Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
PPS NHẠC> NHẠC MÙA THU & NHẠC KHÁC
04-04-2017, 06:46 AM
Bài viết: #31
RE: PPS THU với những bản nhạc cũ & NHẠC KHÁC...
MỜI BÀ CON NGHE NHẠC PHẨM*THÈM* ppsx nhac & casĩ Nguyễn đức Quang ( du ca trước 75)


.ppsx  DQ-THÈM.ppsx (Kích cỡ: 5.67 MB / Tải về: 381)
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (21-08-2017 02:27 PM)
26-04-2017, 02:25 PM
Bài viết: #32
RE: PPS THU với những bản nhạc cũ & NHẠC KHÁC...
pps nhạc tựa * ĐÔI ĐỦA* > đây chỉ là pps vui thui. Nhưng câu chuyện đôi đủa mới là chính.dq


.ppsx  DQ- ĐÔI ĐỦA.ppsx (Kích cỡ: 4.91 MB / Tải về: 386)

ĐÔI ĐỦA

Có người nói, tình yêu là nước, dịu dàng tươi tắn, có người bảo, tình yêu giống như rượu, càng để lâu càng ngon, lại có người nói, tình yêu như cơn gió, đến đi không thể đoán trước…

Nhưng tình yêu thực sự là một đôi đũa.

[Hình: attachment.php?aid=13475]
Người con trai là một chiếc đũa, người con gái là chiếc đũa còn lại, hai chiếc đũa nhờ duyên phận mà trở thành một đôi, từ đó luôn ở bên nhau, đó chính là tình yêu.
Một đôi đũa, phải đồng tâm hiệp lực, mới có thể gắp được những ngày tháng hạnh phúc lên, thuận lợi đưa vào miệng mỗi người. Con trai và con gái, thiếu một chiếc cũng không được, một chiếc đũa chỉ có thể chấm được một chút nước chấm, mãi mãi không thể nắm bắt được mùi vị thực sự của cuộc sống.
Một đôi đũa, nhất định phải có một chiếc làm điểm tựa. Người nước ngoài học cách dùng đũa rất khó, tại sao vậy? Là bởi vì họ không biết cách cầm đôi đũa sao cho thăng bằng. Muốn dùng đũa gắp thức ăn lên mà không bị rơi, thì một trong hai chiếc phải chịu ở dưới thấp hơn, làm điểm tựa để tiếp thêm sức cho chiếc kia kẹp lấy thức ăn ở giữa.
Dùng sức ở ngón tay chỉ là tiểu xảo nhỏ mà thôi. Đúng thế, trong tình yêu luôn luôn cần một chút “ tiểu xảo”, nhưng sự hòa hợp bên trong giữa hai tâm hồn mới là điều cốt yếu nhất, tình cảm thực sự mới là thứ quan trọng số một!
Dùng đũa khó như thế, luôn cần hai chiếc đũa phối hợp nhịp nhàng mới làm được việc, trong khi chức năng của đôi đũa nói cho cùng chỉ là gắp thức ăn mà thôi, vậy tại sao không thiết kế một đôi đũa liền một đầu cho dễ thao tác ?
Nhưng không, nếu đôi đũa mà liền nhau, thì nó lại trở thành một cái kẹp. Đúng thực cái kẹp cũng có thể gắp được, nhưng khả năng của nó chỉ có hạn, không thể gắp được những thứ quá lớn so với bản thân mình. Còn đôi đũa thì khác, nó rất linh hoạt, có thể ngoác lớn miệng như một chú sư tử, thâu nạp tất thảy những điều tốt đẹp vào giữa hai thanh dài tưởng yếu ớt mong manh. Đó chính là sức mạnh của tình yêu.
Cho nên xin đừng quên rằng, một đôi đũa lúc nào cũng phải thật thăng bằng, bằng cách có một chiếc làm điểm tựa, cho chiếc kia một không gian tự do, không gian ấy càng lớn, thì gắp càng được nhiều, chỉ cần người kia vẫn là một chiếc trong đôi đũa.
Tình yêu là một đôi đũa, chứ không phải một con dao, bởi con dao quá sắc lạnh, chỉ biết cắt vụn mọi thứ, ẩn sâu trong con dao không có tình cảm ấm áp, còn tình yêu thì luôn cần được bồi đắp, được chở che.
Tình yêu là một đôi đũa, chứ không phải một chiếc kìm. Dùng chiếc kìm để giữ một vật thì chắc thật, nhưng lực siết của nó lại quá chặt, quá tham vọng muốn khống chế, tình yêu luôn cần được nâng niu một cách dịu dàng, bao dung.
Đũa có rất nhiều loại : có loại đũa trúc, có loại đũa gỗ, có đũa làm bằng nhựa, lại có loại cao cấp làm bằng ngà voi….thậm chí đũa vàng, đũa bạc cũng có. Người cũng thế. Con người không phân cấp sang hèn, chỉ có sự khác biệt về văn hóa, tập quán lối sống mà thôi.
Một đôi đũa mà chiếc dài quá, chiếc ngắn quá thì không được ; một chiếc quá thô to, một chiếc quá mảnh dẻ, cũng không ổn. Hiểu rõ chính mình là một chiếc đũa như thế nào, có lẽ có thể phần nào tìm ra nửa kia trong biển người mênh mông nhanh hơn.

Có một loại đũa, gọi là đũa ăn liền. Loại đũa này trông đơn giản, thô ráp, chỉ dùng một lần rồi vứt đi. Đũa dùng một lần không phải là tình yêu. Nó giống như “ chuyện tình một đêm “, cũng chẳng liên quan gì đến tình yêu.

Điều cốt yếu khiến tình yêu giống như một đôi đũa, đó là mỗi chiếc đũa, chiếc này không thể thiếu được chiếc kia, nếu thiếu nhau chúng bỗng trở nên vô tích sự, có nhau, cuộc sống của chúng mới có ích, vì thế mà chúng mãi mãi không thể rời xa nhau được. Chúng luôn cùng nhau nếm trải đắng cay chua ngọt của cuộc sống, cùng nhau hứng chịu phong ba của đời người. Đó chẳng phải cũng chính là đặc trưng lớn nhất của một tình yêu đích thực ư?
Đời sống tình cảm của người dân Việt trong ca dao cũng dính vào đôi đũa khá nhiều.
Tôi đã bảo mẹ rằng đừng
Mẹ hấm mẹ hứ mẹ bưng ngay vào
Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho vừa.
Đũa lệch thì nản chết. Nó gợi lên một sự so le thảm thương. Lệch nhau cũng hình dung bằng đôi đũa, bằng nhau khít khao cũng đũa một đôi.
Đôi ta như đũa trong kho
Không tề, không tiện, không so cũng bằng.
Đôi đũa quen thuộc tới mức, nó trở thành hình ảnh ẩn dụ cho nhiều vấn đề trong cuộc sống. Làm việc phải “ra đầu ra đũa”, “đến đầu đến đũa”, chọn bạn đời thì nên chọn người phù hợp chứ đừng “đũa mốc mà chòi mâm son” để rồi giống như “đôi đũa lệch so sao cho bằng”. Đánh giá, nhìn nhận một con người, một hiện tượng phải bao quát chứ đừng “vơ đũa cả nắm” Phải ngang hàng với nhau, xứng hợp với nhau, con mắt mới vừa.
Đôi ta là bạn thong dong
Như đôi đũa ngọc nằm trên mâm vàng
Bởi chưng thày mẹ nói ngang
Cho nên đũa ngọc, mâm vàng xa nhau.
Vui cũng đũa, buồn cũng đũa, trách móc cũng đũa. Đũa dính vào cái ăn nên đũa cũng nằm dềnh dang trong đầu. Cứ nghĩ tới đôi tới cặp, người ta có thể nghĩ ngay đến đũa. Nghĩ tới nữa, bàn tay cầm đũa còn mách bảo tính tình, tư cách của người cầm đũa. Có những ngón tay khéo léo tháp vào đôi đũa như ngàn đời ăn ý với nhau đẹp thùy mị như một bức tranh, có những ngón tay xuôi nhịp nhàng theo đũa chân thật như canh với rau. Nhưng cũng có những ngón tay cứng cáp dằn vặt như đanh đá hành hạ đôi đũa, có những ngón tay vụng về e dè xoay xoay lưỡng lự như ngượng nghịu với đũa.
Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã vẽ ra đôi tay bối rối tập tành biết yêu như tập tành cầm đũa.
Tình mới lớn, phải không em, rất mỏng?
Cách tập tành nào cũng dễ hư hao
Thuở đầu đời cầm đũa thấp cao
và nâng chén, dĩ nhiên, đổ vỡ
Sinh ra hình như phải học cầm đũa. Không biết thì... đói. Cầm đũa dễ dàng tự nhiên, như thở. Nhưng, trong tiệm ăn, thấy tây đầm cầm đũa hẩy hẩy thức ăn lên miệng mới biết cầm đũa chẳng phải là chuyện dễ. Huống chi cầm đũa cho đẹp, cho quý phái, cho ra dòng ra giống. Nhưng cái lọng cọng của đôi đũa trong những bàn tay chuối mắn của tây đầm cộng với những đôi mắt xanh ánh lên nét hào hứng như đang tham dự vào một trò chơi thích thú thấy cũng có nét dễ thương. Cái dễ thương mà chúng ta cảm thấy một cách kẻ cả, như một đấu thủ thuộc hạng chuyên nghiệp nhìn xuống một đấu thủ mới tập tễnh ra lò. Nó như một thứ... tự hào dân tộc!
Người dùng đũa theo mỗi quốc gia có nhiều phong tục khác nhau ,như ở ta khi xưa trước khi ăn người ta cầm đũa xá 3 xá ngụ ý để tỏ lòng biết ơn người nông phu làm ra hột gạo , và khi ăn phải ăn cho sạch cơm trong chén ,nếu dư thừa sẽ có tội theo quan niệm của người xưa và dựa vào quan niệm * ăn trái nhớ kẻ trồng cây * và * uống nước phải nhớ nguồn *

Một trong những sáng tạo riêng của VN chính là đôi đũa cả.

[Hình: attachment.php?aid=13476]

Có đi khắp nơi cũng không tìm thấy hình ảnh đũa cả trong bữa cơm như nhà Việt xưaxưa.Đũa cả to ngang hơn so với đôi đũa thường, được dùng để xới cơm. Đôi đũa cả chuyên chở những ý nghĩa riêng của nó. Nồi cơm là yếu tố quan trọng nhất trong bữa ăn. Cái ăn luôn được người Việt nhiều thế hệ quan tâm. Bởi thế mà trong ngôn ngữ, chữ ăn được xuất hiện dày đặc. Nào thì ăn ở, ăn mặc, ăn chơi; nào thì ăn ngủ, ăn nằm, ăn vạ; rồi tới ăn cưới, ăn tết, ăn hội… Dường như hầu hết các vấn đề của sinh hoạt đời thường đều có xuất hiện thành tố “ăn” giống như một nỗi ám ảnh trong tâm thức con người. Và vì thế, sự phân chia, tính toán toàn vẹn no đủ mà đôi đũa cả làm nhiệm vụ là vô cùng quan trọng.

Một lý do khiến làm mê hoặc bởi đôi đũa mộc làm tăng hương vị của bữa cơm. Đũa ấy phải là đũa mộc, chứ không phải đũa nhựa, đũa inox như hiện nay. Đũa mộc giống như một vật lưu giữ hương thơm tự nhiên. Đũa mộc tốt bao giờ cũng thoang thoảng mùi thơm. Và một miếng cơm trắng tinh, nóng hổi vào miệng trong khi hương thơm của gạo thơm cùng hương đũa mộc ứa ra, quện chặt với nhau sẽ khiến cảm nhận được thế nào là hương vị đồng quê. Hương của đũa mộc nhạt lắm, phải tinh tế chú ý mới thấy được. Và chính điều đó sẽ đi theo cuộc đời con người như một phần lắng đọng trong tâm khảm.
Người khi đi xa để lại tất cả chỉ mang theo hành trang duy nhất là quê hương, đến khi đặt chân lên xứ người thì cảm giác về đôi đũa lại theo quãng đời còn lại cho đến khi đôi đũa đặt cạnh chén cơm cúng.


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (21-08-2017 02:27 PM)
10-05-2017, 09:29 PM (Được chỉnh sửa: 11-05-2017 09:51 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #33
RE: PPS THU với những bản nhạc cũ & NHẠC KHÁC...
MỜI NGHE XEM * CON CÒ * QUA PPSX. THƠ CHẾ LAN VIÊN.


.ppsx  DQ- CON CÒ.ppsx (Kích cỡ: 5 MB / Tải về: 375)

CON CÒ - Thơ Chế Lan Viên

Bài thơ "Con cò" được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ "Hoa ngày thường - Chim báo bão"(1967) của Chế Lan Viên. Viết "Con cò" nhà thơ qua cánh cò thể hiện được tấm lòng yêu thương và những mong ước của người mẹ với đứa con còn bé thơ.

I
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
"Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ
Con cò Đồng Đăng..."
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ
"Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng..."
Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân

II
Ngủ yên, ngủ yên, ngủ yên
Cho cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi
Mai khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
Lớn lên, lớn lên, lớn lên...
Con làm gì?
Con làm thi sĩ
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn

III
Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
À ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Ngủ đi, ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc
Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi.

Qua lời ru của mẹ trên trang thơ, con cò bắt đầu đến với tuổi thơ diệu kì của đứa trẻ. Dịu dàng, êm ái, người mẹ bắt đầu thủ thỉ, tâm tình với niềm yêu thương tha thiết:

Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay

Rất tự nhiên, mẹ thấy con vẫn còn bé bỏng lắm, vẫn còn phải bế trên tay mẹ. Con đã biết cánh cò trắng là gì đâu, con đã biết cuộc đời xung quanh là gì đâu, con chỉ đón nhận cuộc đời một cách vô thức. Vô thức thôi nhưng dường như đứa trẻ đã cảm nhận được cánh cò trắng đang bay đến bên mình, đã nghe thấy âm điệu ngọt ngào trong trẻo của lời ru. Em chưa hiểu tình mẹ, nhưng mơ hồ, em đã thấy bên em một sự che chở, vỗ về thiêng liêng, một tình yêu thương êm đềm, trìu mến. Và cánh cò bắt đầu chao lượn dập dìu trong lời hát ru con:
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng phủ
Con cò Đồng Đăng…"
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
"Con cò ăn đêm
Con cò xa tổ,
Cò gặp cành mềm
Cò sợ xáo măng…"
Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân,
Con chưa biết con cò, con vạc.
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.

Nơi thanh bình và yên ả có cánh cò, có những hình ảnh rất đẹp đã đi vào tiềm thức không biết bao thế hệ con người. Ở đó, ta vẫn nghe được tiếng cuộc đời vất vả, nhọc nhằn của người nông dân và đặc biệt là những người phụ nữ, những người chị, người mẹ Việt Nam, tiếng ru con yêu thương tha thiết. Những cánh cò kia sẵn sàng hi sinh vì con, dù sa cơ, dù chết cũng xin được “xáo nước trong” để khỏi mang tiếng xấu cho Con. Dẫu rằng dó là lời hát ru, lời ca dao cách tân trong thơ hiên đại, cánh cò vẫn mang theo cả nỗi buồn, niềm vui hòa lẫn, khiến phải nghĩ suy. Người mẹ ru con trong vất vả, nhọc nhằn càng gieo thêm đắng cay.Dù người mẹ biết con mình còn quá bé bỏng trước cuộc đời nhưng mẹ muốn hát cho con nghe để con hình thành tình yêu thương đối với những gì thuộc về quê hương, đất nước; hiểu được tình thương bao la mà mẹ dành cho con. Bên cạnh đó, mẹ muốn con hãy yên tâm trước cuộc đời, vì đã có mẹ chở che trong câu: "cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng". Câu thơ khiến ta cảm động trước tình mẹ bao la, sâu sắc, vỗ về, chở che ta từ khi còn tấm bé. Để rồi, khi ta từng bước trưởng thành, vẫn có mẹ bên cạnh sẻ chia:

Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
Cho cò trắng đến làm quen,
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ.
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
Mai khôn lớn con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
Lớn lên, lớn lên, lớn lên…
Con làm gì?
Con làm thi sĩ!
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn…

Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
Cho cò trắng đến làm quen,
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ.
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.

Là mối tương quan mật thiết giữa cò với con trẻ trong suốt thời thơ ấu. Cò "đứng ở quanh nôi", rồi cò "vào trong tổ"; con có ngủ thì cò mới ngủ. Hình ảnh cò tới đây không còn là hình ảnh con cò giản dị nữa, mà đã ẩn dụ cho hình tượng người mẹ chăm sóc, vỗ về, ấp iu cho con từng miếng ăn, giấc ngủ.
Mai khôn lớn con theo cò đi học,
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.

Đó là sự đồng hành của người mẹ với con mình trong thời niên thiếu. Buổi ban đầu chập chững bước vào cuộc đời, đứa trẻ cần lắm đôi tay dìu dắt của mẹ. Nhưng, mẹ sẽ không dìu dắt con mãi mãi, mà theo năm tháng, mẹ tập cho con tự bước đi trên đôi chân chính mình. Ban đầu, thì cò dắt con đi học. Nhưng dần dà, cánh trắng cò chỉ bay theo gót chân con. Khi con đến giai đoạn niên thiếu, tình thương của mẹ dành cho con đã có cách thể hiện khác. Mẹ không còn nâng niu con nữa, mà chỉ đồng hành bên con, dõi theo mỗi bước chân con. Mẹ muốn con tự đi trong cuộc đời bằng đôi chân của chính mình. Vì chỉ có thế, bước chân con mới vững vàng, không sợ vấp ngã.

Lớn lên, lớn lên, lớn lên…
Con làm gì?
Con làm thi sĩ
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn

Cho dù lúc trưởng thành con có làm bất cứ nghề nghiệp gì, thì hình ảnh mẹ luôn là nguồn cảm xúc dạt dào, là chất xúc tác giúp con thành công hơn trên bước đường công danh sự nghiệp. Hình ảnh thân thương của mẹ trở nên ý nghĩa lớn lao với cuộc đời mỗi người.

Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng, xuống bể
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn, vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

Phải chăng đây cũng chính là lời tự sự của tất cả những người mẹ có con cái đã trưởng thành, có khung trời và lối đi riêng? Cho dù bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, mẹ vẫn dang rộng vòng tay yêu thương, vẫn là bến bờ là điểm tựa cho con bởi: "con dù lớn vẫn là con của mẹ". Thế nên: "đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con". Có biết bao nhiêu tình cảm trên đời, nhưng có tình nào bao la, sâu sắc và vô tận như tình mẹ dành cho ta. Tình mẹ là thế, bao la, lời ru của mẹ là thế, êm đềm, tha thiết, suốt đời con được hưởng, suốt đời con tìm thấy, nhưng chắc gì con đã thấu hiểu. Cả cuộc đời mẹ đã gửi vào trong đó tất cả tình cảm, tất cả sự chở che, tất cả tình yêu thương êm đềm tha thiết:

Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lợi mẹ ru.

[Hình: attachment.php?aid=13501]


Là NGƯỜI NHÀ QUÊ hình ảnh ăn sâu từ thuở ấu thơ phải chăng là phải chăng là con cò trắng trên đám ruộng xanh rờn.

Một câu đố có vần, có điệu, có hình ảnh đẹp xoáy vào đầu óc trẻ thơ:

Một đàn cò trắng phau phau
Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm

Khó đoán thực. Phải chăng là những ngón tay của bé thơ sau khi ăn no, tắm mát và chuẩn bị giấc ngủ?

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét trong Tục ngữ, Ca dao, Dân ca Việt Nam: "Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...'
Tại sao trong khi hát, người ta lại hay nói nhiều tới loại chim ấy mà không nói tới loại chim khác? Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng chỉ có con cò thường gần người nông dân hơn cả".
Tác giả biện minh cho nhận xét của mình rằng con trâu là bạn thân của dân quê nhưng dù sao hình ảnh con trâu vẫn gắn liền với thực tế nặng nề, khó nhọc nên lúc có nhu cầu thư giãn, bay bổng, người ta luôn nghĩ tới con cò.
[Hình: attachment.php?aid=13496]
Còn một lý do khác , con cò gắn liền với người mẹ quê. Chính lời ru đã nhập tâm bóng dáng mẹ hiền qua hình ảnh con cò
Ngay lúc còn nằm trong nôi, trước khi thấy cánh chim trắng, lông mượt mà, mình thon thon, cổ cao chân dài, đầu có lông đốm vàng, từng đàn từ lũy trẻ xanh, từ miếu đầu làng nhẹ nhàng đập cánh bay ra đồng lúa, nhiều khi trong giấc ngủ ấm êm bỗng giật mình thức giấc, trẻ thơ khóc mếu đòi vú mẹ, đã một cách vô thức ghi lại hình ảnh con cò qua lời dỗ dành:

Cái cò là cái cò con
Mẹ nó yêu nó, nó còn làm thơ.

Thế rồi hình ảnh cực đẹp của cánh cò chập chờn trong giấc mộng tuổi thơ khi thì "trắng bạc như vôi", lúc thì đổi thành màu "vàng" và khi thì "đỗ cọc cầu ao" và lúc thì "bay lả bay la".
Cánh cò tiếp tục bay khắp nơi ngoài trời và trong trí non nớt của tuổi thơ với cánh đập nhịp nhàng, ru bé vào giấc ngủ trong vòng tay mẹ hiền theo điệu dân ca:

Con cò (cò) bay lả (lả) bay la
Bay qua (qua) cửa phủ
Bay vào (vào) Đồng Đăng
Tình tính tang, tang tình tình
Dân làng rằng, dân làng ơi!

Rồi hình ảnh con cò dần dần cụ thể hơn nữa. Cánh cò dỗ giấc ngủ trẻ thơ trở thành vòng tay mẹ, lòng cò "lặn lội bờ sông" vì chồng con trở thành lòng mẹ và cứ thế khắc sâu, khắc sâu mãi trong tâm trí chúng ta:

Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.

Công việc vô cùng nặng nhọc vì mẹ chỉ có tấâm lòng son nhưng tay trắng, một thân một mình nên đành dãi dầu sương gió, bôn ba khắp đông tây vì đàn con:

Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa miếu bay ra cánh đồng
Cha mẹ sinh đẻ tay không
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi
Trước là nuôi cái thân tôi
Sau nuôi đàn trẻ nuôi đời cò con

Vất vả bản thân không sờn lòng mẹ và ngay cả dù gặp nguy hiểm con cò vẫn nghĩ tới hạnh phúc của bầy con còn trứng nước:

Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi vào
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Chớ xáo nước đục đau lòng cò con
[Hình: attachment.php?aid=13496]

Cò lặn lội, có khác gì mẹ hiền vất vả gieo neo từng giây trong cuộc sống nuôi con tới ngày lớn khôn:

Cái cò là cái cò con
Mẹ đi xúc tép để con ở nhà
Mẹ đến chỗ cánh đồng xa
Mẹ sà chân xuống phải mà con lươn

Lúc trẻ thơ ngu ngơ tập nói, tập ca là lúc chúng dễ dàng liên tưởng tới con cò, con vạc, những loài chim quen thuộc từ tấm bé:

Con cò, con vạc, con nông
Ba con cùng béo nấu đông con nào?

Loài chim được nhân cách hóa và có thể trò chuyện với trẻ thơ:

Cái cò, cái vạc, cái nông
Sao mày giẫm lúa ruộng ông, hỡi cò?
-Không, không, tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà nó đổ ngờ cho tôi
Chẳng tin thì ông đi đôi
Mẹ con nhà nó còn ngồi ở kia.
[Hình: attachment.php?aid=13497]
Thế giới hẹp hòi của trẻ thơ nới rộng ra và hình ảnh con cò gắn liền với những câu ru em trữ tình ngộ nghĩnh:

Con cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa
Ngày thì những muốn ngày mưa
Đêm thì lại muốn cho thừa trống canh

hoặc:

Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai?
Có đánh thì đánh sớm mai
Chớ đánh chập tối, chẳng ai cho nằm!

hay:

Con cò lặn lội bờ ao
Ăn sung thì chất ăn đào thì chua
Ngày ngày ra đứng cổng chùa
Trông lên Hà nội thây vua đúc tiền
Ruộng tư điền không ai cày cấy
Liệu cô mình có cấy được chăng?
Mười hai cửa biển anh đã đóng đăng
Cửa nào lắm cá anh quăng chài vào.

Loài chim thân thương có màu trắng trinh bạch ấy vỗ cánh theo nhịp tim, trong khát vọng thanh xuân mỗi người và đến khi bước vào lãnh vực tình yêu thường dùng con cò để mở đầu tâm sự với kẻ tình chung:
[Hình: attachment.php?aid=13498]
Một đàn cò trắng bay quanh
Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta
Mình nhớ ta như cà nhớ muối
Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng!

và hay hơn rõ hơn:

CON DÙ LỚN VẪN LÀ CON CỦA MẸ
ĐI HẾT ĐỜI LÒNG MẸ VẪN THEO CON


File đính kèm Thumbnail(s)
                   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (21-08-2017 02:27 PM)
29-05-2017, 09:38 PM
Bài viết: #34
RE: PPS nhạc thu & NHẠC KHÁC...
MAI TÔI ĐI ( đã có pps trên ) nay thêm tí về SỰ THẬT SAU

ĐI LÀ HẾT CÁT BỤI TRỞ VỀ CÁT BỤI THÌ CẦN CHI NHỮNG SỰ NHỚ NHUNG CỦA NGƯỜI Ở LẠI, DÙ ĐÓ CHỈ LÀ KỶ NIỆM , DÙ ĐÓ CHỈ ĐỂ CHỨNG TỎ CÁI TÔI CÒN HIỆN DIỆN , NÓI CÁCH KHÁC CHỈ CÓ CHĂNG LÀ CÁC BÂC VỈ NHÂN MỚI ĐƯỢC TRƯỜNG TỒN THEO THỜI GIAN MÀ THÔI.

PPS * VÀO MỘT NGÀY*


.ppsx  DQ - VÀO MỘT NGÀY....ppsx (Kích cỡ: 2.82 MB / Tải về: 371)
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (21-08-2017 02:27 PM)
06-06-2017, 06:48 AM
Bài viết: #35
RE: PPS nhạc thu & NHẠC KHÁC...
PPSX * NGƯỜI ĐÓ TA ĐÂY*

(một bài thơ trên mạng có chỉnh sữa theo ý, cám ơn tác giả không quen biết)


.ppsx  DQ- NGƯỜI ĐÓ , TA ĐÂY.ppsx (Kích cỡ: 3.16 MB / Tải về: 370)
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (21-08-2017 02:27 PM)
06-06-2017, 06:51 AM (Được chỉnh sửa: 06-06-2017 06:52 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #36
RE: PPS nhạc thu & NHẠC KHÁC...
MỜI XEM * NẾU CÓ YÊU TÔI*


.ppsx  DQ- NẾU CÓ...ppsx (Kích cỡ: 4.81 MB / Tải về: 368)

Nếu có yêu tôi
Nhạc: Trần Duy Đức, Thơ: Ngô Tịnh Yên

Có tốt với tôi, thì tốt với tôi bây giờ
Đừng đợi ngày mai, đến lúc tôi xa người
Đừng đợi ngày mai, đến khi tôi phải ra đi
Ôi muộn làm sao nói lời tạ ơn

Nếu có bao dung, thì hãy bao dung bây giờ
Đừng đợi ngày mai, đến lúc tôi xa đời
Đừng đợi ngày mai, biết đâu tôi nằm im hơi
Tôi chẳng làm sao tạ lỗi cùng người

Rộn ràng một nỗi đau
Nghẹn ngào một nỗi vui
Dịu dàng một nỗi đau
Ngậm ngùi một nỗi vui

*

Có nhớ thương tôi, thì đến với tôi bây giờ
Đừng đợi ngày mai, lúc mắt tôi khép lại
Đừng đợi ngày mai, có khi tôi đành xuôi tay
Trôi dạt về đâu, chốn nào tựa nương

Nếu có yêu tôi, thì hãy yêu tôi bây giờ
Đừng đợi ngày mai, đến lúc tôi qua đời
Đừng đợi ngày mai, đến khi tôi thành mây khói
Cát bụi làm sao mà biết mỉm cười

Rộn ràng một nỗi đau
Nghẹn ngào một nỗi vui
Dịu dàng một nỗi đau
Ngậm ngùi một nỗi vui
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (21-08-2017 02:27 PM)
11-06-2017, 09:24 PM (Được chỉnh sửa: 11-06-2017 09:31 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #37
RE: PPS nhạc thu & NHẠC KHÁC...
mời xem ppsx * FATHER- CHA SẼ LÀM TẤT CẢ VÌ CON*


.ppsx  DQ- FATHER.ppsx (Kích cỡ: 6.48 MB / Tải về: 352)

TRANH DO NỮ HỌA SĨ SNEZHANA SOOSH

Họa sĩ vẽ tranh minh họa bằng màu nước về đề tài Bố & con gái.
Nhìn vào tranh chúng ta có thể thấy ngập tràn tình cảm thiêng liêng mà ông bố to con, xù xì nhưng ấm áp dành tặng cho cô con gái của mình.
Mọi người đều cho rằng nhìn chúng họ ngay lập tức nhớ đến ông bố “to xác và dữ dằn” ở nhà của mình. Đồng thời họ cũng tự hào vì mình là con gái – và là con gái của những ông bố.

BÀI HÁT PAPA trong pps

Bài hát: Papa - Hồng Nhung

Ngày còn thơ bé
Cha về khi đêm mờ sương
Ngọn đèn dầu hiu hắt
In hình cha tôi ngả vệt tường.

Người dịu dàng hỏi thăm con
Và nhẹ nhàng ngồi bên con
Giọng cười hiền làm cho con
Được sưởi ấm dưới bóng cha.

Đời nhọc nhằn là để cho con
Ngày lại ngày cặm cụi nuôi con
Chỉ một mình một mình cha tôi
Gà trống nuôi con từ bé thơ!

[ĐK:]
Oh, Papa!
Có những lúc con chợt thấy người
Ngồi thật buồn như đã ngậm ngùi
Tìm lại mẹ xuôi dòng tiếc nuối.

Oh, Papa!
Tháng năm qua nay cha đã già
Mong manh nghiêng nghiêng một bóng cả
Con chẳng làm được gì cho cha
Papa!

The days, the months and the years that passed by
Give me life ...but you used to lie
And tell me they were ... happy tears!
I wish you'd better and those tears were mine.
I can feel your change on hand, on my soulder
A million memories, they start to wander...
Now that I'm older, a little bit wiser...
...I know that no greater than the love that yours !

[Chorus:]
Oh, Papa!
Do you remember?
We only had each other ... when there was nobody else...

Oh, Papa!
Have I ever thanked you?
I always looked up to you ...
... and You're always in my heart...
Papa!

You were my eyes when I was crying ...
You were my blanket through the night ...
You were my strength when I had none to fight ...
You were my patience when there was no time !!!

Oh, Papa!
Do you remember?
We only had each other ... when there was nobody else...

Oh, Papa!
Have I ever thanked you?
I always looked up to you ...
... and You're always in my heart
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (21-08-2017 02:27 PM)
03-07-2017, 05:49 PM
Bài viết: #38
RE: PPS nhạc thu & NHẠC KHÁC...
MỜI XEM * MƯA LỆ * - nhạc sĩ LAM TRƯỜNG (file hơi nặng nên muốn xem mời load về vì có tí mưa rơi nên nặng hột í mà )


.ppsx  DQ-MƯA LỆ.ppsx (Kích cỡ: 9.43 MB / Tải về: 335)

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh năm 1937 tại Rạch Giá. Năm 10 tuổi theo gia đình lên Sài Gòn. Ông tự học nhạc lúc 13 tuổi và bắt đầu sáng tác từ năm 15 tuổi, may mắn có được 2 người hướng dẫn, đó là Nhạc sĩ Hoàng Lang và Nhạc sĩ Lê Thương.

[Hình: attachment.php?aid=13542]

Bút hiệu Lam Phương do tự đặt, từ 2 chữ trong tên thật của mình (Lâm và Phùng), với ý nghĩa: "hướng về phương trời màu xanh (lam) hy vọng.Nhạc sĩ Lam Phương là một trong rất ít nhạc sĩ không "phổ nhạc từ thơ", vì e rằng không thể chắp cánh cho bài thơ bay xa hơn với nhạc của ông: “Thơ của người ta đang hay, bỏ vào nhạc của tôi lỡ không hay thì có phải là tôi mang tội, làm hại người ta không chứ! Nên tôi không dám...”. Ông đã sáng tác trên dưới 200 bài, rất dễ dàng, từ nhạc phẩm đầu tay năm 1952 "Chiều Thu Ấy" và tiếp nối cho đến khi ông lâm trọng bệnh vào năm 1999.
Tuy phải chật vật để mượn tiền in và phải tự đem đi bán tác phẩm đầu tay năm 1952 nhưng chỉ sau 3 năm, các nhạc phẩm của ông đã được những nhà xuất bản nhạc mua bản quyền và phổ biến, trong đó có Nhà xuất bản Tinh Hoa: Chiều Thu Ấy (Chiều thu ấy, ngồi bên em dưới ánh trăng vai kề vai. Nhìn mây bay, hồn lâng lâng theo gió lay hương mùa say. Chiều thu ấy, nhìn nhau tay nắm tay, mắt hoen lệ tràn. Buồn ngao ngán, nàng xa cách, duyên tình ta ôi bẽ bàng...); Khúc Ca Ngày Mùa (Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát. Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác. Chiếu hồn quê bao khúc ca yêu đời. Mừng trăng lên chúng ta cùng múa hát. Ước mong sao lúa hai mùa thơm ngát. Lúa về mang bao khúc ca tuyệt vời…); Trăng Thanh Bình ,Nhạc Rừng Khuya (Nhạc đêm tàn hòa cùng ngàn cây trầm lắng. Nhạc reo buồn hòa cùng đường tơ rừng vắng. Sương trời khuya rơi khắp đó đây rừng ơi!...); Tình Cố Đô ,Tình Mẹ tức Lòng Mẹ Thương Con - (Đêm khuya rồi à ơi con yên ngủ. Trăng xa vời đèn gầy nào soi kiếp người. Mái tranh nghèo lạnh lùng tạt gió sương rơi. Được nhìn con thân mẹ dường ấm khôn nguôi…)Rừng Xưa (Người về đâu hỡi người về đâu? Có nhớ chăng một chiều bên suối mơ? Nghe gió cuốn mây trôi về nơi xa tít chân trời: Tình đã trao không lời…); những tình ca như Mưa Lệ (Lệ mãi thương về cố hương xa vời. Lệ nhớ mong ai mờ trang giấy. Mưa tuôn trong tim suốt năm canh dài. Từng hạt buồn đau tí tách hiên ngoài…); Cỏ Úa (Còn nhớ tên nhau xin gọi trong giấc mộng. Còn chút thương yêu xin đưa vào dư âm. Có phải còn yêu vì đôi lần thầm nhớ. Mình đã thật quên cớ sao lòng vẫn chờ…); Cho Em Quên Tuổi Ngọc (Cho em quên cơn mộng ảo xa xôi thơ ngây ngày nào. Em quên được phút trong tay mưa bay dạt dào. Ðến muôn đời sau em không còn nhớ yêu thương bên nhau lần đầu…); Sầu Ly Hương (Nhạc sầu buông trầm lắng. Xa quê bao ngày tháng. Mang theo nỗi niềm đau xót chia phôi. Hà Nội xa vời lắm. Nơi quê hương chìm đắm. Ai ra đi mà không thương nhớ về…); Một Mình (Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình. Ngoài hiên nắng lóe, đàn chim giật mình. Biết lời tỏ tình, đã có người nghe...); Em Đi Rồi, viết theo tâm sự buồn của nhạc sĩ saxophone Lê Tấn Quốc (Em đi rồi, đường xưa có nắng không anh? Lá hoa còn xanh, hay tàn theo tháng ngày? Giờ một mình anh, lẻ bước trong sương mai. Người tình còn đâu, chỉ đớn đau con tim...) Thu Sầu (Mùa thu thưa nắng gió mang niềm nhớ. Trời chiều man mác buồn nát con tim. Lệ tình đẫm ướt tà áo trinh nguyên. Kỷ niệm êm đềm còn in trên giấy...); Mùa Thu Yêu Đương (Anh muốn đôi ta mãi như người tình. Vui đời hẹn hò. Khi bên giòng suối, khi trên đồi buồn. Nửa đêm thanh vắng, dìu đến công viên. Đôi trẻ lạc loài trên xác lá vàng. Mùa thu yêu đương…); Tình Chết Cho Mùa Đông (Chiều buồn ngồi một mình. Nhìn mây trôi mênh mang. Nhìn đôi chim lang thang, lang thang. Trời buồn người càng buồn. Trông mây nước thêm bâng khuâng. Nhớ em từng phút mong từng giây, em ơi…)Nhạc Rừng Khuya (Nhạc đêm tàn hòa cùng ngàn cây trầm lắng. Nhạc reo buồn hòa cùng đường tơ rừng vắng. Sương trời khuya rơi khắp đó đây rừng ơi!...)….

[Hình: attachment.php?aid=13543]


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (21-08-2017 02:25 PM)
19-08-2017, 06:51 PM
Bài viết: #39
RE: PPS nhạc thu & NHẠC KHÁC...
KÍNH MỜI XEM QUA PPSX * TRI ÂN - vulan 2017 *


.ppsx  DQ-TRI ÂN- vulan 2017.ppsx (Kích cỡ: 5.88 MB / Tải về: 307)

trong pps này , dq đã mượn 10 công ơn mẹ trong kinh Vu lan bồn diễn nghĩa và thêm ít câu về công ơn các bậc sanh thành.

Bài nhạc kèm theo là bài ƠN NGHĨA SANH THÀNH của nhạc sĩ Dương thiệu Tước.

[Hình: attachment.php?aid=13567]

[Hình: attachment.php?aid=13568]

[Hình: attachment.php?aid=13569]

[Hình: attachment.php?aid=13570]

Dương Thiệu Tước (1915–1995) là một nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng và được coi là một trong những nhạc sĩ tiền phong của tân nhạc Việt Nam.

Dương Thiệu Tước sinh ngày 15 tháng 5 năm 1915, quê ở làng Vân Đình, huyện Sơn Lãng, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Xuất thân trong gia đình Nho học truyền thống, ông là cháu nội cụ nghè Vân Đình Dương Khuê, nguyên Đốc học Nam Định.

Thuở nhỏ ông học ở Hà Nội, trong thập niên 1930 ông gia nhập nhóm nghệ sĩ tài tử Myosotis (Hoa lưu ly) gồm Thẩm Oánh, Lê Yên, Vũ Khánh… Dương Thiệu Tước cũng là người có sáng kiến soạn nhạc “bài Tây theo điệu ta”, những nhạc phẩm đầu tay của ông thường được viết bằng tiếng Pháp. Mặc dù theo học nhạc Tây, nhưng nhạc của ông vẫn thắm đượm hồn dân tộc. Trong một ấn phẩm viết tay, ông ngỏ ý: „Theo tôi tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Để đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền”.
Ông vào miền Nam sinh sống từ năm 1954. Tại Sài Gòn ông làm chủ sự phòng văn nghệ tại Đài phát thanh Sài Gòn đồng thời được mời làm giáo sư dạy lục huyền cầm/Tây Ban cầm tại trường Quốc Gia Âm Nhạc. Sau ngày nước Việt Nam thống nhất năm 1975, nhạc của ông bị cấm đoán và ông cũng bị mất chỗ dạy học tại trường Quốc Gia Âm Nhạc.

Vợ chính thất cũng là vợ đầu của ông là bà Lương Thị Thuần, hiện con cái đang sống tại Đức và Hoa Kỳ.
Vợ sau của ông là Minh Trang, một ca sĩ nổi tiếng thập niên 1950, có con riêng là ca sĩ Quỳnh Giao. Ông bà sống hạnh phúc trong 30 năm, có với nhau 5 người con là: Dương Hồng Phong, Vân Quỳnh (ca sĩ hải ngoại), Vân Dung, Vân Hòa, Vân Khanh .

Sau năm 1975 do bệnh tật nên ông ở lại TP Hồ Chí Minh. Năm 1978 bà Minh Trang cùng các con định cư ở nước ngoài.
Đầu thập niên 1980 ông về chung sống với bà Nguyễn Thị Nga tại quận Bình Thạnh và được bà chăm lo cho tuổi về chiều.
Ông mất ngày 1 tháng 8 năm 1995 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Gần đây, sau thời đổi mới, nhạc của ông đã được phép lưu hành lại trên cả nước Việt Nam.


File đính kèm Thumbnail(s)
               
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
langtrang (21-08-2017 02:25 PM)
16-09-2017, 11:27 PM
Bài viết: #40
RE: PPS nhạc thu & NHẠC KHÁC...

.ppsx  DQ-BÔNG HỒNG TẶNG MẸ.ppsx (Kích cỡ: 4.53 MB / Tải về: 274)

pps BÔNG HỒNG TẶNG MẸ : thơ BS ĐỔ HỒNG NGỌC - nhạc VỎ TÁ HÂN

Bông hồng cho Mẹ của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một bài thơ về mẹ , bông hồng cho Mẹ là một cách viếng mẹ, khóc mẹ vô cùng đặc biệt nhưng rất đơn giản.
Bài thơ chỉ vẻn vẹn bốn câu, hai mươi chữ nhưng đủ taïo nhiều buồn vui, sinh tử vô thường, ngộ điều được mất… để có thể chấp nhận, an nhiên trước quy luật sinh tử ly biệt.

Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đoá hồng
Mẹ nhớ gài lên ngực
Ngoại chờ bên kia sông
Lễ Vu Lan với hoa hồng màu trắng, màu hồng và cả nghi thức cài hoa hồng lên ngực đã trở thành tập quán trong xã hội. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc ra được một tứ thơ lạ làm bất ngờ bởi ý thơtrong đó. Bất ngờ đầu tiên là nghịch lý của hai câu thơ đầu:

Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đóa hồng
Con cài hoa trắng, nghĩa là con không còn mẹ. Theo lẽ thường, mẹ càng phải cài hoa trắng. Nhưng con cài bông hoa trắng nhường cho mẹ đóa hoa màu hồng – màu của diễm phúccủa những ai còn mẹ.
Câu thứ ba lại càng khẳng định sự vững chắc của hai câu đầu:
Mẹ nhớ gài lên ngực.
Lại thêm một tầng thắc mắc nữa: Mẹ đã mất, vậy mà…?
Với động tác “gài” hoa lên ngực như thể mẹ có thể làm được việc đó, nên mẹ “
nhớ gài”.
Cho đến câu cuối cùng: Ngoại chờ bên kia sông…,
Sự bất ngờ khiến ngỡ ngàng và bất chợt xúc động, rưng rưng…
Câu cuối cùng đã thể hiện chủ đề của bài thơ.
Ngoại chờ bên kia sông…
Mẹ đã về với ngoại. Ngoại đi trước đón chờ mẹ ở bên kia sông. Ngoại đón con gái, mẹ về lại trong vòng tay của mẹ mình. Sự việc cuốn theo lẽ vô thường, tự nhiên hơn.Triết lý Vô thường, sắc không… đã gói gọn trong những câu chữ giản dị thơ mà không hẳn là thơ. Chất triết lý đến một cách đơn giản, nhẹ nhàng và tùy thuộc vào sự cảm nhận về cái chết, về tình mẫu tử, về lẽ tử sinh.
Ngoại chờ bên kia sông… : hình ảnh của người mẹ muôn thuở: yêu thương, dịu dàng, nhẫn nại, chở che, bảo bọc, hy sinh. Từ vị trí người mẹ ở ba câu đầu, mẹ trở thành vị trí của người con ở câu cuối. Mẹ lại về trong vòng tay yêu thương của ngoại, một lần nữa được làm con. Câu thơ còn toát lên một chân lý: có mẹ, dù ở bất cứ nơi đâu, dù ở cõi sống hay cõi chết, ta cũng sẽ được chở che, bình an. Bên kia sông là một thế giới khác xa , mẹ không phải ngỡ ngàng, ngơ ngác, bơ vơ, lạc lõng. Có ngoại rồi, con yên tâm cho mẹ, con được an ủi rất nhiều khi nghĩ về bước chân cuối cùng của mẹ trong chuyến độc hành này.
Mẹ nhớ gài lên ngực
Mẹ nhớ…, nghĩa là mẹ đừng quên làm điều đó, bởi đóa hoa hồng dường là dấu hiệu là tín vật để xác nhận hạnh phúc gặp lại của mẹ và ngoại. Và thực mong như thế, mong lắm thay!
Lời thơ dặn dò nhắc nhở, như van xin, như an ủi động viên… trong giờ phút bịn rịn tiễn đưa. Lời nói ấy là tấm lòng nỗi âu lo, yêu thương chan chứa nén chặt trong lòng, không nước mắt không phát lộ ra ngoài.
Nếu có mẹ, được ở bên mẹ thì cõi chết cũng là cõi bình yên. Đối diện với cái chết bằng tâm thế ấy, ta còn sợ nỗi gì? Ai rồi cũng có ngày được về với mẹ, hãy nhẹ nhàng, nhẹ gánh mà đi. Rồi ta sẽ được mẹ ta đón bên kia sông
( tình cờ xem đượctại tập san canhthep. thích nên làm)

[Hình: attachment.php?aid=13596]


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS