Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
ĐAU THẦN KINH TỌA
14-01-2017, 05:52 AM
Bài viết: #1
ĐAU THẦN KINH TỌA
BỆNH RẤT THƯỜNG XẢY RA CHO NGƯỜI GIÀ,dq qua học hỏi và có áp dụng nên mạnh dạn đưa lên ,bà con ta xem qua có thể áp dụng tốt. Riêng 2 bài thuốc uống xoa cuối mục đích để nghiên cứu là chính vì chưa trực tiếp sử dụng.

ĐAU THẦN KINH TỌA

Căn bệnh này hay gặp ở lứa tuổi 30-60, nhất là những người lao động chân tay nặng nhọc. Các nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó như công nhân bốc vác, nghệ sĩ xiếc, ba-lê, cử tạ... làm tăng nguy cơ xuất hiện và tái bệnh.

Dây TKT là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây TKT chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.

Đau TKT biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu bị bệnh TKT trên (thần kinh hông) thì đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị TKT dưới thì đau tới mắt cá ngoài bàn chân.

Biểu hiện thường thấy ở người đau thần kinh tọa

– Đau là triệu chứng nổi bật, khởi đầu là đau thắt lưng vài giờ hoặc vài ngày sau đau tiếp tục tǎng lên và lan xuống mông, mặt sau đùi, kheo và cẳng bàn chân theo đường đi của dây thần kinh.
– Cảm thấy đau âm ỉ, có lúc lại đau rất dữ dội
– Đau tǎng về đêm, giảm khi nằm yên trên giường cứng
– Đầu gối bị co lại. hắt hơi hay ho cảm thấy rất đau
– Có cảm giác kiến bỏ, tê cóng hoặc như kim châm tương ứng với vùng đau. Đau tới mức người bệnh phải vẹo về một bên để chống đau, cơ cạnh cột sống co cứng.
– Không cúi được người xuống, đi lại khó khăn
– Tùy theo mức độ nhẹ hay nặng có bệnh nhân không nhấc được gót hay mũi chân. Dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Đa số bệnh nhân bị đau một bên, chủ yếu là bên trái
– Khi bệnh đã nặng người bệnh cảm thấy chân tê bì, mất cảm giác không kiểm soát được tiểu tiện.
Trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát.

Nếu đau nhiều thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi 30-60, nam mắc nhiều hơn nữ. Mang vác và lao động nặng ở tư thế sai, gò bó, rung xóc, chấn thương, các động tác thay đổi tư thế đột ngột... là yếu tố thường xuyên nhất làm khởi phát bệnh. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò nhất định thúc đẩy xuất hiện và tái phát bệnh TKT.

Các nguyên nhân gây ra bệnh gồm: tổn thương ở cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng, các tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng (dị dạng bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn).

Phần lớn trường hợp chỉ đau TKT một bên. Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau. Tùy theo tổn thương, họ có thể không nhắc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, có thể đái dầm, ỉa đùn.
Việc điều trị bệnh phải kết hợp các biện pháp nội khoa, đông y, ngoại khoa, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Trong thời gian đang đau cấp, hoặc đợt cấp của đau TKT mãn, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và bất động, tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh. Người bệnh cần nằm trên giường phẳng và cứng, nằm ngửa, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân.

Cần dùng các thuốc chống viêm không steroid và thuốc chống hư khớp. Nếu có đau dạ dày - tá tràng thì phải dùng kèm các thuốc băng niêm mạc dạ dày hay tức chế bài tiết dịch vị. Tất cả đều phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Về vật lý trị liệu, có thể chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại laser, sóng ngắn, từ trường, điện châm, tắm bùn, đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng, kéo giãn cột sống bằng dụng cụ cho trường hợp lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Nên kết hợp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm.

Phẫu thuật được chỉ định khi: điều trị nội khoa không đỡ sau 6 tháng; hoặc có biến chứng liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn; bệnh nhân đau dữ dội, đau tái phát nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động.

Để phòng bệnh đau thận kinh tọa, cần tập thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống. Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng. Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo.

Các động tác sinh hoạt, lao động hằng ngày phải thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác... hay nhấc vật nặng. Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp. Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.

Trong lao động chân tay, cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng; hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài. Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc.

Hiện nay, các phương pháp của Y học cổ truyền được ứng dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh về xương khớp và thần kinh bị chèn ép. Trong đó điều trị đau thần kinh tọa bằng Y học cổ truyền kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng đem lại hiệu quả khá cao. Đặc biệt, các động tác xoa bóp bấm huyệt giúp giãn cơ, lưu thông khí huyết giải phóng co cơ, giảm chèn ép dây thần kinh tọa, đồng thời giúp giảm cảm giác tê bì và đau nhức cho người bệnh. Có những động tác khá đơn giản, người bệnh có thể tự thực hiện hoặc nhờ người thân hỗ trợ.
[Hình: attachment.php?aid=13142]
Xoa bóp bấm huyệt rất hiệu quả trong điều trị đau thần kinh tọa

1. Động tác xoa
Sử dụng lòng bàn tay xoa đều trên da từ thắt lưng xuống vùng mông, đùi và cẳng chân. Tác dụng làm ấm nóng các khu vực này giúp giảm tê bì và nhức mỏi.

2. Động tác day
Sử dụng mô ngón cái (phần cơ chỗ lòng bàn tay phía ngón cái), hoặc ba đầu ngón tay ngón trỏ, giữa và áp út để day đều hai bên khối cơ lưng, vùng mông đùi, bắp chân… Tác dụng của động tác này là làm mềm cơ, hạn chế co cơ, giải phóng chèn ép vào dây thần kinh tọa.

3. Động tác lăn
Sử dụng các khớp ngón tay lăn đều trên da giúp giảm tê bì và đau nhức. Có thể lăn úp bàn tay hoặc ngửa bàn tay đều được.

4. Động tác bóp
Sử dụng ngón cái và lòng bàn tay bóp vào các khối cơ vùng thắt lưng, mông, ở đùi và bắp chân. Nên sử dụng hai tay ôm trọn khối cơ để giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.

5. ĐỘNG TÁC DAY ẤN HUYỆT

Sử dụng ngón cái để ấn trên một số huyệt vùng thắt lưng như: Đại trường du (ngang hai gai chậu sang cách đường giữa cột sống khoảng 3 cm), Thận du (trên huyệt Đại trường du khoảng 4 cm), Hoàn khiêu (chỗ trũng dưới chỏm xương đùi), Thừa phù (giữa nếp lằn mông), Ủy trung (giữa khoeo), Thừa sơn (giữa hai gân cơ dép).Côn lôn (bờ ngoài gót chân và đường kéo từ nơi cao nhất của mắt cá chân)

[Hình: attachment.php?aid=13143]

[Hình: attachment.php?aid=13144]

[Hình: attachment.php?aid=13145]

phối họp xoa chút dầu móng hay yjuoc61 rượu xoa bóp làm máu huyết dễ lưu thông thêm.

TOA THUỐC RƯỢU
Toa I: Trị đau thần kinh toạ, có in trong quyển sách “Sổ tay Bệnh Lý&Điều trị Đông và Tây y”(tập III,bệnh ngoại và chuyên khoa,Hội Y Dược T.P Hồ Chí Minh xuất bản năm 1992)
1/-Rễ lá lốt 12g
2/-Thiên niên kiện 12g
3/-Cẩu tích 16g
4/-Quế chi 8g
5/-Ngãi cứu 8g
6/-Chỉ xác 8g
7/-Trần bì 8g
8/-Ngưu tất 12g
9/-Xuyên khung 12g

(Đổ 500ml nước, nấu sắc còn 100ml, ngày uống một thang 2-3 lần nấu)

-Toa II: Toa thuốc ngâm rượu (2lít) trị: tê-nhức, bao tử(ngày uống một ly nhỏ trước khi ngủ)

1/-Lưu lợi 2chỉ
2/-Hồng hoa 1chỉ
3/-Đại hoàng 3c
4/-Quyết kiệt 1c
5/-Ngưu thất 3c
6/-Lục đoạn 2c
7/-Đơn qui 2c
8/-Mộc hương 3c
9/-Mộc hoa 2c
10/-Đỗ trọng 2c
Sử dụng hai thang thuốc trên được khoảng một tháng hết đau nhức.


File đính kèm Thumbnail(s)
               
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (14-01-2017 06:59 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS