Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
TRỊNH CÔNG SƠN & VĂN CAO
06-05-2021, 04:36 AM
Bài viết: #1
TRỊNH CÔNG SƠN & VĂN CAO
TRỊNH CÔNG SƠN & VĂN CAO

(Trích lời kể của Họa sĩ Văn Thao - con trai cố nhạc sĩ Văn Cao)
*****************

[Hình: attachment.php?aid=14432]

"Tôi nhớ lần đầu tiên hai người gặp nhau. Vào khoảng đầu năm 1980, tôi từ Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp về thăm ông. Hai cha con đang ngồi tâm sự với nhau thì thấy nhạc sĩ Hồng Đăng cùng nhạc sĩ Trần Tiến mở cửa vào, đằng sau là một thanh niên đội chiếc mũ vải mềm, một chiếc kính trắng gọng đồi mồi to ngự trên khuôn mặt bé nhỏ. Dáng vóc gầy gò khép nép, chàng trai chắp tay cúi gập người chào cha tôi với chất giọng Huế nhỏ nhẹ: "Dạ! Con chào chú". Nhạc sĩ Hồng Đăng vội giới thiệu: "Thưa anh Văn. Đây là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở trong Nam ra. Sơn rất ngưỡng mộ anh, bọn em đưa Sơn đến thăm anh".
Cha tôi chăm chú nhìn Trịnh Công Sơn giây lát rồi nhổm người lên bắt tay: "Trịnh Công Sơn đây hả? Tớ gặp cậu rồi...”. Thấy mọi người có vẻ ngạc nhiên, cha tôi cười nói: “Gặp qua tác phẩm! Tớ đã nghe nhạc của cậu từ lâu, từ ngày đất nước còn chưa thống nhất". Trầm ngâm giây lát, ông nói: "Một lần có mấy anh bạn trẻ rủ mình đến nhà uống rượu, vui lên, họ hát cho mình nghe những ca khúc của Sơn mà họ học được qua những buổi phát thanh của đài Sài Gòn. Họ hát say sưa, hát thâu đêm. Âm nhạc và lời ca của Sơn đi vào lòng mọi người như thế đấy".
Trịnh Công Sơn gỡ kính ra, lấy mùi xoa thấm mắt, rồi chắp tay cúi đầu: "Dạ! Con cám ơn chú".
- Mình là thế hệ trước, cậu là thế hệ sau. Chúng ta cùng nghề không phân biệt tuổi tác làm gì, từ giờ hãy gọi nhau là anh em cho thân mật.
Trịnh Công Sơn cảm động chắp tay: "Dạ! Dạ!... Cháu... à... em, em cám ơn anh".
Buổi gặp gỡ giữa cha tôi với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng nhạc sĩ Hồng Đăng, nhạc sĩ Trần Tiến ngày hôm đó diễn ra vui vẻ và ấm áp. Họ nói với nhau nhiều chuyện, bàn luận sôi nổi về nghệ thuật. Không còn khái niệm của tuổi tác. Tôi cảm nhận được cha tôi và Trịnh Công Sơn đã trở thành đôi bạn tri kỷ theo đúng nghĩa của nó. Tôi ngồi nhìn mọi người nói, chỉ biết nghe và nghe".

Từ đấy, hằng năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đều ra Hà Nội thăm nhạc sĩ Văn Cao. Không những thế, Trịnh Công Sơn còn đưa những người bạn của mình là các nhạc sĩ Tự Huy, Trần Long Ẩn, Nguyễn Văn Hiên, Tôn Thất Lập... đến với Văn Cao. Ngôi nhà 108 Yết Kiêu trở thành nơi tụ hội của anh em nhạc sĩ trẻ miền Nam. Mỗi lần ra Hà Nội, Trịnh Công Sơn thường thuê những khách sạn ở gần nhà Văn Cao để bất cứ lúc nào rỗi là có thể đi bộ đến thăm và uống rượu cùng ông. Với Trịnh Công Sơn, Văn Cao bao giờ cũng dành những loại rượu đặc biệt và ngon nhất để uống cùng. Nhạc sĩ Văn Cao có một loại rượu "quốc lủi" nút lá chuối trong vắt được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng, mỗi khi rót ra tăm nổi lên như mắt cua đóng vòng quanh chén như một chiếc đai ngọc. Trịnh Công Sơn rất mê loại rượu này, ông gọi nó là "Rượu Văn Cao".
"Sau khi cha tôi mất, mỗi lần có dịp đi Sài Gòn, tôi đều mang "Rượu Văn Cao" vào biếu nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ông trân trọng đặt lên ban thờ thắp hương cẩn thận xong rồi mới gọi bạn bè đến uống. Ông ôm lấy tôi: "Mình nhớ anh Văn quá, Thao ơi...".
Cả nhà tôi đều yêu quý Trịnh Công Sơn, coi anh như một thành viên trong gia đình.

Một ngày thu năm 1985, cửa nhà tôi bật mở. Trịnh Công Sơn ôm cây đàn guitar bước vào, reo lên: "Anh Văn! Em vừa sáng tác xong một bài hát về mùa thu Hà Nội. Vội sang đây đàn và hát cho anh nghe thử". Nói xong, Trịnh Công Sơn vừa đàn vừa hát:
“Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ
Nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội
Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió...”
Trịnh Công Sơn hát. Hát một cách say sưa. Chiếc kính rơi ra khỏi mắt, hai bàn tay gầy guộc lướt trên dây đàn...
“Hà Nội mùa thu đi giữa mọi người
lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai
Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi
Sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi...”.
Cho đến lúc ấy, chén rượu vẫn lửng lơ trên tay cha tôi. Ông lặng đi nghe Trịnh Công Sơn hát. Nghe tới đây, chợt ông bừng tỉnh, đưa mắt nhìn Trịnh Công Sơn. Hình như ông định nói điều gì đó thì bất chợt giọng hát của Sơn lại khe khẽ vang lên.
“Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội
Nhớ đến một người... để nhớ mọi người”.
Tiếng đàn rung lên run rẩy trôi vào hư vô. Trịnh Công Sơn từ từ buông tay khỏi hộp đàn. Ông nhặt kính lên đeo trở lại, rồi nhìn cha tôi "lòng như thầm hỏi"...
Cha tôi lặng lẽ nhấp một ngụm rượu rồi nhìn Sơn: "Bài hát của Sơn viết về mùa thu Hà Nội hay quá, mình nghĩ câu kết ở câu "Sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi" là được rồi, sao lại còn thêm mấy câu vĩ thanh vào làm gì?”.
Trịnh Công Sơn cười: "Đúng là em đã định kết ở đó rồi nhưng lại nhớ đến anh nên em đã làm thêm câu vĩ thanh "Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, nhớ đến một người... để nhớ mọi người". Câu "Nhớ đến một người" là nhớ đến anh đã... Anh thấy có được không?
Cha tôi nhìn Sơn cười: "Thế thì được!".

Bài hát “Nhớ mùa thu Hà Nội” của Trịnh Công Sơn sáng tác năm đó chưa được trình diễn. Sau này, khi Trịnh Công Sơn xuất bản tập nhạc “Em còn nhớ hay em đã quên”, nhạc sĩ Văn Cao đã viết lời bạt cho Sơn: "Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người thơ ca (Chantre) bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ. Và bởi Sơn đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui và đau tận cùng những nỗi đau của Tổ quốc mẹ hiền... Trong âm nhạc của Sơn ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, "Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra". Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ chính là ở chỗ đó, ở chỗ không định ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim không chỉ ở trong nước mà cả ở ngoài biên giới nữa...".
Ngày lễ tang của cha tôi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bay ra Hà Nội từ hôm trước. Xuống sân bay, ông đến thẳng nhà tôi. Ông chạy lên cầu thang ôm lấy mẹ tôi khóc tức tưởi...

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết về nhạc sĩ Văn Cao như sau: "Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi.
Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong thân phận riêng tư.

Quanh anh Văn là tranh. Là thơ. Là nhạc.
Vốn liếng cạnh tôi cũng là tranh, là thơ, là nhạc.
Anh và tôi đi trên cùng một con đường. Nhưng, anh là anh mà tôi vẫn là tôi. Cái lớn vô cùng và cái nhỏ cũng vô cùng...
Anh đã từng nhiều năm nặng nợ với âm nhạc, thi ca, hội họa. điều ấy có thật nhưng nhiều khi tôi vẫn băn khoăn và tự hỏi: Anh là ai mà lưu lạc giữa chốn Thiên Thai này?”.

MỜI NGHE QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM của TRỊNH





( đặc biệt xin chú ý ca từ một số bài Một cỏi đi về, Ở trọ, em đi bỏ lại con đường, sóng về đâu... nòi chung nếu nghe kèm chú ý mong bạn đọc tìm thấy nhiều ý hay vì NHƯ TCS chúng ta là những lử khách Ở TRỌ trong cuộc đời này)


File đính kèm Thumbnail(s)
   
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (07-07-2022 11:08 PM)
07-05-2021, 05:35 AM (Được chỉnh sửa: 07-05-2021 03:43 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #2
RE: TRỊNH CÔNG SƠN & VĂN CAO
LỜI BÀI HÁT * Ở TRỌ*

Con chim ở đậu cành tre
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
Cành tre ... í ... a
Dòng sông ... í ... a
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời

í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...

Xưa kia ở đậu miền xa
Cơn gió ở trọ bao la đất trời
Miền xa ... í ... a
Trời đất ... í ... a
Nhân gian về trọ nhiều nơi
Bâng khuâng vì những đôi môi rất hồng
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...

Mây kia ở đậu từng không
Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người
Từng không ... í ... a
Người xinh ... í ... a
Tim em người trọ là tôi
Mai kia về chốn xa xôi cũng gần
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...

Môi xinh ở đậu người xinh
Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều
Người xinh ... í ... a
Kiều xinh ... í ... a
Xin cho về trọ gần nhau
Mai kia dù có ra sao cũng đành
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...

Trăm năm ở đậu ngàn năm
Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn
Ngàn năm ... í ... a
Buồn như ... í ... a
Ơ hay là một vòng xinh
Tôi như người bỗng lênh đênh giữa đời
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...

( tất cả đều tạm bợ, trọ ngay chính diển biến đời sống , hoạt động của mỗi thực thể tại trần gian này)

LỜI BÀI HÁT * MỘT CỎI ĐI VỀ*

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về

Lời nào của cây lời nào cỏ lạ
Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua
Vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa

Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người

Nghe mưa nơi nầy lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà

Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
Từng lời tà dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe

Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi buốt xuân thì...

( sinh diệt hoại trụ phản phất trongca từ )


LỜI BÀI HÁT * SÓNG VỀ ĐÂU*

Biển sóng biển sóng đừng xô tôi
Đừng xô tôi ngã dưới chân người
Biển sóng biển sóng đừng xô nhau
Ta xô biển lại sóng về đâu ?
Sóng bạc đầu và núi chìm sâu
Ta về đâu đó
Về chốn nào mây phủ chiêm bao
Cạn suối nguồn bốn bề nương dâu
Ta tìm em nơi đâu ?
Biển sóng biển sóng đừng xô nhau
Ta xô biển lại sóng nằm đâu
Biển sóng biển sóng đừng xô tôi
Đừng xô tôi ngã giữa tim người
Biển sóng biển sóng đừng xô tôi
Đừng cho tôi thấy hết tim người
Biển sóng biển sóng đừng xô nhau
Ta xô biển lại sóng về đâu ?
Giấc ngủ nào giường chiếu quạnh hiu
Trăng mờ quê cũ
Người đứng chờ gió đồng vi vu
Vạt nắng vàng nhắc lời thiên thu
Nhớ ngàn năm trôi qua
Biển sóng biển sóng đừng trôi xa
Bao năm chờ đợi sóng gần ta
Biển sóng biển sóng đừng âm u
Đừng nuôi trong ấy trái tim thù
Biển sóng … biển sóng … đừng xô nhau

( Bài hát “SÓNG VỀ ĐÂU” gần như là bài hát cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ TRỊNH CÔNG SƠN viết vào cuối năm 1995. Theo lời kể của nhạc sĩ thì ông sáng tác ca khúc này lấy cảm hứng từ một câu chú Bát Nhã: “Gate gate Paragate parasamgate bodhi svaha” Có nghiã là: “Qua rồi, qua rồi, qua bờ rồi, qua bờ hết rồi, giác ngộ rồi, vậy đó.” trong bộ kinh đại thừa Bát Nhã Tâm Kinh.
Nói về bài hát n/s TCS bảo “Cuối năm 1995 tôi có viết được một bài hát mà tôi rất thích và bạn bè ai cũng thích. Đó là bài Sóng Về Đâu. Bài này lấy cảm hứng từ câu kệ: Gaté Gaté. Pargaté. Parasamgaté. Bodhi svaha (Qua rồi, qua rồi, qua bờ rồi, qua bờ hết rồi, giác ngộ rồi, vậy đó). Tôi đang tìm cách biểu hiện mới. Muốn vậy, khi sáng tác, tôi phải lãng quên hiện hữu này để đi vào thực tại, một thực tại phiêu bồng, ở đó không có những xung đột trần tục của chữ nghĩa và những lý luận ngõ cụt không đâu. Tôi tập hành Thiền sự lãng quên. Lãng quên những gì không cần thiết cho đời và cho chính bản thân mình...”
Qua lời trần tình có thể thấy đây là giai đoạn ông nghiên cứu và vận dụng thiền học để tìm về chính mình, sả chấp trước những buồn phiền đang vây quanh đời mình, tìm sự lãng quên trước những xung đột trần tục về định kiến, quan điểm, những mớ bòng bông khen chê từ văn chương, chữ nghĩa mà chẳng giải quyết được gì cho thực tế của cuộc đời ông.
Ông đã quá ngán ngẫm khi viết “Biển sóng đừng xô nhau, ta xô biển lại sóng về đâu? Lồng hàm ý sóng biển thì cứ xô nhau từng đợt, lượt này chưa xong thì lượt khác liền kề và tất cả dồn về bến bờ của đất liền .. giống như chuyện xấu tốt của một đời qua lớp lớp búa rìu từ dư luận, thị phi đã nhân cách hóa, phóng đại nó lên thành “hiện tượng” như “chiếc bán dẫn khếch đại trong âm thanh” trong đó gom góp đầy đủ mọi thể loại văn chương, từ ngữ thông qua các bài viết định hướng, đem ra mổ xẻ đời tư của một cá nhân (bến đổ).
Sự xấu tốt thực sự của một cá nhân chưa hẳn người ngoài nhận định là đúng, nó chỉ làm người trong cuộc bị dìm sâu trong vòng xoáy cuộc đời cùng nỗi đau tột cùng, có lúc nạn nhân tự hỏi “Ta thử xô sóng lại (phản biện) quyết liệt thì sống lại trôi dạt về đâu? Nạn nhân mới cùng bến bờ nào sẽ chịu ? và vòng xoay đấu tranh qua lại ở cuộc đời biết bao giờ mới kết thúc ? thôi thì chỉ mong sóng đừng cứ lăm lăm xô mãi về một bờ của đời ta, để ta phải “ngã giữa tim người”, càng xô ta vào đường cùng càng khiến ta “hiểu và thấy được hết trái tim người”, có khi chỉ làm tâm này đau đớn hơn vì “hiểu được bản chất thật của lòng người”.
Còn việc xô biển lại để sóng dâng qua bờ bến khác cuối cùng chỉ là tạo thêm nghiệp như lời kinh đã dạy, cuối cùng tác giả đã chọn phù du của cõi thiền để “ngộ” khi xem cuộc đời là giấc chiêm bao để mà từ bỏ phiền não, tìm về chính mình “Ta về đâu đó ? Về chốn nào mây phủ chiêm bao. Cạn suối nguồn bốn bề nương dâu. Ta tìm em nơi đâu ?
Nói thì như vậy nhưng xem ra tác giả vẫn còn ray rứt chuyện sóng xô của thế nhân cũng như cuộc đời hiện tại của mình khi van xin biến sóng đừng xô nhau cũng như trần tình về nỗi cô độc, sự e dè về cái chết ko còn xa khi viết “Giấc ngủ nào giường chiếu quạnh hiu. Trăng mờ quê cũ. Người đứng chờ gió đồng vi vu. Vạt nắng vàng nhắc lời thiên thu ..”
Với hàm ý ẩn dụ mượn Sóng và Biển để nói lên tâm sự, hoàn cảnh thực tế của mình, ca khúc “Sóng về đâu” cũng là một giấc mơ hư ảo, mong mỏi xóa tan đi mọi hận thù của kiếp người cùng một hệ tư tưởng mơ hồ, ko rõ ràng giữa tâm trạng nửa muốn đấu tranh, nửa chấp nhận cam chịu đầy tha thiết, bi ai của nhạc sĩ.)

LỜI BÀI Nhạc * EM ĐI BỎ LẠI CON ĐƯỜNG *

Bỏ mặc căn nhà, bỏ mặc tôi
Bỏ mặc nơi đây, bỏ mặc người
Bỏ trăm năm sau, ngàn năm nữa
Bỏ mặc tôi là, tôi là ai

Em đi bỏ lại con đường
Bờ xa cỏ dại, vô thường nhớ em
Ra đi,em đi bỏ lại dậm trường
Ngàn dâu cố quạnh, muôn trùng nhớ thêm

Bỏ mặc đêm dài, bỏ mặc tôi
Bỏ mặc gian nan, bỏ mặc người
Bỏ xa xôi yêu và gần gũi
Bỏ mặc tôi buồn giữa cuộc vui

Bỏ mặc mưa về, bỏ chiều phai
Bỏ mặc hư vô, bỏ ngậm ngùi
Bỏ đêm chưa qua, ngày chưa tới
Bỏ mặc tay buồn không bàn tay

Bỏ mặc vui buồn, bỏ mặc ai
Bỏ mặc chân không, bỏ mặc người
Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (07-07-2022 11:09 PM)
07-05-2021, 03:38 PM
Bài viết: #3
RE: TRỊNH CÔNG SƠN & VĂN CAO
Ở TRỌ - TRỊNH CÔNG SƠN , HÀ LÊ hát


THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (07-07-2022 11:09 PM)
07-05-2021, 03:41 PM
Bài viết: #4
RE: TRỊNH CÔNG SƠN & VĂN CAO
SÓNG VỀ ĐÂU - TRỊNH CÔNG SƠN , NGỌC TÂN hát



THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (07-07-2022 11:09 PM)
07-05-2021, 03:47 PM
Bài viết: #5
RE: TRỊNH CÔNG SƠN & VĂN CAO
NHẠC EM ĐI BỎ LẠI CON ĐƯỜNG - TRỊNH CÔNG SƠN , TRỊNH VỈNH TRINH hát



THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (07-07-2022 11:09 PM)
07-05-2021, 03:54 PM
Bài viết: #6
RE: TRỊNH CÔNG SƠN & VĂN CAO
nhạc MỘT CỎI ĐI VỀ -TRỊNH CÔNG SƠN



THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (31-12-2021 01:16 AM)
07-07-2022, 11:13 PM
Bài viết: #7
RE: TRỊNH CÔNG SƠN & VĂN CAO
Lời nhạc của TCS hay và mang nhiều ý nghĩa. Bài Một Cõi Đi Về và Ở Trọ ca từ với nhiều triết lý vị nhân sinh cũng đáng để chúng ta học hỏi về một nhân sinh quan trên cõi tạm ta bà này.
Con cám ơn Dượng Hai đã sưu tầm và chia sẻ. Bài đăng cũng đã hơn 1 năm rồi, con đã từng đọc và nghe. Hôm nay nghe lại, đọc lại vẫn thấy thấm thía vô cùng.
Kính chúc Dì Dượng luôn an vui và nhiều sức khoẻ.
QB


CÔNG CHA NHƯ NÚI THÁI SƠN, NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA

.........LOVE YOU ALL..............
THANK YOU
 


Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS