Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
GIVING
01-04-2017, 03:04 PM
Bài viết: #11
RE: GIVING
CHUYỆN THỨ MƯỜI MỘT

GẠCH VÀ ĐÁ

[Hình: attachment.php?aid=13441]

Một lần Lão Tử ở trước nha phủ Hàm Cốc gặp một ông lão. Ông lão ấy nhìn Lão Tử, hành lễ sơ qua rồi nói: “Nghe nói tiên sinh là người bác học, đa tài, lão già này muốn hướng ngài xin được lãnh giáo.”

Sau đó ông lão có chút đắc ý nói: “Tôi năm nay đã 106 tuổi rồi. Nói thật ra, từ lúc trẻ cho đến tận bây giờ, tôi đều là thoải mái chơi bời mà sống qua ngày. Những người cùng tuổi với tôi đều đã qua đời rồi. Họ khai khẩn trăm mẫu ruộng, tu kiến nhà cửa nhưng lại chưa từng được hưởng thụ. Còn tôi mặc dù chưa từng gieo trồng gặt hái nhưng vẫn được ăn ngũ cốc, chưa từng lợp viên ngói nhưng vẫn có chỗ che mưa che nắng. Tiên sinh, ngài xem tôi có phải là có thể cười nhạo bọn họ bởi vì bận rộn cả đời nhưng lại chỉ có thể cho bản thân một cái chết sớm không?”
Lão Tử nghe xong, nói với quan Doãn Hỷ ở bên cạnh: “Thỉnh ngài tìm hộ ta một viên gạch và một hòn đá tới đây!”
Lão Tử đặt viên gạch và hòn đá ở trước mặt ông lão rồi nói: “Nếu chỉ có thể chọn một trong hai, ngài muốn lấy viên gạch hay muốn lấy hòn đá?”
Ông lão nhấc viên gạch, đặt trước mặt mình và nói: “Tôi đương nhiên là chọn viên gạch!”

Lão Tử vừa vuốt chòm râu vừa nói: “Vì sao ngài chọn gạch?”
Ông lão chỉ vào hòn đá và nói: “Hòn đá này không cạnh, không góc, lấy nó có dùng làm gì đâu? Còn viên gạch lại có thể dùng vào nhiều việc hơn.”
Lão Tử lại hỏi những người đứng xung quanh mình đang xem, rằng: “Mọi người chọn đá hay gạch?” Tất cả mọi người đều không ai chọn đá.

Lão Tử lại quay đầu hỏi ông lão: “Tuổi thọ của hòn đá dài lâu hơn hay của viên gạch dài lâu hơn?”
Ông lão trả lời: “Đương nhiên là hòn đá!”

Lão Tử cười một cách thoải mái và nói: “Hòn đá tuy tuổi thọ lâu dài hơn nhưng lại không ai lựa chọn nó, viên gạch tuy tuổi thọ ngắn hơn nhưng mọi người ai cũng lựa chọn nó. Chẳng qua chỉ là vì vô dụng hay hữu dụng mà thôi. Vạn vật trong trời đất có cái nào là không như thế đâu. Tuổi thọ mặc dù ngắn nhưng có ích đối với Trời, đối với người thì cả Trời và người đều lựa chọn, mất rồi thì mọi người vẫn đều nhớ đến. Cho nên, tuy là tuổi thọ ngắn nhưng lại là không ngắn. Còn tuổi thọ mặc dù dài nhưng không có tác dụng gì đối với Trời, đối với người thì cả Trời và người đều vứt bỏ, trong chốc lát cũng quên đi. Cho nên, tuy là tuổi thọ dài nhưng lại là ngắn.”
Ông lão nghe xong hiểu được hàm ý của Lão Tử.
Trong “Tăng nghiễm hiền văn” có câu: “Lương điền vạn khoảnh, nhật thực tam xan; đại hạ thiên gian, dạ miên bát xích.” Ý nói, một người giàu có tuy rằng có được ruộng tốt vạn khoảnh nhưng cũng chỉ có thể mỗi ngày ăn ba bữa, nhà mặc dù có ngàn gian nhưng buổi tối cũng chỉ ngủ trên một chiếc giường.
Cho nên, có thể nói giá trị của đời người không phải nằm ở chỗ sinh mệnh dài hay ngắn, cũng không phải ở chỗ đạt được nhiều hay ít mà là ở chỗ đã làm được điều gì có ích cho người khác, cho thiên hạ.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
04-04-2017, 06:43 AM
Bài viết: #12
RE: GIVING
CHUYỆN THỨ MƯỜI HAI

ĐỊNH LUẬT?

[Hình: attachment.php?aid=13442]

Có một câu nói “Một bà mẹ có thể nuôi được mười đứa con, nhưng mười đứa con không thể nuôi được một bà mẹ”. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng đơn giản là thế, như câu chuyện minh hoạ dưới đây.

Ngày xưa, một con chim mẹ có một con chim non mới ra ràng, mà nó rất mực yêu thương. Thế rồi đến thời kỳ di trú. Biết rằng con chim non cònquá bé nhỏ, không thể bay đi xa được, nên chim mẹ cõng chim non trên lưng. Và thế là hai mẹ con nhà chim bắt đầu cuộc hành trình bay về phía nam.

Ban đầu, chuyến bay tương đối dễ dàng. Nhưng thời gian trôi qua, con chim non trở nên nặng hơn, và chim mẹ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Tuynhiên, nó vẫn tiếp tục bay. Ngày kia, trong khi cả hai mẹ con đang nghỉ ngơi, chim mẹ quay sang chim con và nói “Con của mẹ, con hãy nói sự thật cho mẹ nghe, khi mẹ già rồi, thì mẹ sẽ không đủ sức mạnh để bay xuyên qua đại dương xuôi về phía nam, thế con sẽ cõng mẹ trên lưng và bay chứ?”.

Con chim con đáp “Mẹ ơi, con không thể hứa gì với mẹ về điều đó”.
Chim mẹ hỏi “Mà tại sao lại không được?”
“Bởi vì có thể chính con cũng bận rộn, vì phải cõng những đứa con của con trên lưng, giống như mẹ đang làm cho con bây giờ vậy”.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
04-04-2017, 10:24 AM
Bài viết: #13
RE: GIVING
CHUYỆN THỨ MƯỜI BA

BỎ ĐI TẤT CẢ

[Hình: attachment.php?aid=13444]
Đầu xuân, chùa làng nghi ngút hương trầm, thiện nam tín nữ chen chúc nhau vào chánh điện dâng hương bái Phật. Người ra kẻ vào ngược xuôi như bất tận, mặt ai nấy đều vui tươi phấn chấn, y rằng cuộc đời này không hề có đau khổ lo toan.. Nhưng rồi, mọi người phải cau mày nhíu mặt khi trông thấy một cô gái lạ lùng đang lảng vảng ngoài sân chùa, hệt như người từ hành tinh xa lạ mới xuống thăm trái đất.

Cô gái lạ lùng vì nổi bật giữa đám đông do có một sắc đẹp mê hồn, phải công nhận là tuyệt thế giai nhân. Dáng cao hơn một thước bảy. Tóc đen óng ả phủ dài xuống lưng. Những vòng đo lý tưởng. Đầy đặn và trắng trẻo. Gương mặt khả ái, sáng sủa. Nếu không là hoa hậu hoa khôi, thì cũng là người mẫu tầm cỡ ngôi sao. Không ai có thể nhăn mặt bực mình trước cái Đẹp bao giờ. Có điều, chỉ vì cô gái đã tự chọn cho mình bộ trang phục quá độc đáo, quá quái gở.. Chiếc váy ngắn cũn cỡn, tưởng như không còn kiểu nào ngắn hơn, khoe cặp giò dài khêu gợi. Chiếc áo thun bó sát ôm lấy thân trên bốc lửa, thân áo trước và thân áo sau được liền lạc với nhau chỉ bằng hai sợi dây mỏng mảnh vắt qua hai bên bờ vai tròn trịa và đầy đặn. Đẹp không chê vào đâu được, nhưng nếu cô ta đang đứng trên sàn diễn, hoặc đi trên phố cờ hoa rực rỡ ngoài kia. Đằng này, cô ta lại xuất hiện ngay chốn già lam tôn nghiêm thanh tịnh mới gây nên những nỗi bất bình từ những người chung quanh. Sự phẩn nộ, ghê sợ hiện rõ trên gương mặt những ai nhìn thấy cô gái, nhưng chưa ai lên tiếng thẳng thắn góp ý với con người lạ lùng, chỉ mới nghe những lời chê trách đàm tiếu nho nhỏ phía sau lưng người đẹp.

Một anh huynh trưởng gia đình Phật tử bước lại bên cô gái bằng sự nổ lực phi thường, can đảm tột bực, đưa cho cô ta một chiếc áo tràng màu lam, giọng nhã nhặn:

- Chào chị, chị vui lòng mặc chiếc áo này vào, nếu cần thì chị có thể mặc luôn về nhà, tôi rất lấy làm hân hạnh khi được tặng chị nhân ngày đầu năm mới!

Cô gái tròn xoe đôi mắt, nhìn anh huynh trưởng, rồi nhìn chiếc áo tràng với vẻ kinh ngạc, thản nhiên lắc đầu..

Anh huynh trưởng bực bội, giứ chiếc áo tràng tới, nói:

- Chị làm ơn mặc vào giùm cho. Đừng để mọi người khó chịu, và đừng để chư tăng nhìn thấy được mà tổn đức đó!
Cô gái nhíu cặp chân mày lá liễu, hỏi cộc lốc:

- Vì sao?

Anh huynh trưởng không còn tự chủ được, cáu gắt:

- Chị còn chưa hiểu vì sao ư? Nơi đây là chốn tôn nghiêm, không phải chỗ chợ búa hay sân khấu kịch trường, cho nên trang phục trên người chị không phù hợp chút nào, rất chướng mắt mọi người. Chị thật tình không biết, hay giả bộ không biết?

Cô gái phì cười, một nụ cười tươi tắn tuyệt đẹp, lắc đầu:

- Biết làm gì để vướng? Ai thấy chướng thì đừng nhìn. Mấy người đi chùa lễ Phật bái tăng, hay là đến đây để nhìn ngắm nhau? Ai tu nấy chứng, hãy để cho tôi yên!

Anh huynh trưởng cứng họng, không biết phải xử sao, trong lúc nhất thời đành đứng đực ra đó với chiếc áo tràng trên tay. Thời may, có một vị sư trẻ bước lại đứng trước cô gái, xá dài một cái, cất giọng từ tốn:-A Di Đà Phật! Cửa Từ Bi luôn rộng mở để phổ độ chúng sanh, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, trẻ già nữ nam… Nhưng, đừng vì vậy mà xem thường chốn thanh tịnh, tạo nên phiền toái. Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy, chị ăn mặc như vậy mà vào chùa, có khác nào báng bổ đạo giáo, xúc phạm Tam Bảo?

Mong chị hoan hỷ mặc áo tràng vào cho…

Cô gái cười duyên dáng, hỏi:

- Thầy thấy tôi ăn mặc thế nào?

Vị tăng trẻ lúng túng:

- Ờ… thì… rất hở hang … không nghiêm túc kín đáo…và…

Cô gái đưa tay vuốt mái tóc, ưỡn bộ ngực đầy sức sống, thản nhiên nói:

- Thầy tu hành mà còn chấp quá! Tâm của thầy còn động lắm. Lục căn của thầy chưa được tinh tấn, vẫn còn vướng điều phàm tục. Tốt hơn hết, thầy nên đóng cửa nhập thất để khỏi nhìn thấy những điều bất thanh bất tịnh ở phụ nữ đàn bà!

Vị tăng trẻ xanh mặt, cúi đầu, mắt nhìn chăm chăm xuống đất, bước đi lẫn vào đám đông Phật tử ngược xuôi ngoài sân… Cô gái cười nửa miệng, quay sang hỏi anh huynh trưởng:

- Anh có vui lòng chỉ cho tôi tịnh thất của sư trụ trì không? Tôi đang rất muốn được vào vấn an ngài, và thỉnh giáo đôi điều…

Anh huynh trưởng nhíu mày nghĩ ngợi, tặt lưỡi:

- Dẫn chị vào tịnh thất của thầy trụ trì thì thật là không nên chút nào.. Nhưng, có lẽ phải làm điều dại dột này, vì chắc tình huống oái oăm khó xử như bây giờ, chỉ có thầy mới đủ đạo lực khai tâm điểm đạo cho chị thấy được phải trái!

Nói rồi, anh ta mời cô gái đi theo mình, băng qua đám đông, vào phía dãy nhà sau chánh điện. Anh ta dừng lại trước cửa một căn phòng, quay sang nói với cô gái:

- Chị vui lòng đứng chờ ở đây một lát, để tôi vào cáo bạch với thầy trước, khi nào thầy đồng ý tiếp khách, tôi sẽ ra mời chị vào. Được chứ?

- Ô-kê!

Anh huynh trưởng nhún vai ngán ngẫm, đưa tay gõ cửa ba cái. Bên trong có tiếng vọng ra: "Ai? Cần gì?". Anh huynh trưởng cao giọng:

- Bạch thầy, con là Tâm Tịnh, huynh trưởng gia đình Phật tử, có việc rất hệ trọng cần cáo bạch với thầy ạ! Bên trong phòng vang lên giọng sang sảng:

- Tâm Tịnh đó ư? Vào đi, cửa không khoá!

Anh huynh trưởng mở cửa, bước nhanh vào trong và đóng lẹ cánh cửa lại. Cô gái đứng tủm tỉm cười, chờ đợi với vẻ háo hức.. Chừng mười phút sau, cửa mở, anh huynh trưởng bước ra, nói:

- Chị được phép vào. Nhớ giữ ý giữ tứ một chút nhé!

Cô gái cười khẩy, bước vào phòng. Một vị tăng tuổi độ lục tuần đang ngồi trên chiếc phản mun đen bóng trong tư thế kiết già, ánh mắt sáng rực rọi chiếu thẳng vào mặt vị khách mới vào. Cô gái chấp tay xá ba cái, thưa:

- Bạch thầy, con có thắc mắc xin thầy điểm giáo…

- Cứ hỏi. Đây nghe.

- Bạch thầy, con ăn mặc như thế này, vào chùa lễ Phật bái tăng, lại bị mọi người chê trách chỉ trích, bị tăng phê bình bắt lỗi, xin hỏi thầy ai đúng ai sai?

- Ai cũng đúng. Ai cũng sai.

- Bạch thầy, người phàm cố chấp đã đành, nhưng người đã xuất gia tu hành mà vướng mắc những chuyện lễ nghi giáo điều để đi bắt bẻ con, xin hỏi thầy là đúng hay sai?

- Vừa sai, vừa đúng!

- Sao là sai? Sao là đúng?

- Sai, vì tu hành mà chấp nhặt những điều nhỏ nhặt. Đúng, vì giữ gìn thanh tịnh cho chốn già lam tôn nghiêm, đó là bổn phận, là nhiệm vụ phụng sự Tam Bảo, hoằng dương Chánh Pháp!

- Con từng nghe rằng, ngọn cờ phấp phới bay, thậït ra cờ không bay mà gió bay, nhưng thật ra gió chẳng động mà do Tâm của con người đang động. Phải vậy chăng?

- Thật hay! Thật hay!

- Vậy, theo thầy thì con ăn mặc ra sao?

- Bình thường.

- Đáng trách hay đáng khen ạ?

- Hợp thời trang. Hiện đại. Gọn gàng. Tiết kiệm. Nếu người mặc không hề thấy ngượng nghịu, không chút gượng gạo, không phải âu lo, thong dong khứ đáo xuất nhập như rồng đạp mây, thì thật là đáng khen ngợi. Nếu mặc vào mà luôn thấy bị gò bó, thấy như bị mang của nợ, mang xích xiềng, không thoải mái đi đứng nằm ngồi thì thật là đáng thương, tội nghiệp, chứ không đáng trách!

Cô gái cười khanh khách ra điều thích thú. Sư trụ trì bật cười ha hả, tiếng cười tự tại vang động như đã rung chuyển cả giàn ngói rong rêu của tịnh thất. Rồi im lặng như tờ. Cô gái cất tiếng:

- Thầy thật cao thâm, vững như bàn thạch!

- Có phải đó là mục đích chính của cô khi ghé thăm bổn tự?

- . . . . . . . . .

- Im lặng, tức đã thú nhận.

- … . . . . . . . .

- Cô mang một chút am hiểu giáo lý nhà Phật, một chút kiến thức cơ bản về sự Tĩnh Động, cố tâm, cố ý vào chùa để thử thách cái Tâm Đạo của tăng ni giáo đồ. Sự cố ý làm cho người khác chao đảo tâm ý chính là ác tâm, chính là động rồi đó!

- Bạch thầy, quả đúng là con động. Nhưng đâu phải thấy người động mà mình phải động theo, phải vậy không thầy?

- Phải nhớ quanh cô đều là những chúng sanh đang tu, còn tu, chứ chưa có ai đắc đạo, chưa ai giải thoát được mình!

- Chỉ có thầy là tĩnh thôi sao?

- Vì đây là tịnh thất. Tâm người phải tĩnh, phải tịnh.

- Thầy không trách con về chuyện ăn mặc này thật sao?

- Không trách, mà còn khen. Áo quần chỉ là ngoại vật. Chúng vô tri vô giác, không tội tình gì. Chúng là vật ngoại thân, không là một bộ phận của thân thể con người…

- Và thân thể con người cũng chỉ là giả tạm…

- Chỉ là đất, nước, gió, lửa hội tụ tạo nên. Thân xác này còn là thứ bên ngoài, huống chi là quần với áo, xiêm với y?

- Chỉ cái Tâm bên trong mới là quan trọng?

- Tĩnh động đều từ nơi ấy. Cho nên, nếu cô đã có gan ăn mặc hở hang thiếu thốn vải vóc để vào cửa thiền, thì hãy phát huy thêm bản lĩnh mà trút bỏ hết xiêm y giả tạm ra khỏi tấm thân giả tạm ngay nơi đây đi!

- …

- Trút bỏ hết đi!

Sư trụ trì quát lên. Cô gái giật bắn mình, vội quỳ mọp xuống, đầu dập đất mấy cái. Sư lại quát:

- Trút hết. Rồi đi ra ngoài, dạo một vòng mà vãn cảnh mau đi!

- Bạch thầy con không dám… con không dám. Con xin khấu đầu tạ tội. Đội ơn thầy đã khai tâm điểm đạo!

… Anh huynh trưởng đứng chờ ngoài hành lang với ruột nóng gan sôi, cứ như đang đứng trên tổ kiến bồ nhọt.. Và rồi, cánh cửa tịnh thất đã mở toang. Cô gái lạ lùng đã bước ra ngoài với vẻ mặt rạng rỡ tươi vui.. Lạ lùng hơn, trên người cô ta đang mặc một chiếc áo nhật bình của tăng chúng. Cô gái cười chào anh huynh trưởng, bước thoăn thoắt hướng về phía chánh điện.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
04-04-2017, 10:37 AM
Bài viết: #14
RE: GIVING
CHUYỆN THỨ MƯỜI BỐN

BÁT MÌ

[Hình: attachment.php?aid=13445]

Ngày hôm nay, Bắc Hải Đình gần như cả ngày đều đông khách, mãi đến hơn 10 giờ đêm khách mới thưa thớt dần. Những ngày bình thường, giờ này vẫn còn rất đông người qua lại trên đường nhưng hôm nay ai ai cũng mau chóng trở về nhà sớm một chút để kịp đón giờ phút giao thừa. Vì vậy, trên đường phố phút chốc trở nên vắng vẻ yên tĩnh.

Đêm giao thừa, khi người khách cuối cùng rời khỏi quán, bà chủ đang định kéo cánh cửa tiệm lại thì cánh cửa lại một lần nữa được mở ra nhè nhẹ. Một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai cậu con trai bước vào. Đứa lớn ước chừng khoảng 10 tuổi và đứa nhỏ 6 tuổi. Cả hai đều mặc bộ quần áo thể thao giống nhau còn người phụ nữ kia mặc một chiếc áo khoác cũ kỹ đã lỗi thời.

Bà chủ lên tiếng: “Xin mời ngồi!”

Người phụ nữ rụt rè nói: “Có thể … cho chúng tôi… một bát mì được không ạ ?” Hai đứa bé đứng yên lặng đằng sau mẹ và đưa mắt nhìn chăm chú.

Bà chủ: “Đương nhiên…đương nhiên là có thể, mời ngồi qua bên này!”

Bà chủ quán dẫn họ tới bàn số hai rồi hướng vào trong bếp hô to: “Cho một bát mì!”

Ông chủ liếc mắt nhìn ba mẹ con rồi lặng lẽ nấu một bát mì lớn đầy tràn, cả bà chủ và khách đều không biết. Ba mẹ con người phụ nữ ăn chung một bát mì rất ngon lành. Họ vừa ăn vừa khe khẽ nói chuyện. “Ngon quá!” – đứa lớn nói.

“Mẹ! mẹ cũng ăn thử đi !” – đứa nhỏ vừa nói vừa gắp một miếng đưa vào miệng mẹ.

Chỉ trong chốc lát họ đã ăn hết bát mỳ, người mẹ thanh toán cho chủ quán 150 đồng. Ba mẹ con họ cùng đồng thanh khen: “Thật là ngon ! Cảm ơn ông bà !” rồi họ cúi chào và bước ra khỏi quán. Ông chủ bà chủ cũng đồng thanh đáp trả: “Cảm ơn quý khách ! Chúc quý khách năm mới vui vẻ !“

Một năm trôi qua, ai cũng đều bận rộn với công việc của mình chẳng mấy chốc đã đến giao thừa năm sau. Bắc Hải Đình vẫn làm ăn rất phát đạt. So với năm ngoái, đêm giao thừa năm nay họ có vẻ còn bận rộn hơn. Hơn 10 giờ, bà chủ đang định đóng cửa thì cánh cửa lại bị kéo ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm mỳ là một người phụ nữ trung niên và hai đứa trẻ.

Bà chủ quán nhìn thấy cái áo khoác kẻ carô cũ kỹ lỗi thời liền lập tức nhớ lại vị khách hàng cuối cùng đêm giao thừa năm ngoái.

“Có thể…nấu cho chúng tôi một bát mì được không? ”

“Đương nhiên ! đương nhiên! Mời vào trong ngồi !”

Bà chủ quán vừa dẫn họ đến chỗ ngồi bàn số 2 năm ngoài và cất tiếng: “Cho một bát mì! ”

Ông chủ quán một tay châm lửa lên bếp vừa mới tắt và lên tiếng: “Được ! Được ! Một bát mì !”

Bà chủ đi vào bếp nói nhỏ với ông chủ: “Này ông! Nấu cho họ ba bát mì có được không ?”

“Không được đâu, nếu mình làm như thế chắc họ sẽ thấy ngại đấy !”

Ông chủ trả lời như thế nhưng lại lấy thêm mì đủ ba người ăn cho vào nước, bà chủ đứng bên cạnh mỉm cười và nói: “Nhìn ông có vẻ khô khan nhưng xem ra tâm địa không đến nỗi !” Ông chủ yên lặng làm một bát mì lớn thơm ngào ngạt rồi đưa cho bà chủ mang ra.

Ba mẹ con người phụ nữ lại ngồi quanh bát mỳ, vừa ăn vừa nói chuyện. Những câu chuyện của họ cũng lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.

“Thơm quá…thơm quá…ngon thật !”

“Năm nay chúng ta còn có thể được ăn mì Bắc Hải Đình, quả là may mắn !”

“Sang năm lại được đến đây ăn thì tốt quá !”

Sau khi ăn xong, người mẹ lại thanh toán 150 đồng và chào ra về.

“Cảm ơn quý khách ! Chúc cả nhà năm mới vui vẻ !” .

Đêm giao thừa năm thứ ba, Bắc Hải Đình vẫn rất đông khách, ông bà chủ bận đến mức không có thời gian để trò chuyện. Nhưng đã đến 9 rưỡi tối, hai vợ chồng họ bắt đầu có chút bất an. Đến 10 giờ, nhân viên trong quán đều đã nhận được bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”. Trên bàn số hai bà chủ đã đặt lên đó bảng “Đã đặt chỗ” vào ba mươi phút trước.

Dường như ba mẹ con người phụ nữ ấy đợi cho khách rời hết mới bước vào. Đến 10h30 cả ba mẹ con họ cuối cùng cũng đã xuất hiện. Đứa lớn mặc bộ quần áo đồng phục còn đứa em mặc bộ quần áo của anh nên nhìn hơi rộng một chút. Cả hai anh em đều đã lớn hơn rất nhiều. Người mẹ vẫn mặc chiếc áo khoác kẻ carô cũ kỹ và lỗi thời như hai năm trước.

“Mời ngồi! Mời ngồi !” – Bà chủ nhiệt tình mời họ vào tiệm ngồi. Nhìn vẻ tươi cười của bà chủ, người phụ nữ dè dặt nói: “Phiền bà…phiền bà…nấu cho chúng tôi hai bát mỳ được không ?”

“Được ! Tất nhiên là được ! Mời ngồi qua bên này !”, bà chủ dẫn họ đến bàn số hai rồi nhanh nhẹn giấu tấm biển đặt chỗ trước đi rồi hướng vào bếp gọi: “Cho hai bát mì !”

“Được ! Hai bát mì ! Xong ngay đây !” Ông chủ vừa nói tay vừa cho thêm ba nắm mì vào nồi nước nấu.

Ba mẹ con họ vừa ăn mì vừa nói chuyện rất vui vẻ.

Hai vợ chồng ông bà chủ đứng ở chỗ nấu ăn nhìn họ vui vẻ, trong lòng cũng vui theo.

“Tiểu Thuần và con trai cả này ! Hôm nay mẹ muốn cảm ơn hai con ! Cảm ơn hai con rất nhiều !”

“Tại sao lại cảm ơn chúng con ạ ?”

“Là như thế này, vụ tai nạn của cha các con đã khiến cho tám người bị thương. Công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần số tiền này, số còn lại chúng ta phải trả. Mấy năm qua, mỗi tháng chúng ta đều phải nộp 50 ngàn”.

“À, chuyện này thì chúng con biết rõ rồi mẹ ạ !” Đứa lớn trả lời.

Bà chủ cũng không động đậy mà lẳng lặng lắng nghe.

“Lẽ ra là phải trả đến tháng ba sang năm mới trả hết, nhưng mà năm nay mẹ đã nộp xong rồi !”

“Mẹ ! Thật vậy sao ?”

“Ừ ! Mẹ nói thật ! Bởi vì anh cả rất chăm chỉ đi đưa báo còn Tiểu Thuần thì giúp mẹ đi chợ nấu cơm, khiến cho mẹ có thể an tâm công tác. Công ty mẹ đã phát cho mẹ một phần thưởng đặc biệt, vì vậy hôm nay mẹ đã đem số tiền đó trả hết phần nợ còn lại rồi !”

“Mẹ ! Anh trai ! Thật sự là quá tốt rồi, nhưng mà sau này mẹ hãy cứ để cho Tiểu Thuần nấu cơm nhé !”

“Con cũng muốn tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần, cố gắng lên nhé !”

Mẹ cám ơn hai con, thật sự cám ơn !

“Tiểu Thuần và con còn có một bí mật mà chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến tham dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn viết một bức thư đặc biệt nói là bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết được, vì vậy hôm đó con đã thay mặt mẹ đến tham dự ạ !”

“Chuyện này là thật sao ? Sau đó thì thế nào ?”

“Thầy giáo ra đề bài là: “Nguyện vọng của em là gì ?” Tiểu Thuần đã viết về bát mì và đã được đọc trước tập thể ạ ! Tiểu Thuần viết là: “Cha của em bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều nợ nần. Vì để trả nợ, mẹ em đã làm việc quên mình từ sáng đến đêm. Ngay cả việc con hàng ngày đi đưa báo, em cũng viết ra hết. Em còn viết cả: “Vào đêm 31/12, ba mẹ con cùng ăn chung một bát mì vô cùng ngon. Mặc dù ba người chỉ ăn một bát mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn nói lời cám ơn lại còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa! Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, nhanh chóng trả hết phần nợ nần còn lại.”

“Vì vậy, Tiểu Thuần viết rằng sau này lớn lên muốn mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản và cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: “Cố gắng lên ! Chúc quý khách hạnh phúc ! Cám ơn quý khách !”

Đứng sau bếp, hai vợ chồng ông chủ nghe những lời này liền ngồi sụp xuống lấy khăn lau những giọt nước mắt đang trào ra trên khuôn mặt…

Ba mẹ con họ lặng lẽ nắm chặt tay nhau, vỗ vai động viên nhau và cùng ăn hết hai bát mì rồi trả 300 đồng, nói lời cảm, cúi chào ra về ! Nhìn bóng dáng của ba mẹ con họ, ông chủ quán nói theo: “Cám ơn quý khách ! Năm mới vui vẻ !”

Lại một năm nữa trôi qua, đêm 31/12, đã 9h30 bà chủ lại đặt biển “đã đặt chỗ” lên bàn số hai nhưng ba mẹ con người phụ nữ kia đã không đến. Năm thứ hai, thứ ba…ba mẹ con họ vẫn không xuất hiện. Tiệm mì Bắc Hải Đình làm ăn ngày một phát đạt, toàn bộ đồ đạc và bàn ghế đã được thay mới duy chỉ có bàn số hai là vẫn được để nguyên như cũ.

Rất nhiều ngày 31/12 qua đi… nhưng chiếc bàn hai vợ chồng chủ quán dành tặng ba vị khách lạ năm nào vẫn luôn còn trống…

Và vào một ngày 31/12 của rất nhiều năm sau đó, khi khách khứa tấp nập vào quán mì Bắc Hải Đình vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa như thường lệ, thì có hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác ngoài đẩy cửa bước vào. Bà chủ đang định nói:

“Thực xin lỗi, quán đã hết chỗ rồi !” thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc bộ ki-mô-nô đi đến, đứng giữa hai người thanh niên trẻ, cất lời:

“Phiền bà… phiền bà… cho chúng tôi ba bát mì được không ?

Bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh người phụ nữ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về khiến bà choáng váng. Đứng sau bếp nấu, ông chủ cũng choáng váng, đưa ngón tay chỉ vào ba người khách rồi lắp lắp nói không lên lời: “Các vị… các vị là…”

Một trong hai người thanh niên nhìn bà chủ và đáp: “Vâng ! Vào một ngày cuối năm cách đây 14 năm, ba mẹ con cháu đã tới đây gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó mà ba mẹ con cháu có thêm nghị lực để sống tiếp. Sau đó, ba mẹ con cháu chuyển đến nhà bà ngoại cháu ở huyện Tư Hạ sinh sống. Cháu đã thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập ở khoa nhi đồng của bệnh viện Kinh Đô. Tháng Tư sang năm cháu sẽ đến làm việc tại bệnh viện tổng hợp Trát Hoảng ạ ! Hôm nay chúng cháu đến chào hỏi bệnh viện, thuận tiện viếng thăm mộ của cha cháu. Em cháu không trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản như hồi nhỏ, bây giờ đang làm việc ở ngân hàng Kinh Đô. Ước nguyện bấy lâu nay của ba mẹ con cháu là được đến hỏi thăm hai bác và ăn mì Bắc Hải Đình ạ !

Hai vợ chồng ông chủ quán mì vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt chảy ra ướt cả khuôn mặt. Ông chủ tiệm ngồi ngay gần cửa ra vào đang ăn liền nuốt vội và nói: “Này ông bà chủ ! Hai người làm sao thế ? Chuẩn bị hơn 10 năm nay giờ mới được gặp mặt, còn không mau tiếp đãi khách rồi chiêu đãi họ đi à ? Nhanh lên đi !”

Bà chủ cuối cùng bừng tỉnh rồi vỗ vào vai ông chủ, cười nói: “Phải rồi !… Xin mời! Xin mời ! Mời ngồi bàn số hai, cho ba bát mì nhé !”

Ông chủ đang ngây người vội vàng lau nước mắt trả lời: “Được, được. Ba bát mì ! Có ngay đây !”… Đây có lẽ là đêm giao thừa đẹp nhất trong cuộc đời ông…

Suy ngẫm:

Đôi khi, chỉ một câu nói, một hành động nhỏ cũng giúp thay đổi số phận một con người mãi mãi. Vợ chồng người chủ quán mì, bằng nghĩa cử thầm lặng của mình (bỏ thêm mì vào bát), bằng sự quan tâm, sẻ chia của mình (gửi lời chúc năm mới) đã gieo một hạt mầm của hy vọng vào cuộc sống khốn khó của ba mẹ con. Họ đã phải sống một cuộc đời chẳng mấy dễ dàng. Ba người phải ăn một bát mì chung, chỉ dám vào quán lúc khuya khoắt, vắng vẻ. Nhưng họ vẫn rất đàng hoàng, lịch sự, trả đủ tiền (dù hoàn toàn không biết suất của mình là suất đặc biệt). Ba mẹ con không xin ăn và vợ chồng chủ quán cũng không có ý định lấy bát mì ra làm của bố thí. Cả hai bên đều giữ được một phong thái rất cao cho dù nỗi đời cơ cực ngoài kia vẫn luôn vây bủa.
Cái kết của câu chuyện thật ấm áp, ấm áp như những bát mì đong đầy yêu thương của vợ chồng chủ quán tốt bụng. Có lẽ hai vợ chồng ông cũng không thể ngờ rằng một câu nói của mình có thể tạo ra động lực sống to lớn như vậy cho 3 mẹ con. Người Bungari có một câu ngạn ngữ thế này: “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”. Khi bạn trao gửi đi yêu thương, nó không tan vào hư vô. Nó sẽ trở thành dòng suối mát lành, ngọt ngào chảy ngược lại xoa dịu chính tâm hồn bạn. Chẳng phải thế sao ?


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
04-04-2017, 09:25 PM
Bài viết: #15
RE: GIVING
CHUYỆN THỨ MƯỜI LĂM

KHÔNG ĐỀ

[Hình: attachment.php?aid=13446]
Bác sỹ có thể cho thuốc về nhà uống được không? Tôi không muốn nhập viện, nhà tôi đơn chiếc lắm!
- Con bà đâu? Bà đi khám bệnh một mình à?
- Tụi nó đi làm hết rồi.
- Bận rộn đến nỗi để mẹ già 75 tuổi bệnh nặng đi khám bệnh một mình sao?

Mình hỏi xong tự dưng thấy có lỗi với bà cụ, bởi câu hỏi đó chỉ làm bà tủi thân và xót xa. Người cần nghe thì không có mặt ở đây.

Bà cụ ngồi đối diện với mình dáng vẻ gầy guộc như cành khô, chỉ cần một cơn gió mạnh là có thể xuôi tay về đất. Đường huyết 480 mg%, Na+ 157, Creatinin 2,5mg%, ECG : rung nhĩ đáp ứng thất nhanh....

Vậy mà ...

Mình biết cho thuốc gì bây giờ? Insulin ư? Bà cụ có chích insulin được không? Nhìn đôi mắt ngân ngấn lệ mà se sắt trong lòng. Ngỡ như mình đang "kiệt" nước.

- Bà ơi, bà nghe lời con nhập viện đi. Bệnh bà nặng lắm. Bà có thể vào hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu.
- Không được đâu. Bác sĩ cứ cho thuốc đi.
- Bà đọc số điện thoại con bà đi, con gọi cho. Bệnh của bà phải nhập viện.

Bà cụ nhìn mình một hồi rồi mới lập cập giở tờ giấy lận lưng có ghi số điện thoại con mình.

- Alo, phải chị là con bà Nguyễn Thị A không?
- Đúng rồi.
- Mẹ chị bệnh nặng lắm, phải nhập viện.
- Cho thuốc về được không? Bả còn phải coi nhà và hai đứa nhỏ nữa. Vợ chồng tui chiều nay có cuộc họp quan trọng.
- Chị nói đùa hay sao vậy? Tôi là bác sĩ đang khám cho bà đây.
Mình gần như quát lên trong điện thoại.
- Vậy thôi, nhập thì nhập. Mà ở bệnh viện đó có dịch vụ thuê người nuôi bệnh không?

Bây giờ mình mới hiểu được tại sao bà cụ không muốn nhập viện. Ôi ... giá như mình đừng hiểu, đừng cố nhìn thật sâu vào lòng người ....

Nhiều khi chúng ta mê mải với cuộc mưu sinh, mà quên còn mẹ ở bên, bạn nhỉ? Hay do tình yêu và sự hy sinh của mẹ quá thầm lặng, đến nỗi chúng ta không cảm nhận được!

Mỗi đêm chúng ta đi làm về, vội lao vào chiếc tivi xem trận đá bóng ngoại hạng, xem cô ca sỹ hở hang bốc lửa hát... mà quên hỏi mẹ hôm nay có khỏe không, ăn có ngon miệng không, mùa mưa về khớp xương có nhức mỏi hơn không?

Có bao giờ chúng ta mua tặng mẹ một chiếc áo, một nhành hoa? Có bao giờ chúng ta chở mẹ lang thang phố, hay ghé vào một quán nào đó, ngồi lặng im bên mẹ và nhìn mẹ ăn?

Rồi một ngày không xa, chúng ta vội vàng đưa mẹ đến phòng cấp cứu trong cơn nguy kịch. Rồi một ngày bác sĩ nhìn chúng ta lắc đầu hỏi : Sao anh chị không đưa bà đến đây sớm hơn?

Rồi chúng ta ngỡ ngàng hối tiếc ... Mẹ đã ra đi. Bây giờ bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu tiền của cũng không thể nhìn thấy thêm một lần nữa nụ cười hiền từ bao dung của mẹ.

Trở về sau cuộc cờ tàn.
Bàn chân con bước bao lần chông chênh.
Bao lần khó ngủ trong đêm.
Lời ru của mẹ biết tìm nơi đâu?

Cảm ơn đã xem chuyện này HÃY chia sẻ thoãi mái nhé.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
04-04-2017, 09:35 PM
Bài viết: #16
RE: GIVING
CHUYỆN THỨ MƯỜI SÁU

HAI NỮA HY SINH

[Hình: attachment.php?aid=13447]
Khi cô giật mình tỉnh dậy giữa đêm vì lạnh, anh thường ôm chặt cô vào lòng, dùng hơi ấm của cơ thể sưởi cho cô.

Cô vốn là một người con gái xinh đẹp. “Vệ tinh” xung quanh cô nhiều không kể xiết, nhưng cô bỏ ngoài tai tất cả để chọn anh – một công nhân làm việc ở nhà máy, thu nhập còn không đủ cho 3 bữa ăn hàng ngày. Cô chấp nhận từ bỏ cả gia đình, thậm chí là công việc đầy tương lai của mình để cưới anh.

Sau khi kết hôn, anh và cô mượn được nhà kho của một người bạn, họ sắp xếp lại thành một tổ ấm giản dị. Mùa đông đến, căn nhà kho trống trải hút gió lại càng trở nên lạnh giá. Khi ấy chưa đủ tiền mua chăn, cô thường bị giật mình tỉnh dậy giữa đêm vì lạnh. Những lúc đó, anh chỉ biết ôm chặt cô vào lòng, dùng hơi ấm của cơ thể sưởi ấm cho cô.

Một ngày cô trở về nhà với vẻ mặt thất thần nhợt nhạt, anh lo lắng hỏi cô có phải bị bệnh rồi không? Cô chỉ mỉm cười nói: “Em hơi mệt thôi!” rồi hân hoan rút từ trong túi ra một tờ bạc nhét vào tay anh: “Chúng mình có tiền rồi anh ạ, mình đi mua một chiếc chăn thật ấm để đắp nhé.” Anh sững người ngạc nhiên nhìn tờ tiền trong tay cô, giọng run run: “Làm sao em lại có nhiều tiền vậy?” Cô vui vẻ kể lại cho anh tiền là do cô kiếm được khi đi phát tờ rơi. Cô phải đứng từ sáng đến tối mới được trả ngần ấy tiền. Nói rồi cô vội vàng kéo anh ra khỏi nhà, không cho anh hỏi thêm điều gì nữa. Họ mua môt cái chăn vừa tầm tiền. Từ đó, giữa đêm cô không còn bị giật mình thức giấc nữa.

Vài năm sau, anh tìm được công việc tốt hơn, rồi kiếm được nhiều tiền, tự mở công ty. Không bao lâu anh đã xây cho cô một ngôi nhà khang trang, mua ô tô cùng rất nhiều đồ dùng đắt tiền khác. Anh nói muốn dành cho cô một cuộc sống ấm no đầy đủ bù đắp lại những tháng ngày khó khăn vất vả trước đây. Cuộc sống bỗng vụt thay đổi khiến cô có phần bàng hoàng chưa kịp thích nghi với điều kiện mới.

Ngày chuyển nhà, anh bảo những đồ đạc cũ trong căn nhà kho của họ trước đây anh đều muốn vứt đi không giữ lại bất cứ cái gì. Nhưng cô khăng khăng nói muốn giữ lại cái chăn để đắp. Và rồi một thời gian dài nữa họ vẫn dùng cái chăn cũ ấy, giờ đây nó đã trở nên xù xì cũ kĩ, còn bị rách khá nhiều chỗ. Anh không ngừng phàn nàn với cô: “Thôi bỏ cái chăn cũ này đi em, mình có thể mua một cái chăn mới ấm áp và tốt hơn rất nhiều. Em xem cả nhà mình toàn những đồ đắt tiền, nhìn cái chăn cũ này trong nhà trông thật chướng mắt”. Nhưng cô vẫn cố chấp nhất quyết giữ lại cái chăn cũ ấy, vì chỉ khi đắp nó cô mới cảm thấy ấm áp và được che chở.

Một hôm, anh về nhà mang theo một cái chăn mới và nhất quyết bảo cô bỏ cái chăn cũ đi. Lần này dù không nỡ nhưng cô vẫn nghe theo lời anh. Từ đó, hàng đêm cô ngủ không còn ngon giấc nữa, trong lòng cô lúc nào cũng cảm thấy thấp thỏm lo lắng khiến cô lại không ngừng giật mình giữa đêm. Và mỗi lần tỉnh dậy như thế, hai mắt cô lại đầm đìa nước. Anh vốn không biết rằng để mua được cái chăn đó cô đã phải đi bán máu lấy tiền chứ không phải đi phát tờ rơi như cô nói với anh. Lần đầu tiên bán máu, biết bao đau đớn, cũng chỉ vì muốn có cái chăn này. Vậy mà anh lại nỡ vất bỏ nó. Cô dần cảm thấy anh không còn yêu cô như xưa nữa.

Một ngày anh có việc gấp phải ra ngoài, quên mang theo máy tính xách tay quen thuộc. Trên màn hình của anh vẫn hiện lên trang blog anh viết hàng ngày. Và cô bất chợt đọc được dòng chữ anh hình như mới viết không lâu.

“Ngày hôm ấy em từ đâu về khuôn mặt tái xanh nhợt nhạt khiến cho tôi lo lắng vô cùng. Rồi em nói em đi phát tờ rơi để mua chăn cho hai đứa. Tối hôm đó chúng tôi nằm ngủ ấm áp trong chiếc chăn mới, thấy em nằm cuộn tròn trong lòng tôi say trong giấc ngủ, tôi thương em biết bao. Đã bao đêm rồi em không được ngủ ngon đến vậy. Và rồi tình cờ tôi nhìn thấy trên tay em có một vết sưng nhỏ, dường như bị kim tiêm đâm vậy. Tôi bỗng hiểu ra tất cả. Hóa ra em nói dối tôi em đi phát tờ rơi, thực ra em đã đi bán máu để có tiền mua chăn, chỉ vì một cái chăn mà em đã phải khổ sở đau đớn đến vậy. Đêm đó tôi đã khóc vì thương em và cũng thầm hứa sẽ cố gắng làm việc, phấn đấu trở thành một người thành đạt, để có thể bù đắp lại những ngày tháng khốn khó này cho em. Và giờ đây tôi đã thực hiện được lời thề đó. Hôm qua tôi quyết định đến trạm hiến máu, tôi chỉ muốn cảm nhận một chút nỗi đau em từng trải qua. Khi chiếc kim tiêm đâm vào mạch máu, một cảm giác nhói buốt lan dọc khắp cơ thể. Nhưng tôi không thấy đau, ngược lại, rất hạnh phúc. Tôi lấy tiền bán máu và đi mua chiếc chăn mới này. Tôi muốn nó là món quà bất ngờ dành cho em…”

Nước mắt cô đã ướt đẫm tự độ nào. Hóa ra tình yêu của anh dành cho cô vẫn sâu đậm và lớn lao đến vậy. Mùa đông năm nay anh đã đổi máu của mình tặng cho cô chiếc chăn ấm, có lẽ đó cũng sẽ là chiếc chăn ấm áp nhất cô có trong đời…


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
09-04-2017, 10:04 PM
Bài viết: #17
RE: GIVING
CHUYỆN MƯỜI BẢY

BÔNG HỒNG ĐỎ (Mary Pafulova - Bulgaria)


[Hình: attachment.php?aid=13453]

Bà lão sức đã già yếu, thân hình lùn tịt, mặc bộ quần áo đã cũ, tóc búi lại thành một búi nhỏ ở phía sau. Khuôn mặt nhợt nhạt càng tôn lên đôi mắt xanh chất phác của bà. Mỗi khi thời tiết ấm áp, bà lão ấy thường đi đến công viên và ở lại đó cho đến khi trời tối. Mỗi khi trời lạnh, bà lại đi đến quán bán hoa. Ở quán bán hoa có một cô gái bán hoa là cháu gái của bà, cô luôn luôn vui vẻ đón chào bà. Nhờ có bà lão ở quán, cô ta có thể bỏ đi uống một tách cà phê. Vì có nhiều người đến xem hoa nên cô gái cảm thấy rất hài lòng. Mỗi lúc như thế, hai bàn tay của cô lại trở nên khác thường, nhanh nhẹn hơn, đôi mắt long lanh, gò má ửng hồng. Có lẽ vì thái độ nghiêm túc của bà, cũng có lẽ vì những động tác của bà cứ run run, mọi người cảm thấy rằng, nếu không mua một bó hoa ở quán này thì quả thực là có lỗi.
Một buổi tối, trời rất lạnh, bà lão ngồi trên một chiếc ghế nhỏ ở quán bán hoa, nhìn chằm chằm vào chỗ hơi nước tụ lại thành dòng trên tấm kính cửa sổ. Đột nhiên, cánh cửa quán mở ra, một người đàn ông thân hình cao lớn, phong độ đường hoàng, tóc bạc trắng đi vào trong quán, chăm chú xem hoa. Bà lão ngập ngừng một lát, sau đó nở một nụ cười, đôi mắt thì ươn ướt. Đây chẳng phải là nghệ sĩ violin nổi tiếng Yankov đấy hay sao? Đã nhiều năm không nhìn thấy ông ta, bà thường chỉ nhìn thấy hình ảnh của ông trên báo. Bà không thể tưởng tượng được rằng, bà đã từng đích thân dạy ông ta, từ một cậu bé gầy còm năm xưa, nay đã trở thành người đàn ông cường tráng như vậy. Hãy đợi xem, rồi ông ta sẽ quay đầu lại thôi... Trời ơi, đúng thật rồi!

Bà lão đưa tay chỉnh lại cổ áo cho thẳng, vuốt lại mái tóc lưa thưa của mình, hơi thở gấp gáp, rộn ràng, có vẻ như là lại lên cơn suyễn. Ánh mắt của bà theo sát từng hành động của người đàn ông ấy, nhưng ông ta không quay đầu lại. Ông ta cầm một bó hoa tươi gói bằng giấy bóng kính, dửng dưng đặt tiền xuống và đi ra ngoài. Bà lão vẫn nhìn theo bóng dáng người đàn ông trung niên, mặc dù ông ta đã lẫn vào đám người đi bộ trên đường.
“Bà đang làm gì thế? Bà Minka?”. Cô gái bán hoa bước vào và ngạc nhiên hỏi.
“Ồ, không có gì đâu.”. Bà lão bừng tỉnh lại. Tuy bà nói như vậy, nhưng đôi mắt xanh dịu dàng của bà đã toát lên một điều gì bí ẩn, trong đó biểu lộ những niềm vui và niềm tự hào không thể nào che giấu nổi, biểu lộ tình cảm sâu nặng của người mẹ hiền.
“Yankov, đó là nghệ sĩ violin Yankov, Peter Yankov. Cháu đã nghe nói về ông ta chưa?”.
Cô gái khẽ lắc đầu.
“Ông ấy là nghệ sĩ violin rất nổi tiếng. Ông ấy đã đi khắp thế giới, trước kia ông ấy là học trò của bà đấy…”. Bà lão vừa giải thích, vừa như lẩm bẩm một mình, “Nhiều năm đã trôi qua rồi...”. Nói đến đây, bà lão thấy cô gái đã quay đi, cặm cụi bó một bó hoa thạch trúc. Bà lão biết cô gái không nghe bà nói, nên không nói nữa, chào tạm biệt cô gái xong bà liền ra về.
Ngày hôm sau, bà lại đi đến quán hoa và mang theo một bức ảnh cũ đã bị phai màu.
“Cháu hãy xem này”, bà lão chỉ vào bức ảnh và nói với cô gái: “Đây này, người gầy gầy đứng bên trái là Peter Yankov đấy”.
Cô gái liếc nhìn bức ảnh, tiếp tục bận rộn công việc của đôi bàn tay.
Bà lão nói tiếp: “Người ở hàng trên cùng có mái tóc xoăn dài là Tiến sĩ Stoyanov, một giáo sư ngoại khoa đấy. Cháu đã nghe nói về ông ta bao giờ chưa?”.
“Người của Ủy ban phân phối nhà ở đâu vậy?”. Cô gái cười nói trêu chọc.
Bà lão không quan tâm, nhìn vào những bức ảnh, chỉ vào một đứa trẻ mặt tròn ở hàng ghế đầu, bà nói: “Đó là ông ta đấy”.
“Bà dạy cho rất nhiều người, nhưng chẳng ai nhớ tới bà. Bà suốt ngày sống một mình trong một căn phòng tối tăm nhỏ bé, lại cũng không chịu đi tìm nhân viên ủy ban ấy”.

Bà lão không nói gì, tiếp tục nhìn vào bức ảnh, tất cả những kỷ niệm như đột nhiên hiện lên trước mắt bà. Bà mỉm cười, không nói câu nào, từ trong đôi mắt già nua thấm đẫm những giọt nước mắt. Bà lão muốn nhớ tên của tất cả mọi người, nhưng không thể nhớ lại được, trong lòng bà cảm thấy buồn bã và xót xa.
Trong thực tế, bà cũng không nhớ rõ ràng lắm, ai mà có thể nhớ rất nhiều tên tuổi như vậy? Nhưng bà nhớ được hình ảnh của chúng. Chúng thường đi vào trong giấc mơ của bà. Bà đã mang theo hình ảnh của những đứa trẻ ấy trong trái tim của mình. Chúng là những đứa trẻ rất ngoan ngoãn, có lẽ bà đối với những đứa trẻ của mình không giống nhau. Sự thực cũng đúng là như thế, bà đối với một vài người trong số đó có phần ưu ái hơn, bé Peter Yankov là một trong những người ấy. Cậu ta luôn giống như một cô gái nhỏ, vừa chu đáo vừa dịu dàng. Hôm qua, cậu ta đã không nhận ra bà...
“Bà Minka, tại sao bà không nhờ họ giúp đỡ bà một chút?”. Cô gái trẻ hỏi bà lão một lần nữa, “Ở đây bà đã ca ngợi họ, nhưng chẳng có ai nhớ bà cả...”.
“Làm sao mà phải thế? Với những người sống đơn thân như bà như thế này là đã đủ lắm rồi, bà không có điều gì phải oán thán cả. Lương hưu của bà không phải là nhiều, một người già thì nhu cầu có đáng bao nhiêu đâu? Tại sao bà phải cần một căn nhà khác nhỉ? Bà ở trong căn phòng nhỏ này thấy sống rất thoải mái rồi! Những học sinh của bà là những đứa trẻ rất ngoan, vì thế lớn lên ai cũng đều thành đạt, có tri thức uyên bác như bây giờ. Tất nhiên, cũng cá biệt có những người không thành đạt, nhưng họ đều đã lớn lên thành người tốt. Cháu có nhớ câu chuyện ấy không? Bà đã kể cho cháu nghe về một người lái xe taxi ấy. Nói thực với cháu là bà đã quên cậu ấy rồi, bà chẳng có ấn tượng gì với cậu ta cả. Nhưng cậu ta dừng xe taxi và nói với mấy người rằng: “Đây là cô giáo vỡ lòng của tôi, tôi có thể mời bà ấy lên xe được không? Mấy người ngồi trên xe không ai phản đối cả, mà còn rất cảm động nữa, bà cảm thấy xấu hổ quá, vì bà không thể nhớ tên của cậu ấy...”.
“Vâng ạ, vâng ạ, bà thì luôn nghĩ đến người khác thôi”. Cô gái vẫn dửng dưng không mấy quan tâm, rồi quay sang cắt giấy bóng kính.
“Cháu còn trẻ, hãy còn mát tính đấy!”. Bà lão mỉm cười vỗ nhẹ vào vai của cô gái, không một chút để bụng.
Cô gái không thể hiểu được bà lão. Vì trong những năm tháng dài dằng dặc, bình thường họ là hai người có những thói quen và cảm xúc khác nhau. Bà lão thì hay nhớ về quá khứ, bà có thói quen phát hiện ra những điểm tốt của con người, lại còn hồn nhiên tin rằng, lòng tốt dù sớm hay muộn sẽ luôn luôn chiến thắng. Điều bà cảm thấy hạnh phúc là bà đã vì không biết bao nhiêu tâm hồn trẻ thơ mà mở ra cửa sổ của thế giới này, mang tình yêu của mình gieo hạt giống chân thiện mỹ trong không biết bao nhiêu tâm hồn thơ trẻ. Nếu nói rằng trong lòng bà còn có điều gì hối tiếc thì có thể nói rằng bà cảm thấy mình đã quá già rồi, không thể giúp được những người còn trẻ nữa.
Không biết mùa thu đã trôi qua tự lúc nào, mùa đông đã đến. Những ngọn gió rong ruổi trên đường phố, khiến mọi người phải trốn vào nơi có những mái che. Trong quán hoa ấm áp và thoải mái, hầu như ngày nào bà lão cũng khoác chiếc áo choàng mỏng tới đây. Cô gái bán hoa thường nghĩ rằng: “Bà ấy liệu có thể sống qua nổi mùa đông hay không?”. Trong mắt cô, bà lão như một ngọn nến đang cháy, mỗi ngày một hết dần. Điều này làm cho cô gái cảm thấy lo lắng. Cô thường hỏi bà lão rằng, có phải bà thích đến đây vì muốn có người để chuyện trò, vì ngoài việc thích lũ con cháu ra thì bà còn thích hoa nữa? Cánh cửa quán hoa luôn mở ra, nhưng bà đã không cảm thấy vui, bởi vì những học trò nổi tiếng của bà không bao giờ đến cả.

Số phận nhiều khi cũng trêu ngươi. Một buổi tối mùa đông, cô gái bán hoa đi ra hiệu thuốc, bà lão ngồi trên một chiếc ghế trong quán bán hoa, qua khung cửa kính bị hơi nước phủ lên mờ mờ, bà nhìn chăm chú những khách đi đường qua lại như mắc cửi và những bông hoa tuyết bay lơ lửng khắp không gian. Cánh cửa bỗng mở ra… Bạn thử đoán xem có ai đến vậy?
Một người đàn ông lấy tay phủi mạnh cho những bông hoa tuyết bám trên mũ rơi xuống rồi tháo găng tay ra, đôi mắt nhìn khắp nơi như muốn tìm cô gái bán hoa.
“Ông cần gì vậy?” Vì xúc động nên giọng nói của bà lão rất dài và ngắt quãng.
Người đàn ông nhìn bà lão. Hơi thở của bà lão hình như dừng lại. Ông ta sẽ nhận ra bà lão, hãy chắc chắn sẽ nhận ra bà lão!
Trong khoảnh khắc, ánh mắt sắc sảo của ông ta đã bắt gặp đôi mắt xanh mừng rỡ của bà lão. Người đàn ông rõ ràng là đang hồi hộp, hình như đang cố nhớ lại một điều gì. Sau đó, ông đưa ánh mắt nhìn qua những đóa hoa tươi.
“Ở đây không có hoa hồng ạ?”
“Hoa hồng ư? Tất nhiên là có chứ. Có thể ở đây có đấy?”
Bà lão nhìn xung quanh tìm kiếm. Vì quá xúc động nên bà lão đã không nhìn thấy, quên mất rằng đã bày nó ở đâu. Trong trí óc bà liên tục hiện ra ánh mắt đang cố lục tìm trong ký ức của ông ta…
Lòng dạ bà rối bời nên không chú ý đến cô gái bán hoa đã trở về tự lúc nào. Người đàn ông nhìn thấy cô đang bó những bó hoa, cảm thấy nên nói một điều gì đó rồi bước lên phía trước: “Tôi muốn nói với em ... em là...”.
Rốt cuộc người đàn ông nhìn thấy cái gì trên gương mặt của cô, bà lão không thể nào biết được, thậm chí cô gái bán hoa đưa hoa cho ông ta bà cũng không biết nốt.
Người đàn ông cầm lấy bó hoa và sau đó lấy ra một bông hoa hồng đẹp nhất trao cho bà lão.
“Tặng tôi ư?” Bà lão kêu lên, niềm vui bất ngờ và hạnh phúc làm cho đôi mắt bà như bỗng nhòa đi. Bà muốn nói điều gì đó, nhưng cổ họng của bà tắc nghẹn không thể thốt ra nổi một từ. Bà chỉ thấy đầu óc bà như liên tục quay cuồng: “Ông ấy nhận ra ta rồi! Peter bé bỏng..., cậu ấy đã không quên ta!”.
Bà lão giống như một chiếc lá rụng, từ từ ngồi xuống chiếc ghế, trên khuôn mặt lộ ra một nụ cười thanh thản, ánh mắt tự hào nhìn chằm chằm vào bông hoa hồng đỏ tươi đẹp trong tay...


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
11-04-2017, 03:46 PM
Bài viết: #18
RE: GIVING
CHUYỆN THỨ MƯỜI TÁM

TẠI QUÁN PHỞ

Ở một tiệm phở, một bạn 4 tuổi và một nhóm bạn người lớn khác ngồi gần đó... Câu chuyện không chỉ là 'chuyện rảnh', mà sâu xa hơn có lẽ chính là một dạng văn hóa ứng xử thậm chí mang tính bạo lực tinh thần!

Ngồi ăn phở giữa một bên là bạn chừng 4 tuổi (đại khái cũng mập mập), mẹ chở đến cho ngồi ăn phở, mẹ đi chợ. Một bên là một nhóm bạn người lớn.

Một trong nhóm người lớn ăn xong trước, có vẻ rảnh, ngồi hút thuốc. Trong lúc hút thuốc có vẻ buồn, tay còn lại lấy rau trong rổ (dành cho khách ăn phở), ngắt vụn ra quăng xuống đất.

Có vẻ cũng chưa được vui, múc tương đen qua hũ tương đỏ khuấy đều...

Có vẻ còn ngứa tay, lấy từng miếng chanh trong chén, vắt vô cái tô phở đã ăn xong.

Hết rau, hết chanh, hết vui, người ấy hướng về bạn 4 tuổi, nhìn chằm chằm: "ê mập hahaha mập hahaha mập dữ vậy mậy hahahha".

Bạn 4 tuổi vẫn không nói.

"Ê! (lấy tay thọt vô nách bạn nhỏ), ăn ít thôi mậy". Bạn 4 tuổi dừng ăn 30 giây, rồi tiếp tục.

Cả đám người lớn đi chung với bạn người lớn kia, mỗi người một câu: "hahaha mập gì mà quá trời mập. Ngày ăn nhiêu - chục chén cơm không mậy?" "hahaha Nó mà ăn cơm gì, uống sữa voi chứ ăn cơm gì hahaha..."

Bạn 4 tuổi mặt đỏ, nhưng thuộc dạng anh hùng, can trường ăn hết tô phở.

Còn mình thì ước gì có phép sẽ vặn lưỡi hết đám người lớn này, như mình từng ước cách đây nhiều năm khi nghe những câu kiểu "mẹ nó bỏ đi luôn chứ đi công tác gì mà công tác", "thôi mai là cho nó vô trại mồ côi luôn chứ nhà ai mà nuôi", "tội thằng nhỏ bị bỏ rơi ha"...

Sao lại có cái khoái cảm nhìn người khác nổi điên hay khóc mới hả dạ? Sao có thể tàn nhẫn và vô duyên với con nít?

Vì con nít thường không biết phản kháng, không biết buồn, không biết giận, không biết thù?

Bình thường, sẽ hay đòi hỏi con nít "đừng có lóc chóc", "đừng có quậy", "đừng có quấy nhiễu".... tóm lại là "người lớn chút coi, được không?".

Rồi khi cần được thỏa mãn khoái cảm điên khùng nào đó, thì sẽ ngay lập tức coi đối tượng như một đứa con nít, thậm chí là một con thú cưng. Thọt, khều, nói năng chọc ngoáy....

Vậy người lớn muốn gì?

"Thôi mà, người ta cưng người ta mới chọc mà!" - ngày xưa, một người nào đó thường dỗ dành mình như vậy!

Trời trời!
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS