Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
GIÁNG SINH 2018
02-12-2018, 04:41 PM (Được chỉnh sửa: 02-12-2018 04:44 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #1
GIÁNG SINH 2018
Ngày vui quốc tế chung lại sắp đến: GIANG SINH 2018. dq lại thay mặt trang nhà Gocque mong bà con ta được một mùa Giáng Sinh AN LÀNH - HẠNH PHÚC

[Hình: attachment.php?aid=14108]

Không phải là người của đạo Kito,cũng không hẳn là cổ vủ ngày giáng sinh hay lể halowen vừa qua nhưng nếu ta nghĩ đấy là ngày vui chung quốc tế thì đó là điều không nên phê phán của một ít bậc tri thức Phật giáo bài bác, có cái nhìn cục bộ và chưa kể khi dq đem vấn đề này thì cũng đã sai lầm khi đem cái tôi vào đẻ đứa cái Ngã lớn của những nhà tu đó vào. Mà không sao,vì chỉ là người tìm đến đạo, học và dốt đạo nên cảm nghĩ cái gì tánh cách quốc tế là không nên phê phán và đạo không phải là hình thức mà là chính cái Chân Thiện mỹ mà người tìm đạo thu được > đấy mới là ý chính. thanks.


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
02-12-2018, 04:46 PM
Bài viết: #2
RE: GIÁNG SINH 2018
LIÊN QUAN ĐẾN GIÁNG SINH , MỜI BÀ CON XEM LẠI LAST CHRISTMAS


.ppsx  DQ-LAST CHRISTMAS2.ppsx (Kích cỡ: 9.07 MB / Tải về: 321)
THANK YOU
05-12-2018, 05:51 PM
Bài viết: #3
RE: GIÁNG SINH 2018
MỜI XEM JINGLE BELL


.ppsx  giáng sinh 18.ppsx (Kích cỡ: 2.44 MB / Tải về: 315)
THANK YOU
13-12-2018, 06:48 PM
Bài viết: #4
RE: GIÁNG SINH 2018
MẠN PHÉP COPY ẢNH CỦA NHÀ NHIẾP ẢNH NGUYỄN VĂN QUÁ lấy ý tưởng từ câu chuyện cổ tích “Cô bé bán diêm” của nhà văn Andersen khiến người xem không khỏi xúc động khi thời điểm lễ Giáng sinh đang gần kề.
[Hình: attachment.php?aid=14111]

Chia sẻ về bộ ảnh, anh Qua cho biết bộ ảnh được chụp cách đây khoảng 3 ngày khi Hà Nội bắt đầu chuyển lạnh.

[Hình: attachment.php?aid=14112]

Lấy ý tưởng từ câu chuyện “Cô bé bán diêm”, nhiếp ảnh mong muốn các bé được trải nghiệm cuộc sống khác với những gì các bé được trải qua thường ngày.
Đồng thời theo dõi bộ ảnh để biết đặt mình vào cuộc sống của người khác, thấu hiểu mọi người và có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống.

[Hình: attachment.php?aid=14113]

[Hình: attachment.php?aid=14114]

[Hình: attachment.php?aid=14115]

[Hình: attachment.php?aid=14116]

[Hình: attachment.php?aid=14117]

Những chi tiết trong câu chuyện như hình ảnh cô bé mặc quần áo rách rưới, cô đơn giữa trời Đông hay ngồi quẹt diêm để ước... đều được tái hiện đầy đủ trong bộ ảnh.

[Hình: attachment.php?aid=14118]

[Hình: attachment.php?aid=14119]

[Hình: attachment.php?aid=14120]


File đính kèm Thumbnail(s)
                                       
THANK YOU
13-12-2018, 06:53 PM
Bài viết: #5
RE: GIÁNG SINH 2018
CÔ BÉ BÁN DIÊM ĐÊM GIÁNG SINH


Đêm giáng sinh năm ấy trời thật lạnh. Đã mấy ngày liền tuyết rơi liên miên, như hối hả điểm trang cho thành phố vẻ thánh khiết để đón mừng ngày kỷ niệm Chúa Cứu Thế ra đời... Em bé tay ôm bao giấy đầy những hộp diêm, vừa đi vừa cất giọng rao mời. Lạnh thế mà bé phải lê đôi chân trần trên hè phố. Đôi dép cũ rích của bé sáng nay bị lũ nhóc ngoài phố nghịch ngợm dấu đi mất. Trời lạnh như cắt. Hai bàn chân của bé sưng tím cả lên. Bé cố lê từng bước sát dưới mái hiên cho đỡ lạnh, thỉnh thoảng đôi mắt ngây thơ ngước nhìn đám đông hờ hững qua lại, nửa van xin, nửa ngại ngùng. Không hiểu sao bé chỉ bán có một xu một hộp diêm như mọi ngày mà đêm nay không ai thèm hỏi đến.

Càng về đêm, trời càng lạnh. Tuyết vẫn cứ rơi đều trên hè phố. Bé bán diêm thấy người mệt lả. Đôi bàn chân bây giờ tê cứng, không còn chút cảm giác. Bé thèm được về nhà nằm cuộn mình trên chiếc giường tồi tàn trong góc để ngủ một giấc cho quên đói, quên lạnh. Nhưng nghĩ đến những lời đay nghiến, những lằn roi vun vút của người mẹ ghẻ, bé rùng mình hối hả bước mau. Được một lát, bé bắt đầu dán mắt vào những ngôi nhà hai bên đường. Nhà nào cũng vui vẻ, ấm cúng và trang hoàng rực rỡ. Chỗ thì đèn màu nhấp nháy, chỗ có cây giáng sinh với những quà bánh đầy mầu. Có nhà dọn lên bàn gà tây, rượu, bánh trái trông thật ngon lành. Bất giác bé nuốt nước miếng, mắt hoa lên, tay chân run bần bật, bé thấy mình lạnh và đói hơn bao giờ hết. Đưa tay lên ôm mặt, bé thất thểu bước đi trong tiếng nhạc giáng sinh văng vẳng khắp nơi và mọi người thản nhiên, vui vẻ, sung sướng mừng Chúa ra đời...

Suốt ngày em chẳng bán được gì cả và chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh. Em bé đáng thương, bụng đói cật rét, vẫn lang thang trên đường. Bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành từng búp trên lưng em, em cũng không để ý.

Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà ! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng thần chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân leo quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắc nhiếc, chửi rủa.

Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi lại một chút.
Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.

Tuy nhiên em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em. Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác, sát mái nhà và, mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra.

Chà ! Giá quẹt một que diêm lên mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que diêm. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biếc đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.

Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà ! Ánh sáng kỳ diệu làm sao ! Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng.

Thật là dễ chịu ! Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, cái ngón cái nóng bỏng lên. Chà ! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!

Em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất. Em ngồi đó, tay cầm que diêm đã tàn hẳn. Em bần thần cả người và chợt nghĩ ra rằng cha em đã giao cho em đi bán diêm; đêm nay, về nhà thế nào cũng bị cha mắng.

Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên. Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màn. Em nhìn thấu tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, khăn trải trắng tinh, trên bàn bày toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kỳ diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi dĩa và mang cả dao ăn, phóng sết, cắm trên lưng, tiến về phía em bé.

Rồi... que diêm vụt tắt; trước mặt em chỉ còn là những bức tường dầy đặc và lạnh lẽo.

Thực tế đã thay thế cho mộng mị: chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu và mất ngừơi khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm. Em quẹt que diêm thứ ba. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Noel. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng, hiện ra trước mắt em bé. Em với đôi tay về phía cây... nhưng diêm tắt. Tất cả những ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.

- Chắc hẳn có ai vừa chết, em bé tự nhủ, vì bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu, trước đây thường nói rằng: "Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với thượng đế". Em quẹt một que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng là bà em đang mỉm cười với em.

- Bà ơi ! Em bé reo lên, cho cháu đi với ! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Noel ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia, khi bà chưa về với thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao ! Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn cháu sẽ được gặp lại bà; bà ơi! cháu van bà, bà xin với Thượng Đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.

Que diêm tắt phụt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biết mất.

Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại ! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về với Thuợng đế.

Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.

Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giáng sinh. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên tử thi em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi cho ấm!." Nhưng chẳng ai biết những cái kỳ diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.

*****

Truyện "Cô Bé Bán Diêm" của văn hào người Đan Mạch - Andersen được rất nhiều người biết đến. Song ít người biết rằng cô bé ấy thật sự đã có mặt trên đời này và đã từng đi qua cuộc đời Andersen

Vào một buổi tối mùa thu, tại một khu phố thuộc thành phố Copenhagne - Đan Mạch.
- Chú ơi, mua hộ cháu bao diêm !
Một tiếng nói khàn khàn, mệt mỏi chợt vọng đến tai Andersen. Đằng kia, trước mặt chàng hơn mươi bước là một người đang ngồi co ro trên thềm của một ngôi nhà cao ráo. Ánh sáng đèn từ trong nhà chiếu ra cho chàng thấy đó chỉ là một đứa bé con. Hẳn nó đã phát ra những lời vừa rồi.

- Tối lắm rồi sao cháu còn chưa về nhà ngủ ?
Andersen bước đến, ái ngại. Đấy là một cô bé khoảng hơn 10 tuổi, run rẩy trong bộ quần áo vá víu bẩn thỉu. Vai áo rách để lộ đôi vai gày còm. Nhìn gương mặt hốc hác của nó, có thể đoán nó đang chịu cảnh thiếu ăn, thiếu uống từ lâu.

- Chú ơi, mua hộ cháu bao diêm ! - Tay cầm bao diêm, cô bé chỉ vào chiếc túi con căng phồng bên cạnh, khẩn nài- Cả ngày cháu chẳng bán được gì, cũng chẳng ai bố thí cho cháu đồng nào. Cô bé rơm rớm nước mắt. Thân hình tiều tụy ốm yếu của em run lên khi gió lạnh thổi qua.
- Thế sao ? Andersen động lòng.

Chàng khẽ vuốt mái tóc dài xoăn thành từng búp trên lưng cô bé.
- Gia đình cháu đâu cả rồi ? Không ai lo cho cháu sao ? Cô bé buồn bã lắc đầu. Em bùi ngùi kể lại những năm xưa khi còn sống trong ngôi nhà xinh đẹp với những dây trường xuân leo quanh. Từ khi bà em qua đời, gia sản lụn bại, gia đình em phải lìa bỏ mái nhà thân yêu đó để chui rúc trong một xó xỉnh lụp xụp, tối tăm.
- Không có tiền cháu đâu dám về nhà vì bố sẽ đánh chết thôi ! Cô bé nhìn Andersen, đôi mắt cầu khẩn. Thực vậy, em có một người cha ác nghiệt. Hơn nữa về nhà cũng chẳng hơn gì. Hai cha con chen với nhau trên một gác xếp tồi tàn, gió rét vẫn lùa vào được dù đã bít kín những lỗ thủng trên vách. Lúc này, đôi chân cô bé đã lạnh cóng, em mang đôi giầy vải mòn cũ do mẹ em để lại.
- Cháu đừng lo ! Abdersen cho tay vào túi lấy ra một số tiền đặt vào bàn tay bé bỏng của em
- Còn bấy nhiêu chú cho cháu cả. Cháu về nhà mau kẻo chết cóng mất.
- Ôi, lạy Chúa ! Vẻ đầy mừng rỡ, cô bé hôn tíu tít lên tay chàng - Từ ngày bà cháu mất đi, chú là người thương cháu nhất trên đời này. Với món tiền này, bố con cháu sẽ được nhiều bữa no. Nhưng... cô bé bỗng đăm chiêu... Nếu chú cho cháu hết thì tiền đâu chú sống, hở chú ?
- Sao cháu khéo lo thế ? Chàng mỉm cười, nụ cười đầy hiền dịu - Chú sẽ còn cho cháu nhiều thứ nữa. Chú sắp đi xa, đầu năm tới mới trở lại nơi này, khi ấy chú sẽ tặng cháu một món quà đặc biệt.
- Ồ, thích quá ! Còn cháu, cháu cũng sẽ tặng chú một món quà. Mà chú tên gì nhỉ ?
- Chú là Andersen - Chàng âu yếm nắm đôi vai gầy của cô bé - Có bao giờ cháu nghe đến tên ấy chưa ?
- Tên chú nghe quen lắm - Cô bé nhìn đăm đăm gương mặt trầm tư có chiếc mũi khoằm của chàng
- Chú có phải là thợ mộc không ?
- Không phải ! Andersen mỉm cười lắc đầu.
- Thợ may ?
- Cũng không.
- Hay chú là bác sĩ ?
- Ồ, không phải đâu. Thế này này...

Chàng đưa ngón tay trỏ viết viêt vào không khí, vẻ hơi đùa cợt.
- A ! Cô bé reo lên - Cháu hiểu rồi, chú làm nghề bán bút !

Andersen chỉ tủm tỉm cười. Chàng thấy yêu cô bé quá. Em khiến chàng, một nhà văn thề suốt đời gắn bó với tuổi thơ, nhớ đến thời thơ ấu của mình và thành phố Odense cổ kính, nơi tuổi thơ của chàng êm ả trôi qua. Là con một trong gia đình nên dù cha chỉ là một bác thợ giày nghèo, cậu bé Andersen hầu như chẳng phải mó tay đến bất cứ một việc gì ngoài mỗi việc là mơ mộng liên miên. Cậu bé lắm khi chỉ thích bầu bạn với chiếc cối xay già nua đứn run rẩy trên bờ sông hiền lành của thành phố quê hương. ... Sau đó Andersen đi du lịch đâu đó... và chàng đã quên luôn lời hứa với cô bé bán diêm.

Khi về thăm lại khu phố năm nào, chàng tự trách mình đã quá mải mê với chuyến viễn du đến nỗi quên khuấy đi lời hứa với cô bé bất hạnh mà giờ này hẳn đang lang thang đâu đó với chiếc túi đựng đầy diêm. Phải mua ngay cho em một chiếc áo len, một chiếc áo lông cừu dày và thật ấm để em qua được cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông...

Và Andersen sau những lần dò hỏi tin tức của em bé bán diêm, được ông chủ hiệu quần áo cho biết :
- Con bé chết rồi còn đâu. Ngày đầu năm mới người ta nhìn thấy em bé chết cóng tự lúc nào ở một góc đường giữa 2 ngôi nhà. Cái chết cứng đờ của nó ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẳn. Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm. Có điều lạ là hai mà nó vẫn hồng và miệng nó như đang mỉm cười. - À này, ông ta tiếp tục trước khuôn mặt chết lặng của Andersen, khi mang xác nó đi người ta thấy trong túi nó rơi ra vật gì giống như một chiếc quản bút làm bằng những bao diêm. Hẳn nó để dành tặng ai, vì trên chiếc quản bút có ghi dòng chữ : tặng chú Andersen. Andersen quên khuấy món quà ông định tặng cho cô bé bán diêm. Nhưng cô bé, cô bé vẫn nhớ tới lời hứa của mình với vị khách tốt bụng của buổi tối mùa thu.

Hơn nửa thế kỷ qua, hàng triệu con người trên trái đất đã nghe tim mình thổn thức mỗi khi đọc câu chuyện về cô bé đáng thương của văn hào Đan Mạch. Phải chăng Andersen đã viết câu chuyện ấy như một món quà để tặng hương hồn cô bé bán diêm ?
THANK YOU
15-12-2018, 07:40 AM
Bài viết: #6
RE: GIÁNG SINH 2018
MỜI XEM CHUYỆN DỊCH CỦA Lieutenant Colonel Marlene Chase* THE CHRISTMAS ROSE*

Tuyết bắt đầu rơi thì Chị Hồng cũng vừa bước đến cửa hàng bán hoa của mình. Chị lấy chìa khóa mở cửa, bước vào tiệm, mở đèn lên, sắp đặt mọi việc để chuẩn bị cho một ngày bận rộn. Chị cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Tối nay là lễ Giáng Sinh và chị biết sẽ có nhiều người đến đặt hàng, mua hoa. Chị Hồng không hiểu tại sao
người ta cứ đợi đến giờ chót mới đi mua sắm, cũng không hiểu tại sao chị đã quá mệt mỏi mà cũng mở cửa hàng hôm nay. Chị không cần kiếm thêm tiền vì suốt năm buôn bán cũng khá rồi. Nhưng hình như ra bán hàng, và đứng chăm sóc những cành hoa giúp chị thấy êm ả trong lòng và cũng lấp đầy những ngày vô nghĩa trong cuộc sống. Chị Hồng đang suy nghĩ như thế thì chiếc radio nhỏ trên bàn phát ra câu hát: “Giáng Sinh này con sẽ về…” (I’ll be home for Christmas). Mấy chữ “trở về,” làm chị Hồng nghĩ đến căn nhà đang ở. Nhà chị trang hoàng rất đẹp, có thể nói đó là căn nhà đẹp nhất trong xóm, nhưng nhà đẹp để làm gì khi vợ chồng chị không có con. Đời sống chị khá thoải mái: hai vợ chồng có tiền trong nhà băng, có bạn bè nhiều nên không cô đơn. Vì bận rộn với công việc, vợ chồng chị cũng chẳng có thì giờ để nghĩ xem mình có hạnh phúc hay không. Mỗi tháng anh chị phải trả nợ nhà, nợ xe, và nợ của chiếc tàu mới mua. Chị Hồng thở dài, dù nghĩ đến nét mặt chồng sung sướng khi được chiếc áo vét đắt tiền chị đã mua làm quà Giáng Sinh cho anh năm nay, chị cũng chẳng thấy vui chút nào. Còn quà anh mua cho chị thì có lẽ là một cái gì đó thật đẹp, thật đắt tiền, nhưng chị cũng chẳng buồn nghĩ đến. Chị cũng chẳng nhớ năm ngoái chồng tặng mình cái gì và cũng chẳng nhớ lần chót hai vợ chồng thật sự tâm tình, trò chuyện với nhau là lúc nào, nói như thế có nghĩa là lâu lắm rồi vợ chồng chị chẳng có thì giờ trò chuyện với nhau. Như những đêm Giáng Sinh trước, tối nay vợ chồng chị cũng sẽ đi chơi, đi dự tiệc ở một nơi sang trọng… Đời sống đầy đủ vật chất nhưng thật là nhàm chán.

Chị Hồng đang suy nghĩ miên man những điều đó thì cái chuông nhỏ trên cửa báo hiệu có khách vào. Đang chán nản, chị không buồn quay ra xem người khách đó là ai. Người khách lên tiếng chào, giọng khàn khàn, có vẻ đã lớn tuổi: “Chào cô!” Chị Hồng quay lại thì thấy đó là một ông cụ tóc bạc trắng, vẻ mặt hiền lành. Ông ôm chiếc mũ vào ngực như cúi chào chị và nói: “Cô ơi, tôi muốn mua một ít hoa cho vợ tôi.” Chị Hồng nhìn vẻ mặt tươi sáng của ông cụ khi nói hai tiếng “vợ tôi” và thầm nghĩ: khi nhắc đến mình anh ấy có bao giờ trân quý như thế không nhỉ. Chị đáp lời ông cụ: “Vâng, để cháu tìm cho cụ một ít hoa đặc biệt.” Cũng với giọng khàn khàn, ông cụ nói: “Cảm ơn cô,… nhưng không phải hoa nào cũng được, tôi cần bông hồng Giáng Sinh thôi!” Chị Hồng đáp: “Trong tiệm cháu có nhiều bông hồng lắm, thưa cụ. Bông màu đỏ, màu hồng, màu vàng, đủ màu hết!” Ngắt lời chị, ông cụ nói: “Cảm ơn Cô, nhưng tôi không cần hoa hồng nhiều màu, tôi chỉ muốn hoa hồng Giáng Sinh, là loại hồng trắng như tuyết đó, và xin cô bó chung với một ít cộng đuôi chồn rồi cột thêm cái nơ đỏ vào.” Thấy ông cụ có vẻ ‘đòi hỏi’ hơi nhiều, chị Hồng nói: “Cụ ơi, tối nay là Giáng Sinh rồi, cháu sợ không tìm ra hoa hồng trắng như cụ muốn đâu.” Cụ già không để ý lời chị Hồng, tiếp tục nói: “Vợ tôi yêu bông hồng màu trắng lắm. Bông hồng trắng nhắc bà nhớ đến Chúa Hài Đồng trong lễ Giáng Sinh, nhắc đến đức thánh khiết của Chúa. Đã lâu lắm rồi nhà tôi không được nhìn thấy bông hồng trắng. Và bây giờ…” Chị Hồng nhìn ông cụ, thấy ông cúi đầu xuống rồi ngẩng mặt lên như vừa thấy một điều gì tươi đẹp. Ông cụ nói tiếp: “Bây giờ nhà tôi đang bệnh nặng. Chúng tôi phục vụ trong một bệnh xá ở châu Phi suốt hơn ba mươi năm nhưng rồi nhà tôi bị bệnh Alzheimer’s nên phải trở về nước. Bây giờ chúng tôi sống trong viện dưỡng lão.” Nghe vậy chị Hồng nói: “Ồ vậy sao, tội nghiệp quá!” Người đàn ông nói tiếp, không một chút cay đắng hay buồn phiền: “Chúng tôi sống với nhau trong một cái phòng nhỏ gần bên chỗ mấy cô y tá làm việc. Mỗi ngày chúng tôi ăn cơm chung với nhau và nhắc lại những kỷ niệm đẹp của hai vợ chồng. Thiên Chúa hậu đãi chúng tôi nhiều lắm.” Chị Hồng không hiểu tại sao ông cụ này có thể nói những lời tốt đẹp trước một hoàn cảnh đau buồn như thế, nhưng chị phải nhận là ông cụ nói với lòng rất thành thật.

Hoa hồng trắng cho đêm Giáng Sinh? Chị có thể tìm cho ông cụ ở một tiệm khác nhưng phải vất vả lắm. Ông cụ nói thêm: “Chúng tôi sẽ mừng Giáng Sinh với nhau trong căn phòng nhỏ, chỉ có hai vợ chồng chúng tôi thôi – Hoa hồng màu trắng cho vợ tôi là món quà thích hợp nhất.” Chị Hồng liền nói: “Có thể cháu sẽ gọi một tiệm hoa ở xa và bảo họ gởi đến đây.” Nói xong chị thấy mình hứa “hơi bạo,” vì chỉ có phép lạ mới tìm được hoa hồng trắng tối nay và còn chi phí nữa, dĩ nhiên là không rẻ. Chị hỏi ông cụ: “Cụ định mua khoảng bao nhiêu tiền?’ Người đàn ông đặt chiếc mũ lên quầy tính tiền, lấy trong túi ra một cái ví đã bạc màu, rồi rút ra bốn tờ giấy bạc năm đô-la, nói với giọng hy vọng: “Tôi mong là chỉ tốn chừng này thôi.” Nhìn mấy tờ giấy bạc, chị Hồng nói: “Cháu có thể làm cho cụ một bó hồng đỏ, cắm trong một chiếc lọ đẹp, được không?” Và chị thầm nghĩ: Một bó hồng trắng ít nhất cũng phải ba mươi lăm đồng, tiền gởi cũng phải hai mươi đồng nữa, nhất là nếu muốn kịp cho lễ tối nay, mà chưa chắc đã tìm được hoa hồng trắng. Nghe chị Hồng nói có thể làm cho ông một bình hoa hồng đỏ, ông cụ có vẻ thất vọng, nói: “Tôi cứ mong là sẽ tìm được một ít hồng trắng đặc biệt cho vợ tôi.” Thấy vẻ thất vọng trên nét mặt cụ, chị Hồng nói: “Thôi được, cụ để cháu lo, cháu sẽ cố gắng tìm hoa hồng trắng cho cụ.” Chị Hồng cũng ngạc nhiên không biết sao chị dám hứa như vậy. Quá mừng, ông cụ vói tay qua quầy hàng, nắm lấy tay chị Hồng, nói: “Cảm ơn cô, xin Chúa ban phước cho cô! Cô có thể cho người mang đến khoảng bốn, năm giờ chiều được không? Nhà tôi sẽ ngạc nhiên lắm. Thật tôi không biết nói sao để cảm ơn cô cho hết.” Người đàn ông vui mừng cầm chiếc mũ, đội lên đầu vừa đi ra phía cửa vừa nói vói lại, giọng thật vui vẻ: “Cô nhớ nhé, tên là Arnold Herriman, phòng số bảy, chúc mừng Giáng Sinh cô, xin Chúa ban phước cho cô!” Chị Hồng thầm nghĩ: Một người già yếu, có vợ đang đau nặng, sống trong nghèo nàn, điều gì đã giúp ông cụ vui như vậy? Sau khi bán hàng cho một vài người khách khác, chị Hồng gọi đến tiệm bán hoa sỉ ở một thành phố khác. Họ bằng lòng để cho chị một chục hoa hồng trắng với giá bốn mươi hai đô-la, 50 xu, nhưng phải đến 4 giờ chiều họ mới đem đến cho chị được. Chị Hồng mừng, cảm ơn người bạn hàng, nhưng hơi lo vì biết rằng chắc chính chị phải đi giao hoa cho ông cụ chứ không thể nhờ ai khác, nhưng chắc cũng không sao, chồng chị vì bận gặp mấy người khách hàng chắc cũng sẽ về trễ. Hoa hồng trắng chị Hồng đặt mua được người ta đưa đến đúng bốn giờ kém mười. Chị vội vàng cắm hoa vào một bình lớn bằng bạc, thêm vào ít lá xanh và những cành hoa nhỏ li ti màu trắng rồi thắt một dây nơ đỏ và vội vàng lên đường để đem hoa đến cho ông cụ đặt mua sáng nay.

Khi đến đúng khu vực mà ông cụ đã chỉ, chị Hồng thấy nơi ông bà cụ ở chẳng xứng tí nào với cái tên xinh đẹp người ta đặt cho nó, và chị thầm nghĩ: “Hai con người đã hy sinh cả cuộc đời để chăm sóc những người bệnh hoạn ở Phi châu xa xôi đáng được ưu đãi hơn thế này, trong tuổi xế chiều của cuộc đời mình.” Chị đi thêm vào và tìm được căn phòng số bảy. Thấy chị đến, ông cụ vui mừng ra đón, vẫn trong bộ quần áo cũ, với chiếc cá vạt đỏ như sáng nay. Bước vào phòng, chị thấy bàn ghế giường tủ thật là đơn sơ, trên tường treo đầy những hình ảnh cũ và bằng cấp, chứng chỉ. Đặc biệt trên bàn có một tấm bảng nhỏ với hàng chữ: “Chúa Hài Đồng và tấm lòng trong trắng của Ngài,” đúng như câu ông cụ nói với chị sáng nay. Bà vợ ông gầy ốm, đắp mền và ngồi trên chiếc ghế bành. Da mặt bà cụ trong sáng, đôi gò má đỏ hồng nhưng đôi mắt xanh thì ngơ ngác. Ai đó đã buộc lên mái tóc bạc trắng của bà cụ một cái nơ màu đỏ. Đôi mắt bà cụ mở to khi nhìn thấy bó hoa, nhưng chỉ trong khoảnh khắc bỗng ngập tràn nước mắt. Ông cụ đến, ôm đôi vai gầy yếu của vợ, và nói: “Mình ơi, bông hồng Giáng Sinh, đặc biệt cho mình đó!” Bà cụ đưa tay ra nhận bó hoa, nói: “Ồ đẹp quá, đẹp quá!” Nét mặt sáng hẳn lên, bà cụ sung sướng áp gò má nhăn nheo vào mấy cánh hồng. Bỗng bà quay nhìn chị Hồng và hỏi: “Chào cô, tôi có quen cô không nhỉ?” Ông cụ liền nói: “Đây là người bán ở tiệm hoa, cô làm bó hoa này cho mình đó!” Bà cụ hỏi chị: “Cô ở nán lại với chúng tôi một chút được không? Chúng tôi chăm sóc hết các bệnh nhân trong ngày hôm nay, rồi chúng tôi sẽ mời cô về nhà uống trà.” Chị Hồng đáp: “Dạ thưa, cảm ơn cụ nhưng cháu phải về.” Ông cụ đến ôm vai vợ và nói: “Mình ơi, bệnh nhân về hết lâu rồi, mình đang ở nhà đây, tối nay là lễ Giáng Sinh.” Nghe những lời ông cụ nói, chị Hồng cảm động, nghẹn ngào muốn khóc. Chị cảm thấy tại đây, trong căn phòng nhỏ bé nghèo nàn này có một điều gì đó thật đẹp, thật cao thượng mà chị không có một phần nào trong đó. Phải chăng điều cao đẹp đó là, vì suốt đời sống cho người khác, ông bà cụ không có gì cả, ngoài hai vợ chồng và bó hồng Giáng Sinh, nhưng ông bà cụ có tất cả những gì quý nhất trên đời. Bà cụ rút một cành hồng trắng trong bó hoa xinh đẹp, đưa cho chị Hồng và nói: “Xin tặng cô một bông hồng, cô nhận đi, tôi có nhiều quá.” Ông cụ liền lấy cành hoa nơi tay vợ, đưa cho chị và nói: “Vâng xin cô nhận giùm, cảm ơn cô đã vất vả để kiếm cho chúng tôi bó hoa đặc biệt hôm nay. Cầu xin Thiên Chúa ban phước cho cô.” Chị Hồng thật cảm động, chị muốn nói với ông bà cụ rằng Chúa đã ban phước cho chị thật nhiều đêm nay. Trước hết, đem hoa Giáng Sinh đến cho ông bà cụ đã khiến lòng chị tràn ngập niềm vui, một niềm vui mà lâu lắm rồi chị không có. Ơn phước thứ hai Chúa ban cho chị là, trong đêm Giáng Sinh này chị học được ý nghĩa đích thực của Giáng Sinh, là điều chị chưa bao giờ biết.
(Minh Nguyên chuyển ngữ)
THANK YOU
17-12-2018, 06:35 PM
Bài viết: #7
RE: GIÁNG SINH 2018
ĐÁNG RA CÂU CHUYỆN NHỎ NÀY ĐỂ Ở MỤC ĐỌC THÌ HAY HƠN. NHƯNG VÌ ĐÂY LÀ THÁNG GIÁNG SINH CỦA NĂM 2018, dq xin đưa lên tại mục nầy vì biết đâu năm sau kg thể bàn về các câu chuyện liên quan giáng sinh.Thanks.

Thân thế của nhà văn Vũ Anh Khanh vẫn còn là một bí ẩn chỉ biết ông tên thật là Võ Văn Khanh, sanh năm 1926 tại Mũi Né, quận Hải Long, tỉnh Bình Thuận. Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950, Vũ Anh Khanh là một cây bút chuyên viết truyện ngắn và tiểu thuyết. Tác phẩm của ông gồm truyện dài như Nửa Bồ Xương Khô, Bạc Xíu Lìn, Cây Ná Trắc và các truyện ngắn như Đầm Ô Rô, Sông Máu, Bên Kia Sông... Tuy nhiên bài thơ “Tha La Xóm Đạo” mới làm cho rất nhiều người nhớ đến tên tuổi ông
[Hình: attachment.php?aid=14121]

Xóm đạo Tha La nằm tại xã An Hòa, huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. Xóm đạo này được thành lập vào khoảng năm 1863 nhờ sự cho phép và khuyến khích của người Pháp. Mặc dù họ đạo Tha La phát triển ngày một mạnh mẽ và vững vàng nhưng người Công giáo Tha La đã phản ứng khi thực dân Pháp ngày một lộ rõ dã tâm khống chế toàn bộ đất nước. Mùa Thu năm 1945 thanh niên Tha La tham gia phong trào kháng chiến ở đất Nam Kỳ và trong chính thời điểm này, nhà thơ Vũ Anh Khanh trong một lần thăm Tha La đã cảm tác tinh thần chống ngoại xâm ấy để bài thơ “Tha La Xóm Đạo” ra đời.

Vũ Anh Khanh có lẽ là một nhà văn có cuộc đời ngắn ngủi và số phận hẩm hiu nhất trong các nghệ sĩ cùng thời. Ông không được cả hai chế độ miền Nam và miền Bắc thừa nhận tài năng vì các hoạt động chính trị phát xuất từ lòng yêu nước. Vũ Anh Khanh tập kết ra Bắc năm 1954, bị chính quyền miền Nam kết tội là cộng sản do đó suốt thời gian1955-1975, tác phẩm của ông bị cấm không được tái bản, lưu hành ngay cả không có tên trong chương trình giáo dục như Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…

Theo tiết lộ của ông Võ Hồng Cương, Cục phó Cục Tuyên Huấn quân đội nhân dân Việt Nam thì vào năm 1956, Vũ Anh Khanh được nghỉ phép ở Vĩnh Phúc nhưng ông đã sửa giấy phép thành Vĩnh Linh Quảng Trị để từ đó vượt tuyến, bơi qua sông Bến Hải vào Nam tìm tự do. Khi sắp vào được bờ bên kia thì bị phát hiện bắn chết.
Bài thơ “Tha La Xóm Đạo” của Vũ Anh Khanh đi vào lòng người bao nhiêu năm qua phải nói là có sự đóng góp của hai nhạc sĩ Dzũng Chinh và Sơn Thảo. Hai nhạc sĩ này đã phổ bài thơ thành hai ca khúc: “Tha La Xóm Đạo” và "Hận Tha La" khiến cho bài thơ lan rộng vào quần chúng.

“Tha La Xóm Đạo” được nhạc sĩ Dzũng Chinh, cũng là người Phan Thiết phổ nhạc vào năm 1964 , sau đó một năm nhạc sĩ Sơn Thảo phổ thành bài hát mang tên “Hận Tha La” và cũng trong năm này nhạc sĩ Anh Tuyền phổ thành ca khúc mang tên “Vĩnh Biệt Tha La”.

Ngoài ra soạn giả cải lương nổi tiếng Viễn Châu cũng đã phỏng theo ý tưởng Vũ Anh Khanh để viết ca khúc tân cổ giao duyên “Tha La Xóm Đạo”


“Tha La Xóm Đạo”

Đây “Tha La xóm đạo”
Có trái ngọt cây lành
Tôi về thăm một dạo
Giữa mùa nắng vàng hanh.

Ngậm ngùi Tha La bảo:
- Đây rừng xanh rừng xanh
Bụi đùn quanh ngõ vắng,
Khói đùn quanh nóc tranh.
Gió đùn quanh mây trắng,
Và lửa loạn xây thành.

- Viễn khách ơi!
Hãy dừng chân cho hỏi,
Nắng hạ vàng ngàn hoa gạo rưng rưng.
Đây Tha La, một xóm đạo ven rừng,
Có trái ngọt, cây lành, im bóng lá,
Con đường đỏ bụi phủ mờ gót lạ.
Ngày êm êm lòng viễn khách bơ vơ!
Về chi đây? Khách hỡi? Có ai chờ?
Ai đưa đón?

- Xin thưa, tôi lạc bước!
Không là duyên, không là bèo kiếp trước,
Không có ai chờ, ai đón tôi đâu!

Rồi quạnh hiu, khách lặng lẽ cúi đầu,
Tìm hoa rụng lạc loài bên vệ cỏ,
Nhìn cánh hoa bay ngẩn ngơ trong gió,
Gạo rưng rưng, nghìn hoa máu rưng rưng.
Nghìn cánh hoa rơi, lòng khách bỗng bâng khuâng.

Tha La hỏi:
- Khách buồn nơi đây vắng?

Không, tôi buồn vì mây trời đây trắng!
- Và khách buồn vì tiếng gió đang hờn?

Khách nhẹ cười, nghe gió nổi từng cơn,
Gió vi vút, gió rợn rùng, gió rít.
Bỗng đâu đây vẳng véo von tiếng địch:

Thôi hết rồi còn chi nữa Tha La!
Bao người đi thề chẳng trở lại nhà.
Nay đã chết giữa chiến trường ly loạn!

Tiếng địch càng cao, não nùng ai oán,
Buồn trưa trưa, lây lất buồn trưa trưa,
Buồn xưa xưa, ngây ngất buồn xưa xưa,
Lòng viễn khách bỗng dưng tê tái lạnh.
Khách rùng mình, ngẩn ngơ lòng hiu quạnh.

- Thôi hết rồi! Còn chi nữa Tha La!
Đây mênh mông xóm đạo với rừng già.
Nắng lổ đổ rụng trên đầu viễn khách.
Khách bước nhẹ theo con đường đỏ quạch,
Gặp cụ già đang ngóng gió bâng khuâng.

- Kính thưa cụ, vì sao Tha La vắng?
Cụ ngạo nghễ cười rung rung râu trắng,
Nhẹ bảo chàng:
" Em chẳng biết gì ư?
Bao năm qua khói loạn phủ mịt mù!
Người nước Việt ra đi vì nước Việt.
Tha La vắng vì Tha La đã biết,
Thương giống nòi đau đất nước lầm than. "

Trời xa xanh, mây trắng nghẹn ngàn hàng,
Ngày hiu quạnh. Ờ.. ơ.. hơ tiếng hát.
Buồn như gió lướt lạnh dài đôi khúc nhạc.

Tiếng hát rằng:
Tha La giận mùa thu,
Tha La hận quốc thù,
Tha La hờn quốc biến,
Tha La buồn tiếng kiếm,
Não nùng chưa!
Tha La nguyện hy sinh.

Ơ.. ơ.. hơ.. có một đám chiên lành.
Quỳ cạnh Chúa một chiều xưa lửa dậy.
Quỳ cạnh Chúa, đám chiên lành run rẩy:

Lạy Đức Thánh Cha!
Lạy Đức Thánh Mẹ!
Lạy Đức Thánh Thần!
Chúng con xin về cõi tục để làm dân...
Rồi... cởi trả áo tu.
Rồi... xếp kinh cầu nguyện.
Rồi... nhẹ bước trở về trần...

Viễn khách ơi! Viễn khách ơi!
Người hãy dừng chân.
Nghe Tha La kể, nhưng mà thôi khách nhé!
Đất đã chuyển rung lòng bao thế hệ.
Trời Tha La vần vũ đám mây tan.
Vui gì đâu mà tâm sự?
Buồn làm chi mà bẽ bàng?

Ơ... ơ... hơ... ờ... ơ... hơ... tiếng hát
Rung lành lạnh ngâm trầm đôi khúc nhạc.
Buồn tênh tênh, não lòng lắm khách ơi!
Tha La thương người viễn khách đi thôi!

Khách ngoảnh mặt nghẹn ngào trông nắng đổ,
Nghe gió thổi như trùng dương sóng vỗ
Lá rừng cao, vàng rụng lá rừng bay...
Giờ khách đi. Tha La nhắn câu này:

- Khi hết giặc, khách hãy về thăm nhé!
Hãy về thăm xóm đạo
Có trái ngọt cây lành.
Tha La dâng ngàn hoa gạo,
Và suối mát rừng xanh.

Xem đám chiên lành thương áo trắng.
Nghe mùa đổi gió nhớ quanh quanh.


Có thể cảm hứng từ khung cảnh của xóm đạo Tha La đã lan sang thi sĩ Kiên Giang Hà Huy Hà vì thế vào năm 1958 ông đã cho ra đời bài thơ nổi tiếng khác đó là bài “Hoa Trắng Thôi Cài Lên Áo Tím”. Bài thơ có nội dung của một chuyện tình dang dở lấy khung cảnh chiến tranh trong xóm đạo làm nền.

[Hình: attachment.php?aid=14122]
Thi sĩ Kiên Giang Hà Huy Hà.

Kiên Giang Hà Huy Hà tên thật là Trương Khương Trinh, ông sinh năm 1927 tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ông còn là soạn giả tuồng cải lương nổi tiếng qua nghệ danh Hà Huy Hà. Từ năm 1955 Kiên Giang Hà Huy Hà xuất hiện nhiều trên văn đàn Sài Gòn. Không những làm thơ, soạn tuồng cải lương ông còn là một ký giả kịch trường nổi tiếng cho các tờ báo Tiếng Chuông, Tiếng Dội, Lập Trường, Điện Tín, Tia Sáng.

Các tác phẩm cải lương của soạn giả Hà Huy Hà không thể quên là “Áo Cưới Trước Cổng Chùa”, “Người Vợ Không Bao Giờ Cưới” rồi “Sơn Nữ Phà Ca”…Chính tác phẩm “Người Vợ Không Bao Giờ Cưới” đã đưa nữ nghệ sĩ Thanh Nga đoạt giải thưởng Thanh Tâm và từ đó Thanh Nga trở thành một ngôi sao trong giới nghệ sĩ cải lương.

“Hoa Trắng Thôi Cài Lên Áo Tím” ngay sau khi xuất hiện giới sinh viên học sinh của miền Nam trong thập niên 60-70 đã đón nhận bài thơ ngoài sự tưởng tượng của nhà xuất bản và của chính tác giả. “Hoa Trắng Thôi Cài Lên Áo Tím” được giới trẻ chuyền tay nhau và không ít người thuộc lòng bài thơ cho dù vài chục năm sau đó. Chất lãng mạn thường thấy của Thơ Mới, lồng trong bối cảnh chiến tranh tại miền Nam và dư âm của câu chuyện “Tha La Xóm Đạo” đã khiến bài thơ nổi lên như một nguồn cảm hứng mới cho thanh niên thời bấy giờ.

Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím

Lâu quá không về thăm xóm đạo
từ ngày binh lửa cháy quê hương
khói bom che lấp vùng quê mẹ
che cả người thương nóc giáo đường

Mười năm trước em còn đi học
Áo tím điểm tô đời nữ sinh
Hoa trắng cài duyên trên áo tím
Em còn nguyên vẹn tuổi băng trinh.
Quen biết nhau qua tình lối xóm
cổng trường đối diện ngó lầu chuông
mỗi lần Chúa nhật em xem lễ
anh học bài ôn trước cổng trường.
Thuở ấy anh hiền và nhát quá!
Nép mình bên gác thánh lầu chuông
để nghe khe khẽ lời em nguyện
thơ thẩn chờ em trước giáo đường.
Mỗi lần tan lễ chuông ngừng đổ
Hai bóng cùng chung một lối về
E lệ… em cầu kinh nho nhỏ…
thẹn thùng… anh đứng lại không đi…

Sau mười năm lẻ anh thôi học
nức nở chuông trường buổi biệt ly
rộn rã từng hồi chuông xóm đạo
tiễn nàng áo tím bước vu quy.
Anh nhìn áo cưới mà anh ngỡ
chiếc áo tang chôn mái tóc sầu
Hoa trắng thôi cài trên áo tím
giữ làm chi kỷ vật ban đầu.
Em lên xe cưới về quê chồng
Dù cách đò ngang cách mấy sông…
vẫn nhớ bóng vang thời áo tím
nên tình thơ ủ kín trong lòng.

Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo
Anh làm chiến sĩ giữ quê hương
giữ màu áo tím, cành hoa trắng
giữ cả trường xưa, nóc giáo đường
Giặc chiếm lầu chuông xây gác súng,
Súng gầm rung đổ gạch nhà thờ
Anh gom gạch nát xây tường lũy
chiếm lại lầu chuông, giết kẻ thù.

Nhưng rồi người bạn đồng sông ấy,
Đã chết hiên ngang dưới bóng cờ
Chuông đổ chiều hôm em nức nở…
tiễn anh ra khỏi cổng nhà thờ.
Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Mà cài trên nếp áo quan tài
điểm tô công trận bằng hoa trắng
hoa tuổi học trò mãi thắm tươi.

Xe tang đã khuất nẻo đời
Chuông nhà thờ đổ khóc người ngàn thu
từ đây tóc rủ khăn sô
em cài hoa trắng lên mồ người xưa…

(theo Mặc Lâm, biên tập viên RFA)


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (21-12-2018 03:39 AM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS