Đánh giá chủ đề:
  • 0 Votes - 0 Average
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
TRỊNH CÔNG SƠN & VĂN CAO
07-05-2021, 05:35 AM (Được chỉnh sửa: 07-05-2021 03:43 PM bởi dieuquang.)
Bài viết: #2
RE: TRỊNH CÔNG SƠN & VĂN CAO
LỜI BÀI HÁT * Ở TRỌ*

Con chim ở đậu cành tre
Con cá ở trọ trong khe nước nguồn
Cành tre ... í ... a
Dòng sông ... í ... a
Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời

í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...

Xưa kia ở đậu miền xa
Cơn gió ở trọ bao la đất trời
Miền xa ... í ... a
Trời đất ... í ... a
Nhân gian về trọ nhiều nơi
Bâng khuâng vì những đôi môi rất hồng
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...

Mây kia ở đậu từng không
Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người
Từng không ... í ... a
Người xinh ... í ... a
Tim em người trọ là tôi
Mai kia về chốn xa xôi cũng gần
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...

Môi xinh ở đậu người xinh
Đi đứng ở trọ đôi chân Thúy Kiều
Người xinh ... í ... a
Kiều xinh ... í ... a
Xin cho về trọ gần nhau
Mai kia dù có ra sao cũng đành
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...

Trăm năm ở đậu ngàn năm
Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn
Ngàn năm ... í ... a
Buồn như ... í ... a
Ơ hay là một vòng xinh
Tôi như người bỗng lênh đênh giữa đời
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...
í ... a ... í ... à ... í ... à ... a ...

( tất cả đều tạm bợ, trọ ngay chính diển biến đời sống , hoạt động của mỗi thực thể tại trần gian này)

LỜI BÀI HÁT * MỘT CỎI ĐI VỀ*

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về

Lời nào của cây lời nào cỏ lạ
Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua
Vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa

Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người

Nghe mưa nơi nầy lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà

Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
Từng lời tà dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe

Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi buốt xuân thì...

( sinh diệt hoại trụ phản phất trongca từ )


LỜI BÀI HÁT * SÓNG VỀ ĐÂU*

Biển sóng biển sóng đừng xô tôi
Đừng xô tôi ngã dưới chân người
Biển sóng biển sóng đừng xô nhau
Ta xô biển lại sóng về đâu ?
Sóng bạc đầu và núi chìm sâu
Ta về đâu đó
Về chốn nào mây phủ chiêm bao
Cạn suối nguồn bốn bề nương dâu
Ta tìm em nơi đâu ?
Biển sóng biển sóng đừng xô nhau
Ta xô biển lại sóng nằm đâu
Biển sóng biển sóng đừng xô tôi
Đừng xô tôi ngã giữa tim người
Biển sóng biển sóng đừng xô tôi
Đừng cho tôi thấy hết tim người
Biển sóng biển sóng đừng xô nhau
Ta xô biển lại sóng về đâu ?
Giấc ngủ nào giường chiếu quạnh hiu
Trăng mờ quê cũ
Người đứng chờ gió đồng vi vu
Vạt nắng vàng nhắc lời thiên thu
Nhớ ngàn năm trôi qua
Biển sóng biển sóng đừng trôi xa
Bao năm chờ đợi sóng gần ta
Biển sóng biển sóng đừng âm u
Đừng nuôi trong ấy trái tim thù
Biển sóng … biển sóng … đừng xô nhau

( Bài hát “SÓNG VỀ ĐÂU” gần như là bài hát cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ TRỊNH CÔNG SƠN viết vào cuối năm 1995. Theo lời kể của nhạc sĩ thì ông sáng tác ca khúc này lấy cảm hứng từ một câu chú Bát Nhã: “Gate gate Paragate parasamgate bodhi svaha” Có nghiã là: “Qua rồi, qua rồi, qua bờ rồi, qua bờ hết rồi, giác ngộ rồi, vậy đó.” trong bộ kinh đại thừa Bát Nhã Tâm Kinh.
Nói về bài hát n/s TCS bảo “Cuối năm 1995 tôi có viết được một bài hát mà tôi rất thích và bạn bè ai cũng thích. Đó là bài Sóng Về Đâu. Bài này lấy cảm hứng từ câu kệ: Gaté Gaté. Pargaté. Parasamgaté. Bodhi svaha (Qua rồi, qua rồi, qua bờ rồi, qua bờ hết rồi, giác ngộ rồi, vậy đó). Tôi đang tìm cách biểu hiện mới. Muốn vậy, khi sáng tác, tôi phải lãng quên hiện hữu này để đi vào thực tại, một thực tại phiêu bồng, ở đó không có những xung đột trần tục của chữ nghĩa và những lý luận ngõ cụt không đâu. Tôi tập hành Thiền sự lãng quên. Lãng quên những gì không cần thiết cho đời và cho chính bản thân mình...”
Qua lời trần tình có thể thấy đây là giai đoạn ông nghiên cứu và vận dụng thiền học để tìm về chính mình, sả chấp trước những buồn phiền đang vây quanh đời mình, tìm sự lãng quên trước những xung đột trần tục về định kiến, quan điểm, những mớ bòng bông khen chê từ văn chương, chữ nghĩa mà chẳng giải quyết được gì cho thực tế của cuộc đời ông.
Ông đã quá ngán ngẫm khi viết “Biển sóng đừng xô nhau, ta xô biển lại sóng về đâu? Lồng hàm ý sóng biển thì cứ xô nhau từng đợt, lượt này chưa xong thì lượt khác liền kề và tất cả dồn về bến bờ của đất liền .. giống như chuyện xấu tốt của một đời qua lớp lớp búa rìu từ dư luận, thị phi đã nhân cách hóa, phóng đại nó lên thành “hiện tượng” như “chiếc bán dẫn khếch đại trong âm thanh” trong đó gom góp đầy đủ mọi thể loại văn chương, từ ngữ thông qua các bài viết định hướng, đem ra mổ xẻ đời tư của một cá nhân (bến đổ).
Sự xấu tốt thực sự của một cá nhân chưa hẳn người ngoài nhận định là đúng, nó chỉ làm người trong cuộc bị dìm sâu trong vòng xoáy cuộc đời cùng nỗi đau tột cùng, có lúc nạn nhân tự hỏi “Ta thử xô sóng lại (phản biện) quyết liệt thì sống lại trôi dạt về đâu? Nạn nhân mới cùng bến bờ nào sẽ chịu ? và vòng xoay đấu tranh qua lại ở cuộc đời biết bao giờ mới kết thúc ? thôi thì chỉ mong sóng đừng cứ lăm lăm xô mãi về một bờ của đời ta, để ta phải “ngã giữa tim người”, càng xô ta vào đường cùng càng khiến ta “hiểu và thấy được hết trái tim người”, có khi chỉ làm tâm này đau đớn hơn vì “hiểu được bản chất thật của lòng người”.
Còn việc xô biển lại để sóng dâng qua bờ bến khác cuối cùng chỉ là tạo thêm nghiệp như lời kinh đã dạy, cuối cùng tác giả đã chọn phù du của cõi thiền để “ngộ” khi xem cuộc đời là giấc chiêm bao để mà từ bỏ phiền não, tìm về chính mình “Ta về đâu đó ? Về chốn nào mây phủ chiêm bao. Cạn suối nguồn bốn bề nương dâu. Ta tìm em nơi đâu ?
Nói thì như vậy nhưng xem ra tác giả vẫn còn ray rứt chuyện sóng xô của thế nhân cũng như cuộc đời hiện tại của mình khi van xin biến sóng đừng xô nhau cũng như trần tình về nỗi cô độc, sự e dè về cái chết ko còn xa khi viết “Giấc ngủ nào giường chiếu quạnh hiu. Trăng mờ quê cũ. Người đứng chờ gió đồng vi vu. Vạt nắng vàng nhắc lời thiên thu ..”
Với hàm ý ẩn dụ mượn Sóng và Biển để nói lên tâm sự, hoàn cảnh thực tế của mình, ca khúc “Sóng về đâu” cũng là một giấc mơ hư ảo, mong mỏi xóa tan đi mọi hận thù của kiếp người cùng một hệ tư tưởng mơ hồ, ko rõ ràng giữa tâm trạng nửa muốn đấu tranh, nửa chấp nhận cam chịu đầy tha thiết, bi ai của nhạc sĩ.)

LỜI BÀI Nhạc * EM ĐI BỎ LẠI CON ĐƯỜNG *

Bỏ mặc căn nhà, bỏ mặc tôi
Bỏ mặc nơi đây, bỏ mặc người
Bỏ trăm năm sau, ngàn năm nữa
Bỏ mặc tôi là, tôi là ai

Em đi bỏ lại con đường
Bờ xa cỏ dại, vô thường nhớ em
Ra đi,em đi bỏ lại dậm trường
Ngàn dâu cố quạnh, muôn trùng nhớ thêm

Bỏ mặc đêm dài, bỏ mặc tôi
Bỏ mặc gian nan, bỏ mặc người
Bỏ xa xôi yêu và gần gũi
Bỏ mặc tôi buồn giữa cuộc vui

Bỏ mặc mưa về, bỏ chiều phai
Bỏ mặc hư vô, bỏ ngậm ngùi
Bỏ đêm chưa qua, ngày chưa tới
Bỏ mặc tay buồn không bàn tay

Bỏ mặc vui buồn, bỏ mặc ai
Bỏ mặc chân không, bỏ mặc người
Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi
THANK YOU
[-] dieuquang được 1 thành viên cám ơn cho post này:
baothai (07-07-2022 11:09 PM)
 


Các bài viết trong chủ đề này
TRỊNH CÔNG SƠN & VĂN CAO - dieuquang - 06-05-2021, 04:36 AM
RE: TRỊNH CÔNG SƠN & VĂN CAO - dieuquang - 07-05-2021 05:35 AM

Chuyển nhanh:


Đang xem chủ đề này: 1 Khách

Liên hệ | Gốc Quê | Lên trên | Nội dung | Bản rút gọn | Tin RSS