Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
PPS NHẠC> NHẠC MÙA THU & NHẠC KHÁC
10-06-2018, 06:48 AM
Bài viết: #47
RE: PPS NHẠC> NHẠC MÙA THU & NHẠC KHÁC
MỜI NGHE XM PPS NHẠC* ĐỢI CHỜ* (ảnh đen trắng qua sử lý theo ý nên hơi tối nhé,dq)


.ppsx  DQ - ĐỢI CHỜ.ppsx (Kích cỡ: 4.87 MB / Tải về: 359)

ĐỢI CHỜ - Lời và nhạc: Trần Nhật Bằng & Phạm Đình Chương

Trăng lắng sâu vào đêm đợi chờ.
Đêm thế gian quạnh cô mịt mờ.
Như ném ai vào cõi bơ vơ .
Nhưng vẫn chưa tìm thấy người mơ.

Ta đi ngóng trông em, trong (bóng) đêm dài ... than.
Ngàn tơ vàng chìm lắng, mơ dáng ai về,
trong ánh trăng vàng.
Như gió đi tìm hương, như chim nhớ mùa,
khát khao tình xưa.
Ta níu xin thời gian, đừng cho phai úa,
kiếp duyên tình mộng mơ.

Ta thiếp đi vì vui tàn rồi.
Bên khúc sông lạnh riêng mình ngồi.
Ôm bó hoa đọng ngát hương môi.
Xa vắng cho lòng nhớ xa xôi!

[Hình: attachment.php?aid=13874]
[Hình: attachment.php?aid=13875]
[Hình: attachment.php?aid=13876]

[Hình: attachment.php?aid=13877]

TIỂU SỬ
• Tên thật: Trần Nhật Bằng. Sinh năm 1930 tại Hà Nội. Mất ngày 7 tháng 5, 2004 tại Fairfax, Virginia, Hoa Kỳ.
• Học nhạc từ 7 tuổi tại một trường Nhà Dòng, học hòa âm cùng với Ðỗ Thế Phiệt (em họ, nguyên Giám Đốc Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn)
• SÁNG TÁC: trên 100 ca khúc. (Tác phẩm đầu tiên: “Đợi Chờ” còn có tên là "Hoa Trăng" - 1947)
• HÒA ÂM: Soạn cho nhiều ban nhạc (Ðài Phát Thanh: Quân Đội, Tự Do, Ðài Truyền Hình Việt Nam) và các hãng sản xuất nhạc tại Hà Nội và Sài Gòn.

• TRÌNH DIễN:

[Hình: attachment.php?aid=13880]

- Với các ban nhạc Ðài Phát Thanh Hà Nội và Sài Gòn (các ban Hoàng Trọng, Nghiêm Phú Phi, Thăng Long, Văn Phụng, Nhật Bằng, Tiếng Hát Tâm Tình (Anh Ngọc), Nguyễn Ðình Toàn, Vũ Thành, Ðào Trường Phúc …)
- Tại vũ trường và các nhạc hội: Hà Nội (1952: Ban Gió Nam, Thăng Long) và Hoa Kỳ (1991: Houston; 1993-94: San Jose)
• DẠY NHẠC: Lớp “Luyện Ca Sĩ” (1996: Hoa Kỳ)
• THÀNH LẬP:
- Ban Hợp ca Hạc Thành (Sài Gòn 1954 với 4 anh em Nhật Bằng, Nhật Phượng,Thể Tần, Hồng Hảo)
- Ban Do-Si-La (Sài Gòn 1963 với Anh Ngọc, Văn Phụng)
- Ban The Blue Ocean (Washington DC 1990 cho 3 con Nhật Hải, Nhật Hùng, Nhật Huấn)
• SỞ TRƯỜNG: Ngoài hát và soạn hòa âm còn sử dụng tây ban cầm, dương cầm, contrebasse
• HOẠT ÐỘNG:
- Trước 1951:
- Sinh viên Trường Bưởi và Trường Ðào Duy Từ ( Hà Nội)
- Nhạc sĩ Ðài Phát Thanh và phòng trà (Hà Nôi)
- 1956-75: Ðài Phát Thanh Quân Ðội Sài Gòn
- 1990: Định cư tại Hoa Kỳ
- 1996: Mở lớp “Luyện Ca Sĩ” và soạn hòa âm tại Fairfax, Virginia
Ánh Sáng Ðồng Quê
Ánh Sáng Miền Nam (Xuân Lôi & Nhật Bằng)
Anh Về Một Mùa Trăng
Bóng Chiều Tà
Bóng Người Chiến Sĩ
Bóng Quê Xưa (Đan Thọ & Nhật Bằng)
Chiều Nhớ Quê
Chiến Sĩ Ca
Chờ Anh Em Nhé (Xuân Tiên & Nhật Bằng)
Cùng Một Mái Nhà (Xuân Tiên & Nhật Bằng)
Dạ Tương Sầu
Đàn Vui (Nhật Bằng & Thanh Nam)
Đợi Chờ - tức Hoa Trăng (Nhật Bằng & Phạm Đình Chương)
Hãy Hát Cùng Tôi (Nhật Bằng & Thanh Nam)
Hãy Quên Đi Niềm Thương Nhớ
Hãy Trả Lời Em (Trần Thiện Thanh & Đào Duy & Nhật Bằng)
Hương Quê (Nhật Bằng & Huỳnh Hiếu)
Khúc Nhạc Ngày Xuân
Lỡ Làng
Một Chiều Thu
Mùa Ðông Tuyết Trắng
Mùa Ly Biệt
Mưa Đầu Mùa
Nàng Tiên Trắng
Ngày Tươi Sáng (Nguyễn Hiền & Nhật Bằng)
Nhịp Sống Miền Nam
Nếu Em Có Về Thăm Quê Cũ (thơ: Phạm Thế Trường)
Nước Mắt Quê Hương
Sài Gòn Nắng Nhớ Mưa Thương (thơ: Nguyễn Thị Ngọc Dung)
Sau Lũy Tre Xanh
Thu Ly Hương (Nhật Bằng & Đan Thọ)
Thuyền Trăng (Nhật Bằng & Thanh Nam)
Tiếng Đàn Trong Đêm
Tình Nghệ Sĩ (Nhật Bằng & Thanh Nam)
Tình Tuyệt Vọng (thơ: Hồng Thủy)
Ước Mơ (thơ: Phan Khâm)
Về Đây Anh (Nhật Bằng & Nguyễn Hiền)
Về Làng Cũ (Xuân Lôi & Nhật Bằng)
Vọng Cố Ðô (Đan Thọ & Nhật Bằng)
Xin Em Đừng Hỏi (Trần Thiện Thanh & Đào Duy & Nhật Bằng)
Ý Nhạc Ngày Xanh (Nhật Bằng & Thanh Nam)

Phạm Đình Chương (1929 – 1991) là một nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc Việt từ 1950 trở đi. Riêng về lãnh vực sáng tác, ông được coi một tên tuổi lớn của tân nhạc Việt Nam. Ngoài ra ông còn là một ca sĩ của ban hợp ca Thăng Long với biệt hiệu là Hoài Bắc.
Phạm Đình Chương sinh ngày 14 tháng 11 năm 1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Quê nội ông ở Hà Nội và quê ngoại ở Sơn Tây. Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, cả hai thân sinh ra ông đều chơi nhạc cổ truyền. Thân phụ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương là ông Phạm Đình Phụng. Người vợ đầu của ông Phụng sinh được 2 người con trai: Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương. Còn Phạm Đình Viêm là ca sĩ Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long.

Người vợ sau của ông Phạm Đình Phụng có 3 người con: trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy. Con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương và cô con gái út Phạm Thị Băng Thanh, tức ca sĩ Thái Thanh.
Ông được nhiều người chỉ dẫn nhạc lý nhưng phần lớn vẫn là tự học. Trong những năm đầu kháng chiến, Phạm Đình Chương cùng các anh em Phạm Đình Viêm, Phạm Thị Quang Thái và Phạm Thị Băng Thanh gia nhập ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV.
Phạm Đình Chương bắt đầu sáng tác vào năm 1947, khi 18 tuổi, với tác phẩm đầu tay là ca khúc Ra Đi Khi Trời Vừa Sáng. Năm 1951 ông và gia đình chuyển vào miền Nam. Với các anh em Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng ông thành lập ban hợp ca Thăng Long danh tiếng. Trong thập niên 50, ông đã viết những tác phẩm thành công và để đời như Ly Rượu Mừng, Xuân Tha Hương, Thủa Ban Đầu, Tiếng Dân Chài v.v.. Đáng kể nhất là trường ca bất hủ Hội Trùng Dương mà ông viết về đất nước Việt Nam hoa gấm, qua ba bài ca nói về sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long. Theo như lời ông đã nói với gia đình, trường ca này đã phải tốn mất 4 năm để hoàn tất.
Một sáng tác lãng mạn và để đời thứ hai trong thập niên 50 đã gắn liền vào tên tuổi Phạm Đình Chương, đó là ca khúc bất hủ phổ thơ Đinh Hùng nhan đề Mộng Dưới Hoa. Riêng nói về Mộng Dưới Hoa, ca khúc này đã theo năm tháng để trở thành một trong những bài tình ca được ưa chuộng và hát nhiều nhất của nhạc Việt. Qua khía cạnh chuyên môn, nhất là về lãnh vực nhạc phổ từ thơ, ta cứ đọc phần phê bình và ca ngợi của nhạc sĩ Vũ Thành sau đây. Nhạc sĩ Vũ Thành viết: " Tác phẩm thành công nhất của Phạm Đình Chương, theo tôi, là Mộng Dưới Hoa, thơ Đinh Hùng phổ nhạc. Nét đặc thù của tác phẩm này là hơi nhạc tuy rất Việt Nam, mà lại được viết theo âm giai tây phương, chứ không cần đến ngũ cung như hầu hết các sáng tác có âm hưởng thuần túy Việt Nam khác. Ngoài ra, Mộng Dưới Hoa còn đặc biệt ở điểm rất cân đối và được cấu tạo như cung cách một bản nhạc “mẫu” trong các sách giáo khoa về sáng tác. Mộng Dưới Hoa còn đáng được coi là một kỳ công vì phổ nhạc vào thơ Việt Nam là một việc cực khó. Người phổ nhạc chẳng những phải lệ thuộc vào số chữ mà còn phải lựa cung bậc cho đúng luật bằng trắc của bài thơ, không như trường hợp phổ nhạc thơ Pháp hay thơ Anh, chỉ cần theo đúng số chữ mà thôi. Vì vậy, thường thường các bài thơ Việt Nam được phổ nhạc đều viết theo thể tự do, không gò bó, thì mới theo sát được [âm] bằng trắc của từng chữ. Làm theo thể mẫu hết sức cân đối mà vẫn giữ đúng được bằng trắc của từng chữ, ta phải ngả nón trước Phạm Đình Chương.”
Trong thập niên 60, ông đã sáng tác một loạt ca khúc phổ thơ rất thành công và được yêu chuộng như Nửa Hồn Thương Đau, Ngợi Ca Tình Yêu và Đêm Màu Hồng (thơ Thanh Tâm Tuyền), Khi Cuộc Tình Đã Chết (Du Tử Lê), Người Đi Qua Đời Tôi (Trần Dạ Từ) và nổi bật nhất là ca khúc Đôi Mắt Người Sơn Tây (Quang Dũng). Từ đó, Phạm Đình Chương thường được cho là một trong những nhạc sĩ phổ thơ hay nhất. Giai đoạn này cũng là lúc ông lập ra phòng trà tên gọi Đêm Màu Hồng và với ban hợp ca Thăng Long, đã biến nơi này thành chỗ hội tụ của các văn nghệ sĩ đương thời.
Sau biến cố 1975, Phạm Đình Chương vượt biên sang định cư tại California, Hoa Kỳ vào năm 1979. Ông định cư tại quận Cam cùng gia đình từ đó. Tại khoảng thời gian sống tại Hoa Kỳ, ông đã viết một số ca khúc cuối cùng, gồm những tác phẩm phổ thơ như Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn, Quê Hương Là Người Đó, Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển (phổ thơ Du Tử Lê), Hạt Bụi Nào Bay Qua (Thái Tú Hạp) v.v.. Ngoài ra, ông đã hoạt động rất thành công qua những buổi trình diễn tại các cộng đồng người Việt trên toàn thế giới.
Vào mùa hè năm 1991, ông lâm bệnh và qua đời vào ngày 22 tháng 8 năm 1991 tại quận Cam, California, hưởng dương được 62 tuổi. Theo như gia đình ông kể lại, sau khi người anh của ông là nghệ sĩ lão thành Hoài Trung qua đời tám năm sau đó, vào một buổi sáng nắng ấm năm 1998 tại miền nam Cali, gia đình ông đã đem cốt của hai ông và rải ngoài biển, như trong một ca khúc ông viết trong thời gian cuối cùng, nhan đề “Khi Tôi Chết, Hãy Đem Tôi Ra Biển”, phổ từ thơ của thi sĩ Du Tử Lê.
[Hình: attachment.php?aid=13878]

Sáng Tác

[Hình: attachment.php?aid=13879]
Danh sách các tác phẩm do nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết gồm có:


1 – Anh đi chiến dịch (1962) - Hoàng Oanh Ban Thăng Long Bích Vân Thanh Tuyền
2 – Bài ca tuổi trẻ (1950) - Ban Thăng Long
3 – Bài ngợi ca tình yêu (thơ Thanh Tâm Tuyền) - Hoài Bắc & Phạm Thành Thái Thanh
4 – Bên trời phiêu lãng (thơ Hoàng Ngọc Ẩn) - Quỳnh Lan
5 – Buồn đêm mưa (thơ Huy Cận) - Ban Thăng Long
6 – Cho một thành phố mất tên (thơ Hoàng Ngọc Ẩn) - Mai Hương
7 – Dạ tâm khúc (thơ Thanh Tâm Tuyền) - Duy Trác
8 – Đất lành - Ban Thăng Long
9 – Đêm cuối cùng - Thái Thanh Tuấn Ngọc Thùy Dương
10 – Đêm màu hồng (thơ Thanh Tâm Tuyền) - Kim Tước Sĩ Phú Bích Vân
11 – Đêm nhớ trăng Sài Gòn (thơ Du Tử Lê) - Tâm Hảo Trần Thái Hòa
12 – Đến trường
13 – Định mệnh buồn - Phạm Thành
14 – Đôi mắt người Sơn Tây (thơ Quang Dũng) - Phạm Đình Chương hát: MP3 Youtube
Phạm Đình Chương hát với Phạm Thành
15 – Đón xuân - Như Quỳnh
16 – Đợi chờ (viết với Nhật Bằng) - Vũ Khanh Lệ Thu
17 – Được mùa - Kim Tước-Mai Hương-Quỳnh Giao Thanh Thúy
18 – Hạt bụi nào bay qua (thơ Thái Tú Hạp) - Phạm Thành
19 – Heo may tình cũ (thơ Cao Tiêu) - Thái Thanh
20 – Hò leo núi - Ban Thăng Long
21 – Trường ca Hội Trùng Dương - Ban Thăng Long
22 – Khi cuộc tình đã chết (thơ Du Tử Lê) - Vũ Khanh Lệ Thu
23 – Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển (thơ Du Tử Lê) - Lê Hồng Quang
24 – Khúc giao duyên - Duy Khánh & Thái Thanh
25 – Kiếp Cuội già
26 – Lá thư mùa xuân - Anh Khoa
27 – Lá thư người chiến sĩ - Bích Liên
28 – Ly rượu mừng - Ban Thăng Long
29 – Mắt buồn (thơ Lưu Trọng Lư) - Julie
30 – Mầu kỷ niệm (ý thơ Nguyên Sa) - Vũ Khanh Xuân Thu & Duy Khánh Thái Hiền
31 – Mỗi độ xuân về - Teresa Mai
32 – Mộng dưới hoa (thơ Đinh Hùng) - Nguyên Khang Anh Ngoc & Mai Hương
Vũ Khanh Nhạc hòa tấu saxo
33 – Mưa Sài Gòn, mưa Hà Nội (thơ Hoàng Anh Tuấn) - Ban Thăng Long Mai Hương
Ái Vân & Hương Lan Jo Marcel & Lệ Thu Kim Tước, Quỳnh Giao, Mai Hương (youtube)
34 – Mười thương - Thái Thảo
35 – Người đi qua đời tôi (thơ Trần Dạ Từ) - Ngọc Lan Trần Thái Hòa
36 – Nhớ bạn tri âm
37 – Nửa hồn thương đau (ý thơ Thanh Tâm Tuyền) - Thái Thanh Ngọc Lan Tuấn Ngọc
38 – Quê hương là người đó (thơ Du Tử Lê) - Mai Hương & Phạm Thành Ý Lan
39 – Ra đi khi trời vừa sáng (lời Phạm Duy) - Ban Thăng Long
40 – Sáng rừng - Đức Tuấn
41 – Ta ở trời tây (thơ Kim Tuấn) - Elvis Phương Bích Vân
42 – Thằng Cuội
43 – Thuở ban đầu - Duy Trác Ý Lan Quang Tuấn Quỳnh Giao
44 – Tiếng dân chài - Ban Thăng Long
45 – Trăng Mường Luông
46 – Trăng rừng
47 – Xóm đêm - Quang Dũng Thanh Thúy Nhạc hòa tấu1 Nhạc hòa tấu2
48 – Xuân tha hương - Mai Hương
[Hình: attachment.php?aid=13882]
NGUỒN từ website: phamdinhchuong.com


File đính kèm Thumbnail(s)
                                   
THANK YOU
 


Các bài viết trong chủ đề này
RE: PPS NHẠC> NHẠC MÙA THU & NHẠC KHÁC - dieuquang - 10-06-2018 06:48 AM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS