Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
MỘT CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC
01-10-2016, 06:24 AM
Bài viết: #1
MỘT CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC
Trong cuộc đời dạy học của các thầy cô, rất nhiều người đã phải giải quyết không ít vụ mất cắp trong lớp. Cách làm của T., một giáo viên trẻ trong một “vụ án” ở lớp mà bạn làm chủ nhiệm.

Thầy T. được giao chủ nhiệm một lớp cuối cấp. Vì học sinh đã khá lớn nên các em đi học đều được cha mẹ cho một khoản tiền riêng để tiện sử dụng.
Một hôm, có học sinh đến báo với thầy T. rằng em vừa bị mất số tiền khá lớn - những mấy trăm ngàn đồng ngay trong lớp.

Em học trò buồn lắm, chỉ khóc mà thôi. Em cũng không dám nghi ngờ cho bạn nào. Biết chắc hoàn cảnh gia đình và tính nết của em này, thầy T. quyết giúp em tìm lại số tiền trên.

Vậy là hôm đó, thầy T. dành mấy phút cuối tiết dạy để tâm tình với cả lớp. Thầy kể một câu chuyện mà trong đó có một người cha miệt mài lao động để kiếm tiền nuôi đứa con gái duy nhất ăn học. Gia cảnh được xếp hộ cận nghèo nên em được giảm nửa học phí.

Vì không muốn làm phiền thêm nhà trường nữa, người cha cố gắng làm thêm nhiều việc để có đủ tiền cho con hoàn thành nghĩa vụ như bao bạn bè khác.
Đứa con gái của người cha ấy dù mất mẹ từ nhỏ vẫn ngoan hiền và rất chăm học, được bạn bè thương mến. Rồi thầy T. nói tiếp, giọng trầm xuống:
“Sáng nay, người cha đó đã có đủ số tiền để đóng phần học phí còn lại cho con. Bạn gái ấy đã mang theo số tiền đó với niềm vui vô hạn, vì sẽ thể hiện được lòng tự trọng của gia đình - những gì được miễn giảm là đã nhận, phần nghĩa vụ là phải hoàn thành.
Thế nhưng, có lẽ một ai đó trong lớp mình vì nhu cầu cá nhân và không kiềm chế được đã lỡ lấy số tiền của bạn”.

Ngừng một lát, thầy T. vừa nhìn bao quát cả lớp, vừa nói: “Thầy biết giờ này đây bạn đó cũng xốn xang trong lòng, không biết giải quyết như thế nào. Trả lại thì không biết trả cách nào. Không trả thì chắc rằng không yên trong dạ.

Thầy không thể làm việc lục soát cặp xách các em hay báo lên văn phòng, hoặc mới đây thầy nghe có bạn nêu ý kiến là gọi công an đến.
Bạn nào lỡ lấy rồi cũng có thể ra về và tiêu xài hết số tiền đó mà không ai có thể phát hiện. Nhưng rồi lớp ta sẽ sống trong sự nghi ngờ lẫn nhau, không còn đoàn kết thương yêu nhau nữa.
Bạn nào lỡ lấy tiền hãy nghĩ thử xem, trong giờ phút này, người cha của bạn mình đang đổ từng giọt mồ hôi để nhận lấy số tiền nhỏ nhoi vài mươi ngàn đồng một ngày.

Sẽ mất bao nhiêu ngày để có đủ số tiền nuôi sống gia đình và có dư để bạn đóng phần học phí còn lại. Hai cha con sẽ buồn biết bao nếu không tìm lại được số tiền ấy. Bạn nào lỡ lấy tiền hãy nghĩ nếu mình là người bạn gái đó, mình sẽ ra sao?”.

Lặng yên chốc lát, thầy T. nói tiếp: “Bây giờ thầy có một cách, vừa giúp bạn nhận lại được tiền và cũng để tạo cơ hội cho người có lỗi sửa sai. Đó là thầy sẽ gửi đến mỗi em một phong bì giống nhau.
Lớp ta có 40 bạn. Thầy gửi đến 40 phong bì. Các em không cần ghi chú gì trên phong bì ấy. Chút nữa đây là giờ ra chơi. Tất cả các em ra ngoài rồi lần lượt trở vào, gửi lại phong bì của mình vào chiếc hộp thầy để trên bàn giáo viên.
Thầy tin số tiền bạn nào lỡ lấy sẽ được trả lại. Làm xong công việc, các em cứ sinh hoạt bình thường”.

Hết giờ ra chơi, đợi cả lớp bỏ tất cả phong bì vào chiếc hộp, thầy T. bắt đầu kiểm đếm. Quá nửa số phong bì chỉ là phong bì trắng.

Lúc này thầy T. có phần căng thẳng. Lẽ nào những gì thầy nói không tác động đến người làm sai chăng?

Hay người làm sai đã quyết “đã đâm lao phải theo lao”. Nhưng rồi, trong tay thầy T. là một phong bì dày hơn tất cả. Thầy T. mở ra và nhìn thấy sáu tờ giấy bạc 50.000 đồng. Thầy sung sướng vô cùng. Các em đã không phụ lòng tin của thầy.

Thầy mời tất cả vào lớp và giao lại số tiền cho cô học trò bị mất tiền. Nhìn thấy em mắt vẫn còn đỏ hoe, thầy T. không kiềm được sự xúc động.

Thầy chia sẻ niềm vui với cả lớp rằng đã tìm lại được số tiền và giữ được cho lớp sự đoàn kết, thương yêu nhau.

Trong một dịp gặp gỡ, hỏi thầy T.: Nếu không ai trả lại số tiền, thầy sẽ làm gì, có báo công an không? Thầy T. cười mà nói rằng thầy tin sẽ tìm lại được số tiền đó, vì thầy đã mở một lối thoát rất lớn để học trò sửa sai. Thầy luôn nghĩ: không có học sinh xấu, mà chỉ có học sinh chưa ngoan.

Thầy cũng đã nghĩ đến cách thầy trò cùng đóng góp, tặng lại đúng số tiền đã mất cho cô học trò, nếu tất cả phong bì đều trống không. Việc nhờ cơ quan pháp luật hay tra xét học sinh, thầy quyết không làm. Vì nhiệm vụ của người thầy là phải giáo dục, rèn luyện, giúp học sinh sửa chữa sai lầm, chứ không phải là kết tội học sinh.

Cách làm của thầy T. thật khác với một số thầy cô trong trường hợp này là giận dữ, “điều tra, phá án” và khi không thu được kết quả gì thì mời bên ngoài can thiệp...

Việc làm này là phản tác dụng vô cùng trong giáo dục học sinh, cũng như trừng phạt học sinh là điều tối kỵ với những người thầy có lương tâm.

( theo TTO )
THANK YOU
01-10-2016, 06:39 AM
Bài viết: #2
RE: MỘT CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC
[Hình: attachment.php?aid=12793]

[Hình: attachment.php?aid=12794]

[Hình: attachment.php?aid=12795]

[Hình: attachment.php?aid=12796]

[Hình: attachment.php?aid=12797]

[Hình: attachment.php?aid=12798]

[Hình: attachment.php?aid=12799]

[Hình: attachment.php?aid=12800]


File đính kèm Thumbnail(s)
                               
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (01-10-2016 11:43 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS