Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
PPS NHẠC> NHẠC MÙA THU & NHẠC KHÁC
11-04-2018, 06:32 PM
Bài viết: #46
RE: PPS NHẠC> NHẠC MÙA THU & NHẠC KHÁC
MỜI XEM PPS * ÁO DÀI VN * NHẠC JO MARCEL.


.ppsx  DQ- ÁO DÀI VIETNAM.ppsx (Kích cỡ: 6.7 MB / Tải về: 386)

LỜI BÀI HÁT(trước 75)) ÁO DÀI VIET NAM – JO MARCEL
Xinh, xinh thật là xinh cô gái Việt Nam
Duyên, duyên thật là duyên cô gái Miền Bắc
Thương, thương thật là thương cô gái Miền Nam
Yêu, yêu kiều dịu dàng cô gái Miền Trung
Rồi một mùa thu ta về ta nắm tay nhau
Cùng hát ca vang mừng chiếc áo dài
Một chiếc áo dài của người Việt Nam

Người Việt Việt Nam trong chiếc áo dài
Người Việt Việt Nam tha thướt bước về
Vẻ đẹp Việt Nam ngàn đời không phai

Cùng tha thướt bước trên đường của xứ khách
Cùng nắm tay nhau chia xẻ buồn vui
Cùng tiếp tay nhau duy trì nét đẹp
Vẻ đẹp của người Việt Nam

Xinh, xinh thật là xinh cô gái Việt Nam
Duyên, duyên thật là duyên cô gái Miền Bắc
Thương, thương thật là thương cô gái Miền Nam
Yêu, yêu kiều dịu dàng cô gái Miền Trung
Rồi một mùa thu ta về ta nắm tay nhau
Cùng hát ca vang mừng chiếc áo dài
Một chiếc áo dài của người Việt Nam
Xem thêm
Ritz với Jo Marcel

Đầu những năm 1970 tại Sài Gòn có 5 phòng trà nổi tiếng nhất được gọi là 'ngũ đại phòng trà'. Đó là Tự Do, Đêm Màu Hồng, Queen Bee nằm trên hai trục đường lớn trung tâm Nguyễn Huệ và Tự Do (Đồng Khởi). Tuốt vào Trần Hưng Đạo, góc Phát Diệm là phòng trà Ritz và Baccara.

[Hình: attachment.php?aid=13817]
Lệ Thu _ Anh Khoa

Dân mê nhạc trẻ thập kỷ 1970 chắc không ai xa lạ về những cái tên như Trường Kỳ, Nam Lộc và đặc biệt Jo Marcel. Nhạc sĩ này ca hay, biết sử dụng âm thanh, ánh sáng hiện đại hơn nhiều phòng trà khác nên được coi là phù thủy của âm thanh ánh sáng sân khấu. Jo còn là một nhà sản xuất băng nhạc có hạng, đóng đô ở lầu 3 của Crystal Palace (Thương xá Tam Đa).
Trước khi dọn về Ritz, Jo Marcel tổ chức phòng trà tại Queen Bee vào năm 1969. Sau khi hết hợp đồng thuê Queen Bee, Jo thuê phòng trà Ritz của ông Nguyễn Văn Xướng (chủ rạp Hưng Đạo). Ngoài thành phần ca sĩ, Ritz còn nổi bật lên vì âm thanh và màu sắc mà Jo Marcel đã bỏ rất nhiều công sưu tầm để mang lại cho phòng trà của mình một sắc thái riêng biệt, khác lạ với những phòng trà khác. Jo Marcel còn sử dụng kỹ thuật điện ảnh để tăng phần hấp dẫn và có lẽ là mới lạ nhất thời gian đó. Trên sân khấu là một màn ảnh của rạp xi nê bỏ túi. Nào là phi thuyền Apolo với người phi công là ca sĩ Sỹ Phú đã du học tận Mỹ xa xôi. Những danh lam thắng cảnh của năm châu, của đại dương, của núi, của suối, hoa lá, chim chóc với diễn viên chính là các ca sĩ của Ba Con Mèo (cho phần trình diễn của ban tam ca này), ban hợp ca Bốn Phương (cho phần trình diễn của những đứa con Dương Thiệu Tước - Minh Trang)... Những cảnh này là do Jo Marcel vừa quay phim và đạo diễn. Sau này, Jo có tự tay làm một cuốn phim về nhạc trẻ dựa theo truyện dài Tuổi choai choai của Trường Kỳ.
Jo Marcel tên thật là Vũ Ngọc Tòng, sinh năm 1936 tại Hà Nội và là trưởng nam của kỹ sư Vũ Ngọc Thuyến - cũng là một nhạc sĩ và ca sĩ có biệt tài. Năm 1958, Tòng bắt đầu đi hát tại ca vũ trường Đại Nam với tên Ngọc Minh. Năm 1960, Tòng qua hát cho nhà hàng Caravelle. Trong thời gian hát tại đây, ông có dịp học hỏi rất nhiều vì được hát chung với một số ca sĩ nước ngoài. Năm 1963, Tòng ký giao kèo với nhà hàng Baccara. Là một ca sĩ nhưng lại hiểu biết về kỹ thuật âm thanh, nên mỗi khi hát ở một nhà hàng mới, Tòng được “đặc quyền” thay đổi hệ thống âm thanh cho phù hợp với giọng ca của mình. Tại Baccara, Tòng hợp ca cùng nữ ca sĩ Bạch Bích trong những bản nhạc nước ngoài nên đổi tên mới là Jo Marcel.

Giọng hát chủ lực của phòng trà Ritz là Lệ Thu. Khán giả đến với Ritz trước nhất là vì Lệ Thu, như đến với Đêm Màu Hồng vì Thái Thanh, Queen Bee vì Khánh Ly. Vì tiếng hát Lệ Thu, những người ái mộ phải đi ngược vào đại lộ Trần Hưng Đạo, góc Phát Diệm (Trần Đình Xu) trong khi Tự Do, Maxim’s, Đêm Màu Hồng ở ngay trung tâm. Đến hát ở Ritz, Lệ Thu không cần trang điểm nhiều vì hệ thống ánh sáng ở phòng trà này đã nâng cao khuôn mặt của nàng.
Lệ Thu tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh năm 1943 tại Hà Nội trong một gia đình công chức. Sau đó, gia đình chuyển xuống Hải Phòng cho đến năm 1954 vào nam. Tại Sài Gòn, cô học ở Trường Les Lauriers (Tân Định) cho tới lớp đệ tứ. Nhờ đã học nhạc lý tại Trường Sainte Marie Hải Phòng, thêm có khiếu về ca nhạc, Lệ Thu tự trau dồi ca hát bằng phương pháp nghe các danh ca hát trên đài phát thanh. Ngoài ra cô cũng được nhạc sĩ Đức Quỳnh chỉ dẫn thêm về ca nhạc. Trên Báo Sinh Hoạt Nghệ Thuật năm 1971, Lệ Thu đã giải thích: “Lệ Thu là mùa thu tráng lệ, mùa thu tuyệt vời. Thú thật tên Oanh cũng đẹp lắm chứ. Nhưng khi mới đi hát bị một ông khách hỏi tên bất ngờ, quýnh quá Oanh nói đại tên Thu. Thu không thì trơ quá nên về sau thêm chữ Lệ vào cho đẹp”. Nhưng từ tháng 4.1970 Lệ Thu đã về với phòng trà Tự Do. Ông Ngô Văn Cường chủ Tự Do đã dùng giá cao để giựt Lệ Thu ra khỏi Ritz của Jo. Jo ký với Lệ Thu là 700.000 đồng hát một năm, cộng tiền cát sê khá cao, còn ông Cường kêu Lệ Thu trả hợp đồng 1 triệu và tiền hát hằng đêm gấp đôi.

Ngoài Lệ Thu, Ritz còn có Ba Con Mèo hay mặc soiree, đầm , mini - jupe...hát rất lả lướt, nụ cười trong vắt, rất....Tây . BA TRÁI TÁO ( The Apple ) gồm : Tuyết Hương, Tuyết Dung & Vy Vân. Vy Vân hát nhạc Pháp loại có " trình độ ". Các nhóm nhạc ấy chơi rất điệu nghệ hút hồn ...phái mày râu nhiều lắm ! ban hợp ca Bốn Phương và ban The Dreamers với những đứa con của bố già Phạm Duy như Duy Quang, Thái Hiền, Duy Cường, Julie Quang, Duy Minh. Hằng đêm, Phạm Duy cùng những đứa con chất nhau trên chiếc xe hơi cũ hát ở Embassy - một club Mỹ trên đường Nguyễn Trung Trực, sau đó là Queen Bee rồi về đây.
Người thủy chung với Jo Marcel nhất là Anh Khoa, hết Queen Bee rồi đến Ritz. Tiếng hát của Anh Khoa là tiếng hát của những rặng thùy dương hiền hòa của miền biển Phan Thiết.
Ritz còn có Mỹ Thể, giọng hát của thế hệ cùng thời với Lệ Thanh, Thanh Thúy. Mỹ Thể có tiếng ca cao vút nhưng không thanh như Lệ Thu mà ngộp thở, mà say. Mỹ Thể hồi ấy xuất hiện trên ti vi chỉ với tà áo dài cổ thuyền, tóc thề ngang vai. Hầu như chương trình của Shotguns đều có cô ấy. Ca khúc mà người ta hay nhắc khi nói về Mỹ Thể : Tóc mai sợi vắn sợi dài.

Nghệ sỹ Jo Marcel hát nhạc Việt lẫn nhạc ngoại đều thu hút : Ai về sông Tương, Mộng dưới hoa, Dư âm, Em đến thăm anh đêm 30. Thập niên 70, ca sĩ này có ra album Xuân 1 971 với một số nhạc phẩm về mùa xuân, tập hợp các ca sĩ : Thanh Lan , Thanh Thúy, Khánh Ly, Thái Thanh ..và Bạch Tuyết ( trình bày Gái xuân - Tô Vũ - thơ Nguyễn Bính ; trước 75 , Bạch Tuyết hát tân nhạc rất sáng giá cùng với cố NS Hùng Cường ).

Nam danh ca Sỹ Phú với chất giọng trầm ấm, truyền cảm , được xem là một trong những giọng nam hay thuở ấy. Bến xuân, Chờ người, Thà như giọt mưa, Nghe những tàn phai, Bây giờ tháng mấy.., Hai năm tình lận đận , Em hiền như masoeur , Nắng chiều, Ngậm ngùi và rất nhiều tình khúc êm dịu - một khi Sỹ Phú cất lên là chỉ muốn nghe ...và nghe thôi .

Tiếng hát của Lệ Thu thì đâu xa lạ gì nữa. Nước mắt mùa thu, Xin gọi là cố nhân, Cho tôi được một làn, Đan áo mùa xuân, Mùa thu lá bay, Thu sầu , Như cánh vạc bay, Hoài cảm, Hương xưa, Đếm sao cho xuể những tình khúc chị đã hát ! Lệ Thu với chất giọng cao đặc biệt , mạnh mẽ , đủ ngân , luyến láy , đưa người nghe đến tận cùng của cảm xúc. Có điều đặc biệt, khi ở Mỹ - cả Khánh Ly & Lệ Thu là cặp bài trùng song ca " trên đỉnh của đỉnh " : Tiếng sáo thiên thai, Giọt mưa trên lá, Nhìn những mùa thu đi- Như cánh vạc bay, Yêu em dài lâu, Sầu đông , Mây lang thang , Hoa soan bên thềm cũ.

Anh Khoa - cũng là danh ca nhạc nhẹ thời hoàng kim, giọng vừa trầm, hơi khàn nhưng vẫn có sắc thái trong , đầy đặn đã chinh phục được giới trẻ HS, SV ...Riêng Lệ Thu sau ngày 30/ 4 có hát một thời gian . Chỉ cần 03 ca khúc Tự nguyện , Trên đỉnh Trường Sơn , Hà Nội niềm tin & hy vọng - đã chứng tỏ một danh ca Sài Gòn hát NHẠC ĐỎ cũng rất TRỨ DANH vậy. Anh Khoa ở lại lâu hơn. Anh nổi tiếng với Mặt trời bé con, Hương thầm, Điệp khúc tình yêu, Anh ở đầu sông em cuố sông , Thành phố trẻ ..và nhạc Anh , Mỹ.( đang sống ở Hungary cùng vợ ).

Thái Hiền - cô gái bước vào tuổi ô mai với một loạt ca khúc : Tuổi ngọc Tuổi hồng, Tuổi thần tiên, Bình ca 1 ., Nằm vắt tay lên trán ,. Khi ấy , giọng cô ấy trong trẻo , hồn nhiên ( ngày nay dễ nhận ra cô trong các ca khúc đạo ca…). Tất nhiên theo thời gian , Thái Hiền hát ngày càng đằm thắm hơn. Ca khúc Tháng 6 trời mưa , ở hải ngoại , Thái Hiền đã ghi âm và rất được người nghe đón nhận, khen ngợi.

Julie Quang là nữ ca sĩ - " bà xã " cũ của Duy Quang. Bài hát Bài thơ vu quy, Ngày tân hôn, giới trẻ thời đó cũng rất hâm mộ. Và , cố danh ca Duy Quang có lẽ không cần nói nhiều . Trước 75, anh với ngoại hình rất thư sinh hát các ca khúc của " bố Phạm Duy , ca khúc ngoại lời dịch . Thành công trong nghề . Duy Quang còn song ca ăn ý với Thanh Lan, Ngọc Lan , Julie Quang, Hương Lan....nữa. Khoảng gần cuối thạp niên 70 , trước khi xuất cảnh , Duy Quang đã ôm đàn và hát Tiếng hát từ thành phố mang tên Người ( Cao Việt Bách ) - đúng dịp lễ hội để tạm biệt khán giả.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (13-04-2018 05:12 AM)
 


Các bài viết trong chủ đề này
RE: PPS NHẠC> NHẠC MÙA THU & NHẠC KHÁC - dieuquang - 11-04-2018 06:32 PM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS