Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
HUYỆT LV3 ?
20-08-2016, 04:50 PM
Bài viết: #1
HUYỆT LV3 ?
dq nhận được nhiều Mail chuyển về công năng của huyệt LV3 > ở đây cũng như trên mạng đã đưa ra nhiều công dụng chỉ bằng một huyệt mà kg cho hẳn cái tên đúng theo Y học Châm cứu, Bấm huyệt và thật ra khi bấm và châm huyệt đạo phải phối hợp nhiều huyệt bổ sung cho nhau. Một huyệt thường kg có công năng quá mức như trên mạng truyền nhau.
Qua hiểu biết chút ít chỉ vài huyệt như Ấn đường( giữa hai đầu chân mày) chửa nhức đầu mất ngủ. huyệt Nhân trung( rảnh 1/2dưới mũi) chửa cấp cứu bất tỉnh khá hay.huyệt Thừa sơn (phần giữa chổ no nhất của bắp chuối sau) chửa vọp bẻ khi bơi lội. Huyệt Hợp cốc ở hổ khẩu bàn tay, huyệt Dũng tuyền lòng bàn chân củng như Lao cung lòng bàn tay : những huyệt này dùng riêng rẽ thì công năng khá tốt , còn thì phải bổ phối nhau mới đạt như ý muốn.
THÔI THEO QUAN NIỆM DÙNG KG HẠI GÌ VÀ MAY THÌ CÓ CÔNG DỤNG NÊN dq XIN CẬP NHẬT HOÀN TOÀN VỀ HUYỆT LV3 ĐỂ BÀ CON GỐC QUÊ TA XEM QUA.

HUYỆT LV3 CHÍNH LÀ HUYỆT THÁI SUNG TRONG CHÂM CỨU

HUYỆT THÁI XUNG

THÁI XUNG LIV-3 Great Rushing TAICHONG (tài chōng) 太冲

Thái xung là huyệt thuộc kinh túc quyết âm can, có vị trí nằm ở kẽ ngón chân cái và ngón chân thứ 2, cách kẽ ngón chân dịch thẳng lên mu chân khoảng 3-4cm.

Vị Trí:
Sau khe giữa ngón chân 1 và 2, đo lên 1, 5 thốn, huyệt ở chỗ lõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân 1 và 2. Hoặc sờ dọc theo khoảng gian đốt xương bàn chân 1, tìm xác định góc tạo nên bởi 2 đầu xương bàn chân 1 và 2, lấy huyệt ở góc này.
Cách bấm:
Dùng đầu ngón tay cái miết từ kẽ ngón chân lên trên, khi ngón tay mắc lại do vướng vào kẽ của hai xương bàn chân thì đấy chính là huyệt.

[Hình: attachment.php?aid=12734]

[Hình: attachment.php?aid=12735]

[Hình: attachment.php?aid=12736]

Bác sĩ Nogier trong cuốn “Acupuncture by Acupressure” (Châm cứu bằng cách bấm huyệt) xuất bản tại New York, Mỹ năm 1978 hướng dẫn 1 cách rất đơn giản để kiểm tra gan có bị nhiễm độc không và cách giải trừ chất độc ra khỏi gan thông qua bấm huyệt Thái xung như sau:

Láy ngón tay cái bấm vào huyệt Thái xung.
Bước 1: Tìm huyệt Thái xung là khe nằm giữa ngón chân cái và ngón số 2 bên cạnh nó.
Bước 2: Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt Thái xung nếu thấy đau là tình trạng chức năng gan không được tốt, càng đau nhiều thì chức năng giải độc gan càng kém.
Bước 3: Dùng ngón tay day trên chỗ đau khoảng 1 phút, ngày làm 2 lần vào buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Cứ day như vậy cho đến khi hết đau.
Duy trì cách này trong thời gian dài, cảm giác đau dần dần sẽ mất đi, kèm theo đó là cảm giác ăn uống ngon miệng, ngủ tốt hơn, tinh thần không bị căng thẳng.

Bấm huyệt thái xung nhằm mục đích bình can, giáng khí. Nên bấm huyệt này ở người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thuộc thể can khí phạm vị .

Huyệt đạo này cũng có hiệu quả cao trong trị liệu các chứng bệnh tử cung, bạch đới nhiều, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm niệu đạo, triệu chứng bó thắt bụng dưới hay một bên bụng do các bệnh của đường sinh dục gây nên, đôi chân hư lạnh...
Huyệt đạo này cũng thường dùng để chữa trị chứng viêm màng ngực (cơ hoành cách), đau thần kinh liên sườn, hoa mắt chóng mặt, ù tai, nặng tai, thị lực giảm sút, đau lưng, đau gan mạn tính, mẩn ngứa...

Thêm phối hợp: với Đại đôn, trị sán khí; với Hợp cố trị tắc mũi, sâu mũi (viêm xoang); với Bách hội, Tâm âm giao, trị đau hầu họng; với Túc tam lý, trị viêm gan; với Hợp cốc (2 Thái xung, 2 Hợp cốc) gọi là "Tứ quan huyệt", có tác dụng trấn tĩnh (chống co giật, run rẩy) làm giảm
huyết áp.


File đính kèm Thumbnail(s)
           
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (21-08-2016 09:26 AM)
20-08-2016, 09:11 PM
Bài viết: #2
RE: HUYỆT LV3 ?
MỜI THAM KHẢO THÊM

SỰ LIÊN QUAN TRÊN BÀN TAY VỚI NỘI TANG

[Hình: attachment.php?aid=12742]

[Hình: attachment.php?aid=12743]

Y học cổ truyền cho rằng cơ thể con người được hình thành bởi 14 đường kinh lạc trong lục phủ ngũ tạng. Điểm bắt đầu của một nửa trong số 14 đường kinh lạc này nằm ở đầu ngón tay.
Như vậy, trên đầu mỗi ngón tay đều có kinh huyệt, mỗi huyệt lại tương ứng với 1 cơ quan, nội tạng khác nhau trong cơ thể. Có thể thông qua việc ấn, day các huyệt vị ở ngón tay để kiếm tra tình trạng sức khỏe của các cơ quan nội tạng của chính mình.
Dùng ngón tay cái và ngón trỉ của một bàn tay để day ấn đầu ngón tay của bàn tay còn lại, ấn liên tục. Nếu cảm thấy đầu ngón tay được ấn rất đau thì nó biểu hiện các tạng phủ liên quan đến huyệt đó có vấn đề sức khỏe.
Dưới đây là ý nghĩa khi day ấn từng ngón tay một:

1. Ngón cái: Đây là đường kinh lạc có quan hệ chặt chẽ với hệ hô hấp như phổi, khí quản... Trên đầu ngón cái có 1 huyệt vị khởi đầu cho Thủ thái âm phế gọi là huyệt Thiếu thương.

Huyệt Thiếu thương nằm ngay chân móng tay cái. Khi day ấn vào huyệt này nếu cảm thấy đau là biểu thị của hệ hô hấp không khỏe. Cụ thể, khi bị cảm cúm, viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi chỉ cần ấn nhẹ vào Thiếu thương sẽ thấy đau.

2. Ngón trỏ: Đây là đường có liên quan đến hoạt động của ruột già. Điểm khởi đầu của nó nằm ngay mé ngoài ngón tay trỏ, tên là huyệt Thương dương thuộc đường kinh Thủ dương minh Đại trường.

Khi day ấn đầu ngón trỏ nếu có cảm giác đau biểu thị đại tràng (ruột già) không khoẻ. Khi gặp chứng khó tiêu hóa, ấn huyệt Thương dương cũng sẽ thấy đau.

3. Ngón giữa: Đây là đường có chức năng điều khiển tim và hệ tuần hoàn. Điểm khởi đầu nằm ngay chân mé ngoài ngón tay giữa, gọi là huyệt Trung xung thuộc đường kinh Thủ quyết âm Tâm bao.

Khi ta day ấn đầu ngón giữa nếu có cảm giác đau thì nó biểu thị hệ tim mạch không khoẻ .

Đường dẫn tới tâm bao cũng là đường liên quan đến ruột non. Vì vậy, đây còn là 1 trong những huyệt đạo đặc biệt hiệu quả đối với việc phục hồi tâm lý và chữa trị chứng viêm ruột.

4. Ngón áp út: Trên đầu ngón áp út có một huyệt vị tên là huyệt Quan xung. Huyệt Quan xung nằm trên đường kinh Thủ thiếu dương Tam tiêu.

Khi ta day ấn đầu ngón áp út nếu có cảm giác đau biểu thị có khả năng xuất hiện đau họng hoặc đau đầu.

5. Ngón út: Trên đầu ngón út phía mặt gần sát ngón áp út một huyệt vị tên là huyệt Thiếu xung, còn ở đầu cạnh còn lại của ngón út có một huyệt vị tên là huyệt Thiếu trạch.

Huyệt Thiếu xung nằm trên đường kinh Thủ thiếu âm Tâm, còn huyệt Thiếu trạch nằm trên đường kinh Thủ thiếu dương Tiểu tràng . Khi ta day ấn đầu ngón út nếu có cảm giác đau biểu thị rằng tim hoặc ruột non không khoẻ.

Ngoài ra, các nhà y học còn phát hiện, xoa bóp các vị trí khác nhau của ngón tay thì nó có tác dụng tốt trong phòng ngừa, và điều trị một số chứng bệnh. Ví dụ:

- Day ấn hai khớp ngón cái tay phải có thể phòng ngừa, trị bệnh về gan

- Day ấn hai khớp ngón cái tay trái có thể phòng ngừa , trị bệnh đái tháo đường.

- Day ấn đoạn cuối gần bàn tay của ngón út tay trái có thể phòng ngừa , trị bệnh tăng huyết áp.

- Day ấn mặt trong ba khớp của ngón út tay trái có thể làm thuyên giảm bệnh tim mạch.

- Day ấn ba khớp của ngón áp út ở hai tay có thể điều trị ù tai.

- Day ấn ba khớp ngón giữa của tay phải có thể làm giảm mệt mỏi ở hai mắt.

- Phụ nữ thường xuyên day ấn ba khớp ngón trỏ của hai tay có thể dự phòng và điều trị triệu chứng đau bụng kinh.

Thời gian xoa bóp, day ấn ngón tay không nên quá dài, mỗi lần xoa bóp, day ấn chỉ nên trong thời lượng 3 phút, mỗi ngày 1 - 2 lần.
Khi xoa bóp, day ấn phải dùng lực vừa phải, nếu sau khi day ấn và vị trí đó xuất hiện cảm giác tức mỏi, hơi đau thì có nghĩa lực ấn quá mạnh.

SỰ LIÊN QUAN TRÊN BÀN CHÂN VỚI NỘI TẠNG

[Hình: attachment.php?aid=12744]

[Hình: attachment.php?aid=12745]


Đông y cho rằng tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người đều có những vùng đại diện ở bàn chân. Bàn chân trái tương ứng với nửa người bên trái (mắt trái, thận trái, tim, lách, hậu môn, trĩ, …); bàn chân phải tương ứng với nửa người bên phải (mắt phải, gan thận, mật, ruột thừa). Khi day hoặc bấm các huyệt vị ở bàn chân có tác dụng chữa được bệnh, phòng bệnh, kéo dài tuổi xuân và tăng thêm tuổi thọ…

Xoa bóp hai bàn chân không những thúc đẩy máu cục bộ lưu thông, cải thiện việc trao đổi chất dinh dưỡng, làm cho cơ, xương, khớp mềm mại, dẻo dai, mà còn làm thông kinh hoạt lạc, tăng cường sức đề kháng và chống các bệnh tật của toàn thân.

Đôi bàn chân còn có mối liên quan mật thiết tới lục phủ ngũ tạng, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người:

– Gan bàn chân có liên hệ tới lưng đau, mỏi, ù tai, nghễnh ngãng.
– Lòng bàn chân có liên quan đến thận.
– Ngón chân cái có liên quan đến gan, tì.
– Ngón thứ tư có liên quan đến gan (xát ngón này có thể chữa được táo bón, lưng vai đau mỏi).
– Mu ngón chân thứ hai có liên quan đến dạ dày (xát ngón 2 có thể chữa được chứng trướng bụng, đầy hơi, ợ chua).
– Mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang (xát ngón chân út có thể chữa được chứng bí đái, đái són, đái buốt).


File đính kèm Thumbnail(s)
               
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (21-08-2016 09:26 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS