Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
PPS NHẠC> NHẠC MÙA THU & NHẠC KHÁC
26-04-2017, 02:25 PM
Bài viết: #32
RE: PPS THU với những bản nhạc cũ & NHẠC KHÁC...
pps nhạc tựa * ĐÔI ĐỦA* > đây chỉ là pps vui thui. Nhưng câu chuyện đôi đủa mới là chính.dq


.ppsx  DQ- ĐÔI ĐỦA.ppsx (Kích cỡ: 4.91 MB / Tải về: 386)

ĐÔI ĐỦA

Có người nói, tình yêu là nước, dịu dàng tươi tắn, có người bảo, tình yêu giống như rượu, càng để lâu càng ngon, lại có người nói, tình yêu như cơn gió, đến đi không thể đoán trước…

Nhưng tình yêu thực sự là một đôi đũa.

[Hình: attachment.php?aid=13475]
Người con trai là một chiếc đũa, người con gái là chiếc đũa còn lại, hai chiếc đũa nhờ duyên phận mà trở thành một đôi, từ đó luôn ở bên nhau, đó chính là tình yêu.
Một đôi đũa, phải đồng tâm hiệp lực, mới có thể gắp được những ngày tháng hạnh phúc lên, thuận lợi đưa vào miệng mỗi người. Con trai và con gái, thiếu một chiếc cũng không được, một chiếc đũa chỉ có thể chấm được một chút nước chấm, mãi mãi không thể nắm bắt được mùi vị thực sự của cuộc sống.
Một đôi đũa, nhất định phải có một chiếc làm điểm tựa. Người nước ngoài học cách dùng đũa rất khó, tại sao vậy? Là bởi vì họ không biết cách cầm đôi đũa sao cho thăng bằng. Muốn dùng đũa gắp thức ăn lên mà không bị rơi, thì một trong hai chiếc phải chịu ở dưới thấp hơn, làm điểm tựa để tiếp thêm sức cho chiếc kia kẹp lấy thức ăn ở giữa.
Dùng sức ở ngón tay chỉ là tiểu xảo nhỏ mà thôi. Đúng thế, trong tình yêu luôn luôn cần một chút “ tiểu xảo”, nhưng sự hòa hợp bên trong giữa hai tâm hồn mới là điều cốt yếu nhất, tình cảm thực sự mới là thứ quan trọng số một!
Dùng đũa khó như thế, luôn cần hai chiếc đũa phối hợp nhịp nhàng mới làm được việc, trong khi chức năng của đôi đũa nói cho cùng chỉ là gắp thức ăn mà thôi, vậy tại sao không thiết kế một đôi đũa liền một đầu cho dễ thao tác ?
Nhưng không, nếu đôi đũa mà liền nhau, thì nó lại trở thành một cái kẹp. Đúng thực cái kẹp cũng có thể gắp được, nhưng khả năng của nó chỉ có hạn, không thể gắp được những thứ quá lớn so với bản thân mình. Còn đôi đũa thì khác, nó rất linh hoạt, có thể ngoác lớn miệng như một chú sư tử, thâu nạp tất thảy những điều tốt đẹp vào giữa hai thanh dài tưởng yếu ớt mong manh. Đó chính là sức mạnh của tình yêu.
Cho nên xin đừng quên rằng, một đôi đũa lúc nào cũng phải thật thăng bằng, bằng cách có một chiếc làm điểm tựa, cho chiếc kia một không gian tự do, không gian ấy càng lớn, thì gắp càng được nhiều, chỉ cần người kia vẫn là một chiếc trong đôi đũa.
Tình yêu là một đôi đũa, chứ không phải một con dao, bởi con dao quá sắc lạnh, chỉ biết cắt vụn mọi thứ, ẩn sâu trong con dao không có tình cảm ấm áp, còn tình yêu thì luôn cần được bồi đắp, được chở che.
Tình yêu là một đôi đũa, chứ không phải một chiếc kìm. Dùng chiếc kìm để giữ một vật thì chắc thật, nhưng lực siết của nó lại quá chặt, quá tham vọng muốn khống chế, tình yêu luôn cần được nâng niu một cách dịu dàng, bao dung.
Đũa có rất nhiều loại : có loại đũa trúc, có loại đũa gỗ, có đũa làm bằng nhựa, lại có loại cao cấp làm bằng ngà voi….thậm chí đũa vàng, đũa bạc cũng có. Người cũng thế. Con người không phân cấp sang hèn, chỉ có sự khác biệt về văn hóa, tập quán lối sống mà thôi.
Một đôi đũa mà chiếc dài quá, chiếc ngắn quá thì không được ; một chiếc quá thô to, một chiếc quá mảnh dẻ, cũng không ổn. Hiểu rõ chính mình là một chiếc đũa như thế nào, có lẽ có thể phần nào tìm ra nửa kia trong biển người mênh mông nhanh hơn.

Có một loại đũa, gọi là đũa ăn liền. Loại đũa này trông đơn giản, thô ráp, chỉ dùng một lần rồi vứt đi. Đũa dùng một lần không phải là tình yêu. Nó giống như “ chuyện tình một đêm “, cũng chẳng liên quan gì đến tình yêu.

Điều cốt yếu khiến tình yêu giống như một đôi đũa, đó là mỗi chiếc đũa, chiếc này không thể thiếu được chiếc kia, nếu thiếu nhau chúng bỗng trở nên vô tích sự, có nhau, cuộc sống của chúng mới có ích, vì thế mà chúng mãi mãi không thể rời xa nhau được. Chúng luôn cùng nhau nếm trải đắng cay chua ngọt của cuộc sống, cùng nhau hứng chịu phong ba của đời người. Đó chẳng phải cũng chính là đặc trưng lớn nhất của một tình yêu đích thực ư?
Đời sống tình cảm của người dân Việt trong ca dao cũng dính vào đôi đũa khá nhiều.
Tôi đã bảo mẹ rằng đừng
Mẹ hấm mẹ hứ mẹ bưng ngay vào
Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho vừa.
Đũa lệch thì nản chết. Nó gợi lên một sự so le thảm thương. Lệch nhau cũng hình dung bằng đôi đũa, bằng nhau khít khao cũng đũa một đôi.
Đôi ta như đũa trong kho
Không tề, không tiện, không so cũng bằng.
Đôi đũa quen thuộc tới mức, nó trở thành hình ảnh ẩn dụ cho nhiều vấn đề trong cuộc sống. Làm việc phải “ra đầu ra đũa”, “đến đầu đến đũa”, chọn bạn đời thì nên chọn người phù hợp chứ đừng “đũa mốc mà chòi mâm son” để rồi giống như “đôi đũa lệch so sao cho bằng”. Đánh giá, nhìn nhận một con người, một hiện tượng phải bao quát chứ đừng “vơ đũa cả nắm” Phải ngang hàng với nhau, xứng hợp với nhau, con mắt mới vừa.
Đôi ta là bạn thong dong
Như đôi đũa ngọc nằm trên mâm vàng
Bởi chưng thày mẹ nói ngang
Cho nên đũa ngọc, mâm vàng xa nhau.
Vui cũng đũa, buồn cũng đũa, trách móc cũng đũa. Đũa dính vào cái ăn nên đũa cũng nằm dềnh dang trong đầu. Cứ nghĩ tới đôi tới cặp, người ta có thể nghĩ ngay đến đũa. Nghĩ tới nữa, bàn tay cầm đũa còn mách bảo tính tình, tư cách của người cầm đũa. Có những ngón tay khéo léo tháp vào đôi đũa như ngàn đời ăn ý với nhau đẹp thùy mị như một bức tranh, có những ngón tay xuôi nhịp nhàng theo đũa chân thật như canh với rau. Nhưng cũng có những ngón tay cứng cáp dằn vặt như đanh đá hành hạ đôi đũa, có những ngón tay vụng về e dè xoay xoay lưỡng lự như ngượng nghịu với đũa.
Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã vẽ ra đôi tay bối rối tập tành biết yêu như tập tành cầm đũa.
Tình mới lớn, phải không em, rất mỏng?
Cách tập tành nào cũng dễ hư hao
Thuở đầu đời cầm đũa thấp cao
và nâng chén, dĩ nhiên, đổ vỡ
Sinh ra hình như phải học cầm đũa. Không biết thì... đói. Cầm đũa dễ dàng tự nhiên, như thở. Nhưng, trong tiệm ăn, thấy tây đầm cầm đũa hẩy hẩy thức ăn lên miệng mới biết cầm đũa chẳng phải là chuyện dễ. Huống chi cầm đũa cho đẹp, cho quý phái, cho ra dòng ra giống. Nhưng cái lọng cọng của đôi đũa trong những bàn tay chuối mắn của tây đầm cộng với những đôi mắt xanh ánh lên nét hào hứng như đang tham dự vào một trò chơi thích thú thấy cũng có nét dễ thương. Cái dễ thương mà chúng ta cảm thấy một cách kẻ cả, như một đấu thủ thuộc hạng chuyên nghiệp nhìn xuống một đấu thủ mới tập tễnh ra lò. Nó như một thứ... tự hào dân tộc!
Người dùng đũa theo mỗi quốc gia có nhiều phong tục khác nhau ,như ở ta khi xưa trước khi ăn người ta cầm đũa xá 3 xá ngụ ý để tỏ lòng biết ơn người nông phu làm ra hột gạo , và khi ăn phải ăn cho sạch cơm trong chén ,nếu dư thừa sẽ có tội theo quan niệm của người xưa và dựa vào quan niệm * ăn trái nhớ kẻ trồng cây * và * uống nước phải nhớ nguồn *

Một trong những sáng tạo riêng của VN chính là đôi đũa cả.

[Hình: attachment.php?aid=13476]

Có đi khắp nơi cũng không tìm thấy hình ảnh đũa cả trong bữa cơm như nhà Việt xưaxưa.Đũa cả to ngang hơn so với đôi đũa thường, được dùng để xới cơm. Đôi đũa cả chuyên chở những ý nghĩa riêng của nó. Nồi cơm là yếu tố quan trọng nhất trong bữa ăn. Cái ăn luôn được người Việt nhiều thế hệ quan tâm. Bởi thế mà trong ngôn ngữ, chữ ăn được xuất hiện dày đặc. Nào thì ăn ở, ăn mặc, ăn chơi; nào thì ăn ngủ, ăn nằm, ăn vạ; rồi tới ăn cưới, ăn tết, ăn hội… Dường như hầu hết các vấn đề của sinh hoạt đời thường đều có xuất hiện thành tố “ăn” giống như một nỗi ám ảnh trong tâm thức con người. Và vì thế, sự phân chia, tính toán toàn vẹn no đủ mà đôi đũa cả làm nhiệm vụ là vô cùng quan trọng.

Một lý do khiến làm mê hoặc bởi đôi đũa mộc làm tăng hương vị của bữa cơm. Đũa ấy phải là đũa mộc, chứ không phải đũa nhựa, đũa inox như hiện nay. Đũa mộc giống như một vật lưu giữ hương thơm tự nhiên. Đũa mộc tốt bao giờ cũng thoang thoảng mùi thơm. Và một miếng cơm trắng tinh, nóng hổi vào miệng trong khi hương thơm của gạo thơm cùng hương đũa mộc ứa ra, quện chặt với nhau sẽ khiến cảm nhận được thế nào là hương vị đồng quê. Hương của đũa mộc nhạt lắm, phải tinh tế chú ý mới thấy được. Và chính điều đó sẽ đi theo cuộc đời con người như một phần lắng đọng trong tâm khảm.
Người khi đi xa để lại tất cả chỉ mang theo hành trang duy nhất là quê hương, đến khi đặt chân lên xứ người thì cảm giác về đôi đũa lại theo quãng đời còn lại cho đến khi đôi đũa đặt cạnh chén cơm cúng.


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (21-08-2017 02:27 PM)
 


Các bài viết trong chủ đề này
RE: PPS THU với những bản nhạc cũ & NHẠC KHÁC... - dieuquang - 26-04-2017 02:25 PM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS