Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
KHÔNG ĐỀ
09-07-2018, 11:14 AM (Được chỉnh sửa: 09-07-2018 11:15 AM bởi dieuquang.)
Bài viết: #11
RE: KHÔNG ĐỀ
Triển lãm ảnh panorama được dựng dọc phố.
Trên đoạn đường vắng vẻ, một chị thu gom ve chai dừng xe đứng thưởng thức.
Lời phát biểu rất dể thương của nhà nhiếp ảnh một trong hai tác giả của các bức ảnh được triển lãm. Ông nói rằng công của người chụp chỉ còn 1/3, còn 2/3 còn lại là của những người đã lựa chọn và tổ chức triển lãm.
Thật ra còn có công của nhiều người nữa.
Đó là công của những người đã tạo nên các danh lam làm cảnh cho các bức ảnh panorama này.
Đó là công của những người bình thường như chị ve chai, vì chị thưởng thức các bức ảnh này.

Có lẽ vì, đối với người Việt, các công lao ấy quá bình thường, bình thường như không khí dùng để thở nên khó thấy sự hiện diện cuả nó

Hãysuy nghĩ, để cảm nhận điều hay trong sự thưởng thức của chị nhặt ve chai, một việc lạ trong sự bình thường vốn nó đã tự có.
THANK YOU
11-07-2018, 04:30 PM
Bài viết: #12
RE: KHÔNG ĐỀ
BUỒN

Bà ơi, học để làm chi?
“Hễ rờ đến sách là y như buồn…”.

Thằng cháu nhỏ lại ưu ử rên lên câu đồng dao cổ tình cờ đọc được trong một quyển vở cũ khi dọn dẹp sách vở lúc sửa nhà phát hiện được.
Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn, không hiểu vì sao tôi buồn.

Từ “buồn” ở cuối câu ca dao trên đồng nghĩa với những từ “buồn” trong bài đồng dao sau:
Em tôi buồn ngủ buồn nghê
Buồn ăn cơm nếp, cháo kê, thịt gà,
Buồn ăn cái trứng ba ba.
Buồn ăn cơm nếp, thịt gà, cháo kê…

Ở đây”buồn” không phải là một tính từ trạng thái chỉ một tâm trạng không vui, từ “buồn” này không thể phát triển thành một danh từ như “nỗi buồn” để nói đến tình trạng tâm lý tiêu cực, thiếu vắng sự phấn khởi, hào hứng. Buồn” trong những câu đồng dao dẫn trên có thể coi là một ước muốn vô thức, một nhu cầu bản năng, một điều gì đó mà cơ thể đòi hỏi một cách tự động, nó là một phương ngữ miền Bắc, đồng nghĩa với một phương ngữ miền Nam là từ “mắc”. Ta có những từ kép như buồn cười, buồn ngủ, và buồn….

Nghe thằng bé nghêu ngao câu ca dao “buồn”, bà nội nó lên tiếng: “Học là để làm người chứ còn làm gì nữa? Nếu buồn ngủ thì phải biết bắt trước các cụ ngày xưa, cột tóc treo ngược lên xà nhà, mỗi khi ngủ gật, đầu gập lại thì tóc bị giật ngược lên làm đau đầu là phải tỉnh dậy mà đọc sách”.

Thằng bé đổi đề tài: “Cháu nghe nói ông cố nghèo lắm, không có điều kiện cho bà đi học, phải không bà?”.

Bà cụ không ngờ vực gì, hào hứng kể lể: “Ừ, ông có đông con nên và cụ không có điều kiện cho bà đi học vì là con đầu phải tiếp việc nhà. Còn những em của bà thì đều được đi học cả. Thế cho nên chỉ riêng bà mới không biết chữ, có cái thư nào cũng phải nhờ các cháu đọc cho mà nghe, thế mới khổ đấy?”.
Thằng bé gài bẫy: “Vâng, lúc ông cháu còn, cháu vẫn nghe ông nói rằng ông chỉ đi làm kiếm tiền, còn bà mới lo cho bác cháu, cha cháu và các cô chú cháu ăn học đến nơi đến chốn, phải không bà?”.

Bà cụ tiến dần đến cái bẫy của thằng bé: “Chứ còn gì nữa cháu. Ông mày chỉ biết đi làm đem tiền về cho bà. Ở nhà mọi chuyện bà phải lo toan, tính toán. Các con của bà chúng nó muốn học gì bà cũng chiều, mà chẳng biết sao, nhờ trời, chúng nó ham học thế, cái gì cũng đòi học. Nào đàn nào vẽ, nào Anh văn Pháp văn lại còn Đức ngữ Hoa ngữ. Thế nhưng bà vẫn phải cân đối thu chi mới kiếm ra tiền cho tụi nó học chứ. Cũng nhờ thế mà nên người cả đấy, cháu ạ. Đến ngay như cô út của mày, nó lớn lên trong lúc khó khăn nhất sau năm 1975, mà nó cũng là cô giáo Anh văn đấy chứ, có kém cạnh ai đâu. Chỉ tiếc là nó mất sớm, cơ khổ… Cũng may mà nó chưa có chồng có con…”.

Thằng bé vội vàng giật cái bẫy mà nó đã giăng: “Đấy, bà thấy chưa, bà không được đi học, mà bà dạy dỗ các con của bà nên người. Bà phải làm người mới dạy dỗ các con của bà làm người được chứ! Thế thì có phải, phải học mới làm người được đâu. Bà bảo học để làm người là không đúng!”.
Bà cụ ngớ người ra, rồi bà mắng yêu thằng cháu: “Thằng quỉ! Lại bắt chước cái thói bẻm mép của thằng tía mày!”.

Thằng bé tiếp tục bồi thêm: “Cách đây ít lâu, cháu có đọc báo cho bà nghe, có cái tin có ông kiến trúc sư nào đó ghen tương mà giết vợ rồi phải bị đi tù. Bà còn bảo rằng ông ta học hành như thế mà chẳng ra con người. Vậy thì chưa chắc học mà đã làm người được”.

Bà cụ chống chế: “Tao dốt, không biết được cái lý luận đó. Nhưng cũng phải học thì mới có cái cần câu cơm, mới biết làm việc, mới kiếm được tiền nuôi thân, mai kia lấy vợ có con còn nuôi vợ nuôi con nữa”.

Thằng bé lại chuyển đề tài: “Bà nhỉ, cô út lớn lên trong lúc khó khăn, học hành chẳng bằng các anh của cô ấy. Thế mà cũng có bằng cử nhân, cũng đi dạy tiếng Anh. Nhưng rồi chẳng kiếm được bao nhiêu tiền nên chưa dám lấy chồng sinh con. Đến khi bị bệnh thì bác Cả với chú Tư phải gởi tiền ở nước ngoài về trị bệnh. Chắc là cô ấy buồn nên mới mất sớm”.

Nghe cháu nội nhắc đến đứa con gái mất sớm chưa kịp có chồng có con, bà cụ sụt sùi: “Ừ! Lúc ấy đang thời bao cấp, chỉ còn một mình cô Út mày đi học, nó khổ thật đấy. Thế mà nó cũng chí thú học hành, bao nhiêu bận không được vào đại học chỉ vì lý lịch mà rồi nó cũng xong được cái bằng cử nhân. Vậy mà khi đi dạy học, có kiếm được bao nhiêu tiền đâu. Lương ba cọc ba đồng, lại còn những đêm thức trắng soạn giáo án, chấm điểm. Lại còn họp hành. Vì thế mà nó đổ bệnh. Các bác các chú mày gửi tiền về cho bà, bà phải dành dụm chữa bệnh cho nó. Thế mà trời cũng không cho nó sống thêm dăm năm nữa với bà…”.

Thằng bé gài một cái bẫy khác: “Hôm nọ, có cái chú gì ở ngoài Bắc mới vào, gọi ông bằng bác. Nghe nói chú ấy giàu lắm, bà nhỉ?”.

Bà cụ giẫy nẫy: “Cái ngữ ấy thì làm sao cho bền! Chúng nó có học hành gì đâu. Đi bộ đội vài năm về, được phường bố trí cho một chân trong ban quản lý chợ, hạch sách bà con tiểu thương, nhận dấm nhận dúi những đồng tiền mồ hôi nước mắt của người nghèo, rồi bắt mối mua nhà mua đất, cứ thế mà phất lên. Nó vào đây là để khoe cái giàu của nó chứ nó thăm gì tao”.

Thế là thằng bé giật bẫy lần thứ hai: “Đấy, bà có thấy chưa. Có phải học là để kiếm được tiền nuôi thân đâu. Cô út của cháu có cử nhân Anh văn, đi dạy học, mà đến khi có bệnh cần tiền chữa bệnh thì lại phải tiêu vào tiền các bác các chú gửi về cho bà dưỡng già. Còn cái chú ấy chẳng học hành gì mà cứ xây nhà xây cửa ầm ầm. Lại còn có xe hơi nữa chứ”.

Bà cụ lại ngớ người một lần nữa: “Cái thằng này. À ra mày bắt bẻ bà mày đấy à? Thì thôi, bà trả lời mày rằng, học là để cho người ta kính trọng mình là kẻ có hiểu biết. Được chưa”.

Thằng nhỏ cười hì hì. Nó vẫn chưa hài lòng với câu trả lời của bà cụ. Vì thế, nó lại hỏi, lần này, nó đi xa hơn cái chiến thuật cũ: “Bà ơi, cháu thấy bố cháu thật là kỳ cục. Hầu như cái gì ông ấy cũng biết, mà biết kỹ, biết đúng nữa. Trừ ra những thứ quá chuyên môn về khoa học kỹ thuật, con cháu thắc mắc điều gì ông ấy cũng trả lời, giải thích thật rõ ràng cụ thể. Chẳng hiểu sao bố cháu biết nhiều đến thế để làm cái quái gì mà chẳng kiếm được tiền. Thế bà có thấy thỉnh thoảng mẹ cháu lại gào lên không, ‘Mày bảo bố mày mang mấy quyển sách ra mà xào lấy cái ăn. Tiền của ông ấy mang về chưa đủ cho tao mua gạo đâu’ Đôi khi cháu nghĩ mẹ cháu nói cũng đúng đấy chứ”.

Bà cụ có vẻ hài lòng thấy thằng cháu nội ca tụng bố nó, phần hơi không vui vì nó chê bố. Bà bênh vực cho con trai mình: “Đúng thế thật. Nhưng ngày xưa khi đi học, bố cháu được coi là đứa học giỏi. Bà chịu nhất là nó cứ suốt ngày đọc sách. Có như cháu bây giờ mỗi khi sờ đến sách lại kêu buồn ngủ đâu. Nó đọc sách nhiều mà lại có trí nhớ tốt nên nó biết nhiều. Cũng có người đến gọi bố cháu đi làm đấy chứ, nhưng bố cháu cứ bảo không cúi lưng xuống được. Thật phí công đèn sách. Có điều mẹ cháu cũng như chúng bay chẳng làm sao hiểu được bố cháu đâu”.

Thằng bé bắt đầu đưa ra một cái nút thòng lọng. Nó giả vờ hỏi: “Bà ơi, bà có biết vợ chồng cái nhà bán quán ở đầu đường , sống trong cái nhà to đùng cuối xóm này không?”.

Bà cụ hơi ngạc nhiên thấy thằng bé đang nói về bố nó lại hỏi về việc người khác. Nhưng bà cũng trả lời: “Ừ, bà biết chứ. Gia đình ấy ở đây lâu rồi mà lại. Bà vợ thì cứ leo lẻo với khách để lấy tiền. Nhưng mà đối xử với người làm cũng bủn lắm. Năm ngoái bà nghe nói có đứa con gái ở ngoài quê vào làm thuê lỡ đánh rơi, để vỡ một cái hủ rượu mà con vợ đập nó đến nát cả lưng nhốt nó trong nhà, cha mẹ nó phải vào xin mãi, chuộc bằng tiền, mới đem được con bé về. Còn thằng chồng thì dốt đặc cán mai, nhưng mà có tiếng nói lắm đấy”.

Thằng nhỏ chờ nghe bà cụ nói dứt mới trả lời: “Trước đây mấy tháng, ba cháu cũng có dự đám cưới thằng em út của chủ quán ấy đấy, bà có biết không?”.

Bà cụ thủng thẳng trả lời: “Cái thằng này. Thằng ấy có lúc học với bố mày, lại là hàng xóm láng giềng, nên nó mới mời bố mày đi đám cưới, chứ bố mày có qua lại với nhà ấy đâu. Hôm nhận được thiệp mời đám cưới, bà khuyên bố cháu phải đi kẻo hàng xóm láng giềng người ta nghĩ xấu”.
Thằng bé giả vờ: “Thế à bà? Cha cháu ngồi cùng bàn với tổ dân phố, chẳng biết nói chuyện gì với ai. Cũng chẳng ai muốn nói chuyện gì. Cho nên bỏ về sớm khi tiệc mới dọn ra món thứ ba. Còn cái lão chủ quán thì khỏi chê, đi đến đâu cũng có cả đám người bám theo. Lão kể chuyện gì người ta cũng cười bò ra hoặc cố tìm những câu để khen. Có cả khối người quanh quẩn mong được chụp hình với lão, kể cả một vài người mà cháu biết là viên chức ở phường ở quận nữa đấy, bà ạ”.

Bà cụ cảm khái: “Ừ, thôi cháu ạ, thời thế nó thế, phải biết nín nhịn thôi. Các cụ mình ngày xưa chả bảo, Vai mang túi bạc kè kè, Nói quấy nói quá chúng nghe rầm rầm. Nó có tiền mà, làm gì chả được người ta kính trọng”.

Thằng bé kéo nút thòng lọng: “Đấy thế, bà nhé. Có phải cứ đi học cho hiểu biết nhiều thì được người kính trọng đâu. Bà cũng công nhận rằng cha cháu hiểu biết nhiều, thế mà chẳng ai xem ra gì. Còn lão chủ quán nhiều tiền thì cả đống người quỵ lụy. Bà còn bảo cháu phải học để hiểu biết nhiều cho người ta kính trọng nữa hay thôi nào?”.

Câu chuyện của hai bà cháu mà tình cờ nghe được cho chút bâng khuâng nghĩ đến mục đích của việc học. Những gì mà bà cụ nói rằng đó là mục đích của việc học thì đều đúng cả. Thế nhưng những lập luận mà thằng cháu cụ dùng để phản bác lại cũng dựa trên những sự kiện hoàn toàn có thật ngoài đời. Tại sao thế?
THANK YOU
25-07-2018, 08:38 AM
Bài viết: #13
RE: KHÔNG ĐỀ
CẦN MỘT CHÚT NGHĨ CHO NHỮNG CHUYỆN NHƯ VẦY:

NGHỀNGHIỆP
Có một bạn trẻ tìm đến một công ty phần mềm máy tính xin một chân dọn dẹp vệ sinh. Sau khi qua phỏng vấn và thử việc (như lau dọn khu vệ sinh...), người quản lý nhân sự đồng ý nhận anh vào làm, đồng thời yêu cầu anh để lại địa chỉ email để tiện liên lạc. Anh nói: "Tôi không có máy tính". Người quản lý nói với anh rằng đối với công ty phần mềm, một người không có email đồng nghĩa với sự không tồn tại. Vì thế, ông ta lấy làm tiếc là không thể nhận anh được.
Anh thất vọng rời khỏi công ty, trong túi chỉ còn 10 USD. Đi ngang một cửa hàng thực phẩm, anh chợt nghĩ ra việc mua 10kg khoai tây, lê la đến từng hộ gia đình bán lại. Hai giờ sau anh đã bán hết và có lời. Anh lại làm như vậy mấy lần nữa, số tiền vốn ban đầu đã tăng lên đáng kể. Anh phát hiện làm công việc này có thể nuôi sống bản thân.
Từ đó anh chăm chỉ làm việc. Nỗ lực cộng với một chút may mắn, công việc của anh ngày càng thành công. Trong năm năm anh lập được một công ty lớn chuyên giao hàng tận nhà. Mọi người chỉ cần đứng ở cửa nhà mình cũng có thể mua được các loại thực phẩm tươi sống. Đến một hôm anh chợt nghĩ đến tương lai, đến gia đình và quyết định đi mua bảo hiểm.
Lúc ký hợp đồng, nhân viên bảo hiểm hỏi địa chỉ email của anh. Anh lại nói: "Tôi không có máy vi tính!". Người nhân viên ngạc nhiên: "Ngài có một công ty lớn như thế nhưng lại không có máy vi tính và địa chỉ email sao? Ngài thử nghĩ xem nếu ngài có máy tính, ngài đã có thể làm được bao nhiêu thứ nữa!".
Anh nói: "Khi đó tôi sẽ trở thành nhân viên vệ sinh của công ty phần mềm máy tính".

10%
Nhiều năm trước, một cậu thanh niên đã phải tự quyết định rời gia đình đi kiếm sống bởi cha mẹ cậu quá nghèo. Gói ghém mọi thứ hành lý, cậu tìm đường lên thành phố New York, nơi mà sau này câu gâu dựng sự nghiệp của mình, bắt đầu từ một người thợ làm xà phòng.
Tìm được việc ở thành phố lớn thật khó khăn. Luôn nhớ lời mẹ dặn, câu đinh ninh rằng mình sẽ đóng góp tiền vào việc từ thiện mỗi khi nhận được tiền lương.
Lần cầm đồng đôla đầu tiên, cậu đóng 10 xu cho quỹ từ thiện. Quỹ từ thiện giới thiệu cậu với một người khác cũng thường làm từ thiện. Người này lại tiếp tục giới thiệu xưởng làm xà phòng của cậu. Dần dần, xưởng sản xuất xà phòng của cậu và người bạn nhận được hợp đồng từ những nhà máy lớn. vài năm sau, bạn cậu mất và cậu thanh niên trở thành chủ duy nhất của xưởng, nay làm ăn đã rất khấm khá.
Ông chủ giàu có – cậu thanh niên sau này vẫn luôn giữ thói quen dành ra 1/10 những gì mình kiếm được cho từ thiện và giúp đỡ những người khó khăn. Công việc ngày một tốt hơn và ông quyết định dành 2/10 số tiền kiếm được cho từ thiện. Con số tăng lên 3/10 và cuối cùng là 1/2. Và số tiền dành cho từ thiện tăng lên thì dường như sản phẩm của công ty ông xuất hiện trong mọi gia đình trên thế giới.
Ông chủ ấy chính là William Colgate.

GIẤC MƠ
Đó là một cuộc chạy đua tại địa phương - cuộc đua màcầntập luyện gian khổ để được tham dự. Vết thương mới nhất ở chân của tôi vẫn chưa kịp lành. Thật sự tôi đã phải tự đấu tranh xem mình có nên tham gia cuộc đua không.
Nhưng cuối cùng thì tôi cũng đang chuẩn bị tham dự vòng chạy 3,200m.

"Chuẩn bị... sẵn sàng...". Tiếng súng lệnh vang lên và chúng tôi xuất phát. Những đứa con gái khác đều chạy trước tôi. Tôi nhận ra rằng mình đang cà nhắc một cách đáng xấu hổ ở đằng sau mọi người và càng ngày tôi càng bị tụt lại phía sau.
Người chạy đầu tiên đã về đích trước tôi đến hai vòng chạy. "Hoan hô!" Đám đông hét lớn. Đó là tiếng hoan hô lớn nhất mà tôi từng nghe ở một cuộc đua.
"Có lẽ mình nên bỏ cuộc," tôi thầm nghĩ khi đang cà nhắc từng bước.
"Những người kia thật không muốn chờ cho đến khi mình chạy tới đích".

Nhưng cuối cùng thì tôi cũng quyết định chạy tiếp. Hai vòng chạy cuối cùng tôi đã chạy trong đau đớn. Trong phút chốc, tôi quyết định không tham gia chạy vào năm tới. Vì dù cho cái chân đau của tôi có khỏi hay không, tôi cũng không thể thắng nổi cô bé đã thắng tôi đến hai lần.
Khi tới đích, tôi nghe vang tiếng hoan hô - cũng lớn như lần trước khi cô bé kia tới đích. "Gì đây?" Tôi tự hỏi. Tôi quay lại nhìn và thấy bọn con trai đang chuẩn bị vào vòng chạy. "Đúng rồi, họ đang hoan hô mấy đứa con trai".

Tôi liền chạy thẳng vào nhà tắm thì có một cô gái đâm sầm vào tôi. "Chào, bạn thật là dũng cảm!" cô gái nói với tôi.
Tôi nghĩ thầm "Dũng cảm ư? Cô này chắc nhầm mình với ai rồi. Tôi thua mà!"
"Nếu là tôi, tôi đã không thể chạy nổi hai dặm như bạn vừa làm. Tôi chắc mình sẽ bỏ cuộc ngay từ vòng đầu tiên. Chân bạn có sao không? Chúng tôi đã hoan hô cổ vũ bạn lúc nãy. Bạn có nghe không?", cô gái tiếp lời.

Tôi không thể tin nổi. Một người lạ hoắc hoan hô tôi - không phải vì cô ấy muốn tôi thắng, mà vì cô ấy muốn tôi tiếp tục mà không bỏ cuộc. Tôi đã lấy lại được niềm hy vọng. Tôi quyết định sẽ tham gia kỳ thi đấu năm tới. Chính cô gái ấy đã trao lại cho tôi ước mơ của mình.

Vào hôm đó tôi học được hai điều: Thứ nhất, một chút thân ái và tin tưởng vào người khác có thể làm thay đổi người đó rất nhiều. Thứ hai, sức mạnh và dũng khí không phải luôn được đo bằng những huy chương và chiến thắng. Chúng được đo bằng những thử thách mà chúng ta vượt qua được. Những người mạnh nhất không phải lúc nào cũng là những người thắng cuộc mà có khi là những người không bỏ cuộc khi họ đã thua.
(Ashley Hodgeson)
THANK YOU
25-07-2018, 08:40 AM
Bài viết: #14
RE: KHÔNG ĐỀ
BA NGƯỜITHẦY VĨ ĐẠI

Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vở (Horace)

Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: “Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?”

Hasan đáp: “Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu đểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.
Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: “Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với tên trộm”.

Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm ông ta lại bảo: “Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!” Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: “Có trộm được gì không?” và ông ta đều đáp: “Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ.” Ta chưa bao giờ thầy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc. Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hàng đêm vẫn quả quyết: “Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!”

Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gởi đến cho ta: con người phải biết chiến thắng nỗi sợ hãi trong lòng bằng hành động.

Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến đã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: “Con tự thắp sáng cây nến này phải không?” Đứa bé đáp: “Thưa phải.” Đoạn ta hỏi: “Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thóang sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?” Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: “Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?” Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta vất đi tất cả những tự hào về kiến thức của mình.

Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật. Người thầy là người thông qua đó ta bắt đầu học cách học hỏi.
THANK YOU
25-07-2018, 08:43 AM
Bài viết: #15
RE: KHÔNG ĐỀ
VƯỢT QUA BẢO TỐ

(một bất gờ khác suy nghĩ của người xem?)

Một công ty nọ tổ chức thi tuyển nhân viên. Câu hỏi cuối cùng trong phần thi viết khiến hầu hết thí sinh ngạc nhiên. Câu hỏi như sau: Bạn đang lái xe hơi đi trong một đêm bão tố cấp 12. Xe bạn chạy qua một quãng đường vắng và bạn phát hiện thấy có 3 người đứng trên ven đường vẫy tay xin đi nhờ xe. Họ gồm một bà cụ đang bị bệnh nặng, một bác sĩ giỏi dư sức cứu tính mạng của bạn nếu bạn mắc bệnh hiểm nghèo, và người thứ ba là cô gái bạn yêu. Họ mong bạn cứu giúp họ, bạn rât muốn nhưng rất tiếc xe bạn chỉ có thể chở thêm được một người. Bạn sẽ chọn chở người nào? Hãy giải thích lí do của sự chọn lựa ấy.

Tới đây, chắc bạn sẽ hiểu rằng đây là một câu hỏi đánh giá nhân cách của bạn bởi mỗi sự lựa chọn đều phản ánh quan điểm của bạn về sinh mạng con người. Bạn có thể đưa bà cụ lên xe. Mặc dù bà cụ có thể (và có lẽ là sẽ như thế) không đủ sức qua được cho tới khi bạn gặp một bệnh viện, nhưng dù sao thì cứu người vẫn là trên hết. Còn một tia hi vọng le lói vẫn phải làm. Nhưng đứng từ góc độ hơn thiệt, bạn sẽ chọn ông bác sĩ. Bạn cứu ông ta để ông ta cứu bạn - một hành động thiết thực có tính chất đầu tư cho tương lai. Việc chở bà cụ nói cho cùng chỉ để lương tâm của bạn khỏi bị cắn rứt. Có thể bạn sẽ tự vấn: Tại sao lại không chở người yêu của bạn? Bà lão đã già, các bạn còn trẻ, tương lai ở phía trước. Bác sĩ giỏi trong thiên hạ cũng không phải là quá hiếm. Trong cuộc đời cơ hội gặp được người bạn đời như ý hầu như là duy nhất. Bỏ qua cơ hội cứu được người bạn yêu cũng có nghĩa là phần đời còn lại của bạn không chắc đã trôi qua trong hạnh phúc.

Trong số hơn 200 ứng viên tham gia cuộc thi tuyển, chỉ có một người duy nhất có câu trả lời được ban giám khảo nhất trí lựa chọn, cho dù thí sinh này không đưa ra lời giải thích nào cho phương án của mình. Vậy thí sinh này đã trả lời ra sao? Phương án của thí sinh này là…

“Đưa chìa khoá xe cho bác sĩ. Ông ta sẽ chở bà cụ tới bệnh viện. Tôi sẽ cùng người bạn gái của tôi lội bộ vượt qua bão tố”.
THANK YOU
25-07-2018, 08:45 AM
Bài viết: #16
RE: KHÔNG ĐỀ
CÁCH NHÌN CUỘC SỐNG

John là một ông lão ít nói và thông thái. Ông thường ngồi trên chiếc ghế bành cũ kỹ trước hiên nhà, nhìn mọi người qua lại. Đôi khi ông vẫy tay chào họ. Một hôm, cô cháu gái nhỏ của ông John ngồi xuống cạnh ông mình, và cả hai cùng nhìn những người qua lại trước nhà họ.
Một người đàn ông lạ, cao lớn, anh ta nhìn quanh như tìm một nơi nào đó để dừng chân, rồi tiến đến gần hỏi ông John:
- Trong ngôi làng này người ta sống kiểu gì hả ông lão?
Ông John chậm rãi hỏi lại:
- Vậy nơi mà anh vừa đi khỏi, người ta sống ra sao?
Người lạ nhăn mặt:
- Nơi ấy hả? Mọi người chỉ toàn chỉ trích nhau. Hàng xóm thì ngồi lê đôi mách và nói chung là một nơi rất đáng chán!
John nhìn thẳng vào mắt người lạ và nói:
- Anh biết không, nơi này cũng như thế, hệt như nơi anh vừa đi khỏi vậy!
Người đàn ông không nói gì, anh ta quay đi. Một lát sau, một chiếc ôtô dừng lại bên vệ đường. Người đàn ông trên xe đỡ vợ con mình xuống xe. Người vợ hỏi ông John có thể mua một ít thức ăn cho bọn trẻ ở đâu, còn người đàn ông ở lại chỗ chiếc xe. Anh ta lại gần ông John và hỏi:
- Thưa ông, nơi này sống có tốt không ạ?
Vẫn như lần trước, ông John hỏi lại:
- Vậy nơi mà anh vừa đi khỏi thì thế nào?
Người đàn ông tươi cười :
- Ở đó, mọi người sống rất thân thiết, luôn sẵn lòng giúp đỡ nhau. Chúng tôi không muốn ra đi chút nào, nhưng vì điều kiện làm việc nên phải chuyển tới đây.
Ông John nở một nụ cười ấm áp:
- Đừng lo, nơi này cũng giống như nơi anh vừa đi khỏi đấy mà, cũng tốt lắm!
Vợ con người đàn ông quay lại, họ cảm ơn và tạm biệt hai ông cháu John rồi lái xe đi. Khi chiếc xe đã đi xa, cô cháu nhỏ cất tiếng hỏi ông:
- Ông ơi, tại sao ông nói với người thứ nhất là nơi đây không tốt lành còn với người thứ hai ông lại nói là một nơi tuyệt vời?
Ông John âu yếm nhìn vào đôi mắt xanh băn khoăn của đứa cháu nhỏ và bảo:
- Cháu ạ, dù có đi đến đâu, mỗi người vẫn mang thái độ của chính mình đối với cuộc sống đi theo. Chính thái độ của riêng mình, cộng với phản ứng của những người xung quanh với thái độ đó thì nơi mới đến có thể rất tồi tệ, hoặc rất tuyệt vời theo cảm giác của riêng họ mà thôi.
THANK YOU
25-07-2018, 08:50 AM
Bài viết: #17
RE: KHÔNG ĐỀ
Hãy xem đi kg uổng thời gian đâu,dq

ĐỪNG ĐỂ HỐI TIẾC

Tuần trước tôi đã làm một việc mà 20 học trò già đầu của tôi khó lòng tha thứ,tôi cho họ bài tập về nhà.Với những đứa trẻ, nhiệm vụ tôi giao có lẽ chẵng khó khăn là mấy, chỉ là " thố lộ tình cảm của bạn với ngườI mà bạn thương yêu nhất nhưng chưa bao giờ hoặc đã lâu bạn chưa bày tỏ tình cảm".Tuy nhiên, quá nữa học trò của tôi là những người đàn ông trên 35 tuổi, nên bài tập về nhà tôi giao có thể sẽ quá sức với một số người.
Biết vậy, vào đầu giờ học tôi chỉ hỏi thử trong lớp có ai muốn kể lại chuyện mình đã làm điều đó như thế nào ? Tôi đoan chắc rằng cánh tay đầu tiên giơ lên sẽ là một phụ nữ. Nhưng không, một anh chàng to như con gấu không nói không rằng lúng túng xô bàn ghế ầm ầm đứng dậy. và đây là câu chuyện của người đàn ông nọ: " nói thật lúc cô ra bài tôi giận lắm,người ngoài lấy quyền gì ra lệnh cho tôi làm hay không làm những việc riêng tư ? nhưng dọc đường về nhà, lương tâm không để cho tôi yên.Cô biết đấy, thế là cô nói trúng phóc. Tôi biết người mà tôi phảI nói lời yêu thương là ai. năm năm trước, cha con tôi giận nhau vì một chuyện không đâu.Chúng tôi chỉ gặp nhau một lần vào dịp năm mới khi cả nhà tụ họp, nhưng vẫn lãng tránh nhau.Có việc gì cần, tôi và cha đều nhắn qua mẹ tôi, Bà đã vài lần tìm cách giảng hoà nhưng máu " gà trống" cứng đầu vẫn không dịu xuống."
Trước khi đánh xe vào cổng,tôi quyết định sẽ đến gặp cha và nói với ông rằng tôi rất yêu ông. Nghĩ được thế, người tôi tự dưng nhẹ nhõm như quẳng được cục đá đè nặng trên ngực tôi suốt 5 năm nay.Còn ngái ngủ vì bị tôi đánh thức,nhưng khi nghe tôi thông báo quyết định dàn hoà với cha, vợ tôi nhảy lên ôm hôn tôi.Chúng tôi ngồi bên nhau,cùng uống café và nói chuyện đến gần sáng mới nhắm mắt.
Mặc dù trãi qua một đêm hầu như không ngủ,nhưng sáng hôm sau tôi rất phấn chấn.Tôi đến sở làm việc và chỉ trong hai tiếng đồng hồ, tôi đã thu xếp xong lượng công việc mà những bửa khác tôi phải bỏ ra cả ngày mới xong.Buổi trưa, tôi gọi điện cho Cha. Đáp lại câu hỏi của tôi rằng tối nay liệu tôi có thể tới chổ ông để nói với ông một việc " quan trọng " hay không ?, cha tôi đáp lại nhát gừng : " có việc gì ?". Tôi phải giải thích một hồi và cam đoan là không mất nhiều thời giờ của ông, cha tôi mới chịu gật đầu.
Trước giờ ăn tối, tôi bấm chuông nhà cha mẹ,lòng những thầm mong người mỡ cửa không phải là mẹ tôi như thường lệ.Nếu là bà, chắc tôi sẽ không cầm lòng nỗi và những lời dành cho Cha sẽ lại tuôn ra hết.May thay, Cha tôi đứng sau cánh cửa vừa mỡ ra. Dường như sợ rằng cha tôi ( hoặc cả chính tôi nữa) có thể đổi ý, tôi dấn lên một bước đứng chắn giữa cửa. " cha, con đến chỉ để nói…" Tới đây bổng nhiên giọng tôi nghẹn lại, có cái gì đó dâng lên giửa cổ họng đau nhói : ". . để nói rằng con yêu Cha vô cùng,,.." tôi hít một hơi thật mạnh và nói nốt câu. " Ta cũng vậy con trai ạ…" Cha tôi run run đáp. Những nếp nhăn nơi khoé mắt ông không còn hằn nếp, đôi lông mày rậm giao nhau giửa trán giản qua hai bên. Mắt cha con tôi nhìn xoáy sâu vào nhau,tay nắm chặt tay, mẹ tôi rấm rứt khóc( phụ nữ là thế đấy,vui cũng khóc, buồn cũng khóc).
Nhưng đấy chưa phải là điều quan trọng nhất tôi muốn nói với các bạn. Hai ngày sau cuộc gặp,cha tôi đột ngột qua đời vì một cơn đột quỵ tim. Nếu tôi không nói ra tình cảm của tôi,cha con tôi kẽ đi người ở đều cảm thấy đau khổ.Vậy nên, như các bạn thấy đấy :'chớ nên chần chờ trước những việc cần làm,nếu không một ngày kia bạn sẽ phải hối tiếc".

BẢY KỲ QUAN

Trong giờ học, cô giáo yêu cầu học sinh ghi ra giấy những gì các em cho là bảy kỳ quan thế giới. Trong lúc thu lại bản danh sách bầu chọn của học trò, cô giáo nhận thấy một em học sinh vẫn chưa viết được chữ nào.
Đó là một cô bé ít nói. Cô hỏi em có gặp trục trặc gì trong việc liệt kê danh sách hay không. Cô bé trả lời: “Thưa cô, có ạ”. Cô giáo bảo: “Được rồi, vậy thì em cứ nói ra ý kiến của em, cô sẽ giúp”.
Cô bé ngập ngừng, sau đó dõng dạc nói: “Em nghĩ bảy kỳ quan thế giới là:

1/ Xúc giác...

2/ Vị giác...

3/ Thị giác...

4/ Thính giác... (cô bé ngập ngừng một chút, rồi tiếp tục... )

5/ Cảm giác...

6/ Cười...

7/ Yêu thương”.

Cả lớp học im phăng phắc đến nỗi mọi người có thể nghe tiếng cái kẹp giấy rơi trên sàn nhà.

Những sự việc mọi người tưởng chừng như bình thường và đơn giản lại là những điều kỳ diệu nhất. Và, đặc biệt là không phải đi bất cứ nơi nào để cảm nhận được chúng.
THANK YOU
01-08-2018, 07:37 PM
Bài viết: #18
RE: KHÔNG ĐỀ
A/
Một cậu bé 18 tuổi nhìn thấy từ cửa sổ xe lửa và hét lên …
“Bố ơi, hãy nhìn cái cây đi!”
Dad mỉm cười và một cặp vợ chồng trẻ ngồi gần đó, nhìn vào thái độ trẻ con của cậu bé 18 tuổi với sự thương hại, đột nhiên cậu bé lại kêu lên …

“Bố, nhìn đám mây đang chạy với chúng ta kìa!”

Cặp vợ chồng không thể cưỡng lại và nói với ông lão …

“Sao ông không đưa con trai mình đến một bác sĩ tốt?” Ông già cười và nói … “Tôi đã làm và chúng tôi vừa mới đến bệnh viện, con trai tôi đã mù từ lúc sinh ra, nó chỉ nhìn mọi thứ bằng mắt của mình mới hôm nay thôi.”

Mỗi người trên trái đất này đều có câu chuyện riêng của mình. Đừng đánh giá người khác trước khi thực sự biết rõ về họ.

B/
Đã có một lần con gái than phiền với cha mình rằng cuộc sống của cô ấy thật đau khổ và rằng cô ấy không biết cô ấy sẽ sống tiếp như thế nào. Cô đã rất mệt mỏi khi chiến đấu và đấu tranh suốt thời gian qua.

Cha cô, đầu bếp, đưa cô gái đến bếp. Anh ta đổ đầy ba nồi nước và đun sôi chúng. Khi ba nồi bắt đầu sôi, anh ta đặt khoai tây vào một nồi, trứng trong chậu thứ hai, và những hạt cà phê trong nồi thứ ba.

Rồi anh ta tiếp tục đun sôi, mà không nói gì với con gái. Cô Con gái tỏ ra mệt mõi, thiếu kiên nhẫn chờ đợi, và tự hỏi, cha mình đang làm cái quái gì vậy?

Sau hai mươi phút, ông đã tắt lửa. Ông lấy khoai tây ra khỏi nồi và đặt chúng vào bát. Ông kéo những quả trứng ra và đặt chúng vào bát.

Rồi ông ta đổ cà phê ra và đặt nó vào cốc. Quay sang cô ấy hỏi. “Con gái yêu của cha, con thấy gì?”

“Khoai tây, trứng và cà phê,” cô vội vã trả lời.

“Hãy nhìn kỹ hơn,” ông nói, “và chạm vào khoai tây.” khoai tây trở nên mềm. Sau đó ông yêu cầu cô lấy một quả trứng và phá vỡ nó. Sau khi rút vỏ, cô quan sát quả trứng đã được luộc chín. Cuối cùng, ông ấy yêu cầu cô ấy nhâm nhi cà phê. Mùi hương phong phú của nó mang lại một nụ cười trên khuôn mặt của cô.

“Cha ơi, có nghĩa là gì?” Cô hỏi.

Rồi ông giải thích rằng khoai tây, trứng và hạt cà phê mỗi người đều phải đối mặt với cùng một nghịch cảnh – nước đun sôi.

Tuy nhiên, mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau.

Khoai tây cứng nhưng trong nước sôi, nó trở nên mềm và yếu.

Trứng mềm, vỏ mỏng bên ngoài bảo vệ bên trong chất lỏng của nó cho đến khi nó được đặt trong nước sôi. Rồi phần bên trong của trứng trở nên cứng.

Tuy nhiên, hạt cà phê trên mặt đất là kỳ lạ nhất. Sau khi chúng tiếp xúc với nước sôi, chúng đã thay đổi nước và tạo ra một cái gì đó mới.

“Con là ai?” anh ta hỏi con gái mình. “Khi nghịch cảnh đánh vào con, con sẽ phản ứng thế nào? Con sẽ là một khoai tây, trứng hay cà phê? ”

Trong cuộc sống, có rất nhiều điều xảy ra xung quanh , nhưng điều duy nhất mà thật sự quan trọng là những gì xảy ra chính ngay bên trong

C/
Một cậu bé 10 tuổi bước vào quán cà phê và ngồi bàn. Cô phục vụ đặt ly nước trước cậu ta.

“Một ly kem táo bao nhiêu tiền vậy cô?”

“50 xu”, cô trả lời.

Cậu bé rút tay ra khỏi túi của mình và cẩn thận đếm những đồng tiền trong đó.

“Còn kem loại thường thì sao?”, Cậu bé hỏi. Một người bàn bên cũng đang muốn gọi món và cô phục vụ bắt đầu thiếu kiên nhẫn.

“35 xu”, cô tỏ vẽ cộc cằn.

Cậu bé lại đếm tiền xu. “Hãy cho conly kem loại thường,” cậu bé nói.

Cô phục vụ mang kem đến, đặt hóa đơn lên bàn và bỏ đi. Cậu bé ăn xong kem, đến quầy trả tiền rồi đi.

Khi cô hầu bàn trở lại, cô bắt đầu lau dọn bàn và bất ngờ trước những gì cô nhìn thấy.

Ở đó, đặt ngay ngắn bên cạnh ly kem đã ăn hết, là 15 xu.
THANK YOU
07-08-2018, 12:51 PM
Bài viết: #19
RE: KHÔNG ĐỀ
Hồi ấy …

Chỉ biết đánh đủa, chỉ biết bún thun vòng, bắn bi ve, , nhảy lò cò, mướt mải mồ hôi với trò trốn tìm, đá dế, hay đá cá lia thia.

Con trai thì hăm hở tìm thanh gỗ để chơi trò u mọi hay lại tỷ mỉ vo từng viên bi đất sét, phơi khô đề làm đạn bắn dàn ná thun ,đứa nào ngon thì được cặp dây cắt từ ruột xe đạp còn không phải thắt chùm dậy thun để làm dây dàn ná là một cái nạn nhỏ lấy từ chảng hai nhánh ổi già.

Con gái thì làm nhà chòi, tập tành nấu nướng từ nhửng món đồ chơilượm lặt để cho đó là cái nồi, cái chảo. Có tốp lại nhảy dây tưng bừng.

Hồi ấy trăng sáng vằng vặc, mùi rạ thơm nồng,không khí thật trong lành.Ít xe cộ nên mặc sức tạo ra nhiều chổ chơi riêng.

Điều khiến ta vương vấn là nét bình dị chất phác, điều khiến ta hoài niệm là sự ngây thơ trong sáng trong một xã hội còn quá dư tình nghĩa xóm làng
Tuổi thanh xuân hồn nhiên, nhiệt huyết, sao mà nhớ, sao mà thương đến vậy!!!

Bây giờ ai nấy cúi đầu, mắt chăm chú nhìn vào điện thoại lướt facebook, chát qua Zalo.

Bây giờ ai cũng đều trở thành những nhân vật quan trọng không thể thay thế. Mở miệng ra là bận theo đuổi sự nghiệp, kiếm bộn tiền. Hư danh, lợi ích khiến tình yêu, tình bạn, tình thân dần mất đi .

Hồi nhỏ, ăn kem đá 200 đồng 1 que, ly nước đá xi rô đỏ lừ, được một que kẹo kéo ngọt lịm, dính cả hàm răng. Nếu cô cậu bạn nào có được 1.000 đồng thì đã được xem như là nhà giàu, có thể xưng vương nếu chia sẽ cho bạn đồ ăn.
Tới khi học cấp 2, trên người cũng chỉ có vài nghìn lẻ để mua cuốn sách truyện, cuốn tiểu thuyết cho cả lớp cùng ghé đầu vào xem. Trong túi có 20 nghìn là có thể ngẩng cao đầu, vô cùng tự hào trước mặt bạn bè.

Hồi nhỏ không có máy tính, không có Internet, không có điện thoại di động, không có bạn bên để đùa giởn ,thế thì ta làm gì?

Ngồi xổm trên mặt đất mắt dõi theo mấy chú kiến bé li ti bước thấp bước cao tha mồi về tổ, hay nhìn mây đen ùn ùn kéo đến mong chờ để được tắm mưa..
Chạy theo sau người khác để dẫm vào cái bóng của người ta.
Đứng trước quạt điện ngoác miệng hét lớn một tiếng “Aaaaa!!!”, sau đó toét miệng cười nghe tiếng vọng lại run run.
Bóp những bong bóng trên tấm ni lông để nghe tiếng lép bép như bỏng ngô rang.
Dùng compa vạch lên trên bàn, tên hạy nhửng hình vẽ không đầu đuôi.
Thơ thẩn viết tên bạn thân lên mặt bàn, tô tô vẽ vẽ.
Nhặt những mẩu giấy màu sắc sặc sỡ người ta vứt đi trong đám cưới, giữ khư khư như bảo bối.
Nín thở thật lâu, thi xem ai nín thở được lâu hơn.
Dùng ống hút cắm sâu vào trong nước rồi ra sức thổi để nước sủi bọt trắng, kêu lên òng ọc.
Đám con trai xếp thành một hàng… rồi xem ai xịt xa hơn.

Chiếc xe đạp đời cũ cao hơn cả người, không ngồi được lên yên, cái chân bé xíu thò qua cái khung xe hình tam giác, ngồi lệch cả người, ê cả mông mà vẫn có thể lái xe vèo vèo, rất điệu nghệ.

Lúc ấy tường không cao như bây giờ, cổng ngõ cũng chẳng có cửa. Đám trẻ con trong xóm đi thông từ nhà nọ sang nhà kia. Buổi trưa giả vờ nhắm mắt, đợi cha mẹ say giấc là rón rén mở cửa đi ra ngoài.

Ngoài trời thì nắng chang chang, mấy đứa vẫn thơ thẩn ra bờ ao tìm trái ổi chùm ruột, chấm mấy hạt muối trắng mặn chát, nhưng sao vẫn thấy bùi bùi. Hôm thì lại rủ nhau ra rặng dâm bụt ta mút cuống hoa ngòn ngọt, hoặc tìm đến bụi cỏ hạt nổ tìm hạt đen già phun nước bọt cho nghe tiếng tí tách.
Tụi con trai thì hẹn nhau, đôi khi là một ra bờ mương, bờ ao, thi nhau lao đầu nhảy xuống ao, bơi lội ầm ầm, chân quẫy quẫy đập nước, bọt tung lên trắng xóa.Đứa nào không biết bơi thì đã có thân chuối làm phao chưa kể dạy dột bắt chuồn chuồn cắn rún để bơi được.

Có chăng là hoài niệm vì không bao giờ có thể trở lại những ngày tháng ấy. Nhớ đến nao lòng hình ảnh xưa, tuổi thơ đầy hạnh phúc…Tuổi thơ ấy sao mà ngô nghê, chân chất, hạnh phúc đến lạ….
Nay, khi phát hiện ra rằng chỉ cần dạo một vòng quanh siêu thị, mua chút hoa quả cũng đã ngót nghét trăm nghìn rồi. Vài trăm nghìn cũng chỉ đủ để đổi bình ga. Vài lọ mỹ phẩm cũng gần triệu. Chiếc xe chạy 10 năm qua đã khua rên như tuổi già của chủ nó!

Hồi nhỏ vài đồng tiền lẻ khiến vui đến nhảy cẫng cả lên. Thế mà bây giờ khoác trên người hàng hiệu, hợp mode: Một đôi giày, một cái túi xách cũng đã vài trăm nghìn đến vài triệu. Một chiếc đồng hồ cũng vài triệu đến vài chục triệu.
Tới khi có tiền nhiều hơn nhưng ‘sự lương thiện, chân chất’ lại dần dần mất đi….

Quả thực ta giàu hơn hồi bé rất nhiều, cũng biết được mình muốn điều gì. Nhưng chúng ta đã mất đi sự tin tưởng đối với người khác, bớt đi chất phác và đánh rơi mất sự lương thiện của mình. Chỉ còn sót lại sự ích kỷ, hư vinh, đố kỵ, toan tính. Mỗi khi làm gì thì suy nghĩ đầu tiên lóe lên trong đầu đều là mình và mình.
Hồi ấy chúng ta đều không có tiền…
Hồi ấy chúng ta chỉ có niềm vui!
THANK YOU
07-08-2018, 01:02 PM
Bài viết: #20
RE: KHÔNG ĐỀ
MỘT ĐỜI NGƯỜI

Nếu bạn dưới 20, cuộc sống đang dang tay chào đón bạn. Vô tư đi nhé, tuổi ngây thơ trong sáng nhất của bạn đấy. Tận hưởng bằng hết những gì cuộc sống trao tặng, đừng để phí hoài tuổi xuân. Tiền lúc này với bạn chỉ là những tờ polyme sắc màu có thể có được trong tay, chỉ cần có những lý do chính đáng.

Nếu bạn 20-30, cuộc sống bắt đầu đem cho bạn những bất ngờ thú vị. Bạn sẽ có một công việc có thể nuôi sống bạn thay vì cha mẹ bạn nuôi bạn trước giờ. Bạn cũng có thể có thêm một túi tiền nữa từ một người xa lạ nhưng tình nguyện ‘góp gạo thổi cơm chung’.

Giai đoạn trẻ trung, sung sức nhất cuộc đời là đây. Trưởng thành và bắt đầu cuộc sống độc lập, xây đắp một gia đình nhỏ. Bạn bắt đầu thấy tiền có giá trị lớn lao trong cuộc sống của bạn và dốc mọi khả năng, sức lực để kiếm nó, nhanh nhất, nhiều nhất.

Nếu bạn 30-40, cuộc sống tặng bạn những món quà và cũng không quên mang cho bạn những rắc rối. Cuộc đời không như là mơ là câu nói bạn sẽ bắt gặp mình đôi lúc đang lẩm nhẩm trong miệng. Trách nhiệm nhiều lên, khi những thiên thần nhỏ của bạn ngày một lớn dần. Khó khăn cũng chồng chất khi chúng ta phải cõng trên vai các gánh nặng trách nhiệm với gia đình: Ông bà, cha mẹ, con cái; với công việc; với xã hội và với chính bản thân mình.
Ở vai trò nào chúng ta cũng… đuối nếu không nỗ lực mỗi ngày, phấn đấu mỗi ngày vượt lên chính mình của ngày hôm qua. Tiền lúc này không quan trọng với bạn đâu, mà rất, rất quan trọng. Bạn cần rất nhiều để chi tiêu, trang trải nợ nần, dự phòng cho biến cố, tích cóp, đầu tư cho tương lai. Ở tuổi này, bạn cũng có câu trả lời rất rõ ràng về khả năng đem tiền vào túi của mình. Nếu giỏi giang và may mắn, bạn sẽ có một cuộc sống dễ dàng hơn.

Nếu bạn 40-60, cuộc sống nhường bớt cơ hội dẫn dắt sang tay bạn. Nếu bạn chịu được va đập từ cuộc sống mà không quỵ ngã, lại còn vẫn ‘ngon lành, bạn đáng được nể nang đấy. Nếu bạn yếu đuối, không đủ sức chống đỡ bão táp phong ba, coi chừng nhé, bạn sẽ bị ép chơi ú tim liên tục, hết ván này tới keo khác, lúc nào cũng có cảm giác chán nản và thất vọng. Chỉ còn cách là chống đỡ và chuẩn bị đủ sức mạnh vượt qua thôi. Tiền lúc này hoặc là của nổi của chìm của bạn, hoặc là giấc mơ cháy bỏng của bạn, tùy thuộc vào bạn là ai, nỗ lực của bạn trong những năm trước đây thế nào.
Đây cũng là giai đoạn thành công hay thất bại của mỗi người được định đoạt rõ ràng. Đỉnh cao danh vọng, quyền lực và tài sản nếu giữ được trong giai đoạn này sẽ có tính ổn định, lâu dài.

Lứa tuổi này, nếm trải hầu hết thăng trầm, nên cái nhìn về cuộc sống luôn thực tế, chính xác. Lúc này, cơ hội và thời gian không còn được xài phung phí nữa. Chúng ta cần phải có những động thái cần thiết và thực tế chuẩn bị cho tuổi già, để vẫn tự lập, không phụ thuộc vào con cái, cháu chắt. Một khoản tiền trong ngân hàng, một vài bất động sản có thể sinh ra thu nhập thụ động, luôn là những tính toán hợp lý và khôn ngoan nhất cho bạn.

Nếu bạn trên 60, bạn còn chờ gì nữa mà không cho phép mình giảm bớt cường độ lao động, bàn giao cơ nghiệp cho thế hệ trẻ, cho phép mình nghỉ ngơi, làm những điều mình mong muốn mà trước đây chưa có thời gian làm. Đây là lúc bạn để tâm hồn thanh thản, vui vầy với tuổi già an nhàn, tận hưởng những gì bạn đạt được sau nhiều năm lao động miệt mài.

Nếu vẫn còn sức khỏe, còn minh mẫn và khả năng, chắc chắc bạn sẽ vẫn còn tạo được giá trị cho mình, cho con cháu, cho đời. Tiền với bạn lúc này lại chỉ là những con số trong tài khoản ngân hàng, để bạn có cảm giác yên tâm không phải lo lắng, không phải phụ thuộc vào ai khác. Hoặc là bạn chẳng cần phải quan tâm gì hết, nếu bạn nhường việc đó vào tay vợ, chồng, hay con, cháu bạn từ lâu rồi.

Trong mọi trường hợp, luôn luôn có ngoại lệ. Những lứa tuổi liệt kê ở đây, chỉ tính chung cho số đông. Nếu bạn là ngoại lệ, thành đạt sớm, giữ được cơ nghiệp bền lâu, xin chúc mừng bạn.

Còn tôi? Tôi yêu căn nhà nhỏ với những khoảng trống đầy hoa kiểng chỉ xanh tươi được nữa năm theo chiều nắng trời. Tôi thích những ngày lễ để có thể tận hưởng không gian yên tịnh giảm đi tiếng ồn xe cộ và yêu cái không gian riêng tư nơi mà hai ông bà qua tuổi già lững thững nắm tay nhau bách bộ trong công viên.

Đời có mấy giấc mơ, hãy mơ giấc mơ của riêng bạn và mong bạn chạm tay vào từng ước mơ, thật nhanh , thật yên lành.
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS