh nhật mẹ, các con không gom một bó hoa - ngắt hoa dại trong vườn ngoài rào cũng được - sáng sớm trao tay mẹ? Nếu mắc cỡ không nói được thì có thể viết trên mảnh giấy nhỏ: "Con mừng sinh nhật Mẹ" chẳng hạn. Ðó, vì đa số các con vô tâm mà phải mượn lễ Vu Lan để cài một đóa hồng.

Nhưng rằm tháng Bảy không phải chỉ là ngày nhớ mẹ, báo ân không chỉ có báo ân mẹ. Còn phần hiếu thảo dành cho cha. Rộng hơn, dân tộc ta còn nhận ngày này là ngày xá tội vong nhân, chú nguyện cho thập loại chúng sinh vừa mở rộng lòng bố thí cho người nghèo khó nơi dương thế. Lòng nhân ái tựa biển, tràn khắp bao la trong tiếng chuông ngân vang ngày lễ.

Hãy thương yêu mẹ hết lòng, săn sóc ân cần, hầu hạ trìu mến, nhất là khi mẹ già yếu bệnh hoạn xấu xí bẩn thỉu. Hãy nhớ lại thuở mình còn nhỏ, mặt mũi chưa được trơn láng như hiện giờ, ỉa đái ngay trên mình mẹ, và khi lên năm lên mười mẹ phải chịu nhịn phần mẹ để mua món ăn ngon, sắm cái áo đẹp cho mình. Hãy xúc động sụt sùi mà cầm tay mẹ, nhìn mặt mẹ, theo dõi bước đi dáng ngồi của mẹ. Không như tấm lịch đẹp treo tường, tấm năm sau sẽ thay tấm năm trước, không phải như cái bàn gỗ mộc sẽ cứ đứng mãi đó nếu ta không tự ý phế bỏ. Mẹ thì không, dẫu ngó vững chắc nhưng sự sống vốn dễ rung rinh, chẳng chóng thì chầy, rồi cũng tới một ngày - thậm chí có thể chỉ trong thoáng chốc - ta sẽ chỉ còn thấy được mẹ trong trí nhớ

(1) Vương Lăng, người đất Bái là hào trưởng trong huyện, Hán Cao Tổ lúc còn hàn vi quí Vương Lăng như anh. Khi Cao Tổ khởi binh, Vương Lăng đem quân phụ trợ. Hạng Vũ buộc mẹ Lăng phải dụ Lăng về với mình. Mẹ Lăng tiễn sứ giả, khóc nói: "Nhờ ngài nhắn giùm Lăng một câu: Hãy cứ hết lòng theo phò Hán Vương, đừng vì ta mà sinh nhị tâm". Nói xong cầm gươm tự đâm chết (Hán sử)
(2) Từ Thứ quê ở Dĩnh Châu là bậc kỳ tài theo phò Lưu Bị. Tào Tháo mời mẹ Từ Thứ đến Hứa Ðô tiếp đãi trọng hậu và khuyên bà viết thư gọi Từ Thứ về giúp Tào. Bà lớn tiếng mắng Tào là phản tặc rồi ném nghiên mực vào mặt Tháo. Tào Tháo muốn giết nhưng tả hữa can. Sau đó mưu sĩ của Tháo đã giả nét bút của bà viết thư cho Từ báo tin mình bị giam cầm và gọi Từ Thứ về hàng Tào. Vì hiếu, Từ Thứ vè Hứa Ðô gặp mẹ. Biết cả mẹ con cùng bị lừa, bà đã uất hận mắng Từ là ngu phu không biết phân biệt giả chân rồi quay khuất sau bình phong treo cổ tự ải.
3) Hàn Bá Du
4) Ngày chú nhật thứ thứ nhì của tháng năm


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (20-08-2016 05:26 AM)
08-08-2016, 04:44 PM
Bài viết: #6
RE: VU LAN 2016
ĐỂ ĐẶT DẤU CHẤM CHO VU LAN 2016 DQ KÍNH MỜI BÀ CON XEM QUA KINH PHẬT NÓI VỀ CHA MẸ ( sưu tầm)

Đức Phật đã đưa ra tiêu chuẩn đối với một người con được gọi là hiếu đạo thì phải hội đủ cả hai mặt sự và lý. Sự là hình thức báo đáp bên ngoài, là lo lắng, chăm nom phụng dưỡng cha mẹ khỏi mọi điều thiếu thốn về vật chất; luôn tôn trọng kính lễ cha mẹ và không được làm cho cha mẹ phiền lòng. Lý là chăm lo đời sống tâm linh cho cha mẹ. Hướng cha mẹ phát khởi thiện tâm, gieo tạo phước lành, tu theo chánh đạo; là làm sao cho cha mẹ hiểu rõ đường lành, tin sâu nhơn quả, thoát ngoài vòng mê tín, ra khỏi luân hồi nghiệp báo, đạt được an lạc giải thoát trong hiện tại và tương lai.

Nói cách khác, một đời sống hiền thiện chính là hiếu hạnh, là phát tâm báo ân. Còn như làm điều tà ác, không tu dưỡng đạo đức là bất hiếu.

Theo quan điểm của Phật giáo, thiện là không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham , không sân, không si, có chánh kiến. Ngược lại là bất thiện. Mà tham, sân, si chính là gốc rễ của bất thiện.

Cho nên người tu học Phật pháp phải thấy rõ điều này để biết cách áp dụng lời Phật dạy vào đời sống sinh hoạt của chính mình, để mỗi ngày bớt tham, sân, si, thăng tiến trên đường đạo. Được như vậy mới thật sự là người con hiếu đạo.

Trong đạo Phật, vấn đề hiếu đạo được đề cập trong nhiều trong kinh tạng Pali của Phật giáo nguyên thủy và Hán tạng của hệ phái Bắc tông như: kinh Trường Bộ, kinh A Hàm, kinh Báo Ân, kinh Vu Lan Bồn, kinh Hiếu Tử, kinh Tâm Địa Quán…

Ở đây, chúng tôi sưu tập lại một số ít trong rất nhiều pháp thoại đức Phật thuyết về công ơn cha mẹ và cách thức đáp đền của con cái đối với cha mẹ hầu chia sẻ cùng các bạn.

Phật dạy:
“Cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu
Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu”.

(Kinh Nhẫn Nhục)

“Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng sanh lang thang trong nẻo luân hồi, bỏ thân này nhận thân khác, sinh đi sinh lại bao lần, sữa mẹ mà chúng ta đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển”.

(Kinh Tương Ưng)

“Này các tỳ kheo!Có hai người mà các thầy không thể nào đền ơn cho hết được, đó là cha và mẹ. Nếu có kẻ vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi xa ngàn dặm, cung phụng đủ mọi thức ăn, đồ mặc, chăn nệm và thuốc thang, thậm chí cha mẹ có tiểu tiện, đại tiện trên vai đi nữa, cũng chưa trả được ân sâu cha mẹ. Các thầy phải biết, ân cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, làm cho ta trưởng thành. Vì thế, mà biết ân đó khó trả. Do vậy, người con hiếu thảo muốn báo đáp công ơn cha mẹ đúng chánh pháp cần phải thực hành những việc sau đây:

- Nếu cha mẹ chưa có niềm tin, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm tin tưởng tam bảo.
- Nếu cha mẹ xan tham, phải khuyết khích cha mẹ phát tâm bố thí.
- Nếu cha mẹ theo điều ác, phải khuyết khích cha mẹ hướng về đường thiện.
- Nếu cha mẹ theo tà kiến, phải khuyết khích cha mẹ trở về với chánh kiến.

Làm được như vậy là trả ơn cha mẹ đúng với chánh pháp, khiến cha mẹ không những được an vui trong hiện tại, mà còn gieo phước lành trong tương lai”.

(Kinh Tăng Nhất A Hàm)

“- Cung kính và vâng lời cha mẹ.
- Phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu.
- Giữ gìn thanh danh truyền thống gia đình.
- Bảo vệ tài sản cha mẹ để lại.
- Lo tang lễ chu đáo khi cha mẹ qua đời”.

(Kinh Trường Bộ)

“Vô thỉ là luân hồi. Này các tỳ kheo, không dễ gì tìm được một chúng sanh trong một thời gian dài này lại không một lần nào làm mẹ, làm cha”.

(Kinh Tương Ưng)

“Tất cả người nam là cha ta , tất cả người nữ là mẹ ta . Bao nhiêu đời kiếp ta từ đó mà sanh ra , nên chúng sanh trong sáu đường là cha mẹ của ta cả” .

(Kinh Phạm Võng)

“ Này các Thầy Tỳ Kheo ! Nếu người nào biết ơn và đền ơn cho dù ở cách xa Ta ngàn dặm , nhưng ta vẫn xem người đó như đứng hầu gần bên Ta . Còn nếu như người nào không biết ơn và đền ơn , cho dù người đó có đứng hầu gần bên Ta nhưng Ta vẫn xem họ cách xa ngàn dặm” .

(Kinh Tăng Nhất A Hàm)

“ Nếu có người muốn được vua Phạm Thiên ở trong nhà , hãy hiếu dưỡng cha mẹ , vua Phạm Thiên đã có ở trong nhà . Muốn có Đế Thích ở trong nhà , hãy hiếu dưỡng cha mẹ , Đế Thích sẵn ở trong nhà . Muốn được tất cả thiên thần ở trong nhà , chỉ cúng dường cha mẹ , tất cả thiên thần đều ở trong nhà . Cho đến muốn cúng dường Thánh Hiền và Phật , chỉ cúng dường cha mẹ , các vị Thánh Hiền và Phật đều ở trong nhà” .

(Kinh Tạp Bảo Tạng)

“ Phật hỏi các Thầy Sa môn : Con nuôi cha mẹ , lấy cam lồ trăm vị làm thức ăn , dùng thiên nhạc làm vui tai , sắm y phục hảo hạng mặc nơi thân , vai cõng cha mẹ đi khắp bốn phương , suốt đời phụng dưỡng như vậy , đáng gọi là hiếu chăng ?
Các Thầy Sa môn thưa : Người này là đại hiếu .
Phật dạy : Chưa gọi là hiếu .
Phật bảo các Thầy Sa-môn : Xem người thế gian không có hiếu thảo , chỉ thế này mới gọi là hiếu : Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành , thọ Tam quy giữ Ngũ giới . Dù cha mẹ sớm mai thọ trì quy giới , chiều về cõi chết , đối với ơn nặng cha mẹ nuôi dưỡng , cũng gọi tạm đền” .

(Kinh Hiếu Tử)

Mẹ hiền còn sống là mặt trời giữa trưa chói sáng
Mẹ hiền khuất bóng là mặt trời đã lặn
Mẹ hiền còn sống là mặt trăng sáng tỏ
Mẹ hiền khuất rồi là đêm tối âm u .

(Kinh Tâm Địa Quán)

Vui thay hiếu kính Mẹ
Vui thay hiếu kính Cha
Vui thay kính Sa môn
Kính bậc Thánh vui thay .

(Kinh Pháp Cú)

“ Có hai hạng người , này các Tỳ Kheo , Ta nói không thể trả ơn được . Thế nào là hai . Là Mẹ và Cha . Nếu một bên vai cõng cha , một bên vai cõng mẹ , làm vậy cho đến trăm tuổi , nếu đấm bóp , thoa nước tắm rửa , thoa gội , và dầu tại đấy có vãi tiểu tiện , đại tiện như thế , này các Tỳ Kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha . Vì cớ sao ? Vì rằng , này các Tỳ Kheo , cha mẹ đã làm nhiều cho con cái , nuôi nấng , nuôi dưỡng con khôn lớn , giới thiệu con vào đời” .

(Kinh Tăng Chi I)

“ Làm con đối với cha mẹ đem chút lễ mọn cúng dường thì được phước vô lượng , trái lại làm ít điều bất thiện đối với cha mẹ tội cũng vô lượng” .

(Kinh Tạp Bảo Tạng)

“ Thế Tôn lấy một ít đất để trên đầu ngón tay rồi hỏi các Thầy Tỳ Kheo , đất trên đầu ngón tay Ta nhiều hay đất trên quả địa cầu này nhiều ?
_ Bạch Đức Thế Tôn ! Đất trên đầu ngón tay Như Lai so với đất trên quả địa cầu thì quá ít .
_ Cũng vậy , này các Tỳ Kheo , những chúng sanh hiếu kính với cha mẹ thì quá ít , như đất trên đầu ngón tay của Ta , còn những chúng sanh không hiếu kính với cha mẹ lại quá nhiều như đất trên địa cầu” .

(Kinh Tương Ưng)

“ Những đứa con bất hiếu , sau khi chết bị đọa vào địa ngục A tỳ , lửa dữ thiêu đốt , ăn hoàn sắt nóng , uống nước đồng sôi , gươm đao đâm chém …. ngày đêm chết sống muôn lần , đến trăm ngàn kiếp không ngừng một giây , sự hình phạt tại A tỳ ngục , rất nặng nề ngỗ nghịch song thân” .

(Kinh Báo Hiếu)

“ Ta trong nhiều kiếp quá khứ , nhờ từ tâm hiếu thuận , cúng dường cha mẹ , do công đức đó , nên sinh lên các từng trời thời làm Thiên đế , xuống nhân gian thì làm Thánh Vương” .

(Kinh Hiền Ngu)

“ Thuở Phật còn tại thế có một vị chư Thiên đến hỏi : “ Bạch Đức Thế Tôn , làm sao để có được vận may ?”
Phật đáp :

“ Phụng dưỡng cha và mẹ là vận may tối thượng” .

(Kinh Hạnh Phúc)

“ Ta trải qua nhiều kiếp tu hành thành đạo là nhờ công ơn của cha mẹ nuôi dưỡng” .

(Kinh Phân biệt)

“ Thờ trời đất quỷ thần không bằng có hiếu với cha mẹ , vì cha mẹ là hai vị thần minh cao nhất trong các thần minh” .

(Kinh Tứ Thập Nhị Chương)

“ Hiếu hạnh đứng đầu trăm hạnh tốt . Hiếu cảm đến trời thì mưa hòa gió thuận , hiếu cảm đến đất thì muôn vật hóa sinh , hiếu cảm đến người thì mọi phúc tăng trưởng” .

(Khế kinh)

_ “ Ơn cha lành như núi Thái , nghĩa mẹ hiền sâu hơn biển cả . Nếu ta ở trong đời một kiếp , nói công ơn cha mẹ không thể hết” .
_ “ Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế , gặp thời không có Phật , khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật vậy” .

(Kinh Tâm Địa Quán)

“ Cha mẹ là Phạm Thiên
Bậc đạo sư đời trước
Xứng đáng được cúng dường
Vì thương đến cháu con
Do vậy bậc hiền trí
Đảnh lễ và tôn trọng
Dâng thức ăn nước uống
Vải mặc và giường nằm
Thoa bóp cùng tắm rửa
Với sở hành như vậy
Đời này người hiền khen
Đời sau hưởng Thiên lạc” .

(Kinh Hạnh Phúc)

“ Thế Tôn lại bảo A Nan
Ơn cha nghĩa mẹ mười phần phải tin
Điều thứ nhất giữ gìn thai giáo
Mười tháng trường chu đáo mọi bề
Thứ hai sanh đẻ gớm ghê
Chịu đau chịu khổ mỏi mê trăm phần
Điều thứ ba thâm ân nuôi dưỡng
Cực đến đâu, bền vững chẳng lay
Thứ tư ăn đắng uống cay
Để dành bùi ngọt đủ đầy cho con
Điều thứ năm lại còn khi ngủ
Ướt mẹ nằm khô ráo phần con
Thứ sáu sú nước nhai cơm
Miễn con no ấm chẳng nhờm chẳng ghê
Điều thứ bảy không chê ô uế
Giặt đồ dơ của trẻ không phiền
Thứ tám chẳng nở chia riêng
Nếu con đi vắng cha phiền mẹ lo
Điều thứ chín miễn con sung sướng
Dầu phải mang nghiệp chướng cũng cam
Tính sao có lợi thì làm
Chẳng màng tội lỗi bị giam bị cầm
Điều thứ mười chẳng ham trao chuốt
Dành cho con các cuộc thanh nhàn
Thương con như ngọc như vàng
Ơn cha nghĩa mẹ sánh bằng Thái sơn”.

(Kinh Báo Ân)

“ Này các Tỳ Kheo , sữa mẹ mà các Thầy thọ nhận nơi người mẹ từ vô lượng kiếp đến nay còn nhiều hơn nước của đại dương . Quý Thầy nên biết sữa của người mẹ là những giọt máu kết tinh thành những dòng sữa ngọt truyền đạt qua cho con , mỗi ngày đứa con bụ bẫm lớn lên đã rút tỉa tàn phá thân hình của người mẹ khô gầy héo mòn , chết sớm cũng vì con” .

(Kinh Tương Ưng)
“ Người con nào giàu có mà không biết hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ đó là cửa ngõ đưa đến bại vong” .

(Kinh Đại Vân)

“ Người nào muốn báo ơn nghĩa to lớn cả cha mẹ , không có cách nào hơn là phát tâm Bồ đề cầu giác ngộ , rồi tìm cách hướng dẫn người thân của mình và chúng sanh đồng phát tâm Bồ đề , đó là cách báo ân rốt ráo” .

(Kinh Phương Tiện Phật Báo Ân)

“ Người con chí hiếu dù có gặp đại nạn như tai trời , ách nước , địa chấn…. sẽ thoát hiểm một cách an toàn. Nếu giàu thì được hưởng trọn vẹn gia tài không bị nghịch cảnh, chướng duyên , nội nghịch ngoại thù , luật vua phép nước , trộm cướp mất mùa… Nếu nghèo thì đời sống trong sạch thanh nhàn, trời người yêu thương, danh thơm xông khắp , không bị cảnh nợ nần khổ sở , ít bịnh tật , được tăng tuổi thọ… Sau khi chết đuợc sanh Thiên”.

(Kinh Hạnh Phúc)

“Giữa các loài hai chân
Chánh giác là tối thắng
Trong các loài con cái
Hiếu thuận là tối thắng”.

(Kinh Tăng Chi I)

Như bài viết: “Lời Phật Dạy về công ơn cha mẹ“, chúng ta đã thấy đức Phật nói thật cụ thể, rõ ràng về ơn cha nghĩa mẹ và những phương cách báo hiếu thông thường mà ai cũng có thể làm được.
Rất mong rằng tất cả chúng ta đều ghi lòng tạc dạ, luôn nhớ nghĩ đến ân nghĩa sinh thành sâu dày thâm trọng của cha mẹ để tìm cách đáp đền trong muôn một.
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (20-08-2016 05:27 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS