Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
CHÚT CHỬ ĐỂ NHỚ
15-03-2021, 07:05 PM
Bài viết: #1
CHÚT CHỬ ĐỂ NHỚ
LÀM SIÊNG MỘT CHÚT ĐỂ GHI LẠI GÓP VUI CÙNG BÀ CON, BẠN ĐỌC > nhờ vào người chị bà con thắc mắc sao trang GQ ngày càng ít chủ đề mới có phải do đại gia đình trang nhà hết cần thiết. Trần tình một chút có lẻ nhiều nguyên nhân: đúng là bà con nhà kg quan tâm nữa thui thì đáng ra cho về hưu trang nhà nhưng cũng tiếc vì tạo một trang web kg dễ chút nào mà giữ nó tồn tại càng khó hơn, chưa kể với dq bạn đọc ngoài gia đình cũng là điều khích lệ nên thôi thì cái nào có ích , ổn không vi phạm pháp luật thêm kiến thức thì dq sẽ sưu tập và đưa lên vậy,

CHỦ ĐỀ SAU CÓ LẺ CHỈ BẠN ĐỌC TRUNG NIÊN TRỞ LÊN MỚI TÌM THẤY LẠI NHỮNG TỪ NGỬ QUEN THUỘC MỘT THỜI ĐÃ QUA , đây là phần suutam để chút gì để nhớ .Thanks

[Hình: attachment.php?aid=14421]

À nha = thường đi cuối câu mệnh lệnh dặn dò, ngăn cấm (không chơi nữa à nha)
Anh em cột chèo
Áo thun ba lá = Áo thun ba lổ, Áo May Ô (bắc)
Áp phe = trúng mánh, (chiều qua trúng áp phe đã nha!)
Ăn coi nồi, ngồi coi hướng = Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Ăn hàng = ăn uống (sau này trộm cướp cũng xài từ ăn hàng, tức là đi giựt dọc, cướp bóc B4-1975)
Âm binh = Cô hồn, các đảng, phá phách (mấy thằng âm binh = mấy đứa nhỏ phá phách),…
Ba đía : xạo
Bà chằn lữa = người dữ dằn (dữ như bà chằn)
Ba ke, Ba xạo
Bá Láp Bá Xàm =Tầm xàm – Bá láp
Bá chấy bù chét
Bà tám = nhiều chuyện (thôi đi bà tám = đừng có nhiều chuyện nữa, đừng nói nữa)
Bang ra đường = chạy ra ngoài đường lộ mà không coi xe cộ, hoặc chạy ra đường đột ngột, hoặc chạy nghênh ngang ra đường
Bảnh tỏn
Banh ta lông = như hết chuyện (gốc từ cái talon của vỏ xe)
Banh xà lỏn
Bành ki = bự
Bạt mạng = bất cần, không nghĩ tới hậu quả (ăn chơi bạt mạng)
Bặc co tay đôi = đánh nhau tay đôi
Bặm trợn = trông dữ tợn, dữ dằn
Bất thình lình = đột ngột, Bất tử
Bầy hầy : bê bối, ở dơ
Bẹo = chưng ra, Bệu (gốc từ cây Bẹo gắn trên ghe để bán hàng ở chợ nổi ngày xưa)
Bẹo gan = chọc cho ai nổi điên, ứa gan
Bề hội đồng = hiếp dâm tập thể
Bển = bên đó, bên ấy (tụi nó đang chờ con bên bển đó!)
Biết đâu nà, biết đâu nè, = biết đâu đấy
Biết sao hôn !
Biệt tung biệt tích = không thấy hiện diện
Biểu (ai biểu hổng chịu nghe tui mần chi! – lời trách nhẹ nhàng) = bảo
Bít bùng
Bình thủy = phích nước
Bình-dân = bình thường
Bo bo xì = nghỉ chơi không quen nữa (động tác lấy tay đập đập vào miệng vừa nói của con nít)
Bỏ qua đi tám = cho qua mọi chuyện đừng quan tâm nữa (chỉ nói khi người đó nhỏ vai vế hơn mình)
Bỏ thí = bỏ
Bồ = gọi bạn thân thiết ( Ê chiều nay bồ rãnh tạt qua nhà chở tui đi luôn nghen)
Bồ đá = bị bạn gái bỏ
Bồn binh = Bùng binh, vòng xoay (nay)
Bội phần, muôn phần = gấp nhiều lần
Buồn xo = rất buồn ( làm gì mà coi cái mặt buồn xo dậy? )
Buột = cột
Bữa = buổi/từ đó tới nay (ăn bữa cơm rồi về/bữa giờ đi đâu mà hổng thấy qua chơi?)
Cà chớn cà cháo = không ra gì
Cà chớn chống xâm lăng. Cù lần ra khói lửa.
Cà kê dê ngỗng = dài dòng.
Cà Na Xí Muội = chuyện không đâu vào đâu
Cà nhõng = rãnh rỗi không việc gì để làm (đi cà nhõng tối ngày), có khi gọi là nhõng nhõng
Cà giựt : lăng xăng, lộn xộn
Cà nghinh cà ngang = nghênh ngang
Cà rem = kem
Cà rịt cà tang = chậm chạp.
Cà tàng = bình thường, quê mùa,….
Cà tưng cà tửng
Cái thằng trời đánh thánh đâm
Càm ràm = nói tùm lum không đâu vào đâu/nói nhây
Cảo dược
Còn ai trồng khoai đất này = chính là tôi
Coi được hông?
Cù lần, cù lần lữa = từ gốc từ con cù lần chậm chạp, lề mề, chỉ người quá chậm lụt trong ứng đối với chung quanh … (thằng này cù lần quá!)
Cua gái = tán gái
Cụng = chạm
Cuốc = chạy xe (tui mới làm một cuốc từ Hocmon dzia Saigon cũng được trăm hai bỏ túi!)
Cứng đầu cứng cổ
Chà bá , tổ chảng, chà bá lữa = to lớn, bự
Chàng hãng chê hê = banh chân ra ngồi ( Con gái con đứa gì mà ngồi chàng hãng chê hê hà, khép chưn lại cái coi! )
Cha chả = gần như từ cảm thán “trời ơi! ” (Cha chả! hổm rày đi đâu biệt tích dzậy ông?)
Chả = không ( Nói chả hiểu gì hết trơn hết trọi á ! )
Chạy u đi
Chằn ăn trăn quấn = dữ dằn
Chậm lụt = chậm chạp, khờ
Chém vè (dè)= trốn trốn cuộc hẹn trước
Chén = bát
Chèn đét ơi, mèn đét ơi, chèn ơi, Mèn ơi = ngạc nhiên
Chết cha mày chưa! có chiện gì dậy? = một cách hỏi thăm xem ai đó có bị chuyện gì làm rắc rối không
Chì = giỏi (anh ấy học “chì” lắm đó).
Chiên = rán
Chình ình = ngay trước mặt ( Nghe tiếng gọi thằng Tư quay đầu qua thì đã thấy tui chình ình trước mặt)
Chịu = thích, ưa, đồng ý ( Hổng chịu đâu nha, nè! chịu thằng đó không tao gả luôn)
Chói lọi = chói sáng
Chỏ mũi, chỏ mỏ= xía, xen vào chuyện người khác
Chỏng mông = mệt bở hơi tai (làm chỏng mông luôn đây nè)
Chổ làm, Sở làm = hãng xưỡng, cơ quan công tác
Chơi chỏi = chơi trội, chơi qua mặt
Chùm hum = ngồi bó gối hoặc ngồi lâu một chổ không nhúc nhích, không quan tâm đến ai (có gì buồn hay sao mà ngồi chùm hum một chổ dậy? )
Chưn = chân
Chưng hững = ngạc nhiên
Chưng ra = trưng bày
Còn khuya
Có chi hông? = có chuyện gì không?
Cô hồn, các đảng
Dạ, Ừa (ừa/ừ chỉ dùng khi nói với người ngang hàng) = Vâng, Ạ
Dạo này = thường/nhiều ngày trước đây đến nay (Dạo này hay đi trễ lắm nghen! /thường)
Dấm da dấm dẵng
Dây, không có dây dzô nó nghe chưa = không được dính dáng đến người đó
De kêu = quá , xạo de kêu
Dễ tào = dễ sợ
Dì ghẻ = mẹ kế
Dĩa = Đĩa
Diễn hành, Diễn Binh= diễu hành, diễu binh (chữ diễu bây giờ dùng không chính xác, thật ra là “diễn” mới đúng)
Diễu dỡ =????
Dzọt lẹ
Dỏm (dởm), dỏm đời, dỏm thúi, đồ lô (sau 1975, khi hàng hóa bị làm giả nhiều, người mua hàng nhầm hàng giả thì gọi là hàng dởm, đồ “lô” từ chữ local=nội địa)
Dô diên (vô duyên) = không có duyên (Người đâu mà vô diên thúi vậy đó hà – chữ “thúi’ chỉ để tăng mức độ chứ không có nghĩa là hôi thúi)
Dô Mánh
Du ngoạn = tham quan
Dù = Ô
Dục (vụt) đi = vất bỏ đi (giọng miền nam đọc Vụt = Dục âm cờ ít đọc thành âm tờ, giống như chữ “buồn” giọng miền nam đọc thành “buồng”)
Dùng dằng = ương bướng
Dữ hôn và …dữ …hôn…= rất ( giỏi dữ hén cũng có nghĩa là khen tặng nhưng cũng có nghĩa là đang răn đe trách móc nhẹ nhàng tùy theo ngữ cảnh và cách diễn đạt của người nói ví dụ: “Dữ hôn! lâu quá mới chịu ghé qua nhà tui nhen”, nhưng “mày muốn làm dữ phải hôn” thì lại có ý răn đe nặng hơn )
Dzìa, dề = về (thôi dzìa nghen- câu này cũng có thể là câu hỏi hoặc câu chào tùy ngữ điệu lên xuống người nói)
Dzừa dzừa (vừa) thôi nhen = đừng làm quá
Đá cá lăn dưa = lưu manh
Đa đi hia = đi chổ khác.
Đã nha! = Sướng nha!
Đài phát thanh = đài tiếng nói
Đánh đàn đánh đọ = Đánh đàn (học thì lo học không “đánh đàn đánh đọ” nhe hông) một cách để chê việc đánh đàn bằng cách ghép thêm hai từ láy đánh đọ phía sau
Đàng = đường
Đặng = được (Qua tính vậy em coi có đặng hông?)
Đầu đường xó chợ
Đen như chà dà (và) = đen thui, đen thùi lùi = rất là đen
Đêm nay ai đưa em dìa = hôm nay về làm sao, khi nào mới về (một cách hỏi) – từ bài hát Đêm nay ai đưa em về của NA9
Đi bang bang = đi nghênh ngang
Đi bụi
Đi cầu = đi đại tiện, đi nhà xí
Đi mần = đi làm
Địa cớm
Đó = đấy , nó nói đó = nó nói đấy
Đồ bỏ đi = đồ hết xài (người gì xài hổng dô, đúng là đồ bỏ đi mà)
Đồ già dịch = chê người mất nết
Đồ mắc dịch = xấu nết tuy nhiên, đối với câu Mắc dịch hông nè! có khi lại là câu nguýt – khi bị ai đó chòng ghẹo
Đờn = đàn
Đùm xe = Mai-ơ
Đừng có mơ,
Được hem (hôn/hơm) ? = được không ? chữ hông đọc trại thành hôn, hem hoặc hơm
Già dịch = Già dê
Gần xịt = thiệt là gần
Ghẹo, chòng ghẹo = chọc quê
Ghê = rất – hay ghê há tùy theo ngữ cảnh và âm điệu thì nó mang ý nghĩa là khen hoặc chê
Gớm ghiết = nhìn thấy ghê, không thích
Giục giặc, hục hặc = đang gây gổ, không thèm nói chuyện với nhau (hai đứa nó đang hục hặc! )
Hãng, Sở = công ty, xí nghiệp
Hay như = hoặc là
Hầm = nóng (trời hầm quá ngồi không mà người nó đổ mồ hôi ướt nhẹp)
Hầm bà lằng (gốc tiếng Quảng Đông);
Hậu đậu = làm việc gì cũng không tới nơi tới chốn
Héo queo
Hết = chưa, hoặc chỉ nâng cao mức độ nhấn mạnh (chưa làm gì hết)
Hết trơn hết trọi = chẳng, không – “Hết Trọi” thường đi kèm thêm cuối câu để diễn tả mức độ (Ở nhà mà hổng dọn dẹp phụ tui gì hết trơn (hết trọi) á! )
Hờm = chờ sẵn ( tui hờm sẵn rồi chỉ chờ thằng kia nó chạy ra là tui cho nó một đá cho nó lăn cù mèo luôn)
Hớt hơ hớt hãi = hấp tấp và sợ hãi ( nó hớt hơ hớt hãi chạy vào báo tin …. )
Hồi nảo hồi nào = xưa ơi là xưa
Hổm rày, mấy rày = từ mấy ngày nay
Hổng có chi! = không sao đâu
Hổng chịu đâu
Hổng thích à nhen!
Hột = hạt (hột đậu đen, đỏ) miền nam ghép cả Trứng hột vịt thay vì chỉ nói Trứng vịt như người đàng ngoài
Hợp gu = cùng sở thích
Ì xèo = tùm lum, …
năn nỉ ỉ ôi
Kẻo = coi chừng (Trời ui ui! giờ không đi sớm kẻo trời nó mưa là ướt chèm nhẹp luôn đó nhe)
Kể cho nghe nè! = nói cho nghe
Kêu gì như kêu đò thủ thiêm = kêu lớn tiếng, kêu um trời,….
Không thèm = không cần (làm gì dữ dạ tui đâu có thèm đâu mà bày đặt nhữ qua nhữ lại trước mặt tui? )
Khỉ đột
Khỉ khô
Khỉ gió
Lanh chanh
Lạnh xương sống
Làm (mần) cái con khỉ khô = không thèm làm
Làm (mần) dzậy coi được hông?
Làm dzậy coi có dễ ưa không? = một câu cảm thán tỏ ý không thích/thích tùy theo ngữ cảnh
Làm gì mà toành hoanh hết zậy
Làm nư = lì lợm, Làm cho lợi gan
Làm um lên = làm lớn chuyện
Láng coóng
Lặc lìa = muốn rớt ra, rời ra nhưng vẫn còn dính với nhau chút xíu
Lặc lìa lặc lọi = ?
Lăn cù mèo = lăn long lóc, té ngữa
Lần = tìm kiếm (biết đâu mà lần = biết tìm từ chổ nào)
Lần mò = tìm kiếm, cũng có nghĩa là làm chậm chạm (thằng tám nó lần mò cái gì trong đó dậy bây?)
Lấy le = khoe đồ
Lắm à nhen = nhiều, rất (thường nằm ở cuối câu vd: thương lắm à nhen)
Lẹt đẹt = ở phía sau, thua kém ai ( đi lẹt đẹt! Lảm gì (làm cái gì) mà cứ lẹt đẹt hoài vậy)
Lao-tổn (cách dùng từ của Ông Nguyễn Văn Vĩnh có gạch nối ở giữa)
Lao-cần (cách dùng từ của Ông Nguyễn Văn Vĩnh có gạch nối ở giữa)
Lên bờ xuống ruộng
Lên hơi, lấy hơi lên = bực tức (Nghe ông nói tui muốn lên hơi (lấy hơi lên) rồi đó nha!
Liệu = tính toán
Liệu hồn = coi chừng
Lô = đồ giả, đồ dỡ, đồ xấu (gốc từ chữ local do một thời đồ trong nước sản xuất bị chê vì xài không tốt)
Lộn = nhầm (nói lộn nói lại)
Lộn xộn = làm rối
Lục cá nguyệt: sáu tháng. Ví dụ: Nộp báo cáo sáu tháng một lần: Nộp báo cáo lục cá nguyệt.
Lụi hụi = ???? (Lụi hụi một hồi cũng tới rồi nè!)
Lùm xùm = rối rắm,
Lụt đục = không hòa thuận (gia đình nó lụt đục quài)
Lừng mặt = quen quá không còn sợ nữa (Chơi với nó riết nó lừng mặt mình luôn nhen)
Má = Mẹ
Ma lanh, Ma le

Mã tà = cảnh sát
Mari phông tên = con gái thành phố quê mùa
Mari sến = sến cải lương
Mát trời ông địa = thoải mái
Máy lạnh = máy điều hòa nhiệt độ
Mắc cười = buồn cười
Mắc dịch = Mất nết, không đàng hoàng, lẳng lơ, xỏ lá, bởn cợt.
Mặt chù ụ một đống, mặt chầm dầm
Mần ăn = làm ăn
Mần chi = làm gì
Mậy = mày ( thôi nghen mậy = đừng làm nữa)
Mè nheo = Mèo nheo
Mét = mách
Miệt = kèm theo để chỉ một vùng đất, địa danh Miệt Hóc Môn, Miệt dưới, Miệt vườn
Miệt, mai, báo, tứ, nóc… chò = 1, 2, 3, 4, 5…. 10.
Mình ên = một mình (đi có mình ên, làm mình ên)
Mò mẫm rờ rẫm sờ sẩm (hài) = mò
Mồ tổ! = câu cảm thán
Mả = Mồ
Muỗng = Thìa, Môi
Mút mùa lệ thủy = mất tiêu
Nam Tàu Bắc Đẩu
Nào giờ = từ trước tới nay
Niềng xe = vành xe
Ngang Tàng = bất cần đời
Nghen, hén, hen, nhen
Nghía gái
Ngó lơ = làm lơ, nhìn chổ khác không để ý tới ai đó
Ngoại quốc = nước ngoài
Ngon bà cố = thiệt là ngon
Ngộ = đẹp, lạ (cái này coi ngộ hén)
Ngồi chồm hỗm = ngồi co chân ….chỉ động tác co gập hai chân lại theo tư thế ngồi … Nhưng không có ghế hay vật tựa cho mông và lưng … (Chợ chồm hổm – chợ không có sạp)
Ngủ nghê
Nhá qua nhá lại
Nhan nhãn = thấy cái gì nhiều đằng trước mặt
Nhắc chi chuyện cũ thêm đau lòng lắm người ơi! = đừng nhắc chuyện đó nữa, biết rồi đừng kể nữa – trích lời trong bài hát Ngày đó xa rồi
Nhậu = một cách gọi khi uống rượu, bia
Nhiều chiện = nhiều chuyện
Nhí nhảnh
Nhìn khó ưa quá (nha)= đôi khi là chê nhưng trong nhiều tình huống lại là khen đẹp nếu thêm chữ NHA phía sau
Nhóc, đầy nhóc : nhiều
Nhột = buồn
Nhữ qua nhữ lại = đưa qua đưa lại cái gì đó trước mặt ai (tương tự nhá qua nhá lại nhưng cấp độ mạnh hơn)
Nhựt = Nhật
Ngựa đực, Ngựa cái = xãnh xẹ
Nón An toàn = Mũ Bảo hiểm
Nổ banh xác = nói láo
Nổ dữ dội= quăng lựu đạn (ngày xưa có chuyện hay chọi “lụ đạn” vô chợ khủng bố dân lành)
Nước lớn, nước xuống, nước rồng (thủy triều)
Ớn ăn
Ồng Cò = cảnh sát
Ổng, Bả, Cổ, Chả = Ông, Bà, Cô, Cha ấy = ông đó ổng nói (ông ấy nói)
Ông bà bô = ba má
Ông bà ông giải
Phê = mệt
Phi cơ, máy bay = tàu bay
Quá cỡ thợ mộc…= làm quá,
Qua đây nói nghe nè! = kêu ai đó lại gần mình
Qua bên bển, vô trong trỏng, đi ra ngoải,
Quá xá = nhiều (dạo này kẹt chiện quá xá! )
Quá xá quà xa = quá nhiều
Quắc cần câu = nhậu say hết biết đường
Quăng lựu đạn (ngày xưa hay có chuyện quăng “lựu đạn” vô chợ khủng bố dân lành)
Quần què = ????
Quấy = làm sai – dùng cho con nít thì lại khác, có ý là vừa quậy phá vừa khóc (thằng nhóc này hay khóc quấy quá!)
Quê một cục
Quê xệ
Quởn,
Rành = thành thạo, thông thạo, biết (tui hồng rành đường này nhen, tui hổng rành (biết) nhen)
Ráo = hết
Rạp = nhà hát(rạp hát), dựng một cái mái che ngoài đường lộ hay trong sân nhà để cho khách ngồi cho mát (dựng rạp làm đám cưới)
Rân trời = Rần trời, um sùm
Rốp rẽng (miền Tây) = làm nhanh chóng
Rốt ráo (miền Tây) = làm nhanh chóng và có hiệu quả
Ruột xe = xăm
Sai bét bèng beng = rất sai, sai quá trời sai!
Sai đứt đuôi con nòng nọc = như Sai bét bèng beng
Sạp = quầy hàng
Sến = cải lương màu mè (mặt đồ gì sến quá trời dậy cha?) nhạc sến lại có ý nghĩa khác không phải là nhạc cải lương
Sến hồi xưa là người làm giúp việc trong nhà. Mary sến cũng có nghỉa là lèn xèn như ng chị hai đầy tớ trong nhà.
Sên xe = xích
Sếp phơ = Tài xế
Sống lây lất qua ngày
Sức mấy,
Sườn xe = khung xe
Tà tà, tàn tàn, cà rịch cà tang = từ từ
Tàn mạt = nghèo rớt mùng tơi
Tàng tàng = bình dân
Tào lao, tào lao mía lao, tào lao chi địa, tào lao chi thiên,… chuyện tầm xàm bá láp = vớ vẫn
Tàu hủ = đậu phụ
Tạt qua = ghé qua
Tả Pín Lù : Hầm bà lằng (gốc Quảng Đông)
Tầm xàm bá láp
Tầy quầy, tùm lum tà la = bừa bãi
Té (gốc từ miền Trung)= Ngã
Tèn ten tén ten = chọc ai khi làm cái gì đó bị hư
Tía, Ba = Cha
Tiền lính tính liền, tiền làng tàn liền …!
Tò te tí te = Nói chuyện – “Coi đó! nó xẹt qua tò te tí te với tui mấy câu thì xẹt đi mất tiêu”
Tòn teng = đong đưa, đu đưa
Tổ cha, thằng chết bầm
Tới = đến (người miền Nam và SG ít khi dùng chữ đến mà dùng chữ tới khi nói chuyện, đến thường chỉ dùng trong văn bản)
Tới chỉ = cuối (Hôm nay chơi tới chỉ luôn!)
Tới đâu hay tới đó = chuyện đến rồi mới tính
Tốp nhỏ = nhóm người nhỏ tuổi ( thường chỉ có người lớn tuổi gọi như vậy “Tốp nhỏ tụi bây coi dẹp đồ chơi cho lẹ lo rữa tay rồi lên ăn cơm nhen”)
Tui ưa dzụ (vụ) này rồi à nhen = tui thích việc này rồi ( trong đó tui = tôi )
Tui, qua = tôi
Tụm năm tụm ba = nhiều người họp lại bàn chuyện hay chơi trò gì đó
Tức cành hông = tức dữ lắm
Tháng mười mưa thúi đất
hảy hàng
Thầy chạy
Thắng = phanh
Thằng cha mày, ông nội cha mày = một cách nói yêu với người dưới tùy theo cách lên xuống và kéo dài âm, có thể ra nghĩa khác cũng có thể là một câu thóa mạ
Thậm thụt
Thấy ghét, nhìn ghét ghê = có thể là một câu khen tặng tùy ngữ cảnh và âm điệu của người nói
Thấy gớm = thấy ghê, tởm (cách nói giọng miền Nam hơi kéo dài chữ thấy và luyến ở chữ Thấy, “Thấy mà gớm” âm mà bị câm)
Thấy gớm = thấy ớn
Thèo lẽo = mách lẽo ( Con nhỏ đó chuyên thèo lẽo chuyện của mầy cho Cô nghe đó! )
Thêm thắc
Thềm ba, hàng ba
Thí = cho không, miễn phí, bỏ ( thôi thí cho nó đi!)
Thí dụ = ví dụ
Thí cô hồn
Thiệt hôn? = thật không?
Thọc cù lét, chọc cù lét = ??? làm cho ai đó bị nhột
Thôi đi má, thôi đi mẹ! = bảo ai đừng làm điều gì đó
Thôi hén!
Thơm = dứa, khóm
Thúi = hôi thối,
Thưa rĩnh thưa rãng = lưa thưa lác đác
Trà = Chè
Trăm phần trăm = cạn chén- (có thể gốc từ bài hát Một trăm em ơi – uống bia cạn ly là 100%)
Trật chìa, trật đường rầy, trật dây nịt = sai giờ giấc ( Hẹn cho đã rồi không ra làm trật chìa hết trơn hết trọi)
Trển = trên ấy (lên trên Saigon mua đi , ở trển có bán đồ nhiều lắm)
Trọ trẹ = giọng nói không rỏ ràng
Trời ui ui = trời hơi tối tối
trụi lũi = nhẵn thín ( cạo râu trụi lũi)
Trừ phi
Trực thăng = máy bay lên thẳng
Um xùm
Ướt chèm nhẹp
Ướt như chuột lội
Ứa gan = chướng mắt
Vè xe = chắn bùn xe
Vỏ xe = lốp
Xả láng sáng về sớm = Cứ thoải mái không lo gì hết
Xà lỏn, quần cụt = quần đùi
Xà quần
Xài = dùng, sử dụng
Xảnh xẹ, Xí xọn = xảnh xẹ = làm điệu
Xe cam nhông = xe tải
Xe hơi = Ô tô con
Xe nhà binh = xe quân đội
Xe đò = xe chở khách, tương tự như xe buýt nhưng tuyến xe chạy xa hơn ngoài phạm vi nội đô (Xe đò lục tỉnh)
Xe Honda = xe gắn máy ( có một thời gian người miền Nam quen gọi đi xe Honda tức là đi xe gắn máy – Ê! mầy tính đi xe honda hay đi xe đạp dậy?)
Xẹp lép = lép xẹp, trống rổng ( Bụng xẹp lép – đói bụng chưa có ăn gì hết)
Xẹt qua = ghé ngang qua nơi nào một chút (tao xẹt qua nhà thằng Tám cái đã nghen – có thể gốc từ sét đánh chớp xẹt xẹt nhanh)
Xẹt ra – Xẹt vô = đi ra đi vào rất nhanh
Xí = hổng dám đâu/nguýt dài (cảm thán khi bị chọc ghẹo)
Xí xa xí xầm, xì xà xì xầm, xì xầm= nói to nhỏ
Xía = chen vô (Xí! cứ xía dô chiện tui hoài nghen! )
Xĩa răng = không đủ chi phí (Làm muốn chỏng mông mà hổng đủ xĩa răng nữa)
Xĩa xói = châm chọt
Xiên lá cành xiên qua cành lá = câu châm chọc mang ý nghĩa ai đó đang xỏ xiên mình ???? (gốc từ bài hát Tình anh lính chiến- Xuyên lá cành trăng lên lều vải)
Xiết = nổi ( chịu hết xiết = chịu hổng nổi = không chịu được)
Xỏ lá ba que = giống như chém dè (vè), tuy nhiên có ý khác là cảnh báo đừng có xen vào chuyện của ai đó trong câu: “đừng có xỏ lá ba que nhe mậy”
Xỏ xiên = đâm thọt, đâm bị thóc chọc bị gạo,… (ăn nói xỏ xiên)
Xụi lơ
Xưa rồi diễm = chuyện ai cũng biết rồi (gốc từ tựa bài hát Diễm xưa TCS)


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (30-03-2021 08:43 PM)
18-03-2021, 05:27 AM
Bài viết: #2
RE: CHÚT CHỬ ĐỂ NHỚ
CHỬ & NGHĨA ( sưu tầm thêm)

[Hình: attachment.php?aid=14425]

Từ thời xa xưa, ngôn ngữ Việt Nam đã rất đa dạng, phong phú. Nhất là những từ ngữ cổ bởi chúng có thể diễn tả sâu sắc nội tâm của con người, diễn tả chi tiết về sự vật, hiện tượng…. Cho đến ngày nay, chúng vẫn tồn tại nhưng lại thường bị mất nghĩa hoặc bị hiểu sai.

Dưới đây là một số từ cổ tưởng chừng vô nghĩa nhưng lại có ý nghĩa rất bất ngờ và thú vị.

Chúng ta vẫn thường nói, em yêu dấu, ‘yêu’ thì hiểu rồi, nhưng ‘dấu’ nghĩa là gì?
‘Dấu’ là một từ cổ, sách Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của giảng: ‘dấu’ nghĩa là ‘yêu mến’. Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes (1651) cũng giải thích ‘dấu’ là một từ cổ để chỉ sự thương yêu. Ông cho ví dụ: Thuốc dấu là ‘bùa để làm cho yêu’.

‘Dấu’ nghĩa là ‘yêu mến’

Tục ngữ Việt Nam nói ‘Con vua vua dấu, con chúa chúa yêu’, còn Hồ Xuân Hương trong bài thơ Cái quạt giấy (bài hai) thì viết ‘Chúa dấu vua yêu một cái này’. Có thể thấy, ‘dấu’ và ‘yêu’ là hai từ có ý nghĩa tương đương, ngày xưa dùng hai từ độc lập, nhưng bây giờ ta có thể thấy từ ‘yêu’ vẫn còn được viết hay nói một mình, còn từ ‘dấu’ thì không ai dùng một mình nữa. Giờ đây, thay vì ‘anh yêu em’ mà nói ‘anh dấu em’ thì không khéo lại bị hỏi ‘anh giấu cái gì?’.

Trong từ ‘chợ búa’ thì ‘búa’ có nghĩa là gì?

‘Búa’ trong ‘chợ búa’ chắc chắn không liên quan đến cái búa để đốn cây rồi. Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng ý kiến được xem là vững chắc nhất thì cho rằng ‘búa’ là âm xưa của chữ [铺], âm Hán Việt hiện đại là của chữ này là ‘phố’, nghĩa là cửa hàng, là nơi buôn bán. Chợ búa nói chung là nơi người ta tụ tập mua bán.

‘Búa’ trong tiếng Việt hiện đại đã dần mất nghĩa và không dùng độc lập, nhưng nếu nói nó vô nghĩa thì không đúng. Tiếng Việt có rất nhiều từ cổ bị mất nghĩa khi đứng một mình, nhưng chúng không vô nghĩa.

Nói ‘gậy gộc’, ‘gậy’ thì hiểu rồi, còn ‘gộc’?

‘Gộc’ là ‘cây củi có khúc đẩn lớn cũng là ‘đoạn gốc của cây tre, cây vầu’ hay có nghĩa là ‘to lớn’.

‘Gộc’ là từ mà hiện nay đã không còn nghĩa độc lập. Tiếng Hán, ‘gộc’ là chữ này [㭲]. Sách ‘Đại Nam quốc âm tự vị’ của Huỳnh Tịnh Của giảng: ‘Gộc’ là ‘cây củi có khúc đẩn(?) mà lớn’ và cho ví dụ ‘ông gộc’ là người già cả hơn hết hoặc làm lớn hơn hết trong một xứ. Cũng có tài liệu giảng ‘gộc’ là ‘đoạn gốc của cây tre, cây vầu’ hay có nghĩa là ‘to lớn’.

Theo đó, gậy gộc nghĩa là những cây gậy lớn, thường dùng để đánh nhau.
Hay nói ‘hỏi han’ nhau, ‘hỏi’ thì rõ nghĩa rồi, vậy ‘han’ có nghĩa không?
Tương tự như ‘gậy gộc’, ‘hỏi han’ không phải là từ láy mà là từ ghép đẳng lập, trong đó cả ‘hỏi’ và ‘han’ đều có nghĩa.

Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của giải thích: ‘han’ nghĩa là ‘hỏi tới’, ‘nói tới’. Theo đó, ‘hỏi han’ nghĩa là hỏi một việc gì đó, hỏi tới hay nói tới một việc nào đó.
Truyện Kiều của Nguyễn Du từng dùng ‘han’ như một từ độc lập, không dính đến từ ‘hỏi’, trong câu: ‘Trước xe lơi lả han chào / Vâng lời nàng mới bước vào tận nơi’ (Phần Kiều rơi vào tay Tú Bà và Mã Giám Sinh). ‘Han chào’ chính là chào hỏi.

Khi nói về một chuyện gì đó ‘to tát’ thì ‘tát’ có nghĩa là gì?

Tát’ đúng ra phải dùng là ‘tác’.’Tác’ nghĩa là lớn, ta thường gặp qua từ ‘tuổi tác’.

‘To tát’ không phải là từ láy mà là từ ghép, cả ‘to’ và ‘tát’ đều có nghĩa. Tuy nhiên, ‘tát’ ở đây là một minh chứng cho hiện tượng dùng sai nhiều thì thành đúng trong ngôn ngữ. ‘Tát’ đúng ra phải dùng là ‘tác’.
Tác’ nghĩa là lớn, ta thường gặp qua từ ‘tuổi tác’. Khi nói ‘tuổi tác’ thì đã mang nghĩa lớn tuổi, già rồi.. Tuy nhiên, ngày nay mình hay nói ‘tuổi tác đã lớn’, cách nói này xét về nguồn gốc thì không đúng, bị lặp từ.
Do trong quá trình sử dụng đã có nhiều biến chuyển, nên ‘tuổi tác’ thường dùng để chỉ tuổi. Thậm chí tuổi còn nhỏ cũng dùng ‘tuổi tác’, ví dụ: ‘Tuổi tác còn nhỏ’, ‘tuổi tác mới có bây lớn’,…
Riêng từ ‘to tác’ để chỉ cái gì đó lớn thì đã dùng thành ‘to tát’. Tuy nhiên, để viết đúng chính tả tiếng Việt hiện đại dùng ‘to tát’.

Có câu, ‘cần cù bù thông minh’, ‘cần cù’ là từ láy hay từ ghép? ‘Cù’ có nghĩa gì ?

‘Cần’ là siêng năng chăm chỉ, ‘cù’ là khó nhọc, vất vả.
‘Cần cù’ là từ ghép, cả ‘cần’ và ‘cù’ đều có nghĩa. Đây là từ gốc Hán, viết là 勤劬. ‘Cần’ là siêng năng chăm chỉ, ‘cù’ là khó nhọc, vất vả.
Chữ ‘cù’ này còn xuất hiện trong từ ‘cù lao’ (劬劳) chỉ công ơn cha mẹ (thường nói chín chữ cù lao).
Truyện Kiều có câu: ‘Duyên hội ngộ, đức cù lao/Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn’. Không nên nhầm lẫn từ ‘cù lao’ này với từ ‘cù lao’ chỉ cồn đất/cát nổi lên giữa sông do phù sa bồi lắng.

Bếp núc

[Hình: attachment.php?aid=14424]

‘Núc’ là ‘đồ đắp bằng đất thường làm ra ba hòn, có thể bắc nồi nấu ăn’ và có thể hiểu núc chính là ông Táo.
– Bếp là nơi nấu ăn;
– Núc là ‘đồ đắp bằng đất thường làm ra ba hòn, có thể bắc nồi nấu ăn’, cho nên có thể hiểu núc chính là ông Táo. (theo Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị)

‘Thêu thùa’ là từ ghép tổ hợp (hay ghép đẳng lập), trong đó cả thêu và thùa
đều có nghĩa
Thùa là kết chỉ thêm, làm cho đẹp thêm.
– Thêu là dùng chỉ màu đính lên bề mặt vải làm ra hoa văn;
– Thùa là kết chỉ thêm, làm cho đẹp thêm.
Về cơ bản thì thêu và thùa giống nhau, đều là hành động thêm hoa văn trang trí trên vải vóc cho đẹp. Nhưng thùa đôi khi còn có nghĩa là hành động mạng lại chỗ vải bị rách cho đẹp.

‘Vải vóc’ là một từ ghép với chữ ‘vóc’ cũng có nghĩa

Vóc là một xấp hàng lụa vừa đủ một quần là sáu thước may.
– Vải là chỉ bông hoặc đồ dệt bằng chỉ bông;
– Vóc là một xấp hàng lụa vừa đủ một quần là sáu thước may.

Ngày nay thì vải không nhất thiết là dệt bằng chỉ bông mà có thể dệt bằng nhiều chất liệu khác. Còn vóc thì ít khi thấy dùng một mình nữa, người ta thường lầm tưởng ‘vải vóc’ là từ láy.


File đính kèm Thumbnail(s)
       
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (30-03-2021 08:40 PM)
20-03-2021, 07:06 AM
Bài viết: #3
RE: CHÚT CHỬ ĐỂ NHỚ
ĐỌC CHƠI MÀ NGHĨA CHẲNG CHƠI ( sưu tầm trên net))

Trong quan hệ gia đình

1. “Bé cậy cha”, già cậy người dưng.
2. Sinh con trông cậy tuổi già. Con chẳng phụng dưỡng (lại) gửi nhà tình thương.
3. “Công cha như núi Thái sơn”. Thủ trưởng “nâng đỡ” còn hơn cha nhiều.

4. “Bố ăn chả, mẹ ăn nem”. Các con thèm đòi ăn cả nem lẫn chả!
5. Trăm vạn lời hay tâm sự. Chẳng bằng việc làm mình tự nêu gương.
6. Nhậu nhẹt bạn bè bạc trăm xem nhẹ. Giỗ cha giỗ mẹ suy tính từng đồng
7. Cha mẹ nói thì con cãi. Thủ trưởng bảo thì mãi mãi: dạ, vâng!
8. Bố mẹ già ít chăm lo. Khi chết thi thố mồ to mả dầy.
9. Đi làm tử thiện lễ bái khắp nơi. Ăn uống xả hơi quên ngày giỗ mẹ.
10. Xưa đẻ gái, bố thả gà. Nay nhờ con gái cả nhà giầu sang.
11. Thường thì chén chú, chén anh. Khi chia thừa kế tranh giành đánh nhau!
12. Giỗ bố không cúng tại gia. Mời đến khách sạn như là đám cheo.
13. Xưa Kiều bán mình chuộc cha. Nay con bán nhà, cha ở chung cư.
14. Dạy dỗ con mà không thành. Khác gì nuôi kẻ lưu manh trong nhà!
15. Với ruột thịt còn từ nhau. Với người ngoài khó trước sau chân tình.
16. Cha mẹ tham lam, con cháu thường làm theo đúng bề trên...
17. Cha chết chẳng khóc câu nào. Có ông Quan chết hắn gào rõ ghê.
18. Dân nghèo lo giỗ lo Tết. Quan tham lại mừng khi bố mẹ chết để nhận phong bì!
19. Con cái có đứa chê bố mẹ khó. Còn chó không biết chê chủ nghèo.
20. Cha mẹ chẳng thấy thăm nuôi. Vợ chồng tất tả ngược xuôi “tế bần”!
21. Mẹ thương con cháu, mẹ ra. Xin đừng biến mẹ như là ô-sin.
22. Cưới thừa cỗ, giỗ thiếu anh em, cũng phải nên xem lòng dạ?
23. Dạy con “giấy rách giữ lề”. Cha mẹ cờ bạc-lô đề, dạy ai?
24. “Nuôi con những ước về sau”. Làm quan để được lắm “màu” giàu to.
25. “Rộng bụng còn hơn rộng nhà”. Lỡ nào cư xử mẹ cha hẹp hòi!
26. Con cháu thường nói trống không. Hỏi ra mới biết: Thưa ông kiệm lời!
27. Mạch trong nước chảy ra trong. Cha mẹ “lòng thòng” con cái sao ngoan?
28. “Sóng tình dường đã xiêu xiêu”. Chung chạ bừa bãi, hẳn nhiều HIV.
29. Vợ rồi còn chục em “meo”. Đến khi ngã bệnh nằm queo một mình.
30. “Giàu vì bạn” hoạn nạn vì “bồ”.
31. Ra đường ăn nói nhẹ nhàng. Về nhà phũ phàng với cả người thân.
32. Ngày xưa “Đánh đĩ chín phương, vẫn để một phương lấy chồng”; Bây giờ ối gái má hồng dẫu đã có chồng, đánh đủ mười phương
33. “Chồng nghèo vỗ về quanh năm”. Sao bằng Sếp lớn ăn nằm buổi trưa!
34. Ở đời còn khối cảnh sầu. Chồng tù, con nghiện, vợ bầu với trai.
35. Nhà chồng giàu có gì đâu. Em về bên ấy làm dâu cũng buồn.
36. “Lên non mới thấy non cao”. Cặp bồ mới hiểu tại sao hết tiền!

Trong quan hệ trai gái

37. Ngày xưa phái mạnh là Nam. Bây giờ “phái mạnh” chuyển sang Đàn bà.
38. Chữ trinh xưa giá “ngàn vàng”. Ngày nay ối kẻ “làm hàng” bán rao.
39. Thế giới sướng nhất Việt nam. “Nhà nghỉ” rõ lắm, nhà làm có đâu?
40. Chỉ vì một con mái, vài con trống đánh nhau. Súc vật không biết “nhịn”, nên chúng mới khổ đau.
41. Gái xưa tiết hạnh giữ mình. Nay giữ tiết hạnh dễ tình dở dang!
42. Khi yêu trai, gái thường quên. Những điều đáng lẽ không nên ...lại làm!
43. Cái nết không đánh chết cái đẹp. Còn bị nó “dẹp” sang hẳn một bên!
44. “Chưa chăn gối cũng vợ chồng”. Sinh viên giờ cũng tư thông kiểu này.
45. “Yêu anh mấy núi cũng trèo”. Đến gần em thấy nhà nghèo, nên thôi.
46. “Bây giờ ván đã đóng thuyền”. Thấy người nhiều tiền gỡ ván bán ngay.
47. “Lầu xanh quen lối xưa nay”. Rành đường chỉ có các tay quan trường.
48. “Tiếc hoa những ngậm ngùi Xuân”. Thương lão “hết đát” thích gần gái tơ.
49. Yêu anh yêu mãi suốt đời. Có nhà mặt phố, bố thời chức to.
50. “Chẳng tham ruộng cả ao liền”. Ham vì anh có chức quyền trong tay.

Trong quan hệ bạn bè, sếp và nhân viên

51. “Rượu ngon phải có bạn hiền”. Xin chớ lạm dụng triền miên suốt ngày.
52. Khỏe mạnh chẳng đến thăm nhau. Không ăn, không nói ốm đau thăm gì?
53. Muốn giàu “mua” bạn. Chỉ kẻ khốn nạn “bán” bạn làm giàu.
54. Phụ-Mẫu Sếp mất phúng viếng rất đông. Khi đến lượt Sếp chỉ trông họ hàng.
55. Hoạn nạn trông cậy lẫn nhau. Lên quan “lắm màu” gút- bai mất hút.
56. Hôm qua: Thưa sếp!... Dạ...em! Vừa hưu, nó đã vội quên không mời.
57. Lúc cần lên, xuống van nài...Xong việc chẳng thấy bóng ai lượn lờ.
58. Ngoài thì ủng hộ hết lời. Đến khi bỏ phiếu bút thời gạch phăng.
59. Xưa “đồng chí” quí hơn vàng. Nay gọi “đồng chí” sẵn sàng choảng nhau!
60. Không ai được chọn con cái, mẹ cha. Nhưng việc chọn bạn thì ta có quyền.
61. Kẻ thù giết nhau bằng bom bằng đạn. Không nên giết bạn bằng uống, bằng ăn!
62. Quí nhau tặng mấy tập thơ. Chẳng bằng đem tặng một tờ Mỹ kim
63. Xưa cỗ, không bằng lời chào. Ngày nay “giá cỗ” thường cao hơn lời.
64. “Có đi... lại... toại tấm lòng”. Thăm người, người chẳng có mong thăm mình?
65. “Gió đưa cành trúc la đà”. Nhân viên đưa sếp vào nhà nghỉ thôi.
66. Có vay có trả ở đời. Vay được vui thế, trả mặt (thời) lạnh tanh.

Trong quan hệ thầy trò

67. “Làm đầy tớ người khôn hơn làm thầy kẻ dại”. Trời sao báo hại kẻ dại lại làm thầy người khôn.
68. Không học, lớn biết làm gì. Đi học không có “phong bì” không xong!
69. Học hàm học vị rõ oai. Làm việc thì chẳng bằng ai mới buồn.
70. Dạy người ông nói rõ hay. Khi làm ông lại làm ngay điều xoàng.
71. “Dân ta phải biết sử ta”. Ối kẻ lầm lẫn nói ra sử Tầu.
72. “Tiền học lễ, hậu học văn”. Nay vì miếng ăn, xem thường học lễ!
73. Chữ “TÂM” chữ “ĐỨC” bán đầy. Mà sao chữ Thầy lắm kẻ mau quên?
74. Không học có BẰNG mới “tài”. Có học thi đỗ thì ai bất ngờ!
75. Ngày xưa ba tháng nghỉ hè. Ngày nay các cháu bị đè học thêm.
76. “Không thầy đố mày làm nên”. Vừa mới tốt nghiệp đã quên ơn thầy.
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (30-03-2021 08:39 PM)
30-03-2021, 09:17 PM
Bài viết: #4
RE: CHÚT CHỬ ĐỂ NHỚ
Con cám ơn Dượng Hai đã sưu tầm và chia sẻ. Đây là những bài đọc vui và bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu cách sử dụng từ ngữ của người xưa. Có rất nhiều cụm từ ngữ đã không còn sử dụng hay đã bị biến thể thành một cụm từ khác.
Từ ngày Facebook thịnh hành, trang nhà GQ của mình ít có ai vào đăng bài hay xem, và các hình ảnh sinh hoạt gia đình cũng không còn đăng trên đây nữa. Tất cả mọi thứ đều đăng vào Facebook vì tính nhanh lẹ và tiện lợi của nó. Trang GQ được thành lập và đã từng là một thời tấp nập người vào ra. Nay vắng và buồn quá. Nhưng Dượng vẫn giữ gìn và duy trì trang hoạt động như là chứng tích của gia tộc mình. Mong rằng bà con mình bỏ chút ít thời gian trở về trang nhà đăng bài, ảnh, chú thích, trả lời.... để trang được sôi động, và không phụ lòng người đã ra sức bảo quản và giữ gìn trang. Mong lắm thay
Quốc Bảo


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
[-] baothai được 1 thành viên cám ơn cho post này:
dieuquang (07-04-2021 05:43 AM)
07-04-2021, 05:52 AM
Bài viết: #5
RE: CHÚT CHỬ ĐỂ NHỚ
NÓI LÁI ( tài liệu copy trênmạng thấy hay nên up)

heo định nghĩa chung chung của một số nhà Ngôn ngữ học thì Nói lái là nói bằng cách giao hoán âm đầu vần và thanh điệu hoặc trật tự của hai âm tiết để tạo thành nghĩa khác hẳn và cho rằng đây là một trong những đặc trưng của tiếng Việt, nhằm mục đích đố chữ, bông đùa, chơi chữ hay châm biếm. Thí dụ như “lộng kiếng” nói lái thành “liệng cống” hay “đầu tiên” thành “tiền đâu”, “đơn giản” thành “đang giỡn”…

Có người còn cho rằng Nói lái là một đặc điểm độc đáo của tiếng Việt mà các ngôn ngữ khác không có, khi nói lái người ta phải chọn một nhóm hai hoặc ba tiếng rồi hoán vị các phụ âm hoặc các thanh của những tiếng đó cho nhau. Chẳng hạn như “Vũ như Cẩn” thành “vẫn như cũ” hay “Nguyễn y Vân” thành “vẫn y nguyên” hoặc “bảng đỏ sao vàng” thành “bỏ Đảng sang giàu”…

Lại có người giải thích : Nói lái là cách đánh tráo vần, thanh điệu… giữa hai hoặc ba tiếng với nhau, nó không rườm rà không phức tạp mà rất đơn giản dễ vận dụng để tạo thêm nghĩa mới phù hợp với mục đích giao tiếp và cho rằng nếu không có những cách nói lái này, quá trình giao tiếp sẽ kém sinh động hơn, đơn điệu hơn nhưng tựu chung, khi nói lái, người ta tránh không nói thẳng chữ muốn nói; mà người nghe vì không tinh ý, nhất thời không nhận ra nên xảy ra nhiều giai thoại vô cùng lý thú.

Như chúng ta đã biết, một chữ gồm hai phần: phụ âm và âm. Chẳng hạn như chữ thung gồm phụ âm th và âm ung. Chúng ta lại có thêm sáu thanh: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và không dấu tạo tiếng Việt thành giàu âm sắc, chỉ cần khác dấu, chữ được phát âm khác nhau: thung (thung dung), thúng (cái thúng), thùng (cái thùng), thụng (áo thụng), thủng (lỗ thủng) và tất nhiên có nghĩa khác nhau, và đây cũng là nét độc đáo của ngôn ngữ Việt, nên người nước ngoài bảo người Việt nói chuyện nghe giống như hát vậy. Thêm vào đó, tiếng Việt vốn đơn âm nên có thể Nói lái dễ dàng mà vẫn có nghiã : Cái biệt thự nầy bự thiệt ! Bí mật coi chừng bị bật mí hoặc kháng chiến lâu ngày sẽ khiến chán hay muốn đầu tư nhưng không biết từ đâu, và đã tháo giầy nhưng chưa thấy giàu ! Theo con Hương vì thương con heo cô ấy…

Đặc biệt, đối với những người lớn tuổi hay trưởng thành ở Việt Nam chẳng có ai là không biết cách nói lái, tùy theo gốc gác hoặc sinh hoạt ở Bắc, Trung hay Nam mà cách nói lái có khác nhau đôi chút.

– Nói Lái theo cách ngoài Bắc : người miền Bắc đổi chỗ cho hai chữ, đồng thời đổi luôn hai dấu (nghĩa là đổi âm sắc).

Thí dụ như chữ tượng lo nói lái thành lọ tương (lo đổi chỗ cho tượng, lấy dấu nặng thành lọ, tượng đổi chỗ cho lo, mất dấu nặng thành tương).

Chữ đấu tranh nói lái lại là tránh đâu (tranh đổi chỗ cho đấu, lấy dấu sắc của đấu thành tránh, đấu đổi chỗ cho tranh, mang dấu của tranh vì không dấu nên thành đâu).

– Nói lái theo kiểu trong Nam : theo cách nói lái trong Nam, âm trong hai chữ đổi chỗ cho nhau, phụ âm giữ nguyên vị trí.

Thí dụ như chữ cá đối nói lái thành cối đá (phụ âm ghép với âm ối của đối thành cối, và phụ âm đ ghép với âm á của cá thành đá). Và cứ như vậy mà cờ Tây thành Cầy tơ, Thầy tu thành thù Tây, hiện đại thành hại điện, Thứ Lễ thành Thế Lữ, trò chơi thành trời cho…

Trong vài trường hợp người ta nói lái cho cả ba chữ, thì chỉ hoán đổi hai chữ đầu và cuối nhưng giữ nguyên chữ giữa. Chẳng hạn như : “Trần bá Cương” thành “Trương bá Cần”, “Chín bến đò” thành “chó bến Đình”, “Âu cái Đằng” thành “ăn cái đầu”, “Hương bên đèo” thành “Heo bên đường”…

Đôi khi người ta lại đổi chỗ hai phụ âm cho nhau để sau khi nói lái có nghĩa và dễ nghe hơn. Thí dụ chữ chiến binh thay vì nói lái thành chinh biến cũng có thể nói thành chính biên. Do đó với hai chữ tranh đấu có người đã đùa mà nói rằng: tranh đấu thì tránh đâu khỏi bị trâu đánh thì thế nào cũng phải đấu tranh.

Cũng như trong trường hợp trên, những chữ trùng âm như nhân dân, lù đù, lật đật…không nói lái được.

Tuy nhiên, Nói lái là lối nói mà chỉ cảm nhận được chớ không công thức hóa được. Nếu nói lái mà đơn giản như đang giỡn (có thêm chữ g và dấu hỏi thành dấu ngã) thì không thể áp dụng công thức nào vào đây cả.

Đặc biệt là người miền Nam thường phát âm phụ âm cuối không chính xác như c # t, n # ng, y # i, dấu hỏi đọc như dấu ngã. Chẳng hạn như chữ Cắt và Cắc, Đan và Đang, Thai và Thay, suy nghĩ và nghỉ ngợi… họ đều phát âm giống nhau, khó mà phân biệt. Vì vậy khi người miềnNam nói lái thì rất dễ dàng, nhanh chóng do biến đổi bằng nhiều cách khác nhau nhưng khi viết ra thành chữ thì nhiều khi không đúng vào đâu cả (tức là sai Chánh tả). Thí dụ như sao vàng nói lái thành sang giàu nhưng viết đúng theo âm luật là sang vào thì không phải là ý của người muốn nói; bởi vậy, người ta nói nói lái chớ không ai nói viết lái. Tuy nhiên, có nhiều câu thơ, bài thơ không những nói lái mà còn viết lái rất tài tình, chúng tôi sẽ giới thiệu phần sau.

Sau đây, xin mời bước vào thế giới của ngôn ngữ Nói Lái qua các câu đố, câu hò, câu đối, giai thoại trong dân gian và cả những bài thơ mang tính cách Văn học Nghệ thuật hoặc đã có từ lâu trong nền Văn học Việt Nam. Lúc nào nói lái được là chớp ngay cơ hội. Và nói lái phải tục mới vui, mới cười được, chứ nói lái thông thường thì chả có gì hấp dẫn”.


Cũng như Ca dao, Tục ngữ, Thành ngữ… Câu đố cũng là một hình thái của Văn học dân gian Việt Nam. Người ta sử dụng Câu đố trong các buổi họp mặt vui chơi hoặc trong lúc lao động chân tay để quên đi mệt nhọc hay thử tài trí giữa hai bên nam nữ. Những câu đố Nói lái thường rất dễ đáp nhưng vì bất ngờ hay bị tròng tréo chữ nghiã mà đôi khi không đáp được.

– Lăng quằng lịt quịt … lăng quằng trứng, là cái gì? (Đáp là cái Lưng quần trắng)
– Lăng quằng lịt quịt … lăng quằng rừng, là cái gì? ( là cái Lưng quần rằn)
– Trong nhà chạy ra hỏi cái gì bán, là cái gì ? ( là cái giàn bí)
– Vừa đi vừa lủi, vừa mổ, là cái gì ? ( là cái lỗ mũi)
– Mẹ thương con, con gầy, là cái gì ? ( là cây gòn)
– Trên trời rơi xuống cái mau co, là cái gì ? ( là cái mo cau)
– Cầm đục cất đục là cái gì ? (là Cục đất)
– Ghe chài chìm giữa biển đông,

Ván phên trôi hết cái cong nó còn’’ là cái gì ? (là con còng)

– Khoan mũi, khoan lái, khoan lai,
Bò la, bò liệt đố ai biết gì? ( là củ khoai lang).

– Hít vào, hít ra, hít một là cái gì ? (là hột mít)
– Cà vô, cà ra, cà nhột, là cái gì ? (là cột nhà)
– Cúng trên núi, cúng mê, cúng mải là cái gì ? (là cái mủng)
– Cú trong nhà cú ra, cú hãi là cái gì ? (là cái hũ)
– May không chút nữa thì lầm,
Cau dày không bẻ bẻ nhầm cau ranh, là cái gì ? (là canh rau)…
– “Sáng nay đi hỏi chị Năm,

Có đi ra chợ chuộc dùm đôi bông” là cái gì ? ( là trái chùm ruột)

– Cái gì ở cạnh bờ sông,
Cái mui thì nát cái cong thì còn ? ( là con còng )

– Cái gì bằng ngón chưn cái mà chai cứng, là gì ? ( là ngón chưn cái)
– Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn, là gì ? ( là con ngựa)
– Miệng bà Ký lớn, bà Ký banh

Tay ông Cai dài, ông Cai khoanh. Là cái gì ? ( là canh bí và canh khoai)
Ngoài ra, còn có câu đố về các con vật, câu đố đặt ra là từ hai con vật nầy khi Nói lái sẽ thành hai con vật khác, đã được giải đáp như sau :

– Con Cua con Rồng lái là Con Công con Rùa
Con Cáo con Sóc lái là con Cóc con Sáo.
Con Trai con Rắn lái là con Trăn con Rái.(cá)
Con Cò con Báo lái là con Cáo con Bò
Con Sáo con Bò lái là con Sò con Báo
Con Sếu con Ngao lái là con Sáo con Nghêu …
con Sâu con Dế –> con dê con sấu
con Ngao con Sán –> con ngan con sáo
con Ong con Kiến –> con yến con công
con Ốc con Kiến –> con yến con cóc
con Trai con Rắn –> con trăn con rái
con Ốc con Nhện –> con ếch con nhộng
– Con SÁO nói với con BÒ,
Có con SÒ BÁO: bên kia Hội chùa.
Con CÔNG nghe rũ con RÙA,
Con CUA thấy vậy, mới khua con RỒNG.
Cả bọn kết lại thật đông,
Con CÒ, con SÓC cũng mong theo cùng.
CÓC, SÒ xúm lại đi chung…
Cô Công nói với Cậu Rùa,
Rồng ở dưới đất, còn Cua trên trời.
Ốc gào Nhện hỡi, nhện ơi:
Ếch bơi phố núi, Nhộng chơi ao làng.
Gió chiều nhẹ thổi mênh mang,
Tao nhân mặc khách lang thang bên đường…


Hò đối đáp vốn là một loại hình thức dân ca phổ biến khắp ba miền đất nước. Nó thường xảy ra trên cánh đồng hay dòng sông, nam và nữ thường hò đối đáp với nhau để xua đi nỗi mệt nhọc trong công việc. Điều đáng ngạc nhiên là họ có thể dễ dàng sáng tạo và hò đối đáp ngay tại chỗ. Những người này rất nhanh nhẹn và thông minh đến mức ngay cả những người có học đôi khi cũng phải khâm phục họ và đôi khi phải bỏ cuộc. Có nhiều cặp trai gái trở thành chồng vợ sau những cuộc hò nầy.

Những câu hò đối đáp thông thường thì rất nhiều nhưng dùng cách nói lái để hò đối đáp thì rất hiếm quý.

# Thông thường thì bên con gái cất cao câu hò đối trước :

“Hò hơ… Con cá đối nằm trên cối đá,
Con mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo.
Anh mà đối đặng… ơ.. ờ
Hò hơ…Anh mà đối đặng, dẫu nghèo em cũng ưng”.

# Sau khi phân tách và tìm câu trả lời, bên con trai hò đáp :

“Hò hơ… Chim mỏ kiến(g) đậu trên miếng cỏ,

Chim vàng lông đáp dựa vồng lang.

Anh đà đối đặng ơ… ờ
Hò hơ…Anh đà đối đặng, hỏi nàng có ưng chưa?”
Và như thế, bên nầy đối, bên kia đáp cứ kéo dài không dứt cuộc tranh tài đầy lý thú của hai bên nam nữ để lại dân gian những câu hò Nói lái độc đáo đầy sáng tạo:

– Con sáo sậu chê cô xấu xạo,
Con chó què chân bị cái quần che.
– Con bé mập ú nhờ bà mụ ấp,
Thằng bé ốm tong vác cái ống tôm.
– Chiều chiều cụ Mão lên rừng cạo mũ,
Sáng sớm bà Hạc đi bán bạc hà.
– Cô nàng dâu Hứa đi mua dưa hấu,
Thằng rể bảnh trai ngồi cạnh bãi tranh.

– Người mặc áo xanh chính là anh xáo, (anh Sáu)

Miếng thịt băm nát trong bụng bác Năm.

– Chàng trai sứt môi ngồi ăn xôi mứt,

Cô gái mồm to lặn lội mò tôm.

– Con cóc cái ngồi trên cái cốc,
Con cầy tơ đứng dưới cờ Tây.

Bên cạnh đó còn có những câu Nói lái mà đôi trai gái khéo léo gởi gắm tình cảm cho nhau mà người ngoài vì vô tình không hiểu được. Trước hết, người con gái thố lộ :

– “Cam sành nhỏ lá thanh ương,
Ngọt mật thanh đường nhắm lớ, bớ anh !”

Cảm thương vì “thương anh” mà “nhớ lắm” của nàng nên chàng hứa hẹn :

– “Thanh ương là tuổi mong chờ
Một mai nhái lặn chà quơ, quơ chà”.
(Có nghiã: Qua muốn “nhắn lại” với bậu là nếu “thương anh” mà bậu “chờ qua” thì “qua chờ” bậu).


Câu đối là cách chơi chữ và là một trong những thú tiêu khiển của người xưa. Người ta thường viết câu đối trong dịp Tết hay trong các lễ mừng thượng thọ, thăng quan tiến chức, đỗ đạt hay tân hôn, sinh nhật…. Người viết câu đối phải là người văn hay, chữ tốt và nhất là ý nghiã của câu đối phải phù hợp với trọng tâm của buỗi lễ. Cho nên, viết câu đối rất khó mà nói lái trong câu đố thì lại càng khó hơn nữa. Vậy mà trong dân gian Việt Nam vẫn có nhiều câu đối nói lái.

Thảm thương cho cuộc sống thiếu thốn, đói nghèo của nghề giáo dưới chế độ Xã hội Chủ nghiã, người ta than thở qua bài “Buồn đời giáo-chức”:

Thảm kịch của thầy giáo, phải tháo giầy,

Tháo luôn cả ủng, thủng luôn cả áo.
Làm giáo chức, nên phải giứt cháo,
Thảo chương rồi, để được thưởng chao,
Lấy giáo án đem dán áo.

Cùng với một câu đối bất hủ như sau :

– Chiều ba mươi, thầy giáo tháo giày ra chợ bán
Sáng mùng một, giáo chức dứt cháo đón xuân sang.

Tuy vậy, vẫn còn một câu đối khác nghe chỉnh hơn :

– Thầy giáo…tháo giầy, tháo cả ủng, thủng cả áo, đem giáo án ra… dán áo.

Mèo con….còn meo, còn léo nhéo, kéo lòn nhòn, ngậm xương cá về..ca xướng.

Còn đây là câu đối Tết dành tặng cho những tên keo kiệt, coi trọng đồng tiền hơn bất cứ mọi thứ trên đời (xin nói lái từng cặp chữ thì sẽ thấy):

– Thiên tường, tác biệt,
Hiền tạ, thu sương.

Ngoài ra, còn có những câu đối không dùng trong mục đích nào cả mà chỉ để thỏa mãn tánh trào phúng và tài Nói lái của mình:
– Kia mấy cây mía trên xe chú,
Có vài cái vò dưới nhà cô.
– Thầy giáo tháo giầy, vấy đất vất đấỵ
Thầy tu thù Tây, cầu đạo cạo đầu.
– Trai Thủ Đức năm canh thức đủ,
Gái Đồng Tranh sáu khắc đành trông.
– “Trai Thủ Đức năm canh thức đủ,
Gái Gò Công sáu khắc gồng co”.
– Gái Hóc Môn vừa hôn vừa móc,
Trai Gò Công vừa gồng vừa co.
– Thầy giáo Bản Giốc, vừa bốc vừa giảng,
Tử tù Cổng Trời, bị cởi bị trồng.
– Con trai Bắc Ninh, vừa binh vừa nắc,
Con gái Hà Đông, hồng diện đa dâm.
– Đại học Suối Máu, sáu tháng muối cơm,
Giáo khu Thừa Thiên, cửa thiền thưa thớt.
– Dân nhậu Chu Lai, uống chai uống lu,
Người dân Đập Đá, bị đá bị đập.
– Rượu thuốc Bạch Hổ, uống bổ như hạch,
Con gái Đà Nẵng, tứ đẳng nõn nà.

– Nhà văn Nhật Tiến bảo học tiếng Nhật là tiện nhất.

Luật sư Ðức Tiến không biết tiếng Ðức nên tức điếng.
– Con cá rô cố ra khỏi rá cô !

Chú chó mực chực mó vào chõ mứt.

-“Vợ nuôi chó, chồng chén cầy; tứ đốm tam khoanh, cây còn hóa ra là nhà Tuất.
“Ngưòi bảo heo, kẻ kêu lợn; ba bầy bảy mối, lớn lại thành đích thị họ Trư.”

Còn về câu đối “Gái Củ Chi, chỉ cu, hỏi củ chi?” thì có các câu :

– Trai Giồng dứa, trồng dừa giống, trên giồng dứa.
– Trai Láng Hạ, lạ háng người Láng Hạ.
– Trai Thành Đông, đồng thanh hét thành đồng.

Sau hết, có một người thích nói lái, tức cảnh sinh tình đưa ra câu đối sau đây, xin mời chư quý vị tìm cho câu đáp :

– “Xuân Cali lạnh lẽo, nghe gọi heo, gọi lợn, gọi chó, gọi cờ tây, chạnh thèm bát giả cầy…”


Giai thoại được hiểu là câu chuyện thú vị làm cho người nghe phải hào hứng, vui thích. Từ xưa, có rất nhiều giai thoại, đặc biệt là giai thoại trong văn chương thì không những được người đời truyền tụng qua những cuộc trao đổi trong giới Văn gia, trí thức mà còn được ghi vào sách vở. Tuy nhiên, có những giai thoại Nói lái thì ít người quan tâm, thỉnh thoảng họ cũng có nghe qua nhưng rồi bỏ, xem đó như là những câu chuyện dân gian. Vì vậy, những giai thoại nầy trở thành loại văn chương truyền khẩu, mặc ai muốn kể sao thì kể, muốn thêm thắt thế nào cũng được miễn đáp ứng được sự cảm nhận của người nghe là được.

A)- Chuyện Đại phong :

Chuyện thế này: hai anh hề trên sân khấu tuồng ngoài Bắc, trong lúc diễu giúp vui, anh A đố anh B: Đại phong là gì?

– “Thì đại là lớn, còn phong là gió, đại phong là gió lớn”, anh B giải thích.

Anh A bảo :“ Đại phong có nghiã là lọ tương đấy. Nầy nhé, Đại phong là gió lớn, mà gió lớn thì chùa đổ, chùa đổ thi tượng (Phật) lo, tượng lo là lọ tương

Có người còn cho rằng chuyện Đại phong xuất xứ từ Trạng Quỳnh. Trạng Quỳnh tên thật là Nguyễn Quỳnh, sinh quán Nghệ An dưới thời Lê Trung Hưng (1530-1540), là người hay chữ, thông minh xuất chúng, với bản tính nói ngông hay châm chọc vua chúa quan quyền thời bấy giờ. Một hôm Quỳnh dâng lên chúa Trịnh một lọ thức ăn khoác lác là một món ăn tuyệt hảo, ngoài có đề hai chữ Đại Phong. Sau khi ăn thử, chúa Trịnh vì bị Trạng lừa bỏ đói, ăn rất ngon miệng nên cật vấn về món ăn lạ, thì Trạng giải thích rằng Đại Phong là gió to, gió to thì tượng lo, tượng lo nói lái là lọ tương.

Ngoài ra, Trạng Quỳnh còn có một câu nói lái khác mà người ta cho rằng để chọc bà Đoàn thị Điểm (?)

– Nắng cực lúa mất mùa, đứng đầu làng xin xỏ,
Nỡ lòng nào chị chẳng cho.

B)- Chuyện Trạng Quỳnh – “đá bèo” và “ngọa sơn” :

Một bà Chúa có nhan sắc mà tính kiêu ngạo, đi ra chơi phố phường thấy ai trái ý là sai lính bắt đánh liền. Quỳnh lững thững đi chơi, gặp kiệu Chúa, thấy gần đấy có cái ao bèo, vội vàng chạy xuống cầu ao nhằm đám bèo mà đá tứ tung. Chúa biết Quỳnh, thấy chơi lẩn thẩn như thế mới hỏi:

– Ông làm gì đó?

Quỳnh ngẩng lên thưa:

– Tôi ở nhà buồn quá, ra ao đá bèo chơi ạ !

Chúa đỏ mặt tía tai, đánh kiệu bỏ đi.

Một buổi trưa nọ, Quỳnh định vào nội phủ thăm Chúa nhưng biết là Chúa đang ngon giấc ở dinh bà Chính cung, Quỳnh cụt hứng lui gót. Trên đường về, Quỳnh đề lên vách phủ hai chữ “Ngọa Sơn”. Khi Chúa gọi vào hỏi, Quỳnh trả lời :

– Khải Chúa, “Ngọa Sơn” nghĩa là nằm ở trên núi, có thế thôi ạ! Tiện tay, thần viết chơi, chẳng có gì để Chúa bận tâm cả.

Sau đó, Chúa thấy hai chữ “Ngọa Sơn” xuất hiện la liệt trên các vách tường, cửa nhà ngoài phố…Chúa truyền gọi một người đến hỏi duyên cớ. Người kia run lẩy bẩy, thưa:

Chúng con là kẻ hèn mọn dốt nát, đâu dám sính chữ. Việc này chẳng qua chỉ tại Trạng Quỳnh đấy ạ ! Trạng Quỳnh có lần vào nội phủ, về mách với chúng con là Chúa đang bận “Ngọa Sơn”, rồi giải thích rằng: Ngọa là nằm, nằm lâu thì phải ngủ, ngủ thì phải ngáy. Sơn là núi, mà núi thì phải có đèo. “Ngáy Đèo” nói lái lại là… , con không dám nói ra đâu. Không ngờ bọn trẻ con nghe lỏm được lời Trạng, buồn tay viết bậy bạ lung tung. Xin Chúa tha cho con!

Hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện này là do Quỳnh, có làm lớn chuyện ra chỉ tổ thêm xấu hổ nên bỏ qua.

C)- Chuyện Đại điểm Quần thần:

Một giai thoại về Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm được lưu truyền ở miền Nam như sau : hồi Thủ Tướng Tâm còn là Quận Trưởng Cai Lậy (có biệt danh là Hùm Xám Cai Lậy) lúc ăn mừng tân gia, có người dâng lên quan bốn chữ đại tự Đại Điểm Quần Thần rất đẹp và giải thích Quần thần là người bề tôi, Đại điểm là điểm lớn, ý nói quan lớn là người bề tôi có vị trí to lớn trong quan trường. Quan lấy làm thích thú đem treo bức liễn trong phòng khách. Ít lâu sau có người đến ngắm bức liễn, rồi xin quan lớn dẹp đi. Quan ngạc nhiên hỏi, người ấy giải thích: người viết liễn đã cố ý châm biếm quan lớn, mà quan không biết. Bốn chữ trên dịch từng chữ: Đại điểm là chấm to; Quần thần là bầy tôi. Đại Điểm Quần Thần là Chấm To Bầy Tôi nói lái lại là Chó Tâm Bồi Tây. Chẳng biết quan có tìm tác giả bốn chữ nói trên để trị tội hay chăng, nhưng có lẽ vì không muốn làm lớn chuyện mà thêm xấu hổ, nên ỉm luôn.

D)- Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói lái :

Trước khi chết, Trạng Trình (1491-1585, thời Lê Mạc) có làm một tấm bia căn dặn con cháu khi nào chết nên đem tấm bia nầy chôn trước mộ, tấm bia được khắc chữ bên trong nhưng sơn bít bên ngoài. Sau đó chừng 100 năm, cha con ông Khả đem bò tới đó cho ăn mà lại cột nhằm mộ bia của Trạng. Hôm đó nhằm lúc trưa nắng, vì quá khát nước nên bầy bò đụng với nhau, chạy tán loạn làm gẫy tấm bia, sập xuống. Làng xã hay tin biết cha con ông Khả làm hư mồ mả của Trạng nên bắt về trị tội. Cha con ông Khả năn nỉ quá, xin cho đi vay bạc hỏi tiền làm lại tấm bia khác thường cho Trạng. Làng xã thấy tội nghiệp nên ưng thuận. Sau khi vay mượn và bán hết đồ đạc trong nhà thì chỉ được có một quan tám, nhưng được bao nhiêu cũng phải tiến hành sửa chữa. Đến chừng đập bia ra vừa tróc lớp ô dước bên ngoài thì thấy có hàng chữ như thế nầy:”Cha con thằng Khả làm ngã bia ta, Làng xã bắt đền tam quán”. Thì ra tam quán nói lái thành quan tám, đúng như lời tiên tri của ông Trạng.

Bài thơ Tác hợp : (theo “Quảng Nam Nói Lái” của Huỳnh ngọc Chiến)

Ở xứ Quảng Nam có ông Dương Quốc Thạnh, biệt hiệu Sơn Hồ, chuyên làm thơ nói lái theo thể Đường luật, đối nhau chan chát trong từng câu từng chữ. Có một cậu công nhân gốc Hội An làm việc ở Phú Ninh quan hệ với một cô thợ may ở địa phương mang bầu. Cậu về thú thực với gia đình và xin cưới gấp nhưng ba mẹ không chịu. Ông lại là người quen biết cả hai bên nên nhà gái nhờ ông thuyết phục bên nhà trai. Cuối cùng đám cưới vẫn được diễn ra với cô dâu mang bụng bầu 6 tháng (!). Không khí nặng nề giữa hai họ được giải tỏa hoàn toàn khi ông, với tư cách chủ hôn, đọc bài thơ này và nhà trai thực sự vui vẻ khi tuyên bố nhận con dâu.

Ai bàn chi chuyện đã an bài,
Trai khiển đồng tình gái triển khai.
Cứ sợ cho nên thành cớ sự,
Mai than mốt thở lỡ mang thai.
Tính từ ngày tháng vương tình tứ,
Khai ổ bây giờ báo khổ ai.
Cưỡng chúng ông bà nghe cũng chướng,
Thôi đành để chúng được thành đôi !

Bài thơ quả thật vô cùng sâu sắc và lý thú. Chuyện đã rồi thì thôi đừng bàn ra tán vô làm chi. Do chàng trai điều khiển nên cô gái mới phải chìu theo nhưng lỗi là do cô đồng tình nên cũng không thể trách ai. Vì quan hệ lén lút nên mới xảy ra “cớ sự”. Bây giờ đã sắp đến ngày sinh nở rồi, sắp đến lúc “khai ổ” rồi mà đám cưới không thành thì sẽ làm khổ cho cả hai bên nhà trai nhà gái lẫn hai người trong cuộc.

Thêm một chuyện khác là ở Quận Đại Lộc cũng thuộc Quảng Nam có anh Trần Hàn xấu trai, mặt thì rỗ, lại thêm chột hết một mắt, nhưng anh ta hát hay nổi tiếng. Nhưng “Cao nhơn tắc hữu cao nhơn trị”, vì khi anh xuống làng La Qua, quận Điện Bàn, gặp một cô gái hát chỉ hai câu mà không tài nào đối được, đành bỏ nghề hát, tuyệt tích giang hồ. Câu hát rằng:

Trần ai gặp lúc cơ hàn
Rổ đan mặt mốt, xuống ngàn đổi khoai.

Cái chữ khó của câu hát là chữ “Rổ” đan mặt mốt, nghĩa trắng là nghèo quá phải đan rổ tre long mốt để đựng khoai, nghĩa đen lại là mặt rỗ hoa mè lại đui một mắt (mặt mốt nói lái là một mắt).
THANK YOU
05-05-2021, 06:18 PM
Bài viết: #6
RE: CHÚT CHỬ ĐỂ NHỚ
Đây là bài thơ giáo khoa do TẢN ĐÀ làm cho trẻ em lên sáu tuổi, viết năm 1919. Bài thơ đã 100 năm tròn, nhưng vẫn còn nguyên ý nghĩa về sự giáo dục con người.
Trước khi dạy trẻ yêu nước, yêu đồng bào. Hãy dạy trẻ hiếu thuận với cha mẹ, kính quý thầy cô. Thì tất cả những cái "yêu" còn lại sẽ hình thành tốt đẹp.

LÊN SÁU

Sách quốc ngữ - Chữ nước ta,
Con cái nhà - Đều phải học.
Miệng thì đọc- Tai thì nghe
Đừng ngủ nhè -Chớ láu táu
Con lên sáu - Đang vỡ lòng
Học cho thông - Thầy khỏi mắng.
.
Trong trời đất - Nhất là người
Ở trên đời - Hơn giống vật
Con bé thật - Chưa biết gì
Còn ngu si - Phải dạy bảo
Cho biết đạo - Mới nên thân
Sau lớn dần - Con sẽ khá
.
Ai đẻ ta - Cha cùng mẹ
Bồng lại bế - Thương và yêu
Ơn nhường bao - Con phải ngẫm
Áo mặc ấm - Mẹ may cho
Cơm ăn no - Cha kiếm hộ
Cha mẹ đó - Là hai thân
.
Hai thân là - Là thân nhất
Trong trời đất - Không ai hơn
Con biết ơn - Nên phải hiếu
Nghĩa chữ hiếu - Đạo làm con
Con còn non - Nên học trước
Đi một bước - Nhớ hai thân
.
Con còn nhỏ - Có mẹ cha
Lúc vào ra - Được vui vẻ
Con còn bé - Mẹ hay chiều
Thấy mẹ yêu - Chớ làm nũng
Đã đi học - Phải cho ngoan
Hay quấy càn - Là chẳng hiếu.
.
Con còn bé - Mẹ hay lo
Ăn muốn cho - Lại sợ độc
Con ốm nhọc - Mẹ lo thương
Tìm thuốc thang - Che nắng gió
Con nghĩ đó - Sao cho ngoan
Hay ăn càn - Là chẳng hiếu
.
Anh em ruột - Một mẹ cha
Mẹ đẻ ra - Trước sau đó
Cùng máu mủ - Như tay chân
Nên yêu thân - Chớ ganh tị
Em coi chị - Cũng như anh
Trước là tình - Sau có lễ
.
Người trong họ - Tổ sinh ra
Ông đến cha - Bác cùng chú
Họ nội đó - Là tông chi
Cậu và dì - Về họ mẹ
Con còn bé - Nên dạy qua
Còn họ xa - Sau mới biết
.
Người trong họ - Có bề trên
Lạ hay quen - Đều phải kính
Có khách đến - Không được đùa
Ai cho quà - Đừng lấy vội
Ông bà gọi - Phải dạ thưa
Phàm người nhà - Không được hỗn
.
Con bé dại - Mãi vui chơi
Muốn ra người - Phải chăm học
Miệng đang đọc - Đừng trông ngang
Học dở dang - Đừng có chán
Học có bạn - Con dễ hay
Mến trọng thầy - Học chóng biết
.
Dạy con biết - Phép vệ sinh
Ăn quả xanh - Khó tiêu hoá
Uống nước lã - Có nhiều sâu
Áo mặc lâu - Sinh ghẻ lở
Mặt không rửa - Sinh u mê
Đang mùa hè - Càng phải giữ
.
Các giống vật - Thật là nhiều.
Như con hươu - Ở rừng cỏ
Như con chó - Nuôi giữ nhà
Con ba ba - Loài máu lạnh
Loài có cánh - Như chim câu
Còn loài sâu - Như bọ róm
.
Cây và cỏ - Có khác loài
Trông bề ngoài - Cũng dễ biết
Như cây mít - Có nhiều cành
Lúa,. cỏ gianh - Có từng đốt
Còn trong ruột - Lại khác nhau.
Vài năm sau - Con biết kỹ
.
Đá bờ sông - Không sống chết
Không có biết - Không có ăn
Không người lăn - Cứ nằm đây
Như đá cuội - Như đá xanh
Như mảnh sành - Như đất thó
Các vật đó - Theo loài kim
.
Các loài kim - Tìm ở đất
Nhất là sắt - Nhì là đồng
Làm đồ dùng - Khắp trong nước
Như vàng bạc - Càng quý hơn
Đúc làm tiền - Để mua bán.
Ai có vạn - Là người giàu.
.
Vốn xưa là - Nhà Hồng Lạc
Nay tên nước - Gọi Việt Nam
Bốn nghìn năm - Ngày mở rộng
Nam và Bắc - Ấy hai miền
Tuy khác tên - Đất vẫn một
Lào, Miên, Việt - Là Đông Dương
.
Đầu trị nước - Đức Kinh dương
Truyển Hùng Vương - Mười tám chúa
Qua mấy họ - Quân Tàu sang
Vua Đinh hoàng - Khai nghiệp đế
Trải Đinh, Lý - Đến Trần, Lê
Nay nước ta - Là nước Việt
.
Chữ nước ta - Ta phải học
Cho trí óc - Ngày mở mang
Muốn vẻ vang - Phải làm lụng
Đừng lêu lổng - Mà hư thân
Nước đang cần - Người tài giỏi
Cố học hỏi - Để tiến nhanh
.
Vừa ích mình - Vừa lợi nước
Chớ lùi bước - Là kẻ hèn

(Nghiêm Hàm ấn quán xuất bản, 1924)
THANK YOU
09-06-2021, 06:06 PM
Bài viết: #7
RE: CHÚT CHỬ ĐỂ NHỚ
TIẾNG VIỆT TA... HAY THẬT....!
MŨM MĨM béo, MỦM MỈM cười.
CỦ quả dành để biếu người CŨ xưa.
KIỄNG chân, chậu KIỂNG đu đưa
KẺO hết, KẼO kẹt đêm mưa võng buồn.
HỔ thẹn chưa HỖ trợ lương.
GÃ kia GẢ bán người thương vì tiền
HẢO tâm lo chuyện HÃO huyền.
Đi buôn LỖ vốn, nước màu LỔ loang.
PHỦ phê chừ mới PHŨ phàng
Nửa đường GÃY gánh, GẢY đàn tìm vui.
GÃI đầu tính ngược, tính xuôi.
Còn lưng NỬA vốn NỮA thời tính sao.
GIÃI bày GIẢI nghĩa dễ đâu
Chưa kịp ẩu ĐẢ qua cầu ĐÃ xong.
Run RẨY phát RẪY dọn nương
GỠ rối điềm GỞ rộng đường nhân sinh.
Chú RỂ bứt RỄ cây quỳnh
Ra sức BỬA củi cho mình BỮA ăn.
BẨM thưa, bụ BẪM con người
Nói năng tao NHÃ, chim kia NHẢ mồi.
MÃ ngoài mồ MẢ xinh tươi
Nhường cơm SẺ áo cho người SẼ vui.
Linh CỮU vĩnh CỬU ai ơi
CỮ kiêng CỬ động bệnh thời sẽ qua.
TẺ nhạt, gạo TẺ của ta
Gần mà giữ KẼ thà ra KẺ thù.
KHẺ mỏ, nói KHẼ như ru
CỖ bàn, CỔ kính công phu phụng thờ.
BỖNG dưng trầm BỔNG bất ngờ
BĨU môi dè BỈU ai chờ đợi ai.
Bắt BẺ, BẼ mặt tía tai
LẺ loi lý LẼ gạt ngoài chẳng nghe.
Ngoài vườn CHỎNG gọng CHÕNG tre.
CẢI thiện, CÃI lại khó mà hoà nhau.
CHĨNH (hũ) tương nghiêng, CHỈNH sửa mau.
CỦNG cố lời nói cho nhau CŨNG đành.
CỞI trói CỠI (cưỡi) ngựa phi nhanh
Xem ai cứng CỎI được dành CÕI tiên.
BẢO ban, BÃO tố khắp miền
HẢNH nắng, HÃNH diện tuỳ duyên tuỳ thời.
Hồ đầy XẢ nước cho vơi
Giữ gìn XÃ tắc kẻo thời suy vong.
Chèo BẺO, bạc BẼO dài dòng
Quê hương rất ĐỖI ĐỔI thay phố phường.
NGHĨ mình ngơi NGHỈ dưỡng thương
TĨNH tâm TỈNH ngộ tìm đường ẩn cư.
TIỂU đội còn bận TIỄU trừ
Ngỡ rằng bảnh TẺN thành dư TẼN tò.
SẢI tay chú SÃI thập thò
Nhân sự thừa THÃI bị toà THẢI ra.
Đứng SỮNG, SỬNG sốt sợ ma
Trẻ thơ nói SÕI nhặt SỎI đá trôi.
TRẢ nợ bằng một TRÃ xôi
NÃY giờ còn đợi hạt thôi NẢY mầm.
Ẩn SĨ, SỈ nhục giận căm
GIẢ dại GIÃ gạo thăng trầm cho qua.
QUẪN trí nghĩ QUẨN sa đà
Chấp nhận xúi QUẨY hơn là QUẪY đuôi.
Đâm THỦNG, THŨNG xuống thấp rồi
Đòn BẨY được dịp lên đồi BẪY chim.
Đội NGŨ giấc NGỦ lim dim
Ân SỦNG ướt SŨNG nằm im chờ thời.
TỦM tỉm, đánh TŨM không lời
VĨ cầm, VĨ tuyến... VỈ ruồi giúp ta.
Rác RƯỞI gấp RƯỠI hôm qua
ĐẨY xe, ĐẪY giấc người ta chối từ.
ĐẢNG phái, ĐÃNG trí ưu tư
DỞ hơi, DỞ thói tật hư DỠ nhà.
LẨN quẩn, LẪN lộn tuổi già
ĐỈNH chung, ĐĨNH đạc cũng là ĐỈNH cao.
ĐỂ dành, hiếu ĐỄ về sau
Cô bé tròn trịa thật là DỄ thương.
DỎNG tai, DÕNG dạc khiêm nhường
RẢNH rỗi san lấp RÃNH mương trước nhà.
Qua NGÕ, NGỎ lời hát ca
QUẢNG cáo - thực tế cách ba QUÃNG đường.
RỦ rê quyến RŨ nhiễu nhương
RỔ sảo, RỖ mặt vấn vương một thời.
CHỬA đẻ, CHỮA bệnh ai ơi
Trường hợp HÃN hữu xin thời bỏ qua.
Phá CŨI làm CỦI bếp nhà
Xén bớt công QUĨ, QUỈ ma chẳng từ
Hạt DẺ, đất DẼ suy tư.
Sàng SẢY ít gạo đến giờ chưa xong
RỬA nhục thối RỮA mặc lòng.
Hen SUYỄN, suy SUYỂN đợi mong bao ngày.
CƯỠNG đoạt chim CƯỞNG trong tay
Xin đừng cà RỠN... RỞN gai ốc rồi.
SỬA chữa, SỮA mẹ em ơi
SẪM màu, SẨM tối xin mời ghé thăm.
MẨU bánh dành biếu MẪU thân
Đắt RẺ, ngã RẼ bao lần em qua.
SỖ sàng, SỔ toẹt chẳng tha
GIẢ thật, GIÃ gạo cho qua tháng ngày.
Gây GỔ, cây GỖ chuyền tay
Cánh HẨU chầu HẪU ngồi chờ đổi ngôi.
Mưa rỉ RẢ mệt RÃ người
RÃO gân cốt, RẢO bước thời đi nhanh.
Cây SẢ, suồng SÃ là anh
TẢ thực, TÃ lót để dành trẻ con.
Chàng HẢNG ai mở HÃNG buôn
KỶ luật KỸ xảo mình luôn ghi lòng.
HỦ tục, HŨ gạo ngày đông
Hỏi NGÃ khó, chớ NGÃ lòng NGẢ nghiêng..
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (01-07-2021 09:02 PM)
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS