Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Đến Việt Nam: Không taxi, xe máy, xích lô
17-02-2012, 03:34 AM
Bài viết: #1
Đến Việt Nam: Không taxi, xe máy, xích lô
Tuesday, 14 February 2012 01:46
Jerry, vị khách du lịch 41 tuổi đến từ đất nước Hà Lan đã nói như vậy khi đến Việt Nam du lịch... Khánh du lịch đang quay lưng với Việt Nam khi dịch vụ chặt chém ngày càng phổ biến!

Dường như phần đông người Việt đều nghĩ người nước ngoài đi du lịch là những đại gia, và đại gia thì phải có nhiều tiền, tội gì mà không "chặt chém". Phần họ chi chẳng đáng là bao so với cái gia sản "kếch xù" của họ ở bên kia nên tha hồ chém như chém gió... - đó là tâm lí của hầu hết các tài xế taxi, xe ôm, xe xích lô, chủ các hàng quán vỉa hè... Đặc biệt, những năm qua, ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế thì lối suy nghĩ tiêu cực trên đang dần ăn sâu vào những người tranh thủ "chặt chém" du khách để kiếm sống.

Vận chuyển đua nhau hành khách

Anh Jerry, du khách 41 tuổi đến từ Hà Lan, khiến chúng tôi ngạc nhiên với câu nói "No motorbike, no taxi, no xichlô". Câu nói "dở Việt, dở Anh" của Jerry khiến người dân Việt Nam suy nghĩ. "Tại sao anh ta lại biết được những điều đó? Phải chăng giao thông ở Việt Nam qua tệ?". Nhưng không, đó không phải là lý do chính mà anh không hài lòng với tình trạng "chặt chém" du khách khi đến đây.

Anh kể: "Hôm thứ ba tuần trước tôi đi taxi từ Bờ Hồ đến lăng Bác, tài xế đưa tôi đi hai vòng rồi mới đến lăng và đòi tôi trả 300.000 nghìn đồng. Tôi cảm thấy rất khó chịu khi bị lừa như vậy. Tôi nghĩ các bạn nên sớm cải thiện hình ảnh này".


Tình trạng "chặt chém", bắt chẹt khách du lịch những năm gần đây đang gia tăng, cần phải có biện pháp xử phạt mạnh để răn đe những hành động này.

Một độc giả kể với pv: "Hôm qua tôi mới trò chuyện với một chú chạy xe Honda ôm. Chú kể đồng nghiệp chú hôm nọ chở một cô người Nhật từ Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đến sân bay Tân Sơn Nhất, sau đó "chém" đẹp 400 USD. Cô người Nhật không cãi được, tức quá khóc giữa đường. Bởi vậy người nước ngoài đến Việt Nam coi thường chúng ta là phải. Chúng ta không nói xấu đất nước mà chúng ta nói thật, nói theo tinh thần xây dựng!".

Để kiếm sống, họ bất chấp lương tâm, đạo lý, chỉ mong kiếm được nhiều tiền của khách. Độc giả Lili cho biết, sống gần trung tâm Sài Gòn (chợ Bến Thành, bảo tàng Chiến tranh hay dinh Độc Lập...), có một việc mà độc giả này thấy rất bức xúc là việc các bác tài xíchlô "chém đẹp" khách nước ngoài. Sau khi chở khách đi chừng hơn tiếng đồng hồ, họ bắt khách phải trả gần trăm đô.

"Tôi thường xuyên phải chứng kiến cách họ dằng co với khách. Tôi thật bức xúc nhưng không biết gọi cho ai để có thể giúp đỡ khách du lịch. Việt Nam nên thành lập một đường dây hotline tại tất cả các khách sạn lớn để du khách phản ánh tình trạng này để được giúp đỡ, có thêm thông tin khi cần thiết", độc giả Lili hiến kế.

Hàng rong cũng nối tay "chặt chém"

Sau các tài xế taxi là các chủ quán hàng rong, vỉa hè. Đặc biệt là ở những nơi như phố "tây" Hồ Tây, Hồ Gươm, phố cổ... hàng rong mọc lên như nấm để phục vụ khách du lịch, nhưng thực ra phần lớn là để bắt chẹt du khách nước ngoài.

Ông Saeed - khách du lịch đến từ Ấn Độ, kể rằng: "Tối thứ ba tuần trước tôi và anh ban Việt Nam đi từ Văn Miếu đến Hồ Gươm người lái xe lấy 230.000 đồng tiền Việt. Sau đó chúng tôi có ghé qua quán trên vỉa hè phố Lò Sũ ăn hết bốn con ghẹ bằng nắm tay và uống hai chai Heniken, khi tính tiền hết gần 1 triệu đồng. May quá lúc đó có cô gái người Việt nhận trả giúp một nửa số tiền, nếu không tôi biết làm thế nào?".



Tùng, sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đẳng thực hành FPT, cho hay, "thực ra những quán ăn ở Bờ Hồ, Hồ Tây hay ở phố cổ chỉ giành cho những du khách nước ngoài và những đại gia thôi, còn sinh viên tụi mình có đến Bờ Hồ thì chỉ dám đi vòng quanh, ngồi ăn kem Thủy Tạ, kem Tràng Tiền là cùng". Ở những nơi như thế này hầu như không có chỗ giành cho sinh viên.

Một chủ quán dấu tên ở phố Lò Sũ, Hoàn Kiếm - Hà Nội, chép miệng: "Gớm, người nước ngoài người ta có tiền nên chúng tôi chém chút cũng chẳng sao". Chính vì cách nghĩ tiểu nông nên du khách phát hoảng và đang dần rời xa Việt Nam hơn. Và rõ ràng, để du lịch Việt

"Trước Tết 2012, gia đình tôi ở Sóc Trăng có đi du lịch Hà Nội và vịnh Hạ Long. Thú thật đây là lần đầu tôi đi du lịch ra thủ đô nhưng tôi chắc rằng đây cũng là lần cuối cùng không bao giờ quay lại hai địa điểm này nữa. Tại Hà Nội, khi mua đồ lưu niệm gần khu vực Lăng Bác, tôi trả giá liền bị cô gái bán hàng chửi xối xả nhưng sau đó vẫn bán. Chúng tôi ăn tô phở giá 50.000 đồng nhưng người Hà Nội ngồi kế bên chỉ trả 30.000 đồng. Tại Hạ Long, chúng tôi mua một con cá giò bị chém 600.000 đồng/kg. Tôi thấy con cá không lớn, chỉ chừng 5kg nhưng họ cân thế nào tới 9,8kg, trị giá 5.800.000 đồng. Chúng tôi nhờ đầu bếp dưới du thuyền nấu giúp thì mới biết phụ thu công nấu là 10%, tức 580.000 đồng. Thật khủng khiếp!", độc giả Tranvancuong1974 viết.



Hàng rong làm phiền khách - hình ảnh thường thấy tại các điểm tham quan nổi tiếng (ảnh vicongdong)

Độc giả Phan Bảo Lâm hiến kế, để có ngành du lịch lành mạnh thì tại Việt Nam, về dịch vụ, phải làm sao để "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi". Khách không hài lòng có thể tìm đến chính quyền địa phương có điểm tham quan, du lịch để góp ý phàn nàn, từ đó làm cơ sở cho chính quyền rút giấy phép hoạt động hoặc xử lý cơ sở kinh doanh du lịch tùy theo mức độ. Nên nhớ, "con sâu làm rầu nồi canh", một người có hành vi xấu sẽ ảnh hưởng đến văn minh cộng đồng. Khách không hài lòng chỉ một người hoặc một cơ sở dịch vụ du lịch thôi, họ sẽ đem cả cái địa điểm du lịch ấy ghi vào "sổ đen" của họ và không bao giờ đến nữa.

Hơn nữa, tự giá cả dịch vụ đã phân chia "đẳng cấp" du khách rồi. Nếu thái độ tiếp đón, phục vụ, hướng dẫn, giới thiệu... cũng phân chia "đẳng cấp" nữa thì có lẽ khách du lịch ở Việt Nam sẽ chỉ còn toàn người giàu. Người giàu bao giờ chả chiếm số ít, tiêu xa xỉ mấy còn xa mới bằng số đông.

Cái hồn của du lịch là phải biết xem khách như người thân, người bạn của mình chớ không phải đơn thuần ở sự sòng phẳng, tiền trao cháo múc. Moi tiền khách phải khéo léo, người này "dụ" khách mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của người kia một cách kín đáo làm cho khách không có cảm giác là mình bị "lừa", bị "cho vào bẫy", tạo lợi ích lẫn nhau tiến đến "moi đến xu cuối cùng" của du khách mà khách vẫn vui, vẫn hài lòng vì "đáng đồng tiền bát gạo".

Tóm lại, theo độc giả này, làm du lịch không khó. Cái khó là chúng ta không chịu làm và làm một cách nghiêm túc, tự hài lòng với chính mình, thả cho lòng tham và sự vị kỷ chi phối hành vi của mình - khi đó, du lịch Việt Nam sẽ luôn đứng bét mặc dù cảnh quan chẳng kém nước nào.

Truy tố hình sự hành vi "chặt chém" khách

Tổng cục Du lịch luôn ý thức và không bao giờ lẩn tránh trách nhiệm của mình. Tất cả cơ sở lưu trú, đơn vị kinh doanh lữ hành của ngành đều cần được rà soát để đảm bảo không có tình trạng nâng giá, “chặt chém” khách. Chúng tôi sẽ quan tâm tới cả chuyện hướng dẫn viên của các hãng lữ hành “đi đêm” với các chủ cơ sở kinh doanh hàng hóa, đồ lưu niệm để ép khách mua, ăn hoa hồng. Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ của vấn nạn chung....

Ở Việt Nam, trong khi chờ đợi những biến chuyển tích cực của hệ thống tuyên truyền giáo dục để người dân thấm thía lợi ích cá nhân song hành với lợi ích quốc gia, đồng thời tình nguyện tham gia ủng hộ những chiến dịch quảng bá du lịch kiểu “bán hàng giá rẻ” hay “nụ cười Việt Nam thân thiện” của Nhà nước, chúng ta cần có những chính sách đồng bộ và kiên quyết hơn ở tầm vĩ mô. Ai cũng biết một mình ngành du lịch sẽ chẳng thể nào giải quyết được “quốc nạn” này.

Tổng cục Du lịch đã đề xuất với Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch và qua đó với Chính phủ muốn phát triển du lịch lâu dài, bền vững cần có cơ chế, hệ thống chính sách, văn bản pháp luật đủ mạnh, làm rõ trách nhiệm của các ngành, địa phương liên quan; cần có chế tài nghiêm khắc hơn, đủ sức răn đe với những hành vi đeo bám và “chặt chém”, có thể truy tố nếu đủ dấu hiệu vi phạm về hình sự.


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS