Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
CÂU CHUYỆN TÌNH NGƯỜI
06-06-2017, 06:38 AM
Bài viết: #1
CÂU CHUYỆN TÌNH NGƯỜI
1/ GIẤC MỘNG ẤU THƠ

Anh mời tôi lên lầu. Căn phòng rộng khoảng 40m2 chứa toàn xe đạp cũ. Chiếc này chồng lên chiếc kia, không thể đếm được nhưng ước lượng cũng gần 100 chiếc...
Theo lời anh kể, nhưng chiếc xe này được anh mua từ các vựa phế liệu trong thành phố. Cũng có khi các chị mua bán ve chai đem tới.
Nhưng gần đây, anh không còn mua nhiều nữa bởi việc làm của anh đã khiến cho nhiều nơi quan tâm và họ đã chung tay cùng anh đem niềm vui đến cho các trẻ em nghèo cơ nhỡ.

Anh là Lê Văn Thái (42 tuổi), chủ tiệm sửa xe Lê Vĩnh trên đường Hồng Lạc (phường 11, quận Tân Bình, TP.HCM).
Anh dành khoảng trống phía trước làm nơi sửa xe. Toàn bộ gia đình 6 người gồm hai vợ chồng và 4 đứa con sống trên căn gác chật hẹp ...

"Tôi vốn xuất thân từ một gia đình nghèo ở Quảng Ngãi", anh bắt đầu câu chuyện. "Thuở nhỏ tôi vừa đi học vừa làm phụ giúp gia đình. Không như những đứa trẻ khác, cuộc sống của chúng tôi rất thiếu thốn và khó khăn.
Hàng ngày tôi phải đi bộ đến trường cách nhà nhiều cây số. Nhìn những bạn đi học trên những chiếc xe đạp tôi ao ước mãi. Tôi thèm chiếc xe đến nỗi ngủ cũng mơ thấy.

Cha tôi biết chuyện nhưng làm gì có tiền mà mua xe cho con. Ông giao cho tôi đàn vịt và dặn phải chăm chúng cho tốt. Có lẽ trong dự tính của ông, sau khi bán đàn vịt sẽ mua cho tôi chiếc xe. Nhưng "người tính không bằng trời tính", một trận dịch quét ngang, đàn vịt chết sạch. Kinh tế gia đình kiệt quệ kéo theo giấc mộng chiếc xe đạp của tôi tan tành theo mây khói".

Anh kể tiếp: "Sau sự cố này, năm 1990, vừa tròn 15 tuổi, tôi rời quê nhà vào Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Hai bàn tay trắng, không bằng cấp, không nghề nghiệp, tôi vật lộn để tồn tại ở đất Sài Gòn. Tôi làm đủ nghề từ bưng bê ở quán ăn đến giữ xe..., miễn sao sống qua ngày.

Sau 2 năm, một hôm tôi gặp được một người thợ sửa xe đạp, ông nhận tôi làm học trò cho học thí công. Sau đó tôi xin vào học ở một tiệm sửa xe gắn máy. Vừa làm vừa học nên thời gian kéo dài đến 6 năm. Để trả ơn thầy, tôi làm lại cho thầy một năm nữa rồi tách ra mở tiệm".

Mở được tiệm, anh là chợ chính và có khá nhiều khách hàng. Hàng ngày anh Thái tiếp nhận các loại xe gặp sự cố. Buổi trưa hôm ấy, trong lúc đang tháo bộ chế hòa khí của một chiếc xe wave, anh bất chợt nhìn ra đường.

Anh thấy một học sinh cấp 2 quần xanh áo trắng, khăn quàng đỏ trên cổ, tay xách cặp mồ hôi nhễ nhại đến trường. Anh gọi em lại, trò chuyện mới biết gia đình em quá nghèo không thể sắm được chiếc xe đạp. Ý tưởng giúp học sinh nghèo của người thợ sửa xe phát xuất từ đó ...

Cho đi không mong nhận lại

Anh kể tiếp: "Tôi âm thầm tìm mua từ người bán ve chai một chiếc xe đạp cũ. Tôi tháo ra vô lại dầu mỡ, thay những phụ tùng đã hư hỏng rồi quét qua một lớp sơn cho mới. Tôi đem xe tới trường của em đó học gặp Ban giám hiệu trình bày ý định tặng xe.

Nhận được chiếc xe, thằng bé rưng rưng nước mắt lắp bắp nói lời cảm ơn. Trong giây phút này, hình ảnh ngày xưa của tôi thèm muốn chiếc xe đạp hiện về.

Vậy là từ đó, ý tưởng giúp trẻ em nghèo chiếc xe đạp để đến trường, để mưu sinh thôi thúc tôi mãnh liệt".
Anh Thái tìm đến vựa phế liệu mua khá nhiều xe cũ. Hàng ngày, giờ rảnh anh lao vào tân trang xe đạp. Nhà anh chật quá không để được dù chỉ một chiếc. May mắn bên cạnh tiệm của anh có trụ sở của chi hội từ thiện Bình Phú Đông cho gửi nhờ.

20 chiếc xe đã sửa chữa, làm mới xong vừa kịp lúc chi hội từ thiện có đợt phát quà cho trẻ em nghèo. Anh đề nghị các chị cho tham gia với số xe đạp vừa hoàn chỉnh.

Anh chia sẻ: "Tôi còn nhớ hôm ấy - khi trao xe cho các em có hoàn cảnh khó khăn, em nào cũng đỏ hoe đôi mắt. Thương lắm anh ơi.

Công việc tôi làm một cách thầm lặng cả vợ con đều không biết. Một thời gian sau, vợ tôi biết chuyện. Cô ấy trách chồng: "Làm việc thiện giúp đời là việc làm tốt sao anh không nói với gia đình? Em và các con không phản đối việc làm của anh đâu".

Kể chuyện tới đây, anh Thái dừng lại. Anh mời tôi đi tham quan kho xe của anh. Căn nhà chung vách với nhà anh là trụ sở của chi hội từ thiện.

Căn phòng rộng khoảng 40m2 chứa toàn xe đạp cũ. Chiếc này chồng lên chiếc kia, không thể đếm được nhưng ước lượng cũng gần 100 chiếc... Ở tầng dưới là những chiếc xe đã hoàn chỉnh chờ ngày đi trao.

"Có lần - anh Thái kể tiếp - đứa con trai tôi thỏ thẻ: "Ba ơi lớp con có một bạn nhà xa ngày nào cũng đi bộ tới trường. Nhiều hôm bạn ấy đi học trễ nữa". Tôi nghe thấy không khỏi xót xa. Thế là trong thời gian nhanh nhất, tôi đưa chiếc xe tới trường tặng cho em học sinh đó...

Một trường hợp khác, có một thương binh ở Bình Dương tìm đến tôi. Tiếp chuyện với anh tôi được biết anh rất khó khăn trong việc mưu sinh. Hàng ngày, anh làm bảo vệ nhưng chân không khỏe đi bộ rất bất tiện.

Anh cần một chiếc xe để đi làm nhưng không có tiền để mua. Tôi giúp anh một chiếc. Anh nhận xe với sự xúc động và biết ơn".

Công việc làm từ thiện bằng cách tân trang xe đạp giúp những mảnh đời khó khăn của anh Thái có kết quả rất tốt. Tình đến nay anh đã giúp được hơn 100 người. Trước đây, anh bỏ tiền ra mua nhưng ngày càng nhiều người biết việc làm thiện nguyện của anh, nên đã cùng chung tay giúp sức.

Gia đình anh không giàu, thậm chí còn nghèo. Nhưng khi hỏi về việc làm của mình, anh vui vẻ chia sẻ: "Chuyện từ thiện nếu có tâm ai cũng có thể làm được. Sống là để cho đi chứ đừng có ý nghĩ sẽ nhận lại...".

Và anh ĐÃ KHÔNG NGHÈO, anh là một đại gia - đại gia của tình thương yêu và lòng nhân hậu.
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (07-06-2017 09:16 AM)
06-06-2017, 06:42 AM
Bài viết: #2
RE: CÂU CHUYỆN TÌNH NGƯỜI
2/ TÂN TRANG

Trời nắng gắt, sát lề đường Võ Văn Kiệt (phường 6, quận 5, TP.HCM), một người đàn ông trung niên đang chùi rửa chiếc bồn cầu cáu bẩn. Phía trước mặt ông, hàng chục chiếc bồn cầu khác mới tinh xếp thành hàng ngay ngắn..

Chiếc bồn cầu trong tay ông đã quá cũ và nhiều vết bẩn. Ông dùng cây đục nhỏ cùng chiếc búa lướt qua đế bồn.

Chỉ trong nháy mắt, lớp xi măng được ông gỡ bỏ lộ ra bên trong còn nhiều tạp chất. Ông Lê Văn Quyện (47 tuổi, quê Tiền Giang) vẫn bình thản, múc một ca nước rửa trôi những thứ tạp chất đó, ông dựng bồn cầu lên và gỡ những phụ kiện kèm theo..
Được biết, đây là điểm vừa tập kết vừa tân trang, buôn bán bồn cầu cũ. Những chiếc bồn cầu được bày biện thành hàng trông như đồ mới nhưng thật ra đã cũ, đã qua sử dụng nhiều năm. Có lẽ đây cũng là nghề hiếm và ít bị cạnh tranh.
Ông Quyện cho biết, ông tiếp xúc với nghề tân trang bồn cầu vào những năm đầu thập niên 1990.

"Hồi ấy, tôi còn trẻ đi chơi khắp đó đây, thấy nhiều gia đình nghèo sống ven sông không có được một mái nhà êm ấm.

Họ thường sử dụng cầu cá (cầu tõm) hoặc nếu nhà nào sang lắm thi có cầu bệt, rất bất tiện. Rồi những nhà ven sông ấy giải tỏa, bà con tìm chỗ khác xây nhà. Nhiều nhà quá nghèo chỉ đủ mua vài tấm tôn che tạm để ở...

Một hôm, tình cờ đi ngang qua một căn nhà đang được đập bỏ. thấy chiếc bồn cầu bỏ lăn lóc nên tôi xin về.

Người nghèo làm gì họ sắm nổi chiếc bồn cầu như thế. Cuối cùng tôi biết được cách làm cho mới những chiếc bồn cầu cũ để rồi sau đó, tôi bán lại cho người nghèo với giá... rất nghèo", ông kể.
Ông Quyện cho biết thêm: "Công việc tôi làm tính đến nay đã 25 năm. Hàng ngày có nhiều nơi gọi điện cho hoặc bán rẻ những chiếc bồn cầu không còn sử dụng nữa.

Bồn cầu cũ cỡ nào tôi làm lại đều như mới cả. Các phụ kiện kèm theo tôi mua mới để gắn vào".

Nếu không nghe ông kể lại, nhìn vào những sản phẩm ông trưng bày ai biết được đó là hàng cũ bởi chúng vẫn tinh tươm, bóng loáng. Đặc biệt là giá thành của nó người nghèo mấy cũng có thể mua được, chỉ 300.000đ/cái.

Bán cho người nghèo

Chia sẻ về nghề, người đàn ông này cho biết thêm: "Bồn cầu cũ là thứ dơ nhất. Ban đầu tiếp xúc với nó tôi cũng ngại lắm nhưng dần dần rồi cũng quen.

Làm cả ngày, chiều về có khi mùi hôi của bồn cầu cũng theo tới tận giấc ngủ. Nhưng miễn sao mình có điều kiện giúp người nghèo và cũng nhờ người nghèo, mình có tiền mà sinh sống".
Mỗi chiếc bồn cầu được rửa qua nhiều công đoạn. Đầu tiên ông phải đục bỏ phần xi măng bám vào đế. Sau đó, ông rửa những tạp chất dính theo, tiếp đến là vệ sinh bồn bằng nước và hoá chất. Cuối cùng là công đoạn đánh bóng.

Một ngày ông Quyện có thể làm mới được khoảng 3 - 4 cái. Mỗi cái ông chỉ bán với cái giá rất rẻ từ 300 - 500 ngàn tùy theo từng loại. Dù giá nào ông cũng chỉ kiếm lãi vài chục như một cách lấy lại tiền công phục chế.

Ông Quyện nói thêm: "Gia đình tôi nghèo nên tôi hiểu cái khó cái khổ của người nghèo. Chỉ có người nghèo mới thấm thía được cái nghèo, vì thế, tôi bán ở đây nhưng hàng ngày vẫn có trà đá miễn phí cho người đi đường.

Những chị em mua ve chai, những anh xe ôm, xích lô... thường ghé vào uống nước, nói dăm ba câu chuyện cho vơi đi nỗi nhọc nhằn...".
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (07-06-2017 09:16 AM)
09-06-2017, 04:40 PM
Bài viết: #3
RE: CÂU CHUYỆN TÌNH NGƯỜI
3/ NHẬN VÀ SANG SẼ

Người cha mang gần 250 triệu nhà hảo tâm giúp con mình tặng lại bệnh nhi nghèo

“Người tốt gặp cũng nhiều, nhưng người trong tình cảnh ngặt nghèo lại biết nghĩ cho người khác như anh thì thật hiếm gặp”, điều dưỡng Lưu Thị Bốn (Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng) bắt đầu câu chuyện về hai cha con bệnh nhi người dân tộc Cơ Tu, đã và đang lan tỏa một câu chuyện về sự tử tế.
“Người tốt gặp cũng nhiều, nhưng người trong tình cảnh ngặt nghèo lại biết nghĩ cho người khác như anh thì thật hiếm gặp”, điều dưỡng Lưu Thị Bốn (Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng) bắt đầu câu chuyện về hai cha con bệnh nhi người dân tộc Cơ Tu, đã và đang lan tỏa một câu chuyện về sự tử tế.

Thấy con tự nhiên sốt cao, nôn mửa và co giật, vợ chồng Pơloong Thơi ôm con chạy một mạch xuyên cả trăm cây số đường núi xuống Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, thì con trai anh đã tím đen toàn thân. Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận cháu Pơloong Quốc Quân viêm não mô cầu. Pơloong Thơi tuyệt vọng nhìn con hôn mê cả tuần liền, ranh giới của sự sống và cái chết mong manh hơn sợi chỉ mỏng…
Sau gần 1 tháng được điều trị tích cực, Pơloong Quốc Quân qua cơn nguy kịch, nhưng hai chi dưới của cháu phải cắt bỏ hoàn toàn do hoại tử. Câu chuyện bất hạnh và éo le của cậu bé Cơ Tu được chia sẻ trên mạng xã hội và nhận được sự chia sẻ, cảm thông của nhiều người.

Chỉ trong một ngày, anh Pơloong Thơi nhận được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm lên đến gần 200 triệu đồng. Anh chọn cách “tạ ơn” cho sự hồi sinh ngoạn mục của con bằng cách mang 150 triệu đồng trao cho Bệnh viện Phụ sản - Nhi để giúp những bệnh nhi nghèo, đang từng ngày giành giật sự sống. Không dừng lại ở đó, ngày ngày, Pơloong Thơi đi khắp bệnh viện, cứ bệnh nhi nào nghèo khó, anh lại dúi cho 500 ngàn, 1 triệu, rồi 3 triệu, 5 triệu đồng.

Cứ thế, không đợi phải nhiều tiền mới nghĩ đến người khác, mà cứ có tiền trong túi là Pơloong Thơi lại đi kiếm người để cho. Đầu tiên là một bệnh nhi người dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đang nằm lọc máu ngay trong Khoa Hồi sức được anh tặng 5 triệu đồng. Kế đến là cậu bé Đinh Văn Pơrăng (8 tuổi, H. Nam Trà My, Quảng Nam) bị nhiễm trùng máu, đang nằm cùng phòng với cháu Quốc Quân được anh tặng 6 triệu đồng kèm với bánh sữa được mọi người quyên tặng.
Nghe các chị điều dưỡng kể một cháu bé ở Tây Nguyên bệnh nặng phải chuyển Bệnh viện Đà Nẵng trong đêm, anh lập tức tìm đến dúi kịp 5 triệu đồng trước khi cháu đi. Hay nghe trên tầng 4 có cháu bé sắp mổ não, anh Pơloong Thơi lật đật nhét vào phong bì 3 triệu đồng lên tặng cho cháu và chúc cháu nhiều phúc lành.

“Người giàu rất nhiều, người có tiền cũng nhiều, nhưng không phải ai cũng có thể mang tiền đi cho người khác một cách nhẹ nhàng như anh, trong khi anh lại nghèo, con đang bệnh tật mất cả đôi chân…”, chị Mai Thị Thức, người Đại Lộc, Quảng Nam, đang chăm con nhỏ ở Bệnh viện Phụ sản – Nhi xúc động trước sự tử tế của người đàn ông Cơ Tu.

Người ta nói Pơloong Thơi tốt bụng, anh mang sự tử tế đi quanh bệnh viện, làm ấm lòng người, xoa dịu những nỗi đau thể xác lẫn tinh thần cho các cháu. Và gần 250 triệu đồng đã được Pơloong Thơi cho đi nhẹ nhàng như vậy.
“Tôi chẳng quen ai trong số những người cho con tôi tiền, có những người ở tận Mỹ, Canada… Con tôi đã may mắn nhiều lắm, nên tôi muốn chia sẻ bớt cho các cháu, những bệnh nhi ngặt nghèo và bất hạnh. Nhìn trẻ con đối mặt với sự sống và cái chết thì đau xót lắm. Còn với tôi, tiền bạc là vô chừng. Cứ cho đi như vậy thôi để giữ chút phước lành cho con cháu ngày sau”, Pơloong Thơi, ông bố Cơ Tu chia sẻ giản dị mà thấm tình người…
THANK YOU
09-06-2017, 05:02 PM
Bài viết: #4
RE: CÂU CHUYỆN TÌNH NGƯỜI
4/ NƯƠNG NHỜ

“Mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi”, những câu hát về mẹ vẫn cứ da diết và vang vọng trong lòng người như thế. Vậy mà có những người một mình lẻ loi mưu sinh, khi tuổi đã xế chiều phải nương nhờ cửa chùa.
Chùa Lâm Quang (quận 8, TP.HCM) được nhiều nhóm thiện nguyện biết đến với tên gọi “viện dưỡng lão của những người già cô đơn”. Thật vậy, tất cả những cụ bà ở đây dù mỗi người một quá khứ, mỗi người một cảnh nhưng đều có điểm chung là đến đây ở cùng nhau tuổi xế chiều; nhiều người không chồng và không con

Nằm sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Bến Bình Đông, chùa Lâm Quang có diện tích khá khiêm tốn nhưng dành riêng 4 phòng để kê giường ngủ và chứa đồ đạc cho 137 cụ già neo đơn. Mỗi cụ bà ở đây đều có riêng một chiếc giường đơn và ba hộc tủ để cất đồ đạc.
[Hình: attachment.php?aid=13531]

Khi ai đến, dù đang ăn cơm trưa trên giường nhưng cụ nào cũng hiền hậu cười rồi chắp tay nói: “Cảm ơn đã đến thăm, nam mô a di đà phật”. Bên chiếc giường của cụ bà có mái tóc hoa râm ở phía cuối dãy: “Ở đây ai tới thăm mấy bà già tụi tui cũng quý hết nên thường chắp tay nói cảm ơn”.
[Hình: attachment.php?aid=13532]

Cuộc sống trong chùa đầy đủ nhưng ánh mắt mỗi cụ vẫn đượm buồn về ngày trẻ, khi còn có gia đình và hạnh phúc. Từng qua một đời lam lũ để nuôi nấng con cái mà giờ đây, họ phải nương nhờ ở cửa chùa
ừ khi vào chùa, được sư cô chăm sóc và các tình nguyện viên lui tới hỏi han nên giờ các cụ cũng khá lạc quan và sống vui. Đa phần các cụ trước khi vào chùa ở đều đưa cho sư cô giấy xác nhận của địa phương là không còn sức lao động và không có người thân.
[Hình: attachment.php?aid=13533]

Người bị liệt hay gặp khó khăn trong việc di chuyển sẽ có sư cô hoặc tình nguyện viên hỗ trợ tất cả các sinh hoạt cá nhân như: tắm rửa, giặt giũ, thay tã,...
Cũng có những cụ dù tuổi đã cao nhưng vẫn còn minh mẫn thì thường xuyên theo dõi báo để cập nhật thông tin rồi kể cho những người bạn già khác cùng biết
Có một cụ bà tâm thần đang ở riêng một phòng. Cụ hay nói chuyện một mình và nhìn ngắm xung quanh. Việc ăn uống và sinh hoạt của cụ cũng phụ thuộc hết vào tình nguyện viên
Cụ Thạch Thị Sâm (89 tuổi, quê Hà Nội) không có con, chồng mất sớm vì bệnh tim nên vào TP.HCM ở cùng các cháu họ hàng. Nhưng vì các cháu đi làm suốt ngày nên đã đưa cụ vào đây để cụ có bạn già nói chuyện. Cụ Sâm chia sẻ: "Tôi già rồi, ở đâu thì cũng vậy thôi. Ở trong chùa thì vui lắm, cái gì cũng có, tinh thần cũng thoải mái"
Chị X. cùng mẹ ở Nghệ An đã xin nương nhờ cửa Phật vì không còn người thân. Tại chùa, chị X. ngoài việc chăm sóc mẹ còn thường xuyên giúp đỡ các cụ già khó khăn trong việc di chuyển, ăn uống làm một số sinh hoạt cá nhân.

Nhóm thiện nguyện từ Đồng Nai dậy từ 2 giờ sáng để chuẩn bị thức ăn mang vào chùa. Đều đặn 1 tháng 2 lần, các bạn trẻ sẽ vào chùa thay sư cô nấu ăn sáng và trưa
[Hình: attachment.php?aid=13534]
Những cụ còn khỏe mạnh buổi chiều thường xuống sân chùa hàn thuyên, phụ sư cô đưa nhang cho phật tử lễ chùa.
Cụ bà 78 tuổi quê Bến Tre chia sẻ: "Ở đây cái gì cũng có, bác sĩ đều đặn khám bệnh 1 tháng 1 lần, mấy người mất thì chùa lo hậu sự rồi những người ở đây đi thắp nhang như một gia đình nên phần nào nỗi buồn trong ký ức cũng được xoa dịu".


File đính kèm Thumbnail(s)
               
THANK YOU
17-05-2018, 05:54 AM
Bài viết: #5
RE: CÂU CHUYỆN TÌNH NGƯỜI
NHÂN VĂN?

Cậu bé Dakota Pitts không muốn tới trường một mình, nhất là sau khi bố của em qua đời vì làm nhiệm vụ. Dakota đã hỏi mẹ mình liệu có thể mời những đồng nghiệp của bố là cảnh sát tới hộ tống em khi tới trường ở miền tây bang Indiana được không. 70 cảnh sát vui vẻ nhận lời.

Video ghi lại cảnh Dakota tới trường hôm 14.5, đúng 10 ngày sau khi bố em qua đời vì bị bắn chết lúc làm nhiệm vụ. 70 cảnh sát có mặt, đứng thành một hàng dọc và đợi Dakota. Cậu bé 5 tuổi đeo balo màu vàng và huy hiệu cảnh sát của bố gắn trước cổ.

70 canh sat my ho tong mot cau be 5 tuoi di hoc hinh anh 1
[Hình: attachment.php?aid=13858]
Dakota tới trường chỉ 10 ngày sau khi bố qua đời.

Những cảnh sát có mặt ngày hôm đó không chỉ tới từ đơn vị nơi Rob Pitts, bố của Dakota làm việc, mà còn từ những phòng ban khác. “Chào mừng cháu quay lại trường học”, một cảnh sát nói.

“Thằng bé sẽ hiểu rằng cha nó là 1 anh hùng”, chị gái của Rob nói về cháu trai. “Nó sẽ tiếp nối truyền thống gia đình và trở thành một cảnh sát”.

“Một học sinh trở lại trường sau sự ra đi của người yêu thương là điều hết sức khó khăn. Sự giúp đỡ của lực lượng cảnh sát giúp Dakota bước đi trở lại dù còn nhiều trắc trở”, hiệu trưởng trường tiểu học nơi Dakota học, nói.

Hiệu trưởng trường tiểu học nói rằng Dakota sẽ hiểu được sự ra đi của bố em có ý nghĩa thế nào với tất cả mọi người. Kênh CNN cho biết, sĩ quan Rob Pitts, trong khi làm nhiệm vụ hôm 4.5, đã bị một kẻ dùng súng bắn chết.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS