Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
TÍNH NHÂN VĂN THẬT SỰ
17-12-2016, 06:56 AM
Bài viết: #1
TÍNH NHÂN VĂN THẬT SỰ
Raul Hinojosa, 33 tuổi, được đưa tới Bệnh viện Baptist St. Anthony, bang Texas, Mỹ, vào ngày 22.10 vì bị bệnh bạch huyết bào mãn tính, bị nhiễm trùng họng và phổi.
Vào sáng ngày 9.12, công việc như thường lệ đối với y tá và bác sĩ ở bệnh viện này dành cho các bệnh nhân sắp qua đời là hỏi anh Hinojosa điều ước cuối cùng của mình.

[Hình: attachment.php?aid=13091]
Ước được cưới vợ trước khi chết, bệnh viện 'làm mai' cho bệnh nhân -

Hinojosa thì thầm: “Tôi muốn cưới cô ấy. Tôi muốn cô ấy là vợ tôi”.
Theo trang tin Amarillo.com, các bác sĩ cho biết Hinojosa đã mắc bệnh này từ năm 2012 và sẽ được trả về nhà sau khi nói lên ước nguyện cuối đời của mình. Anh đã nói với các y tá anh muốn cưới Yvonne Lamas, là bạn gái anh đã cầu hôn vào năm 2007.
Lamas là người mẹ đơn thân, 34 tuổi, đã có 3 đứa con trước đó và hiện đã có một con chung với Hinojosa.
Hinojosa từ lâu đã hứa sẽ tổ chức một đám cưới hoàn hảo cho Lamas nhưng anh đã không thể làm được vì phát hiện mình bị mắc bệnh bạch huyết bào mãn tính. Hinojosa gặp khó khăn về sức khỏe lẫn tài chính kể từ đó.

Nhưng các y tá ở bệnh viện bang Texas đã quyết định không nên bỏ qua lời ước nguyện của người sắp chết.
Liền sau đó, bệnh viện đã nhờ một linh mục đưa Lamas đến tòa để làm giấy kết hôn. Rồi họ lại nhanh chóng quay lại bệnh viện để Hinojosa ký tên.

Thông thường phải sau 72 giờ họ mới được trao giấy chứng nhận kết hôn nhưng tòa án đã ưu tiên mà bỏ qua quy định này.

Trong thời gian đó, các đầu bếp ở nhà ăn của bệnh viện lại nhanh chóng làm bánh cưới. Các tình nguyện viên ở các cửa hàng lưu niệm cố gắng chuẩn bị hoa cưới. Các công nhân bảo trì thậm chí còn đặt tấm vải trắng phía sau chiếc giường bệnh của Hinojosa để che các máy móc hỗ trợ y tế.

Một trong những thành viên của gia đình chị Lamas tặng chị áo cưới.
Đến trưa cùng ngày thì Hinojosa được giúp mặc bộ đồ vét, thắt cà vạt để làm chú rể.

Có hơn 30 nhân viên ở bệnh viện đã đứng hai bên làm lối đi cho cha cô dâu dẫn con gái tới cho chú rể. Và lễ cưới được tổ chức, diễn ra suôn sẻ trong vòng 20 phút.

Sau đó 36 giờ đồng hồ, vào ngày 10.12, chú rể trút hơi thở cuối cùng.

(theo Thanhnien)


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (14-01-2017 06:59 AM)
21-12-2016, 05:36 PM
Bài viết: #2
RE: TÍNH NHÂN VĂN THẬT SỰ
TRẢHỌC PHÍ BẰNG GẠO> Ứng biến có lợi cho cả hai bên và tính nhân văn ẩn.

Một trường đại học tư thục ở phía bắc thủ đô Bangkok, Thái Lan đã đồng ý nhận học phí bằng gạo trong bối cảnh nông dân nước này đang khốn khổ vì nghịch cảnh trúng mùa mất giá.

Theo đó sinh viên trường đại học Rangsit có thể trả một phần hoặc toàn bộ học phí kì sau bằng gạo. Mục đích chương trình là hỗ trợ con em gia đình nông dân và trường này sẽ tính giá gạo cao hơn mức thị trường vì có một vài giống lúa xuống thấp mức kỉ lục trong một thập kỷ qua.

Witsanu Sukmoonsiri, một trong số 19 sinh viên tham gia chương trình này, cho biết anh này sẽ chi trả học phí học kì mùa xuân trị giá 20.620 bạt ($574) bằng gạo. Nếu không có sự hỗ trợ này, bố mẹ anh chỉ còn cách đi vay nặng lãi để đóng tiền học cho con.

Chương trình trả học phí bằng gạo là một trong những nỗ lực đang được thực hiện ở Thái Lan để giúp đỡ 16 triệu người dân Thái có nguồn thu nhập chính từ lúa gạo. Hiện nay nông dân Thái đang chật vật trang trải kinh phí vì giá lúa gạo xuống thấp vì nguồn cung trong và ngoài nước đều dồi dào. Họ phải tìm đủ cách để tiêu thụ gạo tồn kho từ rao bán trên Facebook cho đến mở các quầy di động ở trạm xăng.

Chính phủ quân sự Thái Lan đã dành 2 tỉ USD để giúp nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn này. Họ cũng khuyến cáo người dân chuyển sang các cây trồng khác đồng thời hạn chế bán tống bán tháo.

Lúa gạo là một trong các vấn đề chính trị nhạy cảm ở Thái Lan. Trong thập kỷ vừa qua, vùng tập trung nhiều nông dân ở phía Bắc Thái Lan đã bầu cho các nhà lãnh đạo chính trị mà sau đó bị lật đổ bởi các tướng lĩnh quân đội. Hai cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra và Yingluck Shinawatra đã sử dụng mạng xã hội để kêu gọi dân Thái sử dụng gạo làm món quà năm mới.

Hiện nay gạo trong kho của Thái Lan vào khoảng 8 triệu tấn, tương đương với 20% lượng gạo giao dịch toàn cầu, theo số lượng của chính phủ Thái Lan và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

Nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á xuất khẩu 50% sản lượng gạo ra thị trường quốc tế. Sức sản xuất trong vụ này cho đến tháng 9 năm sau sẽ đạt đỉnh trong 5 năm trở lại đây. Trong khi đó gạo rớt giá thảm hại, mức giá trung bình tháng 11 của gạo tám thơm Thái là 8.294 Bạt (khoảng 230 USD) một tấn, thấp nhất từ năm 2007.
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (14-01-2017 07:04 AM)
13-01-2017, 03:40 PM
Bài viết: #3
RE: TÍNH NHÂN VĂN THẬT SỰ
CÂU CHUYỆN TÌNH NGƯỜI của vị thẩm phán và bà lão nghèo phạm tội ăn cắp

[Hình: attachment.php?aid=13141]
Thị trưởng thành phố New York – ông Fiorello LaGuardia (Ảnh: Wikipedia)

Dưới đây là giai thoại về một nhân vật có thật trong lịch sử – thị trưởng thành phố New York Fiorello LaGuardia – người được ca ngợi là ‘ngài thị trưởng vĩ đại nhất’ trong lịch sử nước Mỹ.

Mùa đông năm 1935 là khoảng thời gian mà nền kinh tế của nước Mỹ tiêu điều nhất. Không khí ảm đạm bao trùm toàn bộ thành phố New York, nơi cư ngụ của những đứa trẻ lang thang, những mảnh đời vất vưởng, và những gia đình túng thiếu không có bữa ăn no…

Vào một đêm lạnh giá giữa tháng 1/1935, một phiên tòa được tổ chức trong khu phố nghèo nhất New York. Đứng ở vị trí thẩm phán là ngài thị trưởng đáng kính của thành phố, ông Fiorello LaGuardia, và bên dưới bục là một bà lão đã gần 60 tuổi, áo quần cũ rách cùng với dáng vẻ sầu não. Gương mặt tiều tụy của bà hiện lên vẻ xấu hổ, bà đã bị buộc tội vì lỡ ăn cắp một ổ bánh mì.

Ngài thị trưởng Fiorello LaGuardia, cũng đồng thời là quan tòa, hỏi: “Bị cáo, bà bị tố là đã lấy trộm bánh mì, có đúng vậy không?”

Bà lão cúi mặt xuống, ấp úng đáp: “Vâng thưa quan tòa, tôi thật sự đã lấy trộm”.

“Vì sao bà lại lấy trộm? Có phải vì bà đói bụng không?” – quan tòa lại hỏi.

“Thưa quan tòa, tôi đã rất đói. Nhưng nếu chỉ vì đói thì tôi đã không làm như vậy”, bà lão trả lời. “Đứa con rể của tôi đã bỏ ra đi, còn con gái tôi thì ốm liệt giường. Tôi cần chiếc bánh mì này để nuôi hai đứa trẻ đang chết đói… Chúng thực sự rất đói…” Nói đến đây bà bật khóc.

Bà lão nói xong, đám đông trong phòng xử án vang lên tiếng xì xào bàn tán.

Ngài thị trưởng thở dài. Ông nhìn khắp gian phòng một lượt, rồi quay sang bà lão và nói: “Bị cáo, tôi sẽ phải xử phạt bà, luật pháp luôn công bằng và không có ngoại lệ đối với bất kỳ cá nhân nào. Bà phải nộp phạt 10 đô-la hoặc bị giam 10 ngày trong tù. Bà chọn cái nào?”

Trong sự bế tắc tột cùng, bà lão đáp: “Thưa quan tòa, tôi xin bằng lòng chịu phạt. Nếu tôi có 10 đô-la thì đã không lấy cắp bánh mì. Vậy tôi xin được giam 10 ngày. Nhưng còn đứa con gái và hai đứa trẻ, ai sẽ chăm sóc chúng đây?”

Ngài thị trưởng khẽ mỉm cười. Ông rút trong túi ra 10 đô-la và bỏ vào chiếc mũ nổi tiếng của mình.

“Đây là 10 đô-la tiền phạt, bà đã được tự do!” Rồi ông lại hướng cặp mắt về phía những người tham dự phiên tòa: “Và bây giờ, mong các vị hãy nộp 50 xu tiền phạt. Tiền phạt để trừng phạt cho sự hờ hững của chúng ta, vì đã để một bà lão khốn khổ phải đi ăn cắp bánh mì nuôi những đứa trẻ đang chết đói. Ngài Baliff, hãy đi thu tiền phạt và đưa tất cả cho bị cáo”.

Tất cả mọi người có mặt tại phiên tòa khi ấy đều không khỏi kinh ngạc. Không khí im lặng đến nỗi một cây kim rơi xuống đất cũng có thể nghe thấy. Trong phút chốc, tất cả mọi người lặng lẽ đứng dậy, lấy ra 50 xu và bỏ vào chiếc mũ của ngài thị trưởng.

Ngày hôm sau, tất cả các tờ báo của thành phố New York đều đồng loạt đưa tin về sự kiện lạ lùng này: 47,5 đô-la tiền phạt đã được trao cho một bà lão nghèo khổ, từng ăn cắp bánh mì để nuôi những đứa cháu đang chết đói của mình. Ngay cả người chủ lò bánh mì, cũng như các quan khách và cảnh sát trong thành phố, đều sẵn lòng nộp phạt 50 xu…

Và đó là câu chuyện về ngài thị trưởng Fiorello LaGuardia, người đã đưa New York vượt qua những tháng ngày đen tối nhất của cuộc Đại khủng hoảng. Ông được người dân New York yêu mến gọi bằng cái tên “Bông hoa bé nhỏ” vì chiều cao khiêm tốn 1,57 m và cái tên Fiorello (trong tiếng Ý, “Fiorello” nghĩa là “bông hoa nhỏ”). Ông cũng là người từng lái xe cứu hỏa xông vào các đám cháy lớn, từng đưa trẻ mồ côi ra sân chơi bóng chày, và khi các tờ báo của New York đình công, cũng chính ông bước lên đài phát thanh để đọc ‘truyện cười ngày Chủ Nhật’ cho các em nhi đồng.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (14-01-2017 07:04 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS